* - Vô Sanh - Vô niệm - Như - là Tịch Diệt Tướng Ấn.
...... Kính quí Phật tử: Thế nào mà " Vô Ngã và Tánh không" có tương quan ?
Trước tiên chúng ta sẽ nghe về khái niệm các phạm trù này:
...... * Vô Ngã là Các pháp không có tự ngã vì các pháp do duyên sanh.
...... * Tánh không là các pháp duyên sanh nên nó không có tự tánh.
...... * Vọng niệm: là niệm (vô minh) khởi tương tục nơi các thức mà chúng sanh chấp lấy đó làm tự ngã.(huyễn ngã)
...... * "NHƯ" là "Thật tướng của các pháp vốn bất sanh, bất diệt", là thể chất chung của vạn pháp, (Chơn ngã).
Như thế quí Phật tử thấy rõ:
* Vọng niệm: là niệm (vô minh) khởi tương tục nơi các thức mà chúng sanh chấp lấy đó làm tự ngã.(huyễn ngã)
* Vô Niệm: Cùng vẫn là niệm nhưng không có vô minh, mỗi nệm đều được trí huệ vận hành, đó là 1 trong 18 pháp bất cộng của Phật: Nhất Thiết Thân Nghiệp tùy trí huệ hành, Nhất Thiết khẩu Nghiệp tùy trí huệ hành, Nhất Thiết Ý Nghiệp tùy trí huệ hành, VÔ NIỆM này tương ưng với Chân Như Tâm.- Đó là NIỆM VÔ NIỆM NIỆM, ĐÓ LÀ CHÂN NHƯ THẬT TƯỚNG ẤN.
Có 2 cái biết khi mắt thấy 1 pháp .Cái biết bằng ý niệm tên gọi ,là cái biết dựa trên phân biệt ,đối chiếu ,so sánh ...tức cần thời gian ,nên gọi là niệm .Cái biết thứ 2 là trực tiếp ko cần thời gian (biết trong satna)cho nên ko qua ý niệm tức vô niệm .
Cho nên mình ko đồng ý cách giải thích về vô niệm dài dòng của bạn.