Vai trò người Phật tử đối với Đạo và Đời

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada

Vai trò người Phật tử đối với Đạo và Đời

Nguyễn Tư Trừng

thumbnail.php

Trước hết chúng ta phải tìm hiểu nghĩa của ba từ người Phật tử, Đạo và Đời. Người Phật tử ở đây tức là người cư sĩ Phật tử, tức là một người thường sống theo những lời Phật dạy. Đạo ở đây là giáo lý của Đức Phật, là Giáo hội Phật giáo, là hệ thống các chùa, là Tổ chức gia đình Phật tử, và Đời ở đây tức là toàn bộ cảnh sống rộng lớn còn lại, ngoài Đạo ra.
Hiểu như thế thì vai trò của người Phật tử trước tiên là phải hiểu đúng lời Phật dạy, phải hiểu đúng một cách tuyệt đối, vì nếu không thì người Phật tử vô tình không đi theo con đường Phật dạy. Sau khi đã chuyển Pháp Luân, Phật dạy Giáo pháp của Phật chỉ có một hương vị. Đó là hướng vị giải thoát. Giải thoát ở đây có nghĩa rõ ràng là con người dừng ở lại với con thú vật ở trong mỗi người chúng ta, mà chúng ta phải được giải thát ra khỏi cuộc đời cầm thú đó để thành thiện tri thức, để thành Như lai.
Vậy người Phật tử phải hiểu rất rõ điều vĩ đại kỳ diệu này. Chúng ta làm theo lời Phật dạy, chúng ta không phải là thú vật mà là thiện tri thức, mà là Như lai.
Người Phật tử chân chính phải không bao giờ được xao lảng điều đó. Lời dạy giải thoát đó, Chân lý tột cùng cao sang kỳ diệu đó phải đo theo người Phật tử từng bước, phải ăn sâu vào tâm hồn người Phật tử suốt cuộc đời. Thái độ đó, nếp sống đó trước hết là cho bản thân, và sau nữa là để truyền bá đúng lời dạy giải thoát đó cho mọi người khác một cách yên lành không phân biệt tôn giáo. Gặp ai thì người Phật tử, phải trình bày đúng lời dạy có ý nghĩa tối thượng, vô thượng đó của Phật.

Người Phật tử đối với Đạo, phải biết ghi công ơn, phải nhớ công đức của Giáo hội, của các Chùa, vì quý Tỳ kheo Tăng Ni, là hình bóng thiêng liêng mầu nhiệm của giáo lý. Người Phật tử phải biết đê đầu đảnh lễ quý Tỳ kheo Tăng Ni qua các biến cố thăng trầm của Phật giáo. Người Phật tử, phải luôn luôn nhớ rằng sự tồn tại của Chùa, tức của giáo lý đức Phật, là một điều vô cùng vĩ đại, vô cùng lớn lao mầu nhiệm vô cùng thiêng liêng. Công ơn đó, công đức đó, người Phật tử trọn đời phải không được bao giờ quên. Vì có như thế, chân lý giải thoát mới được tồn tại.
Muốn đi tới cuộc đời giải thoát, người Phật tử phải giữ giới, tức là phải trau dồi những đức hạnh. Một điều người Phật tử phải luôn luôn nhớ và làm nền tảng cho cuộc sống của mình là mọi điều ác, sai, trái thì minh không làm và phải chỉ làm tất cả những điều thiện, những điều đúng, điều phải nghe thế, nhiều người sẽ nói, nhưng nhiều điểm đúng nơi đây lại sai nơi kia, thì làm sao. Ví dụ như tình dục. Tình dục bị xem thấp kém nơi này nhưng lại được đề cao nơi khác.
Tôi phát biểu thiện căn, tức bộ phận sinh dục khắp nơi đều bị cho là hèn hạ xấu kém, tại sao đi đâu người ta cũng phải ăn mặc áo quần kín đáo. Họ làm thinh, vì cảm thấy tôi nói đúng, vì thế chúng ta đừng tự lường gạt, lừa dối mình, mà phải rất chân thành với chính mình để thấy sự thật. Vì thế cho nên người Phật tử phải tránh đừng bao giờ làm điều ác, điều sai trái, và luôn luôn, mãi mãi phải làm những điều thiện những điều tốt, điều đúng, điều phải. Người Phật tử phải chỉ một lòng theo Phật để đi cho trọn đường tốt đẹp, cao quý, vì tốt đẹp, cao quý chính là Phật giáo. Xấu kém, bần tiện, không bao giờ là Phật giáo. Khi người Phật tử tu chứng được nhiều điều tốt đẹp, trau dồi được nhiều đức hạnh thì người Phật tử như mặt trăng ra khỏi mây soi sáng được cộng đồng ở quanh mình. Và khi người Phật tử đạt được tới nhân cách hoàn hảo thì người Phật tử làm được rất nhiều điều tốt đẹp cho đời để toàn thể cuộc đời có thể quay về Phật giáo, làm theo lời Phật dạy.
Họ nói Phật có dạy những điều tương đối. Có như thế, nhưng đó là bất đắc dĩ mà Phật phải dạy, còn Phật chỉ muốn mỗi người chúng ta thành Như lai.

Vì khi người Phật tử thành công trong công việc tu tập để trở thành một con người mới rất đức hạnh, rất trí thức, thì người Phật tử đừng bao giờ nghi rằng đây là một sự thành công của đơn thân độc mã, một sự thành công hoàn toàn do cá nhân mình mà có. Không phải thế, sự thành công được trở nên một con người mới kỳ diệu phải là niềm tự hào hãnh diện của toàn thể Giáo hội Phật giáo đã tu hành, đã lãnh đạo tốt đẹp đầy đủ như thế. Chính vì thế, người Phật tử phải quý trọng công ơn của Tăng trong Tam Bảo Phật Pháp Tăng, và của Giáo Hội. Và bởi vì sự thành công trong việc tu tập của một cư sĩ Phật tử, chính đó là mục đích của Tăng trong Tam Bảo và của Giáo Hội.
Chính vì thế, một lần nữa, người Phật tử tu tập thành công phải đê đầu đảnh lễ ghi tạc công ơn từ vị Tăng Thổng, vị Pháp Chủ cho đến các Điệu ở trong Chùa.
Và vì rất thân thiết với Đời, người cư sĩ Phật tử tinh tấn và thành công trên con đường tu tập phải biết thương yêu Đời. Ngang đây cho phép tôi định nghĩa Đời một cách khác. Thường thường thì người ta hiểu các Thầy Tăng và các Ni cô ăn chay niệm Phật ở Chùa là đang tu hành. Còn những người khác sống ở thế gian thì không tu hành. Đời khác Đạo vì Đời là đời thế tục, không tu hành. Nhưng nếu chúng ta hiểu theo một cách khác, nếu chúng ta hiểu rằng tu là trau dồi nhân cách cho được tốt đẹp, cho được hoàn hảo thì các Tăng, Ni lên Chùa ăn chay niệm Phật, tu cho nhân cách được tốt đẹp, hoàn hảo, còn người đời ở thế gian, sống không tu, tức không lo cho nhân cách mình. Ai lại như thế ! Ai lại sống mà không lo chi cho nhân cách mình.
Vậy sống ở đời ai cũng phải lo cho nhân cách mình. Các Tăng, Ni trên Chùa thuận duyên hơn, tinh tấn hơn nền chăm lo nhân cách mình được nhiều hơn. Còn người ở đời thì tu nhưng không thuận duyên bằng, không tinh tấn bằng. Người Phật tử đứng ở giữa Đạo và Đời và phải làm cho Đời hiểu rõ Đạo, hiểu rõ con đường đi về nhân cách, con đường giải thoát.
Người Phật tử bằng mọi cách, tìm mọi lúc để Chân lý Phật giáo đi thấu được khắp nơi, và đi thấu được mọi người. Và quan trọng hơn hết, người Phật tử phải giúp người đời hiểu rằng mỗi người ai cũng có thể thoát khỏi hẳn đời động vật cầm thú ở trong mình để mình thành người trí thức tinh anh có nhân cách hoàn hảo.

Vậy người Phật tử, đối với chính bản thân mình, đối với Đạo, hay đối với Đời, bao giờ cũng lấy sự giải thoát làm mục đích, làm ý nghĩa của Đời.
Người Phật tử phải tinh tấn tu tập, phải biết hổ thẹn, xấu hổ, để được giải thoát ra khỏi đời động vật cầm thú, để dạt tới nhân cách hoàn hảo, để gặp được dòng dõi, để có được nguồn cội Như lai. Người Phật tử phải làm đúng theo lời Phật dạy, để được giải thoát, để thành người để thương yêu Đời.

http://www.lieuquanhue.vn/index.php/9/5818.html

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên