Tuyển tập các lời nói đầu kinh pali tạng

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Thêm một bước nữa, đức Phật không chấp nhận quan điểm của các Bà la môn, tin tưởng ở thuyết thọ sanh tử cho mình là giai cấp đáng tôn trọng nhất, chỉ vì sanh ra từ miệng Phạm thiên và do vậy các giai cấp Sát đế lỵ, Phệ xá và Thủ đà phải tôn trọng phục vụ giai cấp Bà la môn. Ðức Phật chống lại quan điểm thọ sanh này và tuyên bố rằng chỉ do hành động mới đánh giá giá trị con người, xem con người có đáng tôn trọng hay không.

"Bần tiện không vì sanh.
Phạm chí không vì sanh,
Do hành, thành bần tiện,
Do hành thành Phạm chí." (136)

"Không phải do thọ sanh (*)
Ðược gọi Bà la môn!
Không phải do thọ sanh,
Gọi phi Bà la môn
Chính do sự hành động,
Ðược gọi Bà la môn
Chính do sự hành động
Gọi phi Bà la môn." (Trung Bộ Kinh)

(*) thọ sanh: đẻ

Bước thêm một bước nữa, đức Phật bác bỏ các luận thuyết, các triết lý suông, vì chúng không thể đưa con người đến giải thoát, an tịnh. Có đến 63 luận thuyết thịnh hành trong thời đức Phật và đức Phật đều bác bỏ chúng, vì chúng chỉ gây thêm tranh luận :

"Các Sa môn tranh luận,
Có đến 63 thuyết,
Các ngôn thuyết văn tự
Y đây, các tưởng khởi." (538)

"Ai thiên trú trong kiến,
Xem kiến ấy tối thắng
Ở đời đặt kiến ấy
Vào địa vị tối thượng,
Người ấy nói tất cả,
Người khác là hạ liệt,
Do vậy không vượt khỏi
Sự tranh luận ở đời." (796)

"Những ai muốn tranh luận
Sau khi vào hội chúng,
Chúng công kích lẫn nhau,
Chúng gọi nhau là ngu

Cái làm nó cống cao
Cũng là đất hại nó,
Tuy vậy nó vẫn nói
Lời cống cao kiêu mạn." (830)

"Không phải từ tri kiến
Từ truyết thống, từ trí
Không phải từ giới cấm,
Thanh tịnh được đem đến." (839)


"Ngươi đã có cuồng tín,
Không đưa đến thanh tịnh
Vì đã có thiên vị,
Với tri kiến tác thành." (910)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Suttanipàta

Sau khi bác bỏ mê tín dị đoan, tà kiến, truyền thống, điềm lành, các luận thuyết, tế thần, tế lửa, v.v... Ðức Phật tự mình xây dựng con đường giải thoát, giác ngộ của mình. Và tập Suttanipàta sưu tầm cho chúng ta thấy, những bài kệ diễn tả đức Phật, sai khác với các ngoại đạo sư hiện tại như thế nào.

Trước hết, Ngài là bậc có mắt, cakkhumantu, có pháp nhãn thấy rõ tất cả :

"Ðức Phật thật có mắt
Ðối với tất cả pháp. (161)

"Bậc có mắt xuất hiện
Ðời này và thiên giới
Quét sạch mọi u ám,
Ðộc cư, chứng an lạc." (956)

"Vị ấy Chánh đẳng giác
Hỡi này Bà la môn,
Bậc có mắt thấy được
Trong tất cả các pháp." (992)

Ðức Phật là vị có một cái nhìn sáng suốt, một sự hiểu biết thấu triệt, thấy đau khổ trong các chủ thuyết, không chấp nhận chủ thuyết nào, tìm đến chân lý, Ngài thấy được sự an tịnh nội tâm.

"Với Ta không có nói!
Ta nói như thế này,
Sau khi quan sát kỹ
Sự chấp thủ trong pháp
Trong tất cả tri kiến.
Ta không có chấp trước,
Ta thấy sự cất chứa
Tịch tịnh trong nội tâm." (837)

"Ai đã chặt sanh hữu,
Không còn gieo giống thêm,
Sanh hữu đã đoạn tận,
Không còn muốn thọ sanh,
Ðược gọi là ẩn sĩ
Một mình đi im lặng,
Bậc ẩn sĩ đã thấy
Con đường tịch tịnh ấy." (208)

Nếp sống đức Phật giới thiệu là một nếp sống của vị ẩn sĩ, Mâu ni, một vị đã từ bỏ gia đình sống không gia đình, không có trú xứ nào.

"Thân mật, sinh sợ hãi,
Trú xứ sanh bụi bậm
Không trú xứ, không thân
Hình ảnh bậc ẩn sĩ." (207)

Một vị đã nhiếp phục tham ái và ái dục, không để ái dục chi phối.

"Vị ấy sống viễn ly
Mọi sự việc ở đời...
Như hoa sen có gai,
Sinh ra ở trong nước,
Không bị nước và bùn
Mắc dính và thân ướt,
Như vậy bậc ẩn sĩ
Nói an tịnh, không tham,
Không bị dục và đời,
Mắc dính và thấm ướt." (845)
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Một vị ẩn sĩ không có thiếu thốn, không có tri kiến, không có tà kiến, từ bỏ các chủ thuyết và không có tranh luận với ai ở đời.

"Chính đối với vị ấy,
Ngã, phi ngã đều không
Vị ấy đã tẩy sạch,
Mọi tà kiến ở đời." (787)

"Một số người nói rằng
Ðây mới là sự thật,
Chứng nói các người khác,
Là trống không giả dối.
Do chấp thủ như vậy,
Chúng tranh luận đấu tranh,
Vì sao bậc Sa môn.
Không cùng nói một lời." (88)

"Thường trú xả, chánh niệm,
Không nghĩ mình bằng người.
Hơn người thua kém người
Vị ấy không bồng bột." (855)

Sống đời sống viễn ly, không tham đắm vật gì, vị ẩn sĩ sống đời sống vô hữu, không có "Ta"; không có "của Ta", thực hành hạnh vô ngã một cách tốt đẹp.

"Vị ấy không con cái,
Thú vật, ruộng, tài sản,
Không có gì nắm lấy,
Là ta, là không ta." (858)

"Ai không có vật gì,
Không có, không sầu muộn,
Không đi đến các pháp
Vị ấy gọi an tịnh." (861)

"Không nghĩ: "đây của tôi"
Không nghĩ: "đây của người"
Người không có tự ngã
Không sầu gì không ngã." (951)

Nhờ thực hành vô ngã, vị ẩn sĩ đi đến an tịnh trong nội tâm:

"Hãy giữ được an tịnh
Về phía từ nội tâm,
Ðã không có tự ngã,
Từ đâu có vô ngã!
" (919)

Và đích cuối cùng của con đường tu hành, đối với vị ẩn sĩ là "Niết bàn tịch tịnh".

"Từ bỏ lòng tham dục,
Ðây tỷ kheo có tuệ,
Chứng bất tử tịch tịnh,
Niết bàn giới, thường trú!" (204)

Một điểm son đáng chú ý là tập này có một số kinh rất được phổ thông, và được chư Tăng các nước Nam Tông tụng đọc thường xuyên như kinh Ratanasutta (kinh Châu Báu), kinh Mangalasutta (kinh Ðiềm Lành) và kinh Mettasutta (kinh Từ Bi). Ngoài ra có nhiều bài kinh ngắn gọn, ý tứ hàm xúc, tán thán hạnh ẩn sĩ làm nổi bật đặc điểm của kinh này là tán dương ở đời sống của vị xuất gia tầm đạo, như kinh Rắn, kinh Vị ẩn sĩ, kinh Ràhula, kinh Dhammika, kinh Nàlaka, kinh Paràbhida, kinh Tuvataka, kinh Attadanda, kinh Sàriputta. Những kinh này phần lớn đề cập đến hạnh ẩn sĩ, và như vậy làm nổi bật bối cảnh an tịnh tu hành mà Kinh Tập này đề cao một cách đặc biệt.

Hòa Thượng Thích Minh Châu
Thiền viện Vạn Hạnh
Sài Gòn, 1978 (PL. 2522) :smt024
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
LỜI GIỚI THIỆU Cariyāpiṭaka

Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng) là tập Kinh cuối cùng Tiểu Bộ (Khuddakanikāya). Chú Giải của tập Kinh Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng) có tên là Paramatthadīpanī do công của Ngài Dhammapāla thực hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên.

Về nội dung, tập kinh Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng) có tựa đề nêu bật được nội dung chứa đựng ở bên trong. Cụ thể tập Kinh này trình bày về 35 câu chuyện các tiền thân của đức Bồ-tát đã chuyên tâm thực hành các đức hạnh để đạt đến sự toàn hảo (pāramitā) của các đức hạnh ấy trong thời gian bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nhằm làm chín muồi quả vị Giác Ngộ. Nói về mười sự toàn hảo này, các dịch giả tiền bối đã dịch là mười pháp ba-la-mật hay thập độ. Điều đáng ngạc nhiên trong tập Kinh này là chỉ có bảy sự toàn hảo được đề cập đến thay vì mười, và số lượng các câu chuyện cho mỗi đức hạnh lại không thống nhất, không rõ do bị thất thoát trong việc truyền thừa hay là việc thực hiện tập Kinh chưa được hoàn tất. Sở dĩ chúng tôi có nhận xét như vậy vì tập Kinh này được chia làm ba chương: Chương I nói về bố thí có 10 chuyện, chương II nói về trì giới có 10 chuyện, và chương III bao gồm 15 chuyện còn lại: xuất ly 5 chuyện, quyết định 1 chuyện, chân thật 6 chuyện, từ ái 2 chuyện, và hành xả 1 chuyện. Muốn tìm hiểu rõ hơn về điểm này, chúng ta có thể tham khảo chương Pakiṇṇakakathā thuộc Chú Giải của tập Kinh Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng) này vì có giảng đầy đủ về mười đức hạnh đồng thời có đầy đủ những chi tiết liên quan đến vị mong mỏi việc thực hành hạnh nguyện Bồ Tát (CpA. 276-332).

Xét về hình thức, tập Kinh Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng) được thực hiện dựa theo lối trường thi (tương tợ như thể Mahā Kāvya của ngôn ngữ Sanskrit) gồm nhiều câu kệ (gāthā) hợp thành. Mỗi câu kệ được ghi thành 2 dòng và được chia làm 4 pāda; thông thường mỗi câu kệ như vậy là một câu văn hoàn chỉnh về phương diện văn phạm. Văn bản Pāḷi Roman được trình bày ở đây đã được phiên âm lại từ văn bản Pāḷi-Sinhala của bộ Tam Tạng Buddha Jayanti Series đang được sử dụng tại nước Sri Lanka. Về việc này, chúng tôi cũng xin tri ân Ven. Mettāvihārī (Đan Mạch) đã hoan hỷ cho phép chúng tôi sử dụng văn bản đã được phiên âm sẵn đang phổ biến trên mạng internet (www.metta.lk). Điều này đã tiết kiệm cho chúng tôi nhiều thời gian và công sức, chúng tôi chỉ việc kiểm tra và điều chỉnh lại những điểm thiếu sót hoặc không chính xác.

Bản tiếng Việt chúng tôi đã được phiên dịch trực tiếp từ nguyên bản Pāḷi của tập Kinh trên, một số từ dịch đã được dựa theo lời giải thích ở bản Chú giải Pāḷi Paramatthadīpanī. Chúng tôi ghi lại lời dịch Việt theo tinh thần "hiểu văn bản như thế nào thì cố gắng ghi lại đúng như thế ấy;" đối với các bản văn cổ, chúng tôi không có tham vọng vươn đến các tiêu chuẩn phiên dịch cao hơn. Các sự sai sót trong phiên dịch đương nhiên không thể tránh khỏi, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về trình độ yếu kém. Tuy nhiên, điều khiến cho chúng tôi được hoan hỷ là chúng tôi đã tận dụng hết khá năng của bản thân cho công việc nghiên cứu và hoàn tất lời Việt cho tập Kinh này.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành tán dương công đức các thí chủ đã có sự quan tâm đến công việc tu học và phiên dịch kinh điển của chúng tôi trong thời gian qua. Về Nam Cư Sĩ có các vị: Dr. Bình Anson, Chú Lương Xuân Lộc, Phật tử Phạm Trọng Độ, PT. Lưu Xuân An và nhóm Phật tử California, PT. Lý Hoàng Anh, PT. Trương Đình Nguyên, về Nữ Cư Sĩ có các vị: Bà Diệu Giới, Bà Diệu Đài, Cô Diệu Bình và các con cháu, Cô Phạm Thị Thi, Cô Phạm Xuân Lan, Cô Lê Thị Huế, Cô Lê Thị Tích, Cô Visākhā An Trương, Cô Minh Hạnh, Cô Hồ Hoàng Anh, Cô Nguyễn Ngọc Vivian, và gia đình Cô Trương Tuyết Anh.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng Devahandiye Paññāsekara Nāyaka Mahāthera, trụ trì chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc tu học và nghiên cứu Phật Pháp thời gian qua.

Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc ghi lại lời Việt cho tập Kinh này được thành tựu đến tất cả chúng sanh. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạt cứu cánh giải thoát, chấm dứt khổ đau.

Kính bút,
đêm rằm tháng bảy
ngày 08 tháng 08 năm 2006
Tỳ Khưu Indacanda (Trương đình Dũng)
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
PHẦN GIỚI THIỆU PHẬT SỬ (BUDDHAVAṂSA)

PHẦN GIỚI THIỆU

Tập kinh Buddhavaṃsa được xếp vào Tạng Kinh, thuộc Tiểu Bộ. Chú Giải có tên là Madhuratthavilāsinī được thực hiện do công của Ngài Buddhadatta, một trong ba vị Chú Giải Sư nổi tiếng sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên (Hai vị kia là ngài Buddhaghosa và ngài Dhammapāla).

Về nội dung, tập kinh Buddhavaṃsa trình bày quá trình tu tập và chứng đạt quả vị Toàn Giác của đức Phật Gotama (Cồ Đàm), tức là đức Phật Thích Ca đang được chúng ta thờ phượng hiện nay. Tập kinh được bắt đầu với việc đấng Phạm Thiên thỉnh cầu đức Phật Gotama thuyết Pháp và giới thiệu sơ lược về quá trình tế độ chúng sanh của Ngài từ lúc chuyển vận Pháp Luân cho đến lúc quay trở về thành Kapilavatthu để tế độ đức vua cha Suddhodana (Tịnh Phạn). Lúc ấy, ở bờ sông Rohiṇī Ngài đã sử dụng thần thông làm hiện ra con đường kinh hành được trang hoàng bằng châu báu ở trên không trung. Cũng vào lúc đó, ngài Sārīputta (Xá-lợi-phất) đang đứng ở núi Gijjhakūṭa (Linh Thứu) tại thành Rājagaha (Vương Xá), tuy khoảng cách rất xa có thể lên đến cả ngàn cây số (?) nhưng ngài Sārīputta vẫn có thể chiêm ngưỡng được đức Phật. Kế đó, ngài Sārīputta đã cùng năm trăm vị A-la-hán trong đó có các ngài Moggallāna (Mục-kiền-liên), Mahākassapa (Đại Ca-diếp), Anuruddha, Upāli, Puṇṇa dùng thần thông bay đến bên đức Phật để hỏi đức Phật về công hạnh nào được thực hiện trong quá khứ khiến Ngài có được oai lực cao quý như thế. Bằng trí tuệ hướng về các kiếp sống trước đây, đức Phật đã giảng giải về lịch sử của chư Phật nhằm mục đích đem lại điều lợi ích cho chư thiên và nhân loại.

Chương kế là câu chuyện về đức Bồ Tát Sumedha, tiền thân của đức Phật Gotama. Đây là lời giải bày cụ thể về những điều kiện đầu tiên cần phải có của một vị Bồ Tát để đạt được sự chú nguyện (vyākaraṇa) về việc chắc chắn được thành tựu quả vị Phật Toàn Giác trong ngày vị lai: Trước hết, vị Bồ Tát phải có sự phát nguyện ban đầu (abhinīhāra), và lời phát nguyện ban đầu chỉ có hiệu quả khi nào vị Bồ Tát hội đủ tám điều kiện: 1/- Bản thân là loài người, 2/- Là người nam thành tựu nam căn, 3/- Có chủng tử (có khả năng chứng đắc quả vị A-la-hán trong kiếp sống ấy), 4/- Nhìn thấy bậc Đạo Sư (phải sanh vào lúc vị Phật đang còn tại tiền), 5/- Là vị xuất gia (sống đời ẩn sĩ), 6/- Hội đủ đức hạnh (chứng đắc về thiền và thần thông), 7/- Có hành động hướng thượng (đến vị Phật đương thời), 8/- Và có lòng ước muốn theo đuổi thực hành hạnh nguyện (Chương I: câu kệ 58). Vị Bồ Tát cần phải thể hiện hành động hướng thượng (adhikāra) đến đức Phật đương thời và được vị Phật ấy chú nguyện (I: 59-69). Kế đến, vị Bồ Tát cần quán xét về bản thân (I: 77-80) và các pháp tu tập cần phải thực hành để đạt đến quả vị Phật cao quý. Trong thời gian dài đăng đẳng kế tiếp, trải qua không biết là bao nhiêu kiếp sống trôi nổi luân hồi, vị Bồ Tát cần phải đạt đến sự toàn hảo về mười pháp (10 pháp ba-la-mật) là: bố thí, trì giới, xuất ly, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, từ ái, và hành xả (I: 115-165). Và mức độ của sự thực hành mười pháp này là vị Bồ Tát phải đạt đến sự toàn hảo tối thượng (paramatthapāramī). Đơn cử về pháp bố thí, vị Bồ Tát cần phải hoàn thành năm phép đại thí (pañca mahāpariccāya) là: bố thí vợ, con, vương quốc, mạng sống, bộ phận của cơ thể.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Điểm quan trọng cần đề cập đến là thời gian kéo dài trong việc thực hành 10 pháp này kể từ lúc nhận được sự chú nguyện của vị Phật đầu tiên cho đến khi chứng đắc quả vị Toàn Giác. Đơn cử trường hợp đức Phật Gotama: Ngài là vị Bồ Tát hạnh Trí Tuệ nên thời gian hành pháp Bồ Tát của Ngài là ngắn nhất (heṭṭhimapariccheda) gồm có 4 a-tăng-kỳ (asaṅkheyya) và 100.000 kiếp (kappa) tính từ thời điểm của đức Bồ Tát Sumedha. Còn vị Bồ Tát hạnh Đức Tin thời gian sẽ là 8 a-tăng-kỳ và 100.000 kiếp, và vị Bồ Tát hạnh Tinh Tấn thời gian sẽ là 16 a-tăng-kỳ và 100.000 kiếp.

Như thế, thời gian kéo dài của một kiếp (kappa) sẽ là bao lâu? Trong Samyuttanikāya, đức Phật đã cho ví dụ khi giải thích vấn đề này: “ Ví như, này Tỷ-kheo, có một hòn núi đá lớn, một do tuần bề dài, một do tuần bề rộng, một do tuần bề cao, không có khe hở, không có lỗ hổng, một tảng đá thuần đặc. Rồi một người đến, cứ sau một trăm năm lại lau hòn đá ấy một lần với tấm vải kàsi. Này Tỷ-kheo, hòn núi đá lớn ấy được làm như vậy có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt mau hơn là một kiếp.” Hoặc “Ví như, này Tỷ-kheo, có một thành bằng sắt, dài một do tuần, rộng một do tuần, cao một do tuần, chứa đầy hột cải cao như chóp khăn đầu. Một người từ nơi chỗ ấy, sau mỗi trăm năm lấy ra một hột cải. Này Tỷ-kheo, đống hột cải ấy được làm như vậy, có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt mau hơn là một kiếp.”[1] Như vậy là khoảng thời gian kéo dài của một kiếp.

Về định nghĩa của từ a-tăng-kỳ (asaṅkheyya), đa số các tài liệu giải thích đều cho trích dẫn ở Tạng Kinh Aṅguttaranikāya: “Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp (kappassa asaṅkheyyāni) này. Thế nào là bốn? 1/- Khi kiếp chuyển thành, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì để ước tính có bao nhiêu năm như vậy, có nhiều trăm năm như vậy, có nhiều ngàn năm như vậy. Có nhiều trăm ngàn năm như vậy. 2/- Khi kiếp đã chuyển thành và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính như vậy. 3/- Khi kiếp chuyển hoại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính có nhiều năm như vậy ... như vậy. 4/- Khi kiếp đã chuyển hoại và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính ... như vậy. Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này.”[2] Theo định nghĩa này, asaṅkheyya (a-tăng-kỳ) là một đơn vị đo thời gian và bốn asaṅkheyya (a-tăng-kỳ) thành, trụ, hoại, không sẽ tạo thành một kappa (kiếp). Theo ngữ cảnh của Buddhavaṃsa, định nghĩa asaṅkheyya (a-tăng-kỳ) như trên xem không được thích hợp lắm. Trong ngữ cảnh này, bản thân chúng tôi nghĩ rằng asaṅkheyya có thể là con số đếm theo nghĩa đơn thuần của asaṅkheyya là một con số rất lớn không thể đếm được.[3] Làm sao để giải thích 4 asaṅkheyya, 8 asaṅkheyya 16 asaṅkheyya như đã đề cập ở trên? Chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm lời giải thích trong tương lai. Vả lại, chỉ riêng khoảng thời gian kéo dài của 100.000 kiếp (kappa) cũng đủ để chúng ta mường tượng ra khoảng thời gian ấy là bao lâu và công hạnh của một vị Phật Toàn Giác đối với chúng sanh là như thế nào.


Trong tập kinh Buddhavaṃsa (Phật Sử), tên của hai mươi tám vị Phật Toàn Giác thuộc thời quá khứ đã được đề cập đến nhưng chỉ trình bày sử liệu của các vị từ đức Phật Dīpaṅkara, là vị đầu tiên đã ban lời chú nguyện cho đức Bồ Tát Sumedha, cho đến đức Phật Gotama tức là Phật Thích Ca gồm các chi tiết như sau: Thời điểm của vị Phật tính theo kiếp (kappa), tên của vị Phật vào thời kỳ đó, số lần lãnh hội (abhisamaya), số lần của các cuộc hội tụ (samāgama). Bản thân đức Bồ Tát vào thời kỳ ấy về nguồn gốc xuất thân, tên, phẩm hạnh, hành động thù thắng đã được thực hiện đến đức Phật, lời chú nguyện của đức Phật. Chi tiết của vị Phật vào thời kỳ ấy gồm có: Tên của thành phố, cha và mẹ, thời gian sống tại gia, tên của ba tòa lâu đài, số lượng người nữ hầu hạ, tên vợ, tên con trai, bốn điều báo hiệu, phương tiện di chuyển lúc ra đi, thời gian hành khổ hạnh, Phạm Thiên thỉnh cầu, địa điểm chuyển vận Pháp Luân, tên hai vị tỳ khưu Thinh Văn hàng đầu, tên vị thị giả, tên hai vị tỳ khưu ni Thinh Văn hàng đầu, tên cội Bồ Đề, tên hai vị thí chủ hộ độ hàng đầu, tên hai vị nữ thí chủ hộ độ hàng đầu, chiều cao của đức Phật, hào quang, tuổi thọ của đức Phật, Niết Bàn, bảo tháp và xá-lợi.

Cũng cần nói thêm về sự phân loại của kappa (kiếp). Có hai loại kappa (kiếp): suñña-kappa (kiếp trống không) tức là kiếp không có đức Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác, hoặc Chuyển Luân Vương xuất hiện, nghĩa là kiếp không có những nhân vật có đức hạnh sanh lên. Và a-suñña-kappa (kiếp không trống không) là có năm hạng: sāra-kappa (có một vị Phật Toàn Giác xuất hiện), maṇḍa-kappa (có hai ...), vara-kappa (có ba ...), sāramaṇḍa-kappa (có bốn ...), và bhadda-kappa (có năm vị Phật Toàn Giác xuất hiện); nhiều vị Phật hơn nữa trong một kiếp là không có. Thứ tự các vị Phật được sắp xếp theo các kappa (kiếp) được trình bày như sau:

- Sāramaṇḍa-kappa: Bốn vị Phật là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, Saraṇaṅkara, và Dīpaṅkara (1)

- Sāra-kappa: Một vị Phật là Koṇḍañña (2)

- Sāramaṇḍa-kappa: Bốn vị Phật là Maṅgala, Sumana, Revata, Sobhita (3-6)

- Vara-kappa: Ba vị Phật là Anomadassī, Paduma, Nārada (7-9)

- Sāra-kappa: Một vị Phật là Padumuttara (10)

- Maṇḍa-kappa: Hai vị Phật là Sumedha, Sujāta (11-12)

- Vara-kappa: Ba vị Phật là Piyadassī, Atthadassī, Dhammadassī (13-15)

- Sāra-kappa: Một vị Phật là Siddhattha (16)

- Maṇḍa-kappa: Hai vị Phật là Tissa, Phussa (17-18)

- Sāra-kappa: Một vị Phật là Vipassī (19)

- Maṇḍa-kappa: Hai vị Phật là Sikhī, Vessabhū (20-21)

- Bhadda-kappa: Năm vị Phật là Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa, Gotama (22-25), và đức Phật Metteyya vào thời vị lai.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Về sử liệu của các vị Phật Toàn Giác này, có các điểm đáng được lưu ý như sau: Các Ngài đều hiện khởi ở Jambudīpa (Ấn Độ). Đức Phật Gotama (Thích Ca) của chúng ta có nhiều điểm thua sút so với các vị khác: Tuổi thọ ngắn nhất (80 năm), dài nhất là 100.000 năm của các vị Dīpaṅkara, Koṇḍañña, Anomadassī, Paduma, Padumuttara, Atthadassī, Dhammadassī, Siddhattha, Tissa). Thời gian hành khổ hạnh dài nhất (6 năm), ngắn nhất là 7 ngày của các vị Sobhita, Nārada, Padumuttara, Dhammadassī, Kassapa. Chiều cao, tuổi thọ thời gian sống tại gia, hào quang phát ra đều thua sút tất cả các vị khác. Về sự ra đi vĩ đại, trong số 25 vị Phật đã được trình bày chi tiết, có sáu vị sử dụng phương tiện voi, sáu vị khác sử dụng phương tiện cỗ xe, năm vị có cả đức Phật Gotama sử dụng phương tiện ngựa, bốn vị sử dụng phương tiện là tòa lâu đài, ba vị sử dụng phương tiện kiệu khiêng, và một vị đi bộ. Về xuất thân, chỉ có ba vị Phật xuất thân dòng Bà-la-môn là Kakusandha, Konāgamana, Kassapa, các vị còn lại đều xuất thân dòng Sát-đế-lỵ. Các yếu tố khác như là cội cây Giác Ngộ, hành động hướng thượng, số lần của các cuộc hội tụ, v.v... đều có sự khác biệt.

Về hình thức, tập kinh này được thực hiện dựa theo lối trường thi (tương tợ như thể Mahā Kāvya của ngôn ngữ Sanskrit) gồm nhiều câu kệ (gāthā) hợp thành. Mỗi câu kệ được ghi thành 2 dòng và được chia làm 4 pāda; thông thường mỗi câu kệ như vậy là một câu văn hoàn chỉnh về phương diện văn phạm.

Về nguyên tác Pāli, chúng tôi căn cứ vào văn bản Pali La tinh từ Compact Disk BUDSIR IV của trường đại học Mahidol ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Văn bản của Tạng Thái chỉ cho số thứ tự ở đầu các chương và không ghi số thứ tự cho mỗi một câu kệ nên có nhiều khó khăn trong việc trích lục. Trong quá trình phiên dịch, chúng tôi đã ghi lại số thứ tự căn cứ vào văn bản Pāli của hội Pali Text Society (Anh Quốc), theo thói quen thường gọi là Tạng Anh. Những đoạn thơ có trong Tạng Thái nhưng không thấy ở Tạng Anh sẽ được nhận diện do không có ghi số thứ tự; ngược lại những đoạn được thêm vào từ Tạng Anh sẽ được đặt vào dấu ngoặc [ ] và ghi rõ ở phần cước chú. Văn bản Buddhavaṃsa-pāli của các xứ quốc giáo như Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện, Cam-pu-chia, Anh có nhiều điểm sai khác về từ ngữ hoặc cấu trúc của một số câu kệ do kết quả của việc hiệu đính đã được thực hiện riêng rẽ của mỗi quốc gia trong thời gian sau này. Sự khác biệt này không làm ành hưởng đến nội dung tổng quát của tập kinh. Chúng tôi không trình bày những điểm khác biệt này trong bản dịch của chúng tôi.

Về khía cạnh dịch thuật, có một số điểm cần được nêu lên như sau: Về các thì của động từ, trong nguyên tác có nhiều hành động ở vào thời quá khứ được trình bày ở thời hiện tại và một vài hành động ở vào thời vị lai lại được trình bày ở thời quá khứ. Chúng tôi ghi lại các thì theo sát văn bản nghĩ rằng những điểm này dễ dàng nhận diện qua ngữ cảnh và không làm xáo trộn ý nghĩa. Một số từ dịch được ghi lại theo lời giải thích của Chú Giải. Đa số các phần cước chú đều được căn cứ vào Chú Giải, lời giải thích nào của người dịch sẽ được ghi rõ trong ngoặc đơn (ND). Các đơn vị đo lường được tính dựa theo tài liệu Thái Lan Vinayamukha của ngài Mahasamaṇa Chao.

Về phương thức trình bày, thay vì sắp xếp tập kinh Buddhavaṃsa thành 28 chương theo văn bản, chúng tôi đã tách riêng Chương Dẫn Nhập và bắt đầu đánh số 27 chương kế tiếp theo thứ tự của 25 vị Phật khởi đầu là đức Phật Dīpaṅkara cho đến đức Phật Gotama (Thích Ca) và hai chương cuối cùng của phần kết thúc. Lý dó của việc làm này để số thứ tự của các chương phù hợp với thứ tự xuất hiện của các vị Phật hầu giúp cho việc tham khảo được phần thuận tiện. Về việc trình bày tập kinh theo lối song ngữ, chúng tôi có các dụng ý sau: 1/- Nhấn mạnh cho độc giả thấy được rằng tập kinh này được lưu truyền theo hình thức thơ ca và đây là nét phong phú về hình thức của nền văn chương truyền khẩu của Phật Giáo. Chúng tôi cố tránh việc tạo nên ngộ nhận trong sự thâu thập kiến thức Phật Giáo của quý vị. 2/- Giúp cho độc giả người Việt có được văn bản Pāli để tham khảo lúc cần thiết, đồng thời cũng thuận tiện cho quý độc giả dễ dàng kiểm tra lại chất lượng của lời dịch Việt. Chúng tôi đã ghi lại các câu kệ thơ Pāli bằng dạng chữ nghiêng xen kẽ với lời dịch Việt theo lối văn xuôi bằng dạng chữ đứng; mỗi câu kệ Pāli tương đương với hai hoặc ba dòng văn Việt được trình bày thành từng đoạn tách biệt. Hầu hết các câu văn nói khi được dịch sang tiếng Việt được trình bày bằng dạng chữ nghiêng để dễ phân biệt.

Cũng cần nói thêm về mục đích của chúng tôi trong khi nghiên cứu tài liệu này nhằm rèn luyện kiến thức Pāli của cá nhân, chú trọng về việc tìm hiểu ý nghĩa và cấu trúc văn phạm Pāli ở thể loại gāthā (kệ thơ). Vì lý do này, lời văn tiếng Việt được cố ý ghi lại rất gần với nguyên tác nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra ôn luyện của cá nhân, đồng thời có thể giảm bớt phần nào khó nhọc cho quý độc giả có đồng sở thích nghiên cứu và học hỏi lời Phật dạy qua văn bản gốc. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng lời văn tiếng Việt cũng tạm đủ phần trong sáng ngõ hầu giúp cho quý độc giả phổ thông hiểu được nội dung của tập kinh. Do thời gian của chúng tôi rất hạn hẹp nên thời gian đầu tư cho công việc ghi lại tiếng Việt của tài liệu này rất hạn chế, vì thế không tránh khỏi những điều thiếu sót. Ngưỡng mong quý độc giả niệm tình hỷ xả. Mọi sự góp ý phê bình xin email về: dinda@u.washington.edu

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành tán dương sự sách tấn và ủng hộ của quý vị Phật Tử hữu ân: Dr. Bình Anson, gia đình Chú Lương Xuân Lộc, gđ. Phạm Trọng Độ, gđ. Lý Hoàng Anh, Cô Tư Khánh Huy và nhóm Phật Tử hải ngoại, Bà Ba Diệu Đài, Cô Diệu Bình (Sáu Dép) và các con cháu, gđ. Trương Tuyết Anh, Chú Nguyễn Hữu Danh, Cô Nguyễn Ngọc Vivian, Cô Kim Leung, Phật tử Ngọc Ngân, v.v... Thành tâm cầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tin và thành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tập giải thoát cũng như hộ trì Tam Bảo.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc tu học và nghiên cứu Phật Pháp thời gian qua.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tấn hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 27 tháng 12 năm 2005
Tỳ khưu Indacanda
(Trương đình Dũng)

-ooOoo-

[1] Tương Ưng tập II: Thiên Nhân Duyên, Chương IV: Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga), I. Phẩm Thứ Nhất V. Núi, VI. Hột Cải. Lời dịch Việt của HT. Minh Châu.

[2] Kinh Tăng Chi, Chương IV Bốn Pháp, XVI Phẩm Các Căn, (VI) Kiếp. Lời dịch Việt của HT. Minh Châu (hình thức trình bày đã được sắp xếp lại).

[3] Concise Pāli-English Dictionary của ngài A. P. Buddhadatta ghi là “không thể đếm được, là con số đếm lớn nhất được ghi với 141 con số không” (tr. 37).
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Đạo Vô Ngại Giải Paṭisambhidāmagga

Tựa

Cuốn Đạo Vô Ngại Giải (Paṭisambhidāmagga) này được thực hiện vì nhiều lý do. Thoạt tiên, tôi nghĩ rằng hình như cuốn này bổ túc quyển Phân Tích (Vibhaṅga), vì đã dịch quyển Phân Tích rồi thì dịch luôn Đạo Vô Ngại Giải cho trọn vẹn. Hơn nữa, với yêu cầu của Sư Chánh Kiến và sự hỏi han của Tiến sĩ Bình Anson đã khích lệ tôi phiên dịch cuốn Đạo Vô Ngại Giải này.

Cuốn Đạo Vô Ngại Giải này được dịch trọn vẹn từ cuốn The Path of Discrimination do tỳ kheo Ñāṇamoli dịch từ Paṭisambhidāmagga, tiếng Pāḷi. Đây là quyển thứ 12 trong Khuddakanikāya, Bộ Kinh Tiểu. Tôi rất tiếc không dịch, dù là tóm lược, phần giới thiệu giá trị của giáo sư A. K. Warder.

Chú giải của Đạo Vô Ngại Giải là cuốn Saddhammappakāsinī vốn được soạn dựa vào cuốn Visuddhimagga (bản Anh ngữ là The Path of Purification hay Con Đường Thanh Lọc). Cuốn Visuddhimagga được cẩn thận sắp xếp dựa theo dàn khung quyển Netti-pakaraṇaṁ (xin đọc The Guide, phần Giới Thiệu, trang liv) và trích dẫn ‘thoải mái’ từ cuốn Paṭisambhidāmagga (xin đọc The Path of Purification, phần Giới Thiệu, trang xliii). Vì mối liên hệ ấy, khi dịch cuốn này, tôi tham khảo cuốn The Path of Purification để không những lấy lời chú giải mà còn đối chiếu với những lời dịch trích dẫn từ Paṭisambhidāmagga vì cuốn The Path of Purification được tỳ kheo Ñāṇamoli hoàn chỉnh và duyệt lại lần cuối cùng, còn cuốn The Path of Discrimination thì không hẳn như thế. Tôi cũng tham khảo thêm hai cuốn của Ngài Kaccāna Thera soạn, được các Luận sư coi là ‘kim chỉ nam’ do tỳ kheo Ñāṇamoli dịch: Piṭaka Disclosure (Peṭakopadesa: Khai Mở Giáo Điển, nói đến phương pháp soạn chú giải), The Guide (Netti-pakaraṇaṁ: Luận về Hướng Dẫn Giải Thích, nói gọn Hướng Dẫn). Khi cần, tôi đối chiếu với bản Pāḷi của *** Research Institute. Ở đôi chỗ, có vài chữ tôi dịch theo đề nghị của vị sư người Đức Nyāṇatiloka ghi trong cuốn The Buddha’s Path to Deliverance hay trong Buddhist Dictionary để cảm tạ nhà sư thông tuệ này và làm cho quyển Đạo Vô Ngại Giải thêm rõ ràng, linh động. Còn những nguồn tham khảo khác, tôi có liệt kê ở cuối sách.

Khi dịch, tôi coi trọng nguyên tắc căn bản sau đây: giữ vấn đề cho đơn giản. Tôi không phí một giây nghĩ đến việc tìm chữ văn hoa bóng bẩy để rồi phải định nghĩa nó và học thuộc lòng chữ ấy. Trong ba Tạng, những trường hợp như thế nhiều không kể xiết được. Tôi dịch theo mục đích hay theo nghĩa của nó. Như uống thuốc để trị bịnh, nếu uống thuốc để trị nhức đầu, ta gọi thuốc ấy là thuốc nhức đầu. Lối dùng chữ đi thẳng vào não như thế không gây hiểu lầm, không cần phải định nghĩa, không cần phải thuộc lòng và đỡ mất thì giờ. Chẳng hạn, như biết rằng quán vipassanā là để nhìn thấy ba thực tánh vô thường, khổ não và không phải là ngã của tất cả các hiện tượng nên tôi dịch vipassanā là quán thực tánh. Còn chữ saṅkhāra: nếu liên quan đến phát sanh do tùy thuộc (paṭicca samuppāda), tôi dịch là hành vi tạo quả; nếu là một trong năm tập hợp (khandha), tôi dịch là tạo lập tâm trạng như theo ý nghĩa trong Bộ Kinh Trung (M i 301). Tất cả những nghĩa ấy đã có trong ba Tạng. Giản dị như thế. Tôi không tạo chữ mới. Vì biết chắc rằng chỉ cần học Phật từ tạng Pāḷi là cũng dư đủ để vĩnh viễn giải thoát nên khi nghiên cứu học hỏi các dịch phẩm từ tạng này, tôi chỉ chú trọng đến việc suy xét, lãnh hội ý Phật để tìm cho ra ván gỗ và cách đóng bè vượt ra khỏi saṁsāra (luân hồi). Hoàn toàn không để ý gì đến việc tìm vật liệu đánh bóng các miếng ván ấy. Vì vật liệu đánh bóng ván bè, tự nó chả đưa ai qua đến bờ bên kia cả.

Với người không quen tiếng Pāḷi, xin cứ bỏ qua những chỗ này, quý vị không mất mát gì. Những chú thích ở cuối trang là của tỳ kheo Ñāṇamoli. Những chữ trong [...] do Ñāṇamoli thêm vào, trong (...) Ñāṇamoli cho là đồng nghĩa hay Pāḷi tương đương. Những chữ trong <...> là của giáo sư Warder. Riêng những chữ trong « ...» và các chú thích mang dấu hoa thị như *, 2*, 3*... n* ở bất cứ chỗ nào là của tôi.

Tôi dịch và ấn tống cuốn này để đền đáp phần nào thâm ân Đức Phật Gotama và giáo pháp của Ngài trong tạng Pāḷi đã dạy phương cách cụ thể để đương đầu hữu hiệu với khổ đau, nhờ đó, kinh nghiệm được hạnh phúc thanh thoát ở ngay đây và ngay bây giờ. Tôi cũng mang nặng ân Ngài Sāriputta đã giải thích có hệ thống, hướng dẫn thực tiễn cách lãnh hội giáo pháp căn bản của đức Phật như thế nào để có thể đưa đến giác ngộ. Nhưng vạn hạnh ấy chỉ có được nhờ đất nước, dân tộc Sri Lanka (Tích Lan) đã trông coi, lưu tồn nguyên vẹn Tam Tạng Pāḷi qua bao nhiêu thế kỷ; nhờ Hội Pali Text Society đã khuyến khích, trưởng dưỡng, phát huy việc học hỏi và sử dụng tiếng Pāḷi. Nhờ học hỏi các dịch phẩm tiên phong của Hội này, ước nguyện đi ngược giòng thời gian để tìm cho ra thông điệp ‘nguyên thủy’ của Đức Phật Gotama hai ngàn năm trăm năm trước nói gì có thể thành tựu được, để không còn khổ nạn đi từ bóng tối này sang bóng tối khác. Ở đây, xin chân thành ghi ân Hội Pali Text Society đã cho phép tôi dịch cuốn The Path of Discrimination (ấn bản 1997) sang tiếng Việt. Tôi cũng xin tri ân tỳ kheo Ñāṇamoli, người đã dịch cuốn Paṭisambhidāmagga sang tiếng Anh, và giáo sư A. K. Warder, người được Hội Pali Text Society trông cậy để thay mặt Ñāṇamoli duyệt lại lần cuối cùng trước khi in bản thảo gạch xóa chằng chịt trên những mảnh giấy tản mác, rời rạc. Tôi cũng mang ân tất cả các tác giả khác đã được tham khảo nơi đây.

Tôi thành kính ghi ân Tiến sĩ Bình Anson đã nỗ lực hỗ trợ sự nghiệp hoằng pháp bằng cách chuyển bản thảo lưu trữ dưới hình thức MS Word doc sang hình thức Unicode để có thể phổ biến quyển Đạo Vô Ngại Giải này trong mạng internet đến các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, những người học Phật Việt Nam. Tôi cũng xin cảm tạ nhà tôi đã tuyệt đối tôn trọng thì giờ dịch kinh của tôi.

Nếu trong quyển này có một đoạn nào, một câu nào, một chữ nào giúp quý vị đi sâu hơn, hiểu rõ hơn Giáo Pháp của Đức Phật, đấy là nhờ trí tuệ của ngài Sāriputta và của tỳ kheo Ñāṇamoli. Trái lại, bất cứ thiếu sót nào trong sách này là của riêng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về những thiếu sót ấy.

Dịch giả.
Toronto, Canada.
Dịch xong tháng 11, 2005.
Duyệt xong tháng 02, 2006.

:smt024
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Giới thiệu về Tạng Luật - Tỳ khưu Indacanda

Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó, chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy.

Tạng Luật được chia làm 3 phần chính: Suttavibhaṅga, Khandhaka, và Parivāra.

I. Suttavibhaṅga (Phân Tích Giới Bổn) trình bày về giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu gồm có 227 điều học và của tỳ khưu ni gồm có 311 điều học. Ý nghĩa của từ "sutta" ở nhóm từ "suttavibhaṅga" có ý nghĩa tương đương như là "sikkhāpada" (điều học, học giới, điều giới, ...), nếu xét theo ý nghĩa bao quát có thể gọi là "giới bổn." Như vậy, Suttavibhaṅga nghĩa là sự phân tích các điều học hoặc là sự phân tích về giới bổn (ở Tạng Kinh, từ "sutta" được dịch là "kinh", ví dụ như Brahmajālasutta được dịch là Kinh Phạm Võng, v.v...).

Theo truyền thống đang được áp dụng ở Tích Lan và Miến Điện, Suttavibhaṅga được phân làm hai: Pārājikapāḷi và Pācittiyapāḷi. Cách phân chia này có thể do việc chia hai số lượng sách của Suttavibhaṅga và được trình bày như sau:

Pārājikapāḷi: Mở đầu là Chương Verañja giới thiệu việc ngài Sārīputta thỉnh cầu đức Phật quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha; khi ấy đức Phật đang an cư mùa mưa tại xứ Verañjā. Kế đến là các điều học được trình bày theo thứ tự:

1) 4 Pārājika (bất cộng trụ)
2) 13 Saṅghādisesa (tăng tàng)
3) 2 Aniyata (bất định)
4) 30 Nissaggiya Pācittiya (ưng xả đối trị)

Pācittiyapāḷi: trình bày phần còn lại của Suttavibhaṅga:

5) 92 Pācittiya (ưng đối trị)
6) 4 Pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
7) 75 Sekhiya (ưng học)
8) 7 Adhikaraṇasamathā Dhammā (các pháp dàn xếp tranh tụng)
9) Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni).

Truyền thống Thái Lan cũng phân Suttavibhaṅga làm hai, nhưng căn cứ theo nội dung:

Mahāvibhaṅga (Đại Phân Tích): còn có tên là Bhikkhuvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu) vì có đầy đủ phần phân tích 227 giới trong giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu từ 4 pārājika cho đến 7 adhikaraṇasamathā dhammā. Bộ này được phân chia làm 2 tập: Tập I gồm 4 pārājika, 13 saṅghādisesa, và 2 aniyata, tập II gồm phần còn lại của giới bổn bắt đầu với 30 nissaggiya pācittiya và kết thúc với lời tụng đọc tổng kết.

Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni) chỉ trình bày các điều học quy định dành riêng cho tỳ khưu ni, những điều học quy định chung cần phải xem ở Bhikkhuvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu).

II. Khandhaka (Hợp Phần): Khandhaka gồm các vấn đề có liên quan đã được sắp xếp thành từng chương và được phân làm hai: Mahāvagga (Đại Phẩm) và Cullavagga (Tiểu Phẩm). Chúng tôi tạm dịch Khandhaka là Hợp Phần (khandha có nghĩa là khối, nhóm, uẩn, ... và tiếp vĩ ngữ -ka trong trường hợp này có ý nghĩa là thuộc về, có liên quan, ...).

Mahāvagga (Đại Phẩm): gồm 10 chương, mở đầu là sự chứng ngộ đạo quả của đức Phật, kế đến là các nhiệm vụ quan trọng của các tỳ khưu như lễ xuất gia, lễ Uposatha (Bố Tát), việc an cư mùa mưa, lễ Pavāraṇā (Tự Tứ), v.v...

Cullavagga (Tiểu Phẩm): gồm 12 chương đề cập đến việc hành xử các tỳ khưu phạm tội, giải quyết các sự tranh tụng, việc chia rẽ hội chúng, và các vấn đề khác liên quan đến đời sống xuất gia. Đặc biệt chương 10 đề cập việc xuất gia của tỳ khưu ni và hai chương cuối 11 và 12 nói về hai kỳ kết tập Tam Tạng đầu tiên ở Ấn Độ.

III. Parivāra (Tập Yếu): phân tích về Giới và Luật theo các tiêu đề và được trình bày dưới dạng vấn đáp, có thể được xem như là cuốn cẩm nang hướng dẫn việc hành xử Luật.

--ooOoo--
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Tạng Luật Tiếng Việt

Bản dịch tiếng Việt Tạng Luật của chúng tôi căn cứ vào văn bản Pāli Roman từ CD Budsir IV của trường đại học Mahidol (Thái Lan), được phân thành 5 bộ, có 8 tập:

1. Phân Tích Giới Tỳ Khưu (2 tập)
2. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
3. Đại Phẩm (2 tập)
4. Tiểu Phẩm (2 tập)
5. Tập Yếu

*

1. Phân Tích Giới Tỳ Khưu:

Gồm có hai tập và có thể nói gọn lại là Giới Tỳ Khưu cho dễ nhớ.

Đề cập đến nội dung, chương mở đầu Verañja trình bày về thời điểm quy định điều học cho các tỳ khưu căn cứ vào câu trả lời của đức Phật đối với sự thỉnh cầu của ngài Sārīputta (Xá Lợi Phất) rằng: "Này Sārīputta, ngươi hãy chờ đợi! Này Sārīputta, ngươi hãy chờ đợi! Trong trường hợp này, chỉ có Như Lai mới biết thời điểm." Và ngài đã xác định về thời điểm đó như sau: "Này Sārīputta, chính bởi vì một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự đông đảo về số lượng ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự lớn mạnh về việc phát triển ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự dồi dào về lợi lộc nên một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy."

Đến các chương kế tiếp, chúng ta biết được rằng mỗi khi điều học được quy định, trước tiên có sự chỉ trích và chê bai về việc làm hay lời nói nào đó của các vị xuất gia, việc chỉ trích và chê bai lan rộng khiến các tỳ khưu nghe được và cuối cùng đến tai đức Phật. Đối tượng vi phạm trong các câu chuyện này có thể là cá nhân hay nhóm tỳ khưu, không hẳn là phàm nhân mà ngay cả một số vị đã chứng được thiền và thần thông như các vị Devadatta với việc chia rẽ hội chúng và Sāgata do say sưa vì uống rượu, một vài trường hợp do các bậc đã chứng Thánh quả như ngài Anuruddha về việc nằm chung chỗ ngụ với người nữ, ngài Cūḷapanthaka về việc giáo huấn các tỳ khưu ni khi mặt trời đã lặn, hoặc ngài Veḷaṭṭhasīsa về việc thọ dụng vật thực đã tích trữ. Về các sự chỉ trích và chê bai, đa số phát xuất từ hàng tại gia có thể là các cư sĩ đã quy y, những người theo ngoại đạo, hoặc quần chúng bình thường, kế đến do các vị đã xuất gia, chỉ một vài trường hợp do phi nhân hạng trên hoặc dưới. Thông thường, đức Phật triệu tập các tỳ khưu lại, xác định vấn đề, khiển trách và giáo huấn, rồi mới quy định điều học. Mỗi lần như vậy, đức Phật luôn khẳng định về mười điều lợi ích của việc làm ấy như sau: "Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật." Có nhiều trường hợp, điều học đã được quy định thêm (anupaññatti), có trường hợp mức độ nghiêm khắc trong việc thực hành càng gia tăng, có trường hợp được giảm nhẹ do nhu cầu cần thiết ví dụ như tỳ khưu bị bệnh có thể thọ thực ở phước xá hơn một lần, hoặc vị tỳ khưu có thể hẹn trước rồi đi chung với tỳ khưu ni ở đoạn đường có nguy hiểm hoặc chung chuyến đò lúc sang sông. Sau phần quy định về điều học, có phần phân tích về từ ngữ và về các trường hợp vi phạm hoặc không vi phạm. Phần này cần xem xét kỹ lưỡng mới có thể hiểu được điều học thêm phần chính xác. Ngoài ra, có phần các câu chuyện dẫn giải ở 4 điều học pārājika và 5 điều học đầu của saṅghādisesa, gồm những sự việc cụ thể giúp cho hiểu rõ hơn về trường hợp vi phạm tội. Khi đọc các câu chuyện này, ta nên liên hệ với phần phân tích ở phía trước để thấy được sự phán quyết của đức Phật. Một điều quan trọng cần lưu ý rằng đối tượng chính của các điều học này là hạng tỳ khưu và tỳ khưu ni đã được tu lên bậc trên bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư, đầu tiên là vị bà-la-môn đã được ngài Sārīputta tế độ do việc bố thí một muỗng thức ăn (Đại Phẩm, chương I, [85]).



2. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni:

Nói gọn hơn cho dễ nhớ là Giới Tỳ Khưu Ni. Tập này trình bày 311 điều học của các tỳ khưu ni được phân chia như sau:

1) 8 Pārājika (bất cộng trụ)
2) 17 Saṅghādisesa (tăng tàng)
3) 30 Nissaggiya Pācittiya (ưng xả đối trị)
4) 166 Pācittiya (ưng đối trị)
5) 8 Pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
6) 75 Sekhiya (ưng học)
7) 7 Adhikaraṇasamathā Dhammā (các pháp dàn xếp tranh tụng).

Tuy nhiên, chỉ có những điều học quy định riêng cho tỳ khưu ni (asādhāraṇapaññatti) được trình bày trong tập này, còn những điều quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni (sādhāraṇapaññatti) cần phải xem ở Phân Tích Giới Tỳ Khưu. Ngài Buddhaghosa trong Chú Giải Tạng Luật Samantapāsādikā đã giúp chúng ta xác định những điều học chung này, tuy nhiên thứ tự các điều học trong giới bổn đầy đủ của các tỳ khưu ni được trình bày như thế nào không thấy ngài đề cập đến. Giới bổn đầy đủ của tỳ khưu ni được tìm thấy ở các tài liệu Pāli có tên Bhikkhunīpātimokkha, Ubhato-pātimokkha, Dvemātikāpāḷī, còn được lưu trữ ở các nước có Phật giáo là quốc giáo như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
So sánh giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu và tỳ khưu ni, có một số vấn đề đáng được lưu ý như sau:

1) Tỳ khưu ni không có phần giới aniyata (bất định). Tỳ khưu và tỳ khưu ni đều có 30 điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị), tuy có số lượng giống nhau nhưng một số điều học lại khác nhau, 75 điều sekhiya (ưng học) và 7 pháp dàn xếp tranh tụng hoàn toàn giống nhau.

2) Đức Phật quy định các điều học cho các tỳ khưu ni thông qua các tỳ khưu. Mỗi khi có sự việc sanh khởi, các tỳ khưu ni đã kể lại sự việc cho các tỳ khưu, rồi các tỳ khưu mới trình lên đức Phật. Khi đức Phật quy định điều học, ngài cũng quy định gián tiếp qua các tỳ khưu: "... Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này ..." Cũng nên lưu ý về thể của động từ sử dụng trong lời nói của đức Phật: Động từ "uddissantu" trong trường hợp của các tỳ khưu ni thuộc mệnh lệnh cách, hàm ý sự chỉ thị, sự ra lệnh, nên được dịch là "hãy," còn "uddisseyyātha" áp dụng cho các tỳ khưu thuộc giả định cách có ý nghĩa khuyên bảo nhẹ nhàng được dịch là "nên;" chúng tôi chưa tìm ra được lý giải về văn phạm cho điểm này, cũng có thể lối nói gián tiếp hay trực tiếp là lý do của sự khác biệt này. Và trong các câu chuyện ở Tạng Luật, dường như chỉ có bà Mahāpajāpati Gotamī là chủ động thưa chuyện cùng đức Phật, còn các tỳ khưu ni chỉ lắng nghe và trả lời mỗi khi đức Phật hỏi đến.

3) Các tỳ khưu ni khi đến với đức Phật đều đứng cho dù nghe Pháp. Điều này được ghi nhận ở các đoạn văn "... rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên..." Và khi từ giã đức Phật, chỉ có phần mô tả việc các tỳ khưu ni đảnh lễ đức Phật, hướng vai phải nhiễu quanh và ra đi, không có đoạn "... từ chỗ ngồi đứng dậy..." Riêng đối với các tỳ khưu, vị tỳ khưu ni cần phải xin phép khi ngồi xuống ở phía trước (pācittiya điều 94).

4) Tội quy định cho tỳ khưu thường được giảm nhẹ so với các tỳ khưu ni trong khi cả hai đều thực hiện hành động phạm tội giống nhau. Ví dụ như việc che giấu tội pārājika của vị khác, tỳ khưu phạm pācittiya (ưng đối trị) điều 64, tỳ khưu ni lại phạm pārājika (bất cộng trụ) điều 2, hoặc vị xu hướng theo tà kiến và vẫn không dứt bỏ sau khi được nhắc nhở, tỳ khưu phạm pācittiya (ưng đối trị) điều 68, còn tỳ khưu ni phạm pārājika (bất cộng trụ) điều 3, v.v...

5) Tuy nhiên, tỳ khưu ni cũng được 2 điều giảm nhẹchỉ hầu cận ni sư tế độ 2 năm, trong khi tỳ khưu tối thiểu phải 5 năm hoặc hơn, và tỳ khưu ni không phải hành parivāsa khi phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng), bù lại, phải thực hành mānatta nửa tháng ở cả hai hội chúng (trong khi đó tỳ khưu phải hành parivāsa tùy theo số ngày che giấu và chỉ 6 đêm mānatta).

6) Vấn đề xuất gia cho người nữ có phần phức tạp hơn, ví dụ như ni sư tế độ phải 12 năm thâm niên (so với tỳ khưu chỉ 10 năm) và không thể tiếp độ hàng năm (pācittiya điều 82), điều này không thấy quy định cho tỳ khưu. Sau khi cho tu lên bậc trên xong, cần phải di chuyển vị tân tỳ khưu ni đi xa, để tránh trường hợp người chồng bắt lại (pācittiya điều 70).

7) Về phần giới tử ni muốn tu lên bậc trên, phải có sự cho phép của cha mẹ và người chồng (đã xuất giá vẫn còn lệ thuộc vào cha mẹ), phải tròn đủ hai mươi tuổi, đã thực hành sáu pháp trong hai năm, và sự truyền pháp tu lên bậc trên cần được tiến hành lần lượt ở cả hai hội chúng.

8) Xã hội Ấn Độ thời đó có vẻ rất nguy hiểm đối với nữ giới qua những sự việc bất trắc xảy ra cho các tỳ khưu ni đi riêng lẻ hay nhóm.

9) Vấn đề thâu hồi Kaṭhina lại được tìm thấy ở bộ Luật này (pācittiya điều 30, [253]), thay vì được kết tập ở chương Kaṭhina (Đại Phẩm, chương VII).

Nếu xem xét kỹ lưỡng hai bộ Luật của tỳ khưu và tỳ khưu ni, chúng ta có thể tìm ra những sự khác biệt về tâm lý giữa hai giới tính đã được đức Phật nghiệm ra bằng sự tu chứng và giác ngộ của bản thân, trong khi hiện nay, môn Tâm Lý Học phải tốn nhiều công sức với các sự nghiên cứu để tìm ra nguyên lý và áp dụng vào thực tế. Chúng tôi nghĩ rằng còn nhiều vấn đề lý thú khác mà bản thân chúng tôi đã bỏ sót hay không đủ khả năng để phát hiện.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
3. Đại Phẩm:

Đại Phẩm gồm có mười chương:

1. Chương 1 nói về sự khởi đầu của Giáo Pháp được tính từ lúc đức Thế Tôn chứng đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, và bao gồm quá trình hình thành nghi thức cho xuất gia và tu lên bậc trên trở thành tỳ khưu, cùng một số vấn đề liên quan đến việc huấn luyện các vị xuất gia.

2. Chương 2 giảng giải về lễ Uposatha với nguyên nhân ban đầu là lời thỉnh cầu của đức vua Seniya Bimbisāra và nhiều vấn đề có liên quan đến việc tiến hành cuộc lễ, như việc ấn định ranh giới (sīmā) và nhà hành lễ Uposatha, việc sám hối, việc đọc tụng giới bổn Pātimokkha, v.v... Việc gìn giữ sự hợp nhất của hội chúng là điểm được nhấn mạnh ở chương này.

3. Chương 3 giảng giải về việc vào mùa (an cư) mưa. Tuy chỉ được ghi lại trong hai tụng phẩm, nhưng nội dung của chương này trình bày những sự việc có liên quan đến 1/3 thời gian sống và tu tập của vị tỳ khưu. Chương này cần được xem xét kỹ lưỡng vì có những tư liệu mới chưa được trình bày trong các tài liệu về Luật đã được phổ biến.

4. Chương 4 giảng giải về lễ Pavāraṇā (Tự Tứ) tức là một trong những hình thức góp ý nhau về đời sống tu tập có liên quan đến giới luật. Hành sự của lễ Pavāraṇā tuy chỉ được tiến hành một lần trong năm sau ba tháng cư trú mùa mưa, nhưng có tầm quan trọng tương đương với lễ Uposatha nhằm bảo tồn sự trong sạch đồng thời tính hợp nhất của hội chúng.

5. Chương 5 nói về da thú có liên quan đến đời sống của các vị tỳ khưu ví dụ như giày dép, v.v... Câu chuyện xuất gia của thanh niên Soṇa Koḷivisa ở đầu chương giới thiệu về sự nỗ lực tinh tấn của vị tỳ khưu trẻ tuổi này, dẫu rằng do chính sự tinh tấn quá mức này đã là chướng ngại cho sự đắc chứng của vị ấy nhưng cũng là một ví dụ để chúng ta thấy được động cơ tu tập của các vị xuất gia vào thời đức Phật còn tại tiền.

6. Chương 6 nói về dược phẩm và các cách thức chữa bệnh. Chương này gồm có 4 tụng phẩm đề cập đến cách thức chữa trị một số bệnh thông thường, về một số quy định đã được áp dụng trong thời kỳ khó khăn về vật thực, về đức tin vững chắc của nữ cư sĩ Suppiyā, về vấn đề thọ dụng cá và thịt trong Phật Giáo, ngoài ra, còn có câu chuyện về kỷ nữ Ambapālī và một số vấn đề khác vẫn còn có được sự ứng dụng thực tiễn trong thời hiện tại.

7. Chương 7 giảng giải về lễ dâng y Kaṭhina. Đây là cuộc phước thí có tầm vóc quan trọng, vì sự thành tựu của Kaṭhina không những có ảnh hưởng đến phước báu của người thí chủ mà còn có liên quan đến sự tu tập của các tỳ khưu. Sự giảng giải chi tiết với những sự việc tương phản của chương này có lẽ không ngoài mục đích trình bày một số điểm tế nhị cần đến sự chú tâm suy xét.

8. Chương 8 là chương về y phục giảng giải về loại y và các vấn đề có liên quan về nhiều phương diện. Điểm thú vị ở chương này là tụng phẩm mở đầu với câu chuyện về thầy thuốc Jīvaka Komārabhacca và tài năng chữa bệnh của vị này, đáng ngạc nhiên là việc giải phẩu ở đầu và ở bụng đã được tiến hành vào thời gian cách đây hơn 2,500 năm.

9. Chương 9 được đặt tên theo một sự kiện xảy ra ở Campā, nêu lên một tiền lệ không tốt đẹp về việc sử dụng sức mạnh tập thể để áp đặt hành phạt sai trái lên cá nhân. Thời bấy giờ còn có đức Phật là vị quan tòa để phân xử, trong thời hiện tại trách nhiệm xem xét lại sự việc được trao cho các hội chúng tỳ khưu ở những trú xứ khác nếu có sự thỉnh cầu. Các điều giảng giải trong chương này không ngoài việc trình bày khuôn mẫu trong việc tiến hành các hành sự, khả năng thực hiện của hội chúng đối với các loại hành sự khác nhau tùy thuộc vào số lượng tỳ khưu hiện diện, và một số nguyên tắc cần được áp dụng để bảo đảm tính chất đúng Pháp đúng Luật của hành sự. Các hành sự của hội chúng cùng với việc thâu hồi các hành sự ấy cũng được trình bày ở chương này gồm có: hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, và ba loại hành sự án treo.

10. Chương thứ 10 nói về sự việc chia rẽ hội chúng ở Kosambī từ lúc khởi đầu đến hồi kết thúc. Mầm mống chia rẽ trong câu chuyện này chỉ là một sự tranh cãi về một điều Luật không quan trọng, từ sự xung đột cá nhân đã lan rộng đến tập thể và trở nên căng thẳng không những đưa đến ẩu đả giữa các tỳ khưu mà còn khiến cho đức Phật đã bỏ đi vào rừng sâu sống với sự phục vụ của voi và khỉ. Yếu tố đưa đến việc giải quyết sự chia rẽ này là hành động tẩy chay tích cực của các cư sĩ ở thành Kosambī, cuối cùng sự tranh tụng được giải quyết do sự phục thiện của vị tỳ khưu sai trái. Câu chuyện về hoàng tử Dīghāvu và nếp sống sinh hoạt của ba vị đại đức Anuruddha, Nandiya, Kimbila nhằm đề cao sự sống chung hòa ái và không thù hận lẫn nhau là yếu tố quan trọng cần được xây dựng và duy trì trong đời sống tập thể.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
PAṬṬHĀNA BỘ VỊ TRÍ

LỜI NÓI ÐẦU

Tạng Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka) có 7 bộ, đã được Ngài Đại Trưởng lão Tịnh Sự phiên dịch từ nguyên bản Thái ngữ và hoàn tất vào năm 1982. Dịch phẩm chỉ mới được ấn bản ronéo thì đến năm 1984 Ngài viên tịch.

Sau này, năm 1988 do nhu cầu nghiên cứu Đại tạng Phật giáo Việt nam, Thành hội Phật giáo và cố Hòa Thượng Siêu Việt, nguyên Tăng Trưởng Phật giáo hệ phái Nam Tông, đã đề xướng chỉ đạo công việc tu chỉnh để in thành sách những dịch phẩm Tạng Diệu Pháp của Ngài Trưởng lão Tịnh Sự. Cho đến nay đã in xong sáu bộ, chỉ còn lại bộ cuối cùng nữa là hoàn tất bảy bộ Diệu pháp.

Bộ thứ bảy là bộ Paṭṭhāna - Vị trí hay Xứ luận. Bộ này, có số lượng lớn nhất trong bảy bộ Diệu pháp. Gồm 9.400 (chín ngàn bốn trăm) pháp môn, có cả thảy sáu quyển theo Tạng Pāli, mỗi quyển dày trung bình 600 trang.

Nội dung pháp trong Bộ Paṭṭhāna thật thâm sâu ý nghĩa hàm tàng rất khó thông đạt; khó hiểu với trí tuệ thông thường; cần phải học hỏi nghiên cứu trước từ nơi sách chú giải (Atthakathā) mới có thể đọc hiểu qua Chánh Tạng.

Quyển 1 của bộ Vị Trí Luận (Patthāna) gồm 672 trang (theo Chánh Tạng) 1767 đoạn, luận 24 duyên theo năm Tam Ðề (Tikamātikā)

1- Tam đề Thiện (Kusalattika)
2- Tam đề Thọ (Vedanāttika
3- Tam đề Quả (Vipākattika)
4- Tam đề Bị Thủ (Upādinnattika)
5- Tam đề Phiền Toái (Saṅkiliṭṭhattika)

Lúc đầu chúng tôi dự tính sẽ in thành hai tập, nhưng như vậy mỗi tập sẽ quá mỏng vả lại sẽ bất tiện cho việc tra cứu từ vựng. Vì vậy chúng tôi quyết định cho in thành một quyển như nguyên bản Pāli, có thể sẽ hơi nhiều số lượng trang, dày nặng dù thế vẫn chấp nhận được nếu so với một vài cuốn sách hàng ngàn trang hiện nay.

Làm công việc tu chỉnh này, chúng tôi luôn luôn với tâm niệm kính trọng và tri ân bậc Thầy tổ, vì thế hết sức gìn giữ văn phong lẫn nghĩa từ mà Ngài cố Hòa Thượng Tịnh Sự đã phiên dịch trước đây; chúng tôi chỉ làm cái việc biên khảo và sắp xếp theo cách trình bày trong văn bản Pāli, cùng biên thêm phần trích cú từ điển, như trong chánh tạng đã có.

Chúng tôi rất phấn khởi để làm phận sự này cũng nhờ sự khích lệ của Thượng tọa Giác Chánh, Sư Trưởng của chúng tôi; đồng thời cũng nhờ lòng hảo tâm nhiệt tình hộ pháp của các vị cư sĩ như Bà Tín nữ Ðịnh-Tri (Vĩnh Phúc) và các đạo hữu của Bà.

Mặt khác, chúng tôi cũng hết sức cảm kích công đức phục vụ của những Phật tử thư ký đã không mệt mỏi giúp ghi chép bản thảo và làm kỹ thuật vi tính (computer), nhờ đó mà công việc ấn loát từng giai đoạn được hình thành.

Chúng tôi chân thành cảm niệm công đức của các vị ân nhân ấy, nguyện cầu phước báu hộ trì cho tất cả đều được an vui tiến hóa.

Thành kính dâng công đức nầy đến các bậc hữu ân Cha Mẹ và Thầy Tổ.

Xin hồi hướng phước đến muôn loài chúng sanh, cầu mong vạn loại sớm thoát khỏi trầm luân.

TM. Ban Tu Chỉnh
Bodhisīlabhikkhu - Tỳ Khưu Giác Giới.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Paṭṭhāna: Tàu âm là Phát-thú, dịch chữ là Vị Trí hay Xứ Luận, là bộ thứ bảy cũng là bộ cuối cùng của Tạng Abhidhamma (A-tỳ-đàm hay Vi Diệu Pháp).

Vì pháp giới bao la, cảnh giới huyền diệu, hàm tàng vạn pháp, nên bộ Luận này đời sau gọi là Mahāpaṭṭhāna, Ðại xứ Luận.

Sở dĩ tôi dịch tựa sách này là Bộ Vị-trí, vì danh từ Paṭṭhāna có nghĩa là cứ điểm, điểm tựa, nơi chỗ ... mặt khác các nhà chú giải có giải thích rằng bộ Paṭṭhāna là đỉnh cao của trí tuệ, nhất thiết chủng trí (sabbaññutā) của Ðức Phật được phát huy tột độ khi thẩm nghiệm lý pháp duyên hệ trong bộ Paṭṭhāna này. Vì hai nguyên nhân đó nên tôi dịch tựa sách là Bộ Vị Trí.

Bộ Vị Trí nội dung được trình bày theo bốn luận cứ:

1. Pháp Thuận (anuloma) như là "Pháp thiện liên quan pháp thiện bằng Nhân duyên" v.v...

2. Pháp Nghịch (paccaniya), như là "Pháp phi thiện liên quan pháp phi thiện bằng Nhân duyên" v.v...

3. Pháp Thuận Nghịch (anuloma paccaniya), như là "Pháp thiện liên quan pháp phi thiện bằng Nhân duyên" v.v...

4. Pháp Nghịch Thuận (paccaniyānuloma), như là "Pháp phi thiện liên quan pháp thiện bằng Nhân duyên" v.v...

Cả 4 luận cứ ấy, mỗi luận cứ được phân tích theo 6 phạm trù:

1. Tam đề vị trí (tikapaṭṭhāna) là phân tích 24 duyên theo 22 Ðầu Ðề Tam.

2. Nhị đề vị trí (dukapaṭṭhāna) là phân tích 24 duyên theo 100 Ðầu Ðề Nhị.

3. Nhị đề tam đề vị trí (dukatikapaṭṭhāna) là lấy 100 nhị đề làm năng đối và 22 Tam Ðề làm sở đối để phân tích 24 duyên. Phạm trù này có được 6.600 vị trí.

4. Tam đề nhị đề vị trí (tikadukapaṭṭhāna) là lấy 22 tam đề làm năng đối và 100 nhị đề làm sở đối để phân tích 24 duyên. Phạm trù này có được 4.400 vị trí.

5. Tam đề tam đề vị trí (tikatikapaṭṭhāna) là lấy 22 tam đề làm năng đối và cũng lấy 22 tam đề làm sở đối để phân tích 24 duyên. Phạm trù này có được 1.386 vị trí.

6. Nhị đề nhị đề vị trí (dukadukapaṭṭhāna) là lấy 100 nhị đề làm năng đối và cũng lấy 100 nhị đề làm sở đối để phân tích 24 duyên. Phạm trù này có được 19.800 vị trí.

Như vậy ở mỗi luận cứ có được 6 phạm trù và 32.308 vị trí. Tổng cộng 4 luận cứ sẽ có 24 phạm trù và 129.232 vị trí.

Mỗi vị trí phân tích theo 24 duyên (paccaya), đó là:

1. Nhân duyên (hetupaccayo)
2. Cảnh duyên (ārammaṇapaccayo)
3. Trưởng duyên (adhipatipaccayo)
4. Vô gián duyên (anantarapaccayo)
5. Ðẳng Vô gián duyên (samanantarapaccayo)
6. Câu sanh duyên (sahajātapaccayo)
7. Hỗ tuơng duyên (aññamaññapaccayo)
8. Y chỉ duyên (nissayapaccayo)
9. Cận y duyên (upanissayapaccayo)
10. Tiền sanh duyên (purejātapaccayo)
11. Hậu sanh duyên (pacchājātapaccayo)
12. Trùng dụng duyên (āsevanapaccayo)
13. Nghiệp duyên (kammapaccayo)
14. Dị thục quả duyên (vipākapaccayo)
15. Vật thực duyên (āhārapaccayo)
16. Quyền duyên (indriyapaccayo)
17. Thiền na duyên (jhānapaccayo)
18. Ðồ đạo duyên (maggapaccayo)
19. Tương ưng duyên (sampayuttapaccayo)
20. Bất tương ưng duyên (vippayuttapaccayo)
21. Hiện hữu duyên (atthipaccayo)
22. Vô hữu duyên (natthipaccayo)
23. Ly khứ duyên (vigatapaccayo)
24. Bất ly duyên (avigatapaccayo)

Mỗi duyên được minh định theo 3 khía cạnh:

a. Pháp năng duyên (paccayadhamma) tức là pháp làm nhân trợ.
b. Pháp sở duyên (paccayuppannadhamma), tức là pháp được trợ.
c. Pháp địch duyên (paccanikadhamma), tức là pháp ngược với sở duyên hay phi sở duyên.

Bộ Vị Trí này được đưa vào chương trình Phật học A Tỳ Ðàm cao đẳng, và được các bậc Ðại Trưởng lão như Ngài Bhaddandañānika (Miến Ðiện) và Ngài Saddhammajotika (Thái Lan) chú giải và giảng dạy sâu rộng. Tôi được duyên may đã thọ giáo với Ngài Saddhammajotika về Bộ Luận Tạng A Tỳ Ðàm, nên nay phiên dịch tiếp tục bộ Paṭṭhāna ra Việt ngữ để truyền bá tại Việt Nam, mong sao Phật giáo Việt Nam được phát triển nền Phật học như các nước thầy bạn.

Mong thay!

TỶ KHƯU TỊNH SỰ
(SANTAKICCO BHIKKHU)
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
BỘ VỊ TRÍ TẬP HAI

BỘ VỊ TRÍ



LỜI GIỚI THIỆU

Bộ Paṭṭhāna hay Vị Trí là bộ thứ 7 của Tạng Abhidhamma; còn được gọi là Mahāpaṭṭhāna hay Ðại xứ luận; cũng gọi là Phát Thú hay Phát Trí, giống như Hi Mã Lạp Sơn là nóc nhà của thế giới vậy.

Ðại Trưởng lão Santakicco Mahāthero (Hòa thượng Tịnh Sự) đã dịch và giảng dạy ở Việt Nam được nhiều đệ tử tiếp thâu và truyền bá cũng như Thầy của Ngài là Ðại Trưởng lão Saddhammajotika (người Miến Ðiện) đã dịch giải và giảng dạy ở Thái Lan được phát huy cho đến ngày nay.

Trước đây chúng tôi cũng có lời hứa là sẽ ấn hành bộ Paṭṭhāna nhưng mãi đến bây giờ mới có cơ hội thực hiện hoài bão xưa. Chúng tôi không cần biết Tạng Abhidhamma nói chung, bộ Paṭṭhāna nói riêng có phải do Ðức Phật thuyết hay không, nhưng chắc chắn giáo lý trong tạng Abhidhamma tuyệt đối trung thành với Phật ngôn trong kinh tạng, không hề có điểm nào chống trái Phật ngôn.

Nếu tạng Abhidhamma do các đại đệ tử Ðức Phật chế tác thì chỉ chế tác những công thức lập thành cho có hệ thống hoàn hảo về mặt giáo lý cũng như các tập văn phạm Pāli được các Giáo Thọ Sư biên soạn hoàn hảo về mặt văn tự. Ðối với Abhidhamma thì những gì hiện tượng là hiện tượng, những gì phi hiện tượng là phi hiện tượng; như Ngài Harivarmam đã nói (có tánh cách như một trọng tài): chớ quá phá hữu mà đọa vô như các nhà Bát nhã Không luận và cũng đừng quá phá vô mà đọa hữu như các nhà Duy thức luận; hãy như hổ mẹ tha con, chỉ ngậm vừa chừng, nếu ngậm mạnh quá thì hổ con bị thương; còn ngậm nhẹ quá thì hổ con bị rớt. Ðấy mới thực là Trung quán của Phật giáo.

Những ai nghiên cứu về Phật giáo mà không biết đến Tam tạng Pāli thì chưa được gọi là đã biết về Phật giáo; có nghiên cứu kinh điển Pāli mà không biết đến Abhidhamma cũng chưa phải là nắm bắt được cốt lõi của Phật giáo; dù có học đọc tài liệu Abhidhamma mà chưa biết đến bộ Paṭṭhāna thì cũng chưa gọi là thật biết về Abhidhamma. Bởi Paṭṭhāna là tinh hoa của Abhidhamma, cũng như Abhidhamma là tinh hoa của Tam tạng Pāli, và Tam tạng Pāli là tinh hoa của Phật giáo.

Có lãnh hội được phần duyên sinh và duyên hệ của bộ Paṭṭhāna mới biết lý "Chơn không diệu hữu": Do duyên giả hợp nên gọi là Có; Có do duyên giả hợp nên gọi là Không. Thế giới hiện tượng chỉ có 3 thành phần: người (puggala), cõi (bhūmi), và nghiệp (kamma). Người ở đây là chúng hữu tình (satta) gồm có 2 thành phần là Danh và Sắc (thân và tâm), và Danh và Sắc ở đây chỉ là 2 nguồn hiện tượng nối nhau sanh diệt (tương tục sinh). Nói đến Danh-Sắc theo lý duyên hệ của Paṭṭhāna có 6 loại: danh trợ danh có 6 cách, danh trợ sắc có 1 cách, sắc trợ danh có 1 cách, khái niệm (paññatti) và danh sắc trợ cho danh có 1 cách, danh sắc trợ danh sắc có 9 cách. Nhờ hiểu được lý duyên sinh và duyên hệ, các bậc trí tuệ phân biệt rõ cái gì thuộc hữu vi là hữu vi; cái gì là vô vi là vô vi, không bị cái tật "nhứt dĩ quán chi" ngộ nhận "Níp Bàn không khác gì sanh tử, phiền não tức Bồ Ðề". Những từ ngữ như "uẩn, xứ, giới, đế, hay pháp thiện, pháp bất thiện v.v..". là những thuật ngữ chuyên môn, dĩ nhiên là khái niệm, là ngón tay ... Cái gì là "ngã vô, pháp hữu"?! Là người học Phật ai chẳng biết câu Phật ngôn: "Giáo pháp như chiếc bè, mượn để vượt qua sông, chứ không phải để nắm giữ, vì pháp còn bỏ huống là phi pháp". Bộ Paṭṭhāna có khả năng "chuyển mê khai ngộ" cho những ai hữu duyên, nên tôi xin trân trọng giới thiệu.

Tỳ kheo Giác Chánh
Trưởng ban Văn hóa Phật giáo Tỉnh hội Ðồng Nai.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên