trừng hải

Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,148
Điểm tương tác
743
Điểm
113
Hề hề,

Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường

Bố thí là từ gốc nguyên thủy chuyển dịch từ âm Phạn Dana.
Bố nghĩa là khắp cả, rộng lớn, không giới hạn. Thí nghĩa là cho đi.
Vậy Bố thí có nghĩa là cho đi khắp cả mọi nơi không hạn cuộc về địa lý, địa chính, xã hội như quan hệ thân sơ, dòng dõi, thân phận...; Hơn thế nữa Bố thí là cho đi với tâm rộng lớn (Đại lượng) hay vô giới hạn (Vô lượng).
Như vậy rõ ràng Bố thí có nhân chính là bản tâm người cho. Tâm đó gồm có Thô, có Tế và Siêu thế gian.
Thô thì không phân biệt kẻ thân người sơ, lân cận viễn xứ, cập thời phi thời...nên cho đi rộng khắp, cho tất cả, cho mà không chừa một ai...
Tế thì cho với tâm rộng lớn bất phân biệt vật thí lớn nhỏ, trân quý bình thường, người nhận sang hèn, khí thế gian thế thời lai khứ...Cho đi không ngừng nghỉ, cho đi mà không bao giờ nảy sanh tâm ý ngừng việc cho đi vì chưa bao giờ thỏa mãn với việc cho đi mà bản tâm phát nguyện...
Và phi thô phi tế tức siêu thế gian chính là Bố thí vô lượng, cho đi mà có cho gì đâu, cho mà không có ai gọi là người cho, không ai được gọi là người nhận tức Bố thí Vô tướng, vì bố thí mà không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng gọi là Bố thí Ba la mật bậc Thượng thượng. Đây là Bố thí có quả phước tối thượng.


Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
734
Điểm tương tác
696
Điểm
93
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường
Nhân có lời nhận xét của Bác Trừng Hải.- VQ cũng có đôi điều nhận xét về "Sự Cúng Dường Tăng.- Ai là người nên cảm ơn ai ?".

* Về Bố Thí: Bố là ban bố, là cho.
1. Người giàu cho người nghèo là Thí.
2. Người tầng bậc trên cho người tầng bậc dưới là Thí.

* Về Cúng dường: Là cung dưỡng, là nuôi sống.
1. Người học trò nuôi Thầy giáo là cúng dường.
2. Người dùng một món ít giá trị để trao đổi một món giá trị cao hơn.- Là Cúng dường.

Thế mà có không ít người nghĩ rằng; Cúng dường là một sự ban phát cho kẻ tội nghiệp nghèo khổ. Nên có khi họ nghĩ. Chỉ nên cúng chùa nghèo, không cúng chùa giàu ! Cúng cho kẻ hành khất rách rưới, mà không cúng cho người lành lẻ ! Đó là vì họ chỉ thấy phần vật chất mà không thấy phần tinh thần trong sự cúng dường.

Kinh khất sĩ có bài kệ:

Tinh thần nẻo thẳng cao xuê,
Mà đường vật chất thấp nê bùn lầy.
Càng buông bỏ dưới chân này,
Ấy là chỗ đứng càng ngày càng cao. (hết trích)

Người xưa cũng có câu: "Tiền tài như phấn thổ, Nhân Nghĩa tợ thiên kim" Vâng Tiền tài vật chất tuy quý. Nhưng Nhân Nghĩa càng quý báu hơn.- Tuy nhiên cũng có thứ càng quý hơn Tiền tài và Nhân Nghĩa. Như

Đạo Đức kinh. Ngài Lão tử rằng:

.....Cho nên mất Đạo thì đến Đức. Mất Đức thì đến Nhân. Mất Nhân thì đến Nghĩa. Mất Nghĩa thì đến Lễ. Mà Lễ là trung tín đã đi đến chỗ mỏng manh, và là đầu mối loạn lạc. (hết trích)

Thưa các Bạn: ĐẠO ĐỨC là cái quý giá nhất trên Đời. Đạo Đức hơn hẳng tiền tài vật chấc, kể cả nhân nghĩa, lễ trí, tín v.v...

Nhưng trong Đạo Phật.- Tiền Tài Vật Chất và Đạo Đức và Chân lý vẫn BÌNH ĐẲNG .- TÀI PHÁP NHỊ THÍ ĐẲNG VÔ SAI BIỆT.

Nghĩa là:

  • Người tại gia thì Bố thí Tiền tài.
  • Người xuất Gia Bố Thí Pháp.

Cả hai phước báu này bình đẳng không khác nhau.

Kinh Pháp Cú Phật dạy:
Người làm ruộng làm mương dẫn nước .
Thợ cung tên trau chuốt mũi tên.
Thợ cây uốn ván thẳng liền .
Người khôn làm chủ cái tâm của mình.
(PHẨM HIỀN TRÍ Kệ 80)

Ước mong sau 4 chúng Đệ tử Phật. Ai làm theo Hạnh của người ấy để cùng tiến đến Niết Bàn an lạc.

Mô Phật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,746
Điểm tương tác
812
Điểm
113
Bố thí có thực, tài, pháp và vô úy.

Chư bậc Thánh giả lấy pháp và vô úy làm chính để bố thí, phàm phu chúng sanh lấy thực và tài làm chính để bố thí.

Để thể hiện cho tinh thần vô úy, Tổ Sư Tử từng nói: ngũ uẩn giai không, thân này chẳng tiếc, xá chi cái đầu.

Đối với pháp thí thì Phật rặn dạy: Giới là căn bản, thuận theo đường giải thoát, nương nơi giới luật sẽ phát sinh các thứ thiền định và trí tuệ diệt khổ (Giới cũng tức là niệm, là chánh niêm). Cho thấy mục đích và giá trị mà người thọ trì Pháp và Luật của Phật dạy chính là tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chẳng còn lậu hoặc (phiền não và tham sân si).

Người đời cho thân này là quý giá hơn hết, nên lao tâm khổ tứ cốt có được Thực và Tài sung túc, ngõ hầu làm chất liệu mang lại sự tốt đẹp cho thân này được dài lâu. Người đời do đó rất sợ thân bệnh, rất sợ cái chết, đặc biệt sợ mất danh dự và tài lợi, cho nên đắm chìm trong ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), luân hồi trong ba cõi (dục, sắc, vô sắc), chịu khổ thọ lạc trong sáu loài (địa ngục, quỷ ma, súc sanh, người, thần tiên, Trời) chẳng biết có đường ra và lối ra.

Chư Thánh ra đời dụng đại bi tâm, đại dũng tâm, đại trí tâm, đại thần thông lực mà ứng hiện vô số thân giáo hoá phàm ngu chúng sanh đến cùng tột vị lai chẳng biết nhàm mỏi, công đức rất lớn.

Thánh ngôn lưu lại cõi đời được các bậc Tôn túc Trưởng lão Tăng già lưu giữ ở hai nơi Thân giáo và Văn tự một cách cẩn trọng, tôn nghiêm nên cho tới nay chúng ta mới có cơ hội tiếp cận, nhờ đó chánh nhân thiện lành gặp đủ thiện duyên mà nẩy nở đơm hoa, phước đức ấy cũng thật vô cùng.

Phật giáo tại nước Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, thế kỷ 20-21 đặc biệt nhiều biến cố, sự xả thân của Ngài Quảng Đức, sự hoằng giáo của Ngài Thiện Hoa, Thiện Hoà, Trí thủ, Trí siêu, Trí tịnh v..v, sự hoằng truyền giới luật của Ngài Đôn Hậu, Đổng Minh v..v trong nước Thiền giáo có Ngài Thanh Từ, ngoài nước có Ngài Nhất hạnh v..v khiến cho chánh pháp Như Lai được nở rộ, tứ chúng đông đảo, đời sống Tăng Ni ngày một hoàn bị, giáo dưỡng ngày một chu đáo.

Nhưng luật vô thường là vậy, có sanh ắt diệt, có trụ thịnh thì ắt có suy vong, nên tam thời Chánh Tượng Mạt, ba giáo Tiểu Trung Đại mới được tuyên răn để khế cơ tùy duyên khế lý, những câu khẩu hiệu "duy tuệ thị nghiệp", " thiểu dục tri túc", "xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo", " thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh", "phổ độ chúng sanh là cúng dường chư Phật" v..v ngày ngày dơ cao, ngõ hầu cản ngăn quy luật thịnh suy, khiến cho chánh pháp trường tồn nơi thế gian.

Phước và Trí, cúng dường và bố thí (cũng là buông xả thân tâm cùng thế giới, cho nên gọi là xả thí, do xả nên tâm lặng, do lặng mà trí sinh) là hai chân đưa người cầu giải thoát đi xa, đi vững vàng trên chánh đạo hướng tới giác ngộ hoàn toàn. Phước có là bởi làm lợi cho chúng sanh, Trí có là bởi phá mê chấp cho chúng sanh (ta cũng là một chúng sanh, do tự tri tự phá tự xả mà thành tựu trí tuệ nên Tổ nói là: tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo). Chẳng những Tại gia phải học hai pháp này, mà Xuất gia cũng phải học hai pháp này vì bản thân người xuất gia cũng đang cầu học, thì con đường đạo nghiệp mới thành tựu viên mãn được.

Ngưỡng mong chư quý hữu có duyên nơi đây, gặp nhau tuy có tri kiến bất hoà thì theo Lục hoà mà điều giải, dần xoá mê đạt ngộ, bỏ tà quy chánh, khiến đời đời gieo nhân Chánh pháp, kiếp kiếp trong đạo Như Lai, khi " hoa khai, kiến Phật, ngộ vô sanh" lại hành Bố thí Ba La Mật để thành tựu Phước Huệ, đạt tới Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Như vậy, chẳng nhưng bản thân được lợi ích, cha mẹ cũng được sanh Thiên, mà chư Phật ba đời thiện thần Long Thiên hoan hỷ chẳng thôi.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
734
Điểm tương tác
696
Điểm
93
Bố thí có thực, tài, pháp và vô úy.

Chư bậc Thánh giả lấy pháp và vô úy làm chính để bố thí, phàm phu chúng sanh lấy thực và tài làm chính để bố thí.

Để thể hiện cho tinh thần vô úy, Tổ Sư Tử từng nói: ngũ uẩn giai không, thân này chẳng tiếc, xá chi cái đầu.

Đối với pháp thí thì Phật rặn dạy: Giới là căn bản, thuận theo đường giải thoát, nương nơi giới luật sẽ phát sinh các thứ thiền định và trí tuệ diệt khổ. Cho thấy mục đích và giá trị mà người thọ trì Pháp và Luật của Phật dạy chính là tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chẳng còn lậu hoặc (phiền não và tham sân si).

Người đời cho thân này là quý giá hơn hết, nên lao tâm khổ tứ cốt có được Thực và Tài sung túc, ngõ hầu làm chất liệu mang lại sự tốt đẹp cho thân này được dài lâu. Người đời do đó rất sợ thân bệnh, rất sợ cái chết, đặc biệt sợ mất danh dự và tài lợi, cho nên đắm chìm trong ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), luân hồi trong ba cõi (dục, sắc, vô sắc), chịu khổ thọ lạc trong sáu loài (địa ngục, quỷ ma, súc sanh, người, thần tiên, Trời) chẳng biết có đường ra và lối ra.

Chư Thánh ra đời dụng đại bi tâm, đại dũng tâm, đại trí tâm, đại thần thông lực mà ứng hiện vô số thân giáo hoá phàm ngu chúng sanh đến cùng tột vị lai chẳng biết nhàm mỏi, công đức rất lớn.

Thánh ngôn lưu lại cõi đời được các bậc Tôn túc Trưởng lão Tăng già lưu giữ ở hai nơi Thân giáo và Văn tự một cách cẩn trọng, tôn nghiêm nên cho tới nay chúng ta mới có cơ hội tiếp cận, nhờ đó chánh nhân thiện lành gặp đủ thiện duyên mà nẩy nở đơm hoa, phước đức ấy cũng thật vô cùng.

Phật giáo tại nước Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, thế kỷ 20-21 đặc biệt nhiều biến cố, sự xả thân của Ngài Quảng Đức, sự hoằng giáo của Ngài Thiện Hoa, Thiện Hoà, Trí thủ, Trí siêu, Trí tịnh v..v, sự hoằng truyền giới luật của Ngài Đôn Hậu, Đổng Minh v..v trong nước Thiền giáo có Ngài Thanh Từ, ngoài nước có Ngài Nhất hạnh v..v khiến cho chánh pháp Như Lai được nở rộ, tứ chúng đông đảo, đời sống Tăng Ni ngày một hoàn bị, giáo dưỡng ngày một chu đáo.

Nhưng luật vô thường là vậy, có sanh ắt diệt, có trụ thịnh thì ắt có suy vong, nên tam thời Chánh Tượng Mạt, ba giáo Tiểu Trung Đại mới được tuyên răn để khế cơ tùy duyên khế lý, những câu khẩu hiệu "duy tuệ thị nghiệp", " thiểu dục tri túc", "xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo", " thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh", "phổ độ chúng sanh là cúng dường chư Phật" v..v ngày ngày dơ cao, ngõ hầu cản ngăn quy luật thịnh suy, khiến cho chánh pháp trường tồn nơi thế gian.

Phước và Trí, cúng dường và bố thí (cũng là buông xả thân tâm cùng thế giới, cho nên gọi là xả thí, do xả nên tâm lặng, do lặng mà trí sinh) là hai chân đưa người cầu giải thoát đi xa, đi vững vàng trên chánh đạo hướng tới giác ngộ hoàn toàn. Phước có là bởi làm lợi cho chúng sanh, Trí có là bởi phá mê chấp cho chúng sanh (ta cũng là một chúng sanh, do tự tri tự phá tự xả mà thành tựu trí tuệ nên Tổ nói là: tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo). Chẳng những Tại gia phải học hai pháp này, mà Xuất gia cũng phải học hai pháp này vì bản thân người xuất gia cũng đang cầu học, thì con đường đạo nghiệp mới thành tựu viên mãn được.

Ngưỡng mong chư quý hữu có duyên nơi đây, gặp nhau tuy có tri kiến bất hoà thì theo Lục hoà mà điều giải, dần xoá mê đạt ngộ, bỏ tà quy chánh, khiến đời đời gieo nhân Chánh pháp, kiếp kiếp trong đạo Như Lai, khi " hoa khai, kiến Phật, ngộ vô sanh" lại hành Bố thí Ba La Mật để thành tựu Phước Huệ, đạt tới Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Như vậy, chẳng nhưng bản thân được lợi ích, cha mẹ cũng được sanh Thiên, mà chư Phật ba đời thiện thần Long Thiên hoan hỷ chẳng thôi.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mến kính,
Ba Tuần.
hoa sen 1.webp

Vô Lượng Phước Huệ.
 

thaidt

Registered

ĐÃ TIẾN CÚNG
NV KỸ THUẬT
Tham gia
28/6/19
Bài viết
182
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Địa chỉ
c:\Windows\
Nhờ các thầy luận thêm về nghĩa của từ Tài thíQuyên góp ạ?
* Về Bố Thí: Bố là ban bố, là cho.
1. Người giàu cho người nghèo là Thí.
2. Người tầng bậc trên cho người tầng bậc dưới là Thí.

* Về Cúng dường: Là cung dưỡng, là nuôi sống.
1. Người học trò nuôi Thầy giáo là cúng dường.
2. Người dùng một món ít giá trị để trao đổi một món giá trị cao hơn.- Là Cúng dường.
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,148
Điểm tương tác
743
Điểm
113
Kính đa tạ Thầy Viên Quang đã sắp xếp bài viết thành một đề mục riêng. Kính

Vài nhận xét về Bố Thí - Cúng dường (tt)


Hề hề,

Như phần trên đã đề cập thì phép Bố thí lấy bổn tâm làm nhân duyên chính theo Nhân Sanh Quan Phật Giáo vốn lấy con người trung tâm trong mối tương quan nhân quả và nhân duyên, Nhân sanh quan gồm có: Ngủ uẩn - Chúng sanh và Khí thế gian (hay Khí thế giới). Vì vậy khi nói đến Bố thí bao giờ cũng có 3 hiện hữu đó là "Người bố thí", "Vật thí" và "Người nhận bố thí".

Ở văn hệ Pali tạng thì pháp Bố thí Ba la mật đều chia thành ba phần Thượng, Trung và Hạ tương ưng với Dana ParamatthaParami, Dana UpaParami và Dana Parami

Bố thí Ba la mật bậc hạ (Dana Parami): nghĩa là phép Bố thí thông thường, Bố thí những ngoại vật ngoài thân như Thực phẩm, Vật dụng, Tiền tài, Trân bảo...
Bố thí Ba la mật bậc trung (Dana UpaParami): còn gọi là Thân thí tức bố thí một phần thân thể...
Bố thí Ba la mật bậc Thượng (Dana ParamatthaParami) còn gọi là Tối thắng bố thí tức bố thí chính thân mạng.
Như vậy rõ ràng trong cả ba phép Bố thí Ba la mật thì Vật thí có sự thay đổi tương quan với phước quả sanh từ phép bố thí ở từng bậc. Nhưng ở phép bố thí thông thường theo kinh tạng Nam truyền thì bất kể Vật thí là thực phẩm thượng hạng hay hạ phẩm, y áo sang trọng hay bình dân, tiền tài nhiều hay ít, vật bảo quý giá hay bình thường...đều không hề có sự tương quan nhân quả với phước quả lớn nhỏ mà kỳ diệu thay chỉ tương duyên với người nhận vật thí (như trong Tứ thập nhị chương Kinh...) và người bố thí có bản tâm trong sạch do Trì giới, Tín tâm sâu dày (như trong Bổn sanh Kinh...) mà sanh quả phước lớn hay nhỏ.


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
734
Điểm tương tác
696
Điểm
93
Nhờ các thầy luận thêm về nghĩa của từ Tài thíQuyên góp ạ?
Kính ĐH thaidt:

Tài thíQuyên góp cũng là biến thể của Bố Thí.

Như Bác Trừng Hải đã nói trên:

Tài thí :

+ Nội Tài: còn gọi là Thân thí tức bố thí một phần thân thể...Hoặc bằng sức lực, trí tuệ của mình.
Bố thí Ba la mật bậc Thượng (Dana ParamatthaParami) còn gọi là Tối thắng bố thí tức bố thí chính thân mạng.

+ Ngoại Tài: Là phép Bố thí thông thường, Bố thí những ngoại vật ngoài thân như Thực phẩm, Vật dụng, Tiền tài, Trân bảo...Tài thí thường là tự nguyện.

Quyên góp: Là sự bố thí có tác động của lời khuyên nhắc, kêu gọi...nhằm vào một mục đích nào đó.

Thí dụ: Diễn đàn mình có lời khuyến thỉnh: "Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật."
* Đây là lời khuyến thỉnh quyên góp (trong nội bộ) Mục đích để làm Pháp Sự.

* Bố Thí Cúng dường là một Pháp Tu Quan Trọng của Phật Giáo. Gọi là Bố thí Ba la mật . Là một trong Lục Độ Ba la Mật.- Đó là Bố Thí Độ San Tham.- Nghĩa là Pháp Bố Thí Cúng Dường đưa chúng sanh ra khỏi tánh tham lam keo kiết, bỏn xẻn, si mê. Mà vào 4 Vô Lượng Tâm là Từ- Bi-Hỷ-Xã.

Mến.
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,148
Điểm tương tác
743
Điểm
113
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (tt)

Hề hề

Trên là nói về Bố thí Ba la mật ở hệ Nam truyền phản ánh giáo pháp mang tính chất kinh viện nghiêng phần nhiều về chư Tỷ kheo xuất gia tu học tu hành theo sát kinh điển ghi lại về con đường giải thoát từ quá khứ cho đến hiện tại của Phật đà Thích ca mâu ni (như Bồ tát Sumedha, Vessantara...) còn ở hệ Bắc truyền thì Pháp bố thí có ít nhiều khác biệt (luôn nên nhớ các khác biệt này chỉ tiểu dị còn lại là đại đồng).

Giáo pháp Bắc truyền cũng lấy nhân sanh quan Phật giáo làm nền tảng khi nói về pháp bồ thí nên cũng bao gồm Ngủ uẩn, Chúng sanh và Khí thế gian nên cũng phải có Người bố thí - Vật bố thí - Người nhận bố thí.
Về Vật bố thí thì có nhiều cách phân chia phổ biến gồm có: Vật chất và Tinh thần hay Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí...
Vật chất: bao gồm tiền bạc, tài sản, của cải, vợ con...nói chung cũng là vật ngoại thân.
Tinh thần: tức Pháp thí, thuyết giảng những Lời Phật Đà Dạy để độ người.
Cả hai loại Bố thí này đều gắn liền với bản tâm của người bố thí gọi là Tịnh thí, bố thí với tâm trong sạch không cầu báo đáp và Bất Tịnh thí, bố thí vì mong cầu quả phước.
Ngoài ra còn có các loại bố thí khác do đặc thù của Phật giáo phát triển Bắc truyền mà còn có như Bút mặc thí (bố thí bút mực cho người phát tâm ghi chép kinh điển), Kinh thí (Bố thí kinh sách cho người phát tâm tụng đọc Kinh Phật Đà Dạy)...lại có các loại bố thí như bố thí cho người sa cơ lỡ vận, tha phương, ly tán, đói khát, bệnh tật...
Hê hê,
Thế gian vạn nẻo sơn cùng.
Theo duyên bố thí tận vùng tế biên.
(trừng hải)


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,148
Điểm tương tác
743
Điểm
113
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (tt)

Hề hề,


Vạn cổ sầu miên
Niên niên khổ ách
Giọt ngọt nhỏ nhoi
Thống khổ trường kỳ
Ngày thấy đắng cay
Miếng cơm manh áo
Đêm lại ưu buồn
Hai chữ về đâu?
(trừng hải)

Quả phước giàu có, quyền thế, danh cao dù có to lớn, hiển hách đến đâu cũng có ngày tan biến vì thiên tai, đao binh, quyền thế và người thân. Hơn thế nữa tự bản thân sự giàu có ấy cũng nan giải những khổ đau về thân thể cũng như tinh thần chứ đừng nói đến hạnh phúc cuộc đời. Vì vậy, thật đúng thay khi Phật Đà Dạy, chúng sanh nghĩa là Khổ (Ngũ uẩn Khổ).
May mắn thay hay đúng hơn là thật kỳ diệu thay nơi quả địa cầu này có một sự bố thí làm hư vô hóa khổ đau do sợ hãi ngay khi chúng xuất sanh với tên gọi vang danh vị tằng hữu phi thường phi phi thường chính là Vô úy thí Quán tự tại Bồ tát, Bồ tát bố thí cho chúng sanh sự không sợ hãi.
Quán tự tại Vô úy thí còn được gọi là Thập tứ nguyện Vô uý với ai là Phật tử có tâm trong sạch, tín sâu dày, lòng từ tâm bi có tâm tương thông Quán tự tại Bồ tát qua phép quán âm. Vậy nên đâu có chi khác biệt hay nên gọi là bất phân biệt giữa "người bố thí" có tâm trong sạch, tín sâu dày và lòng từ tâm bi với "người được nhận bố thí" có tín tâm Quy y Tam Bảo, Thọ trì ngũ giới và Hành thập thiện với vật thí là sự vô úy trong phép Vô úy thí vì người bố thí cũng chính là người nhận bố thí đều nhờ Pháp thí (Và đó cũng chính là Tài thí và Pháp thí bình đẳng - Tài Pháp nhị thí đẳng vô sai biệt mà Thầy Viên Quang đề cập trước đây vậy! Kính)

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Cứu Nạn Quãng Đại Linh Cảm


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
734
Điểm tương tác
696
Điểm
93
Công đức hơn kém của sự bố thí.
Chương 11: phật dạy "Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Tu Ðà Hoàn ăn. Cho/(cúng dường) một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho/(cúng dường)một vị Tư Ðà Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A Na Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A La Hán ăn. Cho/(cúng dường) mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Bích Chi Phật ăn. Cho/(cúng dường) một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật). Cho/(cúng dường) một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".

Kinh 42 chương.
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,148
Điểm tương tác
743
Điểm
113
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (tt)

Hề hề,


Trước là vài nhận xét về "Vật thí" về vật chất lẫn tinh thần và siêu thế gian (Việc sử dụng chữ "Vật thí" rất không chính xác nhưng thật sự Trừng Hải cũng không tìm ra được chữ gì thích hợp và bao hàm cả ba lọai "vật thí". Mong nhận được sự chỉ giáo. Kính)

Sau là vài nhận xét về "Người nhận bố thí":
Y theo chương XI trong Tứ Thập Nhị Chương Kinh thì rõ ràng nhận thấy công đức quả phước càng lớn khi phẩm hạnh cao đức của "Người nhận bố thí" càng tăng dù Vật thí (Cho ăn) không thay đổi. Và y theo nghĩa "tục đế" thì rất dễ hiểu nếu chỉ ngừng ngang việc cúng dường (Bố thí với sự tôn kính cả thân lẫn tâm) Chư Phật ba đời (Tam thế Phật). Nhưng với câu kết "Cúng dường một ngàn ức Chư Phật tam thế cũng không bằng cúng dường cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng"?! Dễ dàng gây tâm nghi rằng có "một vị" có phẩm hạnh cao đức hơn cả Phật đà tam thế Chánh đằng giác hay sao?!!!
Như đã nói ở phần đầu thì hiển và liễu nghĩa trong kinh điển Phật giáo đều hướng về mật nghĩa tức khuyến tấn Pháp tử hướng về Giải thoát và đó mới chính là đại sự nhân duyên của Chư Phật Tam Thế cũng là công đức vô lượng nói chung và trong phép bố thí nói riêng.
Bởi nghi tâm nảy sanh từ Tứ thập Nhị Chương Kinh nên phải nương Tứ Thập Nhị Chương Kinh để giải chỗ nghi này.
Trước hết hãy thông đạt bốn chữ "Vô niệm, Vô trú, Vô Tu, Vô chứng"?
Y theo chương II thì Phật đà ngôn "Xuất gia sa môn giả. Đoạn dục khử ái. Thức tự tâm nguyên. Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu. Tâm bất hệ đạo, diệt bất kiến nghiệp. Vô niệm, vô tác, phi tu, phi chứng. Bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối. Danh chi vi đạo"
Việt dịch: "Sa môn xuất gia, cắt bó ái dục, biết được nguồn tâm. Thông đạt lý mầu, ngộ phép vô vi. Trong tâm không sở đắc, bên ngoài không mong cầu. Tâm không ràng buộc, không tạo nghiệp. Vô niệm, vô tác, phi tu. phi chứng. Không trải qua các quả vị mà tự siêu việt. Gọi đó là Đạo"
Theo chương XVIII thì Phật đà ngôn "Ngô pháp, niệm vô niệm niệm. Hành vô hành hạnh. Ngôn vô ngôn ngôn. Tu vô tu tu. Hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ. Ngôn ngữ đạo đoạn. Phi vật sở cầu. Sai ly hào chi, thất chi tu du"
Việt dịch: "Pháp của ta niệm mà không có người niệm, đối tượng niệm. Làm mà không có người làm, đối tượng làm. Nói mà không có người nói, đối tượng nói. Người thông đạt thì rất gần, mà kẻ bất tri thì rất xa. Dứt đường ngôn ngữ. Không có vật gì để cầu. Chỉ sai một ly, liền mất tức khắc."
Vậy nên có thể nói rằng Giáo pháp của Phật Đà Dạy chính là pháp "Vô niệm. Vô trụ. Vô tu. Vô chứng". Và người ngộ nhập Phật Pháp đạo được gọi là Vị "Vô niệm. Vô trú. Vô tu. Vô chứng" hay là Pháp tử đắc Pháp đạo. Vị đó có thể là Thánh giả (Thanh văn đạo) hay Bồ tát (Bồ tát đạo) hay Đại Bồ tát phát nguyện đắc Phật đà Chánh đẳng giác (Phật đạo).
Một vị đắc Pháp đạo (Ngộ Nhập Phật đạo) bố thí cúng dường cho vị Thánh giả, Bồ tát, Bồ đề tát đóa hay Tam Thế Chư Phật mới là người có quả phước tối thượng (Như tiền thân Phật Đà Thích ca mâu ni đã từng cúng dường vô số Bồ đề tát đóa ghi trong Jataka - Bổn Sanh Kinh hay 24 Cổ Phật ghi lại trong Buddha Vamsa - Phật Sử.)

Ý này cũng để làm rõ về phép Cúng Dường Pháp ở cả Nam truyền lẫn Bắc truyền đã đề cập trước vậy.

Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
734
Điểm tương tác
696
Điểm
93
* 3 Loại Phước Điền:

Kinh Ưu-bà-tắc-giới nói: “Ðức Phật bảo, phước điền ở thế gian có ba loại:
  • Là báo ân điền.
  • Là công đức điền.
  • Là bần cùng điền.
Phước điền có nghĩa là:

ruộng phước, tức ruộng có thể sanh phước đức. Người nào tôn kính Phật, trọng tăng, thương yêu cha mẹ, người nghèo khổ, có thể có được phước đức giống như người nông dân cày ruộng, có thể thu hoạch, cho nên lấy ruộng làm ví dụ. Theo Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh quyển 15, Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh quyển 3, v.v., đức Phật là ruộng phước lớn, tối thắng; cha mẹ là ruộng phước tối thắng trong Ba Cõi. Lại theo Phẩm Cúng Dường Tam Bảo của Ưu Bà Tắc Giới Kinh quyển 3, Tượng Pháp Quyết Nghi Kinh (, Đại Trí Độ Luận quyển 12, Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký quyển 8, v.v.,:

  • cung kính Phật, Pháp, Tăng, v.v., được gọi là Kính Điền hay Cung Kính Phước Điền , Công Đức Phước Điền .
  • báo đáp thâm ân của cha mẹ, thầy dạy là Ân Điền , hay Báo Ân Phước Điền ;
  • thương xót người nghèo khổ, bệnh tật là Bi Điền , hay Lân Mẫn Phước Điền , Bần Cùng Phước Điền .

Nói chung, có nhiều loại phước điền khác nhau, nhưng căn bản nhất là lấy Phật và đệ tử Ngài làm phước điền.

Trong Thiền môn, y Ca Sa của chư tăng mặc hằng ngày được xem là Phước Điền Y ; vì vậy, khi đắp y Ca Sa, có bài kệ đắp y được thâu lục trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu Hương Nhũ Ký rằng: “Thiện tai giải thoát phục, vô thượng Phước Điền Y, ngã kim đảnh đới thọ, thế thế bất xả ly. Án, tất đà da tá ha , lành thay áo giải thoát, vô thượng Áo Phước Điền, con nay đội đầu nhận, đời đời không xả rời. Án, tất đà da tá ha).”

Hay như trong bài Hóa Trai Cúng Sớ của Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục quyển 14 cũng có câu: “Thí tài thí thực tăng ích phước điền, cúng Phật cúng tăng tài bồi thiện quả, dụng nghiêm dược thạch, phổ hiến nhân thiên, kết thử vô thượng duyên, tu hoàn kiến tại Phật , cho tiền cho thức ăn tăng thêm ruộng phước, cúng Phật cúng tăng vun bổi quả tốt, dùng cháo chay thanh tịnh, dâng cúng khắp trời người, kết duyên vô thượng này, để cuối cùng được gặp Phật).”

(TỪ ĐIỂN PHẬT HỌC ONLINE)
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,148
Điểm tương tác
743
Điểm
113
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (tt)

Hề hề,

Người Bố thí - Cúng dường
Cúng dường cũng là Bố thí nhưng bố thí với lòng tôn kính cùng với thân tâm trong sạch. Phép Cúng dường thường được Phật tử thực hiện hành ngày qua nghi thức tụng niệm bao gồm các bước:
1, Tán thán Tam bảo: Phật - Pháp - Tăng
2, Lễ cúng ánh sáng: thắp đèn dâng ánh sáng
3, Lễ cúng hương trầm: đốt hương dâng mùi thơm
4, Lễ cúng hoa tươi
5, Lễ cúng nước trong: rót nước lọc dâng cúng
6, Lễ cúng cơm
...
(Sau lễ tán thán Tam bảo và cúng dường Phật tử hành sám hối các hạnh ác. làm lễ hiếu kính, tưởng niệm mẹ cha. Sau cùng hồi hướng đến chúng sanh, nhân thiên, bà con...đồng có thiện nghiệp, đồng hưởng lợi ích.)
Phép Cúng dường - Bố thí này Phật tử có thể tự mình thực hiện hàng ngày. Khi thực hiện nghi thức với Thân (Không làm việc ác: trì Ngũ giới), Ý (Làm các việc lành: hành Thập thiện) trong sạch đồng hướng Phật đạo để tự tịnh kỳ tâm thì hưởng phước vạn sự an yên, ngũ phúc lâm môn...kỳ diệu khôn xiết thực không hư dối.

Cùng với việc thực hiện nghi thức Cúng dường trên Phật tử cũng tùy cơ ứng xử với các hành vi bố thí cho người nghèo, cơ nhỡ, bệnh tật...đồng cúng dường tứ sự cho chư Tăng, góp công đức xây dựng chùa chiền, đức chuông, đúc tượng, làm đường, xây cầu...v.v...

Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
734
Điểm tương tác
696
Điểm
93
Bài 11. Trụ Tướng Bố thí.- Phước ít và hạn lượng.

Chương 11 Ở đoạn kinh :

"Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn.
Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn.
Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn.
Cho một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng chomột vị Tư Ðà Hàm ăn.
Cho một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A La Hán ăn."

* Đây là biểu hiện của sự "Trụ Tướng Bố thí".- Bởi vì căn bản trụ trên tướng:

  • Ta là người cho.
  • Thấy có Các bậc: người ác , người thiện , người thọ ngũ giới , vị Tu Ðà Hoàn , vị Tư Ðà Hàm , vị A Na Hàm , vị A La Hán .
  • Thấy có vật để cho là thức ăn.

* Nghĩa là còn thấy TA là người cho. Các đối tượng được cho. Thấy vật cho để Ăn v.v...

* Tổ Huyền Giác nói:

Trụ tướng bố thí sanh thiên phước,
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không.
Thế lực tận, tiễn hoàn đọa,
Chiêu đắc lai sanh bất như ý.
nghĩa:
Của cho trụ tướng phước trời hưởng,
Ví như tên bắn nhắm hư không.
Ðà bắn hết mũi tên rơi,
Kiếp sau hận cũ lại bời bời,
(Chứng Đạo ca).

Ngày xưa Tổ Đạt Ma quỏ vua Lương Võ Đế cũng nơi đây, như tích:

Vua Lương Võ Đế rất sùng ngưỡng Đạo Phật, chính ông đã chấp nhận và ủng hộ các cao tăng Ấn Độ, sang truyền đạo tại Trung Quốc.

Nhà vua siêng tu bố thí trong nhà Phật.- Nhưng rất chấp tướng Bố thí. Qua tay ông, rất nhiều chùa viện được dựng lên, qui mô cực kì hoành tráng, 480 ngôi. Ông hâm mộ Phật Pháp, hộ trì Phật Pháp, nếu ai muốn xuất gia, ông rất mừng, làm hộ pháp cho ngay.
Lúc Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa truyền Đạo, có vào yết kiến và đàm luận Phật pháp với Võ Đế. Bởi quá chú trọng hình thức.

- Nhà vủa hỏi Tổ:

Trẩm xây chùa , độ Tăng, bố thí thì công đức tôi có lớn chăng?

Tổ sư Đạt Ma trả lời “không chút công đức”, thủ tướng phân biệt, không có công đức.

Còn phước báo lớn chăng? Có hạn, bởi vì còn phân biệt thủ tướng, vì thế phước báo có hạn. Phước báo đó chắc chắn trong cõi trời Dục giới, trời Dục giới có hạn, có hạn này, không phải trời Tứ Vương thì cũng trời Đao Lợi. Phước đức là gì, thế nào là công đức, chúng ta phải làm sáng tỏ, hiểu được, không được hiểu nhầm.

Nhà vua không hài lòng, không thấu triệt được nghĩa lý diệu mầu trong lời Pháp giáo của Tổ, sanh tâm nghi ngờ.

Thấy vậy, Tổ sư từ giã Vua vào chùa Thiếu Lâm ngồi quay mặt vào vách thiền định…

Theo truyền thuyết.- Tiền thân của Võ Đế, xưa là một tiều phu, thường vào rừng đốn củi đổi gạo. Hôm nọ tiều phu gặp một cốt Phật trơ trọi ngoài trời, nắng chảy mưa chan. Ông động lòng ái truất, liền lột cái nón lá đang đội, đội lên cho cốt Phật. Nhờ công phước của tấm lòng thành kính cúng dường ấy, nên kiếp sau ông được phước báo làm vua và hết lòng kính tin, phụng thờ Tam Bảo.
Cũng trong kiếp tiều phu ấy, thường ngày ông lên rừng đốn củi, có mang theo gói cơm để trên vồ đá, đợi khi đói lòng lấy ra dùng. Nhưng đã hai lần khi đốn củi xong, trở lại thì gói cơm của ông “không cánh mà bay đâu mất”, ông rất bực tức đành nhịn đói trở về.
Lần thứ ba ông quyết định tìm ra nguyên nhân vì đâu mà hai lần bị mất gói cơm. Cũng như mọi khi, lần nầy ông để gói cơm trên vồ đá rồi giả vờ xách búa ra đi, nhưng ông núp vào bụi rậm gần đó để rình xem. Một chập sau, thấy một con khỉ lớn đến ôm gói cơm chạy đi. Ông nhảy ra tốc rượt theo quyết đập con khỉ một búa cho hả giận. Khỉ hốt hoảng, song vì mắc ôm gói cơm nên leo lên cây chẳng được, túng cùng thấy cái hang đá gần bên, khỉ liền chun ngay xuống. Tiều phu cạy đá lấp miệng hang. Khỉ ở dưới ăn hết gói cơm lên không được, nên bị đói dần mà chết.
Bởi nghiệp nhân đó, nên khi Lương Võ Đế làm vua, thì con khỉ ấy đầu thai làm Hầu Kiển, lớn lên làm Quân sư cho Võ Đế. Sau Hầu Kiển sanh tâm muốn cướp ngôi vua nên lập kế hoạch gạt vua lên Đài Thành, rồi cho quân bao vây, cấm không cho ai được mang lương thực cho Vua. Thế là Võ Đế phải chết đói tại Đài Thành, để trả cái nghiệp ác tâm đã gây thuở trước.

Có bài kệ than tiếc rằng:

Nhớ thuở trước vua Lương-Võ-Đế,
Tạo chùa-chiền khắp nước tu hành.
Đến chừng sau ngạ tử Đài-thành,
Phật bất cứu vì tâm còn ác.

Kính các Bạn: Trụ Tướng Bố thí.- Phước ít và hạn lượng.- là như thế.- Ngày nay. Cũng có người có lòng Bố Thí, cúng dường. Nhưng cũng trụ trên tướng: Đây là Bậc Chân tu, kia là người giả tu. Đây là Bậc chứng Thánh, kia là loại ma quỷ.

Thưa các Bạn. Trong Đạo Phật. Phật dạy.- Khi chư Tăng thọ thực phải cúng thí cho Quỷ La Sát, Quỷ khoáng dã, chim Đại Bàng cùng ăn. Phật không dạy người Phật tử phải bỏ đói, phải phân biệt đối sử với kẻ thấp hèn.- (Cũng ngụ ý. Quý Thầy đừng quên kẻ bậc dưới, người tu chưa bằng mình)

Pháp lực bất tư nghì,
Từ bi vô chướng ngại.
Thất liệp biến thập phương,
Phổ thí châu sa giới.
Án Độ lợi ích tá ha.

Đại bàng kim sí điểu,
Khoáng dã quỷ thần chúng.
La Sát quỷ tử mẫu,
Cam lồ tất sung mãn
Án mục đế tóa ha


võ đế.jpg
 
Last edited:

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15/9/18
Bài viết
448
Điểm tương tác
68
Điểm
28
Bài 11. Trụ Tướng Bố thí.- Phước ít và hạn lượng.

Chương 11 Ở đoạn kinh :

"Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn.
Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn.
Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn.
Cho một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng chomột vị Tư Ðà Hàm ăn.
Cho một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A La Hán ăn."

* Đây là biểu hiện của sự "Trụ Tướng Bố thí".- Bởi vì căn bản trụ trên tướng:

  • Ta là người cho.
  • Thấy có Các bậc: người ác , người thiện , người thọ ngũ giới , vị Tu Ðà Hoàn , vị Tư Ðà Hàm , vị A Na Hàm , vị A La Hán .
  • Thấy có vật để cho là thức ăn.

* Nghĩa là còn thấy TA là người cho. Các đối tượng được cho. Thấy vật cho để Ăn v.v...

* Tổ Huyền Giác nói:

Trụ tướng bố thí sanh thiên phước,
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không.
Thế lực tận, tiễn hoàn đọa,
Chiêu đắc lai sanh bất như ý.
nghĩa:
Của cho trụ tướng phước trời hưởng,
Ví như tên bắn nhắm hư không.
Ðà bắn hết mũi tên rơi,
Kiếp sau hận cũ lại bời bời,
(Chứng Đạo ca).

Ngày xưa Tổ Đạt Ma quỏ vua Lương Võ Đế cũng nơi đây, như tích:

Vua Lương Võ Đế rất sùng ngưỡng Đạo Phật, chính ông đã chấp nhận và ủng hộ các cao tăng Ấn Độ, sang truyền đạo tại Trung Quốc.

Nhà vua siêng tu bố thí trong nhà Phật.- Nhưng rất chấp tướng Bố thí. Qua tay ông, rất nhiều chùa viện được dựng lên, qui mô cực kì hoành tráng, 480 ngôi. Ông hâm mộ Phật Pháp, hộ trì Phật Pháp, nếu ai muốn xuất gia, ông rất mừng, làm hộ pháp cho ngay.
Lúc Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa truyền Đạo, có vào yết kiến và đàm luận Phật pháp với Võ Đế. Bởi quá chú trọng hình thức.

- Nhà vủa hỏi Tổ:

Trẩm xây chùa , độ Tăng, bố thí thì công đức tôi có lớn chăng?

Tổ sư Đạt Ma trả lời “không chút công đức”, thủ tướng phân biệt, không có công đức.

Còn phước báo lớn chăng? Có hạn, bởi vì còn phân biệt thủ tướng, vì thế phước báo có hạn. Phước báo đó chắc chắn trong cõi trời Dục giới, trời Dục giới có hạn, có hạn này, không phải trời Tứ Vương thì cũng trời Đao Lợi. Phước đức là gì, thế nào là công đức, chúng ta phải làm sáng tỏ, hiểu được, không được hiểu nhầm.

Nhà vua không hài lòng, không thấu triệt được nghĩa lý diệu mầu trong lời Pháp giáo của Tổ, sanh tâm nghi ngờ.

Thấy vậy, Tổ sư từ giã Vua vào chùa Thiếu Lâm ngồi quay mặt vào vách thiền định…

Theo truyền thuyết.- Tiền thân của Võ Đế, xưa là một tiều phu, thường vào rừng đốn củi đổi gạo. Hôm nọ tiều phu gặp một cốt Phật trơ trọi ngoài trời, nắng chảy mưa chan. Ông động lòng ái truất, liền lột cái nón lá đang đội, đội lên cho cốt Phật. Nhờ công phước của tấm lòng thành kính cúng dường ấy, nên kiếp sau ông được phước báo làm vua và hết lòng kính tin, phụng thờ Tam Bảo.
Cũng trong kiếp tiều phu ấy, thường ngày ông lên rừng đốn củi, có mang theo gói cơm để trên vồ đá, đợi khi đói lòng lấy ra dùng. Nhưng đã hai lần khi đốn củi xong, trở lại thì gói cơm của ông “không cánh mà bay đâu mất”, ông rất bực tức đành nhịn đói trở về.
Lần thứ ba ông quyết định tìm ra nguyên nhân vì đâu mà hai lần bị mất gói cơm. Cũng như mọi khi, lần nầy ông để gói cơm trên vồ đá rồi giả vờ xách búa ra đi, nhưng ông núp vào bụi rậm gần đó để rình xem. Một chập sau, thấy một con khỉ lớn đến ôm gói cơm chạy đi. Ông nhảy ra tốc rượt theo quyết đập con khỉ một búa cho hả giận. Khỉ hốt hoảng, song vì mắc ôm gói cơm nên leo lên cây chẳng được, túng cùng thấy cái hang đá gần bên, khỉ liền chun ngay xuống. Tiều phu cạy đá lấp miệng hang. Khỉ ở dưới ăn hết gói cơm lên không được, nên bị đói dần mà chết.
Bởi nghiệp nhân đó, nên khi Lương Võ Đế làm vua, thì con khỉ ấy đầu thai làm Hầu Kiển, lớn lên làm Quân sư cho Võ Đế. Sau Hầu Kiển sanh tâm muốn cướp ngôi vua nên lập kế hoạch gạt vua lên Đài Thành, rồi cho quân bao vây, cấm không cho ai được mang lương thực cho Vua. Thế là Võ Đế phải chết đói tại Đài Thành, để trả cái nghiệp ác tâm đã gây thuở trước.

Có bài kệ than tiếc rằng:

Nhớ thuở trước vua Lương-Võ-Đế,
Tạo chùa-chiền khắp nước tu hành.
Đến chừng sau ngạ tử Đài-thành,
Phật bất cứu vì tâm còn ác.

Kính các Bạn: Trụ Tướng Bố thí.- Phước ít và hạn lượng.- là như thế.- Ngày nay. Cũng có người có lòng Bố Thí, cúng dường. Nhưng cũng trụ trên tướng: Đây là Bậc Chân tu, kia là người giả tu. Đây là Bậc chứng Thánh, kia là loại ma quỷ.

Thưa các Bạn. Trong Đạo Phật. Phật dạy.- Khi chư Tăng thọ thực phải cúng thí cho Quỷ La Sát, Quỷ khoáng dã, chim Đại Bàng cùng ăn. Phật không dạy người Phật tử phải bỏ đói, phải phân biệt đối sử với kẻ thấp hèn.- (Cũng ngụ ý. Quý Thầy đừng quên kẻ bậc dưới, người tu chưa bằng mình)

Pháp lực bất tư nghì,
Từ bi vô chướng ngại.
Thất liệp biến thập phương,
Phổ thí châu sa giới.
Án Độ lợi ích tá ha.

Đại bàng kim sí điểu,
Khoáng dã quỷ thần chúng.
La Sát quỷ tử mẫu,
Cam lồ tất sung mãn
Án mục đế tóa ha


võ đế.jpg
Kính Thầy ạ,

thấy bức tranh này... Tổ Bồ Đề Đạt Ma phải chịu đói mà bỏ đi...

Kính, vạn vấn.
 
Last edited by a moderator:

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
734
Điểm tương tác
696
Điểm
93
Bài 12.- Bố Thí Ba la Mật.

Kính các Bạn. Trong các vị Mạnh Thường Quân làm công việc Bố thí.- Có những vị rất siêu xuất.
Cụ thể: Khi cho hoặc tặng một số tiền tương đối lớn, các vị ấy không cần ghi tên vào danh sách, không cần ghi số tiền là bao nhiêu .- Họ chỉ cho mà không cần tính toán gì cả. Họ nói một từ đơn giản: BA LA MẬT mà.

Vậy Ba la mật là gì ?

Có một ĐH tên Doccoden nhận xét về bài kinh 42 chương- phẩm 11:

"Nó" sắp xếp mọi người và Phật theo thứ bậc từ thấp đến cao, đến nơi cao nhất thì lại là 'không có gì cả, không là gì cả'. Như thế nào là Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng? Câu trả lời thật đơn giản: Vô ngã. Vì bản chất của vũ trụ là không có Bản thể, tức không có Bản ngã, theo nghĩa là một sự vật tự hữu (thực thể). Một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng là người nhận ra thực chất (sự thật tuyệt đối) là không có ai niệm, không có chỗ trú, không có người tu, và cũng...không chứng đắc được gì!

Chúng ta cần phải từ bỏ thói quen tư tưởng đã ăn sâu trong tiềm thức rằng phải có cái gì đó thực hữu làm gốc rễ, từ đó mới sanh tạo vạn vật (bất kể vạn vật là có thật hay không có thật). Nhưng sự thật lại trái với định kiến của của con người: vạn vật được sanh tạo ra từ chỗ không có gì cả! Có thể xem đó là hư không (hư vô). Nhưng 'hư không' mà con người hình dung trong đầu chỉ là tương đối, vì ý nghĩ 'không có' hình thành là do dựa vào ý nghĩ 'có' mà ra. Hư không có thể tạo ra vũ trụ phải là Hư không tuyệt đối.

........

Thật ra với thói quen chấp ngã của con người cũng có thể dùng thuyết nguyên tử để giải thích thắc mắc trên của bạn Vạn Vấn một cách dễ hiểu, tuy rằng không giúp liễu ngộ chân lý. Ai cũng biết rằng vạn vật tuy có sai biệt khác nhau (thế giới tương đối) nhưng tất cả đều do các nguyên tử như nhau hợp thành (thế giới tuyệt đối). Không có người tu hành hay chứng đắc, ở 'bậc cao' hay 'bậc thấp' cũng chỉ có các nguyên tử như nhau. Có sự sanh diệt tương đối do sự giả hợp của các nguyên tử, nhưng chúng lại không sanh diệt mà vẫn luôn hiện hữu từ trước khi sanh và sau khi diệt. Mọi thứ đều do nguyên tử tác hợp mà thành, khi hoại diệt lại trở về nguyên tử.
(lượt trích)

Ở đoạn cuối bài kinh 42 chương- phẩm 11 diễn tả về Ba la mật:

"Cho/(cúng dường) một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".(hết trích).

Ở đoạn kinh này.- Nếu phóng tâm tìm ở bên ngoài. Chúng ta sẽ truy vấn, suy tưởng đó là các vị Phật ở đâu đó xa xâm trên thế gian. Nhưng nếu quay lại tự tâm, thì chúng ta có thể thấy ra "vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ".- Là bây giờ và ở đây.

Nghĩa là nếu cúng dường, bố thí Ba la Mật. TAM LUÂN KHÔNG TỊCH.- Thì không có người cúng, không có Phật bị cúng. Không có vật để cúng.- Thì khi ấy: Còn ai niệm ? Còn ai Trụ ? Còn ai Tu ? Còn ai Chứng ?


  • Tất cả Đều Vô Ngã.
  • TẤT CẢ ĐỀU BÌNH ĐẲNG TÁNH KHÔNG, ĐỀU CHƠN NHƯ BẤT ĐỘNG.
  • Khi ấy cúng dường cho bất cứ ai, cũng là cúng dường Phật. Đều cũng là cúng dường "vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ".

ĐTĐL có pháp thoại: Tâm Sanh phước, không phải Điền sanh phước.Như sau:

Ngài Xá Lợi Phất dâng bát cơm cúng cho Phật. Phật bèn dùng bát cơm đó cho con chó ăn. Phật hỏi: Ông cúng cho Phật bát cơm, Phật dùng bát cơm đó cho chó ăn. Vậy Phước nào nhiều hơn ?
Phật dạy: Phước đức sau nhiều hơn.- Tâm Sanh phước, không phải Điền sanh phước.- Vì là Bố Thí Ba la Mật. (hết trích)
cúng phật.jpg
Tư duy:
* Điền tức là ruộng. Phật ví "Tam Bảo" như miếng ruộng phước, nếu chúng sanh gieo vào đó sẽ được bội thu phước báo.

....... Ở pháp thoại trên, có ý nhấn mạnh do tâm bố thí mà sanh phước, chứ thật sự Điền chỉ là trợ duyên thôi.

+ Nghĩa là do phát tâm Bố thí mà có phước.
- Thí dụ như: Người Phật tử đến chùa, dâng hương hoa, tiền bạc vật dụng cúng dường "TƯỢNG" Phật, thì được vô lượng phước báo. Vì thật ra khi cúng đó là cúng bức tượng xi măng, tượng gổ, chứ đâu phải cúng Phật (Phật đã nhập Niết bàn rồi), nhưng do THÀNH TÂM, vọng cúng mà sanh phước đó là tâm sanh phước.

+ Lại nữa. Ở pháp thoại trên. Sở dĩ phước báo có hơn kém nhau là vì dụng tâm có sai khác nhau.

- Ngài Xá lợi Phất dâng bát cơm cúng Phật là bố thí (Đàn) có sở đắc. Phật cho con chó ăn, không có tâm sở đắc (đàn Ba la mật) nên phước đức lớn hơn.

+ Lại như trong kinh, đã nói rằng: Cúng dường Phật hay cúng dường Tăng phước báo như nhau, sai khác chỉ là do tâm sở đắc hay vô sở đắc mà thôi.
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,148
Điểm tương tác
743
Điểm
113
Bài 12.- Bố Thí Ba la Mật.

Kính các Bạn. Trong các vị Mạnh Thường Quân làm công việc Bố thí.- Có những vị rất siêu xuất.
Cụ thể: Khi cho hoặc tặng một số tiền tương đối lớn, các vị ấy không cần ghi tên vào danh sách, không cần ghi số tiền là bao nhiêu .- Họ chỉ cho mà không cần tính toán gì cả. Họ nói một từ đơn giản: BA LA MẬT mà.
...
+ Lại như trong kinh, đã nói rằng: Cúng dường Phật hay cúng dường Tăng phước báo như nhau, sai khác chỉ là do tâm sở đắc hay vô sở đắc mà thôi.

Dạ thưa Thầy, hề hề, vậy khi có người cúng một số tiền, dụ như 5.000 - 10.000 vnđ rồi nói Ba la mật thì có là siêu xuất không ạ?

Kính, trừng hải
 

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
734
Điểm tương tác
696
Điểm
93
Dạ thưa Thầy, hề hề, vậy khi có người cúng một số tiền, dụ như 5.000 - 10.000 vnđ rồi nói Ba la mật thì có là siêu xuất không ạ?

Kính, trừng hải
Bài 13.- tài vật cúng dường ít.- Có khi không là Ba la mật !

Kính Bác Trừng Hải.
Theo VQ tài vật cúng dường ít.-
  • Có khi không là Ba la mật !
  • Có khi là Ba la mật !

Như 2 chuyện tích sau đây:

1/. Tích Mục Liên- Thanh Đề:

Có một Sư trụ trì một ngôi chùa. Một đêm nọ có điềm mộng báo rằng ngày mai sẽ có một đại thí chủ đến dâng đại lễ cúng dường.
Sáng hôm sau, Sư phải đi làm Phật sự, nên sư dặn dò lại các đệ tử ở lại chùa tiếp đón khách hành hương chu đáo như điềm báo!
Các đệ tử ở chủa chờ gần cả ngày chẳng có ai tới, xế qua chiều rồi cũng chẳng thấy ai, nghĩ chỉ là mộng vẩn vơ thôi ! nên đóng cổng chùa.
Lát sau, trời sụp tối có hai vợ chồng già đến gọi cổng chùa xin dâng cúng lon gạo nếp, mà hai vợ chồng già đã bõ công lựa từng hạt. Các sư trẻ ở chùa bấy giờ, mệt mỏi cả ngày, lại thấy chỉ là lon gạo bình thường chẳng có gì quý báo nên lấy cớ không có Sư cả ở chùa nên không tiếp, hai vợ chồng cố nài nỉ được vào cúng Phật thôi, cũng không được, thậm chí xô đẩy làm lon gạo văng ra khỏi tay ông bà tung tóe khắp nơi.
Bấy giờ, bà vợ nỗi sân lên thề rằng : cả đời này cho đến những kiếp sau thấy chùa là phá chùa, xô tượng.
Mấy hôm sau, Sư Cả về, hỏi thăm vị Đại thí chủ như mộng báo có hay không ? mấy sư trẻ bảo rằng không. Nhưng có một sư trẻ kể lại chuyện vợ chồng già cúng lon gạo nếp, bị văng vãi tứ tung, và lời thề độc.
Sư Cả biết đó chính là điềm mộng báo, lại hối hận vì không chu toàn, làm cho người sanh ác tâm thốt ra lời độc địa.
Vì vậy, Sư Cả tới trước tượng Phật sám hối việc làm, và phát lời thệ nguyện lớn :

Đời đời kiếp kiếp luân phiên.
Nguyện làm con mãi, không phiền muộn chi.
Làm con bà thí chủ kia.
Hầu mong trả dứt nghiệp đi cho bà.
Nghiệp bà vừa mới gây ra.
Và thệ nguyện liền :
Khi bà phá phách chùa chiền.
thời con tâm nguyện xây thêm cảnh chùa.
Khi bà bất kính cửa từ.
Khinh thường các giới đang tu thuận thành
Thời con nguyện được tu hành
Nguyện theo bà mãi loanh quanh chẵng rời.
Nguyện thề xin mãi ghi lời.
đến khi bà dứt nghiệp rồi mới yên.

Thầy trụ trì chính là tiền thân Mục Kiền Liên, còn người thề độc là thân mẫu Thanh Đề.
Vì nhân duyên bố thí này mà bà Thanh Đề trong những kiếp sau đều sinh ra trong cảnh giàu sang, phú quý nhưng lại cực kỳ căm ghét chư tăng chùa chiền nên tìm nhiều cách phá hoại chùa chiền, xúc phạm chư Tăng. (chưa được Ba la mật.- Vì còn thấy Ngã- Nhơn- Vật thí).
Về sau, khi phước đã hưởng hết, bà đọa vào địa ngục, con của bà (lúc này là ngài Mục Kiền Liên) mới tìm cách cứa bà ra khỏi địa ngục và đó là nhân duyên Phật thuyết kinh Vu Lan.
mục liên.jpg

Như vậy là của cúng dường ít mà không được Ba la Mật.
 

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
734
Điểm tương tác
696
Điểm
93
Bài 14.- tài vật cúng dường ít.-Có khi ít mà là Ba la mật !

Như chuyện tích 2 vợ chồng nghèo sau đây:

Kinh hiền ngu nhân duyên. Phẩm Thứ Hai Mươi Mốt: Hai Vợ Chồng Nghèo.

Chính tôi được nghe: Một thời Đức Thế Tôn ở nước Xá Vệ, tại tinh xá Kỳ Hoàn giảng thuyết cho bốn chúng tu tập.

Thuở đó có ông Trưởng giả sinh được cô con gái, dong nghi tốt đẹp, vào bậc nhất nhì hạng nữ lưu trong nước, lạ thay! Cô này sinh ra đã có miếng lụa trắng bọc quanh người. Thấy thế cha mẹ cô cho là quái gở, mời thầy về coi, thầy nói:

– Ông bà không lo, cô gái của ông bà có phước đức lớn, và tôi xin đặt tên cho cô là Thúc Ly.

Thúc Ly lớn thì miếng lụa cũng lớn theo. Cô xinh đẹp lại con nhà sang trọng, nên trong nước nơi xa, nơi gần, đều đến cầu hôn, nhưng cô không ưng thuận một ai.

Hôm ấy cha cô gọi thợ gốm về nhà làm các đồ nữ trang, cô hỏi:

– Thưa cha! Cha làm những vật này để làm gì?

– Con đã lớn tuổi, cha làm cho những vật này để gả chồng cho con.

– Thưa cha! Vợ chồng chỉ có nhất thời, con xét vô ích, chỉ gây thêm cái đau khổ cho mình mà thôi, ý con muốn xuất gia tu đạo giải thoát là hơn.

Ông bà chỉ sinh được mình cô, nên tùy ý chứ không cưỡng ép.

Hôm sau ông đi mua lụa sạch điệp về may áo, cô hỏi:

– Thưa cha! Lụa này để may áo gì?

– Cha may áo Ngũ Điều cho con đi xuất gia!

– Thưa cha! Khỏi phải may nữa! Tấm áo con đương mặc đây đủ rồi, xin cha dẫn con đến nơi Phật ngự!

Hôm sau cả hai ông bà và cô cùng đi yết kiến Phật tới nơi cúi đầu làm lễ bạch rằng:

– Kính lạy đức Thế Tôn! Thân người khó được, gặp Phật tại thế lại khó hơn, cúi xin Ngài từ bi tế độ cho con được xuất gia tu đạo!

Phật dạy: Thiện Lai Tỷ Khưu! Ngài nói dứt lời đầu cô rụng hết tóc, còn tấm lụa trên mình cô biến thành áo Cà Sa Ngũ Điều. Phật giao cô cho bà Đại A Đạo Tỷ Khưu Ni dạy bảo pháp tu, cô tu hành tinh tiến, chẳng bao lâu chứng quả A La Hán.

Tôi thấy thế cho làm lạ nên tôi (A Nan) quỳ xuống thưa rằng:

– Kính lạy Đức Thế Tôn! Thúc Ly Tỷ Khưu Ni xưa tu công đức gì, nay được sinh vào nhà tôn quý, lại có mảnh lụa trắng sinh theo, xuất gia chưa được bao lâu đã chứng quả La Hán, cúi xin chỉ giáo cho chúng con được rõ.

Phật dạy rằng: – Này ông A Nan hãy nghe cho kỹ, tôi sẽ nói cho ông hay!

– Dạ con xin chú ý nghe!

– A Nan! Đời quá khứ đã quá lâu xa, có đức Phật ra đời, hiệu là Tỳ Bà Thi, thường ngày Ngài cùng các đệ tử đi tế độ nhân gian, đi đến đâu vua quan dân chúng cúng dàng rất đông, và đặt ra những kỳ đại hội để thỉnh Phật thuyết pháp.

Khi đó một thầy Tỷ Khưu có lòng quảng đại, muốn tiếp phúc cho nhân dân, nên ngài chăm đi khuyến hóa từng nhà, làm hạnh bố thí và nghe giảng thuyết chánh pháp của Như Lai.

Thuở đó có một thiếu phụ nhà rất nghèo khổ, hai vợ chồng chỉ có mảnh vải che thân, nếu chồng đi xin thì chồng mặc, vợ trần truồng ngồi trong đống cỏ khô, nếu vợ đi xin thì vợ mặc, chồng trần truồng ngồi trong đống cỏ khô.

Thầy Tỷ Khưu đi qua ngó thấy cô, Ngài nói rằng:

– Cô nên biết: Được sinh làm người là khó, gặp Phật tại thế lại khó hơn, hiện nay đức Phật đang thuyết pháp, cô đi đến nghe thuyết pháp được phước vô lượng, con người tham sẻn bị tội nghèo đói, chăm làm hạnh bốt thí được phước giàu sang.

– Dạ! Kính bạch Đại Đức, con rất sung sướng được nghe lời của Ngài giáo hóa, xin Ngài hãy đứng đây chờ con một chút!

Cô vào nhà bảo chồng rằng:

– Anh ơi! Ngoài ngõ có một vị Sa Môn khuyên chúng ta nên đến gặp Phật, để nghe Phật thuyết pháp, và khuyên ta nên làm việc bố thí, là vì đời trước không biết bố thí nên kiếp này bị nghèo cùng khổ não, bây giờ ta phải làm cách gì, để trồng cái nhân lành, ngõ hầu kiếp sau mới có phần an hưởng.

Đáp: – Nhà ta nghèo đói như thế này, được bữa hôm mất bữa mai, biết lấy gì mà bố thí.

– Anh ơi! Đời trước tham sẻn, lại không biết làm hạnh bố thí cho nên đời này, bị nghèo khốn, nếu kiếp này không làm nhân bố thí đời sau lấy phước gì để nương cậy? Bây giờ anh hãy nghe tôi, tôi quyết định bố thí.

Người chồng thầm nghĩ: “Hay là vợ ta có chút của riêng”, thì cứ đồng ý đi:

– Phải em cứ bố thí đi, việc đó anh rất vui lòng!

– Thưa anh! Em muốn đem mảnh vải của em đang khoác đây ra để cúng dàng, anh có ưng thuận không?

– Hai vợ chồng chúng ta chỉ có một mảnh vải này, che thân để hằng ngày đi xin nuôi nhau, bây giờ đem cúng dàng thì lấy gì che thân mà đi xin, ngồi nhìn nhau mà chết hay sao?

– Anh ơi! Con người ai cũng phải chết, không bố thí với bố thí, rồi cũng chết cả, thà bố thí mà chết, đời sau còn có phước lành, hưởng quả báo giàu sang, không làm hạnh cúng dàng bố thí sau rồi cũng chết, trái lại đời sau không có nhân lành trông cậy.

Người chồng nghe vợ nói phải, vui vẻ đáp:

– Em nói thế hay lắm! Bây giờ chúng ta giữ lấy phần chết, đem cúng dàng cầu phước lành cho đời sau!

Cô thấy chồng có lòng cương quyết và vui vẻ, nên ra thưa rằng:

– Kính bạch Đại Đức, xin Ngài trèo lên mái nhà, con có chút vật mọn dâng Ngài về cúng Phật.

– Muốn cúng thì dâng trước mặt ta, để ta chú nguyện cho, trèo lên mái nhà làm chi?

– Bạch Đại Đức, vợ chồng con chỉ có một mảnh vải này, trong nhà không có vật gì khác nữa, sợ lõa lồ thân thể đàn bà xấu ác, tội nghiệp, nói xong vào nhà đóng cửa, cởi mảnh vải vất qua cửa sổ cúng dàng.

Thầy Tỷ Khưu thấy vợ chồng nhiệt tâm như vậy, mặc dầu bẩn cũng cứ nhận làm phép chú nguyện mang về dâng Phật.

Vừa về tới Tinh Xá, Phật hỏi ngay:

– Tỷ Khưu mang mảnh vải ấy lại đây cho ta!

– Dạ! Kính lạy đức Thế Tôn, nhận lòng thành cúng dàng của vợ chồng nhà nghèo.

Phật liền đỡ lấy, và có vẻ thương!

Lúc đó có ông vua, hoàng hậu, cung phi, thể nữ, quan đại thần, dân chúng đương ngồi nghe Phật thuyết pháp, ai cũng có chút tâm lạ với Phật, vì Phật cầm cái mảnh vải đầy nhơ bẩn cáu ghét tanh hôi. Phật biết tâm của đa số người như thế, ngài nói:

– Ta xem trong đại hội này, phát tâm làm việc bốt thí lớn và thanh tịnh, thì không ai hơn được người này!

Nghe Phật nói, tất cả đại hội đều sợ, Bà Hoàng hậu vui vẻ cởi áo của mình và nữ trang, vua cũng lấy áo và tiền bạc, sai người mang đến cho hai vợ chồng Đàn Ly Già, và mời ngay đến chốn Phật nghe pháp.

Nhân thế đức Phật thuyết về phước báu bố thí và tội keo sẻn trộm cắp cho đại chúng nghe, khi đó có rất nhiều người phát tâm tu hạnh bố thí!

Tới đây Phật nhắc lại rằng:

– A Nan! Ông nên biết vợ Đàn Ly Già, thuở đó nay là Tỷ Khưu Ni Thúc Ly vì phát tâm thanh tịnh cúng dàng, nên trong chín mươi mốt kiếp, sinh nơi đâu cũng có tấm lụa sinh theo, lại được giàu sang sung sướng an vui. Cũng bởi nghe Phật thuyết pháp và có tâm cầu giải thoát, nên đời nay được gặp ta chứng quả A La Hán như thế đó, các ông cũng nên tinh tiến nghe pháp và bố thí, ngày sau sẽ kết quả trang nghiêm.

Phật thuyết xong, có rất nhiều người phát tâm cúng dàng, làm hạnh bố thí, ai nấy đều vui vẻ lễ kính mà lui.
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường Czng_y10


Kính Bác Trừng Hải và các Bạn.

của làm duyên chớ ngại ít nhiều:

Kính lạy Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo,
Chứng lòng con hiếu thảo cúng dường.
Của này vốn của thiện lương,
Chúng con tạo sắm bằng phương pháp lành.
Nay phát nguyện lòng thành dâng cúng,
Xin ơn trên hưởng dụng chứng minh.
Nguyện cầu cho cả chúng sinh,
Cùng là quyến thuộc gia đình chúng con.
Kẻ hiện tại vẹn tròn quả phước,
Người thác rồi lại được siêu sinh.
Ngưỡng nhờ Phật Pháp oai linh,
Ơn dày Tam Bảo phước lành ban ra. O (lạy)

Nam-mô Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. O (3 lần)

Ba la mật là vậy.
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,148
Điểm tương tác
743
Điểm
113
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (hết)

Hề hề,

Biết về phép Bố thí - Cúng dường nhưng quan tâm quá nhiều đến chỗ thành tựu quả phước thì đã đi vào ngả rẽ mà rời xa Phật đạo bởi phép Bố thí - Cúng dường là để bào mòn dần lòng tư hữu giảm bớt lửa Tham, Sân làm sạch Tâm địa, gầy dựng Tứ vô lượng tâm cho đến lúc Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật đạo.

Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 8)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên