Một là vô lượng, vô lượng là một.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ba Tuần có 1 cái khăn:

_________________________________________________________________ (tướng thô)


------------------------------------------------------------------------------------------- (tướng vi tế)


Dùng khăn thắt 2 nút:


_o______________________________________________________________o_


Dùng khăn thắt 4 nút:

_o___________________o____________________o_____________________o_


Dùng khăn thắt 8 nút:


_o_________o________o________o_______o_________o________o_______o_



Dùng khăn thắt 16 nút:


___o___o___o___o___o___o___o___o___o___o___o___o___o___o___o___o___


Dùng khăn thắt số nút: 32, 64, 128, 256, 512, 1024, 2048, 4096, 8192, 16384, 32768, 65536, 131072...

Tổng số nút thắt tiếp= số nút thắt trước + chính nó !

Khăn này dài vô tận, số nút này cũng nhiều vô lượng.

Khăn tuy dài mà số chỉ có 1.

Nút tuy nhiều mà chẳng lìa cái khăn.

Một khăn thắt vô lượng nút, vô lượng nút thuộc về cùng một khăn.

Nút này chẳng phải nút kia, nút kia chẳng phải nút này, gọi tên mỗi nút là nút 1, nút 2.... Có bao nhiêu nút, có bấy nhiêu tên gọi khác nhau.

Mà nút này cũng là nút kia, nút kia cũng là nút này.

Bởi khi tháo tất cả nút, thì chỉ còn tên gọi nút 1, 2, 3, 4...

Mà chẳng có tướng nút nữa vậy !


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Ba Tuần có 1 cái khăn:

..........

Mà nút này cũng là nút kia, nút kia cũng là nút này.

Bởi khi tháo tất cả nút, thì chỉ còn tên gọi nút 1, 2, 3, 4...

Mà chẳng có tướng nút nữa vậy !



:D

Người này cũng là người kia, người kia cũng là người này

Bởi khi chết thì chỉ còn cát bụi.

Mà chỉ còn có một tướng đó vậy!

:D

Tư tưởng thâm thúy 'Một là vô lượng, vô lượng là một' của Hoa nghiêm tông, đã bị bạn Ba Tuần nhại lại một cách hài hước, để làm trò cười cho ngoại đạo hay sao?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
:D

Người này cũng là người kia, người kia cũng là người này

Bởi khi chết thì chỉ còn cát bụi.

Mà chỉ còn có một tướng đó vậy!

:D

Tư tưởng thâm thúy 'Một là vô lượng, vô lượng là một' của Hoa nghiêm tông, đã bị bạn Ba Tuần nhại lại một cách hài hước, để làm trò cười cho ngoại đạo hay sao?

Hề hề,

Tư tưởng gì của Hoa Nghiêm Tông mà được bạn doccoden đưa lên tầm "thâm thúy" để rồi quay lại quở trách Ba Tuần là "nhại lại một cách hài hước" thế ?

Xin được chỉ giáo !
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63


Hề hề,

Tư tưởng gì của Hoa Nghiêm Tông mà được bạn doccoden đưa lên tầm "thâm thúy" để rồi quay lại quở trách Ba Tuần là "nhại lại một cách hài hước" thế ?

Xin được chỉ giáo !


Cái ý tưởng 'Một là vô lượng, vô lượng là một' là do bạn đọc kinh sách hay do bạn tự nghĩ ra? Đề nghị bạn hãy thành thật trả lời.

Tôi dựa theo ý bạn giảng giải để làm thành một câu sai, để cho thấy là bạn đã hiểu sai ý tưởng 'Một là vô lượng, vô lượng là một'.


http://thuvienhoasen.org/p16a535/17-pham-so-phat-tam-cong-duc

"Cái thấy của vị Bồ-tát phát tâm bồ đề rộng lớn thật không có giới hạn: không có gì khác nhau giữa thế giới thô lậu và thế giới vi diệu, vì thô lậu tức là vi diệu; không có gì khác nhau giữa thế giới nhỏ và thế giới lớn, vì nhỏ tức là lớn; không có gì khác nhau giữa một thế giới và vô lượng thế giới, vì một tức là vô lượng; không có gì khác nhau giữa thế giới dơ và thế giới sạch, vì dơ tức là sạch; một thế giới nằm trong vô lượng thế giới, vô lượng thế giới nằm trong một thế giới; ...”
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Cái ý tưởng 'Một là vô lượng, vô lượng là một' là do bạn đọc kinh sách hay do bạn tự nghĩ ra? Đề nghị bạn hãy thành thật trả lời.

Tôi dựa theo ý bạn giảng giải để làm thành một câu sai, để cho thấy là bạn đã hiểu sai ý tưởng 'Một là vô lượng, vô lượng là một'.


http://thuvienhoasen.org/p16a535/17-pham-so-phat-tam-cong-duc

"Cái thấy của vị Bồ-tát phát tâm bồ đề rộng lớn thật không có giới hạn: không có gì khác nhau giữa thế giới thô lậu và thế giới vi diệu, vì thô lậu tức là vi diệu; không có gì khác nhau giữa thế giới nhỏ và thế giới lớn, vì nhỏ tức là lớn; không có gì khác nhau giữa một thế giới và vô lượng thế giới, vì một tức là vô lượng; không có gì khác nhau giữa thế giới dơ và thế giới sạch, vì dơ tức là sạch; một thế giới nằm trong vô lượng thế giới, vô lượng thế giới nằm trong một thế giới; ...”

Ấy chết, lại "dựa theo ý bạn" là ý gì thế ?!!

Tự trong đầu bạn có cái "một là vô lượng, vô lượng là một" sẵn rồi, cho nên vừa mới nghe tới "một là vô lượng, vô lượng là một" là lại liên tưởng ngay tới cái ấy, rồi sau đó đem so sánh cái sẵn có ấy với cái "một là vô lượng, vô lượng là một" của mình - mà thật ra là của bạn suy ra từ lời mình nói mới phải.

Một là vô lượng, vô lượng là một của mình nó rất chi là đơn xờ giản và đã được nói vô cùng easy to see rồi nhé (Hề hề)

Nay đành phải nói lại vậy:

Ba Tuần có một cái dây thừng ( khăn đẹp quá dễ làm người ta hoa mắt). Giờ lấy dây thắt một cái nút trên nó (nhớ thắt luôn nhé), rồi thắt một cái nút khác, rồi thắt một cái nút khác....rồi lại tháo cái nút vừa thắt, rồi tháo cái nút tiếp theo, rồi tháo cái nút tiếp theo...

Vậy là có một cái dây, mà có vô lượng cái nút (nếu thắt không ngừng và dây dài vô cùng).

Khi thắt nút nào thì ta gọi tên nút ấy là nút 1, nút 2, nút 3... nút n

Khi tháo thắt nút ra rồi thì nút 1, nút 2, nút 3...nút n vẫn còn tên gọi trong đầu mà trong thực tế chỉ còn có cái dây thừng trên tay mà thôi !

Vậy đó, đó là ý nghĩa của "một là vô lượng, vô lượng là một" của Ba Tuần.

Cực kỳ trực quan, vô cùng sinh động, rất hợp với các bạn có đầu óc Duy vật biện chứng (nương vật sinh lý, theo lý lập danh, thấy sự thay đổi có nhân có quả, vận hành vô cùng vô tận)

À mà tiện thể hỏi bạn xí, có biết khoa học thực nghiệm hiện tại đã chứng minh được một lý thuyết là thuyết big bang không: Từ một dị điểm bùng nổ sinh ra thời gian, không gian và vật chất (các thiên hà, thiên thể...) và vũ trụ này cũng có tuổi tồn tại luôn đấy !

Con Người và Vũ Trụ. đã viết:
Năm 1905, Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp (Special theory of Relativity) để giải thích bản chất của không gian và thời gian.

Thuyết này, ngoài sự chứng minh tính chất tương đối của không gian và thới gian, còn cho chúng ta biết vận tốc của ánh sáng, thường được viết bằng ký hiệu c, là một vận tốc giới hạn, nghĩa là không có gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng, do đó vận tốc của ánh sáng là một hằng số tuyệt đối (absolute constant).

Einstein cũng cho chúng ta biết sự tương quan giữa năng lượng (energy) và vật chất (matter) qua phương trình E = mc2,

E là năng lượng tương ứng với khối lượng m của vật chất, và c là vận tốc của ánh sáng.

Một điểm đặc biệt khác của thuyết tương đối hẹp của Einstein là thuyết này đã tổ hợp không gian và thời gian thành một miền chung có tên khoa học là miền liên tục khônggian - thờigian (spacetime continuum), được mô tả bởi một tập hợp các phương trình.

Miền liên tục khônggian - thờigian này thành ra có 4 chiều, 3 chiều cho không gian và một chiều cho thời gian. Đầu óc của chúng ta đã quen với một không gian 3 chiều trong đó 3 trục ngang, dọc, và thẳng đứng thẳng góc với nhau, nên chúng ta khó có thể quan niệm một trục thứ tư, trục thời gian, thẳng góc với cả 3 trục trên.

Nhưng những phương trình toán học trong thuyết tương đối hẹp của Einstein lại cho chúng ta "thấy" rõ rằng miền liên tục khônggian - thờigian đúng là như vậy, vì trong những phương trình này, chiều thứ tư, chiều thời gian, bằng cách nào đó lại dính đến những khoảng cách âm (negative distances), biểu thị bằng một dấu trừ trước thông số thời gian, ký hiệu là t, trong các phương trình. Không đi vào chi thiết phức tạp của các phương trình toán học, chúng ta có thể dùng một hình ảnh giản dị hơn để có một khái niệm về miền liên tục 4 chiều.

Chúng ta hãy tưởng tượng miền liên tục khônggian - thờigian này giống như một tờ cao su rộng, được căng thẳng như mặt trống chẳng hạn. Trên mặt tấm cao su này chúng ta hãy vẽ một trục biểu thị sự chuyển động trong không gian, và một trục thẳng góc với trục trên biểu thị sự chuyển động trong thời gian. Nói một cách toán học thì 3 chiều trong không gian đều tương đương như nhau, nên chúng ta có thể tưởng tượng một trục có thể tượng trưng cho cả 3. Bây giờ chúng ta hãy lăn một viên bi trên tấm cao su đó, chúng ta có hình ảnh của một vật chuyển động trong miền liên tục khônggian - thờigian.

Nhưng đây là sự chuyển động của một vật trong một mẫu khônggian - thờigian phẳng lì (flat spacetime), nghĩa là trong không gian và thời gian thuần túy. Thực tế là, trong vũ trụ không phải chỉ có không gian không, mà còn có hằng hà sa số các thiên hà như chúng ta đã biết.

Do đó, Einstein đã để ra 10 năm để nghiên cứu, tìm cách đưa tác dụng của trọng trường, nghĩa là ảnh hưởng của vật chất, vào trong thuyết tương đối của ông. Ông đã thành công năm 1915 với kết quả là thuyết tương đối rộng (General theory of relativity), một thuyết có thể giải thích, mô tả sự tương quan giữa không gian, thời gian, và vật chất, nghĩa là vũ trụ.

Thuyết "big bang" bắt nguồn từ sự khám phá ra hiện tượng "vũ trụ nở rộng" (expansion of the universe) của Edwin Hubble vào năm 1929.

Hubble quan sát được rằng, các thiên hà (galaxy) cứ di chuyển mỗi ngày một xa trái đất hơn, và thiên hà nào càng ở xa trái đất thì di chuyển càng nhanh, và khoảng cách giữa các thiên hà cũng càng ngày càng xa dần.

Điều này chứng tỏ vũ trụ không cố định mà càng ngày càng nở rộng.

Tính ngược thời gian thì tại một thời điểm nào đó, cách đây khoảng 15 tỉ năm, vũ trụ chỉ là một dị điểm (singularity) vô cùng nóng và vô cùng đặc theo nghĩa dị điểm này có 1 chất lượng vô tận (infinite mass). Dị điểm này bùng nổ và biến đổi dần dần thành vũ trụ hiện nay. Sự bùng nổ lớn này (big bang) được coi như là nguồn gốc của vũ trụ, và vũ trụ có cấu hình nào, đóng, hay mở, hay phẳng dẹt, là do số lượng vật chất có trong vũ trụ.

Không đi vào chi tiết, vũ trụ đóng là một vũ trụ hữu hạn trong đó không gian tự khép lại trên chính nó nhưng không có biên giới. Khuôn mẫu này khá trừu tượng nhưng có thể mô tả được bằng toán học và người ta có thể tìm hiểu tính chất của nó một cách khá chi tiết. Lượng vật chất trong vũ trụ đóng này sẽ làm cho vũ trụ ngưng nở rộng trong tương lai và vũ trụ lại co lại dần dần thành 1 dị điểm như lúc đầu, danh từ khoa học gọi là sự "tới hạn lớn" (big crunch).

Vũ trụ mở thì vô hạn (infinite), luôn luôn nở rộng vì lượng vật chất trong đó không đủ để làm ngưng sự nở rộng này. Trọng trường có thể làm cho sự nở rộng càng ngày càng chậm nhưng không bao giờ ngưng. Vũ trụ phẳng dẹt là vũ trụ trong đó lượng vật chất đã tới hạn, nghĩa là vừa đủ để làm cho sự nở rộng hầu như ngưng lại mà không phải là ngưng.

Một câu hỏi liên quan đến quan niệm về thời gian là: Trước sự bùng nổ lớn thì thời gian ra sao?

Theo khoa học thì khi vũ trụ là một dị điểm thì tất cả những định luật vật lý, kể cả quan niệm về thời gian đều không áp dụng được. Vì khi đó thời gian không còn tính chất của thời gian nữa, ít nhất là theo nghĩa chúng ta thường hiểu về thời gian.

Cho nên, không thể nói là vũ trụ bắt đầu từ đâu, sanh ra từ đâu.

Thuyết này đã được kiểm chứng bằng toán học và hoàn toàn phù hợp với những sự kiện trong khuôn mẫu nở rộng của vũ trụ (inflationary paradigm).

Theo Hawking, nếu vũ trụ chẳng sanh thì tất nhiên nó cũng chẳng diệt, vì thời gian cũng trở thành vô biên (no boundary in time). Nếu thuyết của Hawking đúng thì vũ trụ có cấu hình đóng như đã mô tả ở trên, nghĩa là tới một thời điểm nào đó thì vũ trụ ngưng dãn thêm và bắt đầu co dần trở lại thành 1 dị điểm. Vậy sau đó thì sao?

Câu hỏi này không thích hợp vì không có gì có thể gọi là "sau đó". "Sau đó" nằm trong phạm trù của quan niệm về một dòng thời gian, nhưng thời gian lại mất thời gian tính khi vũ trụ là một dị điểm, cho nên những thắc mắc về "trước big bang" và "sau big crunch" là những thắc mắc vô nghĩa.

Con người và Vũ Trụ - GS Trần Chung Ngọc. đã viết:
Và ngày 12 tháng 2, 2003, báo chí cũng như các đài TV Mỹ đã loan tin là cơ quan thám hiểm không gian Hoa Kỳ (NASA) đã đưa ra những hình ảnh chụp bởi vệ tinh Microwave Anisotropy Probe (MAP), được phóng lên không gian vào tháng 6, 2001, lên xa trái đất 1 triệu 6 trăm ngàn cây số (1.6 MKm), về một vũ trụ ở thời điểm vài ngàn năm sau Big Bang, 200 triệu năm sau, và 13,7 tỷ năm sau. Những hình ảnh này đưa đến sự định tuổi chính xác nhất của vũ trụ là 13,7 tỷ năm và thời gian này chiếm nửa đời sống của vũ trụ, nghĩa là vũ trụ này chỉ còn tồn tại khoảng 14 tỷ năm nũa thôi.

(Universe: Data reveal birth, life, eventual end [The remarkable portraits capturing the afterglow of the Big Bang – called the cosmic microwave background – were released by NASA on Tuesday. They provide the most accurate dating of the universe’s birth – 13.7 billion years ago – and suggest that it is now going through a midlife crisis])

Con người và Vũ Trụ - GS Trần Chung Ngọc. đã viết:
Ngày nay, thuyết Big Bang về Nguồn Gốc Vũ Trụ và Thuyết Tiến Hóa về Nguồn Gốc Con Người hầu như đã được toàn thể thế giới chấp nhận, nhất là trong giới khoa học và giới trí thức hiểu biết. Sau đây tôi xin trình bày một bảng tóm lược tổng kết về những hiểu biết mới nhất về vũ trụ và con người. Tất cả những con số chỉ là ước tính, không phải là những con số chính xác.

13.7 Tỷ Năm Trước:
Vài giây sau Big Bang, dương tử (***) và trung hòa tử (neutron) cùng hiện hữu trong nhân của các nguyên tử đơn giản như hi-dro-gen. 30000 năm sau, các điện tử (electrons) bắt đầu quay xung quanh nhân, tập hợp với *** và neutron thành những nguyên tử (atoms).

13.5 Tỷ Năm Trước:
Những đám mây khí trở thành vô cùng đặc, tạo thành các sao, họp với nhau thành các thiên hà.

5 Tỷ Năm Trước:
Mặt Trời hình thành trong Giải Ngân Hà (Milky Way), tạo ra trái đất và các hành tinh, họp thành Thái Dương Hệ.

4 Tỷ Năm trước:
Cá nguyên tử hi-dro-gen và o-xy-gen nối kết với nhau thành phân tử nước. Nước giúp cho sự tạo ra những phân tử khác.

3,9 Tỷ Năm trước:
Một loại màng sinh ra bao quanh những nhóm phân tử và tạo thành những sinh thể đơn tế bào gọi là vi khuẩn. Các tế bào có tính chất tăng trưởng, tự phân chia, và xuất hiện trên khắp trái đất.


1 Tỷ Năm Trước:

Những tế bào rong, rêu (algae) sống cùng với nhau, họp thành loại thực vật đầu tiên. Sự sống chung này khiến cho mỗi tế bào có một nhiệm vụ riêng biết. Để cho những nhiệm vụ này không lập đi lập lại, những tế bào phát sinh ra những chất hormone có thể liên lạc với nhau.

700 Triệu Năm trước:
Nhiều sinh vật đa tế bào phức tạp được tiến hóa thành, trong đó gồm có con sứa (jellyfish), sinh vật này phát triển những bắp thịt và thần kinh và các tế bào có thể liên lạc với nhau hữu hiệu hơn.

570 Triệu Năm Trước:
Những con sứa tiến hóa thành một loại sâu đầu tiên (flatworm) có những cơ quan như dạ dày và óc, và một cấu trúc đối xứng (giây thần kinh đi xuống hai bên), khởi đầu cho những dạng sinh vật cao hơn.

500 Triệu Năm Trước:
Phát sinh sinh vật có xương sống, một vài sinh vật này là tổ tiên của loài cá mút đá (lamprey) ngày nay, phát triển ở trong nước.

470 Triệu Năm trước:
Dưới dạng cổ rêu, những dạng sống đầu tiên rời nước và sống trên đất liền.

100 Triệu Năm Trước:
Loài vật có vú đầu tiên xuất hiện. Những con khỉ đầu tiên xuất hiện 80 triệu năm sau đó.

100000 Năm Trước:
Loài người tiến hóa với một bộ óc lớn nhất tính theo tỷ lệ với kích thước của thân thể.
Trên đây là nguồn gốc con người. Nhưng chúng ta từ đâu đến? Sau đây là tóm tắt những hiểu biết mới nhất về giống người, theo National Geographic, March 2006: Các khoa học gia từ trước vẫn cho rằng các sắc dân xuất xứ từ Phi Châu. Và gần đây các chuyên gia về Di Truyền Học đã đi tới cùng một kết luận như vậy qua những khảo cứu về DNA. Theo sự hiểu biết trong giới khoa học ngày nay thì con người xuất hiện trên khắp thế giới qua 6 giai đoạn di dân:

1. Cái nôi Phi Châu:
Hầu hết các nhà cổ sinh vật – nhân chủng học (paleoanthropologists) và các nhà di truyền học đồng ý là con người hiện đại bắt đầu xuất hiện ở Phi Châu cách đây kho ảng 200000 năm. Di vật hóa thạch của con người sớm nhất được tìm thấy ở Omo Kibish, Ethiopia. Ở nhiều điểm trên đất Do Thái có nhiều bằng chứng về sự hiện diện của con người ngoài Phi Châu, nhưng nhóm người này không di dân xa hơn nữa và tuyệt chủng vào khoảng 90000 năm trước đây.

2. Đi ra khỏi Phi Châu: Những dữ kiện về di truyền chứng tỏ rằng một nhóm nhỏ con người hiện đại đã rời khỏi Phi Châu vào khoảng từ 70000 đến 50000 năm trước đây và thay thế cho những người cổ xưa hơn như Neandertals. Tất cả những người không phải là Phi Châu đều là hậu duệ của nhóm người di dân ra khỏi Phi Châu này, có thể theo đường từ đầu ngọn của Hồng Hải và đi xuống theo một lối mở nhỏ hẹp ở phía Nam.

3. Những người Úc đầu tiên: Những khám phá ở hai nơi cổ xưa – những dụng cụ do người làm ra tìm thấy trong vùng Malakunanja và những di vật hóa thạch ở hồ Mungo – chứng tỏ rằng con người hiện đại đã theo con đường bờ biển dọc theo Nam Á và tới Úc khoảng 50000 năm trước đây. Những hậu duệ của nhóm người này, các thổ dân Úc (Australian Aborigines), về di truyền, vẫn giữ lại sự riêng biệt cho đến ngày nay.

4. Những người Âu Châu đầu tiên: Những nhà cổ sinh vật – nhân chủng học từ lâu đã nghĩ rằng người Âu Châu theo đường từ Bắc Phi qua Levant. Nhưng những dữ kiện di truyền chứng tỏ rằng DNA của những người Tây Âu lai Á (Western Eurasians) thì giống DNA của những người Ấn Độ. Rất có thể là con người đã di dân từ Á Châu đến Âu Châu trong khoảng từ 40000 đến 30000 năm về trước.

5. Dân Á Châu: Vào khoảng 4000 năm trước đây, con người đi đến Trung Á và tới miền cao phía Bắc Hi Mã Lạp Sơn. Cùng lúc họ đi qua Đông Ná Á và Trung Quốc, rồi tới Nhật Bản và Siberia. Những bằng chứng di truyền cho thấy con người ở miền Bắc Á đã di dân đến Mỹ Châu.

6. Tới Tân Thế Giới: Thời điểm chính xác con người đầu tiên tới Mỹ Châu vẫn còn trong vòng bàn cãi. Bằng chứng di truyền cho thấy thời điểm đó trong khoảng từ 20000 tới 150000 năm trước đây, khi mực nước biển thấp và đất liền nối Siberia với Alaska. Những vùng băng đá ở Bắc Mỹ bắt buộc những người mới tới Mỹ phải di chuyển xuống phía Nam..

Trên đây là những gì chúng ta biết ngày nay về nguồn gốc con người và đại khái là chúng ta từ đâu đến. Nhưng cũng như mọi ngành khoa học khác, sự hiểu biết trên không đứng một chỗ, và chúng ta hi vọng trong tương lai, xa hay gần chúng ta không định đoạt được, càng ngày chúng ta càng biết nhiều hơn và chính xác hơn về loài người của chúng ta.

Hề hề.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Cái ý của bạn khi nói 'Một là vô lượng, vô lượng là một' không đúng với phật pháp, mà là diễn đạt thành 2 ý khác nhau:

1. Lúc đầu bạn nói rằng:

Mà nút này cũng là nút kia, nút kia cũng là nút này.
Bởi khi tháo tất cả nút, thì chỉ còn tên gọi nút 1, 2, 3, 4...
Mà chẳng có tướng nút nữa vậy !


là có ý cho rằng mọi thứ đều như nhau, không nhìn thấy sự khác nhau của vạn vật. Nói vậy là sai, vì tôi đã đưa ra ví dụ để dẫn chứng:

Người này cũng là người kia, người kia cũng là người này
Bởi khi chết thì chỉ còn cát bụi.
Mà chỉ còn có một tướng đó vậy!


Nhưng thật ra mỗi người chúng ta đều có sự khác biệt.



2. Bây giờ bạn lại nói rằng:

Vậy là có một cái dây, mà có vô lượng cái nút (nếu thắt không ngừng và dây dài vô cùng).

Khi thắt nút nào thì ta gọi tên nút ấy là nút 1, nút 2, nút 3... nút n

Khi tháo thắt nút ra rồi thì nút 1, nút 2, nút 3...nút n vẫn còn tên gọi trong đầu mà trong thực tế chỉ còn có cái dây thừng trên tay mà thôi !

Vậy đó, đó là ý nghĩa của "một là vô lượng, vô lượng là một" của Ba Tuần.


là có ý nói rằng từ một vật chứa rất nhiều thứ trong đó.

Chứ đừng hiểu sai là chứa vô hạn cái nút thắt nhé, vì cái khăn có chiều dài giới hạn. Cũng như bãi cát chứa rất nhiều hạt cát, chứ không phải là vô hạn hạt cát. Nhìn rộng ra vũ trụ, từ một 'điểm kỳ dị' sinh ra vũ trụ thì vũ trụ này thành ra có giới hạn chứ không phải là vô hạn, bao gồm thời gian, không gian, vật chất. Chẳng hạn, theo thuyết Big Bang thì vũ trụ hình thành được 13,7 tỷ năm.

---------


Trong khi phật pháp nói 'Một là vô lượng, vô lượng là một' lại có ý khác. Từ cái nhìn vô ngã của nhà phật thì thấy vạn vật không có bản ngã, tất cả đều do duyên hợp mà ra.

Ví dụ: quán sát cái bàn,sở dĩ ta thấy nó có là do có gỗ, đinh, ông thợ mộc...làm ra. Mà sở dĩ có gỗ là do có rừng cây, có đinh là do có quặng mỏ, có ông thợ là do có ba mẹ ông ta...Mà sở dĩ có quặng mỏ là do có sự hình thành từ trái đất...Cứ như vậy, mọi thứ đều liên quan với nhau, gọi là 'trùng trùng duyên khởi'.

Do đó, khi nhìn vào một sự vật bất kỳ, ta đều không thấy tự thể của nó mà chỉ thấy duyên sinh ra nó, trùng trùng lớp lớp, bao hàm toàn bộ vũ trụ. Tức là nhìn vào 'một' thì không thấy 'một' đâu mà lại thấy tất cả, hóa ra 'một' chỉ là giả danh để chỉ ra một tập hợp của sự vật hiện tượng.

Bây giờ nhìn theo chiều ngược lại, ta thấy cái gọi là 'tất cả' thì không có tự thể nào là tất cả. Ví dụ: đoàn người đi trên đường. Sở dĩ có đoàn người là do có từng người một tạo nên đoàn người. Nói khác đi, đoàn người chỉ là giả danh. Suy rộng ra, vũ trụ chỉ là một tên gọi, một giả danh bao gồm từng vật nhỏ hợp lại mà thành.
Hóa ra 'tất cả' cũng chỉ là giả danh để chỉ ra một tập hợp của sự vật hiện tượng.


Tóm lại: khi phật pháp nói 'Một là vô lượng, vô lượng là một' thì phải hiểu cho đúng ý là:

_ Nhìn vào mỗi một đều thấy ra tất cả, nhìn vào tất cả đều thấy mỗi một.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Bạn doccoden thân mến,

1. Bạn cho rằng người này khác người kia, người kia khác người này; dù cho chết đi có cùng trở thành đất, nước, gió, lửa thì đất nước gió lửa vẫn chẳng ngoài không gian. [3 dạng vật chất: rắn, lỏng, khí đều chẳng ngoài không gian]

Và vì không gian và vật chất khác nhau, không thể dung hòa với nhau, cho nên không thể nói tướng hư không chẳng khác với tướng vật chất được. [ Không thể nói Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc ]

Cũng như không thể nói không gian và vật chất có cùng một nguồn gốc được. (Trong khi thuyết big bang lại chứng minh tất cả: không gian, thời gian và vật chất có chung nguồn gốc từ một vụ nổ lớn (big bang) )

Kinh Lăng Nghiêm đã viết:
Thế Tôn, nếu tất cả các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới v.v... của thế gian đều là Như Lai Tạng, bản tánh vốn trong sạch, sao lại bỗng sanh các tướng hữu vi như núi sông, đất đai, thành rồi hoại, hoại rồi thành, thành hoại chẳng ngừng?

- Lại Như Lai nói Địa, Thủy, Hỏa, Phong, bản tánh viên dung, cùng khắp pháp giới, trạm nhiên thường trụ. Thế Tôn, nếu tánh Địa cùng khắp, thì làm sao dung nạp được Thủy? Nếu tánh Thủy cùng khắp thì Hỏa chẳng thể sanh; sao lại nói hai tánh Thủy và Hỏa đều cùng khắp hư không, chẳng đoạt mất nhau?

- Thế Tôn, tánh Địa thì ngăn ngại, tánh không thì trống rỗng, làm sao hai tánh ấy đều cùng khắp pháp giới? Nay con chẳng biết nghĩa này thế nào, xin Phật từ bi, khai mở lòng mê muội của con và đại chúng.

2. Dị điểm chẳng phải là vật chất hay không gian nên chẳng thể dung chứa, nếu từ thuyết đó mà đưa ra nhận định rằng: "từ một vật chứa rất nhiều thứ trong đó." là không đúng đâu.

Khi big bang xảy ra thì xuất hiện không gian, thời gian và vật chất. Tuổi của vũ trụ được tính sau khi big bang xảy ra, còn trước đó là cái gì ? ở đâu ? khi nào thì big bang ? đều là những câu hỏi thuộc phạm vi của không gian, thời gian và vật chất cả; Nó đều vô nghĩa với thuyết bigbang !

Khi người tu hành tới cảnh giới vô thỉ vô minh thì không gian, thời gian, vật chất và tri giác biến mất, đây chính là sự chứng nghiệm cảnh giới của dị điểm trong thực tế vậy !

Từ cảnh giới vô thỉ vô minh mà tỉnh lại liền thấy thế giới vật chất thì có hai khả năng xảy ra:

Một giống như Lão Tử:

Đạo Đức Kinh. đã viết:
Đạo khả đạo, phi thường đạo; Danh khả danh, phi thường danh.

Vô, danh thiên địa chi thủy; Hữu, danh vạn vật chi mẫu.

Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; Thường hữu, dục dĩ quán kì hiếu.

Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền.

Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.

Tạm dịch:

Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; Tên mà có thể gọi nó thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.

"Không", là gọi cái bản thủy của trời đất; "Có" là gọi mẹ sinh ra muôn vật.

Cho nên, tự thường đặt vào chỗ "Không" là để xét cái thể vi diệu của nó; Tự thường đặt vào chỗ "Có" là để xét cái dụng vô biên của nó.

Hai cái đó [Không và Có] cũng từ Đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu.

Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu.


Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã viết:
A Nan nên biết cái căn phi nhất phi lục này, vì vọng chấp điên đảo, chìm nổi từ vô thỉ, nên ở nơi bản tánh viên thông, sanh ra cái nghĩa nhất lục. Ngươi là bậc Tu Đà Hoàn, dù được tiêu lục, nhưng chưa diệt nhất,

ví như hư không đặt vào nhiều khuôn hình, do khuôn hình khác nhau nên nói hư không có khác, nếu trừ bỏ khuôn hình, xem lại hư không thì nói hư không là một, hư không làm sao lại vì ngươi mà thành đồng hay dị


Hai là giống Tổ Huệ Năng:


Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Tựa. đã viết:
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp !

Kinh Pháp Bảo Đàn đã viết:
Nếu trọn chấp tướng thì sanh trưởng tà kiến, nếu trọn chấp không thì sanh trưởng vô minh.

Kinh Lăng Nghiêm đã viết:
Nói vọng để hiển chơn,
Vọng chơn là hai vọng
Phi chơn phi bất chơn
Làm sao kiến sở kiến?
Trong đó chẳng thật tánh,
Nên như sậy gác nhau.
Thắt, mở đồng một nhân,
Thánh phàm chẳng hai đường,
Ngươi xem tánh gác nhau,
Không, Hữu thảy đều sai.
Mê muội tức vô minh,
Phát minh liền giải thoát.
Mở, thắt theo thứ tự,
Lục mở nhất cũng tiêu
Chọn căn nào viên thông,
Nhập lưu thành Chánh Giác.



Ps:


Thiền Thất Khai Thị Lục đã viết:
“Vực thẳm buông tay, chết rồi sống lại”
(huyền nhai tán thủ, tuyệt hậu tái tô),

Hai câu nói này người đã ở chốn thiền lâm đại khái đều có nghe qua. Nhưng mà nghe thì cho ông đã nghe qua, mà hành thì không cho là các ông hành qua. Tại sao vậy? Nếu ông đã từ chỗ này hành qua một chút, thì hôm nay các ông chẳng phải là một người như thế này...

Theo ta nói không những phải bước cho té xuống mà còn phải té cho chết nữa, cho đến cái xác tan nát thành bột, một mảy lông cũng không còn mới đúng. Nếu không té cho chết thì cũng chẳng khác như chưa té! Như vậy thì cái công phu này của các ông còn chưa đúng!

Tại sao vậy? Ấy là nửa chết mà chưa chết, chỉ thành một kẻ chết giả! Nếu như vậy lại thành quỉ giữ xác. Cho nên cần phải té cho thật nát! Từ chỗ này mới cho các ông được tuyệt hậu tái tô. Khi sống lại rồi thì khác hẳn, không phải như người trước nữa.

Ngày hôm qua ta nói vế tâm, ý, thức cần phải quên đi, nhưng tâm, ý, thức quên rồi thì vẫn còn ở cái ổ của tâm, ý, thức, công phu đến chỗ này rồi thì phải lôi cái ổ này đập bể nó đi.

Cái ổ là thức thứ bảy và thức thứ tám đó. Có thể bỏ rời thức thứ bảy và thức thứ tám ra thì công phu mới có thể đến chỗ sống lại này được.

Nếu không thể lìa bỏ cái ổ này, thành Phật cũng là cái ổ này, làm Tổ cũng là cái ổ này, thiên đường, địa ngục, cầm thú… cũng từ cái ổ này ra, do vậy công phu nhất định phải đến chỗ này.

Ổ một khi đã phá tan thì mới bật ra một tiếng “ồ” . Đáy thùng rơi ra, chuyển mình triệt để, quay đầu chuyển óc, chết rồi sống lại đều là cái “ồ” này.

Nhưng cái chỗ này không phải chỉ có nói như thế, người xưa đã từng có những lời nói ra làm bằng chứng vững chắc.

Như thế nào vậy? Ấy là: “Đầu sào trăm thước lại bước tới, thập phương thế giới hiện toàn thân”.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên