- Tham gia
- 30/7/13
- Bài viết
- 1,328
- Điểm tương tác
- 956
- Điểm
- 113
Kính chào các bạn đạo thân mến,
Để làm sáng tỏ ý nghĩa Kệ tung Duy Thức của Bồ Tát Thế Thân, thay vì làm theo truyền thống chuyển dịch đồng đẳng, như thi thành thi, kệ thành kệ v..v em chuyển dịch theo thể văn xuôi, mục đích làm giảm bớt sự giới hạn ngữ nghĩa của ngôn ngữ chuyển dịch là tiếng Việt, đồng thời làm sáng tỏ hơn ý nghĩa của Kệ tung, khiến người đọc ngay đó hội ý, ngay đó liễu nghĩa, đỡ phải nhăn nhó suy tư, hì hì.
TỤNG RẰNG:
1. Do giả thuyết ngã pháp,
Hữu chủng chủng tướng chuyển,
Bỉ y thức sở biến,
Thức năng biến duy tam.
2. Vị: Dị thục, Tư lương
Cập liễu biệt cảnh thức,
Sơ A Lại Da thức,
Dị thục, nhất thiết chủng.
3. Bất khả tri, Chấp thọ,
Xứ, liễu, thường dữ Xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư
Tương ưng duy Xả thọ.
4. Thị vô phú vô ký,
Xúc đẳng diệc như thị,
Hằng chuyển như bộc lưu,
A La Hán vị xả.
VĂN NGHĨA:
1. Nay thấy các tưởng lưu chuyển không ngừng,
Là bởi vì còn cho rằng thật có Ngã và Pháp.
Ngã, Pháp bản chất là giả thôi,
Các tướng ấy nương vào các Thức mà biến hiện ra như thế,
Thức mà có khả năng biến hiện các tướng thì có ba.
2. Tên của chúng là: Dị thục, Tư lương và Liễu biệt cảnh.
Cái Thức đầu gọi là A Lại Da,
Cũng gọi là Dị thục hay Nhất thiết chủng.
3. Thức này chẳng tự mình biết được chính mình,
Chỉ dựa trên tác dụng của nó như:
Chấp thọ, xứ, liễu, xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư
Mà nhận ra sự tồn tại của Thức này.
(Ví như nhờ vật chuyển biến mà biết có hư không vậy)
Trạng thái tồn tại của nó gần giống với trạng thái Xả thọ (trong thiền định).
4. Thức này chẳng bị các chướng như phiền não và sở tri ngăn che nên gọi là vô phú.
Lại chẳng tạo tác thiện ác chi cả nên gọi là vô ký.
Các tác dụng của nó như Xúc, v..v cũng như vậy.
Các tác dụng ấy chuyển biến nhanh chóng như nước chảy thác dốc.
Tới quả vị A La Hán, thì Thức này chuyển thành Như Lai Tạng, cũng gọi là Đại Viên Cảnh Trí, cũng gọi là Chánh Biến Tri, nghĩa là biết khắp thế gian, chẳng gì không rõ nhân duyên sinh hoá của nó. Như Phật từng nói trong Kinh: Một hạt nước rơi trong đại thiên thế giới, Ta còn biết rõ nhân duyên vì sao. Ấy là chỉ cho cảnh giới "Xả" này của bậc gọi là A La Hán.
Tạm dịch tới đây, sau đó em sẽ cùng đại chúng, nếm từng miếng từng vị của loạt Danh tự đã nêu trong Kệ tụng, để liễu tri thật nghĩa của Danh tự ấy, nơi hiện thực, nó rốt cục là cái gì ?
Các bác đi trước đã thông tỏ, cứ chia sẻ thêm về ngữ nghĩa để góp phần cùng em làm sáng tỏ Chân lý Duy Thức, ngõ hầu mang lại lợi lạc cho chính mình, cho đại chúng và cho tất cả chúng sanh.
Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
Hề hề,
Đề tài đưa ra rồi sao không triển khai và tiếp tục. Chờ đợi gì nơi doccoden, hê hê, kẻ ngoài cửa với mớ kiến thức hí tiếu nghe chơi cho vui (Mà ngay trong mớ kiến thức đó nền tảng cơ bản Phật học lại lỗ chỗ thủng như lá mít sâu), hề hề, thì biét cóc gì Yogacara, Du già hành nơi tận cùng miền biên viễn.
Hề hề, để Trừng Hải bắt đầu với đoạn (1)
Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến duy tam.
Do mê lầm có Ngã, có Pháp (Như thật thì Vô ngã nhân, Vô ngã pháp)
Nên dòng sanh diệt tương tục không gián đoạn khởi sanh các hữu chủng chủng tướng
Khi có đối đãi (bỉ thử tức đối đãi nhị nguyên) xảy ra (vì do mê lầm có ngã, có pháp) sẽ sanh Sở biến (Tư hoặc) lẫn Năng biến (Kiến hoặc)
Thì (dòng chủng chửng tướng) hiện (Thức biến) ba pháp tướng (Dị thục, Tư lương và Liễu biệt cảnh thức)
Hề hề
Note: Học Duy thức thì phải am tường tên gọi, nội dung và sự chuyển biến của các thuật ngữ (Nên nhớ đến mức tạc dạ ghi lòng)
Sửa lần cuối: