Mèng ơi,
Bác Tự độ gọi là tờ giấy trắng bị vẩy mực lung tung, còn bác HP thuộc kiểu là đóng khung thành sách luôn rồi, khỏi cựa quậy. Rất hoan nghênh tinh thần cầu học chẳng sợ văn tự cồng kềnh của các bác.
Ngã và Vô ngã, được Phật thuyết giảng tùy căn cơ, cũng như là thiện và bất thiện phải xét định tùy vào mục đích của tâm hồn.
VD: em từng xem một đoạn phim, có một con nai con bơi tung tăng dưới sông không biết một chú cá sâu đang lặng lẽ lướt sóng lao tới, nai mẹ thấy tình cảnh nguy hiểm liền quyết định lao xuống nước cắt ngang cá sấu để cho cá sấu ăn thịt và nai con thoát nạn, ấy là hành động tự sát. Xét về giới không sát sinh thì tự sát cũng là việc làm bất thiện, nhưng xét về góc độ Từ bi hỷ xả, thì hành vi ấy lại là bồ tát hạnh, là bố thí xả thân.
Ngã thuyết gắn liền với tham, sân si, mạn, nghi, tà kiến.
Vô ngã thuyết gắn liền với từ, bi, hỷ, xả, tín, huệ.
Trước khi gặp Phật nghe Kinh, nhân loại thường sống với bản ngã tranh Danh đoạt Lợi, đầy dẫy nghi lầm tham sân, cái tôi lớn lên theo sự sở hữu tăng lên, càng nhiều của cải gia tài danh tiếng thì bản ngã dường như núi Thái Sơn không gì có thể lay chuyển, nhưng lại rất dễ tự ái và tổn thương trước sự coi thường. Hí hí.
Tới khi gặp Phật nghe Kinh thì mới biết trước nay ta chỉ là kẻ nô lệ cho tâm trí hiểu biết của chính chúng ta, cảm giác cảm xúc là ông chủ của thân tâm, tham sân là bạn đạo, danh lợi là hải đăng dẫn lối cho mọi sự hành vi; mới biết là có cái an lạc thanh tịnh vô vi chẳng nhiễm bụi đời, có cái tự tại tự do tùy tâm hành xử mà chẳng bị lời nặng tếng nhẹ làm cho mìm cười hay rơi lệ. Cái vô ngã vô vi ấy là sự sống căn bổn của người hạnh phúc vượt thắng các thứ điều kiện nhân duyên.
Chạm tới Vô ngã, thì cái thuốc Ngã Vô ngã cũng bỏ sang một bên như người qua sông để lại chiếc bè mà lên bờ dạo chơi thong dong tự tại.
Cầu chúc các bác buông được sách, lìa được Kinh để chân chánh thật diện kiến bản Kinh Phật nơi nội tâm vắng lặng an lạc của chính mình. Hí hi.
A Di Đà Phật.
Bác Tự độ gọi là tờ giấy trắng bị vẩy mực lung tung, còn bác HP thuộc kiểu là đóng khung thành sách luôn rồi, khỏi cựa quậy. Rất hoan nghênh tinh thần cầu học chẳng sợ văn tự cồng kềnh của các bác.
Ngã và Vô ngã, được Phật thuyết giảng tùy căn cơ, cũng như là thiện và bất thiện phải xét định tùy vào mục đích của tâm hồn.
VD: em từng xem một đoạn phim, có một con nai con bơi tung tăng dưới sông không biết một chú cá sâu đang lặng lẽ lướt sóng lao tới, nai mẹ thấy tình cảnh nguy hiểm liền quyết định lao xuống nước cắt ngang cá sấu để cho cá sấu ăn thịt và nai con thoát nạn, ấy là hành động tự sát. Xét về giới không sát sinh thì tự sát cũng là việc làm bất thiện, nhưng xét về góc độ Từ bi hỷ xả, thì hành vi ấy lại là bồ tát hạnh, là bố thí xả thân.
Ngã thuyết gắn liền với tham, sân si, mạn, nghi, tà kiến.
Vô ngã thuyết gắn liền với từ, bi, hỷ, xả, tín, huệ.
Trước khi gặp Phật nghe Kinh, nhân loại thường sống với bản ngã tranh Danh đoạt Lợi, đầy dẫy nghi lầm tham sân, cái tôi lớn lên theo sự sở hữu tăng lên, càng nhiều của cải gia tài danh tiếng thì bản ngã dường như núi Thái Sơn không gì có thể lay chuyển, nhưng lại rất dễ tự ái và tổn thương trước sự coi thường. Hí hí.
Tới khi gặp Phật nghe Kinh thì mới biết trước nay ta chỉ là kẻ nô lệ cho tâm trí hiểu biết của chính chúng ta, cảm giác cảm xúc là ông chủ của thân tâm, tham sân là bạn đạo, danh lợi là hải đăng dẫn lối cho mọi sự hành vi; mới biết là có cái an lạc thanh tịnh vô vi chẳng nhiễm bụi đời, có cái tự tại tự do tùy tâm hành xử mà chẳng bị lời nặng tếng nhẹ làm cho mìm cười hay rơi lệ. Cái vô ngã vô vi ấy là sự sống căn bổn của người hạnh phúc vượt thắng các thứ điều kiện nhân duyên.
Chạm tới Vô ngã, thì cái thuốc Ngã Vô ngã cũng bỏ sang một bên như người qua sông để lại chiếc bè mà lên bờ dạo chơi thong dong tự tại.
Cầu chúc các bác buông được sách, lìa được Kinh để chân chánh thật diện kiến bản Kinh Phật nơi nội tâm vắng lặng an lạc của chính mình. Hí hi.
A Di Đà Phật.