trừng hải

Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (hết)

Hề hề,

Biết về phép Bố thí - Cúng dường nhưng quan tâm quá nhiều đến chỗ thành tựu quả phước thì đã đi vào ngả rẽ mà rời xa Phật đạo bởi phép Bố thí - Cúng dường là để bào mòn dần lòng tư hữu giảm bớt lửa Tham, Sân làm sạch Tâm địa, gầy dựng Tứ vô lượng tâm cho đến lúc Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật đạo.


Trừng Hải
Bài 15.- Bố Thí dẫn sanh Thiện Pháp.

Mô Phật. Bác Trừng Hải lo sợ là đúng.

- Tuy nhiên Cổ Đức nói: "Yếu đăng giác ngạn duy tu Đàn Độ vi tiên".
Nghĩa là: Muốn lên bời Giác, trước nhất phải tu bố thí cúng dường.

Kinh Đại Bát Nhã, Đức Phật dạy Bố Thí Ba la Mật "Dẫn Sanh" 5 Ba la Mật kia. (Vấn đề này VQ kính xin trích dẫn ĐT ĐL để hầu các Bạn ạ).

ĐT ĐL có bài Tán Thán Pháp Bố Thí như sau:

" Có 2 hạng người rất khó được". Đó là:

  • Tỳ kheo xuất gia được giải thoát.
  • Cư sĩ tại gia thanh tịnh bố thí.

....... Bố thí thanh tịnh như vậy được vô lượng phước báo, đời đời chẳng mất; ví như trồng cây đúng thời tiết thì cây được tốt tươi, đơm hoa kết trái. Vì sao?

Vì:

  • Diệt hết các kiết sử là khai mở đạo Niết Bàn.
  • Không luyến tiếc vật sở hữu là trừ được xan tham.
  • Sanh tâm cung kính người thọ thí là trừ được tật đố.
  • Trực tâm bố thí là trừ được siễm khúc.
  • Nhất tâm bố thí là trừ được trạo cử.
  • Tư duy bố thí là kết tụ công đức.
  • Không chấp thủ tài vật là trừ được tham ái.
  • Thương xót người thọ thí là trừ được kiêu mạn.
  • Biết làm các pháp thiện là trừ được vô minh.
  • Tin có quả báo là trừ được tà kiến.
  • Biết quyết định có quả báo là trừ được tâm nghi.

....... Bố thí như vậy thì 6 căn đều được thanh tịnh, thiện tâm tăng trưởng, nội tâm nhu nhuyến khinh an. Do quán quả báo công đức, nên được tín tâm thanh tịnh.

....... Bố thí như vậy là được đầy đủ các pháp thiện được thân tâm nhu nhuyến, hỷ lạc, được nhất tâm, được thật trí huệ.

....... Lại nữa, do bố thí như vậy, mà làm nảy sanh ở trong tâm đầy đủ 8 Thánh Đạo, 37 Phẩm Trợ Đạo v.v...

....... Lại có trường hợp, do bố thí mà được 32 tướng tốt, được làm vị Chuyển Luân Thánh Vương, có được đầy đủ 7 báu v.v... (hết trích)
chu_thien1.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15/9/18
Bài viết
484
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Kính Thầy ạ, Kính chư vị đồng học ạ,

Tứ đại từ Như Lai Tạng Tâm mà ra, Tứ đại tạo tắc thân này, vật chất này... vậy cúng dường, bố thí còn có nghĩa không ạ?

Kính, vạn vấn.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Kính Thầy ạ, Kính chư vị đồng học ạ,

Tứ đại từ Như Lai Tạng Tâm mà ra, Tứ đại tạo tắc thân này, vật chất này... vậy cúng dường, bố thí còn có nghĩa không ạ?

Kính, vạn vấn.
Bài 16.- Bố Thí trừ được Vô Minh.-, Phát sanh Trí Huệ.

Kính Bạn Vạn Vấn:

Bạn nói:

"Tứ đại từ Như Lai Tạng Tâm mà ra,".- Là đúng.
Nhưng câu nói:
"Tứ đại tạo tắc thân này,".- Là chưa đúng !

Thật ra:
Tứ Đại là Địa, Thủy, Hỏa, Phong. Tánh nó Thanh Tịnh Bản nhiên là pháp rốt ráo thanh tịnh không sanh, không diệt. Tóm lại Tứ Đại không sanh ra thân này. Mà thân này là Do NGHIỆP LỰC, VÔ MINH SANH.
Tổ Quy Sơn dạy:

Hán-Việt:

Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cộng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vi bội.

Việt:


Do nghiệp lực trói buộc mà có thân, nên chưa thoát khỏi các khổ lụy về thân. Thọ nhận cái tinh huyết của cha mẹ, lại vay mượn các duyên mà hợp thành. Tuy nương nơi bốn đại mà duy trì nhưng bốn đại ấy thường chống trái lẫn nhau.
((Quy Sơn Cảnh Sách).

Kính Bạn VV và các Bạn:

Do vậy muốn thoát khỏi bờ bên đây là Vô Minh, trờ về bên kia là Bến Giác phải tu Bố Thí, cúng dường.
Tổ dạy:
"Yếu đăng Giác Ngạn, chỉ tu ĐÀN ĐỘ vi tiên"

ĐT ĐL Tổ Long Thọ dạy.- Bố Thí trừ được VÔ MINH. Như đoạn luận sau đây:

...... Bố thí thanh tịnh như vậy được vô lượng phước báo, đời đời chẳng mất; ví như trồng cây đúng thời tiết thì cây được tốt tươi, đơm hoa kết trái. Vì sao?

Vì:
  • Diệt hết các kiết sử là khai mở đạo Niết Bàn.
  • Không luyến tiếc vật sở hữu là trừ được xan tham.
  • Sanh tâm cung kính người thọ thí là trừ được tật đố.
  • Trực tâm bố thí là trừ được siễm khúc.
  • Nhất tâm bố thí là trừ được trạo cử.
  • Tư duy bố thí là kết tụ công đức.
  • Không chấp thủ tài vật là trừ được tham ái.
  • Thương xót người thọ thí là trừ được kiêu mạn.
  • Tin có quả báo là trừ được tà kiến.
  • Biết quyết định có quả báo là trừ được tâm nghi.
  • Biết làm các pháp thiện là trừ được vô minh. (hết trích)
Nên Bố Thí trừ được Vô Minh.-, Phát sanh Trí Huệ.

Mến

bố thí.jpg
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,238
Điểm tương tác
873
Điểm
113
Hề hề,

Đại đạo của phép Bố thí, Cúng dường là để bào mòn lòng tư hữu, giảm bớt lửa tham, sân, làm sạch Tâm địa, gầy dựng Tứ vô lượng tâm để bước vào Phật đạo. Cho nên với người Y Pháp phụng hành thì quả phứớc do phép Bố thí, Cúng dường mang lại chỉ là cành con, lá bé hay nói theo ngôn ngữ thông tục thì chỉ là phó phẩm mà thôi.
Người chạy theo Quả phước do Bố thí, Cúng dường mang lại do đắm say dục lạc nhân thiên mà bỏ quên việc Tu tâm (Thân, Tâm thanh tịnh) là đã bước vào ngả rẻ thì sẽ mất Đại đạo trong nháy mắt.
Cũng vậy, với người tán thán quả phước nhân thiên do Bố thí, Cúng dường, hề hề như nói "Ồ, công đức vô lượng"...mà không phân biện rạch ròi Bố thí có tiểu, có đại và vô lượng để khuyến tấn người phát tâm Bố thí, Cúng dường là đã sanh tà tâm rồi vậy.


Trừng Hải

Note: Cũng phải tiết lộ một chút để thấy rõ "Đại sự nhân duyên" vốn là Bất khả tư nghì.
Trong Phật giáo vẫn có phép duy trì thành quả về Pháp, Tài, Danh, Thế...để Pháp tử có thể thọ hưởng việc mật truyền, quyền thế, giàu sang...từ đời này sang đời khác. Như phép truyền thừa của dòng Tulkou/Tạng truyền để tiếp tục quá trình tu học, tu hành; phép Đại pháp Vương/Thiền mật Đàm bố giúp cho sự kế thừa vương vị từ đời này sang đời khác; hay việc giữ gìn tài sản của các đại dòng tộc...Nhưng rõ ràng nó đâu có phổ biến mà tùy nhân duyên Vị, Xứ, Thời để bậc đạo sư truyền Pháp vậy!

Vậy nên việc của Pháp tử sơ cơ chỉ nên là Y Pháp Phụng Hành xây dụng tín tâm chờ ngày giải thoát, nhập vào Pháp đạo rồi mới đến việc phụng sự Đại sự nhân duyên vậy.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Hề hề,

Đại đạo của phép Bố thí, Cúng dường là để bào mòn lòng tư hữu, giảm bớt lửa tham, sân, làm sạch Tâm địa, gầy dựng Tứ vô lượng tâm để bước vào Phật đạo. Cho nên với người Y Pháp phụng hành thì quả phứớc do phép Bố thí, Cúng dường mang lại chỉ là cành con, lá bé hay nói theo ngôn ngữ thông tục thì chỉ là phó phẩm mà thôi.
Người chạy theo Quả phước do Bố thí, Cúng dường mang lại do đắm say dục lạc nhân thiên mà bỏ quên việc Tu tâm (Thân, Tâm thanh tịnh) là đã bước vào ngả rẻ thì sẽ mất Đại đạo trong nháy mắt.
Cũng vậy, với người tán thán quả phước nhân thiên do Bố thí, Cúng dường, hề hề như nói "Ồ, công đức vô lượng"...mà không phân biện rạch ròi Bố thí có tiểu, có đại và vô lượng để khuyến tấn người phát tâm Bố thí, Cúng dường là đã sanh tà tâm rồi vậy.


Note: Cũng phải tiết lộ một chút để thấy rõ "Đại sự nhân duyên" vốn là Bất khả tư nghì.
Trong Phật giáo vẫn có phép duy trì thành quả về Pháp, Tài, Danh, Thế...để Pháp tử có thể thọ hưởng việc mật truyền, quyền thế, giàu sang...từ đời này sang đời khác. Như phép truyền thừa của dòng Tulkou/Tạng truyền để tiếp tục quá trình tu học, tu hành; phép Đại pháp Vương/Thiền mật Đàm bố giúp cho sự kế thừa vương vị từ đời này sang đời khác; hay việc giữ gìn tài sản của các đại dòng tộc...Nhưng rõ ràng nó đâu có phổ biến mà tùy nhân duyên Vị, Xứ, Thời để bậc đạo sư truyền Pháp vậy!

Vậy nên việc của Pháp tử sơ cơ chỉ nên là Y Pháp Phụng Hành xây dụng tín tâm chờ ngày giải thoát, nhập vào Pháp đạo rồi mới đến việc phụng sự Đại sự nhân duyên vậy.
Bài 17.- Bố Thí Pháp Nhãn.

Kính cảm ơn Bác Trừng Hải.
Có lẻ vì thương mà lo sợ ở thời điểm nhạy cảm này, mà VQ lại tán thán Bố thí cúng dường thì sẽ bị thế gian chà đạp !!! Mà Bác Trừng Hải khuyên nhắc.
Vâng ! Nhân duyên này VQ nhớ lại Ngài Xá Lợi Phất, từng bố thí con mắt pháp nhãn cho chúng sanh mà bị chà đạp như sau:

Ngài Xá Lợi Phất tu bố thí trong 60 kiếp. Một hôm ngài gặp một người đến xin bố thí, ngài liền nói “Ông đến xin tài vật của tôi, dẫn đến xin thân của tôi, tôi cũng sẵn sàng cho ông cả”.
Người ấy nói: “Tôi chỉ muốn xin con mắt của ông thôi. Tôi chẳng muốn xin tài vật của ông cũng chẳng muốn xin hết cả thân của ông”.
Ngài Xá Lợi Phất bèn tự móc mắt của mình trao cho người ấy.

Vừa cầm con mắt trên tay, người ấy liền vứt ngay xuống đất, lấy chân chà lên.

Ngài Xá Lợi Phất tự nghĩ rằng: “Hạng người tệ ác như vậy, ta không thể độ được”.

phnhan.png


Kính Bác Trừng Hải và các bạn. VQ tuy trí tuệ không bằng Tôn Giả Xá Lợi Phất. Nhưng cũng nguyện học theo hạnh nguyện của ngài mà bố thí con mắt Chánh Pháp nhỏ nhoi này. Nếu chúng sanh có chà đạp thì cũng cam lòng nhận chịu ạ.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 18.- Lục Độ độ Lục Tệ.

Kinh nói: "Dĩ lục độ, độ lục tệ"

Lục độ gồm có:
1) Bố thí: để khỏi cái tệ tham lam bỏn xẽn
2) Nhẫn nhục: để khỏi cái tệ nóng nảy, sân hận
3) Trí huệ: để khỏi cái tội si mê
4) Tinh tấn: để khỏi cái tệ biếng nhác, giải đãi.
5) Trì giới: để khỏi cái tội hủy phạm giới luật.
6) Thiền định: để khỏi cái tệ tán loạn.

images.jpg


“Sanh tử vi thử ngạn,
Niết Bàn vi bỉ ngạn”
Phiền não thị trung lưu,
Trí tuệ vi thuyền phiệt.

Nhưng ở Kinh Bát Nhã - ĐT ĐL dạy sâu sắc hơn rằng: Bố Thí dẫn sanh 5 Ba la mật kia.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 19.- Bố Thí dẫn sanh Bát Nhã Ba la mật.

Trong ĐT ĐL có dạy:
+ Hỏi: Thế nào gọi là “Bố thí dẫn sanh Bát nhã Ba-la-mật ”?
- Đáp: Khi bồ thí Bồ tát biết rõ các quả báo của bố thí, như do bô thí mà phá tan được các tà kiên vô minh. Như vậy gọi là “bô thí dẫn sanh Bát nhã Ba-la-mật”.

Lại nữa, do bố thí mà Bồ tát rõ biết được người có trì giới, người không trì giới. Bồ tát biết người không có trì giới thường làm các việc ác, mà có làm bố thí thì sau khi chết đi, tuy sanh làm thân trâu ngựa, tuy phải bị chở nặng,tuy bị đánh đập , tuy bị người CỠI.. . nhưng vân có thể được sanh vào nhà tốt, được ăn uông đầy đủ. Bồ tát cũng biết người có tâm sân nhué, siễm khúc mà thường làm bố thí, thì sau khi chết tuy phải đọa làm thân rồng, nhưng vẫn được cung điện, được 7 báu, được ăn ngon, hưởng dục lạc. Bồ tát cũng biết người làm quan,hà hiếp dân lành, nhưng lại lấy tài vật của họ đem ra bồ thí, thì sau khi chết, tuy bị đọa làm thân Kim Sí Điều, nhưng vẫn được tự tại vẫn có được bảo châu.

Bồ tát cũng biết người do uống rượu thường sân hận với người khác, mà có bố thí thì sau khi chết tuy bị đọa làm thân quỷ Dạ xoa, nhưng vẫn được ăn uống đầy đủ, được nghe âm nhạc. Bồ tát cũng biết người bồ thí xe ngựa, các phương tiện chuyển vận, thì dù có tánh xấu mà do làm bố thí, thì sau khi chết tuy bị đọa làm thân Phi Hành Dạ xoa, nhưng vẫn có đại lực, đi nhanh như gió thôi. Bồ tát cũng biết người có tâm tật đố, ưa tranh cãi nhưng có đem phòng xá, y phục, các thứ ăn uống ra bồ thí,thì sau khi chết tuy bị đọa làm thân Hư Không Dạ xoa nhưng vẫn có đủ các vật dụng cần dùng.

Cũng do bố thí mà Bồ tát rõ biết: Người bố thí thức ăn sẽ được sắc mặt vui vẻ, người bố thí đồ mặc sẽ được đoan chánh, an lạc, người bố thí nhà cửa, cung điện sẽ tự nhiên có 5 dục lạc, người bế thí hồ nước, giếng nước, ao hỗ, sông suối sẽ khỏi lâm vào cảnh đói khát, có đầy đủ 5 dục lạc, người bố thí cầu cống, đường sá, giày đép sẽ được xe ngựa đầy đủ, người bồ thí đất đai ruộng vườn sẽ được phú quý, đoan chánh,an lạc.

Cũng do bố thí mà Bồ tát rõ biết: Người thường bố thí tu phước đức, đù có tạo nghiệp hữu vi không tốt cũng sẽ được sanh lên cõi trời Tứ Thiên vương, người bố thí cúng đường, cung phụng cha mẹ, bà con thân thích lại chẳng khởi sân hận, chăng ưa tranh cãi sẽ được sinh lên cõi trời Đao Lợi thiên,Đâu Suất Đà thiên, Dạ Ma thiên, Tự Tại thiên...Cũng do nhân duyên bố thí mà Bồ tát rõ biết: Bồ thí với tâm không nhiễm trước, tâm nhàm chán thế gian, tâm cầu vui Niết bàn, là pháp bố thí của A-la-hán và Bích Chi Phật, bố thí vì Phật Đạo,bố thí vì chúng sanh là pháp bố thí của Bồ tát.

Như vậy, do nhân duyên hành bồ thí, mà Bồ tát phân biệt được hết thảy các quả báo của bồ thí, nên nói“Bồ tát hành bố thí dẫn sanh Bát nhã Ba-la-mật”.

” Bồ tát thường thanh tịnh. Bởi vậy nên nói “bố thí dẫn sanh Bát nhã Ba-la-mật”.

Nên biết rằng hết thảy các công đức trí huệ đều do nhân duyên bố thí.

Chư Phật trong 3 đời và khắp 10 phương, khi phát tâm cũng hành bố thí, tài vật thí, pháp thí, vô úy thí nhằm cứu độ hết thảy chúng sanh mà được vô thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác.
p711.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 20.- Câu chuyện tiền thân Phật.- Bố Thí dẫn sanh Bát Nhã Ba la mật.

Kinh văn:

Này Thiện nam tử ! Về thuở quá khứ, thời kỳ không có Phật ra đời, lúc đó ta làm Bà la môn tu hạnh Bồ tát, có khả năng thông suốt tất cả kinh luận của ngoại đạo. Ta tu hạnh tịch diệt, đầy đủ oai nghi, tâm thường thanh tịnh không bị các dục nhiễm tác động, trừ bỏ tam độc, thọ trì pháp môn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Khắp nơi ta tìm cầu kinh điển Đại thừa mà chưa hề được nghe tên kinh. Lúc bấy giờ ta ở núi Tuyết, núi này thanh tịnh, có suối chảy, có ao tắm, rừng rậm mát mẻ, có cây thuốc, có hoa thơm khắp núi. Chim muông vô số chủng loại. Có nhiều loại trái ngon, củ ngọt, ngào ngạt hương thơm. Ta ở một mình trong núi. Đói ăn trái rừng, khát uống nước suối. Lúc thiền tọa, khi thiền hành. Dù trụ, dù ngọa, ta thường quán sát tư duy suy tầm chân lý. Ta tu khổ hạnh như vậy, trải vô lượng năm, cũng chẳng được nghe có Phật ra đời; cũng chẳng được nghe tên dù chỉ một bộ kinh Đại thừa Phương đẳng.

Trời Thích Đề Hoàn Nhơn và chư thiên thấy ta bền tâm tu khổ hạnh, lòng họ kinh sợ bảo nhau qua nội dung một bài kệ:

Trời núi Tuyết thanh bình
Người ly dục tịch tịnh
Vua công đức trang nghiêm
Đã viễn ly ...sân mạn
Dứt hẳn lòng ngu si
Miệng chưa từng nói ra
Những lời thô ...và ác.

Có vị Thiên tử, tên Hoan Hỉ nói:

Người ly dục như vậy
Thanh tịnh và tinh tấn
Tâm chẳng cầu Đế Thích ?
Và địa vị chư thiên ?
Nếu là hàng ngoại đạo
Họ tu hành khổ hạnh
Mục đích họ mong cầu
Ngai vàng của Đế thích

Vị Thiên tử này lại thưa với Đế Thích: Bậc đại sĩ trên đời vì chúng sanh chẳng tham luyến thân mình, tu vô lượng khổ hạnh để làm lợi ích cho chúng sanh. Hạng người này thấy rõ lỗi lầm trong đường sanh tử, dù của báu đầy cả mặt đất cũng không tham muốn mà còn xem đó như thấy đàm mũi đã khạc hỉ ra. Bậc Đại sĩ này rời bỏ tiền tài sự nghiệp, vợ con, chỉ mong làm sao cho tất cả chúng sanh được an vui. Theo chỗ tôi hiểu, bậc Đại sĩ này lòng thanh tịnh, đã dứt phiền não chỉ cầu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thích Đề Hoàn Nhơn bảo: Này Đại tiên ! Theo lời ông nói, người ấy vì lợi ích chúng sanh mà tu hành cam chịu nhiều hạnh khổ để mong làm bóng mát, làm thuyền bè che chở chúng sanh. Nhưng ở trên đời, người có ý chí kiên cường nhẫn nại mới có thể gánh vác việc lớn sanh tử cho chúng sanh. Nếu không có chí lớn sẽ là người bại trận trước giặc vô minh, giặc ngũ dục thất tình. Bởi vì người phát khởi sơ tâm thì không ít, mà đi đến đích giải thoát giác ngộ thì không nhiều, cũng như bông cây am la thì nhiều mà trái rất ít, cá đẻ trứng nở ra con nhiều mà cá còn đến lớn rất ít. Vậy ta cùng đại tiên nên qua đó, thử trắc nghiệm ý chí của người khổ hạnh kiên thực đến độ nào !

Rồi, Thích Đề Hoàn Nhơn biến mình thành quỷ La Sát, dung mạo thấy rất đáng sợ, bay xuống núi Tuyết đến gần người khổ hạnh cất tiếng thanh nhã, tuyên nói nửa bài kệ của Phật quá khứ:

Các hành pháp vô thường
Vì là pháp sanh diệt

Nói nửa bài kệ xong, quỉ La Sát liếc mắt ngó tìm bốn phía. Người tu khổ hạnh nghe hai câu kệ ấy lòng thanh thản và rất vui mừng, như người bệnh gặp lương y, như người trôi dạt trên biển gặp thuyền bè...

Này Thiện nam tử ! Người khổ hạnh được nghe nửa bài kệ rồi, liền đứng dậy, tay vuốt tóc vén lên, ngó tìm bốn phía nói rằng: "Chẳng biết ai vừa nói hai câu kệ ?" Ngó quanh tìm mãi, chợt thấy có quỷ La Sát, chẳng có ai khác. Người khổ hạnh nói: "Ai khai môn giải thoát như vậy ? Ai có thể ở trong giấc ngủ sanh tử mà riêng được giác ngộ xướng lên lời đó vậy ? Ai có thể ở chốn núi thẳm, rừng xanh, quạnh quẽ, cô liêu này, đem đạo vị vô thượng chỉ dạy cho chúng sanh đang đói khát trong ngục tù sanh tử ưu bi ? Ai có thể làm thuyền lớn cứu vớt vô lượng chúng sanh đang nổi chìm lặn hụp trong biển sanh tử ? Ai có thể làm minh sư, nói hai câu kệ ấy khai ngộ tăm tối, như trăng vừa mọc, như sen hé nở ?

Người khổ hạnh thầm nghĩ: Có lẽ nào quỉ La Sát nói hai câu kệ ấy chăng ? Lại nghĩ rằng: Quỉ này hình thù đáng sợ có lẽ nào nói ra được những lời trong sáng làm cho ai nghe được đều phải thanh thoát nhẹ nhàng ? Có lẽ nào trong lửa mọc được hoa sen. Trong ánh nắng mặt trời sanh được nước mát ! Rồi người khổ hạnh lại tự trách: Ta thật là vô trí. Biết đâu quỉ La Sát này đã được gặp chư Phật trong quá khứ nên được nghe nửa bài kệ ấy ! Vậy ta nên hỏi ý nghĩa của lời kệ ấy. Suy nghĩ rồi liền đứng trước quỉ La Sát nói rằng: Lành thay ! Lành thay ! Đại sĩ ! Ngài ở đâu mà học được nửa bài kệ của Phật quá khứ như vậy ?

Quỉ La Sát liền đáp: Này Bà la môn ! Ông chẳng nên hỏi ta về việc ấy, vì ta đã nhiều ngày không được ăn, đói khát khổ não, tâm ý mê loạn. Ta đã tìm cầu khắp nơi mà chẳng được thức ăn, vì thế nên ta nói những lời như vậy".

Người khổ hạnh nói với quỉ La Sát: Nếu Đại sĩ có thể vì tôi nói trọn bài kệ, tôi xin trọn đời làm đệ tử hầu hạ phục vụ ngài. Kệ của Đại sĩ vừa nói chưa đủ, nghĩa chưa trọn, sao Đại sĩ chẳng nói cho trọn ? Luận về tài thí thì có cạn hết, còn pháp thí không thể cùng tận. Mong Ngài vì tôi nói cho trọn nghĩa tôi nguyện trọn đời làm đệ tử phục vụ cho Ngài !

Quỉ La Sát nói: Ông tham thái quá ! Chỉ biết tự thương thân mình mà chẳng nghĩ đến người. Ta đang đói khổ, thật chẳng thể nói được !

Người khổ hạnh nói: Xin phép được hỏi: Thức ăn của Đại sĩ là vật gì?

Quỉ nói: Ông đừng hỏi, nếu ta nói ra, mọi người ắt phải kinh sợ!

Người khổ hạnh nói: Giữa đây chỉ có mình tôi, không có người nào khác. Tôi không sợ. Ngài cứ nói thật ra đi !

Quỉ La Sát nói: Tôi chỉ ăn thịt người tươi và uống máu còn nóng của người. Vì ta phước mỏng nên chỉ ăn những thứ đó. Khổ nỗi, ta tìm khắp nơi mà chẳng được thức ăn như vậy. Trong cõi đời dù có người đông, nhiều, nhưng mỗi người đều có phước đức của họ, ta không đủ sức bắt họ để ăn !

Người khổ hạnh nói: Xin Ngài nói đủ bài kệ. Tôi nghe xong bài kệ rồi, sẽ đem thân này dâng cho Ngài dùng. Thưa Đại sĩ ! Xin Ngài nhận lời tôi vì tôi biết rằng lúc tôi chết, thân này chẳng dùng vào việc gì, sẽ bị cọp, sói, kên kên, quà quạ, ăn mổ không được mảy may phước đức, chẳng có chút lợi ích cho ai. Nay tôi vì cầu Vô Thượng Bồ đề, xả thí thân vô thường chẳng bền chắc này để đổi lấy thân thường trụ bền chắc.

Quỉ nói: "Ai tin được lời nói của ông. Chỉ vì nửa bài kệ mười chữ mà thí bỏ thân đáng tiếc !".

Người khổ hạnh nói: "Tôi đem thân vô thường mục bở làm việc bố thí để đổi lấy thân Kim cang bất hoại mà ngài nói "ai tin được lời tôi" ư ? Tôi đem đồ sành sứ, đất nung để đổi lấy đồ thất bảo. Thế mà Ngài còn nói: "ai tin được lời tôi" ư ?

Các vị Bồ tát tu hạnh Đại thừa, lợi ích chúng sanh chứng biết lời tôi. Thập phương chư Phật, chứng biết cho tôi. Tôi vì mười chữ, nửa bài kệ, vui lòng đổi sinh mạng của tôi.

Quỉ nói: Nếu ông chịu xả thí thân mạng như vậy, thì nên lóng nghe cho kỹ ta sẽ vì ông nói nửa bài kệ mười chữ phần sau !

Người khổ hạnh nghe quỉ hứa nói vui mừng hớn hở, liền cởi tấm y da nai đang mặc trên thân, trải làm tòa, rồi mời quỉ: Bạch Hòa thượng ! Xin cung thỉnh Hòa thượng lên ngồi tòa này !

la sát.jpg


Quỉ ngồi xong, người khổ hạnh quỳ dài, vòng tay thưa: Mong Hòa thượng vì tôi nói nửa bài kệ còn lại cho được đầy đủ.

Quỉ La Sát liền truyền kệ rằng:

Diệt ý niệm sanh diệt
Được cái vui tịch diệt

Quỉ La sát nói hai câu kệ xong, bảo rằng: Này Đại Bồ tát ! Nay ông đã nghe đủ nghĩa của bài kệ, lòng mong muốn của ông đã đầy đủ, nếu ông muốn lợi ích chúng sanh, giờ đây ông nên thí thân cho ta !

Người khổ hạnh suy nghĩ kỹ nghĩa lý bài kệ, chép lên vách đá, trên da cây bên đường đi và tự cột áo xiêm, để sau khi chết thân khỏi lõa lồ. Rồi leo lên cây cao.

Thọ thần bảo người khổ hạnh: Nay ông muốn làm gì mà leo lên cây cao thế này ?

Người khổ hạnh đáp: Tôi muốn thí xả thân này để trả giá bài kệ.

Thọ thần nói: Bài kệ như vậy có lợi ích gì ?

Người khổ hạnh đáp: Những câu kệ ấy là lời thuyết pháp của chư Phật ba đời. Trong đó chỉ dạy đạo pháp tịch diệt chơn không. Tôi vì pháp này mà và muốn đem lợi ích cho chúng sanh mà thí xả thân mạng.

Tôi không vì cầu lợi danh, không vì cầu địa vị Chuyển Luân Thánh Vương hay Phạm Thiên, Đế thích, càng không cầu quả lạc thú của người, của trời.

Nói xong, người khổ hạnh buông mình từ trên cao rơi xuống. Thân chưa tới đất, trong hư không vọng ra các thứ tiếng, thấu đến cõi trời sắc cứu cánh. Lập tức quỉ La Sát hoàn lại nguyên hình Thiên Đế Thích hứng lấy thân người khổ hạnh nhẹ nhàng để xuống đất.

Bấy giờ Thích Đề Hoàn Nhơn, Đại Phạm Thiên Vương, chư thiên đảnh lễ người khổ hạnh và khen rằng: Lành thay ! Lành thay ! Thật là Bồ tát trên cõi đời, Ngài sẽ làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh. Ngài sẽ là người thắp đuốc pháp lên giữa đêm tối vô minh. Tôi vì mến pháp lớn của Như Lai nên cố nhiễu não Ngài. Ngưỡng mong Ngài cho tôi sám hối tội lỗi. Thuở vị lai Ngài quyết định thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Khi được thành Phật, mong Ngài tế độ cho tôi !

Nói xong, Thích Đề Hoàn Nhơn và chư thiên đảnh lễ người khổ hạnh, cáo từ và bỗng nhiên ẩn mất.

Này Thiện nam tử ! Người khổ hạnh thuở xưa đâu phải người nào lạ. Nay chính là ta đây. Tiền thân của ta ngày trước vì mười chữ, nửa bài kệ ấy mà xả thí thân mạng. Do duyên cớ đó, ta được vượt bậc thành Phật trước Di Lặc Bồ tát những mười hai kiếp.

(Trích ở kinh Đại Niết Bàn.- Đây là điển hình của Bố thí dẫn sanh Trí Tuệ Ba la mật).
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
113
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Bài 20.- Câu chuyện tiền thân Phật.- Bố Thí dẫn sanh Bát Nhã Ba la mật.

Kinh văn:

Này Thiện nam tử ! Về thuở quá khứ, thời kỳ không có Phật ra đời, lúc đó ta làm Bà la môn tu hạnh Bồ tát, có khả năng thông suốt tất cả kinh luận của ngoại đạo. Ta tu hạnh tịch diệt, đầy đủ oai nghi, tâm thường thanh tịnh không bị các dục nhiễm tác động, trừ bỏ tam độc, thọ trì pháp môn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Khắp nơi ta tìm cầu kinh điển Đại thừa mà chưa hề được nghe tên kinh. Lúc bấy giờ ta ở núi Tuyết, núi này thanh tịnh, có suối chảy, có ao tắm, rừng rậm mát mẻ, có cây thuốc, có hoa thơm khắp núi. Chim muông vô số chủng loại. Có nhiều loại trái ngon, củ ngọt, ngào ngạt hương thơm. Ta ở một mình trong núi. Đói ăn trái rừng, khát uống nước suối. Lúc thiền tọa, khi thiền hành. Dù trụ, dù ngọa, ta thường quán sát tư duy suy tầm chân lý. Ta tu khổ hạnh như vậy, trải vô lượng năm, cũng chẳng được nghe có Phật ra đời; cũng chẳng được nghe tên dù chỉ một bộ kinh Đại thừa Phương đẳng.

Trời Thích Đề Hoàn Nhơn và chư thiên thấy ta bền tâm tu khổ hạnh, lòng họ kinh sợ bảo nhau qua nội dung một bài kệ:

Trời núi Tuyết thanh bình
Người ly dục tịch tịnh
Vua công đức trang nghiêm
Đã viễn ly ...sân mạn
Dứt hẳn lòng ngu si
Miệng chưa từng nói ra
Những lời thô ...và ác.

Có vị Thiên tử, tên Hoan Hỉ nói:

Người ly dục như vậy
Thanh tịnh và tinh tấn
Tâm chẳng cầu Đế Thích ?
Và địa vị chư thiên ?
Nếu là hàng ngoại đạo
Họ tu hành khổ hạnh
Mục đích họ mong cầu
Ngai vàng của Đế thích

Vị Thiên tử này lại thưa với Đế Thích: Bậc đại sĩ trên đời vì chúng sanh chẳng tham luyến thân mình, tu vô lượng khổ hạnh để làm lợi ích cho chúng sanh. Hạng người này thấy rõ lỗi lầm trong đường sanh tử, dù của báu đầy cả mặt đất cũng không tham muốn mà còn xem đó như thấy đàm mũi đã khạc hỉ ra. Bậc Đại sĩ này rời bỏ tiền tài sự nghiệp, vợ con, chỉ mong làm sao cho tất cả chúng sanh được an vui. Theo chỗ tôi hiểu, bậc Đại sĩ này lòng thanh tịnh, đã dứt phiền não chỉ cầu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thích Đề Hoàn Nhơn bảo: Này Đại tiên ! Theo lời ông nói, người ấy vì lợi ích chúng sanh mà tu hành cam chịu nhiều hạnh khổ để mong làm bóng mát, làm thuyền bè che chở chúng sanh. Nhưng ở trên đời, người có ý chí kiên cường nhẫn nại mới có thể gánh vác việc lớn sanh tử cho chúng sanh. Nếu không có chí lớn sẽ là người bại trận trước giặc vô minh, giặc ngũ dục thất tình. Bởi vì người phát khởi sơ tâm thì không ít, mà đi đến đích giải thoát giác ngộ thì không nhiều, cũng như bông cây am la thì nhiều mà trái rất ít, cá đẻ trứng nở ra con nhiều mà cá còn đến lớn rất ít. Vậy ta cùng đại tiên nên qua đó, thử trắc nghiệm ý chí của người khổ hạnh kiên thực đến độ nào !

Rồi, Thích Đề Hoàn Nhơn biến mình thành quỷ La Sát, dung mạo thấy rất đáng sợ, bay xuống núi Tuyết đến gần người khổ hạnh cất tiếng thanh nhã, tuyên nói nửa bài kệ của Phật quá khứ:

Các hành pháp vô thường
Vì là pháp sanh diệt

Nói nửa bài kệ xong, quỉ La Sát liếc mắt ngó tìm bốn phía. Người tu khổ hạnh nghe hai câu kệ ấy lòng thanh thản và rất vui mừng, như người bệnh gặp lương y, như người trôi dạt trên biển gặp thuyền bè...

Này Thiện nam tử ! Người khổ hạnh được nghe nửa bài kệ rồi, liền đứng dậy, tay vuốt tóc vén lên, ngó tìm bốn phía nói rằng: "Chẳng biết ai vừa nói hai câu kệ ?" Ngó quanh tìm mãi, chợt thấy có quỷ La Sát, chẳng có ai khác. Người khổ hạnh nói: "Ai khai môn giải thoát như vậy ? Ai có thể ở trong giấc ngủ sanh tử mà riêng được giác ngộ xướng lên lời đó vậy ? Ai có thể ở chốn núi thẳm, rừng xanh, quạnh quẽ, cô liêu này, đem đạo vị vô thượng chỉ dạy cho chúng sanh đang đói khát trong ngục tù sanh tử ưu bi ? Ai có thể làm thuyền lớn cứu vớt vô lượng chúng sanh đang nổi chìm lặn hụp trong biển sanh tử ? Ai có thể làm minh sư, nói hai câu kệ ấy khai ngộ tăm tối, như trăng vừa mọc, như sen hé nở ?

Người khổ hạnh thầm nghĩ: Có lẽ nào quỉ La Sát nói hai câu kệ ấy chăng ? Lại nghĩ rằng: Quỉ này hình thù đáng sợ có lẽ nào nói ra được những lời trong sáng làm cho ai nghe được đều phải thanh thoát nhẹ nhàng ? Có lẽ nào trong lửa mọc được hoa sen. Trong ánh nắng mặt trời sanh được nước mát ! Rồi người khổ hạnh lại tự trách: Ta thật là vô trí. Biết đâu quỉ La Sát này đã được gặp chư Phật trong quá khứ nên được nghe nửa bài kệ ấy ! Vậy ta nên hỏi ý nghĩa của lời kệ ấy. Suy nghĩ rồi liền đứng trước quỉ La Sát nói rằng: Lành thay ! Lành thay ! Đại sĩ ! Ngài ở đâu mà học được nửa bài kệ của Phật quá khứ như vậy ?

Quỉ La Sát liền đáp: Này Bà la môn ! Ông chẳng nên hỏi ta về việc ấy, vì ta đã nhiều ngày không được ăn, đói khát khổ não, tâm ý mê loạn. Ta đã tìm cầu khắp nơi mà chẳng được thức ăn, vì thế nên ta nói những lời như vậy".

Người khổ hạnh nói với quỉ La Sát: Nếu Đại sĩ có thể vì tôi nói trọn bài kệ, tôi xin trọn đời làm đệ tử hầu hạ phục vụ ngài. Kệ của Đại sĩ vừa nói chưa đủ, nghĩa chưa trọn, sao Đại sĩ chẳng nói cho trọn ? Luận về tài thí thì có cạn hết, còn pháp thí không thể cùng tận. Mong Ngài vì tôi nói cho trọn nghĩa tôi nguyện trọn đời làm đệ tử phục vụ cho Ngài !

Quỉ La Sát nói: Ông tham thái quá ! Chỉ biết tự thương thân mình mà chẳng nghĩ đến người. Ta đang đói khổ, thật chẳng thể nói được !

Người khổ hạnh nói: Xin phép được hỏi: Thức ăn của Đại sĩ là vật gì?

Quỉ nói: Ông đừng hỏi, nếu ta nói ra, mọi người ắt phải kinh sợ!

Người khổ hạnh nói: Giữa đây chỉ có mình tôi, không có người nào khác. Tôi không sợ. Ngài cứ nói thật ra đi !

Quỉ La Sát nói: Tôi chỉ ăn thịt người tươi và uống máu còn nóng của người. Vì ta phước mỏng nên chỉ ăn những thứ đó. Khổ nỗi, ta tìm khắp nơi mà chẳng được thức ăn như vậy. Trong cõi đời dù có người đông, nhiều, nhưng mỗi người đều có phước đức của họ, ta không đủ sức bắt họ để ăn !

Người khổ hạnh nói: Xin Ngài nói đủ bài kệ. Tôi nghe xong bài kệ rồi, sẽ đem thân này dâng cho Ngài dùng. Thưa Đại sĩ ! Xin Ngài nhận lời tôi vì tôi biết rằng lúc tôi chết, thân này chẳng dùng vào việc gì, sẽ bị cọp, sói, kên kên, quà quạ, ăn mổ không được mảy may phước đức, chẳng có chút lợi ích cho ai. Nay tôi vì cầu Vô Thượng Bồ đề, xả thí thân vô thường chẳng bền chắc này để đổi lấy thân thường trụ bền chắc.

Quỉ nói: "Ai tin được lời nói của ông. Chỉ vì nửa bài kệ mười chữ mà thí bỏ thân đáng tiếc !".

Người khổ hạnh nói: "Tôi đem thân vô thường mục bở làm việc bố thí để đổi lấy thân Kim cang bất hoại mà ngài nói "ai tin được lời tôi" ư ? Tôi đem đồ sành sứ, đất nung để đổi lấy đồ thất bảo. Thế mà Ngài còn nói: "ai tin được lời tôi" ư ?

Các vị Bồ tát tu hạnh Đại thừa, lợi ích chúng sanh chứng biết lời tôi. Thập phương chư Phật, chứng biết cho tôi. Tôi vì mười chữ, nửa bài kệ, vui lòng đổi sinh mạng của tôi.

Quỉ nói: Nếu ông chịu xả thí thân mạng như vậy, thì nên lóng nghe cho kỹ ta sẽ vì ông nói nửa bài kệ mười chữ phần sau !

Người khổ hạnh nghe quỉ hứa nói vui mừng hớn hở, liền cởi tấm y da nai đang mặc trên thân, trải làm tòa, rồi mời quỉ: Bạch Hòa thượng ! Xin cung thỉnh Hòa thượng lên ngồi tòa này !

la sát.webp


Quỉ ngồi xong, người khổ hạnh quỳ dài, vòng tay thưa: Mong Hòa thượng vì tôi nói nửa bài kệ còn lại cho được đầy đủ.

Quỉ La Sát liền truyền kệ rằng:

Diệt ý niệm sanh diệt
Được cái vui tịch diệt

Quỉ La sát nói hai câu kệ xong, bảo rằng: Này Đại Bồ tát ! Nay ông đã nghe đủ nghĩa của bài kệ, lòng mong muốn của ông đã đầy đủ, nếu ông muốn lợi ích chúng sanh, giờ đây ông nên thí thân cho ta !

Người khổ hạnh suy nghĩ kỹ nghĩa lý bài kệ, chép lên vách đá, trên da cây bên đường đi và tự cột áo xiêm, để sau khi chết thân khỏi lõa lồ. Rồi leo lên cây cao.

Thọ thần bảo người khổ hạnh: Nay ông muốn làm gì mà leo lên cây cao thế này ?

Người khổ hạnh đáp: Tôi muốn thí xả thân này để trả giá bài kệ.

Thọ thần nói: Bài kệ như vậy có lợi ích gì ?

Người khổ hạnh đáp: Những câu kệ ấy là lời thuyết pháp của chư Phật ba đời. Trong đó chỉ dạy đạo pháp tịch diệt chơn không. Tôi vì pháp này mà và muốn đem lợi ích cho chúng sanh mà thí xả thân mạng.

Tôi không vì cầu lợi danh, không vì cầu địa vị Chuyển Luân Thánh Vương hay Phạm Thiên, Đế thích, càng không cầu quả lạc thú của người, của trời.

Nói xong, người khổ hạnh buông mình từ trên cao rơi xuống. Thân chưa tới đất, trong hư không vọng ra các thứ tiếng, thấu đến cõi trời sắc cứu cánh. Lập tức quỉ La Sát hoàn lại nguyên hình Thiên Đế Thích hứng lấy thân người khổ hạnh nhẹ nhàng để xuống đất.

Bấy giờ Thích Đề Hoàn Nhơn, Đại Phạm Thiên Vương, chư thiên đảnh lễ người khổ hạnh và khen rằng: Lành thay ! Lành thay ! Thật là Bồ tát trên cõi đời, Ngài sẽ làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh. Ngài sẽ là người thắp đuốc pháp lên giữa đêm tối vô minh. Tôi vì mến pháp lớn của Như Lai nên cố nhiễu não Ngài. Ngưỡng mong Ngài cho tôi sám hối tội lỗi. Thuở vị lai Ngài quyết định thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Khi được thành Phật, mong Ngài tế độ cho tôi !

Nói xong, Thích Đề Hoàn Nhơn và chư thiên đảnh lễ người khổ hạnh, cáo từ và bỗng nhiên ẩn mất.

Này Thiện nam tử ! Người khổ hạnh thuở xưa đâu phải người nào lạ. Nay chính là ta đây. Tiền thân của ta ngày trước vì mười chữ, nửa bài kệ ấy mà xả thí thân mạng. Do duyên cớ đó, ta được vượt bậc thành Phật trước Di Lặc Bồ tát những mười hai kiếp.

(Trích ở kinh Đại Niết Bàn.- Đây là điển hình của Bố thí dẫn sanh Trí Tuệ Ba la mật).
Kính Thầy,

Lần đầu tiên con đọc đầy đủ câu chuyện này, mặc dù tích truyện "xả thân cầu đạo" của vị Tiên nhân tiền thân của Phật, vì hai câu kệ mà không tiếc thân mạng đã nghe nhiều lần.

Xúc động thật sự, nếu học đạo thiết tha như vậy, thì còn lo gì sinh tử khổ não chẳng bước qua nhẹ nhàng.

A Di Đà Phật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 21.- Rút ra bài học Bố Thí của Phật.- Y Pháp Bất Y Nhân.

Kính các Bạn.
Qua tích Bố Thí Thân mạng của Đức Phật. Chúng ta thử tư duy xem:

Ở kinh Đại Niết Bàn, Đức Phật dạy trường hợp gặp Ác Tỳ Kheo (ví như quỷ La sát ăn thịt người) như sau:

Các Tỳ kheo phải dựa trên pháp Tứ y mà tu học.
Một, Y pháp không Y người
Hai, Y nghĩa không Y lời
Ba, Y trí không y thức
Bốn, Y kinh liễu nghĩa, không Y kinh bất liễu nghĩa...

Phật dạy: Trong Đại Niết Bàn vi diệu này có bốn hạng người hay hộ trì chánh pháp, kiến lập chánh pháp. Những hạng người này có thể làm lợi ích và chỗ nương tựa cho thế gian.
Một là người phàm phu có ý chí xuất thế.
Hai là Tu Đà Hoàn và Tư Đà Hàm.
Ba là A Na Hàm.
Bốn là A La Hán.
Bốn hạng người trên đây là những người từng gieo trồng hạt giống Đại thừa, có khả năng nghe hiểu chánh pháp Đại thừa, hành chánh pháp và sống theo chánh pháp. Họ thường truyền bá chánh pháp đến mọi người, thường tán thán đời sống phạm hạnh thiểu dục tri túc, thường quở trách tội lỗi của đa dục. Xiển dương nếp sống "An bần lạc đạo", "Duy tuệ thị nghiệp"...Tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân.

Đấy là bốn hạng người xuất hiện nơi đời xót thương nhân thế làm nhiều lợi lạc cho thế gian, làm chỗ nương tựa cho trời người. Họ là những người đáng được tôn quý như tôn quý Phật vậy.

Ca Diếp bồ tát thưa: Bạch Thế Tôn ! Con nghĩ rằng không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào bốn hạng người mà Như Lai vừa dạy. Con còn nhớ trong kinh Cù Sư La, đức Phật từng dạy: Nếu có thiên ma phá hoại Phật pháp, chúng biến hiện hình Phật, đủ cả tướng tốt, vẻ đẹp trang nghiêm, hào quang sáng rỡ...cũng phải cảnh giác kiểm giảo là thiệt hay là giả, không được nhẹ dạ cả tin. Khi nhận diện chúng là ma thì dùng chánh giáo mà điều phục cho chúng cải tà quy chánh...Cứ theo lời dạy của Phật, con không thể tin tưởng lời nói của bốn hạng người trên và cũng không hy vọng họ là chỗ đáng nương tựa cho mình !

Phật dạy: Ca Diếp ! Ý nghĩ của ông sáng suốt lắm đó.
Này Ca Diếp ! Dù cho lời nói của Như Lai mà nghe chưa hợp lý, có ý nghi ngờ còn không nên vội tin, tiếp nhận, thọ trì, huống là lời nói của bốn hạng người trên. Vì vậy, phải phân biệt rõ lời dạy đó lành hay không lành. Lợi ích hay không lợi ích. Nên làm hay không nên làm. Nguyên nhân của an lạc hay đó là nguyên nhân mang đến khổ đau. Phải cân nhắc kiểm tra rồi mới tin nghe và thực hành. Phải tu học như vậy mới đem lại sự giải thoát chân thật không biến hoại.
Này Ca Diếp ! Sau Như Lai nhập Niết bàn hàng Bồ tát hộ trì chánh pháp, phương tiện giả đồng sự với các Tỳ kheo phá giới. Bồ tát hộ trì chánh pháp có thể thọ nhận của đàn việt, chứa để vật bất tịnh để cúng dường cho vị Tỳ kheo phá giới có khả năng tẩn xuất trừng trị các ác Tỳ kheo phỉ báng kinh điển Đại thừa.
Nhằm hộ trì chánh pháp Đại thừa, lợi lạc cho vô lượng nhân thiên, trong việc làm đó, Bồ tát không có tội lỗi.
Này Ca Diếp ! Nếu có Tỳ kheo phạm giới mà tự kiêu mạn không sám hối, phải biết đó chính là người cố ý phạm giới và phá giới. Bồ tát dầu có lúc sai phạm, nhưng thấy rõ lỗi lầm, tự trách và nguyện sám hối tận đáy lòng nên không gọi là phá giới. Vì cớ ấy nên trong kinh khác, có lần Như Lai nói:

Có ai biết chánh pháp
Không luận già hay trẻ
Nên trân trọng cúng dường
Cung kính và lễ bái
Như hàng Bà la môn
Chí thành thờ thần lửa
Và như các thiên thần
Cung kính trời Đế thích


Lời kệ trên Như Lai vì các Bồ tát tu học Đại thừa mà nói, chẳng phải nói với hạng người học pháp Thanh văn.
Ca Diếp Bồ tát thưa: Các Bồ tát đối với việc trì giới như vậy thì rất là huởn đãi. Vậy giới pháp của các vị ấy có bị tổn giảm gì chăng ?
Phật dạy: Vì lợi ích chúng sanh, nhằm hộ trì chánh pháp Đại thừa, tẩn xuất các ác Tỳ kheo ra khỏi thanh tịnh Tăng, Bồ tát đồng sự, hợp tác vị Tỳ kheo phá giới, việc làm của Bồ tát này không được xem là có tội lỗi. Vì vậy giới pháp của Bồ tát đã thọ không bị khiếm khuyết. Vả lại, khi thấy mình có lỗi thì Bồ tát thành tâm sám hối, vun bồi thiện pháp tránh sự lỗi lầm. Vì vậy mà giới pháp của Bồ tát không bị tổn giảm. Ví như bờ đê có mội thì nước trong ruộng bị thoát đi. Nếu biết bờ mội trám nó đi thì nước trong ruộng không còn thất thoát nữa.
Này Ca Diếp ! Đối với "thừa" mà huởn đãi mới gọi là huởn đãi. Với "giới" huởn đãi, không quan trọng lắm nên không gọi là huởn đãi. Các Bồ tát không trễ nải đối với chánh pháp Đại thừa đấy mới gọi là trì giới căn bản. Bồ tát hộ trì chánh pháp dùng nước Đại thừa mà tự tắm gội. Vì vậy, nên Bồ tát dầu hiện ra tướng phá giới nhưng không phạm phải sai lầm nên không gọi là huởn đãi.

Kính các Bạn: Hạnh Bố Thí Cúng Dường là pháp tu của người hướng về Bồ Tát Đạo, Phật Đạo.- Do vậy hành giả không thể theo lối mòn của phàm phu chúng sanh. Nghĩa là Xem Trọng Chân Lý, trọng Phật Pháp, xem nhẹ hình tướng, xem nhẹ khiếm khuyết của vị Pháp Sư (hóa hiện xấu ác, thiếu xót về Giới). Mà như tiền thân Đức Phật.- Sẳng sàng Bố Thí cúng dường (dầu là ác quỷ, miễn là biết được Chân ý Phật Pháp).

Đó là Tứ Y Pháp. Đức Phật đã dạy ở kinh Đại Niết Bàn,
(K. Đại Niết Bàn. phẩm 8 Tứ Y)

niet ban1.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 19.- Bố thí dẫn sanh Thi La (giới) Ba la mật.

Có người nói: Bồ-tát trì giới, thà tự mất thân, không hủy phá giới nhỏ, ấy là Thi-la Ba-la-mật”.

Nhưng Bố Thí có thể dẫn sanh Thi La (giới) Ba la mật.- Như tích tiền thân Bồ-tát, từng làm Rồng độc sức mạnh.

Loài rồng này, Nếu chúng sanh nào ở trước mặt mà thân lực yếu, thì lấy mắt nhìn liền bị chết, còn thân lực mạnh thì phun hơi đến liền bị chết”.

Khi ấy Rồng độc ấy thọ bát quan trai giới một ngày, xuất gia cầu yên lặng, đi vào giữa rừng cây tư duy, lâu quá, mệt mỏi mà ngủ.
Theo pháp của Rồng thì khi ngủ hình trạng như Rắn, thân có văn vẻ, sắc màu bảy báu.

Lúc ấy có người thợ săn trông thấy kinh dị vui mừng, tự nói rằng: “Lấy thứ da hiếm có khó được này đem dâng Quốc vương để phục sức, chẳng nên ư ?” Nghĩ vậy liền lấy gậy đè đầu, lấy dao lóc da.

Rồng tự suy nghĩ: “Sức ta làm gì không được, lật nhào cả nước này như lật bàn tay. Người này bé nhỏ, sao dám làm khốn ta ?” Nhưng ta nay vì trì giới, không kể thân này, nên theo lời Phật, thà thí bỏ thân này, mà toàn giới hạnh”.

Thế nên tự nhẫn, mắt không nhìn, ngậm hơi không thở, thương xót người ấy. Vì trì giới mà một lòng chịu cắt xẻ, không sanh tâm hối hận.

Đã bị mất da, thịt đỏ nằm trên đất, gặp lúc trời rất nóng, quay lăn ra đất, muốn đi đến chỗ nước lớn, lại thấy các tiểu trùng rúc ăn thân mình, mà vì trì giới nên không dám động. Tự suy nghĩ: “Nay thân này của ta, có thể thí cho các loài trùng, là vì Phật đạo. Ngày nay lấy thịt thí để làm sung túc cho thân nó, ngày sau thành Phật sẽ lấy pháp thí để làm lợi ích cho tâm nó”.

Thề nguyện như vậy xong, thân khô mạng chết , liền sanh lên cõi trời Đao-lợi thứ hai.

Rồng độc bấy giờ chính nay là Thích-ca Văn Phật. Người thợ săn chính nay là Đề-bà-đạt-đa và Lục sư vậy. Các tiểu trùng chính là tám vạn chư Thiên đắc đạo khi đức Phật Thích-ca Văn sơ Chuyển pháp luân. Bồ-tát hộ giới, không tiếc thân mạng, quyết định không hối tiếc. Việc ấy như vậy, ấy gọi là Thi-la Ba-la-mật. (trích ĐT ĐL)

Như vậy là Bố thí dẫn sanh Thi La (giới) Ba la mật.
rồng.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 20.- Bố thí dẫn sanh Nhẫn nhục (Sẳn Đề) Ba la mật.

ĐT ĐL: – Thế nào là bố thí làm phát sanh Nhẫn nhục Ba-la-mật? Khi Bồ-tát bố thí, gặp người thọ lãnh ngỗ nghịch mắng nhiếc; hoặc đòi xin cho nhiều; hoặc đòi xin không phải lúc; hoặc không đáng đòi xin mà cứ đòi xin. Khi ấy Bồ-tát tự suy nghĩ rằng: “Ta nay bố thí để cầu Phật đạo, cũng không bảo có ai khiến ta bố thí, chính ta tự làm, tại sao ta sân?” Suy nghĩ như vậy, để thực hành Nhẫn nhục, ấy là bố thí làm phát sanh Nhẫn nhục Ba-la-mật.

Lai nữa, khi Bồ-tát bố thí, gặp người thọ lãnh oán giận bức não, bèn tự suy nghĩ rằng: “Nay ta bố thí, tài vật trong ngoài, khó bỏ mà có thể bỏ; huống gì đối với âm thanh trống rỗng mà không thể nhẫn được sao? Nếu ta không nhẫn, thì những vật bố thí trở thành bất tịnh. Ví như Voi trắng vào ao tắm rửa, ra khỏi ao lại lấy đất bôi vào mình. Bố thí mà không nhẫn nhục cũng nhu vậy. Suy nghĩ như vậy, mà thực hành nhẫn nhục”. Do các nhân duyên của bố thí như vậy, nên phát sanh Nhẫn nhục Ba-la-mật.
(hết trích)

Có câu chuyện " tiền thân đức Phật, xã thí thân mà được Sẳn Đề Ba la mật:

"Nầy Xá-Lợi-Phất! Ta nhớ thuở đời quá khứ có một kiếp nọ, ta làm vị tiên nhân tu hạnh nhẫn nhục mà người thời bấy giờ gọi là Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Vị tiên nhân nầy ẩn mình trong rừng núi thâm sâu, gác bỏ thế sự, đói ăn hoa trái, khát uống nước suối nguồn, ngày đêm chuyên tâm tu niệm ở chốn sơn lâm thâm sâu u tịch đầy hoa thơm trái lạ, đã bao năm không có bóng người lai vảng. Bạn của Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân là trăng sao mây nước. Nhà cửa của Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân là đất rừng trời núi bao la. Ngày ngày, tiên nhân hết tọa thiền trên tảng đá bên dòng suối, lại đến dưới gốc cây ven rừng quán niệm. Tiên nhân lúc kinh hành niệm Phật dọc theo dòng suối, khi ngồi thiền quán dưới tàng cây cổ thụ um tùm. Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân vui thú với chim hót suốt tháng năm, thưởng ngoạn hoa rừng quanh suốt bốn mùa. Cuộc sống phẳng lặng như thế đã bao năm, tưởng chừng như bồng lai tiên cảnh, không bị ảnh hưởng trần gian thế sự nhiễu phiền.

Nào ngờ, vào một chiều tà, khu rừng êm ả tĩnh mịch như mọi ngày, chim muông hót trên cành cây kẽ lá, Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân đang tĩnh tọa thiền quán trên tảng đá ven thác suối, thì bỗng có tiếng người nói rộn rã xen lẫn tiếng vó ngựa chập chập ngổn ngang như tiếng sắt cành lẫn lộn mỗi lúc mỗi gần. Tiên nhân lấy làm lạ, liền nhập thiền quán sát thì biết vua Ca-Lỵ là vị đại quốc vương đang trị vì đất nước đương thời. dẫn đoàn tùy tùng đi săn bắn với cõi lòng thất vọng đầy tức giận. Tiên nhân cảm thấy có triệu chứng chẳng lành sẽ xảy đến cho mình, liền tiếp tục nhập định thiền quán.

Chẳng mấy chốc, nhà vua cùng đoàn tùy tùng tay cung tay kiếm hùng hổ xông tới trước Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Như được dịp trút nỗi bực tức thất vọng trong lòng, nhà vua dõng dạc to tiếng hỏi: "Ngươi là ai? Ở đây làm gì?"

- Tâu Bệ-hạ, bần đạo là kẻ tu hành. Ở đây tu tâm dưỡng tánh, tập hạnh nhẫn nhục.

Nhà vua đang cơn bực bội gằn giọng quát to: "Tu là cái quái gì? Chính tại ngươi ở đây mà suốt mấy ngày nay, từ sáng đến giờ ta không săn được con thú nào. Ngươi có biết tội đáng chết không?"

Trước thái độ giận dữ của nhà vua, Nhẫn-Nhục tiên nhân vẫn thái độ bình thản đáp: "Tâu Bệ-hạ! Bần đạo là kẻ tu hành ở chốn rừng núi thâm sâu, thoát ngoài thế sự, đâu dám làm gì xúc phạm đến long thể Bệ-hạ?"

Nhà vua: "Hừ! Không xúc phạm hả? Chính do ngươi ở đây mà làm cho thú rừng sợ hãi xa lánh hết cả!"

Tiên nhân thưa: "Muôn tâu Bệ-hạ! xin Bệ-hạ mở lượng hải hà rộng xét. Bảo vệ mạng sống thì muôn thú mới không sợ. Bằng chứng là ngày ngày thú rừng đến làm bạn với bần đạo. Bần đạo sống nhờ hoa trái của thú rừng đem đến cho".

Vừa nghe tiên nhân nói thế, cơn tức giận bỗng nhiên trở nên sôi sục, nhà vua hét to: "Láo! Vừa rồi ngươi nói tu nhẫn nhục hả? Hừ! Xem thử ngươi có thật nhẫn nhục không? "

Vừa dứt lời, nhà vua rút gươm ra khỏi vỏ, không một chút do dự liền chặt tay tiên nhân. Mỗi nhát gươm sáng lòe phập xuống tức khắc cánh tay của tiên nhân rơi rụng, máu phun lai láng. Nhà vua như trút nỗi hằn học giận tức lên mình Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Tuy tay bị chặt đứt, nhưng gương mặt của tiên nhân vẫn bình thản trong thái độ an nhiên tự tại không chút nao núng giận hờn. Chẳng những thế, tiên nhân còn trải tâm từ bi thương xót nhà vua đầy sân si.

Liền ngay khi cánh tay đứt rời thân thể rơi xuống đất, Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân phát lời thệ nguyện: "Nguyện đời đời dưới mọi hình thức, trong mọi hoàn cảnh, ta tìm cách giúp đỡ cho nhà vua si mê nầy sớm có ngày hồi tâm hướng thiện; nguyện khi tu hành thành đạo chứng quả giác ngộ, trước hết ta sẽ hóa độ cho vị vua sân si nầy sớm hiểu được đạo quả giải thoát".

Do lời nguyện chí thành khẩn thiết phát xuất từ lòng đại bi, nên đời đời Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân và vua Ca-Lỵ thường gặp nhau và sách tấn giúp đỡ cho nhau trên đường thánh thiện.

Thuật xong câu chuyện, đức Phật hướng về tôn giả Xá-Lợi-Phất nói: "Nầy Xá-Lợi-Phất! và chính ngay trong đời nầy, trong những ngày còn tầm sư học đạo, khi ta đến cầu học với tiên nhân Uất-Đầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như trước đó đã sớm thọ giáo với vị tiên nhân nầy rồi. Khi ta rời bỏ Uất-Đầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như cũng theo ta về ở rừng tu khổ hạnh. Rồi ta bỏ lối tu khổ hạnh để đến tĩnh tọa dưới cây Bồ-đề bên dòng sông Ni-Liên-Thiền, thực hành trung đạo. Sau bốn mươi chín ngày, liên tục tĩnh tọa bất động, vào một hôm, khi sao mai vừa rạng mọc, thì ta chứng được đạo quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Khi ta trở lại rừng tu khổ hạnh Lộc-Uyển độ cho năm bạn đồng tu khổ hạnh, thì chính A-Nhã Kiều-Trần-Như là người đầu tiên rất lấy làm hoan hỷ tiếp thọ giáo pháp Tứ-diệu-đế và chứng được quả A-la-hán".

Nói đến đây, đức Phật nhìn thẳng vào tôn giả Xá-Lợi-Phất mà bảo rằng: "Nầy Xá-Lợi-Phất! Thầy nên biết, vua Ca-Lỵ thời quá khứ kia, chính là tiền thân của A-Nhã Kiều-Trần-Như. Còn vị Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân kia, chính là tiền thân của Như-Lai ta đây vậy.(hết trích)

Tiền thân đức Phật, thông qua bố thí, xả bỏ thân phần mà được Sẳn Đề Ba la mật.

ct.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 20.- Bố thí dẫn sanh Thiền Na Ba la mật.

ĐT ĐL dạy:

CHƯƠNG 26: GIẢI THÍCH: THIỀN BA-LA-MẬT

KINH: Do không loạn, không ưa đắm, nên đầy đủ Thiền Ba-la-mật...

+ Trong kinh có chép mẫu chuyện Bố Thí dẫn sanh Thiền Ba-la-mật sau đây:

Đời xưa có một ông vua lập một cung điện bằng 7 báu,nhưng nghĩ răng: “Ta chăng nên vội vào trong cung điện này.
Ta phải nên cúng dường chư vị Sa môn, Bà-la-môn trước đã,rồi sau đó ta mới được hưởng dụng”.
Khi nhà vua vào trong cung điện 7 báu này, thì 6 căn duyên 6 trần thọ hỷ lạc, nhiếp 6 tình vào được Sơ Thiền. Lại vừa bước lên đến Điện Bạc là vào đến Nhị Thiền, bước lên đến Điện Lưu Ly, ngồi tòa Lưu Ly là vào được Tam Thiên, bước lên đến Điện Pha Lê, ngồi sàn Pha Lê là vào được Tứ Thiền. Ngồi như vậy màtư duy suốt 3 tháng.
Trong cung có Ngọc Nữ Bảo Hậu cùng 8 vạn 4 ngàn thế nữ. Vua bảo các thế nữ rằng: “Các ngươi hãy nên đoạn tâm ái, làm thiện tri thức của ta. Chớ nên vì ta mà oán Ngọc Nữ Bảo Hậu”.
Hoàng hậu sa nước mắt, tâu với vua rằng: “Sao Đại vươnglại vì tôi mà chẳng vì các thế nữ? Như vậy là chẳng có bình đăng”.
Nhà vua đáp: “Nếu để các thế nữ tiếp tục cộng hành dục lạc với ta, mà bà nghĩ là ta được vui, thì đó là bà làm hại ta. Những ai ngộ được lý vô thường, biết rõ thân là như huyển,lo tu phước, lo làm điều thiện, tuyệt diệt tình ái mới thật là thiện tri thức của ta”. Ngọc Nữ Bảo Hậu thưa rằng: “Xin làm theo tôn ý của Đại vương”.
Liền sau đó Ngọc Nữ Báo Hậu truyền tập họp các thế nữ khuyên tât cả nên rời khỏi cung.
Các thế nữ rời khỏi cung rồi, nhà vua bước lên Điện Bạc, ngồi Sàn Bạc nhập Từ Tam Muội, bước lên Điện Vàng, ngồi Sàn Vàng, nhập BI Tam Muội, bước lên Điện Lưu Ly, ngồi Sàn Lưu Ly nhập Hỷ Tam Muội, bước lên Điện Pha Lê, ngồi Sàn Pha Lê, nhập Xả Tam Muội.
thiền.webp

Như vậy gọi là Bồ tát bố thí “dẫn sanh Thiền na Ba-la-mật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 21.- Bố thí dẫn sanh Tinh Tấn (Tỳ lê gia) Ba la mật.

+ĐT ĐL có đoạn khai thị về Tỳ lê gia Ba la mật.

Tĩnh tấn là căn bản của các pháp thiện. Hết thảy các pháp thiện đều từ tinh tấn sanh. Tinh tấn sanh phước đức, ví như trời mưa thấm ướt đất, làm cho hạt giống nảy mầm. Nếu không tinh tấn, thì phước đức không sanh.
Chư Bồ tát kham nhẫn, thọ hết các khổ của chúng sanh,vào tận địa ngục đê cứu khô cho chúng sanh cũng nhờ nơi sức tinh tân.
Nếu chăng thường tỉnh tấn, thì không thành tựu được 4 Như Y Túc, 7 Giác. Chị, § Thánh Đạo, 5 Căn, 5 Lực, 37 Phâm Trợ Đạo... chăng có thê vào được Phật Đạo....

– Thế nào là bố thí làm phát sanh Tinh tấn Ba-la-mật? Khi Bồ-tát bố thí, thường thực hành Tinh tấn, vì cớ sao? Khi Bồ-tát mới phát tâm, công đức chưa lớn. Bấy giờ muốn thực hành hai sự bố thí, để làm mãn nguyện của hết thảy chúng sanh. Nhưng vì tài vật không đủ, phải siêng năng tìm tài và pháp để cung cấp cho đầy đủ. Như tiền thân của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, làm vị đại y vương, chữa hết thảy bệnh, không cầu danh lợi, mà chỉ vì thương xót chúng sanh. Song người bệnh quá nhiều, sức không cứu khắp, lo nghĩ đến hết thảy, nhưng không làm theo được tâm nguyện, áo não mà chết, liền sanh lên cõi trời Đao-lợi, tự suy nghĩ rằng: “Nay ta sanh cõi Trời, chỉ ăn phước báo, không có ích lâu dài”, liền tự tìm phương tiện chấm dứt thân mạng, bỏ đời sống cõi Trời, hạ sanh làm Thái tử Rồng ở trong cung Long vương Ta-già-đà. Thân hình to lớn, cha mẹ quý yêu. Lại muốn lấy cái chết, đi đến vua chim Kim-sí, chim liền bắt Rồng Thái tử đem lên cây Xa-ma-lỵ mà nuốt. Cha mẹ kêu la khóc lóc áo não. Rồng con sau khi đã chết, lại sanh làm Thái tử của vị đại Quốc vương trong cõi Diêm-phù-đề, tên là Năng thí. Khi sanh ra đã nói được, hỏi các người hai bên: “Nay trong nước này có những vật gì đều đem hết lại đây để bố thí”. Mọi người sợ hãi, đều bỏ chạy cả. Mẹ thái tử thuơng xót, một mình tự giữ con. Thái tử nói với mẹ: “Con không phải quỷ La-sát, sao mọi người chạy hết? Kiếp trước con thường ưa bố thí, con là Đàn-việt của mọi người”. Mẹ Thái tử nghe lời nói ấy, đem nói lại với mọi người, mọi người liền trở lại.

Bà mẹ khéo nuôi nấng Thái tử, đến khi khôn lớn, tự mình có được gì Thái tử đều đem bố thí hết. Đến chỗ vua cha, xin vật để bố thí, vua cha chia phần cho lại đem thí hết. Thấy người cõi Diêm-phù-đề nghèo cùng tân khổ, suy nghĩ muốn cấp thí mà tài vật không đủ, bèn tự than khóc, hỏi người hai bên rằng: “Làm cách nào để khiến cho hết thảy đầy đủ tài vật?” Các người lão trả lời rằng: “Chúng tôi từng nghe nói có ngọc Như ý, nếu được ngọc ấy thời có thể tùy tâm cầu gì được nấy”. Bồ-tát nghe lời ấy xong, thưa với cha mẹ xin đi vào biển cả tìm ngọc báu Như ý trên đầu Long vương. Cha mẹ trả lời: “Ta chỉ có một mình con, nếu vào biển cả, tai nạn khó tránh. Một mai mất con, chúng ta sống làm gì, không cần đi! Trong kho của ta hiện còn nhiều vật, sẽ cấp cho con”. Thái tử nói: “Vật trong kho có hạn, mà tâm con vô hạn. Con muốn đem của cho đủ hết thảy, không còn ai thiếu thốn. Xin chấp nhận cho con được toại nguyện, làm cho người cõi Diêm-phù-đề, hết thảy sung túc”. Cha mẹ biết chí lớn của con, không dám cầm ngăn, bèn để cho đi.

Khi ấy năm trăm khách buôn, vì cho Thái tử là bậc đại nhân phước dức, đều thích đi theo, biết ngày khởi hành của Thái tử, tập họp tại cửa biển. Bồ-tát trước nghe nói trên đầu Long vương Ta-già-đà có ngọc báu Như ý, hỏi mọi người rằng: “Ai biết thủy đạo dẫn đến cung của Rồng kia?” Có một người mù tên là Đà-xá, từng có bảy phen đi vào biển cả, biết rõ hải đạo. Bồ-tát liền bảo cùng đi. Người ấy trả lời: “Tuổi tôi đã già, hai mắt không sáng, tuy từng vào biển nhiều lần, song nay không thể đi được”. Bồ-tát hỏi: “Ta nay đi đây, không vì thân mình mà khắp vì hết thảy tìm ngọc Như ý, để cung cấp đủ cho chúng sanh, để cho thân không còn thiếu thốn. Kế đó đem đạo pháp nhân duyên mà giáo hóa họ. Ông là người trí, từ chối sao được ư? Nguyện ta được thành tựu, há chẳng phải nhờ sức ông sao!” Đà-xá nghe lời Thái tử ước hẹn, vui vẻ đồng tình, nói với Bồ-tát rằng: “Nay tôi đi với ông vào biển cả, chắc thân tôi không toàn, ông hãy đặt thi hài của tôi trên bãi cát vàng trong biển cả”.

Việc đi ra tập họp xong, bức sợi dây thứ bảy, thuyền đi như bay, đến các bãi báu. Các khách buôn dành lấy bảy báu, ai nấy đã đủ, hỏi Bồ-tát rằng: “Vì sao không lấy?” Bồ-tát trả lời: “Thứ tôi cần là ngọc báu Như ý, còn đây là vật có ngày hết, tôi không cần. Các người hãy nên biết đủ, biết độ lượng, đừng để thuyền nặng, không tự thoát khỏi được”. Các khách buôn thưa với với Bồ-tát rằng: “Đại đức! Chú nguyện cho chúng tôi để được an ổn”. Rồi cáo từ chia tay. Đà-xá khi ấy nói với Bồ-tát rằng: “Giữ lại chiếc thuyền nhỏ theo đường riêng mà đi. Đợi gió bảy ngày, nương gió theo bờ biển phía nam, đến một chỗ hiểm, sẽ có ven núi chót vót, nhánh cây rừng táo đều phủ trên nước, gió lớn thổi thuyền, thuyền sẽ lật ấp. Ông hãy ngước lên vin cành cây táo, có thể tự cứu được; còn tôi không có mắt, sẽ chết nơi đây. Qua khỏi bờ hiểm này, sẽ có bãi cát vàng, có thể đem xác tôi đặt trong cát ấy; cát vàng thanh tịnh, ấy là ý nguyện của tôi”.

Thái tử liền như lời nói ấy, gió đến mà đi. Khi đã đến bờ chót vót, đúng như lời Đà-xá nói, Bồ-tát ngước lên vin cành táo, tự được thoát khỏi. Đặt thây Đà-xá, quàng yên nơi đất vàng, rồi đi một mình. Đúng như lời chỉ bày của Đà-xá trước đó, nổi trong nước sâu bảy ngày; giữa nước ngang họng đi bảy ngày; giữa nước ngang lưng đi bảy ngày; giữa nước ngang đầu gối đi bảy ngày ; sát giữa bùn đi bảy ngày. Thấy hoa sen đẹp, xinh tươi mềm dịu, Bồ-tát tự suy nghĩ: “Hoa này mềm bở, ta hãy nhập Hư không tam muội, tự làm nhẹ mình”, đi trên Hoa sen bảy ngày. Thấy các con Rắn độc, lại suy nghĩ: “Loại trùng ngậm độc rất đáng sợ”. Bồ-tát liền nhập Từ tâm tam muội, đi trên đầu Rắn độc bảy ngày. Rắn độc ngẩng đầu lên để Bồ-tát đạp lên trên mà đi qua. Qua khỏi nạn này, thấy có thành báu bảy lớp, có bảy lớp hào; trong hào đầy cả Rắn độc; có hai con Rồng lớn giữ cửa. Rồng thấy Bồ-tát hình dung đoan chánh, tướng hảo uy nghi, vượt khỏi các nạn được đến nơi đây; suy nghĩ rằng: “Đây không phải là người phàm phu, chắc là bậc Bồ-tát công đức lớn!”, liền cho phép bước tới đi thẳng vào cung.

Gặp khi vợ chồng Long vương vừa mới chôn con, còn đang khóc lóc. Thấy Bồ-tát đến, vợ chồng Long vương có thần thông, biết đó là con, hai vú sữa chảy ra, bảo ngồi xuống mà hỏi rằng: “Con là con ta, bỏ ta mà qua đời, nay sanh ở chỗ nào?”. Bồ-tát cũng tự biết kiếp trước, biết đây là cha mẹ, mà trả lời mẹ rằng: “Con sanh trên cõi Diêm-phù-đề, làm thái tử của đại Quốc vương, thương xót người nghèo cùng, đói rét cực khổ, không được tự tại, cho nên đi đến đây, muốn xin ngọc Như ý”. Long mẫu nói: “Trên đầu cha con, có ngọc báu đó, để trang sức đầu, khó có thể cho con được. Chắc sẽ đưa con vào kho báu, tùy ý con muốn, ắt muốn cho con. Con hãy trả lời rằng: Các thứ tạp bảo kia, con không cần, con chỉ muốn được ngọc báu trên đầu phụ vương. Nếu được thương xót, xin lấy cho con. Như thế có thể được”.

Bồ-tát liền đến gặp Long phụ, Long vương rất vừa mừng, vừa thương, vui vẻ vô hạn. Thương nghĩ đứa con, từ xa vượt gian nan mới đi đến được đây, liền đưa tay chỉ các châu bảo tốt: “Tùy ý cho con, cần thì lấy”. Bồ-tát nói: “Con từ xa đến, nguyện gặp phụ vương, cầu xin ngọc báu Như ý trên đầu. Nếu được thương xót, hãy lấy cho con; nếu không được cho, con không cần vật khác!” Long vương trả lời rằng: “Ta chỉ có một viên ngọc, thường trang sức trên đầu, người cõi Diêm-phù-đề bạc phước hạ tiện, không đáng thấy”. Bồ-tát nói: “Con vì ngọc đó, xa vượt gian nan, liều chết đến đây, chính vì người cõi Diêm-phù-đề bạc phước hạ tiện, để xin ngọc báu Như ý cứu vớt sự mong cầu của họ; vậy sau lấy nhân duyên Phật đạo mà giáo hóa họ”. Long vương cho ngọc và dặn dò rằng: “Nay ta lấy ngọc này cho con, khi con qua đời, hãy đem trả lại cho ta”. Bồ-tát thưa: “Kính vâng như lời Phụ vương nói”.

Bồ-tát được ngọc. Bay lên hư không, trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay, đã đến Diêm-phù-đề. Vua cha vua mẹ cõi người thấy con yên lành trở về, vui mừng nhảy nhót, ôm mà hỏi rằng:” Con được vật gì?”. Bồ-tát thưa: “Được ngọc báu Như ý”. Lại hỏi: “Nay ở đâu rồi”. đáp: “Ở trong chéo áo này”. Cha mẹ nói: “Sao, nó lớn nhỏ?” Thưa: “Cốt ở thần đức của nó, không cốt lớn. Thưa cha mẹ, hãy sắc cho trong ngoài thành, quét dọn đốt hương, tro lụa, phan, lọng, trì trai thọ giới, sáng sớm ngày mai, dựng cây dài làm nêu, lấy ngọc đặt lên trên”. Bồ-tát, khi ấy lập thệ nguyện rằng: “Nếu tôi sẽ thành Phật đạo, độ thoát hết thảy thì ngọc sẽ theo như ý nguyện của tôi, xuất sanh hết thảy bảo vật, tùy ai cần gì thì được đầy đủ”. Bấy giờ, mây im trải khắp, mưa các vật báu; y phục ẩm thực, ngọa cụ thuốc thang, đầy đủ các điều cần thiết cho mọi người; cho đến khi mạng chung, thường như vậy không dứt. Như vậy gọi là Bồ-tát bố thí phát sanh Tinh tấn Ba-la-mật.
long vương.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 22.- Ba điều nhận xét để kết.

1/. Do Nghi ngờ Tam Bảo nên mất tín tâm Bố Thí cúng dường.

Kính các Bạn:

NGHI là pháp trói buộc, chướng Đạo.
Phật dạy:
Kiết sử “hoài nghi” được định nghĩa như là nghi ngờ về sự Giác ngộ của Đức Phật, nghi ngờ về Giáo pháp của Ngài, và về sự hành trì của các vị Thánh tăng đệ tử. [Tăng Chi 10.92]

Nghi Phật, Nghi Pháp thì ở trên chúng ta ít nhiều đã quán sát.

Về Nghi Tăng ?

Đáp: điển hình có một bạn ý kiến về quý Thầy thế này: Có vị tên là Tụ Hương (không biết là phật tử hay ngoại đạo ha ?). Nói rằng:
·
này không đúng ạ. Phật dạy giữ giới, đãnh lễ đức hạnh bằng tâm chứ không phải bằng tiền.
Bố thí ở đây hiểu đúng là cơm, đồ ăn. nếu quý vị tu nhiệt tình, hành trì giới nhiệt tình thì ngày ăn 1 bữa cho gì ăn đó miễn là đồ chay thì lo gì đói mà kêu gọi cúng dường. chùa to phật lớn cũng không để làm gì nếu chính các vị tu không giữ giới. những thứ họ nhìn thấy đều không đúng giới phật dạy. chừng nào dân họ nhìn họ thương, họ rơi nước mắt thì họ sẵn sàng chia sẽ nửa phần ăn ngay và luôn. (hết trích)

Kính quý ĐH. Vị này xem chư Tăng như kẻ ăn mày đói rách, chư Tăng cần sự thương hại của người đời bằng cách "khổ nhục kế" để sống nhờ sự:" chừng nào dân họ nhìn họ thương, họ rơi nước mắt thì họ sẵn sàng chia sẽ nửa phần ăn ngay".

THẬT LÀ TỘI NGIỆP.- NGHI TĂNG là vậy.- Không có lòng Tin nơi Tăng Bảo.

Kính các Bạn. Thật tế.- Đối với Tăng là:

người đời trọng của báu,
Tăng quý phút an tịnh,
của báu rối lòng người,
Tịnh rồi lòng thanh thảng.

Ý là:

Người đời có 7 Ái Tài, nên đời Bố Thí: vàng, bạc, tiền tài, cơm, thức ăn v.v...(Bạn Tụ Hương chỉ có cơm, thức ăn thôi).
Chư Tăng có 7 Thánh Tài, nên Tăng Bố Thí: Tín – Giới – Tàm – Quý – Văn – Tinh Tấn – Trí Tuệ.
Người thích tử với danh xưng BẦN ĐẠO
Thân có BẦN, ĐẠO có BẦN chi!
BẦN biểu hiện áo khâu áo vá
ĐẠO không BẦN, tâm chứa NHƯ Ý châu

* Ngọc NHƯ Ý, dùng sao cho hết
Nó chứa đầy TỨ TRÍ , TAM THÂN
Vẹn LỤC THÔNG , BÁT GIẢI cùng tròn
TÂM ĐỊA sáng độ sinh vô cùng số.
(Chứng đạo ca)
Tăng - Tục là Bố thí lẫn nhau, trao đổi 2 chiều thôi. Dùng Ái Tài, đổi Thánh Tài.- Tùy nhu cầu. Nếu không muốn- thì đâu ai ép buộc ai !!! Cũng đừng nên ỷ mình có của rồi khinh rẻ nhau !!!

Hiện nay, do một số biến động trên xã hội, mà có một số nghi rằng:

* Nghi chư Tăng nhận tiền là không chơn tu ! Chùa chiền to lớn là không chơn tu ! Mà Chơn tu là phải rách rưới, đói khổ, lang thang, không nơi ăn chốn ở . mới là phải phải !!!

Đáp: Kính các ĐH. Phật Giáo trên thế giới từ trên 2500 nay có 2 hệ phái: Nam Tông và Bắc Tông.

+Hệ Nam Tông: Như ở Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Lào v.v... có chùa vàng, chùa bạc đó, Tăng ở đó nếu không nhận vàng bạc thì lấy cái gì để tạo ra chùa vàng ?. Như vậy không chơn tu à ? Chư Tăng hệ Nguyên thủy ở các nơi ấy, đi khất thực vẫn nhận tiền và các vật khác là không chơn tu à ?

+ Hệ Bắc Tông: Như ở Trung Quốc, Nhật Bổn, Đoài Loan v.v...Mấy ngàn năm nay Vẫn có chùa to Phật lớn, chùa nào cũng có thùng "phước điền".- là không chơn tu à ? Hay chỉ những ông ăn mày chính hiệu mới là Chơn tu ?

+ Té ra. Đối với số người tà kiến, Mạn Phật - Khinh Tăng, thì: Những người làm hạnh lạ (dù sai Luật Phật, luật Tăng Đoàn mà họ không biết) thì họ cho là Chơn tu. Rồi so sánh mà phỉ báng Chư Tăng.-Đó là Nghi Tăng.

Đối với vấn đề nhận cúng dường bằng 7 báu (tiền bạc v.v...) Kinh Phật có nhiều dẫn chứng như sau:

1+ Tích Trưởng giả Tu Đạt:
Ở thành Xá Vệ Ấn Độ cổ. Có ông trưởng giả tên Tu Đạt, hiệu Cấp cô độc.
Khi gặp Đức Phật, ông muốn cúng dường khu đất để làm Tịnh Xá để Phật thuyết Pháp.

Nhưng khu đất xinh đẹp ấy lại là của hoàng tộc. Hoàng thân Kỳ-Đà (Jeta) là sở hữu chủ, Trưởng giả Tu-Đạt khăn áo chỉnh tề đến xá lạy hoàng thân Kỳ-Đà ngõ ý muốn hoàng thân chuyển nhượng cho miếng đất ấy.

Hoàng thân Kỳ-Đà ngẩng đầu lên, trả lời:
Ta cũng không bán đâu, thưa ngài triệu phú. Ở Xá-Vệ này chẳng nơi nào đẹp và quí bằng khu rừng của ta.
Dạ biết, thưa hoàng thân!

Hoàng thân Kỳ-Đà cao giọng:

- Vậy sao ngài triệu phú còn đòi mua? Ta biết ngài triệu phú giàu sang nức tiếng mấy đời, nếu ngài có khả năng thì cứ lấy vàng mà lót đầy trên đất đó, ta sẽ bán cho.

Trưởng giả Tu-Đạt hớn hở:

- Thưa hoàng thân, đổi như thế nào ạ?

- Suối không kể, đá không kể, chỉ tính là đất thôi - ngài lấy vàng lát cho đầy mặt đất, vàng lát đến đâu là đất ta bán cho ngài đến đó!

- Đồng ý. Tôi sẽ mua với giá như vậy. Tôi biết hoàng thân là người trọng tín nghĩa nổi danh ở đất Xá-Vệ này, một lời nói ra xem nặng bằng non!

Thế là suốt mấy ngày ròng rã, trưởng giả Tu-Đạt với hàng trăm gia nhân hì hục vận chuyển vàng từ kho này sang kho khác, những mong lấp cho đầy đất, mua trọn cả khu rừng để cúng dường đến Đức Thế Tôn và Tăng chúng.

Hoàng thân Kỳ-Đà không ngờ chuyện nói chơi mà thành thật. Ông vội vã cho thắng ngựa đến nơi xem. Ngạc nhiên làm sao, từ khu đất này sang khu đất khác, vàng đã được lát đầy, sít sao không có kẽ hở! Và kìa, trưởng giả Tu-Đạt đang đứng trầm ngâm nhìn ngắm những gốc cây cổ thụ.

Hoàng thân Kỳ-Đà mỉm cười:

- Sao? Đắt quá phải không? Ta không cần vàng đâu, ngài triệu phú! Hãy rút lời lại đi, cũng không muộn mà!

- Dạ, không ạ! Thưa hoàng thân! Tôi không dám nghĩ là đắt đâu! Tôi đang tính toán là vàng phải lát như thế nào ở nơi những gốc cổ thụ choáng đất kia!

Hoàng thân Kỳ-Đà mở lớn mắt, ông không còn dám tin vào tai của mình nữa. Quả có chuyện kỳ lạ như vậy ư? Ông triệu phú này điên khùng hay sao mà dám coi vàng còn tệ hơn đất cục? Đồng ý là đất này quí nhưng cũng không thể quí bằng vàng được! Từ ngạc nhiên đến tò mò, hoàng thân bèn cặn kẽ hỏi lý do. Trưởng giả Tu-Đạt cũng tự sự đầu đuôi kể cho hoàng thân nghe về Đức Thế Tôn và Tăng chúng. Ông cũng không quên kể chuyện là vua Bình Sa đã qui y Đức Thế Tôn, cúng dường Trúc Lâm tịnh xá như thế nào. Riêng ông thì được nghe pháp và sự chuyển hóa lạ lùng, sự bình an lạ lùng xảy ra trong tâm ông ra sao!

Hoàng thân Kỳ-Đà chăm chú lắng nghe, tự nghĩ:

"- Ông Phật, qua đó chắc là một vị đạo cao đức trọng, một vị Thánh đang xuất hiện ở đời này. Ông triệu phú đã làm một việc có ý nghĩa vĩ đại. Ông ta là hạng dân dã mà dám phát tâm cao thượng - còn ta, ta cũng nên đóng góp vào đấy một chút công đức."

Bèn nói:

- Thôi! Ngài triệu phú đừng tính vàng nơi mấy gốc cây kia nữa, nhiều lắm đấy! Ngài cúng dường đất đến Đức Phật và Tăng chúng còn ta thì xin được cúng dường cây. Đất là của ngài triệu phú, còn cây là của Kỳ-Đà này, được chăng?

Vì tích này nên Kỳ Viên tịnh xá còn được gọi là Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên (Kỳ thọ: cây của Kỳ Đà; Cấp Cô Độc viên: vườn của Cấp Cô Độc)

Tạm lượt truyện.
Kính các Bạn:

Trưởng Giả Cấp Cô Độc cúng Phật và Tăng.Vườn, đất, tinh xá v.v...
Thái tử Kỳ Đà cúng hẳn số vàng còn lại của ngài mà phần ngài nên nhận.
2 tấm gương trên đâu phải chỉ là cơm thừa, canh cặn do thương xót mà bố thí (như bạn Tụ Hương khinh Tăng đã nói).

2+ Như Đoạn kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
Kính các Bạn. Trừ nhóm đệ tử của Nguyên Thủy Chơn Như (đập tượng Phật), thì quý ĐH là Phật tử Bắc Tông ai cũng biết Phẩm Phổ Môn. Phật dạy:

Bồ tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng:

"Bạch đức Thế Tôn! Nay con phải cúng dường đức Bồ tát Quán Thế Âm."

Nói xong liền cởi chuỗi ngọc đương deo nơi cổ, gồm toàn châu báu, trị giá trăm nghìn lượng vàng dâng lên đức Quán thế âm và thưa rằng: "Cúi xin Nhơn giả nhận chuỗi trân bảo pháp thí này".

Lúc ấy, đức Bồ tát Quán thế âm chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại bạch đức Bồ tát Quán thế âm rằng: "Cúi xin Nhơn giả, vì thương xót chúng tôi, thâu nhận chuỗi ngọc này".

Bấy giờ, Phật bảo đức Bồ tát Quán thế âm rằng: "Ngươi nên lân mẫn Bồ tát Vô Tận Ý và hàng tứ chúng, cùng hết thảy Thiên, Long, Dạ xoa, Can thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn và phi nhơn các loại, mà thâu nhận chuỗi ngọc kia."

Bồ tát Quán thế âm xót thương tứ chúng cùng thiên, long, nhơn , phi nhơn các loại, nhận lấy chuỗi ngọc chia làm hai phần, một phần dâng cúng đức Phật Thích ca Mâu ni, một phần dâng cúng tháp đức Phật Đa bảo.

Kính các Bạn. Quan Âm Bồ Tát là Thánh Tăng đó. Ngài vâng lời Phật mà nhận trân bảo, tiền bạc đó. Chư Tăng nhận tiền bạc cúng dường, thì tội gì ???

Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường Qu_am11


Nghi Tăng.- Là NGHI KIẾT SỬ, làm mất Tín Tâm Bố thí Độ.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 23.- (Ba điều...) 2/. Do kém từ, bi, hỷ, xã nên mất tín tâm Bố Thí cúng dường.

Bạn Hiếu có bài viết rất hay, sau:

Trích dẫn :Thói thường, cho đi mà không đòi nhận lại, thì chỉ thấy ở cha mẹ đối với con cái.

Con cái trong nhà cũng có đứa hư, đứa ngoan, đứa giỏi, đứa dở v..v dù thương đứa ngoan giỏi nhưng cha mẹ chưa bao giờ ruồng bỏ đứa hư dốt, la mắng đánh đập thì có, chứ bỏ đói hay vứt bỏ thì ít khi nào thấy được, ấy là lẽ thật phổ thông.

Người xuất gia, bỏ cha mẹ riêng, nhận tất cả chúng sanh là cha mẹ mình, thì cái lẽ "Cung dưỡng" có thể nhìn ra ngay, ấy là vì tuổi nhỏ còn lệ thuộc, thọ nhận mà chưa biết cách thức để báo đền, chỉ cần thầm nhớ ân, chịu học hành lễ phép, thì cũng được coi là con ngoan trò giỏi rồi. Ngược lại, ngỗ ngược lười biếng, chẳng học chẳng tu, chằng Luật chẳng Nghi thì đó là con hư, trò dở.

Các cụ ta hay nói: con hư là lỗi tại cha mẹ, trò hư là lỗi tại thầy cô. Khổng Phu Tử nói: Giáo bất dưỡng, sư chi đoạ (Nuôi mà không dạy được, Thầy phải chịu hình phạt), như Ngài Tuyên Hoá, mỗi khi dạy đệ tử mà không nghe lời, Ngài chẳng quát mắng chỉ cúi đầu lễ bái, đệ tử ngạc nhiên bối rồi, thì Ngài vừa lễ vừa nói: Đức tôi không đủ, nói quý vị không nghe lời, là lỗi do tôi, tôi cần phải sám hối quý vị. Gương hạnh cao tột như vậy, xứng đáng làm mô phạm cho nhân Thiên.

Thế thì Tăng Ni hư đốn là do chúng sanh cha mẹ chỉ biết nuông chiều quá mức mà không biết tiết chế vừa đủ, Tăng trẻ hư đốn là vì Tăng già đi trước chỉ biết thu nhận mà không biết dạy dỗ bảo ban. Lỗi cả trong ngoài, chẳng riêng gì một phía.

Tất nhiên, xuất tục thoát trần là việc đại sự khó làm, làm được làm thành thì "Cung" đổi thành "Cúng" có gì là lầm đâu.

Không tin là khó ư ? Làm thử coi !

Người chưa làm được, phải kính nể tôn trọng người đã thành, ấy là lẽ thực ở đời, không có gì là quá đáng cả. Hàng Tăng Bảo trước đây, hiện tại và mai sau, sẽ luôn luôn xuất hiện những bậc như vậy cho tới ngày Chánh pháp tận diệt thì thôi. Mà khi ấy, chư vị Bồ Tát liền ứng hoá thân, đem thân giáo để hoá độ chúng sanh, dưới đủ hình thái sắc tướng, vì thế bất kính sai người, tội quả mai này biết gánh sao đây ?

Phàm tâm chẳng đo lường được Thánh ý, bậc xuất trần Diêm La Vương còn chẳng rõ được tung tích hình dung, thì ta nay kẻ phàm mắt thịt, Ngũ nhãn chưa khai, thời nếu biết Phật, tin Phật phải khéo hành trì HẠNH KHIÊM CUNG TẤT CẢ, bởi sớm hay muộn thì như Phật đã dạy:

"Vì nhân duyên trước sau, tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật"

A Di Đà Phật.
Vâng ! Nếu Thí chủ đủ từ bi đối với quý Thầy, như mẹ thương con , thì A Di Đà Phật...

Nhớ tích Đức Bổn sư Phật đã thương chúng sanh mà bố thí không tiếc thân, như câu chuyện sau:

Thuở xưa có một con khỉ lớn, mạnh khỏe, thông minh lại có lòng nhân từ (*).Nó thường đi khắp các núi rừng cứu giúp người bị nạn. Một hôm đang ngồi trên cành ăn trái cây, khỉ ta nghe tiếng người than khóc từ phía dưới hang đá vọng lên. Nó liền xuống hang thấy một người bị kẹt không thể lên được. Nó bèn nói cho người đó yên tâm: “Anh đừng sợ, tôi đến đây để cứu anh, anh hãy leo lên lưng tôi để tôi cõng anh lên khỏi hang”. Trong lòng anh còn lo ngại, nhưng lóe lên niềm hy vọng, anh ta đánh liều leo lên lưng, ôm chặc cổ con khỉ. Khi ta thận trọng vịn từng nhánh cây, bám từng khớp đá vô cùng mệt nhọc, mồ hôi ra nhễ nhãi, cuối cùng khỉ đưa người bị nạn lên mặt đất. Cả người và vật hết sức mừng rỡ, nhưng vì quá mệt nên cả hai đều nằm lăn ngủ say dưới một gốc cây.
Khi tỉnh dậy, anh chàng được cứu sống nghĩ trong bụng: “Ta đói cồn cào vì mấy bữa nay chẳng có gì ăn, chi bằng trong lúc con khỉ đang ngủ, ta giết nó đi để lấy thịt ăn mới có sức tìm đường về nhà ”. Nghĩ thế, anh ta liền nhặt một hòn đá và giáng mạnh xuống đầu con khỉ. Nhưng thật may cho khỉ, hòn đá chệch một bên, chỉ làm sướt một mảng da đầu. Giật mình bừng tỉnh, khỉ nhảy tót lên ngọn cây, máu chảy lênh láng.Nó định tĩnh trố mắt nhìn xuống, lòng cảm thấy ngao ngán trước lòng dạ nham hiểm độc ác của kẻ phản phúc, chẳng biết ơn cứu mạng mà lại cố tâm giết mình. Tuy vậy khỉ không dấy lên lòng oán hận cho dù vết thương trên đầu còn đau, máu còn chảy. Hơn nữa, khi thấy con người phản phúc kia đang run rẩy, khỉ cũng động lòng không cầm được nước mắt.
Một lúc sau con khỉ nhân từ chuyền cây lặng lẽ bỏ đi.(hết trích)

Kính các Bạn.- Con khỉ ấy là tiền thân đức Phật. Khi bố thí giúp đở mà bị phản phúc, tiền thân Phật vẫn không thối tâm Bồ Đề, không mất tâm bố thí nên ngày nay thành Phật thế tôn.

Đó là ý nghĩa .- Do đủ tâm từ, bi, hỷ, xã nên không mất tín tâm Bố Thí cúng dường. (Vì thật nghĩa.- Bố thí, cúng dường là tu cho mình trừ tham, sân, si để được giải thoát. Chơ không phải tu cho người được thí.)

Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường Vua_kh10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Bài 24.- (Ba điều...) 3/. Do Thiên Ma, ngoại đạo hủy hoại hạnh tu Bố Thí cúng dường.

Như bài viết của Sư Pháp Tâm cảnh báo:

HÃY LÀ PHẬT TỬ ĐOÀN KẾT HỘ PHÁP CHO TĂNG NI VÀ PHẬT GIÁO HƯNG THỊNH.

Trong cơn bão Pháp nạn truyền thông Phật giáo, kẻ ngoại đạo dĩ nhiên không thể làm cho Phật giáo bị tiêu diệt nhưng chúng có cách thâm hiểm làm cho Phật giáo bị suy yếu không phát triển lên được nữa.
Chúng viết kinh ngụy tạo, xuyên tạc lời Phật, xuyên tạc tăng ni, vu cáo đặt điều không thật, ly gián nội bộ Phật tử và tăng ni, ly gián tăng ni với nhau, ly gián Phật tử với Phật tử với nhau. Khiến cho tăng ni và Phật tử không còn tin tưởng lẫn nhau, không còn sống hòa ái như nước với sữa nữa, chúng làm cho Phật tử mất niềm tin lẫn nhau, rồi gây gổ cãi lộn nhau và ngôn từ chợ búa để phỉ nhổ lẫn nhau.
Chúng lợi dụng 1 số vị thầy giảng sai chánh pháp để thổi phồng như kiểu tất cả tăng ni hoặc gần như tất cả tăng ni thời nay là không đáng tin tưởng, không còn trong sạch, không thanh tịnh. Làm Phật tử thấy nhan nhản trên truyền thông như vậy sẽ mất lòng tin vào tăng ni. Khi mất lòng tin vào tăng ni thì cũng không còn tha thiết vào học Phật pháp nữa. Người ta cũng nói "điều không thật nhưng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, thổi phồng phóng đại thì tự nhiên đại đa số sẽ tin là sự thật".

Chúng cổ súy sự keo kiệt, khuyến khích ác khẩu, khuyến khích bất kính tăng ni, khuyến khích từ bỏ chùa, từ bỏ cúng dường vật dụng, từ bỏ sự hồi hướng phúc báu đến thân nhân quá vãng, từ bỏ nghe thuyết pháp về chánh pháp. Chúng còn viết ra nhiều bài kinh ngụy tạo giả trang là lời Phật thuyết hòng lôi kéo Phật tử nhẹ dạ cả tin để đi theo chúng... Chúng dùng mọi hình thức để ly gián Phật giáo và để cho Phật tử tự chống đối lẫn nhau và tiêu diệt lẫn nhau bằng việc từ bỏ lòng tin vào Tam bảo.

Chúng khuyên khích xuyên tạc gọi là "tu tại gia", "tu không cần thầy chỉ dạy", "tu kiểu tự mình cứu lấy mình".
Ví dụ: Phật từng dạy như sau trong kinh niết bàn : "sau khi Như Lai nhập diệt, các tỳ kheo hãy lấy pháp và luật làm thầy chỉ dạy, tự mình y chỉ mình, tự mình là hòn đảo cho chính mình, đừng tìm cầu giải thoát ở bất kì kẻ nào khác ngoài chính các con".
Dựa trên câu này chúng muốn Phật tử bỏ tăng ni, khuyến khích bỏ chùa, bỏ tăng, bỏ nghe pháp, bỏ tiếp rước tăng chúng, bỏ cúng dường, bỏ hạnh cung kính với tăng ni, kiểu như "tôi đã có kinh sách rồi thì tôi cần gì đến tăng ni chỉ dạy tôi nữa!". Đại loại là muốn Phật tử tu mù. Tu mù thì Phật tử cũng hiểu rồi đó, sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, tà kiến nặng nề. Tà kiến thì còn nguy hiểm hơn là tạo thập ác nghiệp, tà kiến khiến cho khó mà tái sinh lại làm người được nữa để mà tu tập hướng thượng.
Chánh kinh niết bàn thì đúng là Phật khuyên tự mình nương tựa mình thật, nhưng đó là Phật dạy cho các vị tỳ kheo có tín tâm sâu sắc, trước mặt Phật lúc đó tất cả đều đắc Thánh hết rồi, vị tỳ kheo đắc quả thấp nhất cũng là thánh Tu ĐÀ HOÀN rồi, chứ không phải là phàm phu nữa. Phật thuyết pháp luôn hợp căn cơ trí tuệ chúng sinh, không phải ai ngài cũng dạy giống nhau.
Kinh Phật tuy dạy các thánh tỳ kheo tự mình nỗ lực tu tập nhưng trong luật Phật lại dạy đối với sadi thì phải nương tựa thầy tế độ và thầy y chỉ suốt đời. Đối với tỳ kheo phải nương tựa thầy tế độ và thầy y chỉ ít nhất 5 năm, thông rành luật lệ mới được phép rời thầy.
Ngược lại trong nhiều bản kinh khác Đức Phật dạy cư sĩ phải quy y Phật, quy y pháp, quy y Tăng. Rồi Phật dạy phải tránh xa kẻ xấu ác, thân cận bậc hiền trí, nghe pháp, suy tư pháp và khéo léo thực hành pháp nhờ vậy mà phát sinh trí tuệ, được lợi lạc lớn.
Chúng ta tự nỗ lực tu tập là tốt, nhưng chúng ta cũng phải có thầy chỉ dạy dẫn dắt mới mong đạt được mục đích tu tập.
Ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục kiền Liên trước khi thành Thánh các ngài tuy có sự thông minh hơn người nhưng do không gặp được bậc thiện trí thức như ngài Asaji thuyết pháp cho 2 câu pháp thì dĩ nhiên cả đời hay suốt nhiều kiếp các ngài cũng không thể nhập vào dòng thánh được.
Ngài Maha Ca Diếp được mệnh danh đệ nhất đầu đà, ngài cũng không thể nhập vào dòng thánh nếu không gặp được Phật và nghe Phật thuyết pháp. Đức Phật là người duy nhất giác ngộ mà không cần ai chỉ dạy, nhưng chúng ta không đủ ba la mật như Phật mà có thể tự giác ngộ như ngài được. Không ai bắt chước được Phật đâu, cố bắt chước là gặp tai họa đó !!!
Chúng ta là Phật tử thì chúng ta phải đoàn kết, là hộ pháp hộ độ cho Phật giáo, hộ độ tăng ni cùng lan tỏa chánh pháp.
Chớ nhẹ dạ cả tin mà bỏ chùa, bỏ tăng ni, bỏ sự cúng dường, bỏ hộ độ tăng chúng, bỏ sự cung kính, bỏ làm phận sự người cư sĩ. Chư tăng là 1 trong 3 chân kiềng vững chắc cho chúng sinh nương nhờ. Nếu chư tăng không còn Phật tử hộ trì nữa thì 1 trong 3 chân kiềng sẽ đổ và chúng sinh sẽ không còn chỗ nương tựa mà phát triển đời sống tu tập chánh đạo nữa. Phật pháp tăng là 3 ngôi báu, là ruộng phước điền cho chúng sinh nương tựa, không thể thiếu 1 trong 3 được nhé quý vị.
Hãy hộ trì cho Tam Bảo ngày càng vững mạnh.
Phật tử hãy cùng nhau chia sẻ rộng rãi tin này để cùng nhau chấn hưng Phật pháp.
Quý Phật tử hãy nhớ lấy khéo mà thực hiện
Sư Pháp Tâm
(hết trích)

Kính các Bạn. Lục Ba la Mật thì Bố Thí là nền tảng, là đầu tàu của đoàn tàu 6 Ba la mật.

Ở thời mạt pháp này. Trong Tam Thừa Phật Đạo. - Hàng Phật tử chúng ta chỉ còn pháp tu Bố Thí này là Chánh Hạnh để vào Bồ Tát Thừa. Còn Thanh Văn thừa , duyên giác Thừa chỉ thích hợp với Tăng Ni.

Kính mong tất cả chúng ta nên bình tâm tư duy, bình tâm hành Đạo, mới có cơ hội vào Phật Đạo, chí ít là tạo được Duyên lành để đời vị lai còn gặp được Phật Pháp, được thành Phật Đạo.
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường - Page 2 Qa110

Nam Mô Đại Từ Bi Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,238
Điểm tương tác
873
Điểm
113
Bạch Thầy Viên Quang

Ở Dục giới này số lượng là sức mạnh của tà ma ngoại đạo, nhìn có vẻ mạnh mẽ vì sức phá hoại lớn nhưng sự phá hoại đó cũng chỉ ở nơi dã thảo hoa dại lề đường dễ thấy mà ở núi lớn Diệu cao sơn thì chẳng hề suy suyễn. Bởi ở nơi nội tại chúng có nội lực không lớn lại khiếm khuyết tư lương nên tiềm năng bất túc vì vậy nhìn tuy bạo phát những cũng sẽ chóng tàn. Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Đạo Pháp vốn Vô tướng nhưng pháp tướng thì vô thường nên thịnh suy âu cũng là luật nhân gian nơi chúng sanh vô minh ác trược sống nhờ hy vọng về những điều huyễn ảo mà khổ đau vì những điều đã mất đi nên đáng thương hơn là đáng trách. Cầu cho chúng sanh thường an lạc.

Phật pháp thì bất biến mà Giáo Pháp lại chỉ nở hoa nơi những vùng linh địa thái bình thịnh thế. Nên về mặt nhân duyên thì chỉ thay đổi nơi Xứ, Thời còn tại Tâm thì thường bình nơi Pháp đạo. Do vậy mùa thu thì lá rụng mà xuân đến thì nở rộ hoàng hoa nhưng Bát nhã thì đâu sanh diệt. Bồ đề Tát bà ha


Nam mô Đoan Nghiêm thân vô tỷ thại Quan âm Như Lai thị Đại Thần chú.

Kính
Hề hề, trừng hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
837
Điểm
93
Kính cảm ơn Bác Trừng Hải ,và các Bạn Đạo đã tạo cảm hứng và góp ý cao thượng để bài viết được thành tựu.
Mô phật

IMG_1720134221458_1720134592958.jpg
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,768
Điểm tương tác
747
Điểm
113
SƯ TỬ chết vì trùng trên thân nó!

Phật Giáo suy tàn không phải do ngoại đạo phá! Mà chính do tăng đoàn và Phật tử nói chung.

Chính vì có những con sâu trong tăng đoàn nên mới làm suy giảm lòng tin của Phật Tử đối với tăng ni. Đó là hiệu ứng tất yếu xảy ra.

Suy tàn chỗ nào thì chấn chỉnh chỗ đó!

Chỉ cần tăng ni mẫu mực chấp trì giới luật và tu học nghiêm túc thì tự nhiên sẽ có người tìm đến cầu học, ma đạo tự nhiên lánh xa.

Thịnh suy chỉ là việc thường tình, Chư Phật Biết rõ mà vẫn nhập Niết Bàn, là vì bổn phận của các Ngài đã hoàn thành. Nhiệm vụ tiếp theo là của các Bồ Tát, của các bậc tu hành,.... để hoàn thành sự nghiệp Chánh Đẳng Chánh Giác của mỗi cá nhân. Ba đời chư Phật làm duyên cho nhau để hiển lộ Tự Tánh sẵn có của mỗi cá nhân đó vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. hạnh đầu đà

TOP 5 Tài Thí

Bên trên