VO-NHAT-BAT-NHI

Niệm Phật Bất Chấp

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
449
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Sư nào tu cả đời cũng chưa chắc hết Tâm vi tế Tham Sân Si.
Chỉ móng khởi lên một niệm vi tế chấp có TU cũng tiêu cả đời tu.
Sư nào thành tựu viên mãn công hạnh Phật bằng con đường độc hành độc bộ, không nói, không chỉ, không biết, không làm, không tạo tác.

Kinh vẫn thường nói về:
“Sự tịch tĩnh là trú xứ của người viên mãn công hạnh”.
Từ sự vô hành tịch tĩnh đó, hoạt động thanh tịnh của các sư rất là miễn cưỡng khi diễn tả pháp môn bất nhị - bằng ngôn từ văn tự.
Thực tại Bất Nhị thì không thể nghĩ bàn, vốn siêu việt mọi đối tượng, chỉ được thực chứng trong Tâm mà thôi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 48%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
297
Điểm tương tác
142
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Khi một người quán sát Tâm niệm tức là người đó hướng ý niệm sanh Pháp Thân Phật trong Tâm.

Quán sát Tâm Niệm mỗi ngày không ngừng nghỉ cho đến chỗ rốt ráo thâm sâu nhất là chỗ vô thủy, vô minh, vô niệm của bộ óc thì Tâm niệm bất loạn.
Tâm niệm bất loạn chính là chỗ bản lai diện mục Tâm vô niệm không nghĩ Thiện, không nghĩ Ác

Bản Lai Tâm vô niệm thanh tịnh bất loạn là Pháp Thân Phật A Di Đà đang sẵn ở những người tu Tâm theo pháp môn Niệm Phật.

Khi cận tử chỉ một niệm bất loạn là thấy ánh sáng Pháp Thân Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi vô lượng thọ mạng.

A-di-đà Phật được phiên âm từ Amitābha, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus (trong tiếng Sankrit Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên A-di-đà Phật được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Ngại Quang, Thanh Tịnh Quang, Giải Thoát Quang, Bất Khả Tư Nghị Quang, Trí Huệ Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang.
Hí hí,

Bác 012 thì cho là Vãng sinh dễ như ăn kẹo, còn bác Tự độ thì cái kẹo ấy rất dễ ăn, song nó làm bằng "sắt nung đỏ" Hí hí

Tâm niệm bất loạn chính là chỗ bản lai diện mục.

Đã ngộ chỗ Bản lai thì còn niệm nào làm loạn được nữa thì đúng, nhưng cái "bất loạn" ấy có đồng nhất với cái "bất loạn nhất tâm" của Kinh A Di Đà không thì nó là không, hí hí. Kinh ghi:

Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn.

Chấp trì danh hiệu, tức là nắm giữ niệm A Di Đà Phật không buông, trải qua từ 1 ngày cho tới 7 ngày thì có thể đạt được Sự "nhất tâm bất loạn", vậy là quá rõ, trong tâm chỉ có danh hiệu Phật nên niệm khác chẳng thể làm loạn, chỉ có danh hiệu Phật là nhất tâm, chẳng có vọng tưởng khác dấy khởi là bất loạn. Đây là nhân chính thức chắc chắn Phật Thích Ca đứng ra đảm bảo sự vãng sinh. Tất nhiên nó cần có duyên "lâm chung bất điên đảo nữa", nghĩa là cái chết bình thường không có đột ngột, đột ngột thì chưa chuẩn bị kịp nên 1 niệm đề pa cũng khởi không xong thì dòng niệm tương tục làm sao lưu xuất. Cho nên, trong thì niệm Phật, ngoài thì tu phước thiện để có cái nhân duyên viên mãn như ý.

Còn "Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai", thì là chỗ vãng sinh Thượng phẩm của Bậc liễu ngộ đại thừa. Như Kinh Vô Lượng Thọ ghi:

Thiện nam tử, ngươi ngộ Đại thừa, hiểu Đệ nhất nghĩa đế, nay ta đến rước ngươi.


Hiểu tức Chứng, chẳng phải Văn Tư vì trước nói Ngộ vậy !

Thế thì Vãng sinh có ba phẩm chia theo Sự Niệm Phật, căn cơ có ba bậc chia theo Tâm thiểu, nhất, liễu.

Người thiểu tâm niệm Phật thì còn tạp niệm, tuy khởi ý niệm Phật dằn đè xuống được song chưa thường như vậy nên gặp cảnh thuận nghịch vẫn quên cần nhắc, do đó vãng sinh bậc hạ phần nhiều phải có " hộ niệm".

Người nhất tâm niệm Phật, tâm ý đã thuần, bất niệm tự niệm, nhớ Phật liền khởi niệm Phật nên sức định đã có, lâm chung cảnh thuận nghịch hiện, nhớ Phật niệm Phật liền ứng cảm mà được vãng sinh về trung phẩm.

Đã ngộ đại thừa, tự tâm làm Phật, còn vi tế tập khí chưa trừ sạch, tùy theo mức độ trong sạch ấy mà vãng sinh về 3 phẩm Thượng sanh.

A Di Đà Phật.
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Hí hí,

Bác 012 thì cho là Vãng sinh dễ như ăn kẹo, còn bác Tự độ thì cái kẹo ấy rất dễ ăn, song nó làm bằng "sắt nung đỏ" Hí hí

Tâm niệm bất loạn chính là chỗ bản lai diện mục.

Đã ngộ chỗ Bản lai thì còn niệm nào làm loạn được nữa thì đúng, nhưng cái "bất loạn" ấy có đồng nhất với cái "bất loạn nhất tâm" của Kinh A Di Đà không thì nó là không, hí hí. Kinh ghi:

Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn.

Chấp trì danh hiệu, tức là nắm giữ niệm A Di Đà Phật không buông, trải qua từ 1 ngày cho tới 7 ngày thì có thể đạt được Sự "nhất tâm bất loạn", vậy là quá rõ, trong tâm chỉ có danh hiệu Phật nên niệm khác chẳng thể làm loạn, chỉ có danh hiệu Phật là nhất tâm, chẳng có vọng tưởng khác dấy khởi là bất loạn. Đây là nhân chính thức chắc chắn Phật Thích Ca đứng ra đảm bảo sự vãng sinh. Tất nhiên nó cần có duyên "lâm chung bất điên đảo nữa", nghĩa là cái chết bình thường không có đột ngột, đột ngột thì chưa chuẩn bị kịp nên 1 niệm đề pa cũng khởi không xong thì dòng niệm tương tục làm sao lưu xuất. Cho nên, trong thì niệm Phật, ngoài thì tu phước thiện để có cái nhân duyên viên mãn như ý.

Còn "Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai", thì là chỗ vãng sinh Thượng phẩm của Bậc liễu ngộ đại thừa. Như Kinh Vô Lượng Thọ ghi:

Thiện nam tử, ngươi ngộ Đại thừa, hiểu Đệ nhất nghĩa đế, nay ta đến rước ngươi.


Hiểu tức Chứng, chẳng phải Văn Tư vì trước nói Ngộ vậy !

Thế thì Vãng sinh có ba phẩm chia theo Sự Niệm Phật, căn cơ có ba bậc chia theo Tâm thiểu, nhất, liễu.

Người thiểu tâm niệm Phật thì còn tạp niệm, tuy khởi ý niệm Phật dằn đè xuống được song chưa thường như vậy nên gặp cảnh thuận nghịch vẫn quên cần nhắc, do đó vãng sinh bậc hạ phần nhiều phải có " hộ niệm".

Người nhất tâm niệm Phật, tâm ý đã thuần, bất niệm tự niệm, nhớ Phật liền khởi niệm Phật nên sức định đã có, lâm chung cảnh thuận nghịch hiện, nhớ Phật niệm Phật liền ứng cảm mà được vãng sinh về trung phẩm.

Đã ngộ đại thừa, tự tâm làm Phật, còn vi tế tập khí chưa trừ sạch, tùy theo mức độ trong sạch ấy mà vãng sinh về 3 phẩm Thượng sanh.

A Di Đà Phật.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT...
-Phật A Di Đà : Hiếu !...Theo Ta .
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔA DI ĐÀ PHẬT...
-Phật Thích Ca : Hiếu !...Có Thấy Ai Gọi Đó Không ? !
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT,NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT...
- Phật Thích Ca : Ông Di Đà Này !...Sao Nó Kêu Ông Mà Ông Không Rước Nó Đi ?
- Phật Di Đà : Tại Ông Đấy !...Ai Bảo Ông Xui Nó : "trong tâm chỉ có danh hiệu Phật nên niệm khác chẳng thể làm loạn, chỉ có danh hiệu Phật là nhất tâm, chẳng có vọng tưởng khác dấy khởi là bất loạn. Đây là nhân chính thức chắc chắn Phật Thích Ca đứng ra đảm bảo sự vãng sinh. "...Nên Nó Sợ Theo Tôi Là Nó : MẤT TÂM BẤT LOẠN...Vây Ông Đi Mà Đón Nó Đi , Tôi " Thăng" Đây
-Phật Thích Ca ( Gãi Đầu ): ...Vậy Thì Tôi Cũng Chịu . Thôi Hai Anh Em mình Cùng Đi Trồng Răng Đi, Tôi Đãi .
- Hiếu : NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT , NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT , NAM MÔ A DI ĐÀ PHẠT.....
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 48%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
297
Điểm tương tác
142
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT...
-Phật A Di Đà : Hiếu !...Theo Ta .
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔA DI ĐÀ PHẬT...
-Phật Thích Ca : Hiếu !...Có Thấy Ai Gọi Đó Không ? !
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT,NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT...

- Phật Thích Ca : Ông Di Đà Này !...Sao Nó Kêu Ông Mà Ông Không Rước Nó Đi ?
- Phật Di Đà : Tại Ông Đấy !...Ai Bảo Ông Xui Nó : "trong tâm chỉ có danh hiệu Phật nên niệm khác chẳng thể làm loạn, chỉ có danh hiệu Phật là nhất tâm, chẳng có vọng tưởng khác dấy khởi là bất loạn. Đây là nhân chính thức chắc chắn Phật Thích Ca đứng ra đảm bảo sự vãng sinh. "...Nên Nó Sợ Theo Tôi Là Nó : MẤT TÂM BẤT LOẠN...Vây Ông Đi Mà Đón Nó Đi , Tôi " Thăng" Đây
-Phật Thích Ca ( Gãi Đầu ): ...Vậy Thì Tôi Cũng Chịu . Thôi Hai Anh Em mình Cùng Đi Trồng Răng Đi, Tôi Đãi .
- Hiếu : NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT , NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT , NAM MÔ A DI ĐÀ PHẠT.....
Hí hí,

Bác An Long thắc mắc hay nha, hí hí

Đã "Bất loạn" rồi thì niềm nào cầu vãng sinh, hí hí

Thế thì như đã ăn cơm rồi thì còn niệm nào cầu cơm với chẳng kêu đói nữa, hí hí

Lúc đó thì mới đúng như bác Không Tạng nói, cây đã đổ theo hướng đó rồi còn lo gì chẳng vãng sinh, do đó Phật Thích Ca mới cam kết được, hí hí

Em từng nói rồi đó, Tín Nguyện sâu cạn thể hiện ở kết quả Hành trì, mà trình độ hành trì biểu hiện của sự sâu cạn của Tín Nguyện. Đã hành tới Nhất tâm rồi thì tất là Tin sâu Nguyện thiết. Hí hí

A Di Đà Phật.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
449
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Phật là nhất tâm???????
Thấy Thực Tại Hiện Tiền là thấy Sự Thật phũ phàng.

Nhất Tâm nghĩa là Tâm Phật Thích-ca, Tâm chúng ta, Tâm vạn vật, và trái đất là Nhất Tâm.
Nói một cách khác Nhất Tâm là Cảnh giới Vô Biên, Vô Tận, Vô Thủy, Vô Minh mà Phật Thích-ca, chúng ta, vạn vật, và trái đất đều là Hiện Tượng biến hiện ở trong đó.

Trong Cảnh giới Vô Biên, Vô Tận, Vô Thủy, Vô Minh đó... đó.
Do Lý Duyên Khởi Tạo Tác ra tất cả Hiện Tượng Phật Thích-ca, chúng ta, vạn vật biến hiện ở hiện tượng trái đất ở trong đó...đó..[smile]

Đức Phật nói: "Pháp Duyên Khởi đó... cho đức Phật xuất hiện, hay không xuất hiện nghĩa là Đức Phật xuất hiện hay không xuất hiện là DO Lý Duyên Khởi Tạo Tác ra Hiện tượng biến hiện cách đây hơn 2500 Phật lịch.
Sự Thật Hiện Tượng đức Phật Thích Ca ra đời chẳng phải là Đại Sự Nhân Duyên cái mốc khô, mốc xì gì cả. [smile]
Đất, nước gió, lửa là cái mốc khô, mốc xì gì???,, mà mấy bộ óc đất sét lãnh ngộ từ văn tư tu lãi nhãi, nhái tới, nhái lui cho là Đại Sự Nhân Duyên?

Ðại đức Ananda có bạch hỏi Phật: Bạch hóa Ðức Thế-Tôn; Ngài dạy rằng:
Thế giới rỗng không có nghĩa là gì?
- Này Ananda,
Thế giới có nghĩa là rỗng không, không có Ta, không phải Ta, nên gọi là rỗng không (vô-ngã).
Này Ananda, vật gì rỗng không, không có người thì không có nhãn, không có sắc, không có thọ, không có sự cảm xúc ở mắt, không có thọ vui, thọ khổ (xin hiểu, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cùng một thể).
Vì sự rỗng không như vậy nên Như Lai gọi là Vô ngã. Người nên quán tưởng thấy rõ như vậy.

Thực chứng của Tự Độ | Diễn Đàn Phật Pháp Việt Nam

ờ mà đúng hông??? Mấy hiện tượng đất nước gió lửa..[smile]
 

Hư Không Tạng

Registered

Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
29/3/24
Bài viết
24
Điểm tương tác
24
Điểm
3
Tín hay Đức tin thì thuộc về con tim (TÌNH) còn Giới vì chỉ ra sự ác và xa lìa sự ác nên thuộc về lý trí (LÝ). Vậy với cặp phạm trù TÌNH với LÝ thì chỗ dị là con tim và lý trí còn chỗ đồng là gì để nói "TÍN là GIỚI".

Trừng Hải

Xin trải lòng một chút về việc thảo luận với tâm bình đẳng vô ngã. Khi thảo luận chúng ta cần thành thực đứng đúng vào địa vị của bản thân. Như Trừng Hải là kẻ phàm phu nên mọi lãnh ngộ đều nảy sanh từ Văn, Tư, Tu hữu lậu. Không bao giờ dùng địa vị vô lậu Giới, Định, Tuệ để diễn đạt vấn đề bởi, hề hề, dứt tái sanh mới nói chuyện vô sanh.
Xin cáo lỗi bác @trừng hải vì việc viết xuống bằng ngôn ngữ đã bị xáo trộn nên việc trả lời bác dẫn đến việc khúc mắc của bác.
Lẽ ra tôi phải viết như này: HẠNH TÍN NGUYỆN tương ưng với GIỚI ĐỊNH TUỆ mới phải. Nhưng do có lẽ quen miệng lâu nay nên khi hồi đáp bác đã "sai một li đi một dặm"
Cũng hồi đáp bác trước hết so với các đạo hữu khác để câu chuyện được liền mạch, dễ theo dõi.

Về chi tiết thì xin có sự hồi đáp lại như sau về việc bác hỏi kiến giải của tôi về pháp môn này cho đúng:
Tín tương ưng với Định, niềm tin kiên cố không lay chuyển.
Hạnh tương ưng với Giới, chỉ cho sự thực hành.
Nguyện tương ưng với Tuệ, trí tuệ sáng suốt để hành giả đi đúng con đường đến giải thoát.


Kính gửi lại bác @trừng hải !
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,473
Điểm tương tác
1,099
Điểm
113
Về chi tiết thì xin có sự hồi đáp lại như sau về việc bác hỏi kiến giải của tôi về pháp môn này cho đúng:
Tín tương ưng với Định, niềm tin kiên cố không lay chuyển.
Hạnh tương ưng với Giới, chỉ cho sự thực hành.
Nguyện tương ưng với Tuệ, trí tuệ sáng suốt để hành giả đi đúng con đường đến giải thoát.


Kính gửi lại bác @trừng hải !

Hề hề,

Tín trong Tịnh độ tông được xem như hạt mần của sự vãng sanh Tây phương Tịnh thổ. Tín này câu sanh với Tuệ đồng với công phu Tinh tấn (Giới Hạnh/Hành) - Định (Giới Thể/Nguyện) mà nuôi dưỡng và phát triển pháp Niệm Phật đến Nhất tâm (Tứ Định)

Trừng Hải
 

Hư Không Tạng

Registered

Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
29/3/24
Bài viết
24
Điểm tương tác
24
Điểm
3
Hí hí,

Chào bác Không Tạng, em thấy bác luận Lý cái vụ Tín Nguyện Hạnh bắc cầu nó qua Giới Định Tuệ, thật là thú vị, nhưng cái cầu bắc qua sao nó "gập ghềnh" thế ?

Ví dụ:
- Khi bạn có niềm tin về một điều gì đó bạn sẽ luôn nghĩ tưởng về nó nhiều hơn bình thường, ví như bác yêu một cô gái bác sẽ nghĩ về cô ấy nhiều.
Thế là bác xỏ lỗ Ái (yêu) Luyến (nhớ) thành Tín (bất nghi, tôi không bao giờ nghi ngờ em, em sẽ chẳng bao giờ phản bội tôi như Phật sẽ không bao giờ chẳng đến rước con đi) (còn nếu thật Tín thì chữ Tín cũng bỏ nốt, nó thành Biết tức Giác rồi.)

Thế này thì cảnh Cực Lạc lại thành cảnh trúng vé độc đắc, còn người niệm Phật như ông mua vé số cầu may, thế là ngày nào cũng mong cầu được độc đắc, nhưng lại thất vọng ngay chiều khi đài sổ xố không có gọi tên mình. Vậy thì cái đạo của trí tuệ rõ ràng nhân quả lại thành cái đạo cầu may ước vọng, hí hí, thế thì chẳng trách ông Phật lại thành ông Thần tài ban phước ban lộc cho kẻ ảo vọng mà tự huyễn hoặc mình hay sao ?

- Sâu thì NGUYỆN này sẽ kiên cố, dù ta ko còn ý thức về nó nhưng bản thân nó sẽ tạo một lực nghiêng đủ lớn về cái "mong muốn" đó.

Nguyện có sâu cạn nên Niệm có đắc thất, nói nôm na như trò có khát vọng thì học sẽ tập trung, còn đầu óc cứ mông lung là do ước mơ chẳng có, hí hí. Cái vụ mất "ý thức" mà vẫn ngả về Phật được thì em nghe thấy giống như tiều phu đốn cây thì hay mở "mắt" gốc cây để cây dùng chính sức nặng của nó, mà ngả theo góc khuyết đã mở rồi đổ xuống. Vậy là các bà các cô cứ chắc mẩm mình thèm khát Cực Lạc như vậy thì chắc chắn về Tây rồi, như mình thèm giàu sang thì chắc chắn vớ độc đắc rồi, hí hí. Thế rồi tắt hơi, độc đắc không có, mà Cực Lạc cũng vô phương, nhưng cũng cứ xúm lại tán thán cho nhau là: chúc mừng đồng đạo đã vãng sanh vì hơi ấm còn lại ở chỗ này chỗ kia rồi á. Hí hí

Các nghiệp khác nó ko mất chỉ là do nó ko có nhân duyên để sanh ra quả đời vị lai thôi.
Nên nghiệp là có thật nhưng nó lại như sương mai ảo ảnh! Bóng đêm là có thật nhưng tia sáng nhỏ bé lóe lên thì bóng tối biến mất ngay tại đó.
NGHIỆP thật có với chúng sanh phải thọ thân sau để trả, nhưng ko thật có với bậc đã giải thoát.


Ý bác là sau khi vãng sinh rồi là "xù" được nợ cũ nợ mới luôn hay sao ? Hí hí, em nhớ Phật còn bị đá đè với ăn mã mạch mà.

A Di Đà Phật.
Thưa đạo hữu @Hiếu , xin hồi đáp từng phần gạch đầu dòng tương ứng:
- Đây chỉ là một ví dụ đặt trong ngữ cảnh hồi đáp với bác @trừng hải , tôi có ghi kèm theo chữ "ví như", điều đó chỉ là một dẫn chứng ở ngoài đời để giúp minh định một cái gì đó trừu tượng khó nắm bắt bằng ngôn ngữ trong Phật học, và đây là cách mà Đức Phật cũng thường dùng trong nhiều bài kinh khi giảng cho quần chúng.
Và vì vậy phần sau của đạo hữu là một ý kiến cá nhân tôi ghi nhận nhưng có lẽ chúng ta ko còn cần đi vào chi tiết.

- Đạo hữu đã tách một câu nói ra khỏi một bài viết tổng thể nên mới có sự hiểu lầm như trên dù phân tích đúng lắm. Một cái tâm bình thường sẽ luôn có sự ham muốn, các ham muốn này nó tạo lực mà chúng ta gọi là nghiệp lực, chính cái nghiệp này khi thân tứ đại tan rã , thần trí lúc đó đều u mê mờ mịt chẳng tự chủ được, nghiệp sẽ quyết định sự tái sanh, và tùy nghiệp nào đến trước chín muồi trước.
Vậy, cũng như người niệm Phật, cái nguyện này cạn thì chỉ tạo 1 thiện nghiệp, nó lẫn lộn với vô số nghiệp khác, khi đó thì "hên xui" như đạo hữu nói.
Nhưng, nguyện này sâu thì nó sẽ đủ để trở thành một dạng cận tử nghiệp. Xin dừng phần này tại đây vì chắc đạo hữu đã biết nghiệp này nó như thế nào rồi.
Cho nên, quan kiến của đạo hữu là đúng nhưng chưa đủ thôi.

Cuộc sống nếu như một khẩu Colt với băng đạn 6 viên, bác càng lấp đầy 6 lỗ hổng này thì càng có cơ may bắn ra đạn thật sự. Niệm Phật cũng thế, cạn thì trống 6 ô, sâu nhất thì 6 ô này lấp đầy, khi đó bắn hay ko bắn cũng đã chắc phần!

- Đạo hữu có lẽ đã nhầm lẫn, hoặc việc hiểu chưa đúng, đạo hữu hiểu thế nào về việc Ngài Agullima giết người và đắc quả thời Phật tại thế? Tôi đã ví dụ rất tường minh rồi! Vậy Ngài Aguillima cũng xù rồi! Và Ngài ấy còn giỏi hơn cả Đức Phật, vì Đức Phật còn đá đè với ăn mã mạch đúng không?
Còn Ngài ấy đắc quả xong là chuồn vào Niết Bàn.
Thêm một ví dụ nữa, Đức Phật thọ 80 tuổi, vậy Ngài còn thua cả tuổi thọ của một vài đệ tử đồng niên, Ngài đi khất thực mà có lần lại hỏi có Ngài Sivali đi cùng chúng Tăng hay ko? Khi đáp rằng có thì Ngài dạy rằng chúng Tăng khất thực ở ngôi làng nghèo này sẽ có đủ vật thực.
Vậy chúng ta có thể thấy rằng Đức Phật kém các đệ tử chăng?
Ở đây, chúng ta dùng Ngài Agullima và Đức Phật là hai hình ảnh để thấy vì sao cùng đắc quả giải thoát mà người trả nghiệp và người không? Thế nên bên Phật giáo đại thừa hay dùng từ "thị hiện" nó có lí do của nó. Đó là sự "giáo giới" của Phật cho một trường hợp một nhân duyên cụ thể cần thiết phải làm như vậy!
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
- Đạo hữu có lẽ đã nhầm lẫn, hoặc việc hiểu chưa đúng, đạo hữu hiểu thế nào về việc Ngài Agullima giết người và đắc quả thời Phật tại thế? Tôi đã ví dụ rất tường minh rồi! Vậy Ngài Aguillima cũng xù rồi! Và Ngài ấy còn giỏi hơn cả Đức Phật, vì Đức Phật còn đá đè với ăn mã mạch đúng không?
Hì Hì ...
Cái Bác Hư Không Này ...Còn " ạng " Cắc Ké :
..."Phật Hơn Phật "...Thì Là " PHẬT ĐÚP " À...
...Hay Gọi Là : PHẬT PHẬT ??? !
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 48%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
297
Điểm tương tác
142
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Thưa đạo hữu @Hiếu , xin hồi đáp từng phần gạch đầu dòng tương ứng:
- Đây chỉ là một ví dụ đặt trong ngữ cảnh hồi đáp với bác @trừng hải , tôi có ghi kèm theo chữ "ví như", điều đó chỉ là một dẫn chứng ở ngoài đời để giúp minh định một cái gì đó trừu tượng khó nắm bắt bằng ngôn ngữ trong Phật học, và đây là cách mà Đức Phật cũng thường dùng trong nhiều bài kinh khi giảng cho quần chúng.
Và vì vậy phần sau của đạo hữu là một ý kiến cá nhân tôi ghi nhận nhưng có lẽ chúng ta ko còn cần đi vào chi tiết.

- Đạo hữu đã tách một câu nói ra khỏi một bài viết tổng thể nên mới có sự hiểu lầm như trên dù phân tích đúng lắm. Một cái tâm bình thường sẽ luôn có sự ham muốn, các ham muốn này nó tạo lực mà chúng ta gọi là nghiệp lực, chính cái nghiệp này khi thân tứ đại tan rã , thần trí lúc đó đều u mê mờ mịt chẳng tự chủ được, nghiệp sẽ quyết định sự tái sanh, và tùy nghiệp nào đến trước chín muồi trước.
Vậy, cũng như người niệm Phật, cái nguyện này cạn thì chỉ tạo 1 thiện nghiệp, nó lẫn lộn với vô số nghiệp khác, khi đó thì "hên xui" như đạo hữu nói.
Nhưng, nguyện này sâu thì nó sẽ đủ để trở thành một dạng cận tử nghiệp. Xin dừng phần này tại đây vì chắc đạo hữu đã biết nghiệp này nó như thế nào rồi.
Cho nên, quan kiến của đạo hữu là đúng nhưng chưa đủ thôi.

Cuộc sống nếu như một khẩu Colt với băng đạn 6 viên, bác càng lấp đầy 6 lỗ hổng này thì càng có cơ may bắn ra đạn thật sự. Niệm Phật cũng thế, cạn thì trống 6 ô, sâu nhất thì 6 ô này lấp đầy, khi đó bắn hay ko bắn cũng đã chắc phần!

- Đạo hữu có lẽ đã nhầm lẫn, hoặc việc hiểu chưa đúng, đạo hữu hiểu thế nào về việc Ngài Agullima giết người và đắc quả thời Phật tại thế? Tôi đã ví dụ rất tường minh rồi! Vậy Ngài Aguillima cũng xù rồi! Và Ngài ấy còn giỏi hơn cả Đức Phật, vì Đức Phật còn đá đè với ăn mã mạch đúng không?
Còn Ngài ấy đắc quả xong là chuồn vào Niết Bàn.
Thêm một ví dụ nữa, Đức Phật thọ 80 tuổi, vậy Ngài còn thua cả tuổi thọ của một vài đệ tử đồng niên, Ngài đi khất thực mà có lần lại hỏi có Ngài Sivali đi cùng chúng Tăng hay ko? Khi đáp rằng có thì Ngài dạy rằng chúng Tăng khất thực ở ngôi làng nghèo này sẽ có đủ vật thực.
Vậy chúng ta có thể thấy rằng Đức Phật kém các đệ tử chăng?
Ở đây, chúng ta dùng Ngài Agullima và Đức Phật là hai hình ảnh để thấy vì sao cùng đắc quả giải thoát mà người trả nghiệp và người không? Thế nên bên Phật giáo đại thừa hay dùng từ "thị hiện" nó có lí do của nó. Đó là sự "giáo giới" của Phật cho một trường hợp một nhân duyên cụ thể cần thiết phải làm như vậy!
Hí hí,

Chào bác Không Tạng,

Ngài Agullima hiện đang trả quả báo sát sinh ở đâu thì em chịu, chứ còn em chắc chắn là Ngài "xù" không được vì như em ví dụ Phật còn ăn đá đè và mã mạch. Vậy tại sao tại thời Phật không thấy nói về sự trả quả báo đó, vì lúc đó có ai đi theo hay hỏi Phật về việc đó của Ngài Agullima đâu nên chắc sách không ghi chép.

Đắc quả là như người có mắt mù liền được sáng mắt, khi ấy lên Trời xuống Đất đều rõ ràng nhân nào duyên nào, do vậy mà tự tại gieo nhân, tự tại chọn nhân, chớ vẫn nằm trong vòng nhân quả thôi. Đến cõi Cực Lạc cũng còn do hạnh nguyện tích lũy vô lượng kiếp của Ngài Di Đà kiến lập lên thì một người vãng sinh về đó tất nhiên cũng trốn không thoát đâu.

Mấy chỗ trên thì em đoán bác hiểu rồi nên em khỏi luận nữa, hí hí.

A Di Đà Phật.
 
Sửa lần cuối:

Hư Không Tạng

Registered

Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
29/3/24
Bài viết
24
Điểm tương tác
24
Điểm
3
Hì Hì ...
Cái Bác Hư Không Này ...Còn " ạng " Cắc Ké :
..."Phật Hơn Phật "...Thì Là " PHẬT ĐÚP " À...
...Hay Gọi Là : PHẬT PHẬT ??? !
Vâng, thưa đạo hữu, tôi chưa bao giờ nhận mình là một bậc, đấng, hay ngài gì cả! Chỉ luôn nghĩ mình còn phải học hỏi nhiều ở những người có hiểu biết sâu rộng như đạo hữu @An Long!
Tôi thiển nghĩ nếu đây là câu trả lời của đạo hữu cho tôi thì nó ko đúng, nó phải dành cho đạo hữu @Hiếu mới đúng đối tượng, vì tôi cũng chỉ hồi đáp phần trao đổi cho đạo hữu ấy mà thôi.

Tuy nhiên, tôi cũng hiểu ý đạo hữu. Ý đạo hữu cho rằng Phật tính thì giống nhau có hơn thua cao thấp gì phải ko? Có lẽ đây là một căn bệnh của một số người học Phật, họ không phân biệt được giữa Chân đế và Tục đế, việc sử dụng lầm lẫn giữa hai cái này ko đúng thời điểm nên những điều muốn trình bày thường có xu thế "hàn lâm" và rối rắm hơn!
Trong khi lẽ ra mọi thứ càng phải nên ngắn gọn và đơn giản hóa!
Thể TÁNH thì Phật nào chả giống nhau, nhưng thể TƯỚNG thì Ngài Aguillima và Đức Phật khác nhau mà?
Sao đạo hữu có thể lẫn lộn?
Có khi nào đạo hữu bị "lậm thiền bệnh" chăng?
Việc hồi đáp với phần bình luận của đạo hữu @An Long khiến sự trao đổi với đạo hữu @Hiếu trở thành rễ con của một cái cây, tuy có liên quan nhưng ko còn bám vào rễ cái nữa! Có lẽ vì cách hiểu của đạo hữu đã khiến chúng ta phải bàn về một vấn đề khác rồi!
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Tuy nhiên, tôi cũng hiểu ý đạo hữu. Ý đạo hữu cho rằng Phật tính thì giống nhau có hơn thua cao thấp gì phải ko? Có lẽ đây là một căn bệnh của một số người học Phật, họ không phân biệt được giữa Chân đế và Tục đế, việc sử dụng lầm lẫn giữa hai cái này ko đúng thời điểm nên những điều muốn trình bày thường có xu thế "hàn lâm" và rối rắm hơn!
Trong khi lẽ ra mọi thứ càng phải nên ngắn gọn và đơn giản hóa!
Thể TÁNH thì Phật nào chả giống nhau, nhưng thể TƯỚNG thì Ngài Aguillima và Đức Phật khác nhau mà?
Sao đạo hữu có thể lẫn lộn?
Có khi nào đạo hữu bị "lậm thiền bệnh" chăng?
Việc hồi đáp với phần bình luận của đạo hữu @An Long khiến sự trao đổi với đạo hữu @Hiếu trở thành rễ con của một cái cây, tuy có liên quan nhưng ko còn bám vào rễ cái nữa! Có lẽ vì cách hiểu của đạo hữu đã khiến chúng ta phải bàn về một vấn đề khác rồi!
Khà Khà...
Cái Nhà Này Lại : Hư Không...Nữa Rồi !
...Hãy " BIỀN BIỆN"...Kheo Khéo dụng...
@ - Nếu Không : OAN CHO BÀ " Chúa Nôm" Vì Bả Cũng Gọi "CÁI CHUÔNG" ..Là " ÁI UÔNG " Mà Lại Còn RÕ RÀNG BẰNG THƠ Nữa Chứ...
...Có Phải không : NHÀ TẠNG !
 

Hư Không Tạng

Registered

Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
29/3/24
Bài viết
24
Điểm tương tác
24
Điểm
3
Ngài Agullima hiện đang trả quả báo sát sinh ở đâu thì em chịu, chứ còn em chắc chắn là Ngài "xù" không được vì như em ví dụ Phật còn ăn đá đè và mã mạch. Vậy tại sao tại thời Phật không thấy nói về sự trả quả báo đó, vì lúc đó có ai đi theo hay hỏi Phật về việc đó của Ngài Agullima đâu nên chắc sách không ghi chép.

Đắc quả là như người có mắt mù liền được sáng mắt, khi ấy lên Trời xuống Đất đều rõ ràng nhân nào duyên nào, do vậy mà tự tại gieo nhân, tự tại chọn nhân, chớ vẫn nằm trong vòng nhân quả thôi. Đến cõi Cực Lạc cũng còn do hạnh nguyện tích lũy vô lượng kiếp của Ngài Di Đà kiến lập lên thì một người vãng sinh về đó tất nhiên cũng trốn không thoát đâu.
Thưa đạo hữu, chính chỗ này, nếu đạo hữu chắc chắn điều đó thì xin có lời giải thích cho cái sự chắc chắn ấy chứ phải ko?
Như tôi đã có trình bày mà có lẽ chắc đạo hữu đã ko lưu tâm. Nay tôi xin trả lời ngắn gọn và ko có ý ép buộc đạo hữu phải công nhận, đây là sự tôn trọng với tất cả ý kiến đồng hay dị của mọi người.

  • Nghiệp sát của Ngài Aguilliam là hoàn toàn ko thể bị mất.
  • Bậc Arahat lậu tận thì ko còn THỌ THÂN SAU.
------> Gieo nghiệp là có quả báo, ko thọ thân thì làm gì có ai thọ hưởng nữa!
Nên tôi đã đưa ví dụ ở phần hồi đáp với đạo hữu nhằm làm sáng tỏ ý này rồi.

Xin trở lại vấn đề niệm Phật chứ với các ví dụ thêm nữa thì chúng ta dần xa rời mục đích trao đổi chính.
Với phần ý kiến cuối của đạo hữu cũng đã sáng tỏ vấn đề rồi, việc Đức Phật xác quyết rằng "Vãng Sanh chính là thành Phật" nó cần phải hiểu rằng chỉ cần đến được nơi đó thì chắc chắn TƯƠNG LAI sẽ thành Phật mà ko lui xụt, chứ bản chất kẻ vãng sanh lúc đó chẳng phải Phật. Nghiệp vẫn còn!

Riêng câu này tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của đạo hữu, khi cho rằng bậc đắc quả (giải thoát) lại tự tại gieo nhân, tự tại chọn nhân.
Người mà đắc tứ quả Arahat thì họ là một với luật nhân quả rồi, tâm không hề mống khởi vọng tưởng nữa rồi.

Rất cám ơn đạo hữu có những thắc mắc rất hay!
 

Hư Không Tạng

Registered

Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
29/3/24
Bài viết
24
Điểm tương tác
24
Điểm
3
Khà Khà...
Cái Nhà Này Lại : Hư Không...Nữa Rồi !
...Hãy " BIỀN BIỆN"...Kheo Khéo dụng...
@ - Nếu Không : OAN CHO BÀ " Chúa Nôm" Vì Bả Cũng Gọi "CÁI CHUÔNG" ..Là " ÁI UÔNG " Mà Lại Còn RÕ RÀNG BẰNG THƠ Nữa Chứ...
...Có Phải không : NHÀ TẠNG !
Thực lòng, tôi thấy những hồi đáp của đạo hữu mang hơi hướng "bí hiểm". Điều này chỉ có thể là hoặc đạo hữu không biết gì nhiều hoặc là biết quá nhiều tới mức chúng sanh hạ phàm không thể hiểu được các dự ngôn của đạo hữu.
Các bình luận của đạo hữu mang hơi hướng tự sướng và phần nào "khoe cái biết" của mình hơn là giúp người khác mở mang kiến thức, kinh nghiệm.
Thay vì chỉ thẳng vấn đề để giúp kẻ khác, đạo hữu lại thích vòng vo tam quốc với câu cú lủng củng và khó hiểu, phải chăng điều này khiến đạo hữu trở nên huyền bí vô vi hơn trong mắt đồng đạo chăng?
Hay đạo hữu cho rằng trên đây toàn cao nhân đắc đạo, phải dùng hình thức như vậy mới phù hợp?

Tóm lại tôi thấy rối rắm và không học hỏi được gì ở các phần thảo luận của đạo hữu! Và tôi nghĩ nhiều đồng đạo khác cũng thế!
Xin hỏi không khách khí: Đạo hữu học môn Văn có khá không! Vì giả sử nếu đạo hữu có đắc đạo thì chỉ có thể thân giáo chứ ngôn giáo thì tôi e là không, vì không ai hiểu được!
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Thực lòng, tôi thấy những hồi đáp của đạo hữu mang hơi hướng "bí hiểm". Điều này chỉ có thể là hoặc đạo hữu không biết gì nhiều hoặc là biết quá nhiều tới mức chúng sanh hạ phàm không thể hiểu được các dự ngôn của đạo hữu.
Các bình luận của đạo hữu mang hơi hướng tự sướng và phần nào "khoe cái biết" của mình hơn là giúp người khác mở mang kiến thức, kinh nghiệm.
Thay vì chỉ thẳng vấn đề để giúp kẻ khác, đạo hữu lại thích vòng vo tam quốc với câu cú lủng củng và khó hiểu, phải chăng điều này khiến đạo hữu trở nên huyền bí vô vi hơn trong mắt đồng đạo chăng?
Kính Phật Tử Hư Không Tạng
Những Hồi Đáp Của An Long Hạn Chế Trong Kién Thức Văn Hóa Hệ 7/10 Trước Đây . An Long mới Học Hết Lớp 7 ( Tốt nghiệp Trung học Thời Bấy Giờ ) Và Những Hồi Đáp Nằm Trong Kiến Thức Hạn Cuộc Ấy.Nhưng Ai Thế Hệ Cùng Thời Đều Có Thể Hiểu Và được Học Như Thế .
...Nên TẤT CẢ = NGỮ , NGHĨA ...Đều RÕ RÀNG => ĐƠN GIẢN , CHÂN THẬT: NHƯ LÀ...ĐÃ ĐĂNG.
...Chắc Là Phật Tử Từ HƯ KHÔNG TẠNG Hạ Phàm Nên Cho Là An Long "
Các bình luận của đạo hữu mang hơi hướng tự sướng và phần nào "khoe cái biết" của mình hơn là giúp người khác mở mang kiến thức, kinh nghiệm.".
Xin hỏi không khách khí: Đạo hữu học môn Văn có khá không!
- ĐÓ ...Như Phật Tử Hư Không Tạng Đã Đọc Rồi Đó ...Và Đã TỰ LÀM GIÁM KHẢO Rồi Mà ! ( Hì Hì ... Chắc Là =...DỐT )

Cung Kính .
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
- ĐÓ ...Như Phật Tử Hư Không Tạng Đã Đọc Rồi Đó ...Và Đã TỰ LÀM GIÁM KHẢO Rồi Mà ! ( Hì Hì ... Chắc Là =...DỐT )
Và Cung Xin Phật Tử Hư Không Tạng Thứ lỗi Vì Chót Mang Thứ " Tự Sướng " Để Khoe Cái Biết Của Mình Đến...Nên Nay Phải Tự Mang Về Thôi Ạ .
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 48%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
297
Điểm tương tác
142
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Thưa đạo hữu, chính chỗ này, nếu đạo hữu chắc chắn điều đó thì xin có lời giải thích cho cái sự chắc chắn ấy chứ phải ko?
Như tôi đã có trình bày mà có lẽ chắc đạo hữu đã ko lưu tâm. Nay tôi xin trả lời ngắn gọn và ko có ý ép buộc đạo hữu phải công nhận, đây là sự tôn trọng với tất cả ý kiến đồng hay dị của mọi người.

  • Nghiệp sát của Ngài Aguilliam là hoàn toàn ko thể bị mất.
  • Bậc Arahat lậu tận thì ko còn THỌ THÂN SAU.
------> Gieo nghiệp là có quả báo, ko thọ thân thì làm gì có ai thọ hưởng nữa!
Nên tôi đã đưa ví dụ ở phần hồi đáp với đạo hữu nhằm làm sáng tỏ ý này rồi.

Xin trở lại vấn đề niệm Phật chứ với các ví dụ thêm nữa thì chúng ta dần xa rời mục đích trao đổi chính.
Với phần ý kiến cuối của đạo hữu cũng đã sáng tỏ vấn đề rồi, việc Đức Phật xác quyết rằng "Vãng Sanh chính là thành Phật" nó cần phải hiểu rằng chỉ cần đến được nơi đó thì chắc chắn TƯƠNG LAI sẽ thành Phật mà ko lui xụt, chứ bản chất kẻ vãng sanh lúc đó chẳng phải Phật. Nghiệp vẫn còn!

Riêng câu này tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của đạo hữu, khi cho rằng bậc đắc quả (giải thoát) lại tự tại gieo nhân, tự tại chọn nhân.
Người mà đắc tứ quả Arahat thì họ là một với luật nhân quả rồi, tâm không hề mống khởi vọng tưởng nữa rồi.

Rất cám ơn đạo hữu có những thắc mắc rất hay!
Hí hí,

Bác Không Tạng vui tính thế

1. Đến Phật còn có Tam thân là Hoá, Báo, Pháp. Thì Thánh đệ tử nào lại "không thân" khi ai đó nói là "chẳng thọ thân sau" nên do đó không có chỗ lãnh thọ nghiệp báo. Hí hí.

2. Bác nói Thánh quả A La Hán, đồng nhất với nhân quả, không còn vọng tưởng. Ủa thế Phật đi khất thực là do khởi niệm hay không khởi niệm mà đi được ? Hí hí, rồi theo bác "vọng tưởng" nó là cái chi chi ?

3. Tự tại gieo nhân, tự tại chọn nhân, bác cho là vọng tưởng, thế thì Phật nơi Pháp Thân không có vọng tưởng thế thì Báo, Hoá thân nó mọc ra kiểu gì ?

Lại nữa, Pháp Tạng Tỳ Kheo khi đắc Thánh quả, bèn nhờ Phật Thế Tự Tại Vương cho thấy các cõi Phật để tuyển trạch nguyện hạnh kiến tạo cõi nước, rồi trải vô lượng kiếp hành đạo mà thành tựu Cực Lạc, có hiệu A Di Đà. Vậy từ khi đắc Thánh tới khi thành Phật quả, trải vô lượng kiếp, dụng tâm gì mà hành đạo ? Hí hí

Mời bác giải thích,

A Di Đà Phật
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top