VM còn phải hỏi ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ ở đây là chỗ nào ? [smile]
VM cứ hỏi đi .. VM cứ hỏi đi .. Ahhahahhaahhahahahahahahah
- CÁI GÌ là ở đây ?
- CÁI ĐÂY là cái gì ? [smile]
Ai rõ tâm này --> thì tự độ, (smile)
Linh Sơn ngay tại --> nơi tâm mình. (smile)
Gương sáng không có đài,
Bồ đề vốn không cây.
Kim Cương đọc cả ngàn lần,
Mà trong hư ão như gần, như xa.
Thạch Đài tìm đến hiểu ra, Chân kinh thật nghĩa ---> chẳng qua không lời.
có lẽ câu cuối cùng nên sửa lại
chân kinh thật nghĩa .. chẳng qua ... ĐÂY NÈ [smile]
ờ mà đúng hông ? [smile]
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
(1) Phật ngữ tâm tông, nhất thế Phật ngữ tâm - Thích Thiện Siêu
Kinh Pháp Cú nói: "Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác mọi sự". "Ham muốn sinh lo, ham muốn sinh sợ, không còn ham muốn có lo sợ gì !" Ðó là nói tâm.
Kinh A-hàm nói: "Tứ đế, Thập nhị Nhơn duyên, Vô thường, Vô ngã, Giới, Ðịnh, Tuệ...". Ðó là nói tâm.
Kinh Bát-nhã nói: "Bát nhã tâm, vô sở đắc, vô trụ, nhất thiết không, vô trú sinh tâm, vô tướng vô tự tánh...". Ðó là nói tâm.
Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tam giới thượng hạ pháp, duy thị nhất tâm tắc. Tâm như công họa sư, họa chủng chủng thế gian. Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo...". Ðó là nói tâm.vô tướng vô tự tánh...". Ðó là nói tâm.
Kinh Lăng Già nói: "Năm pháp, ba Tự tánh, tám thức, hai Vô ngã. Thánh trí tự giác ...". Ðó là nói tâm.
Kinh Lăng Nghiêm nói: "Bảy chỗ gạn tâm, mười phen chỉ tánh thấy. Thức tinh nguyên minh, tánh tịnh minh thể, tri kiến lập tri, tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến, tư tức Niết-bàn...". Ðó là nói tâm.
Kinh Pháp Hoa nói: "Phật tri kiến, nhất thừa đạo, chúng sanh đều thành Phật...". Ðó là nói tâm.
Kinh Niết-bàn nói: "Phật tánh thường trú, thường lạc ngã tịnh...". Ðó là nói tâm.
Kinh Viên Giác nói: "Huyễn tùng giác sanh, huyễn diệt giác viên, gi
ác tâm bất động...". Ðó là nói tâm.
Thiền tông nói: ''Bản lai diện mục, vô vị chân nhân. Thuyền không đáy, đàn không giây...". Ðó là nói tâm.
cho nên . nói VÔ TỰ KINH .. cũng là NÓ TÂM [smile] .. chỉ cần biết TÂM là xong VÔ TỰ KINH rùi [smile]
VM còn phải hỏi ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ ở đây là chỗ nào ? [smile]
VM cứ hỏi đi .. VM cứ hỏi đi .. Ahhahahhaahhahahahahahahah
- CÁI GÌ là ở đây ?
- CÁI ĐÂY là cái gì ? [smile]
Ai rõ tâm này --> thì tự độ, (smile)
Linh Sơn ngay tại --> nơi tâm mình. (smile)
Gương sáng không có đài,
Bồ đề vốn không cây.
Kim Cương đọc cả ngàn lần,
Mà trong hư ão như gần, như xa.
Thạch Đài tìm đến hiểu ra, Chân kinh thật nghĩa ---> chẳng qua không lời.
có lẽ câu cuối cùng nên sửa lại
chân kinh thật nghĩa .. chẳng qua ... ĐÂY NÈ [smile]
Vô Minh .. tâm kẻ phàm phú (smile ) **
như đèn yếu điện .. lù mù ... khó coi [smile]
dễ mà chế phục bằng lời
thì thôi đường khổ ngời ngời .. cứ lên
đạo mà chẳng có biết tên
kinh vô hữu tự .. đều là tâm kinh [smile]
ui chời .. mây nước .. dục tình Cố mà phấn đấu ---> thoát mau tâm mình - KLL
** Phú = là không che đậy
** Phàm Phú .. càng hỏng che đậy được [smile]
Kinh Lăng Già Phật bảo Bồ Tát Đại Huệ rằng:
“Nầy Đại Huệ, Kinh nói ra là tùy căn cơ của chúng sanh nên không hiển thị được CHÂN LÝ “NHƯ THỊ ”; lời nói không hiển thị được cái NHƯ THỰC.
Đó giống như những dương diễm (mirage) phỉnh gạt lũ thú khát nước vọng hướng tìm nước uống Ở CHỖ không hề có nước. Cũng vậy, lời dạy của Kinh là nhằm THỎA MÃN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của phàm phu nên không hiển thị được thực tại, tức cứu cánh của Thánh trí tự giác.
Này Đại Huệ, nên nương theo NGHĨA, chớ CHẤP vào ngôn từ và giáo thuyết”.
Kinh Lăng Già Phật bảo Bồ Tát Đại Huệ rằng:
“Nầy Đại Huệ, Kinh nói ra là tùy căn cơ của chúng sanh nên không hiển thị được CHÂN LÝ “NHƯ THỊ ”; lời nói không hiển thị được cái NHƯ THỰC.
Đó giống như những dương diễm (mirage) phỉnh gạt lũ thú khát nước vọng hướng tìm nước uống Ở CHỖ không hề có nước. Cũng vậy, lời dạy của Kinh là nhằm THỎA MÃN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của phàm phu nên không hiển thị được thực tại, tức cứu cánh của Thánh trí tự giác.
Này Đại Huệ, nên nương theo NGHĨA, chớ CHẤP vào ngôn từ và giáo thuyết”.
“... Vì DANH TỰ đạt được đều chẳng phải THẬT pháp, pháp chẳng phải danh tự, chẳng phải cảnh giới của ngôn ngữ, pháp chẳng thể nghĩ bàn, chẳng phải so lường của tâm. Danh tự chẳng phải pháp, pháp chẳng phải danh tự, chỉ vì thế tục hư vọng GIẢ DANH mà nói ra.
KHÔNG pháp danh tự nói là danh tự, danh tự là KHÔNG, không có gì cả.
Không có gì cả ấy CHẲNG PHẢI Đệ nhất nghĩa. CHẲNG PHẢI Đệ nhất nghĩa ấy tức Pháp phàm phu HƯ VỌNG ”.
Phật bảo:
Này Tu Bồ Đề! Chúng sanh chỉ AN TRỤ trong DANH TƯỚNG, HƯ VỌNG, ức tưởng, phân biệt,
Này Tu Bồ Đề! Danh chỉ là giả lập đặt ra:
Này là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức, này là nam, là nữ, là lớn, là nhỏ, này là Địa ngục, là Ngạ quỷ, là Súc sanh, Nhơn, Thiên, này là hữu vi, là vô vi, này là quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, Duyên giác đạo, này là Phật đạo.
Này Tu Bồ Đề! Tất cả pháp hòa hợp đều là GIẢ DANH. Dùng danh để đặt tên cho các pháp, thế nên gọi là danh.
Tất cả pháp hữu vi chỉ có danh tướng.
Người phàm ở trong đó sanh chấp trước.
Phật bảo:
Này Tu Bồ Đề! Chúng sanh chỉ AN TRỤ trong DANH TƯỚNG, HƯ VỌNG, ức tưởng, phân biệt,
Này Tu Bồ Đề! Danh chỉ là giả lập đặt ra:
Này là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức, này là nam, là nữ, là lớn, là nhỏ, này là Địa ngục, là Ngạ quỷ, là Súc sanh, Nhơn, Thiên, này là hữu vi, là vô vi, này là quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, Duyên giác đạo, này là Phật đạo.
Này Tu Bồ Đề! Tất cả pháp hòa hợp đều là GIẢ DANH. Dùng danh để đặt tên cho các pháp, thế nên gọi là danh.
Tất cả pháp hữu vi chỉ có danh tướng.
Người phàm ở trong đó sanh chấp trước.
Vô tự Chân kinh. Bài 7.- Bản Thể & Hiện Tượng không tách rời. Hữu Tự & Vô tự là 2 cách diễn đạt 1 Chân lý.
Nhiều người theo Phật giáo chỉ chú trọng đến vô thường, vô ngã mà quên bén mất Chân Thường, Chân Ngã. Như vậy mới là biết "Biến Thiên" chưa biết "Hằng Cửu", mới biết "Hiện Tượng" chưa biết "Bản Thể", mới biết Luân Hồi chưa biết Niết Bàn.
Biết Hiện Tượng, chưa biết Bản Thể gọi là chưa Giác; thấy Bản Thể mà không thấy hiện tượng cũng chưa gọi được là Ngộ.
Giác Ngộ là phải thông suốt lẽ biến hằng, thông suốt hai phương diện thể dụng trong trời đất và lòng người.
Nhiều người khảo cứu về Đạo Phật rất bạo dạn khi nói về thuyết vô ngã Anatta, Anatman, nhưng không dám đả động đến Chân Ngã. Nhưng may thay, cũng còn có nhiều người dám bàn về Chân Ngã, ... nhiều cổng chùa, còn có viết bốn chữ đại tự: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (đó là sự mai mắn của người học Đạo Phật).
Kinh Đại Niết Bàn viết: «Kiến nhất thiết Không, bất kiến bất Không, bất danh Trung Đạo, nãi chỉ kiến nhất thiết Vô Ngã, bất kiến Ngã giả, bất danh Trung Đạo. Trung Đạo giả, danh vi Phật Tánh.»
nghĩa là:
«Thấy tất cả đều là 'Không', mà chẳng thấy cái'chẳng Không', thì chẳng gọi là Trung Đạo, thấy tất cả là 'Vô Ngã' mà chẳng thấy có 'Ngã' thì cũng chẳng gọi là Trung Đạo. Trung Đạo ấy gọi là Phật Tánh.»
Chủ trương Phật giáo chính là: con người hữu hạn hàm tàng Chân Như vô hạn. Như vậy, phương châm và mục đích tu luyện sẽ được vạch rõ:
Từ Vọng Ngã nhỏ hẹp ta sẽ phát huy Đại Ngã rộng lớn, mênh mông; trong sắc thân phàm tục, ta sẽ cố phát huy pháp thân siêu việt; trong phàm thân dễ bị hủy hoại, sẽ cố phát huy kim cương thân bất khả tiêu diệt; trong u minh, ta sẽ làm bừng sáng lên ngọn đuốc Chân Tâm.
Chữ Diệt Ngã, hiểu cho đứng đắn, là phá tan mọi hình tướng để tìm ra Chân Tính (khiển tướng, chứng tính); làm lu mờ tan biến mọi nhỏ nhen, ti tiện cho quang minh chính đại hiện ra (ẩn liệt, hiển thắng). Mục đích tối hậu là khế hợp với Tuyệt Đối, là hoà hợp với Bản Thể Tuyệt Đối.
Thế là đi từ Hữu Vi, Hữu lậu trở về Vô Vi, Vô lậu; rũ bỏ hết mọi phiền trược, buộc ràng, mà sống ung dung tự tại; vất bỏ hết mọi giả tạo, để tìm ra Chân Thực trường tồn (khiển hư, tồn Thực); rũ bỏ mọi tạp thù, để giữ nguyên thuần tuý (xả lạm, lưu thuần); bỏ ngọn nghành, chi mạt, để trở về gốc gác, căn nguyên (nhiếp mạt, lưu bản).- Ở bài viết này là nương hữu Tự kinh, mà lần vào Vô tự Chân Kinh.
Suy ra thì nhẽ Phản Bản, Qui Nguyên trước sau chỉ là một, từ ngữ tuy thay đổi, cách diễn tả tuy không đồng nhất, nhưng tinh thần muôn đời vẫn chẳng có hai.
Trong Thiền Tông. Thể hiện rõ nét Vô Tự Chân kinh. Như:
Quyển Đạt Ma Huyết Mạch Luận Tổ Đạt Ma. Ngài chủ trương:
Bất lập văn tự,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến Tính thành Phật.
Xưa nay, chư Phật chẳng ngoài Chân Tâm.
Chẳng cần lập tự, lập văn,
Xưa nay chư Phật, tâm tâm tương truyền.
Như trên đã nói: Chân Như là Bản Thể, là Như Lai siêu xuất trên hình thức, sắc tướng, siêu xuất trên mọi vọng tưởng, vọng niệm, cho nên muốn thấy Bản Thể phải lìa bỏ hình tướng, đi ngược lại dòng tư tưởng, niệm lự; đi sâu vào chỗ dục tình chưa phát xuất; chỗ tư tưởng chưa manh nha; hư không, trạm tịch mới chứng quả được. (Cũng có ý là Tìm Vào Vô Tự kinh)
(Bài viết này có tham khảo kiến giải của ngài.- Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ)
(1) VÔ MINH LẤY GÌ HÀNG PHỤC TÂM [smile] [smile] ... thà rằng cư hỏi thẳng VM thế đi [smile]
Đức-Phật nói: Mỗi một con nguời là một vị Phật.
HÀNG PHỤC TÂM THỨC mình thì chỉ có chính mình làm thôi. - VM nói đấy nhé [smile]
À hà hèm .. hỏng biết VM có TỰ LỪA GẠT mình hông? [smile] ... vì TÂM nó đủ loài ... đủ loại phiền não .. toàn là than oán .. tờan là đói khát .. tờan là đòi hỏi .. đau khổ [smile]
Ông Phật có đủ thập lực .. là 10 loại TRÍ LỰC để hàng phục tâm [smile] ... kinh nào cũng nói tâm [smile]
vậy VM CÁI GÌ cũng"KHÔNG BIẾT" ..
CÁC Kinh nói tâm cỡ nào cũng không biết ... [smile]
VM toàn thân là "KHÔNG BIẾT" [smile] ... Thiền HỎI gì cũng hỏng biết [smile]
.. che đậy trí tuệ hết trơn .. [smile]
thì VM lấy gì hàng phục CHÚNG TÂM nhỉ ? [smile] ... SỨC GÌ MÀ làm được [smile]
Vô tự Chân kinh. Bài 8. Không Thuyết .- Cách thức tri nhận Chân Như.
* Để Tri Nhận được Chân Như. Đức Phật dùng 2 Chân Lý, cũng là 2 thứ lớp để người đệ tử Phật Tri nhận . Đó là: Tục Đế (đã nói trên). và Chân Đế.
* Để vào được Bản Thể Chân Như phải dùng Chân Đế mà "Trực Nhận". Hay nói cách khác. vào Chân Đế phải dùng KHÔNG THUYẾT.
* Thế nào là Không Thuyết ?
+ Ý Thức có 4 biểu hiện: 1.lời nói, 2.suy nghĩ, 3.văn tự, 4.luận bàn.- Đây là NGÔN THUYẾT. (mà Đức Phật đã dùng trong Tục Đế) .
* Nhị Đế Dung Thông (Kết hợp Tục Đế và Chơn Đế) là con đường vào Chân Đế:
* Nẽo vào Không Thuyết . Thể Nhập Chân Đế.
1a). Đương Niệm Hiện Tiền.- Nẽo vào Không Thuyết.
Bản Thể Tâm hay còn gọi là "Chân Như", vốn Tịch diệt . Trong thể tánh Tịch Diệt uyên nguyên tỉnh lặng ấy, vẫn hàm chứa 2 đặc tính: TỊCH & CHIẾU (hay: Động & Tịnh).
Chúng sanh sai lầm chỉ nhận lấy phần CHIẾU (động) làm tự Ngã. mà bỏ quên mất phần TỊCH (Tĩnh).
+ Thế nào là .- Nhận phần Chiếu làm Tự Ngã ?
- Đó là: Mắt thấy sắc liền chạy theo Nhãn Thức, tai, mũi, lưỡi, thân... nhẫn đến Ý đối Pháp Trần chạy theo suy nghĩ phân biệt. v.v...sanh ra các Thức.
* Vì chỉ là thể Bất Toàn (chỉ có Chiếu, mà thiếu Tịch), nên Không bao giờ là Chân Thật Tâm, mà luôn nhận biết sai lệch (ở đây gọi là Vọng Tâm).
Vọng Tâm luôn nhận biết sai lệch.- Nên chỉ là CHẤP NIỆM.
Nói chung đó là KHỞI NIỆM CHẤP NIỆM. Chấp chuổi Vọng Niệm đó làm Tự Ngã, Thành ra Vô Minh mà che lắp Tâm Chơn Như.
* Nay muốn trở về Chân Như Tâm. - Tất yếu phải trở về nguồn cội Tâm Chân Như. Nguồn cội ấy chính là ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN.- Đó chính là nẽo vào Không Thuyết.
2a). Kinh Phật dạy về Đương Niệm Hiện Tiền.
* Kinh Nhất dạ hiền giả
Đức Thế Tôn dạy:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển.
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền, Bậc an tịnh, trầm lặng.
(K.Trung Bộ Nikaya 132)
* Thiền Định.- Nẽo vào không Thuyết.(Vô Tự)
* Thiền "Hiện pháp lạc trú" là đề mục Thiền định cúa Phật giáo. Ở Đại thừa, pháp này được triển khai sâu hơn .-Gọi là Đương Niệm hiện Tiền
- Nội dung là:
* Thanh Văn: khi đi biết là mình đi, khi đứng biết là mình đứng; khi ngồi biết là mình ngồi ; khi thân hành động như thế nào cũng biết mình hành động, khi đi, khi đến, khi nhìn, khi nhìn ngó, khi co duỗi chân tay, khi cuối đầu, khi ngẩng đầu, khi mặc áo Tăng Già Lê, khi cầm bát, khi ăn uống, khi nói năng,..., dẫn đến khi nhập thiền, khi xuất thiền cũng đều như vậy cả..- Đó là hiện pháp lạc trú. Để từ đây đi vào 4 Thiền định, và an trú vào 4 Thiền định dẫn đến an trú vào Diệt tận định, diệt thọ tưởng định. Làm cho mình được vào Niết bàn tịch diệt.
* Bồ tát: khi đi biết là mình đi, khi đứng biết là mình đứng; khi ngồi biết là mình ngồi ; khi thân hành động như thế nào cũng biết mình hành động, khi đi, khi đến, khi nhìn, khi nhìn ngó, khi co duỗi chân tay, khi cuối đầu, khi ngẩng đầu, khi mặc áo Tăng Già Lê, khi cầm bát, khi ăn uống, khi nói năng,..., dẫn đến khi nhập thiền, khi xuất thiền cũng đều như vậy cả. Nhưng cũng biết rõ chẳng có thân giác, chẳng có tâm giác, chẳng có pháp giác. Vì tất cả là bất khả đắc. Do bất khả đắc nên chẳng thấy có thân quán, tâm quán, giác quán, pháp quán v.v... Để từ đó đi vào 4 Thiền định, và cũng chẳng trú chấp vào 4 Thiền định dẫn đến chẳng trú vào Diệt tận định, diệt thọ tưởng định. chẳng trụ tất cả thiền vị, chẳng mong cầu Niết bàn. Do vậy, mà nhất tâm, tinh tấn trừ tham ưu thế gian. Đó là "Thực tại tuệ giác".-HAY CÒN GỌI LÀ ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN.
HT. Thích Nhất Hạnh gọi là "Tỉnh thức ngay hiện tại "
HT. Thích Thanh Từ gọi là "Biết vọng không theo"
HT. Thích Thiện Trí gọi là "Đương Niệm hiền Tiền".
Gọi chung là ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN.
Tóm lượt: Đương Niệm Hiện Tiền.- Là cái biết ở Nguyên Niệm (đệ nhất sát na) chưa có các Thức tình xen tạp, mà là Biết bằng TRÍ .- Bản Thể hàm chứa Trí là Chân Như.- Vô Tự Kinh.- Bởi vậy nên nói là: Đương Niệm Hiện Tiền.- Nẽo vào Không Thuyết.- Không Thuyết tức Chân Như.
Kính Thầy Viên Quang Và Các Bạn.
Qua Trải Nghiệm Của Mình An Long Có Nhận Thức :
-VÔ TỰ CHÂN KINH : Thiên Về MẬT GIÁO Và THA LỰC, Nhiều Tôn Giáo Cũng Có Những Pháp Phương Tiện Đặc Thù Của Mình Để Tiếp Cận .
-VỀ PHẬT GIÁO : Có Đề Cập Đến ĐÀ LA NI MÔN ...Và NÓI ĐẾN ; VÔ TỰ CHÂN KINH Thì SƠ TỔ Có Lẽ Là Ngài Bàn Đà Đặc ,Người NGU ĐỆ NHẤT Trong Các Đệ Tử Của Phật Vì Khi Nghe Phật Thuyết Hơn Ba Từ Cũng Không Nhớ Nổi Nên Đức Phật Phương Tiện Dậy Quán Có Hai Từ ; TRỔI QUÉT Mà Sau Một Thời Gian Ngắn Ngài Chứng Đắc Thánh Quả Và Là Người Thuyết Pháp Vô Ngại Đệ Nhất Trong Các Đệ Tử Của Đức Phật Thời Bấy Giờ.
Muốn " ĐỌC " VÔ TỰ CHÂN KINH Phải Có PHƯƠNG TIỆN ! ==> Đó Là KHAI THÔNG Và THANH TỊNH HÓA CÁC KINH MẠCH CÁC CĂN ,CÁC BÍ HUYỆT VI TẾ NƠI THÂN (THÂN NĂNG LƯỢNG Còn Gọi Là HÀO QUANG )
@- Để KHAI THÔNG & THANH TỊNH HÓA Các Căn, Nhất Là : Ý CĂN ,NHĨ CĂN, THIỆT CĂN ,Theo Nghiệm Của An Long Tốt Nhất Là : NIỆM HỒNG DANH : A DI ĐÀ PHẬT ==>MIỆNG NIỆM THẦN THÀNH TIẾNG & TAI TẬP TRUNG LẮNG NGHE MIỆNG NIỆM & Ý TẬP TRUNG CẢM NHẬN TỪNG TIẾNG NIỆM ĐI VÀO THÂN NHƯ KHI UỐNG NƯỚC LẠNH TRỘI VÀO CƠ THỂ ...Như Thế ĐẾN NHẤT TÂM BẤT LOẠN= TẤT CẢ CÒN CHỈ THUẦN NIỆM HỒNG DANH PHẬT. Đủ Duyên =CĂN LÀNH KHAI PHÁT =NHĨ CĂN SẼ NGHE ĐƯỢC TIẾNG LÍU RÍU NHƯ TIẾNG ĐÀN VE KÊU KHẮP KHÔNG GIAN (Kinh ,Sách Gọi Là Tiếng Ca Lăng Tần Già Hay Nhạc Trời )-LÀM THÂN TÂM KHINH AN,Ý CĂN SẼ TỰ XUẤT HIỆN : VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN ( BAN SƠ ->CHƯA CÓ SỰ THAM GIA CỦA Ý ,Ý THỨC )-->VỚI NGÔN NGỮ CHÍNH XÁC MẠC LẠC LẠC DỄ HIỂU =DO THIỆT CĂN KHAI THÔNG & THANH TỊNH.
@-KHI CÁC CĂN KHAI THÔNG & THANH TỊNH HÓA =KHAI PHÁT CÁC CÔNG NĂNG = GIÚP BỘ VI SỬ LÝ CỦA TÀNG THỨC GIẢI MÃ SÓNG NĂNG LƯỢNG ĐA DẠNG VÀ CHÂN THỰC CÁC DẠNG SÓNG NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ ( TRONG ĐÓ CÓ SÓNG NĂNG LƯỢNG PHẬT LỰC ,CHƯ BỒ TÁT ,CHƯ THÀNH CHÚNG ) NẾU THÂN & CĂN THANH TỊNH TƯƠNG ĐỒNG )
-KHI CÁC CĂN ĐƯỢC THANH TỊNH HÓA =KHI TIẾP DUYÊN TRẦN CẢNH THỂ VI TẾ ( THỂ SÓNG NĂNG LƯỢNG ) =TỰ XUẤT HIỆN : VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN = ĐÂY LÀ CHÂN THỨC =PHẢN ÁNH TẠM TÁNH ,TẠM TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP = ĐANG NHƯ...MÀ KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA Ý , Ý THỨC.
@-VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN..Nếu KHÔNG CHẤP LÀ CỨU CÁNH HAY THẬT PHÁP Thì Là CƠ SỞ THÀNH TỰU TỰ GIÁC THÁNH TRÍ
KINH LĂNG GIÀ Phật Thuyết:
"...Lại Nữa Đại Huệ ! TẤT CẢ PHÁP VỐN VÔ SANH,ẤY LÀ QUÁ KHỨ ,HIỆN TẠI ,VỊ LAI CHƯ PHẬT SỞ THUYẾT.Tại sao ? Nói TỰ TÂM HIÊN là Tánh Phi Tánh,lìa hữu phi hữu mà sanh. Đại Huệ ! TẤT CẢ TÁNH VÔ SANH Thì TẤT CẢ PHÁP NHƯ SỪNG THỎ, Mà Phàm phu ngu si vì tự tánh vọng tưởng chấp cho là thật"
-------
..." Phật bảo Đại Huệ : Đại phương tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát phải thành tựu bốn pháp.Thế nào là bốn ?
1 -Khéo phân biệt tự tâm hiện
2-Quán ngoài tánh phi tánh
3-Lìa kiến chấp sanh, trụ,diệt
4-Được sự an lạc của đắc Tự Giác Thánh Trí .
...Trước Đây An Long Thường Tụng Kinh Chỉ Tụng Mà Không Tìm Hiểu ,Sau Khóa Tu Niệm Hồng Danh Phật A Di Đà Hơn 2 Năm, Nhiều Lần Được " KHUYẾN MẠI" =Vọng Tưởng Tự Tâm Hiện Giảng Giải Rõ Nghĩa Lý Về Đoan Kinh Sắp Tụng Nên Khi Đọc Tụng Hiểu Rõ Ràng ,(Toát Hết Cả Mồ Hôi !)
Kính Thầy Viên Quang Và Các Bạn.
Qua Trải Nghiệm Của Mình An Long Có Nhận Thức :
-VÔ TỰ CHÂN KINH : Thiên Về MẬT GIÁO Và THA LỰC, Nhiều Tôn Giáo Cũng Có Những Pháp Phương Tiện Đặc Thù Của Mình Để Tiếp Cận .
-VỀ PHẬT GIÁO : Có Đề Cập Đến ĐÀ LA NI MÔN ...Và NÓI ĐẾN ; VÔ TỰ CHÂN KINH Thì SƠ TỔ Có Lẽ Là Ngài Bàn Đà Đặc ,Người NGU ĐỆ NHẤT Trong Các Đệ Tử Của Phật Vì Khi Nghe Phật Thuyết Hơn Ba Từ Cũng Không Nhớ Nổi Nên Đức Phật Phương Tiện Dậy Quán Có Hai Từ ; TRỔI QUÉT Mà Sau Một Thời Gian Ngắn Ngài Chứng Đắc Thánh Quả Và Là Người Thuyết Pháp Vô Ngại Đệ Nhất Trong Các Đệ Tử Của Đức Phật Thời Bấy Giờ.
Muốn " ĐỌC " VÔ TỰ CHÂN KINH Phải Có PHƯƠNG TIỆN ! ==> Đó Là KHAI THÔNG Và THANH TỊNH HÓA CÁC KINH MẠCH CÁC CĂN ,CÁC BÍ HUYỆT VI TẾ NƠI THÂN (THÂN NĂNG LƯỢNG Còn Gọi Là HÀO QUANG )
@- Để KHAI THÔNG & THANH TỊNH HÓA Các Căn, Nhất Là : Ý CĂN ,NHĨ CĂN, THIỆT CĂN ,Theo Nghiệm Của An Long Tốt Nhất Là : NIỆM HỒNG DANH : A DI ĐÀ PHẬT ==>MIỆNG NIỆM THẦN THÀNH TIẾNG & TAI TẬP TRUNG LẮNG NGHE MIỆNG NIỆM & Ý TẬP TRUNG CẢM NHẬN TỪNG TIẾNG NIỆM ĐI VÀO THÂN NHƯ KHI UỐNG NƯỚC LẠNH TRỘI VÀO CƠ THỂ ...Như Thế ĐẾN NHẤT TÂM BẤT LOẠN= TẤT CẢ CÒN CHỈ THUẦN NIỆM HỒNG DANH PHẬT. Đủ Duyên =CĂN LÀNH KHAI PHÁT =NHĨ CĂN SẼ NGHE ĐƯỢC TIẾNG LÍU RÍU NHƯ TIẾNG ĐÀN VE KÊU KHẮP KHÔNG GIAN (Kinh ,Sách Gọi Là Tiếng Ca Lăng Tần Già Hay Nhạc Trời )-LÀM THÂN TÂM KHINH AN,Ý CĂN SẼ TỰ XUẤT HIỆN : VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN ( BAN SƠ ->CHƯA CÓ SỰ THAM GIA CỦA Ý ,Ý THỨC )-->VỚI NGÔN NGỮ CHÍNH XÁC MẠC LẠC LẠC DỄ HIỂU =DO THIỆT CĂN KHAI THÔNG & THANH TỊNH.
@-KHI CÁC CĂN KHAI THÔNG & THANH TỊNH HÓA =KHAI PHÁT CÁC CÔNG NĂNG = GIÚP BỘ VI SỬ LÝ CỦA TÀNG THỨC GIẢI MÃ SÓNG NĂNG LƯỢNG ĐA DẠNG VÀ CHÂN THỰC CÁC DẠNG SÓNG NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ ( TRONG ĐÓ CÓ SÓNG NĂNG LƯỢNG PHẬT LỰC ,CHƯ BỒ TÁT ,CHƯ THÀNH CHÚNG ) NẾU THÂN & CĂN THANH TỊNH TƯƠNG ĐỒNG )
-KHI CÁC CĂN ĐƯỢC THANH TỊNH HÓA =KHI TIẾP DUYÊN TRẦN CẢNH THỂ VI TẾ ( THỂ SÓNG NĂNG LƯỢNG ) =TỰ XUẤT HIỆN : VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN = ĐÂY LÀ CHÂN THỨC =PHẢN ÁNH TẠM TÁNH ,TẠM TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP = ĐANG NHƯ...MÀ KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA Ý , Ý THỨC.
@-VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN..Nếu KHÔNG CHẤP LÀ CỨU CÁNH HAY THẬT PHÁP Thì Là CƠ SỞ THÀNH TỰU TỰ GIÁC THÁNH TRÍ
KINH LĂNG GIÀ Phật Thuyết:
"...Lại Nữa Đại Huệ ! TẤT CẢ PHÁP VỐN VÔ SANH,ẤY LÀ QUÁ KHỨ ,HIỆN TẠI ,VỊ LAI CHƯ PHẬT SỞ THUYẾT.Tại sao ? Nói TỰ TÂM HIÊN là Tánh Phi Tánh,lìa hữu phi hữu mà sanh. Đại Huệ ! TẤT CẢ TÁNH VÔ SANH Thì TẤT CẢ PHÁP NHƯ SỪNG THỎ, Mà Phàm phu ngu si vì tự tánh vọng tưởng chấp cho là thật"
-------
..." Phật bảo Đại Huệ : Đại phương tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát phải thành tựu bốn pháp.Thế nào là bốn ? 1 -Khéo phân biệt tự tâm hiện
2-Quán ngoài tánh phi tánh
3-Lìa kiến chấp sanh, trụ,diệt
4-Được sự an lạc của đắc Tự Giác Thánh Trí .
...Trước Đây An Long Thường Tụng Kinh Chỉ Tụng Mà Không Tìm Hiểu ,Sau Khóa Tu Niệm Hồng Danh Phật A Di Đà Hơn 2 Năm, Nhiều Lần Được " KHUYẾN MẠI" =Vọng Tưởng Tự Tâm Hiện Giảng Giải Rõ Nghĩa Lý Về Đoan Kinh Sắp Tụng Nên Khi Đọc Tụng Hiểu Rõ Ràng ,(Toát Hết Cả Mồ Hôi !)
Kính các Bạn: Mặc dù Vô Tự Chân kinh là Vô Ngôn, là Không lời, là làm thinh. Nhưng chúng ta phải phân biệt rõ:
+ Làm thinh (vô ngôn) của chúng sinh thế gian.
+ Vô Ngôn (làm thinh) của bậc Thánh.
Thế nào là sự làm thinh của thế gian, chúng sanh ?
Đáp:
Ví như con sóc nhỏ.- làm thinh, không nói, chỉ vẩy đuôi để thể hiện ý căn.
Ví như con Hổ loài mãnh thú (im lặng như sấm sét). Rình rập trong lặng thinh và vồ lấy con mồi.
* Những sự làm thinh ấy, là của chúng sanh, vô minh, nghiệp chướng...
* Cao cấp hơn.- Đó là sự im lặng, trìu mến, vỗ về...Giống như Thi sĩ Lưu trọng Lư trong bài thơ Tiếng thu:
Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.
(hết trích)
Sự làm thinh ấy, là của thi sĩ , mà vẫn là chúng sanh, vô minh, nghiệp chướng...
sự làm thinh của thế gian là thế đó.- Vẫn còn trong tam giới. Nghĩa là còn có: Dục lạc (ăn, mặc, ở..., Tình cảm vui, mừng, buồn, giận v.v... và tư tưởng (do ý thức vọng sanh).
* Những loại "Vô Ngôn" ấy. Hành giả Vô Ngôn cần tránh xa.
+ Làm thinh của bậc Thánh là ra sao ?
Đáp: Là xuất ly Tam giới .- Nghĩa là ra khỏi Dục Giới: ăn, mặc, ở, thỏa mãn 6 căn..., ra khỏi Sắc Giới: là Tình cảm vui, mừng, buồn, giận v.v... và ra khỏi Vô Sắc Giới: là tư tưởng .- do ý thức vọng sanh-.
* Quan trọng nhất.- Là Vô Ngôn- Tuyệt Lự.- Khế hợp Chân Như.
Kính các Bạn: Mặc dù Vô Tự Chân kinh là Vô Ngôn, là Không lời, là làm thinh. Nhưng chúng ta phải phân biệt rõ:
+ Làm thinh (vô ngôn) của chúng sinh thế gian.
+ Vô Ngôn (làm thinh) của bậc Thánh.
Thế nào là sự làm thinh của thế gian, chúng sanh ?
Đáp:
Ví như con sóc nhỏ.- làm thinh, không nói, chỉ vẩy đuôi để thể hiện ý căn.
Ví như con Hổ loài mãnh thú (im lặng như sấm sét). Rình rập trong lặng thinh và vồ lấy con mồi.
* Những sự làm thinh ấy, là của chúng sanh, vô minh, nghiệp chướng...
* Cao cấp hơn.- Đó là sự im lặng, trìu mến, vỗ về...Giống như Thi sĩ Lưu trọng Lư trong bài thơ Tiếng thu:
Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.
(hết trích)
Sự làm thinh ấy, là của thi sĩ , mà vẫn là chúng sanh, vô minh, nghiệp chướng...
sự làm thinh của thế gian là thế đó.- Vẫn còn trong tam giới. Nghĩa là còn có: Dục lạc (ăn, mặc, ở..., Tình cảm vui, mừng, buồn, giận v.v... và tư tưởng (do ý thức vọng sanh).
* Những loại "Vô Ngôn" ấy. Hành giả Vô Ngôn cần tránh xa.
+ Làm thinh của bậc Thánh là ra sao ?
Đáp: Là xuất ly Tam giới .- Nghĩa là ra khỏi Dục Giới: ăn, mặc, ở, thỏa mãn 6 căn..., ra khỏi Sắc Giới: là Tình cảm vui, mừng, buồn, giận v.v... và ra khỏi Vô Sắc Giới: là tư tưởng .- do ý thức vọng sanh-.
* Quan trọng nhất.- Là Vô Ngôn- Tuyệt Lự.- Khế hợp Chân Như.
Vô tự: Không có tự ngã, không có bản chất cố định, vĩnh hằng.
Chân kinh: Chân lý tối cao, vượt qua mọi khái niệm, ý niệm, suy nghĩ của con người.
Ý nghĩa:
Mọi hiện tượng đều là sự kết hợp của các yếu tố tạm thời, vô thường.
Không có một hiện tượng nào tồn tại độc lập, có một bản chất cố định, vĩnh hằng.
Do đó, không có tự ngã, không có cái ta, cái bản thân của mỗi người.
Vô tự Chân kinh là một chân lý cao siêu, khó hiểu. Để hiểu được Vô tự Chân kinh, chúng ta cần phải tu tập, thực hành, trải nghiệm. Khi chúng ta đã thực sự thấu hiểu Vô tự Chân kinh, chúng ta sẽ có thể đạt được giác ngộ, giải thoát khỏi những ràng buộc của bản ngã, đạt được an lạc, hạnh phúc trọn vẹn.
Dưới đây là một cách nói ngắn gọn Vô tự Chân kinh theo ngôn ngữ Phật học siêu hình:
Thế giới là một ảo ảnh
Từ ngữ:
Ảo ảnh: Cái không có thực, không có bản chất cố định, vĩnh hằng.
Ý nghĩa: * Thế giới mà chúng ta đang thấy, đang trải nghiệm chỉ là một ảo ảnh. * Không có một thứ gì tồn tại độc lập, có một bản chất cố định, vĩnh hằng. * Mọi thứ đều là sự kết hợp của các yếu tố tạm thời, vô thường.
Với cách hiểu này, Vô tự Chân kinh có thể được tóm gọn như sau:
Mọi hiện tượng đều là ảo ảnh
Cách hiểu này có thể giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận và thấu hiểu hơn giáo lý Vô tự Chân kinh.
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)