Vô Tự Chân Kinh

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Vô tự Chân kinh. Bài 1.- Khởi đề.

Ngày xưa.- Tuyên Hoá Thượng Nhân có lời về Vô Tự Chân Kinh:

Người rõ biết "đọc kinh", chẳng những họ biết đọc kinh có chữ mà cũng biết đọc cả "kinh không chữ" nữa. Nếu như biết đọc kinh không chữ, thì đó mới thật là người chân chánh hiểu rõ Phật Pháp.

Quý vị có thể đọc kinh có chữ và cứ niệm đi niệm lại, thì đó là người vô sự tìm việc để làm thôi. Nếu quý vị biết đọc chân kinh vô tự (không chữ), thì đó là quý vị đã có phương pháp rồi. Nhưng nếu phải đọc “chân kinh vô tự” thì quý vị có đọc được không? Như quả quý vị không biết đọc chân kinh vô tự, thì trước là hãy đọc kinh có chữ, rồi sau đó mới có thể hiểu rõ được kinh không chữ. Chờ đến lúc đã hiểu rõ kinh không chữ rồi, quý vị sẽ không cần đọc kinh có chữ. Cho nên nói: “ khó thì không biết; Biết thì không khó.” Học Phật Pháp cũng giống như thế thôi! (hết trích)

Đại thi Hào Nguyễn Du.- Người học Phật uyên bác- có bài kệ:

Nhân liễu thử tâm nhân tự độ,
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu.
Minh kính diệc phi đài,
Bồ Đề bản vô thụ.
Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
Kì trung áo chỉ đa bất minh
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ,
Chung tri vô tự thị chân kinh.

dịch nghĩa:

.....Ai rõ tâm này thì tự độ,
Linh Sơn ngay tại nơi tâm mình.
Gương sáng không có đài,
Bồ đề vốn không cây.
Kim Cương đọc cả ngàn lần,
Mà trong hư ão như gần, như xa.
Thạch Đài tìm đến hiểu ra,
Chân kinh thật nghĩa chẳng qua không lời.

Kính các Bạn.

* Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào”,

    • Trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài dạy: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”, hay
    • Trong Kinh Lăng Già: “Ta từ đêm được Chính giác tối thượng cho đến đêm nhập Niết bàn, trong khoảng thời gian ấy, chưa hề thuyết một chữ nào, cũng chưa từng đã thuyết hay sẽ thuyết.
Không thuyết mới là Chân Thật Nghĩa Phật thuyết”.

Thật vậy.- Chỗ uyên áo, Chân Thật của kinh nghĩa Đạo Phật là VÔ TỰ CHÂN KINH.

Kính mời các Bạn Đạo cùng thưởng thức chén trà Thiền. và cùng thảo luận Ý Thiền để tìm Chân Thật Nghĩa...

VÔ TỰ CHÂN KINH Logo10

Kính mời.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Vô tự Chân kinh. Bài 2.- Tây Du ngụ ý.

Truyện Tây du kể rằng:

Nói về Tam Tạng đi thỉnh kinh, thì gặp Kinh Vô Tự.

Ông Nhiên Ðăng cổ phật, biết Ác Nan, Ca Diếp phát kinh vô tự, thì cười thầm mà nói rằng:

- Người Ðông Ðộ coi sao ra kinh vô tự, uổng công thánh tăng thỉnh về.

Nói rồi kêu Bạch Hùng tôn giả mà bảo rằng:

- Ngươi hãy theo Tam Tạng lấy kinh vô tự lại, và bảo bốn thầy trò trở vào thỉnh kinh hữu tự.

Bạch Hùng vâng lịnh đằng vân bay theo.

Khi ấy Tam Tạng đương đi với ba người đệ tử, khỏi cửa núi xa xa, ngó thấy hào quang chiếu sáng ngở là hào quang Phật Tổ nháng ra, chẳng ngờ trận gió thơm bay tới, thấy một cánh tay ở thinh không thòng xuống xách gói đồ trên lưn ngựa, Tam Tạng kinh hãi dậm chân đấm ngực nói rằng:

- Ngộ Không ôi! Ai lấy kinh đâu mất!

Tôn Hành Giả đuổi theo.

Bạch Hùng tôn giả thấy Tôn Hành Giả sách thiết bảng đuổi nột, sợ tánh người nóng nảy, đập đại khó lòng nên chẳng kịp nói chi, buông gói kinh mà chạy, Tôn Hành Giả nhảy theo gói kinh, thì kinh đã đổ cả đống, gió bay lật ra, Sa Tăng, Bát Giới áp lại lấy kinh đem cho thầy.Tam Tạng lau nước mắt than rằng:

- Ðồ đệ ôi! Không dè cảnh phật còn có yêu ma!

Sa Tăng sấp kinh gói lại, sửa mấy cuốn bị gió lật, thì thấy giấy trắng mà thôi, giở ra cuốn nào cũng vậy!

Bát Giới giở từ cuốn mà coi cũng giấy trăng!

Tam Tạng bảo mở gói dở hết ra, cũng không có một chữ chi hết!

Tam Tạng than rằng:

- Ðông Ðộ vô phước lắm! Mình đem kinh không chữ về dưng, chắc là mắc tội!

Tôn Hành Giả nói:

- Sư phụ đừng than thở làm chi, tôi đã biết rồi, tại không có nhơn tính nên Ác Nang, Ca Diếp phát kinh vô tự! Thầy trò hãy trở vô mà bạch qua Như Lai đặng làm tội kẻ tham tài, và xin đổi kinh hữu tự.

Bát Giới nói:

- Phải phải.

Bốn thầy trò trở lại cửa núi, mấy không Kim Cang cười mà hỏi rằng:

- Thánh tăng trở lại giở kinh phải không?

Tam Tạng gật đầu, thầy trò đồng vào điện Ðại hùng lạy phật.

Tôn Hành Giả bạch rằng:

- Thầy trò tôi trăm cay ngàn đắng, chấy tháng lâu năm, đi mới đến đây. Nhờ ơn Như Lai truyền phát kinh, mà Ác Nang, Ca Diếp đòi tiền hối lộ không có, nên cố ý phát kinh giấy trắng chưa có một chữ, chúng tôi đem giấy trắng về làm chi? Xin Phật Tổ trị tội hai người tác tệ, và đổi kinh có chữ cho chúng tôi?

Phật Tổ cười rằng:

- Chuyện ấy ta đã hay rồi, hai người phát kinh không lỗi. Bởi kinh rất quý, lẽ nào thỉnh không mà đặng phước hay sao? Khi trước các sải mới tu đại đây, có đem kinh xuống nước Xá vệ mà tụng cầu siêu cho Triệu Trưởng Giả. Triệu Trưởng Giả huờn công ba đấu ba thăng gạo trắng, và bạc vàng chút đỉnh, ta còn nói Triệu Trưởng Giả bỏn sẻn lắm, chắc sau con cháu phải nghèo nàn. Nay ngươi đến tay không mà thỉnh bấy nhiêu kinh, còn than thở gì nữa. Kinh giấy trắng chẳng phải là vô dụng đâu, ấy là kinh vô tự, quý hơn kinh hữu tự, ngặt chúng sanh coi không ra, nên phải đổi.

Nói rồi truyền Ác Nang Ca Diếp đổi kinh hữu tự cho đúng hiệu.
VÔ TỰ CHÂN KINH Vz_t_k11
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Vô tự Chân kinh. Bài 3.- Hữu Tự Kinh, Vô Tự Kinh.- từ đâu ra ?

Theo Phật dạy.- "Nhất Thiết Duy Tâm Tạo".

- Nói về "Tâm": có 2 trạng thái TỈNH (Tịch lăng) ĐỘNG (chiếu soi)


VÔ TỰ CHÂN KINH Tonh_t13


+ Phần Chiếu: Là hiện tượng của Tâm. Biểu hiện ra 6 Thức: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và Ý Thức.
- Từ Ý Thức. Vọng hiện ra: Ngôn Ngữ, Văn tự, Suy nghĩ, Dự đoán, lý luận, nhận thức.
(Chúng sanh chấp lấy phần hiện tượng này là tự "Ngã".- Nhà Phật gọi là Vọng Tâm).

+ Phần Tịch: Là Bản Thể Tâm. Đặc Tính là CHÂN NHƯ.

* Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.

Tổ Mã Minh ở Đại Thừa khởi tín luận, nói về Chân Như, như sau:

“Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”

Với các Phạm trù trên:

Từ Chân Như Tâm biến hiện:

* Hữu Tự Kinh: Nghĩa là : Từ Ý Thức, mà có khuynh hướng thiên về Chân Lý.- Nhà Phật gọi là Tục Đế.(Giáo lý Phương tiện)

* Vô Tự Kinh: Hòa nhập Các Thức vào Chân Như (Có cả Ý Thức) khế hợp Vô Niệm. Cho nên Vô Tự Kinh ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên.- Do đó Vô Tự.- Nhà Phật gọi là Chân Đế.(Giáo lý Đệ Nhất Nghĩa).

* Hữu Tự Kinh, còn trong Nhị nguyên Ý Thức.- Nên chỉ có nữa phần Chân lý.- Nhà Phật gọi là Chân Lý Tục Đế.(Bán Tự giáo)

* Vô Tự Kinh: Vào được Đệ nhất Nghĩa Đế, xả bỏ Nhị Nguyên, hiển bày trọn phần Chân Lý.- Nhà Phật gọi là Chân Lý Chân Đế.(Mãn tự giáo).
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
VÔ TỰ KINH chính là Thiền TỰ HỎI.


Bậc trí tuệ là người BIẾT những gì mình KHÔNG BIẾT.
Lão Tử
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Vô tự Chân kinh. Bài 4.- Chứng Tín: Như Thị .


VÔ TỰ CHÂN KINH Tttri10


Chứng tín. Là Bằng chứng xác thực để vững tin là Pháp Phật.

Ở đầu các kinh Phật có câu dẫn (do Đức Phật Di giáo): Như thị Ngã văn...

* Thế nào là THỊ ?

ĐT ĐL dạy: 3 Giải thoát môn.- không, vô tướng, vô tác (nói ý nghĩa "thị") :

+ Tất cả pháp đều do nhân duyên hòa hợp sanh nên tự tánh là không, là vô sở hữu, là bất khả đắc.- Nghĩa là tự nó vốn là không có thật thể, chỉ do duyên hòa hợp mà tạm thấy là có, là không thể nắm bắt được như ảnh trong gương.

+ Do bản chất các pháp tự tánh là không, là vô sở hữu, là bất khả đắc.- nên các pháp như từ sắc ... dẫn đến Nhất thiết chủng trí đều chẳng phải là thường, là vô thường, là lạc, là khổ, là ngã, là vô ngã, là tịnh hay bất tịnh . Tất cả pháp là NHƯ HUYỄN. (hết trích)

“Đương thể tức như
Đương hạ tức thị”
(Đương ở thể thì gọi là Như, Nhưng để chỉ bày thì gọi là Thị)

* Tất cả Pháp đều có Bản Thể và Hiện Tượng.

  • Bản Thể là Chân NHƯ.
  • Hiện Tượng là THỊ hiện Duyên Sanh.- Hay nói cách khác Các Pháp Do Duyên Sanh là THỊ


* Thế nào là NHƯ ?

ĐT ĐL dạy : (Lục chủng thành tựu)

Như- thì không thể nói được, nhưng Thị thì có chỗ để chỉ bày. Như là vô lượng nghĩa, nghĩa là không có nghĩa để nói; chỉ dùng một ý trong vô lượng ý để nói thì gọi là Thị. Chữ Như, chữ Thị là trung đạo đế, là thể dụng không hai.

Phật dạy :”Đệ tử của ta không nhiễm trước vào pháp, Đệ tử của ta không ái pháp, Đệ tử của ta không bị ràng buộc vào pháp, và chỉ mong giải thóat, chỉ mong lìa khổ, không bao giờ hý luận về các Pháp tướng.”.
Như vậy tất cả Pháp , luôn cả Phật Pháp, nếu về THỊ thì đó là phương tiện, đệ tử Phật phải tư duy :

" Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy ái , Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy các kiến chấp, Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy các kiêu mạn. như trong kinh đã nêu : “ Các ngươi nếu thấu rõ Pháp của ta ví như chiếc thuyền đưa kẻ sang sông, qua bên bờ kia rồi thì chiếc thuyền để lại, nếu thiện pháp như chiếc thuyền thì thiện pháp còn vứt bỏ,hà huống phi pháp”.

Nghĩa là phải nhận ra THỊ để mà khế hợp với NHƯ.

Như là thể, Thị là dụng, Như là vô sanh, Thị là duyên sanh, Như là chơn như tánh, như hư không bất động, Thị là phương tiện.

“Đương thể tức như
Đương hạ tức thị”

(Đương ở thể thì gọi là Như, Nhưng để chỉ bày thì gọi là Thị)

Nghĩa là Tín Chân Như nên Không kiến chấp gì cả .Đó là Tin tâm thanh tịnh, Đó là lòng tin rốt ráo thanh tịnh. (hết trích)

Kính các Bạn.-

- (Chân) NHƯ chính là ĐẠO ĐẾ.

- Nhưng NHƯ lìa ngôn ngữ, suy lường....

* Cũng với ý này Ngài Lão tử ở Đạo Đức kinh nói:
Phiên âm:

1. Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.

2. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.

3. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.

4. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.

Dịch xuôi:

1. Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu). Tên mà có thể gọi được, không (còn) phải là tên thường (hằng cửu).

2. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật.

3. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của mình. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn (công dụng) của mình.

4. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là Huyền nhiệm. (Cái) tối ư huyền nhiệm ấy chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu. (hết trích)

* Cũng với ý này mà Đức Phật nói:

  • Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào”,
  • Trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài dạy: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”,
  • Trong Kinh Lăng Già: “Ta từ đêm được Chính giác tối thượng cho đến đêm nhập Niết bàn, trong khoảng thời gian ấy, chưa hề thuyết một chữ nào, cũng chưa từng đã thuyết hay sẽ thuyết. Không thuyết mới là Phật thuyết”.

Là bởi vì:

  • Đạo là Vô Ngôn là như mặt trăng, là NHƯ.
  • Có ngôn thuyết chỉ là ngón tay chỉ trăng là THỊ.

  • "Như" thì không thể dùng lời nói để nói Đạo ! Có nói ra thì Như liền biến thành "Thị".
  • NHƯ ví như mặt trăng. THỊ ví như ngón tay chỉ trăng.- Ngón tay chưa phải là Mặt trăng chân lý.
  • NHƯ là Chân Lý. THỊ là phương tiện thuyết.

  • Vô Tự Chân Kinh.- Là ở Bản Thể NHƯ.- Vì Chân Đế NHƯ, nên 49 năm Phật chưa từng nói một lời.(Vì nói chỉ là THỊ. Chỉ là Tục Đế)
  • Hữu Tự phương tiện kinh.- Là ở hiển bày THỊ.- Do ý này. Phât dạy: Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyêt chỉ (kinh như ngón tay chỉ trăng)
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
VÔ TỰ CHÂN KINH chính là Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ của mỗi kinh.

Mỗi kinh Phật đều chỉ là KHAI THỊ:

"Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ."

Chớ CHẤP vào GIẢ LẬP DANH TỰ để TÌM HIỂU: "Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ."
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ không chỉ Ở kinh Phật.

Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ??? Ở tất cả mọi nơi như vũ trụ, thế gian, vạn vật, và ở ngay mỗi một con người.

Đức-Phật nói: "Mỗi một con người là mỗi một vị Phật.!"
Đức-Phật cũng nói: "Tất cả Pháp đều là PHẬT PHÁP.!"

Như vậy: Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ không chỉ Ở kinh Phật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
VÔ TỰ CHÂN KINH chính là Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ của mỗi kinh.

Mỗi kinh Phật đều chỉ là KHAI THỊ:

"Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ."

Chớ CHẤP vào GIẢ LẬP DANH TỰ để TÌM HIỂU: "Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ."
Mô Phật
Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ không chỉ Ở kinh Phật.

Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ??? Ở tất cả mọi nơi như vũ trụ, thế gian, vạn vật, và ở ngay mỗi một con người.

Đức-Phật nói: "Mỗi một con người là mỗi một vị Phật.!"
Đức-Phật cũng nói: "Tất cả Pháp đều là PHẬT PHÁP.!"

Như vậy: Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ không chỉ Ở kinh Phật.

Mô phật

1705581791973.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Vô tự Chân kinh. Bài 5. Vọng Thức & Chơn Thức.

* Chơn Thức, CHƠN GIÁC là gì ?

Mỗi lần nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Hiện thức ấy chỉ xuất hiện lúc ấy và dứt liền ngay, thức đó là Chơn thức , chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoan CHƠN GIÁC.- Đức Phật dùng Giác Trí này để thuyết Kinh thuộc Tục Đế.- Hữu Tự kinh.. cũng lưu trử Vô Tự kinh.

* Hữu Tự phương tiện kinh.- Là ở hiển bày THỊ.- Nên dùng Chơn Thức và có Ngôn ngữ Văn Tự.

* Vọng Thức là gì ?

Cũng nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Qua một sát-na sau, thức ấy lập lại mà ta xem như là còn lưu lại, đó là vọng thức chứ không phải là cái thức đầu tiên.- Vì có sự định kiến của sở tri, của thất tình, lục dục xen vào.- Nên thành Vọng Thức .- Vọng thức không thể thành kinh điển !

Nói chung Lục căn (Nhãn Nhĩ Tỉ Thiệt Thân Ý) tiếp xúc với Lục Trần ( sanh ra Lục Thức Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp) hay goi là Tâm Thức (Do ý trí tác động bởi các Căn sanh ra Cảm Giác và Giác Thức). Trong đời sống, tâm lý được biểu hiện bằng tình cảm, lý trí và hoạt động. Kinh qua học hỏi, va chạm trong cuộc sống, tâm chúng ta đã chứa đựng trong tàng thức những tri kiến hỗn tạp. Sáu thức ra vào sáu căn, nhân đó có tham trước muôn cảnh tạo thành nghiệp dữ, che khuất bổn thể chơn như. Do ba độc (Tham Sân Si) sáu giặc (lục thức hay sanh lục tặc), nên chúng ta bị mê hoặc và rối loạn thân tâm, trôi giạt trong sanh tử luân hồi, lăn lóc trong sáu đường (lục đạo: Thiên, Nhơn, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Qủy và Địa Ngục), chịu cảnh khổ đau. Nghiệp thức như có hấp lực, lôi kéo thân khẩu ý chạy theo tâm viên ý mã của mình. Tâm thức theo thời gian kết nạp. Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi. Biến thể của chơn tâm là vọng Tâm.

* Vọng Thức là chạy theo trần cảnh và giác quan, chạy theo sự thấy, nghe, hay, biết cuốn theo đệ nhị sát na.

* Chơn Giác là chơn Thức, lúc chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoan Đệ nhất sát na.- khế hợp Chân Như.- Từ đó thị hiện Hữu Tự kinh.

* Chân Như là Bản Thể Tâm cũng từ đó lưu trử Vô Ngôn Vô Tự Kinh.

thien-11.jpg
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Lục Tổ Huệ Năng KHÔNG BIẾT chữ.
Chỉ NGHE một câu trong kinh Kim-Cang Bát Nhã TÂM KINH liền NHẬN ra Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ ngay tại nơi mình.

KHÔNG PHẢI một câu trong kinh Kim-Cang KHIẾN cho Lục Tổ Huệ Năng NHẬN ra Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ của kinh Kim-Cang.
Một câu trong kinh Kim-Cang chỉ là KHAI THỊ cho Lục Tổ Huệ Năng NHẬN ra Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ ngay tại nơi mình.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Lục Tổ Huệ Năng KHÔNG BIẾT chữ.
Chỉ NGHE một câu trong kinh Kim-Cang Bát Nhã TÂM KINH liền NHẬN ra Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ ngay tại nơi mình.

KHÔNG PHẢI một câu trong kinh Kim-Cang KHIẾN cho Lục Tổ Huệ Năng NHẬN ra Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ của kinh Kim-Cang.
Một câu trong kinh Kim-Cang chỉ là KHAI THỊ cho Lục Tổ Huệ Năng NHẬN ra Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ ngay tại nơi mình.

ha ha ha [smile]

Lục Tổ Huệ Năng hỏng biết chữ .. nhưng biết nghĩa Kinh từ tâm kinh [smile]

còn VM ... thì biết rất nhiều chữ .. nhưng nghĩa kinh thì KHÔNG BIẾT {smile] + cộng với + THiền Tự Hỏi [smile]

thật ra ... cái SAI cũng dần dần dẫn VM tới chỗ tăng trưởng [smile] ... qua cái phương pháp gọi là

(5) Phần Chơn tức Phật [smile] -> BẢO SỞ [smile]


Chân lý .. có thể vén mở từ từ ... mỗi lần lỗi lầm .. lại là 1 lần trí tuệ .. đi một ngày đàng .. càng một sàng khôn [smile] ... chứ cách đây 1 vài năm .. VM đời nào biết những chuyện này [smile] [smile] .. Ahahahahaha


chẳng phải là VM càng cọ xát với kinh điển phật giáo .. càng tỏ thêm nghĩa của CHƠN NHƯ sao ? [smile]
Phật bảo Đại Huệ : -

Chẳng phải ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa,

cũng chẳng phải sở thuyết là Đệ Nhất Nghĩa.

Tại sao? Nói '' ĐỆ NHẤT NGHĨA " là do ngôn thuyết sở nhập,

---> nghĩa là sự an vui của bậc Thánh, mới gọi là Đệ Nhất Nghĩa, (A hahahahahaha .. smile)

chẳng phải ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa.

Đệ Nhất Nghĩa là do Thánh Trí tự giác sở chứng đắc,

chẳng phải cảnh giới của ngôn thuyết vọng tƣởng, cho nên, ngôn thuyết vọng tƣởng chẳng hiện thị Đệ Nhất Nghĩa.

Lại nữa, Đại Huệ! Vì do tự tâm hiện lƣợng sở nhập nên mổi mổi tứớng ngoài tánh phi tánh. Thì vọng tưởng ngôn thuyết chẳng hiển thị Đệ Nhất Nghĩa. cho nên, Đại Huệ! phải lìa tƣớng ngôn thuyết và vọng tưởng, mới có thể hiển bày đƣợc Đệ Nhất Nghĩa. - Kinh Lăng Già [smile]



Trong giáo lý ---> tìm ngã

ác kiến vọng cầu [smile]

Không hiểu ---> nên nói có [smile]

Chỉ vọng thủ, ---> không ngoài [smile]

Ngã ở trong các uẩn


Một, khác đều không thành - Kinh Lăng Già, Ns Trí Hải

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ không phải là "Cái gì NGHĨA là gì.!"

Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ không phải là "GIẢ LẬP DANH TỰ cho cái TÊN gọi NGHĨA là gì.!"

Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ ở đây là "Ở đâu???"

Thí dụ: Ở đâu TRỤ chỗ KHÔNG TRỤ???
Ở đâu là chỗ NHƯ LAI KHÔNG ĐẾN, KHÔNG ĐI.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
ha ha ha [smile]

Lục Tổ Huệ Năng hỏng biết chữ .. nhưng biết nghĩa Kinh từ tâm kinh [smile]

còn VM ... thì biết rất nhiều chữ .. nhưng nghĩa kinh thì KHÔNG BIẾT {smile] + cộng với + THiền Tự Hỏi [smile]

thật ra ... cái SAI cũng dần dần dẫn VM tới chỗ tăng trưởng [smile] ... qua cái phương pháp gọi là

(5) Phần Chơn tức Phật [smile] -> BẢO SỞ [smile]


Chân lý .. có thể vén mở từ từ ... mỗi lần lỗi lầm .. lại là 1 lần trí tuệ .. đi một ngày đàng .. càng một sàng khôn [smile] ... chứ cách đây 1 vài năm .. VM đời nào biết những chuyện này [smile] [smile] .. Ahahahahaha


chẳng phải là VM càng cọ xát với kinh điển phật giáo .. càng tỏ thêm nghĩa của CHƠN NHƯ sao ? [smile]
Phật bảo Đại Huệ : -

Chẳng phải ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa,

cũng chẳng phải sở thuyết là Đệ Nhất Nghĩa.

Tại sao? Nói '' ĐỆ NHẤT NGHĨA " là do ngôn thuyết sở nhập,

---> nghĩa là sự an vui của bậc Thánh, mới gọi là Đệ Nhất Nghĩa, (A hahahahahaha .. smile)

chẳng phải ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa.

Đệ Nhất Nghĩa là do Thánh Trí tự giác sở chứng đắc,

chẳng phải cảnh giới của ngôn thuyết vọng tƣởng, cho nên, ngôn thuyết vọng tƣởng chẳng hiện thị Đệ Nhất Nghĩa.

Lại nữa, Đại Huệ! Vì do tự tâm hiện lƣợng sở nhập nên mổi mổi tứớng ngoài tánh phi tánh. Thì vọng tưởng ngôn thuyết chẳng hiển thị Đệ Nhất Nghĩa. cho nên, Đại Huệ! phải lìa tƣớng ngôn thuyết và vọng tưởng, mới có thể hiển bày đƣợc Đệ Nhất Nghĩa. - Kinh Lăng Già [smile]



Trong giáo lý ---> tìm ngã

ác kiến vọng cầu [smile]

Không hiểu ---> nên nói có [smile]

Chỉ vọng thủ, ---> không ngoài [smile]

Ngã ở trong các uẩn


Một, khác đều không thành - Kinh Lăng Già, Ns Trí Hải

ờ mà đúng hông? [smile]
Long Thọ tuyên bố trong tập luận Nhập Trung đạo rằng:

Ngay cả Như Lai – tức Đức Phật mà chúng ta đã đặt hết lòng tin và sự tôn kính – cũng không thể tìm thấy được nếu ta muốn tìm ra đúng quy chiếu thật sự của danh xưng chỉ định NHƯ LAI.


Không thể tìm THẤY cái « tôi nói » thì không thể tìm THẤY cái gì là Đức-Phật nói.
Nếu ta đi tìm vị trí của cái « tôi » trong chuỗi dài tiếp nối của TRI THỨC, ta cũng sẽ không tìm ra nó.
Tri thức là tri thức của một người ; Tri thức là tri thứcKHÔNG PHẢI là con người.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Long Thọ tuyên bố trong tập luận Nhập Trung đạo rằng:

Ngay cả Như Lai – tức Đức Phật mà chúng ta đã đặt hết lòng tin và sự tôn kính – cũng không thể tìm thấy được nếu ta muốn tìm ra đúng quy chiếu thật sự của danh xưng chỉ định NHƯ LAI.


Không thể tìm THẤY cái « tôi nói » thì không thể tìm THẤY cái gì là Đức-Phật nói.
Nếu ta đi tìm vị trí của cái « tôi » trong chuỗi dài tiếp nối của TRI THỨC, ta cũng sẽ không tìm ra nó.
Tri thức là tri thức của một người ; Tri thức là tri thứcKHÔNG PHẢI là con người.
Nếu ta phải tìm cho ra quy chiếu thật sự đứng phía sau danh xưng chỉ định con người hay cái « tôi », ta sẽ không tìm thấy nó một cách riêng biệt trong số những thành phần khác nhau của thân xác hay là trong từng khoảnh khắc riêng rẽ của tri thức. Ta cũng không tìm ra nó trong tổng thể của thân xác và tâm thức, hay là bên ngoài tổng thể ấy, ta không tìm thấy bất cứ gì có thể giúp ta nhận diện như là một quy chiếu thật sự chỉ định con người hay cái « tôi ».
Chúng ta muốn nói lên chính xác điều gì đây khi xác nhận rằng mọi vật thể và mọi HIỆN TƯỢNG đều TRỐNG KHÔNG???
Trong chiều hướng tất cả mọi vật thể và mọi hiện tượng sinh ra từ sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và điều kiện – tức những yếu tố khác với chúng –, chúng không hàm chứa bất cứ một bản chất độc lập và tự chủ nào cả.
Tịch Nhiên.


Con nguời là HIỆN TƯỢNG sinh ra từ sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và điều kiện – tức những yếu tố khác với chúng –, chúng không hàm chứa bất cứ một bản chất độc lập và tự chủ nào cả.

Tôi không phải là răng, là tóc, là móng tay, là xương, là chất nhầy, là tính tình điềm đạm, là mủ, là nước miếng, là mở, là mồ hôi, là phổi, là gan, là ruột, là phẩn, là nước tiểu, là thịt, là da, là hơi nóng, là khí, là những lỗ rỗng trong cơ thể, là sáu loại cảm nhận.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Vô tự Chân kinh. Bài 6.- Nhị Đế.- Phương pháp học Vô Tự Kinh.


Trung luận XXIV.8, 9, và 10 Tổ long Thọ dạy:

8. Chư Phật y Nhị đế
Vi chúng sinh thuyết pháp
Nhất dĩ Thế tục đế
Nhị Ðệ nhất nghĩa đế.
9. Nhược nhân bất năng tri
Phân biệt ư Nhị đế
Tắc ư thâm Phật pháp
Bất tri chân thật nghĩa.
10. Nhược bất y Tục đế
Bất đắc Ðệ nhất nghĩa
Bất đắc Ðệ nhất nghĩa
Tắc bất đắc Niết Bàn.

Dịch là: 8. Vì chúng sanh, chư Phật đã y cứ vào Nhị đế (hai chân lý) để thuyết giảng giáo pháp. Nhị đế đó chính là Thế tục đế và Ðệ nhất nghĩa đế (còn gọi là Chân đế).
9. Nếu người nào đối với Nhị đế mà không có khả năng tri nhận, phân biệt (để liễu giải toàn vẹn sự hỗ tương quan hệ của nó) thì kẻ đó đã không thể tri nhận được ý nghĩa chân thật của giáo pháp sâu xa vi diệu (thậm thâm) của chư Phật (Phật pháp).
10.Nếu không y cứ (nhờ) Tục đế, thì không đạt được Ðệ nhất nghĩa đế. Và nếu không đạt được Ðệ nhất nghĩa đế thì không chứng được quả vị Niết bàn. (Trung luận, Thích Viên Lý dịch)(hết trích)

Tục có nghĩa là thế tục. Vì là thế tục, nên Tục đế có ba nghĩa: Một là hư giả vì vô minh, hai là hiện hữu do nhân duyên, ba là ngôn ngữ luận lý.

Giáo pháp cùng với ngôn thuyết hướng dẫn của Phật trên cơ sở ngôn thuyết hiện thực vào bản thân từng pháp môn , là phương tiện để vào Chân Đế. Vì vậy, Tục đế được ví như ngón tay chỉ mặt trăng. Chân Đế ví như mặt trăng.

Thuyết Nhị đế do Bồ-tát Long Thọ khởi xướng, vì muốn phân biệt giữa tương đối hiện tượng và chân lý tuyệt đối có khác, nhưng vẫn tương duyên nhau; như nói Bồ-đề có trong phiền não, Niết-bàn trong sinh tử, sóng có trong nước. Nhưng khi hiện tướng phiền não, sinh tử, và sóng tiêu tan, thì có được bản thể Bồ-đề, Niết-bàn, và nước vẫn là nước. Tức là bản thể không bao giờ thay đổi, chỉ có hiện tượng thay đổi, cho nên mới nói phiền não là khách trần. Nếu chấp vào hiện tướng tức còn chấp chứa khách trần phiền não, thì nhất định không thể thấy được bản thể. Đó là mê, hoặc chỉ chấp vào bản thể, không thấy được hiện tướng (sinh tử, phiền não) thì cũng chưa gọi là tỉnh ngộ (giác ngộ)

Kính các Bạn.
Muốn vào được Chân Lý tuyệt đối, tức là Chân Đế (hoặc Đệ Nhất Nghĩa Đế). Hành giả trước phải học Gíao lý Tục Đế (tức là Tứ Diệu Đế. còn gọi là Tương tợ nghĩa Bát Nhã BLM). Sau mới học gíao lý Bát Nhã (Tức là giáo lý Tánh Không. còn gọi là Chánh nghĩa Bát Nhã BLM ), rốt sau mới thể nhập được Không thuyết: Tuyệt đối Vô ngôn.

Nhị đế dung thông tam muội ấn (Ở Hồng Danh bảo sám). Nhị đế dung thông có nghĩa là tục đế không trái chống với chân đế, chân đế bao gồm tục đế ở trong.

(trích) Trung luận còn nhấn mạnh quả quyết: “Không hiểu được Tục đế thì sẽ không hiểu được Chân đế. Một khi còn mù mờ về Tục đế, Chân đế thì không hiểu Phật pháp là gì!”. Trung luận còn khuyến cáo người học và tu tập Phật pháp phải phân biệt Tục đế và Chân đế cho tường tận:

Người nào đối với Nhị đế mà không có khả năng hiểu, và phân biệt giữa Tục đế, Chân đế, người đó không thể tri nhận ý nghĩa chân thật giáo pháp sâu xa vi diệu của chư Phật.

Nếu không dựa vào Tục đế, không thể đạt được Chân đế. Và nếu không đạt được Chân đế, không chứng được Niết-bàn, dù là Niết-bàn Hữu dư cũng phải dung thông Nhị đế.(thư viện hoa sen).

Tóm lại:
  • Tục Đế có Văn tự (để dẫn vào Chân Đế)
  • Chân Đế không Văn tự .- Ví như mặt trăng, nhờ nương ngón tay (văn tự) chỉ cho mà thấy được.
VÔ TỰ CHÂN KINH Tic_10

2 đế.jpg
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) Vô Minh và Long Thọ [smile]

Ngay cả Như Lai – tức Đức Phật mà chúng ta đã đặt hết lòng tin và sự tôn kính – cũng không thể tìm thấy được nếu ta muốn tìm ra đúng quy chiếu thật sự của danh xưng chỉ định NHƯ LAI. - VM

Long Thọ nói ở đâu ? [smile]

Vô Minh nói ở đây

Không thể tìm THẤY cái « tôi nói » thì không thể tìm THẤY cái gì là Đức-Phật nói.

Nếu ta đi tìm vị trí của cái « tôi » trong chuỗi dài tiếp nối của TRI THỨC, ta cũng sẽ không tìm ra nó.

Tri thức là tri thức của một người ;

Tri thức là tri thứcKHÔNG PHẢI là con người.
---> CON NGƯỜI TRI THỨC ... là con người phải hông? [smile]

VM nói con người phân tích nhân duyên .. quán máu mủ thịt xương .. nhưng lại chẩng biết gì về VI DIỆU PHÁP đó là sắc pháp như thế nào ... [smile]
rùi lại nói nhân duyên .. cũng chẳng biết con người hình thành theo nhân duyên thế nào [smile]


Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ không phải là "Cái gì NGHĨA là gì.!"

Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ
không phải là "GIẢ LẬP DANH TỰ cho cái TÊN gọi NGHĨA là gì.!"

Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ ở đây là "Ở đâu???"

Thí dụ: Ở đâu TRỤ chỗ KHÔNG TRỤ???
Ở đâu là chỗ NHƯ LAI KHÔNG ĐẾN, KHÔNG ĐI.

có thể nào nói ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ Gì mà cứ NƯƠNG TỰA TÙM LUM [smile] ... xong rùi TÉ ĐAU lại hét như bị MÈO CÀO [smile] ... hay như TÉ NHÀO từ cây cao [smile]



(2) A hahahahahahahahahah Đệ Nhất Nghĩa Đế .. ở đây .. tức là ĐÂY [smile] ... là KHẲNG NHẬN [smile]


Tại sao? Nói '' ĐỆ NHẤT NGHĨA " là do ngôn thuyết sở nhập,

---> nghĩa là sự an vui của bậc Thánh, mới gọi là Đệ Nhất Nghĩa, (A hahahahahaha .. smile) - Kinh Lăng Già

Ðây lời dạy Thế Tôn: Này U-pa-si-va, Biết gìn giữ chánh niệm, Không mong đợi vật gì, Ông sẽ vượt bộc lưu, Nương tựa: "không có gì ",

Ngày đêm ngươi nhận thấy, Ðoạn dục, ly nghi ngờ, --> Ái diệt là Niết-bàn.



Ðây cũng là lời cảm hứng của Phật về trạng thái Niết bàn giải thoát:


"Cái gì có nương tựa, --> cái ấy có giao động,

cái gì không nương tựa, --> cái ấy không giao động.

không giao động --> thời có khinh an.

Có khinh an --> thời không có thiên về. (smile)

Không có thiên về, --> thời không có đến và đi. (smile)

Không có đến và đi, --> thời không có diệt và sanh.

Không có diệt và sanh, ---> thời không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. (smile)

Ðây là sự đoạn diệt khổ đau". (VIII, 4)
- Kinh Tiểu Bộ [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,422
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính các Bạn.
Muốn vào được Chân Lý tuyệt đối, tức là Chân Đế (hoặc Đệ Nhất Nghĩa Đế). Hành giả trước phải học Gíao lý Tục Đế (tức là Tứ Diệu Đế. còn gọi là Tương tợ nghĩa Bát Nhã BLM). Sau mới học gíao lý Bát Nhã (Tức là giáo lý Tánh Không. còn gọi là Chánh nghĩa Bát Nhã BLM ), rốt sau mới thể nhập được Không thuyết: Tuyệt đối Vô ngôn.

Nhị đế dung thông tam muội ấn (Ở Hồng Danh bảo sám). Nhị đế dung thông có nghĩa là tục đế không trái chống với chân đế, chân đế bao gồm tục đế ở trong.

(trích) Trung luận còn nhấn mạnh quả quyết: “Không hiểu được Tục đế thì sẽ không hiểu được Chân đế. Một khi còn mù mờ về Tục đế, Chân đế thì không hiểu Phật pháp là gì!”. Trung luận còn khuyến cáo người học và tu tập Phật pháp phải phân biệt Tục đế và Chân đế cho tường tận:

Người nào đối với Nhị đế mà không có khả năng hiểu, và phân biệt giữa Tục đế, Chân đế, người đó không thể tri nhận ý nghĩa chân thật giáo pháp sâu xa vi diệu của chư Phật.

Nếu không dựa vào Tục đế, không thể đạt được Chân đế. Và nếu không đạt được Chân đế, không chứng được Niết-bàn, dù là Niết-bàn Hữu dư cũng phải dung thông Nhị đế.(thư viện hoa sen).

Tóm lại:
  • Tục Đế có Văn tự (để dẫn vào Chân Đế)
  • Chân Đế không Văn tự .- Ví như mặt trăng, nhờ nương ngón tay (văn tự) chỉ cho mà thấy được.
Kính Thầy Viên Quang.
Theo Trải Nghiệm Của An Long ,Xin Chia Sẻ :
Muốn Trực Nhập Cảnh Giới Của Chư Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác Phải : THÂM NHẬP ĐỌC , TỤNG KINH ĐIỂN CHÁNH THỐNG PHẬT PHÁP,-Rồi BẰNG CHÁNH KIẾN -CHÁNH TƯ DUY Mà Công Phu QUÁN SÁT CÁC PHÁP QUA CÁC GÓC CẠNH ĐỂ NHẬN DIỆN = TỰ KIỂM TRA XEM MÌNH CÓ CÁI "THẤY" KHẾ NHẬP GIÁO LÝ=>ĐỂ CÓ CHÁNH NIỆM.
Đây Là Tiền Đề Để Thành Tựu : DIỆU QUAN SÁT TRÍ ( Trong Tứ Trí Cần Tu Học )
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
ha ha ha [smile]

(1) Vô Minh và Long Thọ [smile]

Ngay cả Như Lai – tức Đức Phật mà chúng ta đã đặt hết lòng tin và sự tôn kính – cũng không thể tìm thấy được nếu ta muốn tìm ra đúng quy chiếu thật sự của danh xưng chỉ định NHƯ LAI. - VM

Long Thọ nói ở đâu ? [smile]

Vô Minh nói ở đây

Không thể tìm THẤY cái « tôi nói » thì không thể tìm THẤY cái gì là Đức-Phật nói.

Nếu ta đi tìm vị trí của cái « tôi » trong chuỗi dài tiếp nối của TRI THỨC, ta cũng sẽ không tìm ra nó.

Tri thức là tri thức của một người ;

Tri thức là tri thứcKHÔNG PHẢI là con người.
---> CON NGƯỜI TRI THỨC ... là con người phải hông? [smile]

VM nói con người phân tích nhân duyên .. quán máu mủ thịt xương .. nhưng lại chẩng biết gì về VI DIỆU PHÁP đó là sắc pháp như thế nào ... [smile]
rùi lại nói nhân duyên .. cũng chẳng biết con người hình thành theo nhân duyên thế nào [smile]


Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ không phải là "Cái gì NGHĨA là gì.!"

Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ
không phải là "GIẢ LẬP DANH TỰ cho cái TÊN gọi NGHĨA là gì.!"

Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ ở đây là "Ở đâu???"

Thí dụ: Ở đâu TRỤ chỗ KHÔNG TRỤ???
Ở đâu là chỗ NHƯ LAI KHÔNG ĐẾN, KHÔNG ĐI.

có thể nào nói ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ Gì mà cứ NƯƠNG TỰA TÙM LUM [smile] ... xong rùi TÉ ĐAU lại hét như bị MÈO CÀO [smile] ... hay như TÉ NHÀO từ cây cao [smile]



(2) A hahahahahahahahahah Đệ Nhất Nghĩa Đế .. ở đây .. tức là ĐÂY [smile] ... là KHẲNG NHẬN [smile]


Tại sao? Nói '' ĐỆ NHẤT NGHĨA " là do ngôn thuyết sở nhập,

---> nghĩa là sự an vui của bậc Thánh, mới gọi là Đệ Nhất Nghĩa, (A hahahahahaha .. smile) - Kinh Lăng Già

Ðây lời dạy Thế Tôn: Này U-pa-si-va, Biết gìn giữ chánh niệm, Không mong đợi vật gì, Ông sẽ vượt bộc lưu, Nương tựa: "không có gì ",

Ngày đêm ngươi nhận thấy, Ðoạn dục, ly nghi ngờ, --> Ái diệt là Niết-bàn.



Ðây cũng là lời cảm hứng của Phật về trạng thái Niết bàn giải thoát:


"Cái gì có nương tựa, --> cái ấy có giao động,

cái gì không nương tựa, --> cái ấy không giao động.

không giao động --> thời có khinh an.

Có khinh an --> thời không có thiên về. (smile)

Không có thiên về, --> thời không có đến và đi. (smile)

Không có đến và đi, --> thời không có diệt và sanh.

Không có diệt và sanh, ---> thời không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. (smile)

Ðây là sự đoạn diệt khổ đau". (VIII, 4)
- Kinh Tiểu Bộ [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
Ở đây KHÔNG PHẢI Đệ Nhất NGHĨA ĐẾ.
Vì Ở đây là CHỖ nào???

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha (smile)

(1) Phật ngữ tâm tông, nhất thế Phật ngữ tâm - Thích Thiện Siêu

Kinh Pháp Cú nói:
"Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác mọi sự". "Ham muốn sinh lo, ham muốn sinh sợ, không còn ham muốn có lo sợ gì !" Ðó là nói tâm.

Kinh A-hàm nói:
"Tứ đế, Thập nhị Nhơn duyên, Vô thường, Vô ngã, Giới, Ðịnh, Tuệ...". Ðó là nói tâm.

Kinh Bát-nhã nói:
"Bát nhã tâm, vô sở đắc, vô trụ, nhất thiết không, vô trú sinh tâm, vô tướng vô tự tánh...". Ðó là nói tâm.

Kinh Hoa Nghiêm nói:
"Tam giới thượng hạ pháp, duy thị nhất tâm tắc. Tâm như công họa sư, họa chủng chủng thế gian. Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo...". Ðó là nói tâm.vô tướng vô tự tánh...". Ðó là nói tâm.

Kinh Lăng Già nói:
"Năm pháp, ba Tự tánh, tám thức, hai Vô ngã. Thánh trí tự giác ...". Ðó là nói tâm.

Kinh Lăng Nghiêm nói:
"Bảy chỗ gạn tâm, mười phen chỉ tánh thấy. Thức tinh nguyên minh, tánh tịnh minh thể, tri kiến lập tri, tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến, tư tức Niết-bàn...". Ðó là nói tâm.

Kinh Pháp Hoa nói:
"Phật tri kiến, nhất thừa đạo, chúng sanh đều thành Phật...". Ðó là nói tâm.

Kinh Niết-bàn nói:
"Phật tánh thường trú, thường lạc ngã tịnh...". Ðó là nói tâm.

Kinh Viên Giác nói:
"Huyễn tùng giác sanh, huyễn diệt giác viên, gi
ác tâm bất động...". Ðó là nói tâm.

Thiền tông nói:
''Bản lai diện mục, vô vị chân nhân. Thuyền không đáy, đàn không giây...". Ðó là nói tâm.

cho nên . nói VÔ TỰ KINH .. cũng là NÓ TÂM [smile] .. chỉ cần biết TÂM là xong VÔ TỰ KINH rùi [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Kính Thầy Viên Quang.
Theo Trải Nghiệm Của An Long ,Xin Chia Sẻ :
Muốn Trực Nhập Cảnh Giới Của Chư Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác Phải : THÂM NHẬP ĐỌC , TỤNG KINH ĐIỂN CHÁNH THỐNG PHẬT PHÁP,-Rồi BẰNG CHÁNH KIẾN -CHÁNH TƯ DUY Mà Công Phu QUÁN SÁT CÁC PHÁP QUA CÁC GÓC CẠNH ĐỂ NHẬN DIỆN = TỰ KIỂM TRA XEM MÌNH CÓ CÁI "THẤY" KHẾ NHẬP GIÁO LÝ=>ĐỂ CÓ CHÁNH NIỆM.
Đây Là Tiền Đề Để Thành Tựu : DIỆU QUAN SÁT TRÍ ( Trong Tứ Trí Cần Tu Học )

1705540170213.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên