Kính các Thầy, các Thiện Tri Thức
Hôm nay, con có nhân duyên gặp được kinh Đại Hồi Hướng. Nhưng có một đoạn này con chưa hiểu, mong được rõ nghĩa hơn, hãy giảng giải thêm
thuvienhoasen.org
Đoạn này là con chưa hiểu rõ lắm:
Minh Thiên ! khi Bồ Tát thành tựu vô lượng công đức như vậy thì hãy đem công đức ấy hồi hướng vô lượng trí tuệ. Lại cùng tất cả chúng sanh hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.
Công đức này có ba thứ:
- Quá khứ không
- Hiện tại không
- Vị lai không
Không có người hồi hướng.
Không có pháp hồi hướng.
Không có nơi hồi hướng.
Bồ Tát nên hồi hướng như vậy. Khi hồi hướng như vậy, ba chỗ đều thanh tịnh. Đem công đức thanh tịnh đó cho tất cả chúng sanh đồng hồi hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người hồi hướng như vậy, không có phàm phu và pháp phàm phu, cũng không có tín hành, không có pháp hành, không có bát nhẫn (1), không có Hướng Tu Đà Hoàn, Quả Tu Đà Hoàn, không có Hướng Tư Đà Hàm, Quả Tư Đà Hàm, không có Hướng A Na Hàm, Quả A Na Hàm, không có Hướng A La Hán, Quả A La Hán, không có Hướng Bích Chi phật, Quả Bích Chi phật. Cũng không có Hướng Phật và Quả Phật.
Tại sao thế? – Vì pháp tánh không vướng mắc, không sanh, không trú, không diệt.
Thế nên Bồ Tát đem ba thứ công đức thanh tịnh của ba cách hồi hướng này cho tất cả chúng sanh, đồng hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.
Tại sao lại Quá khứ không, hiện tại không, vị lai không ? Rồi Đức Từ Phụ lại khuyên là hồi hướng như vậy ?
Trong khi trong kinh niệm Phật lại nói về Hồi hướng phát nguyện tâm rằng " Người niệm Phật, nên hồi hướng tới khắp chúng sinh, anh em, bà con quyến thuộc, khắp chư tiên, chư thiên,... được an trụ trong hồng danh Nam mô A Di Đà Phật... " ?
Phải chăng muốn nói rằng : Các pháp tính là không ? Dù là oán hay thân, sơ hay quen đều bình đẳng ?
À à bổ sung thêm, vì rằng đang đọc có chỗ hiểu, nay chia sẻ, để thấy rõ hiểu đúng hiểu sai
Khi tu hạnh về thân, khẩu, ý đối với chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng như tu hạnh về thân, khẩu, ý đối với quá khứ, hiện tại, vị lại với hết thảy chúng sinh được phước báu, công đức gì đều đem hồi hướng (suy nghĩ) tới hết thảy chúng sinh đồng thành Chánh Đẳng Chánh Giác
Vì rằng quá khứ, hiện tại, vị lai không trụ chấp, trụ vững ở tại một công đức nào cả, nên mới gọi quá khứ không, hiện tại không, vị lai không ?
Vì rằng không có người hồi hướng, không có pháp hồi hướng, không có nơi hồi hướng mà hồi hướng rộng lớn như vậy, không phân biệt, ngăn ngại, không có cái gì mà phân biệt người được hay không được, pháp hay không pháp
Giống như câu "Ưng vô sở trụ sinh nhi kỳ tâm" đem tâm đó mà hồi hướng mới thực là hồi hướng ?
Hôm nay, con có nhân duyên gặp được kinh Đại Hồi Hướng. Nhưng có một đoạn này con chưa hiểu, mong được rõ nghĩa hơn, hãy giảng giải thêm
thuvienhoasen.org
Đoạn này là con chưa hiểu rõ lắm:
Minh Thiên ! khi Bồ Tát thành tựu vô lượng công đức như vậy thì hãy đem công đức ấy hồi hướng vô lượng trí tuệ. Lại cùng tất cả chúng sanh hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.
Công đức này có ba thứ:
- Quá khứ không
- Hiện tại không
- Vị lai không
Không có người hồi hướng.
Không có pháp hồi hướng.
Không có nơi hồi hướng.
Bồ Tát nên hồi hướng như vậy. Khi hồi hướng như vậy, ba chỗ đều thanh tịnh. Đem công đức thanh tịnh đó cho tất cả chúng sanh đồng hồi hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người hồi hướng như vậy, không có phàm phu và pháp phàm phu, cũng không có tín hành, không có pháp hành, không có bát nhẫn (1), không có Hướng Tu Đà Hoàn, Quả Tu Đà Hoàn, không có Hướng Tư Đà Hàm, Quả Tư Đà Hàm, không có Hướng A Na Hàm, Quả A Na Hàm, không có Hướng A La Hán, Quả A La Hán, không có Hướng Bích Chi phật, Quả Bích Chi phật. Cũng không có Hướng Phật và Quả Phật.
Tại sao thế? – Vì pháp tánh không vướng mắc, không sanh, không trú, không diệt.
Thế nên Bồ Tát đem ba thứ công đức thanh tịnh của ba cách hồi hướng này cho tất cả chúng sanh, đồng hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.
Tại sao lại Quá khứ không, hiện tại không, vị lai không ? Rồi Đức Từ Phụ lại khuyên là hồi hướng như vậy ?
Trong khi trong kinh niệm Phật lại nói về Hồi hướng phát nguyện tâm rằng " Người niệm Phật, nên hồi hướng tới khắp chúng sinh, anh em, bà con quyến thuộc, khắp chư tiên, chư thiên,... được an trụ trong hồng danh Nam mô A Di Đà Phật... " ?
Phải chăng muốn nói rằng : Các pháp tính là không ? Dù là oán hay thân, sơ hay quen đều bình đẳng ?
À à bổ sung thêm, vì rằng đang đọc có chỗ hiểu, nay chia sẻ, để thấy rõ hiểu đúng hiểu sai
Khi tu hạnh về thân, khẩu, ý đối với chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng như tu hạnh về thân, khẩu, ý đối với quá khứ, hiện tại, vị lại với hết thảy chúng sinh được phước báu, công đức gì đều đem hồi hướng (suy nghĩ) tới hết thảy chúng sinh đồng thành Chánh Đẳng Chánh Giác
Vì rằng quá khứ, hiện tại, vị lai không trụ chấp, trụ vững ở tại một công đức nào cả, nên mới gọi quá khứ không, hiện tại không, vị lai không ?
Vì rằng không có người hồi hướng, không có pháp hồi hướng, không có nơi hồi hướng mà hồi hướng rộng lớn như vậy, không phân biệt, ngăn ngại, không có cái gì mà phân biệt người được hay không được, pháp hay không pháp
Giống như câu "Ưng vô sở trụ sinh nhi kỳ tâm" đem tâm đó mà hồi hướng mới thực là hồi hướng ?
Last edited: