- Tham gia
- 26/10/12
- Bài viết
- 426
- Điểm tương tác
- 89
- Điểm
- 43
Người đã ra đi, bỏ huyễn thân để chứng nhập pháp thân. Kẻ ở lại lưu truyền sự nghiệp. Một đời người đã tận tụy vì đàn hậu tấn, lúc ra đi được ấm lòng trong lời ru của nhịp mõ lời kinh. Hoa đàm tuy đã rụng, nhưng dư hương vẫn còn đây. Tiễn Người sang bến giác, mưa rơi ngập lối về.
11h00 trưa ngày 19/1/2013, toàn thể môn đồ pháp quyến đã tề tựa về Thiền Viện Sơn Thắng, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cùng đưa tiển nhục thân thầy nhập kim quan.
Đến chứng minh và tham dự đại lễ có sự hiện diện của HT. Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch HĐTS kiêm tổng Thư ký HĐTS TW GHPGVN, HT. Thích Hiển Pháp – Phó tổng Thư ký kiêm chánh văn phòng II TW GHPGVN, HT. Thích Huệ Minh – UVHĐTS, Phó thường trực Ban nghi lễ GHPGVN cùng hàng ngàn chư tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử khắp nơi trở về góp lời cầu nguyện tiển đưa cố Hòa thượng tân viên tịch.
Lễ cung thỉnh nhục thân nhập kim quan được diễn ra trang nghiêm, long trọng, được thực hiện theo nghi thức truyền thống văn hóa Phật giáo. Hàng môn đồ hiếu quyến thực hành nghi thức cung an chức sự, cung thỉnh chư tôn giáo phẩm chứng minh và thực hiện nghi thức nhập kim quan.
Người đã ra đi, bỏ huyễn thân để chứng nhập pháp thân. Kẻ ở lại lưu truyền sự nghiệp. Một đời người đã tận tụy vì đàn hậu tấn, lúc ra đi được ấm lòng trong lời ru của nhịp mõ lời kinh. Hoa đàm tuy đã rụng, nhưng dư hương vẫn còn đây. Tiễn Người sang bến giác, mưa rơi ngập lối về.
Được biết, sau lễ cung nghinh nhục thân nhập kim quan là lễ thọ tang cho môn nhân pháp quyến, Tăng Ni sinh các khóa tại bản trường cùng quý Phật tử.
Dưới đây là một số hình ảnh đã ghi nhận:
Phân ưu,
Cộng đồng Diễn đàn Phật giáo Online, vô cùng xúc động nhận được thông tin trên báo Phật giáo Việt Nam.
Hòa thượng Thích Đắc Pháp - Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long tân viên tịch vào lúc 15h chiều nay, ngày 18/1/2013.
Cộng đồng Phật tử chúng con cũng thành kính cầu nguyện giác linh Hòa thượng cao đăng Phật Quốc.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Kính lễ.
NIỆM VỀ CÁI CHẾT
Có bốn điểm chúng ta phải luôn quán chiếu, nhớ kỹ để rút thêm kinh nghiệm tu hành:
1- “Khi một niệm quá khứ đã chấm dứt, mà niệm vị lai chưa sanh, trong khoảng hở giữa hai niệm, có phải là có một ý thức về thực tại, mới mẻ nguyên sơ, không bị thay đổi bởi một mảy may khái niệm nào, thuần là một sự tỉnh giác nguyên vẹn hay không? Đấy! Tâm bản nhiên là thế đấy”. Nghĩa là khi niệm trước diệt, niệm sau chưa sanh, liền có khoảng hở. Bây giờ chúng ta phải khéo thấy, làm sao nhảy vào khoảng hở đó, là chúng ta làm chủ được niệm, thì tâm bản nhiên ngay chỗ đó, chơn tâm nằm ngay chỗ đó.
2- “Tuy nhiên, nó không ở mãi trong trạng thái như vậy, bởi vì một niệm khác lại khởi lên. Đấy chính là ánh sáng chiếu ra của tâm bản nhiên”. Chúng ta tu chưa được miên mật liên tục, nên một niệm khác khởi lên, phải khéo soi trở lại đừng theo nó.
3- “Nhưng nếu bạn không nhận ra niệm ấy, đúng như bản chất của nó ngay khi nó khởi, thì nó sẽ trở thành một ý tưởng khác như trước, đây gọi là “dây chuyền vọng tưởng” và là nguồn gốc của sanh tử”. Nghĩa là ngay niệm sau khởi lên, không nhận rõ đúng ngay bản chất của nó, thì thành ra ý tưởng khác. Có niệm tưởng mới xen vào là thành ý tưởng khác dẫn đi trong sanh diệt nên gọi là “dây chuyền vọng tưởng” là niệm này tiếp nối niệm kia. Niệm trước diệt niệm sau chưa sanh thì có khoảng hở, phải nhảy vào khoảng hở đó. Nếu nhảy chưa được, chưa kéo dài được thì niệm sau sẽ sanh khởi nữa. Khi niệm sau sanh khởi, nhận rõ bản chất của nó, nếu không nó thành ra ý tưởng mới và lại tiếp tục sanh khởi mãi. Như vậy là niệm niệm tiếp tục sanh diệt không gì khác, con đường đó gọi là nguồn gốc sanh tử.
4- “Nếu bạn có thể nhận chân được bản chất thật sự của ý tưởng (vọng tưởng), ngay khi nó khởi lên, thì cứ để yên đừng theo đuổi thêm. Bất cứ ý tưởng nào khởi lên, đều tự động tan vào khoảng bao la của tâm bản nhiên, và bạn được giải thoát”. Tức là ý tưởng khởi lên, chúng ta không theo nó thì nó sẽ tan, lỗi là tại chúng ta theo nó, nên bị nó dẫn. Do đó, chúng ta cần phải khéo tỉnh giác, thấy sâu vào lẽ thật ngay thân tâm của mình, đó là mở mắt trí tuệ, vượt lên sanh tử, chính ngay trong sanh tử là vô sanh. Vậy thân này chết nhưng ánh sáng đó không chết, tâm bản nhiên không chết, đó là con đường vượt qua sanh tử. Vì vậy, khi chúng ta niệm về cái chết là để vượt qua cái chết, cần phải nhớ như vậy.
http://thuongchieu.net/index.php op...=2483:niemvecaichet&catid=17:ttttp&Itemid=347

11h00 trưa ngày 19/1/2013, toàn thể môn đồ pháp quyến đã tề tựa về Thiền Viện Sơn Thắng, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cùng đưa tiển nhục thân thầy nhập kim quan.
Đến chứng minh và tham dự đại lễ có sự hiện diện của HT. Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch HĐTS kiêm tổng Thư ký HĐTS TW GHPGVN, HT. Thích Hiển Pháp – Phó tổng Thư ký kiêm chánh văn phòng II TW GHPGVN, HT. Thích Huệ Minh – UVHĐTS, Phó thường trực Ban nghi lễ GHPGVN cùng hàng ngàn chư tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử khắp nơi trở về góp lời cầu nguyện tiển đưa cố Hòa thượng tân viên tịch.
Lễ cung thỉnh nhục thân nhập kim quan được diễn ra trang nghiêm, long trọng, được thực hiện theo nghi thức truyền thống văn hóa Phật giáo. Hàng môn đồ hiếu quyến thực hành nghi thức cung an chức sự, cung thỉnh chư tôn giáo phẩm chứng minh và thực hiện nghi thức nhập kim quan.
“Thân giả huyễn trở về nơi cát bụi
Kiếp phù sinh mấy độ thấy hoa tàn”
Người đã ra đi, bỏ huyễn thân để chứng nhập pháp thân. Kẻ ở lại lưu truyền sự nghiệp. Một đời người đã tận tụy vì đàn hậu tấn, lúc ra đi được ấm lòng trong lời ru của nhịp mõ lời kinh. Hoa đàm tuy đã rụng, nhưng dư hương vẫn còn đây. Tiễn Người sang bến giác, mưa rơi ngập lối về.
Được biết, sau lễ cung nghinh nhục thân nhập kim quan là lễ thọ tang cho môn nhân pháp quyến, Tăng Ni sinh các khóa tại bản trường cùng quý Phật tử.
Dưới đây là một số hình ảnh đã ghi nhận:




- Vĩnh Long: Chùm ảnh tiễn biệt Thầy (19/01/2013 17:47:00)
- Hàng ngàn người góp lời cầu nguyện lễ nhập kim quan HT. Thích Đắc Pháp (19/01/2013 14:12:00)
- Khẩn trương chuẩn bị lễ nhập kim quan Hòa thượng viện chủ Sơn Thắng Thiền Viện (19/01/2013 12:24:00)
- Đồng Nai: Lạc thành Thiền Viện Trúc Lâm Chân Pháp (19/01/2013 11:25:00)
- Chùm ảnh những giây phút cuối của HT. Thích Đắc Pháp (19/01/2013 09:22:00)
- Vĩnh Long: HT. Thích Đắc Pháp tân viên tịch (18/01/2013 20:58:00)
Phân ưu,
Cộng đồng Diễn đàn Phật giáo Online, vô cùng xúc động nhận được thông tin trên báo Phật giáo Việt Nam.
Hòa thượng Thích Đắc Pháp - Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long tân viên tịch vào lúc 15h chiều nay, ngày 18/1/2013.
Cộng đồng Phật tử chúng con cũng thành kính cầu nguyện giác linh Hòa thượng cao đăng Phật Quốc.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Kính lễ.
======== Tham khảo các chủ đề liên quan ========
NIỆM VỀ CÁI CHẾT
Có bốn điểm chúng ta phải luôn quán chiếu, nhớ kỹ để rút thêm kinh nghiệm tu hành:
1- “Khi một niệm quá khứ đã chấm dứt, mà niệm vị lai chưa sanh, trong khoảng hở giữa hai niệm, có phải là có một ý thức về thực tại, mới mẻ nguyên sơ, không bị thay đổi bởi một mảy may khái niệm nào, thuần là một sự tỉnh giác nguyên vẹn hay không? Đấy! Tâm bản nhiên là thế đấy”. Nghĩa là khi niệm trước diệt, niệm sau chưa sanh, liền có khoảng hở. Bây giờ chúng ta phải khéo thấy, làm sao nhảy vào khoảng hở đó, là chúng ta làm chủ được niệm, thì tâm bản nhiên ngay chỗ đó, chơn tâm nằm ngay chỗ đó.
2- “Tuy nhiên, nó không ở mãi trong trạng thái như vậy, bởi vì một niệm khác lại khởi lên. Đấy chính là ánh sáng chiếu ra của tâm bản nhiên”. Chúng ta tu chưa được miên mật liên tục, nên một niệm khác khởi lên, phải khéo soi trở lại đừng theo nó.
3- “Nhưng nếu bạn không nhận ra niệm ấy, đúng như bản chất của nó ngay khi nó khởi, thì nó sẽ trở thành một ý tưởng khác như trước, đây gọi là “dây chuyền vọng tưởng” và là nguồn gốc của sanh tử”. Nghĩa là ngay niệm sau khởi lên, không nhận rõ đúng ngay bản chất của nó, thì thành ra ý tưởng khác. Có niệm tưởng mới xen vào là thành ý tưởng khác dẫn đi trong sanh diệt nên gọi là “dây chuyền vọng tưởng” là niệm này tiếp nối niệm kia. Niệm trước diệt niệm sau chưa sanh thì có khoảng hở, phải nhảy vào khoảng hở đó. Nếu nhảy chưa được, chưa kéo dài được thì niệm sau sẽ sanh khởi nữa. Khi niệm sau sanh khởi, nhận rõ bản chất của nó, nếu không nó thành ra ý tưởng mới và lại tiếp tục sanh khởi mãi. Như vậy là niệm niệm tiếp tục sanh diệt không gì khác, con đường đó gọi là nguồn gốc sanh tử.
4- “Nếu bạn có thể nhận chân được bản chất thật sự của ý tưởng (vọng tưởng), ngay khi nó khởi lên, thì cứ để yên đừng theo đuổi thêm. Bất cứ ý tưởng nào khởi lên, đều tự động tan vào khoảng bao la của tâm bản nhiên, và bạn được giải thoát”. Tức là ý tưởng khởi lên, chúng ta không theo nó thì nó sẽ tan, lỗi là tại chúng ta theo nó, nên bị nó dẫn. Do đó, chúng ta cần phải khéo tỉnh giác, thấy sâu vào lẽ thật ngay thân tâm của mình, đó là mở mắt trí tuệ, vượt lên sanh tử, chính ngay trong sanh tử là vô sanh. Vậy thân này chết nhưng ánh sáng đó không chết, tâm bản nhiên không chết, đó là con đường vượt qua sanh tử. Vì vậy, khi chúng ta niệm về cái chết là để vượt qua cái chết, cần phải nhớ như vậy.
http://thuongchieu.net/index.php op...=2483:niemvecaichet&catid=17:ttttp&Itemid=347