Xuân con gà và chăn trâu

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính Bác Trừng Hải,

Với Thiền môn lấy câu Trực Chỉ Nhân Tâm để chỉ thẳng cái vọng tưởng, mê lầm của mỗi người, nhằm đánh ngã cái ngã chấp để thấy được chân tâm. Nhưng với một người còn sơ cơ , có thể hiểu được lý nhưng về sự chưa được chuẩn bị tốt thì nó có ảnh hưởng gì không ạ ?

Kính.

Đạo hữu Nguyên Chiếu mến

Hai câu "...Trực chỉ chân tâm. Kiến tánh thành Phật" được xem như hai câu thiệu (có vài dị bản) của Thiền tông Trung hoa chỉ nhằm để giới thiệu trên phương diện văn học Phật giáo tàu về việc "Kiến đạo vị" mà thôi nên chẳng liên quan gì đến với người "so cơ" cả. Và vì Thiền tông là một chi phần Phật Giáo nên cũng có các bước tu học, tu hành thuận thứ như Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện hành...Nên Lục tổ tuyên ngôn mở đầu khi lên đàn tràng nói lại Lời Phật Dạy (Pháp Bảo Đàn Kinh): "Ai muốn học đốn giáo thì phải khiết bạch bổn tâm; phải tự nguyện tự thoát vòng mê tâm" vậy.

Mến, Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính bác Hải! Tào Tháo nghe bác nói với Nguyên Chiếu ; " Trong các ngữ lục đạo hữu "đắc ý" chuyện Thiền nào nhất?"

.
Tào Tháo bỗng nghĩ tới ngữ Lục của Nam Tuyền Phổ Nguyện là Tào Tháo ngưỡng mộ nhất. Xin được Bác Hải cho đôi lời còn biết lối mà mò tìm , may ra nhặt được ...

Đạo hữu Tào Tháo mến

Năm xưa Nam tuyền ở dưới trướng của Mã tổ làm sư hành đơn (nấu ăn) ngày nọ đem thùng đựng cháo để múc cháo cho chư tăng thì Mã tổ hỏi "Trong thùng là cái gì?" Nam tuyền liền trả lời "Im đi lão tăng" (Biết là thùng đựng cháo rồi mà còn hỏi trong thùng đựng gì thì quả thật là lời dư thừa!).
Hề hề, Người ngưỡng mộ Nam tuyền-Triệu châu ắt "phong tư" phải có chỗ độc đáo rồi sao lại còn hỏi "độc đáo" ở chỗ nào?!

Mến, Trừng Hải
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83


_ Phép chăn trâu: điều ngự lục căn. Ngoài có năm: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân; Trong có một: ý. Ý làm chủ, vô sự ưa thích đời cao thượng, chỉ đạo năm căn ngoài có hành vi bất hại sinh hoạt y giới tướng.

Mến, Trừng Hải

Cám ơn Bác nhiều,

Trở lại với việc Chăn Trâu, như Bác nói thì Chăn Trâu là điều ngự lục căn, nhưng với một cư sĩ tại gia( nửa đời, nữa đạo, giao lưu, công việc, gia đình).......thì bác có thể chia sẻ cách điều ngự lục căn một cách dễ nhất mà không bị chướng ngại được không ạ ?

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Cám ơn Bác nhiều,

Trở lại với việc Chăn Trâu, như Bác nói thì Chăn Trâu là điều ngự lục căn, nhưng với một cư sĩ tại gia( nửa đời, nữa đạo, giao lưu, công việc, gia đình).......thì bác có thể chia sẻ cách điều ngự lục căn một cách dễ nhất mà không bị chướng ngại được không ạ ?

Kính.

Đạo hữu Nguyên Chiếu mến

Phật Đà Dạy, ai là người Quy Y Tam Bảo phụng hành y Giáo Pháp sẽ là người đắc giải thoát không phân biệt tại gia hay xuất gia. Hay nói cách khác "5 triền phược" là chướng ngại đồng hiện hữu trong tứ chúng đệ tử mà Phật Pháp phổ biến bình đẳng cho vạn loại chúng sanh.
Vậy nên việc làm đầu tiên là xóa bỏ ý phân biệt Dễ-Khó (ngang mức không còn dấu vết) trong việc tu học, tu hành điều ngự lục căn.

Mến, Trừng Hải
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Cám ơn Bác nhiều,

Trở lại với việc Chăn Trâu, như Bác nói thì Chăn Trâu là điều ngự lục căn, nhưng với một cư sĩ tại gia( nửa đời, nữa đạo, giao lưu, công việc, gia đình).......thì bác có thể chia sẻ cách điều ngự lục căn một cách dễ nhất mà không bị chướng ngại được không ạ ?

Kính.

Kính nguyên chiếu!

Tôi còn chẵng đủ phước báu bằng bạn, là kẻ tục chính hạng, chưa từng trò chuyện trực tiếp với chư tăng ni nào đây này, mỗi tội đời là bể khổ, chỉ có mỗi cái tâm khao khát chân lý mãnh liệt không phút giây nào ngơi nghỉ tìm cầu giác ngộ nó dẫn tôi tới thiền tông và tôi thoải mái lặn ngụp tham cứu mỗi mỗi sát na, rất tuyệt, hàng ngày đều có lời các vị cổ đức diển nói bên tai tôi như người sống trong sơn lâm thiền tông vậy, tôi hàng ngày vẫn đi làm thuê kiếm tiền nuôi vợ và 2 con nhỏ hì hì... vợ tôi thường bảo tôi là người vô tâm nhất trên đời, mỗi lần như thế tôi lại phá lên cười, sao mà nói đúng thế hì hì...
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Bạn muốn phương pháp nhanh gọn đơn giản nhất thì tôi cũng biết chút ít có thể thương lượng cùng bạn.
Bây giờ bạn thẳng thắn trả lời mấy câu hỏi sau là được:

1. Khi bạn đọc truyện cảnh giới trong truyện hiện lên đầy đủ, khi nhân vật nổi tham, sân, si là tự nhân vật tham, sân, si hay bạn khởi tham, sân, si? Người buồn bực lo lắng là nhân vật trong truyện hay là bạn?

2. Khi bạn đang đọc chẳng thể ngưng lại đó thì bạn ở đâu trong khắp cảnh truyện bạn thấy, biết đó?

3. Trong cảnh truyện đó là mô hình Pháp giới mi ni mà bạn trở thành nhân vật chính đó vậy thì làm sao để nhân vật chính đó thoát khỏi cảnh truyện ?

Hiện nay cũng vậy bạn làm sao thoát? Hì hì... :icon_nude:
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Bạn muốn phương pháp nhanh gọn đơn giản nhất thì tôi cũng biết chút ít có thể thương lượng cùng bạn.
Bây giờ bạn thẳng thắn trả lời mấy câu hỏi sau là được:

1. Khi bạn đọc truyện cảnh giới trong truyện hiện lên đầy đủ, khi nhân vật nổi tham, sân, si là tự nhân vật tham, sân, si hay bạn khởi tham, sân, si? Người buồn bực lo lắng là nhân vật trong truyện hay là bạn?

2. Khi bạn đang đọc chẳng thể ngưng lại đó thì bạn ở đâu trong khắp cảnh truyện bạn thấy, biết đó?

3. Trong cảnh truyện đó là mô hình Pháp giới mi ni mà bạn trở thành nhân vật chính đó vậy thì làm sao để nhân vật chính đó thoát khỏi cảnh truyện ?

Hiện nay cũng vậy bạn làm sao thoát? Hì hì... :icon_nude:

Chào đh Tịch Nhiên,

Ng Chiếu trả lời:

1. Khi bạn đọc truyện cảnh giới trong truyện hiện lên đầy đủ, khi nhân vật nổi tham, sân, si là tự nhân vật tham, sân, si hay bạn khởi tham, sân, si? Người buồn bực lo lắng là nhân vật trong truyện hay là bạn?

Cái này tùy theo mỗi người. Nhưng Ng Chiếu thì không buồn bực, lo lắng.

2. Khi bạn đang đọc chẳng thể ngưng lại đó thì bạn ở đâu trong khắp cảnh truyện bạn thấy, biết đó?

Ng Chiếu( rất ít hoặc không) xem phim hay đọc truyện từ 10 năm nay rồi.

3.Trong cảnh truyện đó là mô hình Pháp giới mi ni mà bạn trở thành nhân vật chính đó vậy thì làm sao để nhân vật chính đó thoát khỏi cảnh truyện ?

Với những gì học hỏi từ diễn đàn, các đạo hữu thì Ng Chiếu sẽ xem như là giấc mơ. Nhưng Ng Chiếu muốn đạo hữu trả lời thực tế của đh về câu hỏi thứ 3 này.

Kính.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hì hì... nguyên chiếu muốn nhanh chóng thì nguyên chiếu tự trả lời lấy, tôi là nhân vật trong mơ của nguyên chiếu thì làm sao giúp được hì hì...
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
[COLOR="blue"
Vậy nên việc làm đầu tiên là xóa bỏ ý phân biệt Dễ-Khó (ngang mức không còn dấu vết) trong việc tu học, tu hành điều ngự lục căn.
[/COLOR][/QUOTE]

[SIZE="4"]Cám ơn Bác nhiều,

Nếu đã bỏ ý phân biệt Dễ - Khó rồi thì tiếp theo con phải làm gì nữa ?

Kính.[/SIZE]
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Cám ơn Bác nhiều,

Nếu đã bỏ ý phân biệt Dễ - Khó rồi thì tiếp theo con phải làm gì nữa ?

Kính.

Dễ - Khó là một trong nhiều tên gọi của tâm phân biệt Sướng - Khổ thuộc Bát Phong. Hãy liệt kê tên tất cả các tên gọi của tâm phân biệt Sướng - Khổ mà đạo hữu nhận biết?

Mến, Trừng Hải
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Dễ - Khó là một trong nhiều tên gọi của tâm phân biệt Sướng - Khổ thuộc Bát Phong. Hãy liệt kê tên tất cả các tên gọi của tâm phân biệt Sướng - Khổ mà đạo hữu nhận biết?

Mến, Trừng Hải

Con liệt kê đây:

Tiền nhiều – Ít tiền
Làm Chủ – Làm công
Tình yêu đẹp – Thất tình, phụ bạc
Gia đình hòa thuận - Gia đình bất hòa
May mắn – Bất hạnh........v v v

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Con liệt kê đây:

Tiền nhiều – Ít tiền
Làm Chủ – Làm công
Tình yêu đẹp – Thất tình, phụ bạc
Gia đình hòa thuận - Gia đình bất hòa
May mắn – Bất hạnh........v v v

Kính.

Hãy tiếp tục nhận biết các tên gọi của tâm phân biệt Sướng-Khổ trong cuộc sống hàng ngày (hiện hữu với nhiều bộ mặt khác nhau nhiều nhiều nữa) đồng thời với Được-Mất, Lời khen-Tiếng chê, Danh thơm-Tiếng xấu (Bát Phong) rồi quán sát và suy tư để thấy tất cả mục đích của nó là cái không thể nào sở hữu được (bởi nó thay đổi theo thời gian-không gian tức vô thường) mà thiền môn gọi là VÔ SỞ HỮU.

Mến, Trừng Hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Cám ơn Bác nhiều,

Trở lại với việc Chăn Trâu, như Bác nói thì Chăn Trâu là điều ngự lục căn, nhưng với một cư sĩ tại gia( nửa đời, nữa đạo, giao lưu, công việc, gia đình).......thì bác có thể chia sẻ cách điều ngự lục căn một cách dễ nhất mà không bị chướng ngại được không ạ ?

Kính.

Luôn kiểm soát lục căn hay kiểm soát thân khẩu ý giữ nó trong chánh niệm. 1 niệm vừa khởi liền nhận biết và cố gắng tu sửa. Niệm niệm dấy khởi liền liền nhận ra thì niệm niệm tiêu tan. 1 ngày sẽ có hàng hàng niệm dấy khởi cố gắng nhân ra nó và đưa tâm về trạng thái quân bình. Làm như vậy dần dần niệm dấy khởi sẽ dần dần ít, và trạng thái hỷ lạc sẽ càng nhiều. Năm tháng trôi qua tâm tham sân si dần dần giảm, tâm thanh tịnh an lạc ngày càng được khơi sáng.
Có một số người sai lầm cứ thấy niệm vừa dấy khởi là tự ti oán trách mà giải đãi bỏ tu, hoặc không kiến định mà tu tập đến nơi đến chốn nên sẽ thấy giữa đời và đạo khó mà song hành, lại sinh tâm trốn chạy bỏ gia đình vợ con tìm nơi thanh tịnh để tu tập. Nhưng cảnh yên tĩnh nhưng tâm luôn dấy khởi vọng niệm. Người cư sỹ tại gia do nghiệp duyên sâu nặng nên phải tu giữa chốn thị phi uế trượt thì phải kiên định hơn nữa, nếu tu tập tốt thì như lửa thử vàng, bởi vì chốn thị phi kia đó là bùn cho hương sen ngát thơm là thử thách tôi luyện, là những bài học vô cùng quý giá rất dễ giác ngộ nhanh chóng. A di đà Phật!
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Luôn kiểm soát lục căn hay kiểm soát thân khẩu ý giữ nó trong chánh niệm. 1 niệm vừa khởi liền nhận biết và cố gắng tu sửa. Niệm niệm dấy khởi liền liền nhận ra thì niệm niệm tiêu tan. 1 ngày sẽ có hàng hàng niệm dấy khởi cố gắng nhân ra nó và đưa tâm về trạng thái quân bình. Làm như vậy dần dần niệm dấy khởi sẽ dần dần ít, và trạng thái hỷ lạc sẽ càng nhiều. Năm tháng trôi qua tâm tham sân si dần dần giảm, tâm thanh tịnh an lạc ngày càng được khơi sáng.
Có một số người sai lầm cứ thấy niệm vừa dấy khởi là tự ti oán trách mà giải đãi bỏ tu, hoặc không kiến định mà tu tập đến nơi đến chốn nên sẽ thấy giữa đời và đạo khó mà song hành, lại sinh tâm trốn chạy bỏ gia đình vợ con tìm nơi thanh tịnh để tu tập. Nhưng cảnh yên tĩnh nhưng tâm luôn dấy khởi vọng niệm. Người cư sỹ tại gia do nghiệp duyên sâu nặng nên phải tu giữa chốn thị phi uế trượt thì phải kiên định hơn nữa, nếu tu tập tốt thì như lửa thử vàng, bởi vì chốn thị phi kia đó là bùn cho hương sen ngát thơm là thử thách tôi luyện, là những bài học vô cùng quý giá rất dễ giác ngộ nhanh chóng. A di đà Phật!


Thật là khó nói! Nếu chưa nếm được cái địa vị siêu thoát kia 1 lần thì mọi pháp dụng tâm đều là trói buộc, đến được liền biết lỗi lầm mà dần dần dứt bỏ, Người ngộ được luôn luôn cố gắng tìm kế sống, chưa ngộ vừa tu vừa giải đải, ngộ rồi lại càng ra sức gấp bội, được 1 niệm ngộ dể, trụ niệm niệm miên mật khó, bảo người học ngay đó vô tâm lại không biết làm sao để vô tâm, ôi chao! Bảo bình thường tâm là đạo lại không thể nào làm cho nó bình thường được! Bởi vì tác ý muốn bình thường lại thành họa lớn!

Khéo khéo lúc dụng tâm, khéo khéo không tâm dụng

2 chữ khéo khéo này tức như như bất động vậy!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hãy tiếp tục nhận biết các tên gọi của tâm phân biệt Sướng-Khổ trong cuộc sống hàng ngày (hiện hữu với nhiều bộ mặt khác nhau nhiều nhiều nữa) đồng thời với Được-Mất, Lời khen-Tiếng chê, Danh thơm-Tiếng xấu (Bát Phong) rồi quán sát và suy tư để thấy tất cả mục đích của nó là cái không thể nào sở hữu được (bởi nó thay đổi theo thời gian-không gian tức vô thường) mà thiền môn gọi là VÔ SỞ HỮU.

Mến, Trừng Hải

Thưa Bác,

Theo như lời của Bác thì tất cả pháp đều vô thường, không. Nên Thiền môn từ đó quán chiếu tất cả pháp đều là hư ảo, giả tạm hình thành từ vọng tưởng, không chân thật ( vô sở hữu ). Khi đã Vô sở hữu thì Vô sở đắc. Mà Pháp Phật là pháp Bất Nhị ( con đường trung đạo ). Khi đã vào con đường Trung Đạo thì ta đã vào Chân Như ( Phật Tánh ).

Con hiểu như vậy Bác có ý kiến gì không?

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Thưa Bác,

Theo như lời của Bác thì tất cả pháp đều vô thường, không. Nên Thiền môn từ đó quán chiếu tất cả pháp đều là hư ảo, giả tạm hình thành từ vọng tưởng, không chân thật ( vô sở hữu ). Khi đã Vô sở hữu thì Vô sở đắc. Mà Pháp Phật là pháp Bất Nhị ( con đường trung đạo ). Khi đã vào con đường Trung Đạo thì ta đã vào Chân Như ( Phật Tánh ).

Con hiểu như vậy Bác có ý kiến gì không?

Kính.

Không nhanh như vậy đâu? Mọi lời trên chỉ nhằm làm sáng tỏ chỗ "Danh là vọng" mà thôi.

Mến, Trừng Hải

Note: hãy cố gắng liệt kê và suy tư các suy nghĩ nảy sanh do đối đãi (Bát Phong) trong cuộc sống hàng ngày.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83

hãy cố gắng liệt kê và suy tư các suy nghĩ nảy sanh do đối đãi (Bát Phong) trong cuộc sống hàng ngày.

Con liệt kê hết đây:

1. Là hưng thịnh, lợi lộc và suy sụp, điêu tàn.
Hưng thịnh, lợi lộc : làm ăn phát đạt, tiền tài sung túc....
Suy sụp, điêu tàn: làm ăn thất bại, tan gia bại sản....

2. Là hủy báng, gièm pha và danh dự, tiếng thơm.
Gièm pha, hủy báng : chê bai, nói xấu người......
Danh dự ,tiếng thơm: được tiếng tốt người tài giỏi, ai cũng biết mình....

3. Là xưng dương, tán tụng và cơ bài, chỉ trích.
Xưng dương, tán tụng: có chức vị, được mọi người khen ngợi.....
Cơ bài, chỉ trích: bị bài trừ khi có lỗi, bị chỉ trích khi làm việc gì sai.....

4. Là phiền não, khổ đau và an lạc, hạnh phúc
Phiền não, khổ đau: gặp nhiều điều không như ý, tiền tài gia đình ly tan....
An lạc , hạnh phúc: an nhàn, thanh thản, gia đình vui vẻ, hòa thuận....

Bát phong này có bốn điều khổ đau và cũng có bốn điều an vui.

Bác có thể chỉ cho con cách chăn trâu được không ạ ?

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên