Câu chuyện giao lưu

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Kính chào Quý Thầy, quý cô và Quý Đạo hữu trên diễn đàn.

....... Nhân trên một chuyến hành hương về Núi Dinh (Bà rịa- vũng Tàu) gần đây.

....... Đoàn Hành hương của chúng tôi chỉ có 18 người, gồm 2 Sư tăng thuộc hệ Bắc Tông làm trưởng đoàn, cùng với 16 vị cư sĩ cả Nam lẫn nữ.

....... Xuất phát từ tỉnh TN, trên đoạn đường hơn 150 km, hướng về vùng đất "Linh địa" có rất nhiều bậc xuất gia tu hành theo Phật (trên 1.000 vị).

....... Sẽ không có gì đáng kể.- Nếu không có buổi trà đàm ở điểm đến, là một ngôi Tịnh Xá nhỏ của 2 vị Sư đang thiền tu ở Linh địa - cùng với 2 Thầy hướng dẫn đoàn Phật tử hành hương.

....... Thưa quí Tôn túc. Nếu được sự hoan hỷ, tôi xin phép được kể lại một câu chuyện 'giao lưu tư tưởng" vô cùng thú vị giữa Thầy trưởng đoàn (hệ Bắc Tông) với Thầy trụ trì Tịnh Xá... (Nam tông).

A Di Đà Phật.....
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Thiền trà

Xin cảm ơn Quí ngài đã mặc nhiên chấp thuận.

....... Đoàn hành hương vào đến Tịnh Xá. Các Phật tử vào Chánh điện thắp hương lễ Phật dưới sự ưu ái hướng dẫn của Sư trụ trì. Tuy rằng trong ngôi chánh điện bài trí đơn sơ, nhưng vẫn toát ra ánh hào quang oai nghiêm của 3 ngôi Tam Bảo.

hieu-dung-ve-quy-y-tam-bao-1-giadinhonlinevn-1743.jpg


....... Vị Sư phó trụ trì, mời Quí Thầy và Phật tử ra khách đình để dùng bửa giải lao theo phong cách "Thiền trà chánh niệm tỉnh giác".

t639181.jpg


(những hình ảnh này chỉ là mượn để thuyết minh)

Trong buổi trà đàm, có mặt đông đủ .- 2 Sư trụ trì, 2 Thầy Trưởng đoàn hành hương và 16 vị Phật tử. Sư Trụ trì đầu tiên nói về phong cách uống trà trong chánh niệm,.- Cũng là một cách thực hành Thiền định. Bằng câu kệ trà:

Chén trà trong hai tay
Chánh niệm nâng tròn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ và ở đây

 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Nhân duyên xuất gia của ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.

Các pháp do duyên sanh.


....... Nhân trong đoàn có một người vừa phát tâm xin xuất gia, Sư kể về Pháp thoại Nhân duyên xuất gia của ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.

Chuyện kể:

" Trong hàng đệ tử Phật có 10 vị nỗi bật nhất được tôn xưng là thập đại đệ tử, đứng đầu trong mười vị là Tôn Giả Xá Lợi Phất, nổi danh với trí tuệ đệ nhất, là Tướng Quân Chánh Pháp của Thế Tôn.
Xá Lợi Phất còn gọi là Xá Lợi Tử, thuộc dòng Bà La Môn, người thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà. Thân phụ của Ngài là Ưu Bà Đề Xá. Thân mẫu của Ngài là Xá Lợi, Cậu cậu là Câu Hy La.
Năm lên 8 tuổi Xá Lợi Phất Ngài đẫ học thuộc các kinh điển Vệ Đà biện tài Vô Ngại. Năm 20 tuổi thọ học Đạo Sĩ San Xa Da thuộc phái đạo Hoài Nghi. Nổi tiếng là nhà hùng biện siêu việt Ngài kết bạn thân với Mục Kiền Liên,

....... Ngài Mục-kiền-liên là vị thần thông số một. Trong mọi tình huống, ngài Mục-kiền-liên thường hay sử dụng phép thần thông. Khi đi truyền giáo ngài Mục-kiền-liên dễ dàng chinh phục được người.

....... Mỗi người có hơn 100 đồ chúng, trải qua một thời gian dài theo học, do không thỏa mãn với giáo lý Hoài Nghi. Nên cả hai đều từ giả ra đi, ước hẹn sau này ai đắc đạo trước thì báo tin cho nhau.

....... Một hôm tại thành Vương Xá, Xá Lợi Phất gặp Ngài Mã Thắng tức A Xã Bệ Thệ đang đi khất thực. Ðây là một tỳ kheo đã trải qua một thời gian dài tu khổ hạnh, khi gặp Phật Ngài đã nghe Pháp Tứ Ðế mà ngộ đạo, trở thành một trong năm đệ tử đầu tiên của Ðức Phật. Thấy phong độ uy nghi của Mã Thắng, Xá Lợi Phất tỏ lòng kính phục và thân đến hỏi đạo, Mã Thắng cho Xá Lợi Phất biết ông là đệ tử của Ðức Phật Thích Ca. Xá Lợi Phất hỏi Ngài về đạo lý của Phật Thích ca, Ngài đem giáo lý duyên sinh để giảng giải. Theo Phật, tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà có sinh, rồi cũng hoại diệt khi nhân duyên đã hết. Giáo pháp đó được diễn tả qua bài kệ:

Chư Pháp tùng duyên sinh
Diệt tùng nhân duyên diệt
Ngã Phật Ðại Sa môn
Thường tác như thị thuyết.


Nghĩa là:

Các Pháp do duyên sinh
Lại cũng do duyên diệt
Thầy tôi là Ðức Phật
Thường giảng dạy như vậy.


Nghe thuyết duyên sinh, Xá Lợi Phất thấu suốt được sự thành hoại của vũ trụ duyên sinh và rất thán phục Ðức Phật, nên theo Mã Thắng đến Trúc Lâm Tinh Xá bái yết Ðức Phật. Ðể khai thị thêm cho Xá Lợi Phất, Phật thuyết đạo lý Vô Ngã Niết Bàn... Theo Phật "Các hành vô thường là pháp sanh diệt, sinh diệt diệt rồi tịch diệt là vui."


Nghe xong bài kệ, Xá Lợi Phất ngộ được Đạo Lý Duyên Khởi, chứng sơ quả Tu Đà Hoàn,. Nhân đây Xá Lợi Phất Báo Tin cho Mục Kiền Liên biết,cả hai dẫn đồ chúng 200 người cùng đến Tịnh Xá Trúc Lâm xin Phật xuất gia, khoảng hai tuần .- sau khi trở về với Phật - Xá Lợi Phất Chứng quả A La Hán."
(ngài Mục Kiền Liên chứng A- la- hán trước đó 1 tuần)

7781438_orig.jpg


 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Xin cho Trí Từ được hỏi:
"Nhân trong đoàn có một người vừa phát tâm xin xuất gia, Sư kể về Pháp thoại Nhân duyên xuất gia của ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên."
Sau đó câu chuyện về 2 vị Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là do Sư ở đó kể Thiền Anh nghe rồi vào đây kể lại theo trí nhớ phải không ? hay là từ nơi khác copy qua, Trí Từ hỏi vậy là muốn biết câu chuyện trên là giữa người với người trò chuyện với nhau hay đơn thuần chỉ là copy.

Vì Trí Từ rất thích thú việc đi lễ các chùa được các Sư kể chuyện hoặc giảng thuyết về giáo lý của Phật. Chứ không phải đơn thuần đi chùa lễ bái rồi về...
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Xin cho Trí Từ được hỏi:
.....câu chuyện trên là giữa người với người trò chuyện với nhau hay đơn thuần chỉ là copy...


Câu chuyện trên là chuyện thật.

....... Kính thưa Thầy Trí Từ.

....... Câu chuyện trên là chuyện thật, Thiên Anh vừa đi cùng với đoàn hành hương này, chỉ mới vài ngày trước mà thôi.

....... Chỉ là trí nhớ của Thiên Anh thì có hạn, buổi pháp thoại thì quá dài, văn nói và văn viết khác nhau. Vì thế về nội dung thì Thiên Anh giữ nguyên, kinh văn thì có mượn đở trên mạng một ít, nhưng vẫn giữ nguyên ý chính của quý Sư - Thầy.

....... Kính xin Thầy thông cảm.

Xin cảm ơn Thầy đã vào xem và khuyến tấn.

Chúc sức khỏe.

 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Triển khai

2 pháp ấn. : Vô ngã, Vô thường .

....... Sau khi nghe Sư Trụ trì khai thị về Pháp thoại "vạn pháp duyên sinh". Đến tuần trà thứ 2, Thầy phó đoàn hành hương muốn tuyên lại nghĩa trên, cũng đồng thời là muốn chư sư khai triển thêm nên tiếp lời quí Sư:

....... Giáo lý "vạn pháp duyên sinh" mà đức Phật nói ra, được chư Tổ Sư đúc kết thành 2 Pháp Ấn, tức là dấu Ấn Chánh Pháp :

1. Chư hành Vô Thường.

2. Chư Pháp Vô ngã.

....... * Thế nào là Pháp Ấn "Chư hành Vô Thường" ?

....... "Chư hành Vô Thường" nghĩa là các hành tướng đều Vô thường, biến diệt không chắc thật thường còn.

....... Bởi vì có một số phàm phu và ngoại đạo chấp rằng có những yếu tố thường còn không bị biến diệt.

- Như chấp rằng có một đấng Thượng Đế toàn năng, ngài không bị sanh diệt, ngài là đấng tạo ra con người và vạn vật.

- Như chấp rằng con người có một linh hồn bất diệt sẽ ra vào trong thân xác con người như con chim bay ra bay vào trong một cái lồng từ đời này sang đời khác v.v...​

....... Những chấp nhất đó là không đúng.- Vì "vạn pháp duyên sinh" nên Thượng Đế cũng do duyên sanh và theo duyên mà diệt. Con người cũng do duyên sanh và theo duyên mà diệt, chứ không do một đấng thượng đế nào sanh ra cả. Tất cả theo duyên sanh diệt nên gọi là "Vô Thường" .- Đây là Chân lý : 1. Chư hành Vô Thường.

....... * Thế nào là Pháp Ấn Chư Pháp Vô ngã ?

....... Bởi vì các pháp đều do nhiều nhân nhiều duyên hòa hợp mà tạm có, gọi là sanh. Nên bản chất nó là không có tự ngã (vô ngã), nó vai mượn cái khác mà thấy có.- ví như cái xe, do vay mượn bánh xe, khung xe, máy xe v.v.... mới có được pháp là xe, nếu không có những yếu tố bị vai mượn thì không thể có chiếc xe được, con người cũng vậy, do 5 yếu tố mới hình thành được con người, đó là : Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.- Nếu không có 5 yếu tố này, thì không thể có con người được. 5 Yếu tố này cũng không do ai sinh, mà cũng do duyên mà sanh ra như nhãn thức .

Duy thức luận dạy:

Nhãn căn sanh ra là do hai thứ sáng tối đối đãi với nhau mà phát sinh ra cái thấy. Cái thấy muốn thấy được là phải nương vào bộ phận hay cơ quan nào đó có khả năng tiếp nhận cảnh giới bên ngoài. Do đó mà chủng tử con mắt được cấu kết lại trong A lại da thức mà chuyển hiện ra con mắt. Con mắt này do tứ đại thanh tịnh gồm đất, nước, gió và lửa làm thành. Tứ đại thanh tịnh được cái thấy huân tập, kết cấu lại làm thành con mắt này có hình như trái bồ đào.

Sở dĩ nói tứ đại thanh tịnh vì tứ đại này không thô thiển như đất, nước, gió và lửa mà ta thường nhận biết. Tứ đại này là tứ đại nhu nhuyễn, đã cấu tạo nên căn thân chánh báo này.
, các yếu tố khác cũng duyên sanh như vậy, gọi chung là 5 Uẩn, đều là duyên sanh- vô ngã.- Đây là Chân lý : 2. Chư Pháp Vô Ngã.

....... Kính quí Sư, quí Thầy: Con nghe đức Phật còn dạy Pháp Ấn thứ 3, xin Quí Thầy khai thị cho chúng con nghe ?


images



 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Giao lưu tư tưởng.

* Duyên ? hay Phi duyên ? Sanh ? hay Vô sanh ?

....... Sư phó Trụ trì vừa pha xong tuần trà thứ 3, đạo tràng cùng từ từ hai tay nâng chén trà ngang tầm mắt. Sư Trụ trì để chén trà xuống và hướng mắt về Thầy Trưởng đoàn, chờ đợi...

chentra%255B1%255D.jpg


....... Thầy Trưởng đoàn nhè nhẹ để chén trà xuống, và nói:

....... Bạch Sư ! Con nhớ ở hệ Bắc truyền, có bài kệ của vua Trần Nhân Tông như vầy:

Nhất thiết pháp bất sinh, 一切法不生

Nhất thiết pháp bất diệt; 一切法不滅

Nhược năng như thị giải, 若能如是解

Chư Phật thường hiện tiền, 諸佛常現前

Hà khứ lai chi hữu. 何去來之有

Việt dịch:

Hết thảy pháp không sinh,

Hết thảy pháp không diệt;

Nếu biết được như thế,

Chư Phật thường hiện tiền.

Vậy còn có gì là đi với đến.


Nguyên lý của bài kệ này là xuất xứ từ kinh Hoa Nghiêm như sau:

Quan-sát nơi các pháp

Đều không có tự-tánh

Tướng nó, vốn sanh-diệt

Chỉ là danh thuyết giả.

Tất cả pháp vô-sanh

Tất cả pháp vô-diệt

Nếu hiểu được như vậy

Chư Phật thường hiện tiền.

Pháp-tánh vốn không tịch.


http://tuvientuongvan.com.vn/phap-bao/kinh-hoa-nghiem-pham-tudi-sondanh-ke-tan-p379.html

....... Bạch Sư ! Lúc nảy Sư nói : Các pháp do duyên sanh. Ở đây Kinh nói : Tất cả pháp vô-sanh. Như vậy chúng ta phải hiểu như thế nào đây:

+ Sanh ? Vô Sanh ?

+ Duyên ? hay Phi duyên ?

+ Hay là tư tưởng của hai hệ pháp sai khác nhau ?

Sư Trụ Trì trả lời:

....... Pháp Phật chỉ có một. Chỉ có một vị giải thoát giác ngộ như nhau, như nước biển chỉ có một vị, vị mặn mà thôi.

....... Giáo lý hai hệ phái Phật giáo chỉ có một mục đích, đó là làm cho chúng sanh thể nhập Niết Bàn an lạc giải thoát, đó là dạy cho chúng sanh Đệ Tam Pháp Ấn "Niết Bàn Tịch tĩnh".

Kinh Tương Ưng Nhân Duyên (Tương Ưng Bộ Kinh II; Tập 12, 16, Ðại 2, 85a), Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna), (Tiểu Bộ Kinh I, Bản dịch của H.T. Minh Châu 1982), Kinh Ðại Bổn (Trường Bộ Kinh III) và Kinh Ðại Duyên (Trường Bộ Kinh III) là các kinh bàn rõ về giáo lý Duyên khởi.
Theo Kinh Tương Ưng Nhân Duyên (Tương Ưng Bộ Kinh II), Thế Tôn Tỳ-bà-thi (Vipassi), sáu Thế Tôn tiếp theo Thế Tôn Tỳ-bà-thi trong quá khứ, Thế Tôn Thích-ca-mâu-ni và cả chư Thế Tôn trong vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ-đề từ giáo lý Duyên khởi.

Tại sao giác ngộ Duyên khởi là giác ngộ tối thượng? -- Nếu không muốn nói là "Pháp nhĩ như thị" (Pháp vốn như vậy) thì câu trả lời giản dị nhất là Duyên khởi nói lên thực tính của các pháp. Thực tính ấy là Duyên sinh tính hay Vô ngã tính. Trung Bộ Kinh I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48, chép lời Thế Tôn: "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật (Ta)." Thấy Phật quả là sự giác ngộ tối thượng.

Nếu đi vào phân tích giáo lý, thì từ giáo lý Duyên khởi ta thấy rõ vô ngã tính của các pháp. Vô ngã là giáo lý độc đáo nhất của Phật giáo, độc đáo nhất của lịch sử Tôn giáo và tư tưởng của nhân loại, làm nền tảng chủ yếu cho các giáo lý Bắc tạng và Nam tạng.

Chính nhờ tầm nhìn rộng mở này, con người hướng tới một đời sống tuệ giác, cao thượng và thánh thiện. Ứng dụng giáo lý Duyên khởi vào cuộc sống tu tập, thấy rõ các pháp hữu vi là duyên sinh đều là Không. Nhận rõ được bản chất của các mối quan hệ nhân duyên giúp ta hiểu được bản thể của thực tại vô ngã, xa lìa mọi tham ái chấp thủ, chứng ngộ được tri kiến giải thoát. Nếu nhận thức sai lầm mọi sự vật hiện tượng đều có tự tính thì không thể hiểu rõ thật tướng của vạn pháp. Giác ngộ duyên khởi thấy rõ vạn pháp duyên sinh giả hữu, đoạn diệt hoàn toàn nguồn gốc của mọi tham ái, chấm dứt si mê, tuệ sinh khởi chứng đạt nhân không, pháp không là con đường ngắn nhất dẫn tới cảnh giới Chân như của chư Phật, chứng đạt Niết bàn.


Như bày kệ trong kinh niết Bàn:


Các hạnh vô thường,
Là pháp sanh diệt,
Sanh diệt hết rồi,
Tịch diệt là vui.


....... Vâng ! Thưa Thượng tọa ! Tùy theo giai đoạn, tùy theo sự thẩm thấu vào chân lý, mà chúng ta sẽ cảm nhận được :

+ Sanh ? Hay Vô Sanh ?

+ Duyên hay Phi duyên ?

+ Nhưng tư tưởng của hai hệ pháp hoàn toàn không sai khác nhau.

....... Thầy Trường đoàn, hân hoan nói : Bạch Sư ! Đúng như vậy, đúng như vậy !

....... Chư Sư và Chư Tăng cùng chấp tay xá nhau cùng dùng chén trà, trong hoan hỷ pháp lạc...

tanggia.jpg


....... Nhận thấy thời gian thăm viếng cũng đã vừa đủ. Thầy Trưởng đoàn xin phép quí Sư để về trú xứ, và chúc quí Sư pháp thể khương an, chúng sanh dị độ.

....... Trên đường trở về nhà nghĩ. Thầy Trưởng đoàn hứa với đoàn Phật tử hành hương.- Vào buổi cơm chiều sẽ triển khai, sẽ giải thích rõ hơn cho Phật tử nắm được dễ hơn, những pháp thoại mà chư Sư và chư Tăng đã nói vừa qua.

.............. Nhất là về "Tịch Diệt tướng Ấn".
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Câu chuyện trên là chuyện thật.

....... Kính thưa Thầy Trí Từ.

....... Câu chuyện trên là chuyện thật, Thiên Anh vừa đi cùng với đoàn hành hương này, chỉ mới vài ngày trước mà thôi.

....... Chỉ là trí nhớ của Thiên Anh thì có hạn, buổi pháp thoại thì quá dài, văn nói và văn viết khác nhau. Vì thế về nội dung thì Thiên Anh giữ nguyên, kinh văn thì có mượn đở trên mạng một ít, nhưng vẫn giữ nguyên ý chính của quý Sư - Thầy.

....... Kính xin Thầy thông cảm.

Xin cảm ơn Thầy đã vào xem và khuyến tấn.

Chúc sức khỏe.


Lỗi phải gì thì xin Thien Anh cũng bỏ qua vì sau khi tìm hiểu Câu Chuyện Thật trên thì thấy ở đây cũng có:
http://kyniem.easyvn.com/_easyweb/idl/lam/trangchu/41_LUOC SU TON GIA XA LOI PHAT.htm

Vì giống đến từng ký tự viết hoa thường (Nhân đây Xá Lợi Phất Báo Tin cho Mục Kiền Liên biết) nên đã có sự thắc mắc trên, nay Thien Anh đã cho đó là 1 câu chuyện Thật thì Trí Từ cũng không có gì hỏi thêm nữa... Vì cách diễn giải câu chuyện của Thien Anh, Trí Từ thấy giống như là định nghĩa là biên tập chứ không phải 1 câu chuyện được nghe và kể lại.

Dù sao cũng là nói về chuyện Phật giáo, cho nên Trí Từ sẽ chỉ lắng nghe...
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Lỗi phải gì thì xin Thien Anh cũng bỏ qua vì sau khi tìm hiểu Câu Chuyện Thật trên thì thấy ở đây cũng có:
http://kyniem.easyvn.com/_easyweb/idl/lam/trangchu/41_LUOC SU TON GIA XA LOI PHAT.htm

Vì giống đến từng ký tự viết hoa thường (Nhân đây Xá Lợi Phất Báo Tin cho Mục Kiền Liên biết) nên đã có sự thắc mắc trên, nay Thien Anh đã cho đó là 1 câu chuyện Thật thì Trí Từ cũng không có gì hỏi thêm nữa... Vì cách diễn giải câu chuyện của Thien Anh, Trí Từ thấy giống như là định nghĩa là biên tập chứ không phải 1 câu chuyện được nghe và kể lại. ...

....... Kính xin Thầy Trí Từ và quí Bạn đọc thứ lỗi. Vì lười biếng nên Thiên Anh có mượn những bài luận và bài kinh có sẳn trên mạng.

* Những chữ tô MÀU ĐỎ đã mượn là mượn từ Kinh Phật.

* Những chữ tô MÀU XANH đã mượn là mượn từ Luận giải của Cổ Đức.

* Chỉ có những chữ MÀU ĐEN mới là, văn phong của Thiên Anh.

Mong thông cảm.
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Giao lưu tư tưởng.

* Thầy Trưởng đoàn.

....... Sau buổi cơm chiều. Thầy trò quây quần cùng nhau bên tách trà bình dị.

Thầy Trưởng đoàn khơi chuyện:

....... Quý Phật tử, thật ra lúc trưa, quí Thầy và quí sư cùng giao lưu tư tưởng hai hệ phái với nhau. Nam truyền và Bắc truyền hai tư tưởng bổ túc cho nhau, mới dễ tìm đến chân lý cứu cánh.

* Thí dụ: Lý Sanh diệt và lý Vô Sanh lúc sáng quí Thầy đã nói.

+ Nếu chỉ nói Tất cả pháp là vô thường, vô ngã .- Thì cuối cùng dễ làm người ta nghĩ về pháp đoạn diệt, nghĩa là chết rồi là hết.- Vì thế Phật dạy Pháp Ấn thứ 3 là Tịch Diệt Ấn. Niết bàn không sanh diệt.

Nghĩa là đằng sau cái sanh diệt, có cái không sanh diệt.- Đó là TÂM toàn giác. Đạt được Tâm toàn giác Nam truyền gọi là đắc A- la- hán tức đắc Vô Sanh.

+ Tổ (Bắc truyền) có câu: "Vô thường thị thường, Thế Tôn thượng song lâm diệt độ, tịch diệt phi diệt, đạt ma tằng chích lý Tây qui, sanh tự hà lai, tử tùng hà khứ."

Nghĩa : Vô thường lại là Thường, nên đức Thế Tôn trên Song Lâm diệt độ, nhưng tịch diệt mà không phải là mất hẳn; nên ngài Đạt Ma tịch rồi mà vẫn có người thấy quảy dép về Tây. Sanh từ đâu mà đến, chết rồi về đâu ư ?

Bởi vậy người học đạo nên quán sát :

Chẳng vật tùy duyên sanh,
Chẳng vật tùy duyên diệt.
Sanh chỉ các duyên sanh,
Diệt chỉ các duyên diệt.


Hiện tượng sanh diệt chỉ theo duyên vọng hiện,chớ bản Tâm bản Tánh của ta vốn Vô Sanh. Nếu dừng mọi vọng niệm (Vô niệm), trở lại tự tâm thì ngay nơi đó nhập Vô Sanh.- Đó là Niết Bàn Tịch Diệt .

Do vậy mà Sư dạy bài kệ:

Các hạnh vô thường,
Là pháp sanh diệt,
Sanh diệt hết rồi,
Tịch diệt là vui.


(Tất cả các hành tướng thấy vô thường, đều là pháp sanh diệt. Hết vọng tưởng của ý niệm sanh diệt rồi, thì còn lại cái vui tịch diệt vô sanh)


(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Thầy Trưởng đoàn.

* Vô Niệm, Vô Sanh là Tịch Diệt Niết Bàn Ấn.

....... Quí Phật tử: Vô niệm là gì ? Vô Sanh là gì ?

....... Phải chăng Vô niệm là dứt mọi niệm khởi ? Như người thực vật.

....... Vô Sanh là dứt mọi sanh khởi ? Như cây dừa bị chặt ngọn.

(nếu hiểu như vậy thì hãy xem lời dạy của Tổ Huyền giác nói - HT Thích Từ Thông dịch):

THÙY VÔ NIỆM ? THÙY VÔ SANH
NHƯỢC THỰC VÔ SANH VÔ BẤT SANH
HOÁN THỦ CƠ QUAN MỘC NHÂN VẤN
CẦU PHẬT THI CÔNG TẢO VÃN THÀNH

Dịch nghĩa:

* Ai là người thường ước mơ vô niệm
Ai là người hằng mong đạt đến vô sanh
Vô niệm vô sanh là ước mơ cuồng vọng hảo huyền
Rất oan uổng! Hóa đá một kiếp người tràn đầy linh động.

* Để trắc nghiệm, xin hỏi, "ông Robot" người máy
Quả Bồ đề! Bao năm tháng nữa, ông thành ?
Hỏi là hỏi vậy thôi, hỏi tức trả lời
Ai can đảm, đủ sức chờ "ông" giải đáp.


Vậy thì Vô niệm là sao ?, Vô Sanh là sao ?

Muốn hiểu vấn đề này, chúng ta cần quán lý Duyên Khởi đến nơi đến chốn... (như sau)
 
Last edited by a moderator:

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Vô Sanh- Sanh

* Sanh tức Vô Sanh.

....... Xin trân trọng cảm ơn Đại Biểu hoatihon tương trợ. :049:

....... (Thầy Trưởng đoàn nói tiếp): Trong thiền phái Vô Ngôn Thông có đoạn pháp thoại này:

“Vân Phong hỏi Thiện Hội làm sao tránh được sinh tử?

Thiện Hội: Ði vào chỗ sinh tử.

Vân Phong : Chỗ sinh tử là chỗ nào?

Thiện Hội : Nó nằm ngay trong chỗ sinh tử.

....... Thiện hội đưa cho Vân Phong một chìa khóa "Vô sinh tử nằm ngay sinh tử". Vân Phong không hiểu được, đòi Thiện Hội giải thích. Nhưng làm cách nào để giải thích một chiếc chìa khóa ?


Thì ở đây Chứng Đạo Ca của Ngài huyền Giác hé lộ ra một ánh sáng phía cuối đường hầm:

* Thân ảo hóa với pháp thân cũng vậy
Ảo hóa thân là hiện tượng của Pháp thân
Biển Pháp thân ví: bản thể vô cùng
Thân ảo hóa tựa sóng mòi lao xao trên mặt nước

* Nhận thức rõ hai thân pháp hóa (1)
Chợt tỉnh ra rằng “vạn pháp giai không”
Tánh thiên chân là thật tánh của mình
Mình là Phật vốn là thiên chân Phật

* Thân ngũ uẩn chỉ là phù vân tụ tán
Hợp rồi tan trong vũ trụ bao la
Sự diệt sanh, sanh diệt vô cùng
Nó hiện hữu với thời gian vô tận

* Gọi tam độc thực tánh không hề độc
Ví như bọt bèo, sanh diệt huyễn hư
Hễ u mê thì tam độc hoành hành
Bằng tỉnh thức, không sao tìm được chúng.


Ở tác phẩm.- Duyên Sanh và Tánh Không có đoạn:

.....Trung đạo là đi giữa và hợp nhất sanh tử sanh diệt và Niết-bàn tánh Không. Sự hợp nhất này là “duyên sanh tức vô sanh” và “vô sanh mà duyên sanh”. Cuối cùng, Bồ tát chứng ngộ sanh tử sanh diệt là Niết-bàn tánh Không, còn gọi là Vô trụ xứ Niết-bàn, như Trung luận, phẩm Quán Niết-bàn nói:
Niết-bàn và thế gian Không mảy may phân biệt Thế gian và Niết-bàn
Cũng không chút phân biệt. Thật tế của Niết-bàn
Và thật tế thế gian
Cả hai thật tế ấy
Không mảy may sai khác.
Sự không mảy may sai khác vượt khỏi mọi có không này được các kinh gọi là tánh Như, Chân Như. Trong kinh Đại Bát-nhã, tánh Không cũng tức là tánh Như, Chân Như, Nhất Tướng… Kinh Kim Cương nói:“Như Lai, đó là nghĩa Như của tất cả các pháp”.
Tánh Không không phải là không có gì cả, mà là không có những vọng tưởng thấy sai lầm về thực tại, cho nên còn được gọi là tánh Như. Tánh Như là nghĩa Trung đạo trong bài kệ của Ngài Long Thọ:
Pháp các nhân duyên sanh – ta nói tức là Không – cũng gọi là giả danh – cũng là nghĩa Trung Đạo.”
http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/duyen-khoi/12630-Duyen-Sanh-va-Tanh-Khong.html


Thưa quí Phật tử. Chư Cổ Đức đã chỉ cho chúng ta thấy sự tương quan giữa Sanh tử- Niết Bàn (vô sanh), giữa Niệm và Vô niệm v.v... bằng cái "thấy Bất tức, bất ly".- Đó là sự tương quan giữa

[MOVLLEFT]VÔ NGÃ và TÁNH KHÔNG.[/MOVLLEFT]


(còn tiếp)
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Tịch Diệt Tướng Ấn.

* - Vô Sanh - Vô niệm - Như - là Tịch Diệt Tướng Ấn.

...... Kính quí Phật tử: Thế nào mà " Vô Ngã và Tánh không" có tương quan ?

Trước tiên chúng ta sẽ nghe về khái niệm các phạm trù này:

...... * Vô Ngã là Các pháp không có tự ngã vì các pháp do duyên sanh.

...... * Tánh không là các pháp duyên sanh nên nó không có tự tánh.

...... * Vọng niệm: là niệm (vô minh) khởi tương tục nơi các thức mà chúng sanh chấp lấy đó làm tự ngã.(huyễn ngã)

...... * "NHƯ" là "Thật tướng của các pháp vốn bất sanh, bất diệt", là thể chất chung của vạn pháp, (Chơn ngã).

Chân Như (tathata) là gì? Định nghĩa tổng quát, Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra. Chỉ lấy một số từ ngữ trong Luận Đại Thừa Khởi Tín thì Chân Như là: Tâm Chân Như (đối lại với tâm sinh diệt), Pháp tánh Chân Như, Như Lai tạng, Nhất Tâm, Thể Đại tổng tướng của Nhất Pháp giới, tánh Không, Pháp thân, Bản giác, Cứu cánh giác, cái gương như hư không, tánh giác, Tâm, Pháp giới tánh, Phật thể…

Chúng ta có thể định nghĩa khái quát Chân Như duyên khởi như sau: Tất cả những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, sắc thanh hương vị xúc pháp) đều sinh ra, duyên khởi từ Chân Như, hiện hữu trong Chân Như và diệt mất trong Chân Như. Nói cách khác, tất cả mọi hiện tượng mà chúng ta kinh nghiệm đều là Chân Như.

Chân Như duyên khởi được nói rộng và sâu trong kinh Hoa Nghiêm và kinh Pháp Hoa. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ba cõi chỉ là Nhất tâm” (phẩm Thập Địa). Kinh Pháp Hoa thì hai phẩm Như Lai thần lực và Như Lai thọ lượng (nằm trong phần Bổn môn theo phân tích của Đại sư Trí Khải) nói một cách trực tiếp và sâu xa về Chân Như duyên khởi.

http://giacngo.vn/phathoc/2009/04/21/5EC01B/

Như thế quí Phật tử thấy rõ:

* Vọng niệm: là niệm (vô minh) khởi tương tục nơi các thức mà chúng sanh chấp lấy đó làm tự ngã.(huyễn ngã)

* Vô Niệm: Cùng vẫn là niệm nhưng không có vô minh, mỗi nệm đều được trí huệ vận hành, đó là 1 trong 18 pháp bất cộng của Phật: Nhất Thiết Thân Nghiệp tùy trí huệ hành, Nhất Thiết khẩu Nghiệp tùy trí huệ hành, Nhất Thiết Ý Nghiệp tùy trí huệ hành, VÔ NIỆM này tương ưng với Chân Như Tâm.- Đó là NIỆM VÔ NIỆM NIỆM, ĐÓ LÀ CHÂN NHƯ THẬT TƯỚNG ẤN.

Còn Vô sanh thì sao ?
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Thì ở đây Chứng Đạo Ca của Ngài Huyền Giác hé lộ ra một ánh sáng phía cuối đường hầm:

* Thân ảo hóa với pháp thân cũng vậy
Ảo hóa thân là hiện tượng của Pháp thân
Biển Pháp thân ví: bản thể vô cùng
Thân ảo hóa tựa sóng mòi lao xao trên mặt nước

* Nhận thức rõ hai thân pháp hóa (1)
Chợt tỉnh ra rằng “vạn pháp giai không”
Tánh thiên chân là thật tánh của mình
Mình là Phật vốn là thiên chân Phật

* Thân ngũ uẩn chỉ là phù vân tụ tán
Hợp rồi tan trong vũ trụ bao la
Sự diệt sanh, sanh diệt vô cùng
Nó hiện hữu với thời gian vô tận

* Gọi tam độc thực tánh không hề độc
Ví như bọt bèo, sanh diệt huyễn hư
Hễ u mê thì tam độc hoành hành
Bằng tỉnh thức, không sao tìm được chúng.





Ngũ ấm phù vân.



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/nguamphuvan_zps4fc8ee7d.jpg"].




























.[/NEN]
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Tịch Diệt Tướng Ấn.

* Vô Sanh là Niết Bàn.

....... Niết bàn nguyên nghĩa chỉ cho sự thổi tắt, hoặc biểu thị trạng thái thổi tắt, về sau được chuyển dụng để chỉ lửa phiền não thiêu đốt đã bị dập tắt, là cảnh giới hoàn toàn giác ngộ. Cảnh giới này vượt ngoài sinh tử(mê giới), cũng là mục đích thực tiễn cuối cùng của Phật giáo, cho nên được xếp vào 1 trong những pháp ấn, gọi là Niết bàn tịch tĩnh.
Trung luận chủ trương Thực tướng là Niết bàn, Thực tướng cũng tức là tính không, là pháp do nhân duyên sinh ra, bởi thế Niết bàn và sinh tử thế gian không có sai khác.

http://rongmotamhon.net/mainpage/phatquang_0_8.html#1

Giáo môn tả về chỗ xuất phát, nói có bốn thứ Niết bàn:

1. Tự Tánh Niết Bàn: Tức là nhất tâm này cùng khắp mọi nơi, là bản thể của các pháp, tự tánh vốn tịch diệt. Cũng như nói : có Phật hay không có Phật, tánh tướng thường trụ, tất cả chúng sanh vốn diệt độ, chẳng cần diệt nữa, nên gọi là "Tự Tánh Niết Bàn" (Ở đây là Thật tướng ấn).

2. Hữu Dư Niết Bàn: Nói sự chứng của tam thừa, vô minh chưa sạnh hết, biến dịch sanh tử chưa dứt, sự chứng lý chưa được cùng tột, nghĩa là còn dư một khoảng đường chưa giẫm đến, nên gọi là "Hữu Dư Niết Bàn".

3. Vô Dư Niết Bàn: Tức là Phật đã tu thành, vọng đã hết, chân đã sạch, thể dụng bất nhị, cũng là chứng được quả Vô Thượng Đại Niết Bàn, nên gọi là "Vô Dư Niết Bàn".

4. Vô Trụ Niết Bàn : Tất cả bậc thánh chẳng lấy hữu vi, chẳng trụ vô vi, nhị biên đều bất trụ, trung đạo cũng chẳng lập, động tịnh bất nhị, tổng danh là Niết Bàn, nên gọi là "Vô Trụ Niết Bàn".

Bốn thứ tên gọi này chỉ theo thể và dụng đặt tên, kỳ thật trong nhất tâm danh tướng đều tịch, nên gọi là "Vô Danh", tức là sanh tử và Niết Bàn cả hai đều bất khả đắc, cho nên hai chữ "Vô Danh" là cái tổng danh của nhất tâm thường trụ, bất sanh bất diệt.

https://sites.google.com/site/mjnhchan/bai-luan-thu-tu-niet-ban-vo-danh

Dịp này. Xin giới thiệu quí Phật tử về góc độ Tự Tánh Niết Bàn.

Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở đời Lý có bài kệ:
Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.
Tạm dịch:
Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không.
Có không trăng đáy nước,
Đừng mắc có không không
.

Vâng ! Có hay không, sanh hay diệt, đối với Chân Như tự tánh chỉ là mộng huyễn không hoa.

kinh Pháp Hoa cũng dạy rằng chim kêu hoa nở là hiện tượng mầu nhiệm của bản thể, của "pháp thân" bất diệt:

Chư pháp tùng bản lai,
Thường tự tịch diệt tướng.
Xuân đáo bách hoa khai,
Hoàng oanh đề liễu thượng
Dịch:
Các hiện tượng xưa nay,
Bản tính thường vắng lặng.
Xuân đến trăm hoa mừng,
Oanh vàng ca liễu thắm.


Nhưng khổ nổi chúng sanh chỉ biết nhận huyễn mộng không hoa là tự ngã nên có sanh diệt, như bài kệ:

“Thân la ái võng cùng niên bôn tẩu du phong trần,
Tâm trục thể ba cách nhật trầm luân du nghiệp chướng.
Muội thiên chân, tùy huyễn mộng. Xả thật tế nhận không hoa.
Nãi hốt giác nhi hốt mê, cánh tự triền nhi tự phược”.


Đúng vậy ! Chúng sanh vì mê muội tánh Thiên Chân, nên chạy theo huyễn mộng, bỏ đi thật tế (Chân Như) mà chỉ nhận hoa đóm giữa hư không, nhận thân phù vân tụ tán (không hoa) làm tự ngã. Do vậy mà chỉ thấy có sanh tử, tự trói mình trong vô minh ( hốt giác nhi hốt mê, cánh tự triền nhi tự phược) , không nhận ra được thể Vô Sanh.

kinh Phạm Võng dạy:

"Chân tướng của mọi hiện tượng là bất sinh bất diệt, không thường cũng không đoạn, không sinh tử, không Niết Bàn. Kẻ ngu si sợ hư không mà muốn đi trốn thì dù bỏ hư không mà chạy cũng không thể nào thoát được hư không. Kẻ đi tìm hư không dù có chạy khắp đông tây nam bắc cũng không tìm thấy hư không. Nhưng kẻ ấy chỉ biết cái Danh của hư không mà không phân biệt được cái Thực của hư không.

Nay có kẻ muốn tìm Niết Bàn, thường qua lại trong Niết Bàn mà không biết đó là Niết Bàn, chỉ thấy toàn là sinh tử phiền não: kẻ ấy chỉ biết cái Danh của Niết Bàn mà không biết cái Thực của Niết Bàn vậy".


Cho nên, ta không thể bảo Niết Bàn có ngoài sinh tử cũng không thể bảo rằng giải thoát tức là lìa bỏ đời hiện tại. Chính trong hiện tại, con người phải tìm ra Niết Bàn: con người vẫn có thể giải thoát mà không rời thế gian sinh diệt.


http://www.budsas.org/uni/u-daophat-nt-moi/dpntm_06.htm

Vì vậy, nên biết:

Sanh tử tức Niết Bàn, Vô Sanh chỉ tìm thấy ngay nơi hiện tượng Sanh diệt.
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Tịch Diệt Tướng Ấn.

* Bích Chi Phật Bồ Đề.

....... Thưa Quí Phật tử. Bích chi Phật là quả vị chứng nhập Vô Niệm- Vô Sanh, nhờ thiền quán Lý Duyên Sanh.

....... Đức Phật dạy: Sanh tử là do 12 nhân duyên mà sanh ra. Có 2 cách quán.

Trung Bộ Kinh (Kinh 115, Bahudhatuka Sutta) chép (tóm tắt):
Ngài A Nan Ðà bạch Phật:

-- Bạch Thế Tôn! Cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Vị Tỳ Kheo thiện xảo về duyên khởi".

-- Ở đây này A Nan Ðà, vị Tỳ Kheo nên biết như sau:

Nếu cái này có, cái kia có, do cái này sanh, cái kia sanh, nếu cái này không có, cái kia không có, do cái này diệt, cái kia diệt, tức là Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, do duyên Sanh, Lão, Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não sanh khởi.

Như vậy, này A Nan Ðà là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Nhưng do diệt trừ, sự diệt trừ, sự ly dục hoàn toàn của chính Vô Minh này, các Hành diệt, do các Hành diệt Danh Sắc diệt. Do Danh Sắc diệt Lục nhập diệt. Do Lục nhập diệt Xúc diệt. Do Xúc diệt Thọ diệt. Do Thọ diệt Ái diệt. Do Ái diệt Thủ diệt. Do Thủ diệt Hữu diệt. Do Hữu diệt Sanh diệt. Do Sanh diệt Lão, Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não đoạn diệt. Như vậy là đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy này A Nan Ðà là vừa đủ để nói vị Tỳ Kheo thiện xảo về Duyên khởi.


(Dựa theo bản dịch Việt của HT Minh Châu)


....... Mười hai Duyên khởi này làm nhân làm duyên cho nhau, sinh khởi liên tục trong vòng nhân quả, khiến con người bị đắm chìm trong sinh tử luân hồi. Và nhân quả của 12 Duyên khởi này cứ tiếp tục sinh khởi khắp cả ba thời gian tạo thành cả một dòng sống vô tận.

....... Sự chấm dứt vòng duyên khởi của 12 nhân duyên, đó là thể nhập Vô Niệm , Vô Sanh .- Niết Bàn của Vị Bích Chi Phật.


....... Thầy xin giới thiệu với quí Phật tử, một pháp quán, để chấm dứt vòng duyên khởi của sanh tử.

* Bây giờ chúng ta hãy chọn một trong 12 chi của pháp duyên khởi 12 nhân duyên. Thường thì hành giả chọn Vô minh, Ái ,hoặc Thủ để quán. Ở đây chúng ta quán Vô Minh.

* Vào Thiền định, để đến cảnh giới Vô Niệm (như trên đã nói), và quán sự duyên khởi của Vô minh.

....... Sao gọi là quán sự duyên khởi của Vô minh ?

....... Vì Phật dạy.- Tất cả pháp do duyên sanh. Vậy Vô Minh cũng là một pháp, vì Vô minh cũng do duyên sinh.

Những duyên gì sanh khởi vô minh?

+ Đó là bất giác (không tỉnh thức), tham sân, si, mạn, nghi, ác kiến, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ vv.v... nói chung là các phiền não và tùy phiền não).

+ Và ngay những nhân duyên như tham hay sân v.v... cũng lại do nhiều nhân nhiều duyên mới tạo thành ra chúng, nghĩa là càng quan sát chúng ta lại thấy chúng lớp lớp nhân, lớp lớp duyên chồng chéo lên nhau không có đầu mối, nhưng chúng đều không có tự tánh, chúng là không ,là vô ngã, và đều thành lập trên bản thể NHƯ.

+ Như thế Vô minh thật ra không có.- Vô Minh thật tánh chính là Phật tánh, mà Phật tánh thì rốt ráo thanh tịnh, là Niết bàn.

+ Do quán như vậy nên không thấy có Vô minh, dẫn đến không có lão tử ưu bi khổ não... Nghĩa là thoát khỏi Sanh tử niệm tưởng.- Đạt đến Vô Sanh.

....... Do đạt đến Vô Niệm - Vô Sanh hành giả nhập vào Tịch Diệt niết Bàn Ấn.- Đây là Niết Bàn Bích Chi Phật, ngang tầm Tự Tánh Thanh Tịnh niết Bàn.

....... Nếu quí Phật tử muốn đến những cảnh giới niết Bàn của chư A- La- Hán và Phật lại còn phải tu 9 thứ Thiền Định, 6 pháp Ba- la- mật, hoặc vạn hạnh Vô thượng Bồ Đề mà Đức Phật đã dạy trong nhiều kinh điển khác.

....... Sau thời pháp thoại, đoàn Phật tử trầm tư và an trú trong chánh Niệm.

....... Qua hôm sau đoàn hành hương dự lễ xuất gia cho một hành giả trong đoàn. Có sự chứng minh của Hòa Thượng Phó Ban Trị Sự đặc trách Khất sĩ vụ của Tỉnh Hội Bà Rịa Vũng Tàu, cùng với nhiều Tăng ni tại địa phương.

Kính thưa Quí Thầy và Quí Cô Quí Đạo hữu trên diễn đàn.

Trí nhớ của Thiên Anh thì có hạn, buổi pháp thoại thì quá dài, văn nói và văn viết khác nhau. Vì thế về nội dung thì Thiên Anh giữ nguyên, kinh văn thì có mượn đở trên mạng một ít, nhưng vẫn giữ nguyên ý chính của quý Sư - Thầy.

....... Kính xin Quí Tôn Đức thông cảm.

Xin cảm ơn đã vào xem và khuyến tấn.

Chúc sức khỏe an lạc.

PHỤ CHÚ

Trong buổi chiều pháp thoại nơi nhà nghỉ. Thầy Minh Tâm (phó đoàn) hướng dẫn Phật tử phương pháp Thiền để vào được Vô niệm:

Thầy giảng :

Thiền là phương pháp tu của Phật dạy cho chúng ta để đạt đến các từng bậc tu chứng.
Thiền có 3 cách thực hành là: Chỉ , Quán , và Chỉ quán song tu. Chỉ là dừng đứng vọng niệm. Quán là dùng pháp của Phật dạy như quán nhân duyên (như trên), hoặc vừa chỉ vừa quán (như pháp niệm Phật). Người tu theo Phật phải dùng 3 phương pháp này trong hành trình đến chân lý của mình.

Quán Sổ tức, quán nhân duyên, hay quán bất tịnh v.v… đều là Thiền Định cả.

 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên