Xin bác Văn Học giải nghi.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính bác Văn Học, con đọc bài của thành viên uudamhoahoi, con thấy có chỗ mâu thuẫn, con có hỏi, nhưng sư ấy chỉ trả lời lòng vòng, con không thoả mãn.

uudamhoahoi đã viết:
Cúng Dường!
***
* Tại sao “Phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”?
Để hiểu được “diệu nghĩa” này, chúng ta hãy cùng nhau phân tích!
1.Thế nào là chúng sinh?
Chúng sinh là thuật ngữ gọi chung cho tất cả những sinh vật còn luân chuyển trong thập đạo (lục đạo và tứ thánh đạo).
* Tại sao tứ thánh cũng là chúng sinh?
Phàm, thánh… là cặp song sinh, không tồn tại độc lập; chư thánh vì ý nghiệp chưa sạch… nên chư thánh cũng là chúng sinh! Chỉ có chư Như lai Phật thế tôn (tam nghiệp hằng thanh tịnh) mới không phải là chúng sinh!

http://www.diendanphatphap.com/dien...-10-điều-lợi-ích&p=88839&viewfull=1#post88839

Kính xin bác nhín chút thời gian giải thích cho chúng con được hiểu thêm về vấn đề này.

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học, con đọc bài của thành viên uudamhoahoi, con thấy có chỗ mâu thuẫn, con có hỏi, nhưng sư ấy chỉ trả lời lòng vòng, con không thoả mãn.



http://www.diendanphatphap.com/dien...-10-điều-lợi-ích&p=88839&viewfull=1#post88839

Kính xin bác nhín chút thời gian giải thích cho chúng con được hiểu thêm về vấn đề này.

Kính !

Cám ơn Mục đồng đã hỏi, Vô Học xin cố gắng trong khả năng, có gì chưa hiểu các bạn cứ tự nhiên hỏi tiếp nhá !

Có phải bạn thắc mắc "Tứ Thánh thì gồm La Hán, Bích Chi Phật (Duyên Giác), Bồ tát, Phật. Câu trên uudamhoahoi đã định nghĩa chúng sinh gồm luôn Tứ Thánh, điều này có nghĩa Phật cũng là chúng sinh; mà câu dưới uudamhoahoi lại nói Phật không phải là chúng sinh", có phải bạn cho là nói như thế là mâu thuẫn hay không ?

Trước tiên chúng ta cần xác định lại "Cái vòng Sinh Tử Luân Hồi".

Thực ra không có một cái vòng nào nhốt chặt chúng ta, chỉ tự chúng ta mê lầm vạn pháp sinh ra luyến ái, rồi cứ như con kiến bò quanh miệng chén có mùi đồ ăn, cứ lòng vòng như thế mà lên xuống ba cõi 6 đường, không thoát ra được. Chuyện không thoát ra được nhà Phật ví von như một cái vòng.

Trong Sinh tử Luân Hồi chỉ có 6 loại chúng sinh _ Nhân, Thiên, Tu La, Súc sinh, Ngạ Quỷ, Địa ngục .
Còn từ bực A La Hán trở lên thì không mắt kẹt trong vòng Sinh Tử Luân Hồi nữa, gọi là đã thoát Sinh Tử Luân Hồi.

Đã nói không có cái vòng cụ thể thì "thoát" là thoát ra làm sao ?

_ Khi chúng ta nằm ngủ, chúng ta mơ thấy mình đi chỗ này, đi chỗ kia, thấy có kẻ nào đó dí chúng ta, chúng ta chạy trốn đến đâu hắn cũng chạy theo đến đó, thậm chí chúng ta chun xuống đất trốn, hắn cũng tìm ra được, chúng ta bị khủng bố tinh thần, lo sợ hoảng hốt, la hét vùng vẫy, không lối thoát. Xảy có người tỉnh đánh thức ta dậy, con mơ _ ác mộng _ tan biến. Ta thấy ta đang nằm ngủ trên giường tại nhà mình, rất an ổn hạnh phúc, không có gì khủng bố cả.

Kẻ muốn hại ta đâu rồi ? _ Làm gì có !
Khung cảnh lửa cháy tư bề đâu rồi ? _ Làm gì có !
Còn cái ta trong mơ _ nhân vật bị khủng bố _ đâu rồi ? _ Tan biến rồi, không phải ta.

Ta thì vẫn an ổn nằm đây !

Nếu nói Ta thoát khỏi cảnh bị truy đuổi, cảnh khủng bố, ........ thì không đúng, vì ta đâu có phải cái nhân vật trong mơ ấy. Cái nhân vật trong mơ ấy chỉ là giả có, không thực, không thực có thì thoát đi đâu ?!

Đó ! Giải thoát Sinh tử Luân Hồi là như thế đó ! Là thấy cái nhân vật trong mơ không phải là mình, cho nên "vô hữu khủng bố". Khi tỉnh mộng có nghĩa là : Thôi hết rồi cái cảnh chạy Đông chạy Tây, thôi hết rồi sinh lên thác xuống, thôi hết rồi vinh nhục đan xen.

Từ bậc A La Hán trở lên là những vị đã TỈNH MỘNG, thấy rằng KHÔNG CÓ MÌNH TRONG MƠ, cho nên gọi là những bậc đã giải thoát (thoát khỏi cảnh mộng).

---------------------

Chữ chúng sanh là nói những cá thể cùng sống chung trong một giấc mơ. Vì là mơ cho nên "chúng sanh" chẳng có nhiều, mà cũng chẳng phải một.

Tứ Thánh là những bậc đã thoát khỏi cơn mơ, cho nên không còn là chúng sanh (chung sống trong mơ).

---------------------

Tuy nhiên những vị Đại Bồ Tát, Phật vẫn có thể tuỳ nguyện độ sinh mà hiện bóng (Hoá thân) trong mơ của ta để trấn an, vổ về hoặc đánh thức ta.


Mến !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63


Tuy nhiên những vị Đại Bồ Tát, Phật vẫn có thể tuỳ nguyện độ sinh mà hiện bóng (Hoá thân) trong mơ của ta để trấn an, vổ về hoặc đánh thức ta.


Mến !

Kính bác Văn Học ! Xin cho con hỏi tiếp.

Theo như câu phát biểu trên thì những vị Đại Bồ tát, Phật vẫn có hiện thân sống chung lộn với chúng ta. Vậy ta có thể gọi những Hóa thân ấy là chúng sinh hay không ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Xin cho con hỏi tiếp.

Theo như câu phát biểu trên thì những vị Đại Bồ tát, Phật vẫn có hiện thân sống chung lộn với chúng ta. Vậy ta có thể gọi những Hóa thân ấy là chúng sinh hay không ?

Kính !

Chào các bạn !

Ngày xưa đức Phật đã dạy : Tuy chúng sinh nhiều vô số vô lượng nhưng có thể tạm phân ra 6 loại (Thiên, Nhân, Tu La, Súc sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục) ở 5 cõi (vì người và súc sinh chung một cõi). Trên từ những vị Trời đầy quyền năng, có những vị không hình sắc, không tư tưởng đến dưới những chúng sinh tội khổ nơi Địa Ngục; tất cả đều sống trong mê lầm, mê lầm là nguyên nhân dẫn đến khổ đau.

Chỉ có 6 giống chúng sinh thôi ! Nhưng cách nay vài trăm năm đại thi hào Nguyễn Du có làm bài văn tế Thập Loại Chúng Sinh _ bài này rất được thịnh hành, khiến cho một vài vị nhầm lẫn rằng có 10 loại chúng sinh. Không phải đâu, Thập loại ở đây là mười loài oan hồn uổng tử, chớ không phải là nhập chung Lục phàm và Tứ Thánh (La hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật) thành 10 loại chúng sinh.

Cho nên nói đến chúng sinh là nói đến mê lầm, chớ không phải chỉ đơn thuần là "sống chung" (đây là định nghĩa của cá nhân Ngài Minh Đăng Quang).

Để trả lời câu hỏi của Mục Đồng, Vô Học xin lấy ví dụ sau :

_ Mặt trời ở trên không, hiện bóng dưới mặt nước. Vậy ta có thể nói "Mặt trời có ở dưới nước hay không ?!" Không có chứ gì !
Chư Phật và Chư Đại Bồ tát tuy có hiện thân trong cõi này (hoặc những cõi khác) nhưng chỉ là Hoá thân mà thôi, nghĩa là CÁI BÓNG, cũng như bóng mặt trời dưới nước thì không phải là mặt trời. Ta không thể nói Mặt Trời đang ở dưới nước.

Kết luận Chư Phật, Chư Đại Bồ tát dù có hiện thân ở thế gian này vẫn không là chúng sinh !

Mến !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63


Kết luận Chư Phật, Chư Đại Bồ tát dù có hiện thân ở thế gian này vẫn không là chúng sinh !

Mến !

Kính bác Văn Học !

Nếu con nhớ không lầm thì trong Kinh Hoa Nghiêm có nói :"Bồ tát mà trễ nãi thì vẫn sa vào sanh tử" (?)

Vậy Bồ tát đến thế gian, có phải chỉ là cái Bóng hay không ? Nếu chỉ là cái Bóng thì làm sao sa vào sanh tử được ?

Xin bác giải nghi cho con.

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Nếu con nhớ không lầm thì trong Kinh Hoa Nghiêm có nói :"Bồ tát mà trễ nãi thì vẫn sa vào sanh tử" (?)

Vậy Bồ tát đến thế gian, có phải chỉ là cái Bóng hay không ? Nếu chỉ là cái Bóng thì làm sao sa vào sanh tử được ?

Xin bác giải nghi cho con.

Kính !
Kính Bác Văn Học!
Kính Bác Mục Đồng!
Xin được tham gia ý kiến (dù không biết có đúng hay không?).
Bồ Tát, mà bác VH nói ở trên là Đại Bồ Tát, thường dùng chử Bồ Tát Ma Ha Tát, tức là Bồ Tát Bất Thối, nghĩa là Bồ Tát này sẻ thành Phật, hoặc đã chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề vì bổn nguyện hóa hiện lại độ sinh.
Còn Kinh Hoa Nghiêm, Bác MĐ dẩn ra là Bồ Tát phát tâm Đại Thừa, mới phát tâm, đang phát tâm, chưa dủng mảnh thiếu tinh tấn, và trể nãi thì vẩn còn rơi vào sanh tử.
Luận Đại Trí Độ, Thầy Viên Quang vừa mới đăng, có viết:
Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Có vị Bồ tát nào ở cõi khác, thành tựu các công đức như đã nêu trên đây, mà sau khi mạng chung sanh về cõi này, được nghe Bát nhã Ba- la- mật là tức thời tín giải, rồi biên chép, thọ trì, đọc tụng... dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát nhã Ba- la- mật chăng ?

....... Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Có những trường hợp như vậy, có những vị Bồ tát ở cõi khác, sau khi mạng chung sanh về cõi này, được nghe Bát nhã Ba- la- mật là tức thời tín giải rồi biên chép, thọ trì, đọc tụng... dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát nhã Ba- la- mật . Phải biết đó là những vị ở đời trước đã từng nghe thuyết Bát nhã Ba- la- mật ở các cõi Phật khác, nên nay mới được các công đức như vậy.

....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Có Bồ tát theo đức Di Lạc nghe thuyết về thâm Bát nhã Ba- la- mật. Do căn lành đó mà nay sanh về cõi này.

....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Có Bồ tát tuy đời trước đã có nghe thâm Bát nhã Ba- la- mật, nhưng chưa có thưa hỏi về thâm lý trong kinh, nên vẫn còn nhiều chỗ nghi. Nay sanh về cõi này, Bồ tát ấy được theo Bát nhã Ba- la- mật mà cũng vẫn còn các chỗ nghi, chưa được tỏ ngộ.

....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Có Bồ tát tuy đời trước đã có nghe 5 Ba- la- mật kia, nhưng chưa có thưa hỏi về thâm lý trong đó, nên vẫn còn nhiều chỗ nghi. Nay sanh về cõi này, Bồ tát ấy được nghe Bát nhã Ba- la- mật mà cũng vẫn còn những chỗ nghi, chưa được tỏ ngộ.

....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Có Bồ tát tuy đời trước có nghe thuyết nội không... dẫn đến vô pháp hữu pháp không, 4 niệm xứ... dẫn đến 8 Thánh đạo, 10 Phật lực... dẫn đến Nhất thiết chủng trí, nhưng chưa có thưa hỏi về thâm lý trong đó, nên vẫn còn nhiều chỗ nghi. Nay sanh về cõi này, Bồ tát ấy được nghe Bát nhã Ba- la- mật mà cũng vẫn còn những chỗ nghi, chưa được tỏ ngộ.

....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Có Bồ tát nghe thâm Bát nhã Ba- la- mật, đã có thưa hỏi về các chỗ nghi trong đó, nhưng chưa thật hành đúng như pháp. Nay sanh về cõi này, Bồ tát ấy được nghe Bát nhã Ba- la- mật chỉ trong vòng một vài ngày là liền được tâm kiên cố. Thế nhưng, nếu xa lìa pháp hội, thì Bồ tát ấy liền thối tâm. Vì sao ? Vì đời trước Bồ tát ấy khi nghe Bát nhã Ba- la- mật, dù có thưa hỏi về các chỗ nghi , nhưng chẳng có thật hành đúng pháp vậy. Bồ tát ấy có lúc muốn nghe, có lúc chẳng muốn nghe, tâm chẳng kiên định, tợ như lông hồng nhẹ bay theo chiều gió.

....... Này Tu Bồ Đề ! Phải biết Bồ tát ấy phát tâm chẳng được bao lâu, chẳng thường thân cận chư thiện tri thức, chẳng thừơng cúng dường chư Phật. Ở đời trước, dù Bồ tát ấy đã được nghe Bát nhã Ba- la- mật, nhưng chẳng mà biên chép, thọ trì, đọc tụng... dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát nhã Ba- la- mật, mà lại chẳng học 5 pháp Ba- la- mật kia, chẳng học nội không... dẫn đến vô pháp hữu pháp không, chẳng học 4 niệm xứ... dẫn đến 8 Thánh đạo, chẳng học 10 Phật lực... dẫn đến Nhất thiết chủng trí.

....... Này Tu Bồ Đề ! Phải biết rõ Bồ tát ấy mới phát tâm Đại thừa, nhưng ít có tin ít có ưa thích, nên chẳng biên chép, thọ trì, đọc tụng... dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Này Tu Bồ Đề ! Thiện nam, thiện nữ nào cầu Phật đạo, mà chẳng biên chép, thọ trì, đọc tụng... dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát nhã Ba- la- mật, là người chẳng tu hành đúng theo thâm Bát nhã Ba- la- mật... dẫn đến là người chẳng tu hành đúng theo Nhất thiết chủng trí. Phải biết thiện nam, thiện nữ ấy, chẳng được sự hộ trì của thâm Bát nhã Ba- la- mật, chẳng được sự hộ trì của Nhất thiết chủng trí, ắt phải bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa.
Đây là những Bồ Tát nếu sinh tâm trể nãi thì sẻ lọt vào đường sanh tử.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Nếu con nhớ không lầm thì trong Kinh Hoa Nghiêm có nói :"Bồ tát mà trễ nãi thì vẫn sa vào sanh tử" (?)

Vậy Bồ tát đến thế gian, có phải chỉ là cái Bóng hay không ? Nếu chỉ là cái Bóng thì làm sao sa vào sanh tử được ?

Xin bác giải nghi cho con.

Kính !

Chào Mục đồng !

M.Đ xem lại coi những bài trên, Vô Học chỉ nói Đại Bồ tát, chứ không viết là Bồ tát.

Nhân đây, Vô Học xin bổ sung vài điều :

Thế nào là Đại Bồ tát ?

1. _ Những vị Bồ tát đã chứng từ Địa Bất Thối Bồ tát trở lên.

2. _ Những vị đã Toàn Giác, nhưng vẫn hành nguyện độ sinh, Hoá thân vào sanh tử để hộ trì Chánh pháp Phật, như Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, .......

Chữ Đại Bồ tát mà V/h dùng trong 2 bài trên là nói theo nghĩa thứ 2 này.


Thế nào là Bồ tát ?

1. _ Vị phát tâm tìm cầu Chân Lý Tuyệt Đối, nguyện noi theo Chư Phật, chư Đại Bồ tát làm tất cả Phật sự để lợi mình, lợi người (lợi cho sự tiến bộ tâm linh, chứ không phải lợi cho sự nghiệp thế gian); những vị này được gọi là Bồ tát Sơ Phát tâm. (Chưa có chứng gì cả).

2. _ Những vị đã đắc A La Hán quả, nhưng nhận ra Phật nói "thế gian như mộng huyễn" mà sao mình vẫn còn bất lực với mộng huyễn ? Nhận ra mình hãy còn nhiều khúc mắc chưa ổn, nên phát tâm Bồ Đề, nguyện tu học cho "đến nơi đến chốn". Ngay khi phát tâm, vị A La Hán này không còn là A La Hán nữa mà là Bồ tát đã vào Địa.

3. _ Những vị hành giả Đại Thừa, tuy không lần lượt trải qua các quả vị Tu Đà Hoàn (Nhập lưu) Tư Đà Hàm (Nhất vãng lai) A na Hàm (Bất lai), A La hán (Vô sanh) quả; nhưng do công đức tu hành đã nhiều đời nhiều kiếp, cho nên kiếp này đột nhiên CHỢT NGỘ (SATORI). Cái CHỢT NGỘ này thường không quá vài phút, nhưng là bước ngoặc quan trọng trong sự nghiệp tu hành. Những vị này chính là những vị Bồ tát (từ Địa thứ nhất đến Địa thứ 6, tuỳ theo "kiểu" chứng ngộ cạn hay sâu).

Cả 3 hạng hành giả trên nếu mê đắm (thiếu công đức) đều có thể sa đoạ, không chỉ đoạ vào Thanh Văn đạo (như đoạn trích dẫn Kinh _ màu đỏ _ ở bài trên) mà còn có thể đoạ vào 3 đường Ác : Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh.

Mến !
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43

Kết luận Chư Phật, Chư Đại Bồ tát dù có hiện thân ở thế gian này vẫn không là chúng sinh !

Mến !

Kính bác Văn Học !

Xin cho con hỏi : Như vậy những vị Bồ tát (không phải Đại Bồ tát) sống chung lộn với chúng con có phải (hay có còn) là chúng sinh hay không ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Xin cho con hỏi : Như vậy những vị Bồ tát (không phải Đại Bồ tát) sống chung lộn với chúng con có phải (hay có còn) là chúng sinh hay không ?

Kính !

Chào Thanh Trúc !

Chính danh Bồ tát là những vị ít nhất MỘT LẦN THẤY CHÂN LÝ (những lần khác là đắc CÁC PHÁP TAM MUỘI _ CÁC PHÁP TAM MUỘI là cầu nối giữa Chúng sinh mê và CHÂN LÝ).

Bởi chữ BỒ TÁT là nói gọn của cụm từ Bồ Đề (Giác Ngộ) + Tát Đoả (Hữu tình).
Vị Bồ Tát là vị có Giác Ngộ nhưng vẫn còn nhiều "Chúng sinh tính", có chỗ gọi là PHẦN GIÁC _ tức là Giác một phần, Mê một phần. (Chính cái "Mê một phần" là cái có thể làm cho vị Bồ tát tạm thời sa đoạ).

Thực ra công việc có thể nói là duy nhất của một vị Bồ Tát khi đến với cõi thế gian là ĐỘ cái "Chúng sinh tính" này; còn những việc khác như giảng Kinh, thuyết pháp, làm Phật sự chỉ là chuyện phụ.

Cho nên Kinh nói Bồ tát vào đời để ĐỘ SINH, thực ra là độ cái phàm tính* trong lòng vị Bồ Tát ấy (*Kinh Phật gọi là VI TẾ HOẶC).

Khi nào những cái VI TẾ HOẶC trong tâm vị Bồ Tát được độ hết xong, thì gọi là VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC _ cũng gọi là HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.

Vì lúc đó các Ngài không có thấy chúng sinh nào nữa cả, mà chỉ thấy toàn là những đoá Sen mới nhú, Sen búp, Sen vừa nở hay Sen nở trọn vẹn mà thôi.

Mến !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63

Tứ Thánh là những bậc đã thoát khỏi cơn mơ, cho nên không còn là chúng sanh (chung sống trong mơ).


Mến !

Kính bác Văn Học !

Trong bài đầu tiên, bác đã khẳng định Tứ Thánh (bao gồm Bồ tát) thì không còn là chúng sanh .

Mà bây giờ
bác lại nói: Vị Bồ Tát là vị có Giác Ngộ nhưng vẫn còn nhiều "Chúng sinh tính", có chỗ gọi là PHẦN GIÁC _ tức là Giác một phần, Mê một phần. (Chính cái "Mê một phần" là cái có thể làm cho vị Bồ tát tạm thời sa đoạ).

Thực ra công việc có thể nói là duy nhất của một vị Bồ Tát khi đến với cõi thế gian là ĐỘ cái "Chúng sinh tính" này.

Thưa bác, chúng con thiệt không biết nên nghe theo câu nói nào ?

Kính xin được nghe lới giải thích thêm của bác.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Như vậy những vị Bồ tát (không phải Đại Bồ tát) sống chung lộn với chúng con có phải (hay có còn) là chúng sinh hay không ?

Kính !
Kính Thanh Trúc.
Dưới đây là ý kiến CT.

Trước hết phải hiểu tường tận chử chúng sinh, chúng sinh mang ý nghĩa là "Tập chủng duyên sinh" tức là tập hợp nhiều chủng tánh , Phật, Bồ Tát , Duyên Giác, Thinh Văn, Thiên, Nhân, A Tu La, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục.

Có người, thường thì tánh Phật, tánh Bồ Tát rất lu mờ mà tánh Địa ngục, tánh Ngạ Quỷ, tánh súc sinh lại hiển lộ, có người tánh thiên, tánh nhân, lại hiển lộ, có người thì có tánh hơn thua (Atula) rất mạnh công với tánh địa ngục (thí dụ IS) giết người không gớm tay. Các tánh nầy khi nhiều, khi ít, khi ém nhẹm, khi hiển lộ rỏ ràng ... v.v và v.v, bởi vậy Phật mới nói chúng sinh có 8 vạn 4 ngàn (phiền nảo) kiểu nên củng có chừng ấy pháp môn để độ.

Giống như bóng đèn nhiều màu sắc, 10 màu, hòa quyện với nhau cho ra màu vô số màu. Đừng cứ tưởng là chúng sinh chỉ có 6 màu, còn bậc Thánh 4 màu còn lại, thật ra 4 màu bậc Thánh bị che mờ chứ chẳng mất đi đâu cả.

Và, Kinh Kim Cang có dạy: Chúng sinh vì không là chúng sinh Như Lai gọi là chúng sinh . Câu này có nghĩa là (theo cá nhân) dù chúng sinh có tánh như thế nào thì thể tánh xuất sanh ra tánh cũng đồng như nhau đó là "Tánh Không", là Phật Tánh. Lấy Thí dụ bóng đèn thì do điện xuất sanh ra ánh sáng tạo ra màu sắc.

Ba chử Tâm, Phật, Chúng sinh là đồng, đây là ý này. Và Nhất Chơn Pháp Giới củng là ý này.

Vậy, Bồ Tát là chúng sinh, chung lộn hay không chung lộn gì củng là Bồ Tát, cũng là chúng sinh. Cái điều này không có "Cá nhân nào"_"Phật" nào đặt được, chỉ có tự thân vị ấy làm Bồ Tát hay làm Súc sanh mà thôi, và chỉ bằng con mắt Phật_Phật Nhản mới thấy và biết mà thôi. Chúng sinh mà hành Bồ Tát đạo thì là Bồ Tát, còn Bồ Tát mà làm chuyện ghê tỡm gớm ghiếc thì là hạng súc sanh

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Trong bài đầu tiên, bác đã khẳng định Tứ Thánh (bao gồm Bồ tát) thì không còn là chúng sanh .

Mà bây giờ
bác lại nói: Vị Bồ Tát là vị có Giác Ngộ nhưng vẫn còn nhiều "Chúng sinh tính", có chỗ gọi là PHẦN GIÁC _ tức là Giác một phần, Mê một phần. (Chính cái "Mê một phần" là cái có thể làm cho vị Bồ tát tạm thời sa đoạ).

Thực ra công việc có thể nói là duy nhất của một vị Bồ Tát khi đến với cõi thế gian là ĐỘ cái "Chúng sinh tính" này.

Thưa bác, chúng con thiệt không biết nên nghe theo câu nói nào ?

Kính xin được nghe lới giải thích thêm của bác.

Xin chào Mục đồng !

Câu 1._ Tứ Thánh là những bậc đã thoát khỏi cơn mơ, cho nên không còn là chúng sanh (chung sống trong mơ).

Tứ Thánh gồm A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ tát, Phật (Đại Bồ tát). Riêng Phật hay chư Đại Bồ tát đã toàn Giác thì dứt khoát không là chúng sinh rồi, cho dù các Ngài có thể hiện thân Quỷ hay Dã Can đi chăng nữa, các Ngài cũng không là chúng sinh.

Riêng 3 bậc Thánh còn lại khi chứng ngộ BẢN THỂ TÂM thì các Ngài không còn là chúng sinh nữa. Nếu vị A La Hán, Bích Chi Phật ngưng (stop) ngang đó thì nhập Niết Bàn Thường Lạc.

NÊN NÓI CÁC NGÀI KHÔNG CÒN LÀ CHÚNG SINH NỮA.

----------

Câu 2 : Vị Bồ Tát là vị có Giác Ngộ nhưng vẫn còn nhiều "Chúng sinh tính", có chỗ gọi là PHẦN GIÁC _ tức là Giác một phần, Mê một phần. (Chính cái "Mê một phần" là cái có thể làm cho vị Bồ tát tạm thời sa đoạ).

Thực ra công việc có thể nói là duy nhất của một vị Bồ Tát khi đến với cõi thế gian là ĐỘ cái "Chúng sinh tính" này.


Nhưng có một số vị A La Hán, Bích Chi Phật có đại duyên được khuyến khích phát Bồ Đề Tâm, tức là nguyện tu học thêm cho đến hoàn toàn Chánh Đẳng Chánh Giác.

Hành giả Đại Thừa khi chứng ngộ mà ngưng ngang thì lọt vào Thanh Văn đạo. Nhưng tất cả hành giả Đại Thừa ban sơ đều đã được dạy Phát Bồ Đề Tâm, cho nên Nguyện lực không để cho vị nào ngưng ngang chỗ đó.

Tất cả 3 bậc Thánh này cùng "tay trắng" (nghĩa là không có hào quang, không có thần thông, không mang theo một "giấy chứng nhận" nào từ chư Phật) mà vào đời. Vào một cách bình thường, nghĩa là cũng nhập thai vào bụng một người đàn bà, chịu đủ mọi sự ô uế. Khi sinh ra có khi phải chịu mọi sự khinh khi rẻ rúng hay đày đoạ của cuộc đời mà không hề được sự trợ giúp nào (từ chư Long Thần Hộ Pháp).

Như trường hợp của Ngài Milarepa chẳng hạn, dẫn đến sự uất hận phải đi học phép thuật (phù thuỷ) để trả thù gia đình người chú. "Thằng phù thuỷ" đã hoá phép tạo nên giông bảo, sấm chớp, mưa lũ.

Sân Si đã được đẩy lên đến đỉnh điểm, tạo nên một nghiệp sát vô cùng lớn. (Chẳng những gia đình người chú chết hết, mà còn bao nhiêu chuột mèo heo chó, rắn rít, côn trùng cũng bị vạ lây).
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn


Thực ra công việc có thể nói là duy nhất của một vị Bồ Tát khi đến với cõi thế gian là ĐỘ cái "Chúng sinh tính" này.


Nhưng có một số vị A La Hán, Bích Chi Phật có đại duyên được khuyến khích phát Bồ Đề Tâm, tức là nguyện tu học thêm cho đến hoàn toàn Chánh Đẳng Chánh Giác.

Hành giả Đại Thừa khi chứng ngộ mà ngưng ngang thì lọt vào Thanh Văn đạo. Nhưng tất cả hành giả Đại Thừa ban sơ đều đã được dạy Phát Bồ Đề Tâm, cho nên Nguyện lực không để cho vị nào ngưng ngang chỗ đó.

Tất cả 3 bậc Thánh này cùng "tay trắng" (nghĩa là không có hào quang, không có thần thông, không mang theo một "giấy chứng nhận" nào từ chư Phật) mà vào đời. Vào một cách bình thường, nghĩa là cũng nhập thai vào bụng một người đàn bà, chịu đủ mọi sự ô uế. Khi sinh ra có khi phải chịu mọi sự khinh khi rẻ rúng hay đày đoạ của cuộc đời mà không hề được sự trợ giúp nào (từ chư Long Thần Hộ Pháp).


Kính bác Văn Học !

Theo như bác nói những vị Bồ tát phải vào đời độ sinh chính là độ chúng sinh tính (vi tế hoặc) nơi mình.

Bác cho con hỏi :

_ Có thể nào vị Bồ tát không vào đời, chỉ ngồi thiền nơi hang sâu động vắng mà tận độ được vi tế hoặc hay không ?

Con xin lắng nghe.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Theo như bác nói những vị Bồ tát phải vào đời độ sinh chính là độ chúng sinh tính (vi tế hoặc) nơi mình.

Bác cho con hỏi :

_ Có thể nào vị Bồ tát không vào đời, chỉ ngồi thiền nơi hang sâu động vắng mà tận độ được vi tế hoặc hay không ?

Con xin lắng nghe.

Kính !

Cám ơn cunconmocoi đã hỏi !

Kinh Phật có nói : "nơi gò nổng (đất cao ráo) thì sen không thể mọc được, bùn lầy mới là chỗ thích hợp cho sen tăng trưởng tươi tốt".

Cho nên ngoại trừ Hoá thân Phật, Hoá thân Đại Bồ tát hiện bóng nơi phàm trần, thì CÁI BÓNG ấy giả bộ tu vài năm liền thành đạo hoàn toàn (như Phật Thích Ca, như ......); còn kỳ dư tất cả Bồ tát đều phải "dấn thân vào chốn bụi hồng : lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai góc làm giải thoát" (luận Bảo Vương Tam Muội).

Vì sao ?

_ Vì tất cả pháp thế gian đều là Phật pháp (Nhất thiết thế gian pháp, vô phi Phật pháp).

Mến !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trong bài đầu tiên, bác đã khẳng định Tứ Thánh (bao gồm Bồ tát) thì không còn là chúng sanh .

Lại nói: Vị Bồ Tát là vị có Giác Ngộ nhưng vẫn còn nhiều "Chúng sinh tính", có chỗ gọi là PHẦN GIÁC _ tức là Giác một phần, Mê một phần. (Chính cái "Mê một phần" là cái có thể làm cho vị Bồ tát tạm thời sa đoạ).

Thực ra công việc có thể nói là duy nhất của một vị Bồ Tát khi đến với cõi thế gian là ĐỘ cái "Chúng sinh tính" này.

thiệt không biết nên nghe theo câu nói nào ?

Kính Bác Văn Học.
Kính Mục Đồng.

Theo CT thì:
Ngoài những vị Bồ Tát Ma Ha Tát, còn lại là Bồ Tát đến với cỏi thế gian 9 phần giác (hoặc ít hơn), 1 phần mê (hoặc nhiều hơn).

Thế nào là Giác một phần, Mê một phần:

Hành giả Đại Thừa phát Bồ Đề Tâm, khi Giác Ngộ thì thành tựu quả vị Bồ Tát, thí dụ Giác ngộ "KHỔ", bám theo nghĩa của chử "KHỔ", tìm nơi thanh vắng mà tu, mà quán chiếu, thì quả Bồ Đề đã chớm hình thành, cần thời gian để quả từ non, đến xanh, đến chín. Đây gọi là vị Bồ Tát giác một phần mê một phần.
VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ, KHÔNG tương tự như vậy. Cái gì trên đời cũng là duyên để tu nếu biết dụng nó.

Chỉ sợ là phát Bồ đề tâm rồi tìm miên man thấy cái này tầm thường quá cái kia cao quá (cái này gọi là điên đảo tưởng), ưa nói lý mà thực chất chẳng có gì, không dụng công (như CT đây, hì hì) thì quã Bồ Đề sao hình thành được?

Cái đáng lưu tâm nhất là "Vi tế hoặc", "hoặc" là chỉ cái ngăn trở, trở ngại, "vi tế" là nhỏ nhiệm, tức là cái cản trở vô cùng nhỏ.

Mặc dù Bồ Tát không là chúng sinh nhưng vẫn còn "chúng sinh tính", chính là vi tế hoặc này hoặc lớn hơn (gọi là "chướng").

Trong Kinh Pháp Hoa phẫm Thọ Ký Phật thọ ký cho Ma Ha Ca Diếp sẻ phụng thờ ba trăm muôn ức các Đức Phật mới hết được "Vi tế hoặc" và thành Phật hiệu Quang Minh Như Lai.

MaHa Ca Diếp có thể coi là vị Bồ Tát đương thời ấy. Trong ba trăm muôn ức Chư Phật phụng thờ là phải trải qua số kiếp tương đương, nghĩa là phải sinh rồi tử, rồi lại sinh …Thế nhưng Ngài MaHa Ca Diếp vẩn hớn hở vui mừng vì được một điều chưa từng có là sẻ thành Phật. Chuyện lâu hay mau thì tính sau.

Thật ra, lâu hay mau chỉ là thức tâm phân biệt không gian và thời gian, “vi tế hoặc” chính là chổ này đây.

Sống với “giác tri thường chiếu” thì mới vượt khỏi sự ràng buộc của thức tâm về không gian và thời gian.

Đọc đến câu: “Phụng thờ 300 muôn ức Đức Phật”, đủ thấy rằng thức tâm khó mà liễu tri được điều này và cũng khó phát hiện ra "vi tế hoặc" bằng thức tâm chính mình.

Trong kinh Kim Cang, Phật hỏi Tu Bồ Đề "Có "PHÁP" nào thành Phật không?"
Tu Bồ Đề trả lời "Không"
Phật nói "Đúng vậy, Nếu có pháp nào thành Phật thì Phật Nhiên Đăng không thọ ký cho Ta về sau sẻ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni".

Câu trả lời của Phật chỉ ra thức tâm phân biệt chấp Pháp mà vi tế.

Những Vi tế hoặc này "mõng và nhỏ" nhưng đừng xem thường, vì nó có thể xô ngã hàng Bồ Tát xuống Thinh Văn, Duyên Giác thậm chí tới tận Địa Ngục hoặc thành Ma Vương, Ma dân (trường hợp Osho là một điển hình).
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
......
còn kỳ dư tất cả Bồ tát đều phải "dấn thân vào chốn bụi hồng : lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai góc làm giải thoát" (luận Bảo Vương Tam Muội).

Vì sao ?

_ Vì tất cả pháp thế gian đều là Phật pháp (Nhất thiết thế gian pháp, vô phi Phật pháp).

Mến !

Kính bác Văn Học !

Như con khi bệnh khổ thì con quán "Đây là tội nghiệt của kiếp trước của mình, cho nên kiếp này mình mới bệnh khổ như thế này !".
Khi con hoạn nạn thì con quán "Đây là tội nghiệt của kiếp trước của mình, cho nên kiếp này mình mới hoạn nạn như thế này !".
Khi con gặp trở ngại trong công chuyện, con cũng quán "Đây là tội nghiệt của kiếp trước của mình, cho nên kiếp này mình mới gặp nhiều trở ngại như thế này !".

Từ đó con sanh lòng sợ nhân quả, cố gắng làm điều thiện, cố gắng không làm điều ác nữa.

Thưa bác, phải chăng mục đích mà những vị Bồ tát phải gặp đủ thứ chuyện không hay, không như ý là để thấm thía luật nhân quả, là để không làm điều ác mà lại tích cực làm điều thiện ? Phải chăng đây là bài học mà chư Phật muốn cho các Bồ tát phải học ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Như con khi bệnh khổ thì con quán "Đây là tội nghiệt của kiếp trước của mình, cho nên kiếp này mình mới bệnh khổ như thế này !".
Khi con hoạn nạn thì con quán "Đây là tội nghiệt của kiếp trước của mình, cho nên kiếp này mình mới hoạn nạn như thế này !".
Khi con gặp trở ngại trong công chuyện, con cũng quán "Đây là tội nghiệt của kiếp trước của mình, cho nên kiếp này mình mới gặp nhiều trở ngại như thế này !".

Từ đó con sanh lòng sợ nhân quả, cố gắng làm điều thiện, cố gắng không làm điều ác nữa.

Thưa bác, phải chăng mục đích mà những vị Bồ tát phải gặp đủ thứ chuyện không hay, không như ý là để thấm thía luật nhân quả, là để không làm điều ác mà lại tích cực làm điều thiện ? Phải chăng đây là bài học mà chư Phật muốn cho các Bồ tát phải học ?

Kính !

Chào các bạn, chào Ngọc Tuấn !

Thật ra cách quán của Ngọc Tuấn "nằm" trong Phật Học Phổ Thông. Tất cả những Phật tử sơ cơ đều an ủi mình bằng cách quán đó !

Tuy điều ấy vẫn có lợi ích, nhưng không phải là dụng độ (mục đích) mà chư Bồ tát phải vào đời chịu "trăm cay ngàn đắng".

Chư vị A La Hán và những vị Bồ tát phần chứng thì đã biết rồi Chân lý VÔ NGÃ, nhưng đối với vạn pháp hãy còn ngăn ngại, đó là sự KHÔNG THÔNG SUỐT, hãy còn KHÔNG THÔNG SUỐT thì chưa Giác Ngộ Hoàn Toàn, muốn Giác Ngộ Hoàn Toàn thì phải đả thông những ngăn ngại.

Cho nên bài học mà những vị đã chứng ngộ một phần của Phật pháp _ chứng ngộ Vô Ngã _ cần phải được học thêm là VÔ PHÁP. Tức là PHÁP VỐN KHÔNG TƯỚNG, muốn chứng ngộ chỗ này thì phải đi vào vạn pháp, "ăn dầm nằm dề' với pháp (nên nhớ chữ pháp này nó bao gồm tất cả _ bách pháp lựn _ từ buồn vui thương ghét, khổ sở hận sầu, đau đớn, thiện ác, trái phải, .........).

Một năm không ngộ ra thì 10 năm, 10 năm không ngộ ra thì cả đời, một đời không ngộ ra thì 10 đời trăm đời; những vị Bồ tát phải sống với pháp để mà nhận ra CHÂN TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP VỐN LÀ KHÔNG, nếu chưa nhận ra thì "không lên lớp" :eusa_wall:

Vô Học có được nghe sư phụ dạy rằng (không nhớ trong Kinh nào) :

Khi xưa có lần Phật Thích Ca sai Ngài Văn Thù xuống Địa Ngục hỏi thăm Đề Bà Đạt Đa "Thế Tôn chi xiết ân cần hỏi thăm Ngài có được an vui mát mẻ không ?".

Cái chuyện "ngồi Địa Ngục" nó kinh khủng như thế nào chưa biết, chứ cái chuyện nhức răng hay bệnh sốt rét thì có lẻ chúng ta đã biết rồi, KHÔNG CÓ MỘT PHÚT GIÂY NÀO AN ỔN MÁT MẺ CẢ.
Thế mà Ngài Đề Bà Đạt Đa đã trả lời với Ngài Văn Thù rằng :

_ Thỉnh Ngài truyền đạt lại với Đức Thế Tôn, Đề Bà vẫn an ổn mát mẻ, Tôi ngồi ở đây cũng giống như đang ngồi ở Tứ Không Thiền.

(Cảm giác ở Tứ Không Thiền ra sao thì Vô Học không biết, nhưng có lẻ sung sướng khoái lạc lắm).

Đó là điều mà chư Bồ tát cần phải học, phải học nhận ra cái CHÂN TƯỚNG VÔ TƯỚNG của vạn pháp, để mà có một cái nhìn BÌNH ĐẲNG với muôn pháp, do thấy muôn pháp BÌNH ĐẲNG nên không có TÂM THỦ XẢ nữa.

Đây là SỰ CHỨNG NGỘ TRÊN TẦM CAO _ Chứng ngộ PHÁP KHÔNG _ mà Ngài Đề Bà Đạt Đa đã đạt đến khi ngồi nơi Địa Ngục.

Mến !
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28


Cho nên bài học mà những vị đã chứng ngộ một phần của Phật pháp _ chứng ngộ Vô Ngã _ cần phải được học thêm là VÔ PHÁP. Tức là PHÁP VỐN KHÔNG TƯỚNG, muốn chứng ngộ chỗ này thì phải đi vào vạn pháp, "ăn dầm nằm dề' với pháp (nên nhớ chữ pháp này nó bao gồm tất cả _ bách pháp lựn _ từ buồn vui thương ghét, khổ sở hận sầu, đau đớn, thiện ác, trái phải, .........).

Một năm không ngộ ra thì 10 năm, 10 năm không ngộ ra thì cả đời, một đời không ngộ ra thì 10 đời trăm đời; những vị Bồ tát phải sống với pháp để mà nhận ra CHÂN TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP VỐN LÀ KHÔNG, nếu chưa nhận ra thì "không lên lớp" :eusa_wall:

.......

.......

_ Thỉnh Ngài truyền đạt lại với Đức Thế Tôn, Đề Bà vẫn an ổn mát mẻ, Tôi ngồi ở đây cũng giống như đang ngồi ở Tứ Không Thiền.



Kính bác Văn Học ! con có thắc mắc, như Ngài Đề Bà Đạt Đa đã chứng ngộ cái TÁNH KHÔNG (hoặc là KHÔNG TƯỚNG) của pháp Địa Ngục để thấy nó cũng bình đẳng như là pháp Tứ Không Thiền. Mà câu trên bác nói còn có cả trăm pháp (bách pháp), vậy là Ngài Đề Bà phải lần lượt trải nghiệm từ pháp này đến pháp khác, để thực chứng cả trăm pháp hay sao ?

Eo ôi ! nếu như thế thì quả là :icon_redface: !

Rủi như cụm từ "bách pháp" không chỉ đơn thuần là 100 pháp mà tượng trưng cho vô lượng pháp thì ......:icon_no:.

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
_ Có thể nào vị Bồ tát không vào đời, chỉ ngồi thiền nơi hang sâu động vắng mà tận độ được vi tế hoặc hay không ?


Kính !
Kính Bác Văn Học.
Kính "cunconmocoi".
Lẻ thường thì khi xung trận phải biết kẻ thù mình là ai ? ở đâu? Nếu không thì mù tịt !.
Củng vậy, phải ăn dầm nằm dề "ngoài đời", thi cơ hội sẻ nhiều hơn, dỉ nhiên không phải tất cả phải như vậy. Như Bác V/H nói.

Muốn độ được "Vi Tế Hoặc" thì phải "Sáng suốt luôn sẳn sàng" như con mèo rình con chuột. Có người không chuẩn bị tư thế "mèo rình" thì cơ hội qua đi như gió thoảng, có người chuẩn bị tư thế sẳn sàng nhưng chờ lâu phát mỏi, ngó lơ trong giây phút nó vượt khỏi tầm tay. "Mèo lại hoàn mèo" không thành Sư Tử Chúa Tể.

99 % là như vậy, còn 1% là ngoại lệ nhưng có chứ khộng phải là không.

Đức Bổn Sư, sau khi đã "ăn dầm nằm đề" 29 năm ở Hoàng Cung, tiếp tục với tu sỉ Bà La Môn và tu khổ hạnh với 5 anh em Kiều Trần Như, sau cùng Ngài quyết định "Tu một mình ên" dưới cội cây Bồ Đề, sau 49 ngày chứng quả Phật.

Thật là:
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật.
Thập phương thế giới diệc vô tỉ.
Thế gian sở hửu ngã tận kiến.
Nhứt thiết vô hửu như Phật giả

Phải thật dũng mảnh mới hành như vậy, mới đắc như vậy, nếu không thì "lấy gạch mài làm gương"
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! con có thắc mắc, như Ngài Đề Bà Đạt Đa đã chứng ngộ cái TÁNH KHÔNG (hoặc là KHÔNG TƯỚNG) của pháp Địa Ngục để thấy nó cũng bình đẳng như là pháp Tứ Không Thiền. Mà câu trên bác nói còn có cả trăm pháp (bách pháp), vậy là Ngài Đề Bà phải lần lượt trải nghiệm từ pháp này đến pháp khác, để thực chứng cả trăm pháp hay sao ?

Eo ôi ! nếu như thế thì quả là :icon_redface: !

Rủi như cụm từ "bách pháp" không chỉ đơn thuần là 100 pháp mà tượng trưng cho vô lượng pháp thì ......:icon_no:.

Kính !

Xin chào các bạn, chào minh thức !

Đúng như bạn lo ngại vì không chỉ là 100 pháp mà vô lượng pháp đã được người xưa "thống kê" thành 100 nhóm.

Nhưng bạn không phải lo dùm cho những vị Bồ tát, bởi tất cả pháp đều có chung một tướng Giả Huyễn và một gốc NHƯ. Kinh Kim Cang có câu "Như Lai giả thị chư pháp Như nghĩa" (Như Lai là nghĩa NHƯ của các pháp).

Hành giả (những vị Bồ tát) khi "hành nguyện độ sinh" không phải trải nghiệm tất cả pháp, mà có những pháp "thân cận" thường tiếp xúc, thí dụ như có vị còn ghiền rượu thì lấy rượu làm pháp tu, có vị còn ghiền ngai vàng thì lấy danh uy làm pháp quán, ........ Chỉ cần thâm nhập một pháp, cho đến tận cùng của nó đều bắt gặp cái KHÔNG TƯỚNG của pháp ấy. Khi đã chứng ngộ PHÁP KHÔNG rồi thì muôn pháp đều KHÔNG như thế cả ! (Trong 84 vị Tổ Mật Tông đã có nhiều vị chứng đắc bằng chính cái "khuyết điểm" của mình).

Mến !


http://quangduc.com/p1244a13861/9/01
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên