Xin bác Văn Học giải nghi.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con có thêm thắc mắc:

_ Tại sao Tổ Marpa không sống "Thuận Nhân Thiên" ? Nghĩa là không vợ con, hiền từ, đỉnh đạt, ..... Con nghĩ nếu Tổ M mà hiện tướng trang nghiêm có lẻ sẽ có đông đồ chúng hơn ?
Nghĩa là cứu độ chúng sinh được nhiều hơn.

Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

Ngọc Tuấn là kẻ phàm phu muốn biết về đạo Phật, Vô Học cũng là kẻ phàm phu đang mày mò học Phật pháp, bây giờ hai ta hãy cùng vọng bàn với nhau một chút nhé !

Chuyện một vị Đại Giác Ngộ hoá thân vào đời sẽ đóng vai diễn nào thì Trí Đại Bát Nhã đã có sự sắp xếp chuẫn bị từ trước, không phải là chuyện "hát cương".

Thời kỳ nào, địa điểm nào, phải đóng vai gì thì phù hợp _ có lợi ích cho chúng sanh _ tất cả sẽ diễn ra, lớp lang đúng như thế. Đây là Nhân, đây là Duyên, đây là chuyện khế hợp căn cơ chúng sanh.

Độ cho 1 triệu người sanh Thiên, không bằng độ cho một người Giải Thoát Sinh tử Luân Hồi. Bởi 1 triệu người sanh Thiên kia vẫn là nhân vật trong mộng; còn 1 người Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi là một người CHỢT TỈNH MỘNG. Độ cho 1 triệu người CHỢT TỈNH MỘNG (vẫn có thể còn say, lại tiếp tục đi vào mộng), không bằng độ cho một người tỉnh hẵn _ THÀNH ĐẠO HOÀN TOÀN _ TOÀN GIÁC.

Như thế, nếu độ được đông đồ chúng thì cũng vui vui, nhưng đông đúc mà chi khi không ai "tỉnh giấc Nam kha" cả, đông đúc mà chi khi cả đám đồng đạo gặp nhau thì chào hỏi có vẻ vui vẻ mà con mắt thì đỏ chạch.

Liệu có phải đạo Phật có mặt trong cơn mơ nầy để làm cho cơn mơ càng thêm say đắm chăng ?

Không đâu, những vị Hoá thân đi vào cơn mơ của chúng ta chỉ để khuyên chúng ta hãy mau tỉnh mộng.

Những gì mà thời Phật Thích Ca chỉ mới giảng về LÝ như "Bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm....." thì đến thời Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ những LÝ ấy được giảng bằng SỰ _ Thân Giáo.

Một đôi đủa, Ngài gắp cả bên thức ăn mặn lẫn mâm chay. Đó, "BẤT CẤU BẤT TỊNH" đó !

"Ta không cầu làm Phật, Phật chẳng cầu làm ta", đó "BẤT TĂNG BẤT GIẢM " đó !

Bằng vào "thân giáo" mà một số vị vua nhà Trần đã trở nên Giác ngộ. Chớ nếu miệng nói 'bất cấu bất tịnh" mà còn né tránh pháp này pháp khác (chứng tỏ rằng "cấu vẫn là cấutịnh vẫn là tịnh, bất chỗ nào đâu ?), thì làm sao những vị vua Trần được Giác Ngộ ?!

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43

.....
Những gì mà thời Phật Thích Ca chỉ mới giảng về LÝ như "Bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm....." thì đến thời Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ những LÝ ấy được giảng bằng SỰ _ Thân Giáo.

Một đôi đủa, Ngài gắp cả bên thức ăn mặn lẫn mâm chay. Đó, "BẤT CẤU BẤT TỊNH" đó !

"Ta không cầu làm Phật, Phật chẳng cầu làm ta", đó "BẤT TĂNG BẤT GIẢM " đó !

Bằng vào "thân giáo" mà một số vị vua nhà Trần đã trở nên Giác ngộ. Chớ nếu miệng nói 'bất cấu bất tịnh" mà còn né tránh pháp này pháp khác (chứng tỏ rằng "cấu vẫn là cấutịnh vẫn là tịnh, bất chỗ nào đâu ?), thì làm sao những vị vua Trần được Giác Ngộ ?!

Mến !

Kính bác Văn Học !

Bác nói như vầy : "Những gì mà thời Phật Thích Ca chỉ mới giảng về LÝ như "Bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm....." thì đến thời Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ những LÝ ấy được giảng bằng SỰ _ Thân Giáo".

Phải chăng bác nói Phật Thích Ca dỡ hơn Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ, vì Phật Thích Ca chỉ nói lý thuyết
"Bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm.....", về thân giáo thì Phật Thích Ca vẫn có tu có hành, có cầu Giác ngộ (tức là không giống như câu "vô trí diệc vô đắc"). Còn giúp cho người khác Giác ngộ, giảng Phật pháp bằng chính hành động của mình thì Phật Thích Ca đã không bằng Ngài Tuệ Trung ?

Con chưa đồng thuận với bác về ý này, kính mong được nghe bác phân giải thêm.

Kính !

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Bác nói như vầy : "Những gì mà thời Phật Thích Ca chỉ mới giảng về LÝ như "Bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm....." thì đến thời Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ những LÝ ấy được giảng bằng SỰ _ Thân Giáo".

Phải chăng bác nói Phật Thích Ca dỡ hơn Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ, vì Phật Thích Ca chỉ nói lý thuyết
"Bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm.....", về thân giáo thì Phật Thích Ca vẫn có tu có hành, có cầu Giác ngộ (tức là không giống như câu "vô trí diệc vô đắc"). Còn giúp cho người khác Giác ngộ, giảng Phật pháp bằng chính hành động của mình thì Phật Thích Ca đã không bằng Ngài Tuệ Trung ?

Con chưa đồng thuận với bác về ý này, kính mong được nghe bác phân giải thêm.

Kính !


Chào Thanh Trúc !

Câu hỏi của Thanh Trúc chính là sự so đo tính toán của Ý thức đó !

Này nhé ! Giả sử có một "anh kép chánh" đóng vai vua oai phong lẫm liệt, hết màn 1 thì Ông vua này chết. Đến màn 2 xuất hiện một vị tướng trung trinh ái quốc, một lòng bảo vệ non sông xã tắc _ cũng do anh kép chánh khi nảy đóng vai. Theo Thanh Trúc 2 nhân vật ấy _ một người làm vua, một người làm tướng _ ai giỏi hơn ai ? ai dỡ hơn ai ?

Cũng một anh kép ấy thôi, sao lại có chuyện giỏi hơn hay dỡ hơn ?!

Chúng ta hay quen ngở rằng "Khi Phật Thích Ca nhập Đại Niết Bàn thì Ngài về một chỗ riêng tư nào đó an hưởng sự sung sướng hạnh phúc (uống trà sen, ngắm hoa đẹp, đi thăm viếng những vị Phật khác...v...v...)" Không đâu, những tư tưởng đó là của Tiên đạo.

Từ Chân Lý Tuyệt Đối _ Thể Pháp Thân _ vô số Hoá thân hiện ảnh trong các cõi, chỗ nào công việc tạm xong thì Hoá thân ấy "trở về cát bụi" (về mà không có về). Khi hành Vương Nguyện thì Hoá thân ấy xưng Phật, vị Phật ấy nhập Đại Niết bàn với danh nghĩa là an nghỉ, là đã trọn xong. Với Bi nguyện Độ Sinh thì một Hoá thân khác lại ảnh hiện trong cõi vô minh, làm cái này, làm cái kia mà không xưng Phật nữa, gọi là "hành Biệt Nguyện". Danh xưng hay không danh xưng Không quan trọng miễn sao làm lợi ích cho chúng sinh, cảnh tỉnh được cho chúng sinh mà thôi.

Một Hình 2 Bóng thì làm gì có chuyện Bóng này giỏi hơn Bóng kia, Bóng kia dỡ hơn Bóng này.

Một ví dụ gần nhất là : Giả sử Vô Học tạo thêm một nick khác _ ruamu _ chẳng hạn, thì theo bạn nguyenvanhoc2006 có giỏi hơn hay dỡ hơn ruamu hay không ? (Xin lỗi, Vô Học không có ý so sánh mình với vị Đại Giác ngộ; V/h chỉ đem mình ra làm ví dụ vì không muốn đụng chạm đến vị nào khác, vì muốn nêu một ví dụ thật gần gủi, thật dễ hiểu mà thôi.)

Chư Phật, Chư Đại Bồ tát đã đến Chân Lý Tuyệt đối thì KHÔNG CÓ HAI, tức là không có chuyện vị "tân Phật" đến quỳ trước vị "cỗ Phật" mừng mừng tủi tủi : "Kính chào sư huynh, hôm nay tiểu đệ đã được về bên Sư huynh rồi !".

NHỮNG CÁI BÓNG (Hoá Thân) KHI THÔI KHÔNG LÀ BÓNG NỮA THÌ CHỈ CÒN HÌNH (Pháp Thân Thường Trụ).

Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Văn Học !

Bác có cười con con cũng đành chịu, chứ con lâu nay vẫn cứ thắc mắc :

_ Kinh nói "vô trí diệc vô đắc", mà sao chúng con cứ phải học Phật pháp để làm chi ? Vì có học cho lắm cũng "mèo lại hoàn mèo" :khicon65: , (con khỉ vẫn là con khỉ).

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Bác có cười con con cũng đành chịu, chứ con lâu nay vẫn cứ thắc mắc :

_ Kinh nói "vô trí diệc vô đắc", mà sao chúng con cứ phải học Phật pháp để làm chi ? Vì có học cho lắm cũng "mèo lại hoàn mèo" :khicon65: , (con khỉ vẫn là con khỉ).

Kính !

Chào Ngọc Tuấn ! Vô Học không dám cười N/T đâu, vì thắc mắc của Ngọc Tuấn cũng đã từng là thắc mắc của Vô Học (và có lẻ cũng của nhiều bạn khác).

Ngọc Tuấn ơi ! "Vô trí diệc vô đắc" (Không có Trí gì, cũng không có chứng đắc gì) là cái thấy THẾ GIAN NÀY VỐN HUYỄN HOÁ thì cái HẬU ĐẮC TRÍ (cái TRÍ do tu hành mà phát triễn) cũng là một sản phẩm của cõi mộng mơ, CHUYỆN CHỨNG ĐẮC cũng là biến thể của mộng mơ đó vậy.

Không nhận, không lầm HẬU ĐẮC TRÍ là chúng ta có được CĂN BẢN TRÍ.

Phải sau khi Bồ tát Quán Tự Tại _ cũng là đức Quán Thế Âm đó _ HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, mới thấy được như thế (HÀNH THÂM nghĩa là đã thực hành rất nhiều _ đã thâm nhập Kinh tạng). Còn chúng ta (những người sơ học) thì chưa thấy được như thế ! Muốn có được cái Trí Đại (Ma Ha) Bát Nhã thì phải tu tập rất nhiều, chỉ có Trí Đại Bát Nhã mới thực sự thấy VÔ VÔ MINH DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN (Không có vô minh, cũng làm gì có chuyện hết vô minh).

Không nên nhầm lẫn chuyện "lớp lang", nghĩa là giai đoạn của chúng ta _ đang ở trình độ nào _ phải thực hành những gì ? Còn chuyện "vô trí diệc vô đắc" là diễn tả trước về cái thấy sau khi "hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa". Nếu chúng ta hiểu lầm, chưa gì mà đã "ngưng ngang" thì chúng ta sẽ không bao giờ thực sự thấy những điều mà BÁT NHÃ TÂM KINH nói.

Mến !
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43

.....
Không nhận, không lầm HẬU ĐẮC TRÍ là chúng ta có được CĂN BẢN TRÍ.


Kính bác Văn học ! Chúng con cám ơn bác đã giải thích, nhưng ở bài này con thấy có 2 từ mới HẬU ĐẮC TRÍ và CĂN BẢN TRÍ, con không hiểu, con nhờ Google thì được thấy có một vị Pháp sư giải thích như sau :

"Phương pháp tu học Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí hoàn toàn chẳng giống nhau. Căn Bản Trí là “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh. Đó là kiến tánh. "

Xin phép con không nêu tên tuổi của vị Pháp sư ấy và link trích dẫn. Con kính xin bác giải thích cho rõ hơn về chỗ này.

Kính !


Vô Học trả lời bạn Thanh Trúc nơi chủ đề mới "Căn Bản Trí và Hậu đắc Trí" :

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?25238-Căn-Bản-Trí-amp-Hậu-Đắc-Trí
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào Thanh Trúc !

Câu hỏi của Thanh Trúc chính là sự so đo tính toán của Ý thức đó !

Này nhé ! Giả sử có một "anh kép chánh" đóng vai vua oai phong lẫm liệt, hết màn 1 thì Ông vua này chết. Đến màn 2 xuất hiện một vị tướng trung trinh ái quốc, một lòng bảo vệ non sông xã tắc _ cũng do anh kép chánh khi nảy đóng vai. Theo Thanh Trúc 2 nhân vật ấy _ một người làm vua, một người làm tướng _ ai giỏi hơn ai ? ai dỡ hơn ai ?

Cũng một anh kép ấy thôi, sao lại có chuyện giỏi hơn hay dỡ hơn ?!

Chúng ta hay quen ngở rằng "Khi Phật Thích Ca nhập Đại Niết Bàn thì Ngài về một chỗ riêng tư nào đó an hưởng sự sung sướng hạnh phúc (uống trà sen, ngắm hoa đẹp, đi thăm viếng những vị Phật khác...v...v...)" Không đâu, những tư tưởng đó là của Tiên đạo.

Từ Chân Lý Tuyệt Đối _ Thể Pháp Thân _ vô số Hoá thân hiện ảnh trong các cõi, chỗ nào công việc tạm xong thì Hoá thân ấy "trở về cát bụi" (về mà không có về). Khi hành Vương Nguyện thì Hoá thân ấy xưng Phật, vị Phật ấy nhập Đại Niết bàn với danh nghĩa là an nghỉ, là đã trọn xong. Với Bi nguyện Độ Sinh thì một Hoá thân khác lại ảnh hiện trong cõi vô minh, làm cái này, làm cái kia mà không xưng Phật nữa, gọi là "hành Biệt Nguyện". Danh xưng hay không danh xưng Không quan trọng miễn sao làm lợi ích cho chúng sinh, cảnh tỉnh được cho chúng sinh mà thôi.

Một Hình 2 Bóng thì làm gì có chuyện Bóng này giỏi hơn Bóng kia, Bóng kia dỡ hơn Bóng này.

Một ví dụ gần nhất là : Giả sử Vô Học tạo thêm một nick khác _ ruamu _ chẳng hạn, thì theo bạn nguyenvanhoc2006 có giỏi hơn hay dỡ hơn ruamu hay không ? (Xin lỗi, Vô Học không có ý so sánh mình với vị Đại Giác ngộ; V/h chỉ đem mình ra làm ví dụ vì không muốn đụng chạm đến vị nào khác, vì muốn nêu một ví dụ thật gần gủi, thật dễ hiểu mà thôi.)

Chư Phật, Chư Đại Bồ tát đã đến Chân Lý Tuyệt đối thì KHÔNG CÓ HAI, tức là không có chuyện vị "tân Phật" đến quỳ trước vị "cỗ Phật" mừng mừng tủi tủi : "Kính chào sư huynh, hôm nay tiểu đệ đã được về bên Sư huynh rồi !".

NHỮNG CÁI BÓNG (Hoá Thân) KHI THÔI KHÔNG LÀ BÓNG NỮA THÌ CHỈ CÒN HÌNH (Pháp Thân Thường Trụ).

Mến !

Chào bác Văn Học,

Minh định đọc những bài viết của bác mà lấy làm tán thán về những kiến thức uyên thâm Phật học của bác.Cách giải thích của bác rất rõ ràng,sinh động,trực quan...Nhưng đọc xong minh định vẫn thấy nó có cái gì đó không ổn,dù bác trả lời rất đúng,rất rõ ràng.Sau thời gian suy ngẫm thì minh định chợt nhận ra rằng đó là vì cái gọi là TƯ TƯỞNG ĐẠI THỪA.

Phật giáo thời kỳ còn Đức Phật rất bình dân và gần gũi với mọi người,nhưng từ khi tư tưởng Đại Thừa phát triển thì Đạo Phật càng ngày càng trở nên huyền bí và cách xa với quảng đại quần chúng,lớp người bình dân,lao động ít được tiếp xúc với giáo lý Đạo Phật vì cái gọi là " Căn cơ",chỉ có những bậc Đế Vương,nhà giàu được học hành thì may ra mới tiếp xúc được với những "Vô vô minh tận,vô vô minh diệc ..." mà thôi.Ngày nay với sự bùng nổ internet cho nên các Phật tử bình dân mới có cơ hội tiếp xúc với những giáo lý cao siêu này nhưng vạn người tu có mấy người thấu hiểu đây do họ không biết đến cái nền căn bản của Đạo Phật là đâu,họ nên bắt đầu như thế nào?Mới tiếp xúc là họ đã được khuyên là nên theo Pháp môn này,pháp môn kia,nên ngồi thiền,nên ngồi niệm Phật,nên trì chú... mà chưa kịp hiểu : KHỔ là gì?Đa phần các Phật tử lên chùa để làm gì? Họ lên chùa để thực hành những nghi lễ,để đọc kinh nhật tụng rồi ra về và yên chí rằng mình đang tu,mình đang đi theo bước chân Phật.Họ ngước nhìn bức tượng Đức Phật với ánh mắt tôn sùng nhưng chưa từng đọc kỹ câu : Nhược dĩ sắc kiến ngã,dĩ âm thanh cầu ngã ...

Tất cả những cái này là do đâu? Tại sao các Phật tử khi nói về Đức Phật lại như nói về một vị Thánh thần xa vời nào vậy? Mà sao họ không nói về Phật như là nói về một người Thầy,một người Cha gần gũi và thân thương với những sự dìu dắt và chỉ bảo hết sức giản dị và gần gũi ?

Ở đây chính là do TƯ TƯỞNG ĐẠI THỪA mà ra.Tôi nói vậy chắc bác cũng hiểu.Minh định không có ý định khơi gợi sự tranh luận hay chê bai Đại Thừa gì cả.Điều minh định muốn nhấn mạnh ở đây chính là : Đạo Phật phải là vì nhân sinh chứ không phải vì "nghệ thuật" được,tức là không thể "ai muốn hiểu thì hiểu,không hiểu thì tại họ" được.Tư tưởng Bồ Tát chính là ý này.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên