Ai cũng có thể tham thiền.

sanghata1

Registered
Phật tử
Tham gia
28 Tháng 5 2011
Bài viết
404
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Trước nhất phải biết ngồi thiền chẳng phải tham thiền, tham thiền chẳng cần ngồi. Nhiều người lầm tưởng ngồi thiền tức tham thiền, kỳ thật chẳng phải; bất cứ lúc nào cũng phải tham: Đi đứng nằm ngồi, đang làm công việc tay chân, sử dụng bộ não, đang ăn cơm, đi cầu, ngủ mê cũng phải tham. Chư Tổ ở Ấn Độ trên hình ảnh có đủ thứ cách ngồi, không nhất định phải ngồi Kiết già.

* Nhưng phải tham như thế nào? Chữ THAM là nghi, nghi tức không hiểu. Một việc gì đã thấu hiểu rồi thì hết nghi; tâm suy nghĩ giải thích câu thoại đầu cho ra một câu đáp án ấy là hồ nghi, chẳng phải chánh nghi. Chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, không cho tâm đi tìm hiểu, không cho tâm đi giải thích đáp án. Chánh nghi mới là tham thiền, hồ nghi chẳng phải tham thiền.

* Tham Thiền rất chú trọng đến nghi, chỉ cần có nghi tình, ngoài ra không cần biết đến tất cả. Các pháp tu khác hay trừ vọng tưởng hoặc buông bỏ vọng tưởng, tham Tổ Sư Thiền không cho trừ vọng tưởng, không được đè nén vọng tưởng, không được buông bỏ vọng tưởng, vọng tưởng nỗi lên bao nhiêu cũng mặc kệ, không biết tới. Vậy thì phải làm sao? Chỉ cần đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình thì chính nghi tình đó là cây chổi automatic để quét sạch tất cả, có vọng tưởng cũng quét, không có vọng tưởng cũng quét, khỏi cần tác ý.


...

* Người thường cho rằng tham thiền phải thượng căn thượng trí mới có thể tham được, sự thật từ lịch đại Tổ Sư cho đến đời Mãn Thanh, đã có bảy ngàn Tổ, vị Tổ nào cũng nói “Ai cũng có thể tham được”, bất cứ già trẻ, nam nữ, thông minh, dốt nát, khờ ngốc v.v... Trong Truyền Đăng Lục, nhiều người khờ ngốc vẫn được kiến tánh, thì tại sao mọi người cứ cho tham thiền là khó? Tại không chịu thực hành, không có tham thiền mà chỉ nghe những người ham tạo tội địa ngục, chẳng biết Tổ Sư Thiền là gì, cứ lấy ý mình đoán, hễ thấy người ta ngồi thiền tưởng là tham thiền, nói là dễ tẩu hỏa nhập ma, ấy là sai lầm.

Những người không biết về thiền mà phê bình thiền, tạo tội địa ngục rất nặng. Theo ngài Lai Quả Thiền sư trong Ngữ Lục của ngài nói: “Nếu phỉ báng thiền mà tự chướng ngại không dám tham thiền, phải đoạ địa ngục Vô-gián (Địa ngục A-tỳ) một đại kiếp; hễ phỉ báng thiền làm chướng ngại người khác không dám tham thiền thì phải đoạ địa ngục Vô gián bốn đại kiếp, chứ chẳng phải nói chơi vậy”. Nhiều người không biết, lấy ý mình nói đại thật đáng thương xót.

* Tại sao chỉ chướng ngại mình chứ chẳng phải chướng ngại người khác mà phải đoạ địa ngục một đại kiếp? Theo Lai Quả Thiền sư nói, tất cả Phật quá khứ, Phật vị lai đều do tham thiền mà thành Phật; hễ một người kiến tánh thành Phật sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Nay do mình phỉ báng thiền, chẳng được thành Phật, khiến vô lượng vô biên chúng sanh không được giải thoát, ấy là lỗi tại mình, nên có tội nặng như thế. Cho nên, phỉ báng thiền tạo tội rất nặng; theo tội thế gian chỉ một đền một, ví như đã cắt cổ một trăm con gà, ăn thịt một trăm con gà ấy, bất quá làm con gà một trăm đời để người khác cắt cổ, ăn thịt rồi là hết. Còn phỉ báng Phật pháp thì tội gấp muôn triệu ngàn lần, trong địa ngục A Tỳ hết đại kiếp này đến đại kiếp khác, thậm chí thế giới này hoại rồi phải dời đến thế giới khác để chịu tội. Thế nên, hễ mình không biết thì chớ nên phỉ báng, nói là có hại.


....


trong quyển Lá Thư Thiền của ngài có đoạn chỉ trích những người trưởng lão lúc đương thời chưa kiến tánh dạy người tu mặc chiếu; Lá Thư Thiền là những thư từ dạy tham Thiền của ngài gửi các vị quan chức, Thừa tướng đương thời. Trong thư ngài nêu ra thiền mặc chiếu chẳng phải Tổ Sư Thiền, Ghì trích những người tu theo thiền mặc chiếu rằng “Bọn họ chẳng phải con người, vì làm cho người khác tưởng lầm, không thể tu theo chánh pháp, trở ngại cho sự kiến tánh của người khác”.




* LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỞI LÊN NGHI TÌNH?

Phải nhìn vào câu thoại đầu. Ngài Hư Vân nói “Thoại đầu là cây gậy”, như người đi đường nhờ cây gậy để đi, tham thiền nhờ câu thoại đầu làm cây gậy để đi.

Tham thoại đầu cũng gọi là khán thoại đầu, thoại đầu thì rất nhiều, muôn muôn ngàn ngàn, ở đây chỉ đề ra năm câu thoại đầu, mỗi người tự chọn một câu khó hiểu nhất, cảm thấy không hiểu nỗi thì câu đó thích hợp cho mình tham. Năm câu thoại đầu gồm:

1/ Khi chưa có trời đất ta là cái gì?

2/ Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bản lai của ta như thế nào ?

3/ Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?

4/ Vạn pháp qui một, một qui chỗ nào?

5/ Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?



Năm câu thoại đầu chỉ được chọn một câu khó hiểu nhất, tham đến kiến tánh thành Phật mới thôi, không cho lựa hai câu, cũng khôrg được đổi qua đổi lại, phải ôm chặt lấy một câu thoại đầu tham đến cùng. Hỏi thầm trong bụng “Khi chưa có trái đất ta là cái gì?” Có hỏi thì có đáp, không hiểu thì đáp không ra, thắc mắc không hiểu tức đã phát khởi nghi tình, hỏi lần thứ nhất, đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ hai, vẫn đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ ba ... cứ hỏi tiếp hoài, ngày đêm chẳng ngừng, gọi là miên mật. Tham thiền cần có sự miên mật, miên là kéo dài, mật là không có kẽ hở, liên tiếp không có kẽ hở, không cho gián đoạn, miên mật mãi mới thành khối.

* Tham thiền chú trọng đến cái không hiểu, việc thế gian muốn hiểu thì khó, không hiểu thì dễ, nên bà già 80 - 90 tuổi vẫn tham được; trẻ con 3 – 4 tuổi cũng tham được, chỉ cần một cái không hiểu là được.


Trích: Duy Lực Ngữ Lục
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
* Tham thiền chú trọng đến cái không hiểu, việc thế gian muốn hiểu thì khó, không hiểu thì dễ, nên bà già 80 - 90 tuổi vẫn tham được; trẻ con 3 – 4 tuổi cũng tham được, chỉ cần một cái không hiểu là được.


Trích: Duy Lực Ngữ Lục

?????????????????????????????????
Tội lỗi ! Tội lỗi !
Ngứa mồm muốn sủa vài tiếng wâu wâu quá đi thôi.
(nhưng sợ Admin rầy nên đành cụp đuôi xuống ngoe nguẩy qua phòng khác vậy)
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
?????????????????????????????????
Tội lỗi ! Tội lỗi !
Ngứa mồm muốn sủa vài tiếng wâu wâu quá đi thôi.
(nhưng sợ Admin rầy nên đành cụp đuôi xuống ngoe nguẩy qua phòng khác vậy)
Khẩu đã sai chê bai người khác.Vậy ý cũng khởi liên tục,vọng tâm không ngừng.Người học Phật trước phải thấy lỗi của mình.Ngã vẫn còn,nói gì đối trị pháp.
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Khẩu đã sai chê bai người khác.Vậy ý cũng khởi liên tục,vọng tâm không ngừng.Người học Phật trước phải thấy lỗi của mình.Ngã vẫn còn,nói gì đối trị pháp.
_ Anh kingvua viết bài này, vậy có "khởi ý" hay không "khởi ý" ?
_ Anh kingvua viết bài này, vậy có "thấy lỗi" của kingvua trước hay không ?
wấuu ! wấuu !
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
_ Anh kingvua viết bài này, vậy có "khởi ý" hay không "khởi ý" ?
_ Anh kingvua viết bài này, vậy có "thấy lỗi" của kingvua trước hay không ?
wấuu ! wấuu !
Khởi hay không chỉ tôi biết.nếu nói có hay không,không ích gì.Nhưng ngôn từ của bạn rõ là người ngạo mạn,ngã cao té đau.
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
sanghata1
Tham thiền chú trọng đến cái không hiểu, việc thế gian muốn hiểu thì khó, không hiểu thì dễ, nên bà già 80 - 90 tuổi vẫn tham được; trẻ con 3 – 4 tuổi cũng tham được, chỉ cần một cái không hiểu là được.



Trích: Duy Lực Ngữ Lục
?????????????????????????????????
Tội lỗi ! Tội lỗi !
Ngứa mồm muốn sủa vài tiếng wâu wâu quá đi thôi.
(nhưng sợ Admin rầy nên đành cụp đuôi xuống ngoe nguẩy qua phòng khác vậy)
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Phải anh chocon ngứa mồn vì cái câu "trẻ con 3 _ 4 tuổi cũng tham được" phải không ?

Câu này là Thiền sư cho anh chocon cơ hội đó, vì để gọi là chocon thì phải dưới 3 tuổi, trên 4 tuổi thì gọi là cholon chứ không gọi là chocon được.

Hi....hi.... !



[/NEN]
 

Nhật Châu

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 10 2006
Bài viết
161
Điểm tương tác
1
Điểm
18
[B đã viết:
choconxauxi[/B];72230]?????????????????????????????????
Tội lỗi ! Tội lỗi !
Ngứa mồm muốn sủa vài tiếng wâu wâu quá đi thôi.
(nhưng sợ Admin rầy nên đành cụp đuôi xuống ngoe nguẩy qua phòng khác vậy)
"choconxauxi" thật là "xấu xí" !!! Lại đem cả cần câu vô diễn đàn ^_^!
Sẵng vác vào đây rồi thì câu con cá "Nhật Châu" luôn vậy :p
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Kẻ học đạo trước phải khiêm tốn.Phải thấy mình cũng là chúng sanh còn khởi nhiều vọng niệm.Nếu chỉ lý luận mà không tự mình chuyển hóa vọng tâm thì học Phật giống như con vẹt chỉ tuôn lời mà không chứng minh.Phải thấy Pháp là phương tiện mà hành giả cần dựa đê rút gươm trí huệ phá vọng tâm.Vọng tâm chưa dừng,định tâm chưa chắc,ngộ Đạo còn xa.Hãy cẩn thận!
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Tổ sư nói"Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền".chào bạn.Lúc đó mắt thấy cảnh hay tâm thấy cảnh.Tai nghe âm hay tâm nghe âm.Nếu mắt thấy cảnh chỉ tháy cảnh hữu tướng còn cảnh vô tướng thì sao?Cái gì thấy?Nếu tai nghe âm chỉ nghe âm do tướng còn âm không do tướng thì sao?Cái gì nghe?
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83

Mạc vị vô tâm vân thị đạo
Vô tâm do cách nhất trùng quan.

( Trần Thái Tôn)
hi...hi...!
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kẻ học đạo trước phải khiêm tốn.Phải thấy mình cũng là chúng sanh còn khởi nhiều vọng niệm.Nếu chỉ lý luận mà không tự mình chuyển hóa vọng tâm thì học Phật giống như con vẹt chỉ tuôn lời mà không chứng minh.Phải thấy Pháp là phương tiện mà hành giả cần dựa đê rút gươm trí huệ phá vọng tâm.Vọng tâm chưa dừng,định tâm chưa chắc,ngộ Đạo còn xa.Hãy cẩn thận!
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính anh kingvua !

Trí không biết anh chứng tới đâu, nhưng đọc lời anh phát biểu, Trí thấy "giống như Tổ nói" khi đang dạy chúng, chớ Trí không thấy KHIÊM TỐN chỗ nào cả.

Kính !





[/NEN]
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Kẻ mê vì luôn khởi ý niệm đúng.Luôn hướng ra ngoài khen chê đủ thứ.Ngay lúc quay vào trong,chân trời rộng mở,mộng tan,trí huệ hiện.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kingvua kính !
Kẻ mê vì luôn khởi ý niệm đúng.Luôn hướng ra ngoài khen chê đủ thứ.Ngay lúc quay vào trong,chân trời rộng mở,mộng tan,trí huệ hiện.
Thưa ! "quay vào trong !" tức có quay ra ngoài - ngoài và trong là pháp đối đãi sinh - tử ".
[bt sưu tầm]
xin cẩn thận !

Kính
bangtam
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
bạn còn phân biệt chữ nghĩa.Do căn đối cảnh khởi vọng niêm,nên nhà thiền gọi chạy ra ngoài.nêu ngay đối cảnh không có ý niệm tức không chạy ra ngoài,quay về chân tâm của mình.Khong phải dùng niệm pháp để đè vọng tâm như ý bạn dùng phép đối đãi sinh tử.Hãy cẩn thận bài viết?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kingvua kính !
bạn còn phân biệt chữ nghĩa.Do căn đối cảnh khởi vọng niêm,nên nhà thiền gọi chạy ra ngoài.nêu ngay đối cảnh không có ý niệm tức không chạy ra ngoài,quay về chân tâm của mình.Khong phải dùng niệm pháp để đè vọng tâm như ý bạn dùng phép đối đãi sinh tử.Hãy cẩn thận bài viết?
Thưa ! Dụng chữ nghĩa để xiểng dương cái Diệu Tâm - lưu truyền Chánh Pháp !- Nếu hiểu được nghĩa nầy thì : Đối cảnh vẫn khởi chánh niệm vì cái Diệu Tâm và muôn cảnh không hai - thì chổ nào riêng gọi Nhà Thiền - lại còn có chổ trong hay ngoài để quay về hay sao !.
"Hãy cẩn thận bài viết ?"
hihi!

KÍNH
bangtam
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Bạn viết"Nếu hiểu được nghĩa nầy thì : Đối cảnh vẫn khởi chánh niệm vì cái Diệu Tâm và muôn cảnh không hai - thì chổ nào riêng gọi Nhà Thiền - lại còn có chổ trong hay ngoài để quay về hay sao ".tôi xin hỏi :Đối cảnh vẫn khởi chánh niệm mà bạn viết thì chánh niệm là chánh với vọng niệm hay chánh niệm dùng pháp định tâm để trốn cảnh?Còn câu viết:Diệu Tâm và muôn cảnh không hai - thì chổ nào riêng gọi Nhà Thiền - lại còn có chổ trong hay ngoài để quay về hay sao !.Chắc bạn còn mượn giáo để lý luận mà chưa qua thực hành.Vì đến chỗ Diệu tâm và muôn cảnh không hai thì nào còn có pháp,kể cả pháp Thiền.Bạn ơi,từ hiểu đến ngộ đoạn đường còn gian nan lắm.Ngay chỗ hiểu phải chuyển vong thành chân mới là chân hiểu.Đừng suy lường,hãy buông bỏ?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kingvua kính !
Đối cảnh vẫn khởi chánh niệm mà bạn viết thì chánh niệm là chánh với vọng niệm hay chánh niệm dùng pháp định tâm để trốn cảnh?
Kính thưa Kingvua ! Cảnh không ngoài Tâm - thì có cần phương tiện gì để định tâm - để trốn - để đối trị với vọng ?.
Chắc bạn còn mượn giáo để lý luận mà chưa qua thực hành.
Dạ !
Vì đến chỗ Diệu tâm và muôn cảnh không hai thì nào còn có pháp,kể cả pháp Thiền.
Dạ ! hihi!
Bạn ơi,từ hiểu đến ngộ đoạn đường còn gian nan lắm.Ngay chỗ hiểu phải chuyển vọng thành chân mới là chân hiểu.Đừng suy lường,hãy buông bỏ?
Dạ ! bt kính biết ơn Kingvua đã chí tình khuyên nhủ - vậy bt xin dừng vậy !.
Kính chúc Kingvua nhiều sức khoẻ .

KÍNH
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên