Xin bác Văn Học giải nghi.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63


Kinh Phật có nói : "nơi gò nổng (đất cao ráo) thì sen không thể mọc được, bùn lầy mới là chỗ thích hợp cho sen tăng trưởng tươi tốt".


Kính bác Văn Học !

Con thắc mắc chỗ này, câu trích dẫn trên liệu có đúng với cõi Tây Phương Cực Lạc hay không ?

Con nghe nói cõi Tây phương có đủ loại sen nhiều màu nhiều sắc, mà đáy ao thuần là cát vàng (chớ không phải bùn lầy).

Thưa bác, con không thắc mắc về nghĩa đen _ tức là tại sao cát vàng lại có thể mọc hoa sen ?! _ nhưng con thắc mắc về nghĩa bóng :

_ Cõi Tây Phương Cực Lạc không có 3 đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), không có cảnh ác (đánh bom liều chết, thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, ....) thậm chí người chưỡi rủa nhau cũng không có. Thì những vị Bồ tát nơi ấy lấy đâu những chất liệu "bất như ý" để mà quán sát tu hành tiến bộ ? Liệu toàn là thuận cảnh, thuận duyên có giúp cho chư Bồ tát quán sát đế liễu ngộ cái Tánh Không của muôn pháp hay không ? Trong khi đó con nghe quý Thầy giảng là về Tây Phương thì chỉ một đời (tu một lèo) là thành Phật luôn.

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Như con khi bệnh khổ thì con quán "Đây là tội nghiệt của kiếp trước của mình, cho nên kiếp này mình mới bệnh khổ như thế này !".
Khi con hoạn nạn thì con quán "Đây là tội nghiệt của kiếp trước của mình, cho nên kiếp này mình mới hoạn nạn như thế này !".
Khi con gặp trở ngại trong công chuyện, con cũng quán "Đây là tội nghiệt của kiếp trước của mình, cho nên kiếp này mình mới gặp nhiều trở ngại như thế này !".

Từ đó con sanh lòng sợ nhân quả, cố gắng làm điều thiện, cố gắng không làm điều ác nữa.

Thưa bác, phải chăng mục đích mà những vị Bồ tát phải gặp đủ thứ chuyện không hay, không như ý là để thấm thía luật nhân quả, là để không làm điều ác mà lại tích cực làm điều thiện ? Phải chăng đây là bài học mà chư Phật muốn cho các Bồ tát phải học ?

Kính !
Kính Ngọc Tuấn.
Theo CT hành giả phải quán đủ 3 phạm trù quán chiếu :

1/ Quán nhân quả : Như NT trình bày.

2/ Quán nhân duyên :
Thí dụ Sư Phụ đưa đệ tử cái thùng lủng mà bảo xách nước dưới ao chân núi đổ đầy hồ trên chùa tận đỉnh núi vậy mà nhờ duyên như vậy nên đệ tử có nội công thâm hậu khinh công không ai bằng. Đó là quán nhân duyên.
Và, một trong tám nạn là sinh tại Bắc Câu Lô châu, nơi đó chỉ có 2 khổ là sinh khổ và tử khổ, mà sinh ra còn đỏ lửng nên chưa biết gì còn chết thì khổ không kịp tu, vậy nên hành giả phải thấy "khổ" "hoạn nạn" "bất như ý" là điều may mắn cho mình, mình sinh ra ở Nam Thiện Bộ Châu đây.

3/ Quán thật tướng:
"Khổ" "hoạn nạn" hay "trở ngại" thật tướng là gì?
Tác động vào "Ai"?
"Ai"_ đang khổ, đang hoạn nạn, đang gặp trở ngại ?

Kính
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con thắc mắc chỗ này, câu trích dẫn trên liệu có đúng với cõi Tây Phương Cực Lạc hay không ?

Con nghe nói cõi Tây phương có đủ loại sen nhiều màu nhiều sắc, mà đáy ao thuần là cát vàng (chớ không phải bùn lầy).

Thưa bác, con không thắc mắc về nghĩa đen _ tức là tại sao cát vàng lại có thể mọc hoa sen ?! _ nhưng con thắc mắc về nghĩa bóng :

_ Cõi Tây Phương Cực Lạc không có 3 đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), không có cảnh ác (đánh bom liều chết, thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, ....) thậm chí người chưỡi rủa nhau cũng không có. Thì những vị Bồ tát nơi ấy lấy đâu những chất liệu "bất như ý" để mà quán sát tu hành tiến bộ ? Liệu toàn là thuận cảnh, thuận duyên có giúp cho chư Bồ tát quán sát đế liễu ngộ cái Tánh Không của muôn pháp hay không ? Trong khi đó con nghe quý Thầy giảng là về Tây Phương thì chỉ một đời (tu một lèo) là thành Phật luôn.

Kính !

Cám ơn hungcom đã hỏi !

Cõi Tây Phương Cực Lạc là do Nguyện lực của Phật A Di Đà kiến tạo nên. Vì chúng ta không phải ai cũng có được những điều kiện thuận lợi để học Phật pháp, không phải ai cũng có quyết tâm dõng mãnh, dẫm lên gai góc mà thẳng tiến theo chí nguyện tu Phật của mình.

Thế thì những chúng sanh yếu ớt như cây sậy cọng lau ấy phải chịu vùi dập trong mưa bảo hay sao ?

Không nở nhìn chúng sanh cô đơn trong biển nghiệp mà đức Phật A Di Đà đã hoá hiện ra một chỗ "an toàn" không giông to gió lớn để tiếp độ những chúng sinh ấy.

Về Tây Phương hành giả được ở yên trong thai sen, không phải 9 tháng 10 ngày (như ở đây) mà là nhiều KIẾP (giả sử có một hòn núi đá to bằng núi Tu di, có người 100 năm dùng 1 cái lông ngổng lau _ phết _ qua một lần, cứ như thế 100 năm sau lại dùng lông ngổng phết lên mặt đá lần thứ 2, mãi cho đến khi hòn núi đá ấy tiêu hết thì mới xong một KIẾP).

Thời gian ở trong thai sen lâu hay mau là tuỳ nghiệp chướng của người được vãng sanh nặng hay nhẹ _ nếu nghiệp chướng của người kia nặng quá thì phải đến 12 Kiếp mới hoá giải xong được phần THÔ.
Khi phần nghiệp chướng THÔ của "Liên tử" đã được gột sạch thì RA THAI.

HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH.

Khi ra thai thì hành giả đã đủ tướng trượng phu (do công đức giải nghiệp lâu dài trong Hoa sen mà hiện tướng) và được thấy Phật (Phật là VÔ TƯỚNG, vậy lấy tướng nào là Phật ?) Thực ra "thấy Phật" là thấy BẢN THỂ CHÂN TÂM vốn VÔ NGÃ, VÔ TƯỚNG của mình). Cho nên Kinh nói KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH, chỗ này chính là quả vị A La Hán (của cõi Ta Bà này).

NGỘ VÔ SANH rồi hành giả phải học Giáo lý Phật pháp nơi những vị Bất Thối Bồ tát, khi đã có căn bản (Phật Học) rồi, thì hành giả phải đi các cõi khác (những cõi không có gì tốt đẹp như cõi Ta Bà này) để THỰC TẾ, THỰC NGHIỆM, TRẢI NGHIỆM dưới danh nghĩa "Đi Độ Sinh".

(Cũng như ở các trường Đại Học, sau phần lý thuyết thì phải đi học THỰC NGHIỆM ở các địa chỉ thích hợp, chứ không còn tiếp tục học trong Giảng đường nữa, nếu Sinh viên nào không đi thực tập thì sẽ không tốt nghiệp được).

Tây Phương Cực Lạc chỉ là giai đoạn 1 của trình học Phật, giai đoạn 2 là ở các cõi "đầy hầm hố chông gai" như cõi Ta Bà này.

Thí dụ như pháp NHẪN, ở cái chỗ mà ai cũng lịch sự, nhã nhặn ôn hoà, mọi chuyện đều như ý thì Nhẫn cái gì ? Có về Ta Bà, có gặp cảnh trái ngang, có bị khinh khi rẻ rúng thì mới Nhẫn hay không Nhẫn chứ !

Nhẫn được rồi, thì phải tiếp tục Nhẫn cho đến khi thấy được Nhẫn nhục Ba la Mật, rồi còn phải tu học thêm nhiều nữa. Mà những "cái này' không hề có ở Tây Phương Cực Lạc.

Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

.....
Tây Phương Cực Lạc chỉ là giai đoạn 1 của trình học Phật, giai đoạn 2 là ở các cõi "đầy hầm hố chông gai" như cõi Ta Bà này.

Thí dụ như pháp NHẪN, ở cái chỗ mà ai cũng lịch sự, nhã nhặn ôn hoà, mọi chuyện đều như ý thì Nhẫn cái gì ? Có về Ta Bà, có gặp cảnh trái ngang, có bị khinh khi rẻ rúng thì mới Nhẫn hay không Nhẫn chứ !

Nhẫn được rồi, thì phải tiếp tục Nhẫn cho đến khi thấy được Nhẫn nhục Ba la Mật, rồi còn phải tu học thêm nhiều nữa. Mà những "cái này' không hề có ở Tây Phương Cực Lạc.

Mến !

Kính bác Văn Học !

Con thấy từ bài đầu đến bây giờ, bác chỉ toàn nói "Phải tu phải hành, phải vào đời chịu đắng cay cực khổ trăm bề". Trong khi ở tác phẫm Chứng Đạo Ca, Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác ngay câu đầu đã nói :

Quân bất kiến :
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân.


http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?21276-Chứng-Đạo-Ca

Tổ cũng thề thốt là nói thật :

Chứng thực tướng: vô nhân pháp,
Sát na diệt khước A tỳ nghiệp.
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh,
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.


http://www.diendanphatphap.com/dien...276-Chứng-Đạo-Ca&p=76460&viewfull=1#post76460

Thưa bác, con thấy lời bác diễn tả sao không "ăn khớp" với lời Tổ ?

Kính thắc mắc !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con thấy từ bài đầu đến bây giờ, bác chỉ toàn nói "Phải tu phải hành, phải vào đời chịu đắng cay cực khổ trăm bề". Trong khi ở tác phẫm Chứng Đạo Ca, Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác ngay câu đầu đã nói :

Quân bất kiến :
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân.


http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?21276-Chứng-Đạo-Ca

Tổ cũng thề thốt là nói thật :

Chứng thực tướng: vô nhân pháp,
Sát na diệt khước A tỳ nghiệp.
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh,
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.


http://www.diendanphatphap.com/dien...276-Chứng-Đạo-Ca&p=76460&viewfull=1#post76460

Thưa bác, con thấy lời bác diễn tả sao không "ăn khớp" với lời Tổ ?

Kính thắc mắc !

Chào hoatihon !

Phải chăng hoatihon muốn vì mọi người mà hỏi ?

Chứ Vô Học thấy trình độ của Hoatihon lẻ nào không biết phân "nặng & nhẹ".

Với Ngoại Đạo thì những vị tu chứng một pháp môn nào đó cũng gọi là "Chứng Đạo".

Với "hệ cấp 1" (Nguyên Thuỷ) thì đắc quả A La Hán _ thực sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi _ là "Chứng Đạo".

Với "hệ cấp 2" (Bắc Tông _ Đại Thừa) thì chứng các Pháp Tam Muội là "Chứng Đạo".

Từ "Chứng Đạo" mà Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác nói ở đây là "hệ cấp 3", cái "Chứng Đạo" của Ngài là thật chứng CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG, thấy rõ thật tướng của các pháp là KHÔNG TƯỚNG, vì cùng là KHÔNG TƯỚNG cho nên BÌNH ĐẲNG.

Hãy xem, vô đầu Ngài nói "Tuyệt học - vô vi - nhàn đạo nhân" Tuyệt học là đỉnh cao của con đường tu Phật, là đã học đến chỗ tột cùng, thấy CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG, vì thấy CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG cho nên VÔ VI.

VÔ VI là không làm gì thêm nữa, ví dụ như Phi thuyền đã vào Không gian rồi thì hầu như không cần lực đẩy nữa, nó sẽ lặng lờ "trôi" theo quỷ đạo dù bao nhiêu năm cũng được. Những bậc Đại Bồ tát đã chứng ngộ CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG rồi thì KHÔNG LÀM gì vẫn đầy đủ công đức, vẫn có giá trị như đã LÀM TẤT CẢ, cho nên nói là VÔ VI. Đây là Hạnh của những vị Đẳng Giác Bồ tát.

Tổ chỉ cho chúng ta thấy cái tuyệt cao để làm Tín Hướng, cũng như trên những chặng đường đua, ban tổ chức thường cắm cây cờ đỏ ở cuối đường là đích đến, cho những ai tham gia thấy trước đích đến từ xa, chớ không phải nói chư Bồ tát từ Lục Địa trở xuống hãy bắt chước VÔ VI như thế.

Mà ở bài này Vô Học đang nói "cái hành" của chư Bồ tát, chứ không phải nói việc của những vị Đại Bồ tát.

Người học Phật chúng ta phải biết rõ MÌNH CÒN ĐANG Ở CHỪNG MỰC NÀO, phải làm những gì thích hợp với trình độ của mình, không nên ĐẠI NGÔN nói theo những vị Đại Bồ tát, những vị đã tu chứng cao, không nên bắt chước những hành động PHÁ CHẤP khi chúng ta hãy còn là "chim non" (chim non mà nhào đại ra khỏi tổ như cha mẹ chúng thì ...tan xác).

Lại nữa khi đang nghe bài giảng cho học sinh lớp 8, không nên đem những gì đã được học ở lớp 3 ra mà so sánh (để thấy không phù hợp, thấy chống trái). Mỗi trình độ Phật học có những chuẫn mực khác nhau, không nên bắt chước một vị Giảng sư bên Mỹ _ giảng Bát Nhã Tâm Kinh mà dẫn chứng lời Ông Khổng, Ông Lão.

Mến !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63


Riêng 3 bậc Thánh còn lại khi chứng ngộ BẢN THỂ TÂM thì các Ngài không còn là chúng sinh nữa. Nếu vị A La Hán, Bích Chi Phật ngưng (stop) ngang đó thì nhập Niết Bàn Thường Lạc.

NÊN NÓI CÁC NGÀI KHÔNG CÒN LÀ CHÚNG SINH NỮA.


Kính bác Văn Học ! Com cám ơn bác đã giải thích, khi 3 bậc Thánh này chứng ngộ Bản Thể Tâm thì cái A Lại Da Thức của họ có còn không ? Nó có còn là nơi cất giữ những chủng tử thiện ác nữa hay không ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Com cám ơn bác đã giải thích, khi 3 bậc Thánh này chứng ngộ Bản Thể Tâm thì cái A Lại Da Thức của họ có còn không ? Nó có còn là nơi cất giữ những chủng tử thiện ác nữa hay không ?

Kính !

Mục đồng ơi ! Vô Học không rành về Duy Thức lắm, nhưng bạn đã hỏi V/h cũng xin ráng hết sức của mình.

Chữ Thức là BIẾT, Đức Phật nói thường thì chúng ta có đến 8 cái BIẾT :

1. Mắt nhìn thấy cảnh sắc sinh ra Nhãn thức, chúng ta gọi nôm na là CÁI THẤY _ sự nhận biết hình sắc.

2. Tai nghe tiếng sinh ra Nhĩ thức, là CÁI NGHE _ sự phân biệt âm thanh trầm bổng, rè, sắc nhọn, .....

3. Mũi tiếp xúc mùi sinh ra cái biết mùi gọi là Tỉ thức _ sự phân biệt thơm, thúi, ........

4. Lưỡi tiếp xúc vị sinh ra cái biết vị gọi là Thiệt thức _ sự phân biệt chua cay mặn ngọt, .....

5. Da tiếp xúc với ngoại cảnh (trần) sinh ra cái biết về cảm giác, gọi là Thân thức _ sự phân biệt lạnh nóng trơn nhám, ......

6. Ý căn tương tác với cuộc sống sinh ra cái biết gọi là Ý thức _ sự phân biệt những ý niệm, khái niệm, .....có những đứa trẻ ngơ ngơ chậm phát triễn trí tuệ (cũng gọi là thiểu năng trí) là do cái biết này không phát triễn bình thường. Người điên là CÁI BIẾT NÀY bị lỗi, bị chập mạch.

Ngoài 6 cái biết dễ nhận ra trên, đức Phật còn chỉ cho chúng ta thêm 2 CÁI BIẾT SÂU KÍN khác đó là :

7. Mạt Na thức còn gọi là Nghiệp thức, tức là Ý thức Chấp Ngã. Khi sáu CÁI BIẾT trên chuyển dữ liệu vào thì Mạt Na thức ghi nhận và phân loại thích ưa chán ghét, ..... từ đây có những lệnh phát ra cho toàn cơ thể phản ứng tích cực hay tiêu cực với môi trường, với cuộc sống.

8. Và cuối cùng là cái kho hay cái chỗ chứa tất cả những cái biết trên, cũng gọi là Tạng thức, từ phiên âm của tiếng Phạn là A Lại Da thức.

-----------

Khi một hành giả đắc quả A La Hán hay một hành giả Đại thừa chứng ngộ Bản Thể Tâm (cũng gọi là "minh tâm kiến tánh"), thì vẫn là A Lại Da thức đó nhưng có thể được gọi là A Lại Da Tâm, đổi tên nhưng không đổi thể. Vì với đạo Phật THỨC là cái Biết MÊ LẦM, cái Biết trôi lăn theo vạn pháp, cũng gọi là cái BỊ BIẾT. Còn TÂM thì không như thế, TÂM có thể nói là TỰ BIẾT, cho nên Chư Tổ đã đổi cách gọi (để dạy ta chú ý đến TÂM hơn, đừng xem trọng THỨC).

Nếu một vị A La Hán hay Bích Chi Phật nhập Niết Bàn thì cả vũ trụ "không thấy đâu cả" thì làm gì còn tồn tại 7 thức trước, chỉ còn có A Lại Da Tâm mà thôi, chính A Lại Da Tâm là Niết Bàn của các Ngài.

Nhưng nếu không nhập Niết Bàn mà trở lại _ vào vòng Sinh Tử Luân hồi _ để độ sinh thì cái A Lại Da Tâm này nó phục hồi (restore) lại 7 thức trước, nó mang theo vào sanh tử.

Trải qua thời gian, vị Bồ tát lên từng quả vị, thì trước tiên 5 thức trước (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức) được gọi là Thành Sở Tác Trí (vì sự thấy biết trung thực, không mê lầm nữa, nên chữ THỨC được thay bằng chữ TRÍ).

Kế đến Ý thức trở nên trong sáng ghi nhận sự việc trung thực rõ ràng được gọi là Diệu Quan Sát Trí.

Hành giả tiếp tục tu hành, tiếp tục độ sinh, thời gian sau Mạt Na thức không còn là Thức Chấp Ngã nữa được gọi là Bình Đẳng Tánh Trí.

Lúc này không nói Độ Sinh, không nói Tu Hành, nhưng không có gì ngăn ngại việc sẽ đến, một lúc nào đó việc ấy đã đến, A Lại Da Tâm trở thành Nhất Thiết Chủng Trí.




NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT.​
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
......

Lúc này không nói Độ Sinh, không nói Tu Hành, nhưng không có gì ngăn ngại việc sẽ đến, một lúc nào đó việc ấy đã đến, A Lại Da Tâm trở thành Nhất Thiết Chủng Trí.




NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT.​

Kính bác Văn Học !

Xin cho con hỏi : A Lại Da Tâm và Nhất Thiết Chủng Trí là 2 hay là một ? (Phải chăng chỉ đổi tên chứ không đổi thể ?)

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Xin cho con hỏi : A Lại Da Tâm và Nhất Thiết Chủng Trí là 2 hay là một ? (Phải chăng chỉ đổi tên chứ không đổi thể ?)

Kính !

Chào Hoàng Mai !

Theo bạn, nguồn điện thắp sáng mà bạn đang xài trong gia đình và Điện lưới Quốc gia là 2 hay là một ?

Điện ở nhà bạn thì thế nào ? _ Có thể thắp sáng các bóng đèn, làm nóng bàn ủi, vận hành tủ lạnh, máy giặt, đun sôi ấm nước......

Điện ở nhà bạn có thể vận hành những cỗ máy công suất lớn (thường dùng 3 pha) được hay không ? _ Không được chứ gì ?!.

Điện ở nhà bạn có thể khởi động được lò nấu đồng, nấu thép của C.t Hoà Phát được hay không ? _ Không được chứ gì ?!

C.t Hoà Phát xài điện gì ? _ Điện lưới Quốc Gia !

-------------

Như thế nói điện nhà và Điện lưới Quốc Gia là 2 chăng ? _ Hình như không phải vậy ! Vì điện nhà vốn từ Điện lưới Quốc gia.

Như thế nói điện nhà và điện lưới Quốc Gia là 1 chăng ? _ Hình như không phải vậy ! Vì khi điện nhà bị gián đoạn (cúp điện) thì Điện lưới Quốc Gia vẫn như nhiên.

ĐIỆN NHÀ DỤ CHO A LẠI DA TÂM, ĐIỆN LƯỚI QUỐC GIA DỤ CHO NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ.

------------

Lại nữa dụ như Mặt Trời _ NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ _ có vô số tia sáng, thì A Lại Da Tâm chỉ như một tia sáng mà thôi.

A lại Da Tâm chỉ TỰ THỌ DỤNG thường bất lực trước nghiệp chướng chúng sinh (vì còn có bờ ngăn giữa vị Giác Ngộ và tất thảy chúng sinh)

Nhất Thiết Chủng Trí có khả năng BỨNG TẬN GỐC VÔ MINH, TẬN ĐỘ CHÚNG SINH, XOÁ SẠCH MÊ LẦM (vì không còn có bờ ngăn giữa vị Giác Ngộ và tất thảy chúng sinh).

Đây là sự khác biệt giữa vị A La Hán và bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Nhất Thiết Chủng Trí có khả năng BỨNG TẬN GỐC VÔ MINH, TẬN ĐỘ CHÚNG SINH, XOÁ SẠCH MÊ LẦM (vì không còn có bờ ngăn giữa vị Giác Ngộ và tất thảy chúng sinh).

Đây là sự khác biệt giữa vị A La Hán và bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

Mến !

Kính bác Văn Học !

Con nghe câu này chưa được thuyết phục, vì có nhiều chỗ trong Kinh sách nói rằng "Phật bất hoá độ vô duyên", tức là có nhiều trường hợp chính đức Phật vẫn "bó tay" trước nghiệp chướng sâu dày của chúng sinh, đơn cử như trong Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, chính đức Phật Thích Ca dùng thần thông hoá hiện nhiều vị Phật (chặn đường tháo lui của những thạch nữ) mà cũng không thuyết phục được 5 vị thạch nữ ("bóng lại cái" _ người bán nam bán nữ).

Như vậy, sao có thể gọi là
có khả năng BỨNG TẬN GỐC VÔ MINH, TẬN ĐỘ CHÚNG SINH, XOÁ SẠCH MÊ LẦM ?

Kính xin bác hoan hỉ giải đáp !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Kính bác Văn Học !

Con nghe câu này chưa được thuyết phục, vì có nhiều chỗ trong Kinh sách nói rằng "Phật bất hoá độ vô duyên", tức là có nhiều trường hợp chính đức Phật vẫn "bó tay" trước nghiệp chướng sâu dày của chúng sinh, đơn cử như trong Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, chính đức Phật Thích Ca dùng thần thông hoá hiện nhiều vị Phật (chặn đường tháo lui của những thạch nữ) mà cũng không thuyết phục được 5 vị thạch nữ ("bóng lại cái" _ người bán nam bán nữ).

Như vậy, sao có thể gọi là
có khả năng BỨNG TẬN GỐC VÔ MINH, TẬN ĐỘ CHÚNG SINH, XOÁ SẠCH MÊ LẦM ?

Kính xin bác hoan hỉ giải đáp !

Chào quý đạo hữu, chào hoatihon !

Bạn trẻ lại nhập nhằng chỗ này rồi. Phải chăng bạn thừa sức bế một baby đi lòng vòng hoặc là đi lên cầu thang ? Bây giờ bạn đứng trước gương, trong gương hiện ảnh một hoatihon cũng yêu kiều như bạn; vậy cái BÓNG TRONG GƯƠNG ấy có khả năng bế một baby đi lòng vòng hoặc là đi lên cầu thang như bạn chăng ? Không chứ gì !

Đức Phật Thích Ca chỉ là Hoá ảnh của Chân Lý Tuyệt Đối, hiện bóng trong giấc mơ của chúng ta. Ngài rao giảng về Nhân Quả, cho nên tuỳ thuận Nhân Quả, để dạy chúng ta rằng :"Chớ làm điều ác, điều sái quấy, vì điều ác điều sai quấy đã làm rồi thì nó in ảnh trong Mạt na Thức, khi Mạt Na Thức phản hồi thì ác quả là lẻ tất nhiên, Phật cũng không cứu được".

Phật Thích Ca không cứu được 5 thạch nữ, đâu có nghĩa là NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ không thể TẬN ĐỘ VÔ MINH đâu ! Vì NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ đã XOÁ SẠCH MÊ LẦM cho nên thấy chúng sinh đau khổ chỉ là những bài học cần thiết nên có trong tuồng huyễn hoá mà thôi.

NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ không cứu một chúng sinh nào mà đã cứu tất thảy chúng sinh rồi. Hoá thân Phật hiện lại trong cơn mơ của chúng ta chỉ để giới thiệu về một CẢNH TỈNH (Bến Giác), chớ không phải để làm thêm một công, một chuyện nào.

TẤT CẢ MỌI VIỆC LÀM LĂNG XĂNG TRONG MƠ KHÔNG HỀ LÀM ĐỔI THAY _ THÊM HAY BỚT _ ĐƯỢC GÌ CHO CẢNH TỈNH.

Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ không cứu một chúng sinh nào mà đã cứu tất thảy chúng sinh rồi. Hoá thân Phật hiện lại trong cơn mơ của chúng ta chỉ để giới thiệu về một CẢNH TỈNH (Bến Giác), chớ không phải để làm thêm một công, một chuyện nào.

TẤT CẢ MỌI VIỆC LÀM LĂNG XĂNG TRONG MƠ KHÔNG HỀ LÀM ĐỔI THAY _ THÊM HAY BỚT _ ĐƯỢC GÌ CHO CẢNH TỈNH.

Mến !

Kính bác Văn Học !

Nếu bác nói Nhất Thiết Chủng Trí đã cứu 1 tỉ, 5 tỉ, 10 tỉ chúng sinh rồi thì con không có ý kiến, vì chuyện đó nó nằm ngoài tầm quan sát của con.

Đàng này bác nói "Nhất Thiết Chủng Trí đã cứu tất thảy chúng sinh rồi"
trong khi thực tế quanh con, những cảnh đời nghiệt ngã, những tiếng gào khóc bi thương, những ốm đau tật bệnh vẫn đầy dẫy. Như thế mà bác nói chúng sinh đã được cứu là cứu như thế nào ?

Xin bác giải thích thêm cho chúng con được rõ.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Nếu bác nói Nhất Thiết Chủng Trí đã cứu 1 tỉ, 5 tỉ, 10 tỉ chúng sinh rồi thì con không có ý kiến, vì chuyện đó nó nằm ngoài tầm quan sát của con.

Đàng này bác nói "Nhất Thiết Chủng Trí đã cứu tất thảy chúng sinh rồi"
trong khi thực tế quanh con, những cảnh đời nghiệt ngã, những tiếng gào khóc bi thương, những ốm đau tật bệnh vẫn đầy dẫy. Như thế mà bác nói chúng sinh đã được cứu là cứu như thế nào ?

Xin bác giải thích thêm cho chúng con được rõ.

Chào Ngọc Tuấn !

Trước tiên xin mời bạn chịu khó trả lời cho Vô Học 3 câu :

1.
diem-danh-cac-loai-ao-anh-thi-giac-lua-dao-bo-nao.jpg


Với bức ảnh này bạn quan sát thấy gì ? (Hai đường thẳng màu đỏ này có song song với nhau hay không ?)


2.
diem-danh-cac-loai-ao-anh-thi-giac-lua-dao-bo-nao.jpg


Với bức ảnh này bạn quan sát thấy gì ? (Hai hình tròn màu cam, cái nào lớn, cái nào nhỏ ?)


3.
diem-danh-cac-loai-ao-anh-thi-giac-lua-dao-bo-nao.gif


Với bức ảnh này bạn quan sát thấy gì ?

V/h chờ bạn trả lời, rồi mới nói tiếp.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Chào Ngọc Tuấn !

Trước tiên xin mời bạn chịu khó trả lời cho Vô Học 3 câu :

1.
diem-danh-cac-loai-ao-anh-thi-giac-lua-dao-bo-nao.jpg


Với bức ảnh này bạn quan sát thấy gì ? (Hai đường thẳng màu đỏ này có song song với nhau hay không ?).

Dạ, với bức ảnh này con không thấy 2 đường màu đỏ song song với nhau một tí nào cả (mặc dầu con đã "dặn" lòng rằng đây là 2 đường thẳng song song). Hai đường màu đỏ này chúng cong đi, phình lên ở giữa.



2.
diem-danh-cac-loai-ao-anh-thi-giac-lua-dao-bo-nao.jpg


Với bức ảnh này bạn quan sát thấy gì ? (Hai hình tròn màu cam, cái nào lớn, cái nào nhỏ ?)
Dạ theo con thấy thì : Cái hình tròn màu cam ở "bông hoa lớn" thì nhỏ hơn cái hình tròn màu cam của "bông hoa nhỏ".



3.
diem-danh-cac-loai-ao-anh-thi-giac-lua-dao-bo-nao.gif


Với bức ảnh này bạn quan sát thấy gì ?
Dạ con thấy đây là một bức ảnh động, có nhiều chấm đen đang "nhảy múa" ở những điểm giao nhau của mắt lưới.

Kính đáp !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cám ơn Ngọc Tuấn đã trả lời.

Bạn trẻ ơi ! Đấy tầm quan sát của chúng ta như thế đấy.

Hình thứ nhất đã được thiết kế là 2 đường thẳng song song, mà tầm quan sát (cái Thấy) của chúng ta lại thấy thành 2 đường cong.

Hình thứ 2, 2 vòng tròn mau cam được vẽ cùng kích cở đã bị chúng ta thấy ra lớn nhỏ không đồng.

Hình thứ 3 không phải là ảnh động, nó là ảnh tỉnh đấy, ở những nút giao nhau chỉ toàn là chấm trắng, mà qua con mắt đầy hạn chế của chúng ta, một số chấm trắng bị dòm lộn thành đen, đã thế lại còn "nhảy múa" nữa chứ !

Như thế tầm quan sát của chúng ta có đáng tin 100% hay không ?


Hồi nhỏ Vô Học mỗi lần ngồi xe đò đều thấy những cây cột đèn chạy giật lùi về phía sau, thấy những hàng cây cao su đang "múa Ba Lê"; khi ngồi thuyền thì "thuyền trôi lại thấy bờ đi".

Rồi một vị Đại A La hán Trí Tuệ bậc nhất là Ngài Xá Lợi Phất cũng chưa thoát khỏi cái thấy lầm :


Lúc ấy, ông Xá Lợi Phất nương oai thần của Phật mà nghĩ rằng : “Nếu tâm Bồ Tát thanh tịnh chắc cõi Phật phải được thanh tịnh, vậy Thế Tôn ta khi trước làm Bồ Tát tâm ý lẽ nào không thanh tịnh, sao cõi Phật này không thanh tịnh như thế ?”.

Phật biết ông suy nghĩ vậy liền bảo rằng :
– Ý ông nghĩ sao ? Mặt trời, mặt trăng há không thanh tịnh sáng suốt ư, sao người mù không thấy ?

– Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải thế. Ðó là tại người mù, không phảỉ lỗi ở mặt trời và mặt trăng.

– Xá Lợí Phất ! Cũng thế, bởi chúng sanh do tội chướng nên không thấy được cõi nước của Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chớ không phải lỗi ở Như Lai – Này Xá Lợi Phất ! Cõi nước của ta đây vẫn thanh tịnh mà tại ông không thấy đó thôi.
Bấy giờ ông Loa Kế Phạm Vương thưa với ông Xá Lợi Phất rằng :
– Ngài chớ nghĩ như thế, mà cho cõi Phật đây là không thanh tịnh. Vì sao ? – Vì tôi thấy cõi nước của Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh, ví như cung trời Tự Tại.

Ông Xá Lợí Phất nói :
– Sao tôi thấy cõi này toàn gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non, nhơ nhớp dẫy đầy như thế ?

Ông Loa Kế Phạm Vương thưa rằng :
– Ðấy là do tâm của Ngài có cao thấp không nương theo trí tuệ của Phật nên thấy cõi này không thanh tịnh đó thôi – Thưa Ngài Xá Lợi Phất ! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí tuệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh.

Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công Ðức Bảo Trang Nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Ðại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.

Phật bảo Xá Lợi Phất :
– Ông hãy xem cõi Phật, đây trang nghiêm thanh tịnh.

Ông Xá Lợi Phất thưa :
– Dạ, bạch Thế Tôn ! Từ trước dến giờ con chưa từng thấy, chưa từng nghe. Nay cõi nước của Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh.
Phật bảo :
– Này Xá Lợi Phất ! Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế ! Nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như Chư Thiên đồng dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn, nhưng tùy phước đức của mỗi vị mà sắc cơm có khác. Như thế, Xá Lợi Phất ! Nếu tâm người thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.
Trong khi Phật hiện ra cõi nước trang nghiêm thanh tịnh, 500 vị Trưởng giả tử do ông Bảo Tích dắt đến đều chứng được vô sanh Pháp nhẫn, tám vạn bốn nghìn người phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

http://www.diendanphatphap.com/dien...h-Huệ-Hưng-dịch)&p=38216&viewfull=1#post38216

Kết luận :

Chúng ta hãy ráng tu chừng nào có đủ 4 Trí, dùng Diệu Quan Sát Trí chúng ta sẽ có cái nhìn khác _ trung thực hơn _ cái nhìn, cái thấy hiện tại. Chúng ta sẽ thấy TẤT THẢY CHÚNG SINH ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC ĐỘ XONG, còn bây giờ chúng ta hãy còn dùng Ý Thức Vô minh, các căn hạn chế thì dòm lầm là chuyện đương nhiên.

Mến !
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43

Phật bảo :
– Này Xá Lợi Phất ! Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế ! Nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi.
.....
.....

Kết luận :

Chúng ta hãy ráng tu chừng nào có đủ 4 Trí, dùng Diệu Quan Sát Trí chúng ta sẽ có cái nhìn khác _ trung thực hơn _ cái nhìn, cái thấy hiện tại. Chúng ta sẽ thấy TẤT THẢY CHÚNG SINH ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC ĐỘ XONG, còn bây giờ chúng ta hãy còn dùng Ý Thức Vô minh, các căn hạn chế thì dòm lầm là chuyện đương nhiên.

Mến !
Kính bác Văn Học !

Nhờ các bạn hỏi mà con cũng đã được nghe nhiều điều bổ ích, được giải nghi nhiều vấn nạn. Nhưng thưa bác, bác nói
TẤT THẢY CHÚNG SINH ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC ĐỘ XONG, mà câu trên chính Phật nói : vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt.....

Rõ ràng trong mắt Phật vẫn còn có chúng sin
h căn cơ hạ liệt, điều này đồng nghĩa với có nhiều chúng sinh CHƯA ĐƯỢC ĐỘ XONG.

Kính xin bác giải nghi cho chúng con điểm này.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Nhờ các bạn hỏi mà con cũng đã được nghe nhiều điều bổ ích, được giải nghi nhiều vấn nạn. Nhưng thưa bác, bác nói
TẤT THẢY CHÚNG SINH ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC ĐỘ XONG, mà câu trên chính Phật nói : vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt.....

Rõ ràng trong mắt Phật vẫn còn có chúng sin
h căn cơ hạ liệt, điều này đồng nghĩa với có nhiều chúng sinh CHƯA ĐƯỢC ĐỘ XONG.

Kính xin bác giải nghi cho chúng con điểm này.

Chào Thanh Trúc !

Xin hãy đọc lại nguyên câu :

Chúng ta hãy ráng tu chừng nào có đủ 4 Trí, dùng Diệu Quan Sát Trí chúng ta sẽ có cái nhìn khác _ trung thực hơn _ cái nhìn, cái thấy hiện tại. Chúng ta sẽ thấy TẤT THẢY CHÚNG SINH ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC ĐỘ XONG, còn bây giờ chúng ta hãy còn dùng Ý Thức Vô minh, các căn hạn chế thì dòm lầm là chuyện đương nhiên.

Câu trên nói rằng "chừng nào có đủ 4 Trí" có nghĩa là ĐÃ TOÀN GIÁC. Lúc đó NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ biết rằng TẤT THẢY CHÚNG SINH ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC ĐỘ XONG.

Hoá thân Phật Thích Ca vào đời để chi ? Để GIỚI THIỆU với chúng sinh (trong đó có V/h và các bạn) về BẾN GIÁC. Giới thiệu với chúng sinh thì dùng ngôn ngữ của chúng sinh hay là dùng ngôn ngữ của Phật ? Dĩ nhiên là dùng ngôn ngữ của chúng ta, Ngài nói thì chúng ta mới hiểu được chứ ! (Lúc đó Ngài dùng tiếng Ấn độ).

Giả sử một vị Hoá thân Đại Bồ tát đến với loài Súc Sinh thì Ngài dùng ngôn ngữ của loài súc sinh ấy (mới giao tiếp được). Giả sử một vị Hoá thân Đại Bồ tát đến với loài côn trùng thì Ngài dùng ngôn ngữ của loài côn trùng ấy (mới giao tiếp được). Giả sử một vị Hoá thân Đại Bồ tát đến với loài quỷ đói thì Ngài dùng ngôn ngữ của loài quỷ đói ấy (mới giao tiếp được). Giả sử một vị Hoá thân Đại Bồ tát đến với chư Thiên thì Ngài dùng ngôn ngữ của loài chư Thiên ấy (mới giao tiếp được).

Đã thế, vị Giác Ngộ còn phải nói thuận theo cái thấy (những chấp nhất) của thính chúng để mà nói. Điều này gọi là "ĐỒNG SỰ NHIẾP" (trong Tứ Nhiếp Pháp), cũng có thể coi là Ái ngữ nhiếp.

Trong trường hợp này, người nghe Phật nói là ai ? Ngài Xá lợi Phất _ đại diện cho Thinh Văn Chúng _ thì Phật phải nói theo CÁI CHẤP CỦA THINH VĂN. Bực Thinh Văn tuy đã không còn Ngã chấp nhưng Pháp chấp thì hầu như còn đầy đủ 100%.

Cái Hạnh của Hoá thân Phật Thích Ca là gì ? Là "thuận Nhân Thiên", nếu các bạn để ý thì hầu hết Kinh Phật, nếu có chỗ nào nói cao quá (Tối Thượng Thừa) thì ngay lập tức đều có sự rào đón, sự phân biệt, sự tuỳ thuận các căn cơ khác; để không làm cho các chúng sinh căn cơ thấp bị hụt hẩng. Có câu ví dụ rằng :

_ Lời Phật nói như một cơn mưa lớn _ đương nhiên là phỉ sức cho các cây to, cỗ thụ _ nhưng cũng không hề làm tan nát các loài "hoa đồng cỏ nội".

Chứ Phật không chỉ cố định nói thật những điều mình chứng biết.

Chắc Thanh Trúc đã từng đọc tích "Niêm Hoa Vi Tiếu" rồi chứ gì ?

Một lần trong Hội Linh Sơn, sau khi thính chúng đã tề tựu đông đủ và đang lóng tai chờ nghe "pháp nhủ" từ kim khẩu của đức Phật thì ....... Đức Phật lại lặng lẽ cầm một cành hoa sen đưa lên. Đây là lần NÓI THẬT duy nhất trong 49 năm thuyết pháp, đây là bài thuyết pháp "hùng biện" nhất, giảng cái Giáo lý Cao tột nhất. Và dĩ nhiên toàn thính chúng không ai hiểu hết, chỉ một vị khẻ mĩm cười, Ngài Ma Ha Ca Diếp mĩm cười hân hoan sung sướng vì hôm nay Phật đã giảng đến phần TINH YẾU nhất của Phật pháp.

Bài giảng TINH YẾU nhất của Phật pháp là gì ? là TẤT THẢY CHÚNG SINH ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC ĐỘ XONG.

Mến !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
........
........

Cái Hạnh của Hoá thân Phật Thích Ca là gì ? Là "thuận Nhân Thiên", nếu các bạn để ý thì hầu hết Kinh Phật, nếu có chỗ nào nói cao quá (Tối Thượng Thừa) thì ngay lập tức đều có sự rào đón, sự phân biệt, sự tuỳ thuận các căn cơ khác; để không làm cho các chúng sinh căn cơ thấp bị hụt hẩng.

Kính bác Văn Học !

Xin bác vui lòng cắt nghĩa cho rõ thêm chỗ này.

Thưa bác, Thế nào là "thuận Nhân Thiên" ? Và Thế nào là "nghịch Nhân Thiên" ? Xin bác cho ví dụ điễn hình, những vị nào "thuận Nhân Thiên" ? những vị nào "nghịch Nhân Thiên" ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Xin bác vui lòng cắt nghĩa cho rõ thêm chỗ này.

Thưa bác, Thế nào là "thuận Nhân Thiên" ? Và Thế nào là "nghịch Nhân Thiên" ? Xin bác cho ví dụ điễn hình, những vị nào "thuận Nhân Thiên" ? những vị nào "nghịch Nhân Thiên" ?

Kính !

Chào Mục đồng !

Với câu hỏi này của bạn, Vô Học không bấm nút "Cám ơn". Vì đây là câu hỏi "nhạy cảm", rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng mà bóp méo sự thật, gieo tiếng xấu cho Diễn đàn chúng ta. Nhưng không vì thế mà chúng ta né tránh, vì đã là Chân lý Phật pháp thì cần phải học hiểu cho thấu đáo. Vã lại đây là box Chuyên Đề mà.

Mục đồng ơi ! Có phải trên thể giới hiện nay những "người con Phật" có đến cả tỉ người hay không ?! Trong cả tỉ người đó số người thật sự Giác Ngộ được Chân Lý Phật pháp có được mấy người ? Có lẻ nhiều lắm cũng chỉ "đếm trên đầu ngón tay", còn lại hàng tỉ người không Chứng Ngộ. Vì sao thế ? Vì Chấp Nhất !

(Cũng như ngày xưa, khi cả thế giới cho rằng "Mặt trời xoay quanh trái đất", thì có một nhà Bác học đưa ra lý thuyết rằng "Mặt trời không có xoay quanh trái đất, mà là trái đất tự xoay quanh, còn mặt trời thì đứng giữa". Hầu như toàn thể loài người lúc bấy giờ đều không chấp nhận lý thuyết này, họ cho rằng "Đây là lời của Quỷ Sa Tăng". Kết cuộc nhà bác học ấy bị quản thúc tại nhà cho đến cuối đời! Nhà Bác học ấy là Galileo Galilei).

Mặc dầu đức Phật đã nói "Người nào thấy ta qua hình sắc, cho rằng hình sắc ấy là ta thì kẻ đó đã theo đạo tà, không thể thấy được ta" (Kinh Kim Cang). Nhưng hầu như toàn thể Phật giáo đồ hiện nay đều xem đức Phật Thích Ca (đức Phật lịch sử) là "CHÂN THÂN PHẬT". Đây gọi là cái chấp của chư Phật tử. Sự thật là Phật không có hình tướng, không có xác thân nào trong cõi mộng mơ này. Cái gọi là "đức Phật lịch sử" chỉ là cái Bóng của CHÂN PHẬT hiện ra trong thế giới ảo ảnh này mà thôi.

Rồi cả loài người và Chư Thiên có chung điều chấp nhất gì ? Cả loài người và Chư Thiên có chung điều chấp nhất là THẤY THẾ GIỚI NÀY LÀ THẬT, từ nền tảng này mà có ra đủ thứ, nào là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, ......v...v....

"Thuận Nhân Thiên" là sao ? Là thuận theo những chấp nhất của loài người, những chấp nhất của chư Thiên mà hành sự giáo đạo. Ví dụ như hiện tướng hảo quang minh, ví dụ như đi đứng khoan thai, nói năng từ tốn, nằm thì nằm theo thế Kiết Tường; ví dụ như sống một đời thanh cao (không vợ con) .....v....v....

"Nghịch Nhân Thiên" là sao ? Là không có cái hiện tướng bên ngoài nào để cho ta (người và Trời) thấy rằng "Ngài là một vị Đại Giác Ngộ". Ví dụ như Ngài Marpa (Thầy của Milarepa _ có vợ có một con gái), Ngài sẵn sàng quăng ném, gầm lên biểu lộ sự giận dữ, đi đứng thì không hề khoan thai từ tốn một chút nào. Ở Việt Nam ta thì có Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ đó, vốn là một vị Tướng từng thống lĩnh ba quân chống giặc ngoại xâm (thì dĩ nhiên Ngài không có hiền hoà từ tốn gì cả), Ngài không hề ăn chay, nhưng cái Trí Giác Ngộ thì "rực sáng" như mặt trời. Thế đấy, loài Người và loài Trời thì chấp nhất rằng Bậc Giác Ngộ thì phải như Phật Thích Ca (với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp), nào có biết đâu Phật Thích Ca hiện tướng như thế vì "Thuận Nhân Thiên" mà thôi.

Thế đấy ! "Nghịch Nhân Thiên" là không sống, hành xử như loài người và loài Trời thường chấp nhất.
(Nghịch là nghịch với chấp nhất, chứ không phải "nghịch Nhân Thiên" là làm những điều "cùng hung cực ác" để cho Trời Người oán thán).


Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Văn Học !

Con có thêm thắc mắc:

_ Tại sao Tổ Marpa không sống "Thuận Nhân Thiên" ? Nghĩa là không vợ con, hiền từ, đỉnh đạt, ..... Con nghĩ nếu Tổ M mà hiện tướng trang nghiêm có lẻ sẽ có đông đồ chúng hơn ?
Nghĩa là cứu độ chúng sinh được nhiều hơn.

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên