N

Vô Thường. Đệ nhất pháp ấn.

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
* Chư Hành vô thường,(VQ tách ra đây từ bài nhân quả).

Ngọc Quang: Kính thưa các bạn. Theo các bạn Những gì có tái sanh ? Những gì bất biến không sanh ?

Kính chào các vị.

Theo tôi nghĩ:

+ Những gì là Vô thường, thì có tái sanh.

+ Những gì Chân thường thì bất biến không sanh.

Xin chỉ dạy thêm ạ.

Vâng, thưa bạn chualinhbuu. Tôi nghĩ cũng giống như bạn.

có câu thi rằng:

Muôn pháp không thường còn
Người sinh ắt có diệt
Sinh tử như thủy triều
Diệt tận, chân phúc hiện
Thác bền, sống không bền
Người đời ai cũng chết
Chết mục tiêu cuộc đời
Đúng y lời Phật dạy
Kiếp sống trong ngắn ngủi
Chết thật là chắc chắn
Sớm muộn xác thân này
Trả về cho tứ đại
Nhìn xem thể phách hoại
Xác như gỗ mục hư
Tánh thanh tịnh chân như
Niết bàn vô sanh diệt.


Kinh Niết Bàn cũng có dạy:

Chư Hành vô thường,

Thị sanh diệt pháp,

Sanh diệt diệt dĩ,

Tịch diệt vi lạc.


Các Hành vô thường,

Là pháp sanh diệt,

Sanh diệt hết rồi,

Tịch diệt là vui.


Vô Thường, nên tái sanh. Tái sanh lại vô thường. Đó là qui luật của Vũ trụ. Đây là một trong Tam pháp Ấn .- Pháp ấn thứ nhất: Vô thường.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
* Sanh, trụ, dị, diệt hay Sanh. lão, bệnh, tử là biểu hiện của Vô Thường.

Mọi sự vật hiện tương trong vũ trụ đều bị biến chuyển, thay đổi, không cố định.- Đó là định luật Vô Thường. Với Vô Tình chúng sanh thì phải chịu Thành, trụ, hoại, không. với hữu tình chúng sanh thì phải chịu Sanh. lão, bệnh, tử. Không những chỉ trong thế giới vật chất mà ngay cả trong thế giới tâm thức, định luật vô thường vẫn luôn hiện hữu.

Một khối kim loại, với mắt thường thì chúng ta thấy chúng nằm im bất động, nhưng với sự soi chiếu của kính hiển vi điện tử thì chúng là những hạt luôn luôn quay cuồng, và chịu sự tác động oxy hóa để đi đến hủy diệt.- Đây là sự tính chất vô thường của khoáng vật.

images


Đức Phật dạy. Con người chúng ta là một tổng hợp của 5 Uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc thuộc về xác thân, 4 uẩn còn lại thuộc về tâm thức. Cả 5 uẩn này đều biến dị vô thường không cố định.

Vì bản chất 5 uẩn không cố định, vô thường nên chúng ta khó kiểm soát được sự biến chuyển của chúng, ví như tuy là thân ta, nhưng khi đau bệnh chúng ta không thể kiềm điều khiển nó được, và nếu nó đi đến tử vong, ta cũng không phương kiềm chế. Đây là sự vô thường của động vật.

images


Tuy vậy Vô Thường chỉ tác động đến các pháp HỮU Vi. Còn các pháp VÔ VI thì không bị luật Vô thường chi phối.

Kính các bạn. Những gì là pháp Hữu Vi ? Những gì là pháp Vô vi ?
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
* Hữu vi pháp là pháp có tạo tác, có tác ý, pháp do nhân duyên hòa hợp mà thành.

* Vô vi pháp là đối lập với Hữu vi pháp, là pháp không do duyên lập. Chân Như, chân tâm và Niết bàn là pháp Vô vi.

Pháp hữu vi là pháp phải chịu vô thường Sanh, trụ, dị, diệt hay Sanh. lão, bệnh, tử.

Pháp Vô vi thì bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.

Luận Trí Độ 46 ghi: “Pháp tánh hữu vi, pháp tánh vô vi, chẳng phải do Thanh văn, Bích-chi tạo ra, chẳng phải do Phật, cũng chẳng phải do bất cứ ai tạo”.

Pháp tánh hữu vi tức tánh vô thường, tất cả pháp hữu vi là tự nhiên như thế,

pháp tánh vô vi là tánh tịch diệt. là Niết bàn.

Luận Đại trí độ cũng dạy: Hữu vi không, vô vi không. Nghĩa là Hữu vi hay vô vi đều là tánh không, đều từ Như mà hiện.

Như vậy định luật vô thường, là pháp tánh tự nhiên nó như vậy không do ai đặt để tạo ra, chỉ do nghiệp mà vận hành, hết nghiệp thì vô thường chính là thường.

"Vô thường thị thường, Thế Tôn thượng song lâm diệt độ, tịch diệt phi diệt, đạt ma tằng chích lý Tây qui, sanh tự hà lai, tử tùng hà khứ."

nghĩa:

"Vô thường là Thường, Nên Thế Tôn chốn Song lâm tịch diệt, nhưng diệt mà không diệt, nên Tổ Đạt Ma tịch rồi , mà vẫn quảy dép về Tây. Sanh từ đâu mà đến, Chết rồi về đâu ư ?"


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. https://diendanphatphap.com/diendan/threads/vo-thuong-de-nhat-phap-an.27417/
Bên trên