Tướng sóng tiêu thì tên gọi đặt chỗ nào? Gọi cái gì?

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Tưởng biến thì thể khác, các cảm xúc tiêu cực, Hưng phấn liên tục đổi dời nhân duyên với nhau tạo thành một bãi rác siêu khổng lồ trên nền tâm bất sinh, chúng ta đã vẽ bậy lên đó rất nhiều thứ si mê và nhìn đâu cũng thấy rác!

Lập những lằn ranh hư ảo và bị trói buộc trong giới hạn là cách chúng ta tạo ra điên đảo. Như việc chia diện tích lô đất và cấp sổ đỏ, những ranh giới những mảnh đất thật sự không cố định nó chỉ là sự quy ước được công nhận duy trì của đám đông, quả đất chỉ một nhưng đám đất thì lúc chia miếng vuông mai chia miếng tròn tùy thời lập ranh giới!

Nguồn gốc si mê là vọng nhận một ngón tay là cả bàn tay, mang chỗ toàn thể vọng nhập níu giữ nơi tướng phần dời đổi đa đoan!

Tâm nhập không chỗ đến
Lìa cảnh vẫn không khác
Trí năng quán sanh liễu
Tất cả đều duyên hiện

Tâm thì vẫn đó nhưng mở mồm nhận thì đã vọng lập thành người khác (lập lằn ranh, thành tướng vọng) cửa này khó thấy! Khó tỏ!


(Còn tiếp....)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Tưởng biến thì thể khác, các cảm xúc tiêu cực, Hưng phấn liên tục đổi dời nhân duyên với nhau tạo thành một bãi rác siêu khổng lồ trên nền tâm bất sinh, chúng ta đã vẽ bậy lên đó rất nhiều thứ si mê và nhìn đâu cũng thấy rác!

Lập những lằn ranh hư ảo và bị trói buộc trong giới hạn là cách chúng ta tạo ra điên đảo. Như việc chia diện tích lô đất và cấp sổ đỏ, những ranh giới những mảnh đất thật sự không cố định nó chỉ là sự quy ước được công nhận duy trì của đám đông, quả đất chỉ một nhưng đám đất thì lúc chia miếng vuông mai chia miếng tròn tùy thời lập ranh giới!

Nguồn gốc si mê là vọng nhận một ngón tay là cả bàn tay, mang chỗ toàn thể vọng nhập níu giữ nơi tướng phần dời đổi đa đoan!

Tâm nhập không chỗ đến
Lìa cảnh vẫn không khác
Trí năng quán sanh liễu
Tất cả đều duyên hiện

Tâm thì vẫn đó nhưng mở mồm nhận thì đã vọng lập thành người khác (lập lằn ranh, thành tướng vọng) cửa này khó thấy! Khó tỏ!


(Còn tiếp....)

Dạ. Rất hay.

VQ chờ ạ....
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Dạ. Rất hay.

VQ chờ ạ....

Dạ!

Thầy khách sáo với con thế làm con tổn thọ thì khổ hì hì...

Dạo này con thất nghiệp chưa có việc làm nên rất nhiều tư tưởng để giao lưu ấy mà hì hì....
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
(tiếp theo)


Cổ đức chỉ dạy: tức tâm tức Phật

Tức là không chỉ tướng phần riêng lập nào hết, trực chỉ chân Tâm toàn thể tứcTâm hiện bày, không lập ngằn mé khiến học nhân trực nhận không lọt vào thiên kiến.

Thiên kiến như thầy bói xem voi cho một bộ phận tướng phần là toàn thể con voi nên không biết con voi toàn diện. Chấp thiên kiến tức rơi vào cực đoan. Muốn biết khắp con voi cần quán xét con voi ở nhiều khía cạnh bởi vậy tuy chân Tâm tự tại nhưng để phát khởi trí nhận thức tự tâm cần trí quán tự tâm mới tỏ tường.

Trí tuệ phát khởi bởi năng quán tự tâm mà hiện tức lý duyên khởi, đều chỉ tự tâm nên lìa chấp sở đắc, từ tự tâm duyên khởi liễu tỏ tự tâm nên lìa chấp công phu tu chứng. Lời nói không đắc, không tu, không chứng trên nền tảng thiên kiến thì lầm lẫn, nếu rõ được ngoài tâm không Pháp thì lời trên không nói tới ai!

Tri thức hiện hữu hay biết chỉ là duyên khởi sanh biết chỉ là một tướng phần nơi toàn thể, duyên khởi mà hiện hệt như vạn pháp, không cần lại chấp ai biết bởi chẳng cần có ai khác vì cái biết tri thức vốn duyên khởi mà sanh ra? Nó theo duyên khởi lại theo duyên diệt. Chỉ cái biết tự tâm tuy khởi xong liền diệt nhưng tự tâm chẳng diệt nên nói hậu đắc trí đoạt lại vô sư trí chân thường xưa nay. Cũng nói ở trong sanh diệt mà nhận được vô sanh!

Thùng vỡ nước tiêu
Bóng trăng mặt nước đã không còn
Lồng lộng giữa trời trăng vẫn sáng
Huyễn tan, Chân tự lộ
Bóng trăng đi nơi nào?
Không còn chỗ để thuyết!
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Đừng chấp tu thành Phật như lòng hằng mơ hão !!!

Trí nhận biết tự tâm tuy sanh tướng phần phân biệt vì biết nhất tâm nên tuy sanh khởi liền chỉ nhất thể nên tự thể viên dung không còn ngằn mé vọng phân.

Vậy trí tuy sanh mà thể viên như, sanh mà không vướng chấp ngằn mé, nên sanh mà nhập vô sanh.

Hành giả loanh quanh tu tập gì gì đi nữa nếu trí nhận biết tự tâm này không khởi phát đều là tự trói buộc. Chớ ảo tưởng tu thành cái gì ghê gớm đều là si mê điên đảo mà thôi!

Nhất thể đại định lộ
Tướng phần đua nhau động
Trong động mà thường định
Duyên sanh toàn vô sanh

Nói về tướng phần chỉ thấy chẳng từ đâu đến mà đến, chẳng đi về đâu mà đi, nhất thể viên dung xưa nay tịch chiếu khắp nơi.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
A ha hah ahahahhahah [smile]

vạn vật .... nhiều ---> NHƯ ... MÂY

chẳng phải ... rác ... đang đầy [smile]

thực tướng ... là như vậy

ngân hà nhật .. hòa quang


ờ mà đúng hông [smile]
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hiện tượng không lìa bản thể, nhưng ý thức luôn lập ra lằn ranh hiện tượng độc lập nên chỗ lập đối tượng tức là cái gốc vọng vô minh. Ranh giới hư vọng đã lập nên 2 phần từ đó rắc rối khởi sinh không tìm được đầu mối lẫn lộn.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Ý thức được sự hiện hữu thường hằng của bản thể thì sự mê lầm không sinh khởi, hành giả tự nhiên thích ứng và tự hóa giải thói quen si mê ứng khởi nơi vọng lập.

Linh thể tự thường tồn
Hành hoạt toàn diệu dụng
5 uẩn luôn chuyển hóa
Sóng hiện nước không khác

Khắp thể toàn chân biến
Chỉ Nhất Tâm xưa nay
Tự quán Tâm, trí khởi
Dòng này tối thượng thừa!
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Trí tuệ vốn là duyên khởi mới hiện. Tất cả pháp khởi đều không lìa nhân duyên. Hành giả Phật Pháp đều do quán Pháp mà khởi trí tuệ cũng không ngoài lý Duyên khởi!

Nếu quán theo tướng phần mà đắm nhiễm sẽ khởi phiền lao không dừng, nếu chỉ quán tự kỷ ắt lìa tướng phần lại đắm tịch lặng bất động. Chỉ quán tự thể nhất như thì tuệ duyên khởi tuy khởi sanh mà nhất thể vẫn viên tròn. Dòng quán tự tại tức dòng mạng mạch của hành giả Phật Pháp!

Nên biết quán tự tâm thể là lập mạng mạch, tự nhiên như nhiên là pháp hành tối thượng. Tất thảy không lìa duyên khởi duy tự tâm thành.

Vậy nên theo nhân duyên mà xét thì đối tượng sở quán chính là nhân khởi trí tuệ tam thừa. Quán tự thể nhất như là cảnh sở quán đại thừa. Nói đại thừa không có nghĩa là đối lập các thừa khác mà là nhất thừa bởi toàn thể thì vô đối, chỉ lập danh thuyết mà thành đối chứ tự tại là nhất chân pháp!

Vậy nên:

Các tướng phần vọng chia đều là cảnh giới ngôn thuyết chỉ là lập danh, sắc
Vậy tướng phần nơi ngôn thuyết chỉ lập được góc phần cảnh giới nơi thực tướng chân như!
Sự bất toàn thiện nơi ngôn ngữ không thể lập toàn cảnh giới chân thường tâm thể
Nhưng tự thể vốn viên thành nên trí vô tướng vốn lìa tướng phần tự độc chiếu soi

Cảnh sở quán là nhân duyên khởi trí
Quán tự tại là mạng mạch của Như lai!
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Với hành giả nhận biết sự thật của bản thể cuối cùng như thế nào?

Hi hi.... Đây là câu hỏi HVT đã mất hơn 10 năm để siêu độ! Cuối cùng nhận ra :

Chẳng thể chán sinh tử. Chẳng thể trụ niết bàn!

Khi các thế tượng nơi một bàn tay diễn hóa chẳng thể trụ nơi nắm tay cho là gốc cũng chẳng thể trụ nơi tay xoè làm gốc.

Hành nghiệp duyên hội vốn vô sở hữu, duyên diệt cũng vô sở hữu. Tùy duyên khởi tuệ liễu nhất thể là thuốc trị bệnh cuồng. Bởi thuốc hay nên gọi pháp tối thượng. Đối với chân thể nhất như thì pháp cũng phi pháp!

Từ nơi bệnh ắt thuốc là quý báu. Khi khỏi bệnh thuốc cũng không dùng tùy thời tuyên thuyết, nhưng bệnh đang hiện hành thì chẳng thể nào chê thuốc, nơi bệnh mà chê thuốc thì ngu khỏi bàn hi hi...!

Các hành nghiệp nhân duyên khởi bệnh chẳng ngừng do thể vốn viên mãn mà ra. Bởi thể tự viên mãn nên tụ nghiệp chẳng thể dừng dứt may thay có diệu pháp độ tiêu được.

Chỉ quán tự tâm mau tiêu ác nghiệp
Đường này xưa nay không đường khác
Tự tâm nguyện vẹn Chân pháp bảo
Hồi quang phản chiếu là đường thoát!
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Mạn đàm chữ : TÂM!



Con người có Tâm không?

Đáp : - Không!

Ai cũng ngỡ mình có cái tâm gì đó nhưng đó chẳng qua là sự ngộ nhận chết người! Hì hì...

Hệt như trẻ con nghe được danh từ lông rùa, sừng thỏ và suốt ngày cho rằng là có thật và suốt ngày bị ám về nó hi hi... Rồi nó sẽ vẽ lên những học thuyết về lông rùa và sừng thỏ tất cả đều hoang đường nên gọi là điên đảo!

Cái gọi Tâm trong Phật Pháp là chỉ bản thể chân như thường tại. Vô sở hữu, vô sở đắc vốn tự tại vì vậy gọi là Chân Tâm để phân biệt với chỗ ngộ nhận nơi thế gian. Con người vốn dĩ vô ngã nhưng sự ngộ nhận về ngã không ngừng, đâu khác trẻ con tu học về lông rùa hì hì....

Hãy nhớ rằng lông rùa vốn chẳng tồn tại nhưng rùa xưa nay chẳng phải không! Chân Tâm thường tại xưa nay vốn là Chân pháp bảo!
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Mạn đàm chữ : TÂM!



Con người có Tâm không?

Đáp : - Không!

Ai cũng ngỡ mình có cái tâm gì đó nhưng đó chẳng qua là sự ngộ nhận chết người! Hì hì...

Hí hí, khi cho rằng mình không có cái tâm thì các phật tử có sự ngộ nhận chết người! Phải hiểu ngược lại mới đúng phật pháp, rằng có cái tâm chứ không có cái mình (cái ta/tôi) :)


Hệt như trẻ con nghe được danh từ lông rùa, sừng thỏ và suốt ngày cho rằng là có thật và suốt ngày bị ám về nó hi hi... Rồi nó sẽ vẽ lên những học thuyết về lông rùa và sừng thỏ tất cả đều hoang đường nên gọi là điên đảo!

Cái gọi Tâm trong Phật Pháp là chỉ bản thể chân như thường tại. Vô sở hữu, vô sở đắc vốn tự tại vì vậy gọi là Chân Tâm để phân biệt với chỗ ngộ nhận nơi thế gian. Con người vốn dĩ vô ngã nhưng sự ngộ nhận về ngã không ngừng, đâu khác trẻ con tu học về lông rùa hì hì....

Hãy nhớ rằng lông rùa vốn chẳng tồn tại nhưng rùa xưa nay chẳng phải không! Chân Tâm thường tại xưa nay vốn là Chân pháp bảo!

Hí hí....Cái Chân Tâm thường tại mà bạn hình dung trong đầu mình thực chất là một bản ngã. Bạn cũng như bao người khác, đang ngộ nhận về ngã không ngừng

Còn nếu bạn bác bỏ nó không phải là Ngã, thì nên tìm hiểu lại những khái niệm như Thường - Vô thường, Ngã - Vô ngã...Thiết nghĩ trước khi học làm toán thì nên thuộc bản cửu chương. Cứ từ từ, khi có căn cơ rồi thì hãy đến với 'lông rùa, sừng thỏ' nhé. Thân!
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Ha ha ...

Chào lão huynh @doccoden ! Dạo này khỏe không?

Ngôn ngữ diễn giải cũng chỉ dựng lập cảnh giới mà thôi, cứ xây nhà là hư không liền nhảy vào không ra được việc này chẳng phải gì ghê gớm. Cái sự nhập Tâm vào nội dung cảnh giới là cái dụng vốn vậy. Lão huynh ngươi nên học cách phá tất cả cảnh giới giới tưởng biến đi tiểu đệ sẽ nói cho nghe về Thường, Lạc, Ngã, Tịnh

Xây thì dễ, phá thì khó đấy hì hì.... :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mạn đàm chữ : TÂM!



Con người có Tâm không?

Đáp : - Không!

Ai cũng ngỡ mình có cái tâm gì đó nhưng đó chẳng qua là sự ngộ nhận chết người! Hì hì...

Hệt như trẻ con nghe được danh từ lông rùa, sừng thỏ và suốt ngày cho rằng là có thật và suốt ngày bị ám về nó hi hi... Rồi nó sẽ vẽ lên những học thuyết về lông rùa và sừng thỏ tất cả đều hoang đường nên gọi là điên đảo!

Cái gọi Tâm trong Phật Pháp là chỉ bản thể chân như thường tại. Vô sở hữu, vô sở đắc vốn tự tại vì vậy gọi là Chân Tâm để phân biệt với chỗ ngộ nhận nơi thế gian. Con người vốn dĩ vô ngã nhưng sự ngộ nhận về ngã không ngừng, đâu khác trẻ con tu học về lông rùa hì hì....

Hãy nhớ rằng lông rùa vốn chẳng tồn tại nhưng rùa xưa nay chẳng phải không! Chân Tâm thường tại xưa nay vốn là Chân pháp bảo!
Không có Tâm thì chắc cũng giống như cục đá?
Có Thể mà không dụng thì là lông rùa.
Có dụng mà không thể thì là sừng thỏ.

Thể và Dụng xưa nay chẳng rời nhau. Dụng thì muôn hình vạn trạng như không bao giờ ra ngoài bản thể, Thể thì bất tăng bất giảm, không được, không mất, không lệ thuộc dụng nhưng không ở bên ngoài dụng, Thể không tự tồn tại một mình được mà thông qua dụng để có hiện thực tồn tại, tức là dù các bạn nói năng uyên thuyên về bản thể vi diệu đó nhưng nếu không tu tập đúng pháp thì vẫn chỉ là người nói năng lý thuyết về sự vi diệu chứ chưa hề đạt được đúng như lời nói, hiểu biết!

Bởi vậy, mỗi chúng sanh đều bắt đầu với đêm tối vô minh rồi tương tác dần dần trãi qua các loại hình tồn tại mà cuối cùng không ở lại với bất kì một loại ình cụ thể nào! Không thể kết luận chúng sanh ấy là cái gì. Giác ngộ là hình thức cuối cùng kết thúc hành trình đêm tối vô minh. Nếu bạn nào đó nói rằng "tôi hiện nay mang thân người" thì VNBN sẽ báo với bạn rằng " bạn cũng đã từng mang thân cục đá".

Cho nên Phật thường bảo rằng: Ta chẳng phải đá, cũng chẳng phải cây, chẳng phải địa ngục, chẳng phải ngã quỹ, chẳng phải súc sanh, chẳng phải người, chẳng phải a tu la, chẳng phải trời, chẳng phải tất cả thánh thần nào cả.... Còn khi có người bảo rằng Thích Ca Mâu Ni thuộc dòng họ thích, từ bỏ cung vàng điện ngọc, xuất gia thành đạo thì Ngài lại bảo "Ta đây thành Phật nhẫn lại đây" tức là thành Phật từ la xa về hằng sa số số kiếp về trước. .... Dù rằng Ngài không hề phủ nhận sự thành Phật mà chính bản thân Ngài đã đạt được.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Ha ha...

Không dây tự trói!

Để tâm vào, cột ý vào đó!

Con lừa!
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Không có Tâm thì chắc cũng giống như cục đá?
Có Thể mà không dụng thì là lông rùa.
Có dụng mà không thể thì là sừng thỏ.

Thể và Dụng xưa nay chẳng rời nhau. Dụng thì muôn hình vạn trạng như không bao giờ ra ngoài bản thể, Thể thì bất tăng bất giảm, không được, không mất, không lệ thuộc dụng nhưng không ở bên ngoài dụng, Thể không tự tồn tại một mình được mà thông qua dụng để có hiện thực tồn tại, tức là dù các bạn nói năng uyên thuyên về bản thể vi diệu đó nhưng nếu không tu tập đúng pháp thì vẫn chỉ là người nói năng lý thuyết về sự vi diệu chứ chưa hề đạt được đúng như lời nói, hiểu biết!

Bởi vậy, mỗi chúng sanh đều bắt đầu với đêm tối vô minh rồi tương tác dần dần trãi qua các loại hình tồn tại mà cuối cùng không ở lại với bất kì một loại ình cụ thể nào! Không thể kết luận chúng sanh ấy là cái gì. Giác ngộ là hình thức cuối cùng kết thúc hành trình đêm tối vô minh. Nếu bạn nào đó nói rằng "tôi hiện nay mang thân người" thì VNBN sẽ báo với bạn rằng " bạn cũng đã từng mang thân cục đá".

Cho nên Phật thường bảo rằng: Ta chẳng phải đá, cũng chẳng phải cây, chẳng phải địa ngục, chẳng phải ngã quỹ, chẳng phải súc sanh, chẳng phải người, chẳng phải a tu la, chẳng phải trời, chẳng phải tất cả thánh thần nào cả.... Còn khi có người bảo rằng Thích Ca Mâu Ni thuộc dòng họ thích, từ bỏ cung vàng điện ngọc, xuất gia thành đạo thì Ngài lại bảo "Ta đây thành Phật nhẫn lại đây" tức là thành Phật từ la xa về hằng sa số số kiếp về trước. .... Dù rằng Ngài không hề phủ nhận sự thành Phật mà chính bản thân Ngài đã đạt được.

Hmm....dạo này trình độ VNBN lên cao nhỉ :D Đúng vậy, do tư duy nhị nguyên của con người nên phải diễn đạt vậy thôi, chứ đã bất nhị thì thể - dụng cũng như hai mặt của một đồng tiền. Giống như viên kẹo có vị ngọt, thì vị ngọt phải thông qua hình hài viên kẹo để con người hưởng thụ vị ngọt của nó. Đi tìm một Niết bàn ở đâu khác ngoài trần thế chả khác nào đang ăn kẹo ngọt mà còn tìm kiếm một thứ vị ngọt tự tồn tại vậy.
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Ha ha ...

Chào lão huynh @doccoden ! Dạo này khỏe không?

Ngôn ngữ diễn giải cũng chỉ dựng lập cảnh giới mà thôi, cứ xây nhà là hư không liền nhảy vào không ra được việc này chẳng phải gì ghê gớm. Cái sự nhập Tâm vào nội dung cảnh giới là cái dụng vốn vậy. Lão huynh ngươi nên học cách phá tất cả cảnh giới giới tưởng biến đi tiểu đệ sẽ nói cho nghe về Thường, Lạc, Ngã, Tịnh

Xây thì dễ, phá thì khó đấy hì hì.... :D

Nếu đã rõ Ngôn ngữ diễn giải cũng chỉ dựng lập cảnh giới mà thôi thì cái gọi là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh cũng chỉ là thứ ngôn ngữ diễn giải của tư duy nhị nguyên: Thường - vô thường, Lạc - khổ, Ngã - Vô ngã, Tịnh - Động.... :D Nếunghĩ đến cái Niết bàn có đặc tính 'thường lạc ngã tịnh' là lạc sang Niết bàn của Ấn Độ giáo rồi.

Còn như phá bỏ cả 2 biên kiến trên (khổ-lạc, tịnh-động...) thì bạn sẽ nói được gì, suy nghĩ được gì? ;)
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Ha ha...

Lấy, bỏ ! Hay lắm!

Thế gian chẳng phải vì lấy bỏ mà thành điên đảo sao?

Lão huynh ngươi cứ từ từ xem lấy, hết bệnh thì gọi là bình thường. Hết điên đảo thì gọi là Niết Bàn chỉ tự thể mà lập tên gọi khác. Đơn giản vậy thôi!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Hợp mặt đông đủ, vui vẻ.

Thiện duyên, thiện duyên.

hoa1.jpg


VQ Kính mừng các vị Tôn túc Tinh Hoa của diễn đàn mình, đã trở lại.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha [smile]

chân tác --> giả thời ... giả vật --> chân

Như nhất --> nhi thủy (smile)
nhất --> nhi chung (smile)

bất duyên sanh tử
sau .. và ... trước

vạn vật triều tông .... bất tử thân

tùy duyên ứng ngộ: tâm và vật

nước buổi trời thu ... lạnh trước sân

trí không chân tác --> KHÔNG HIỂU ĐƯỢC [smile]

tâm chẳng bảo châu ... chiếu tự thân


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên