- Tham gia
- 20/3/07
- Bài viết
- 599
- Điểm tương tác
- 65
- Điểm
- 28
Tựa chung cho các sách Phật Học Chỉ Nam, Phật Học Khởi Tín Biên và Lục Đạo Luân Hồi Lục
10. Tựa chung cho các sách Phật Học Chỉ Nam, Phật Học Khởi Tín Biên và Lục Đạo Luân Hồi Lục
Nhất niệm tâm tánh của hết thảy chúng sanh thật sự không hai không khác với tam thế chư Phật, nhưng do chưa ngộ nên chẳng thể thọ dụng. Vì thế phẩm Như Lai Xuất Hiện trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước, nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí, Vô Ngại Trí sẽ được hiện tiền”. Nên biết: Trí huệ và vọng tưởng chấp trước vốn chẳng phải là hai vật! Mê thì toàn thể trí huệ biến thành vọng tưởng, chấp trước. Ngộ thì toàn thể vọng tưởng, chấp trước biến thành trí huệ. Ví như nắm bàn tay lại hay xòe bàn tay ra, vốn chỉ là một bàn tay. Kết thành băng hay tan thành nước vốn chỉ là một thứ nước. Ấy là do Tâm Thể bất biến, Dụng thường tùy duyên, nhưng Thể thường bất biến. Tại phàm chẳng giảm, nơi thánh không tăng, ở trong trần không nhiễm, lìa cấu chẳng tịnh, ở trong sanh tử chẳng bị luân hồi, chứng Niết Bàn nhưng chẳng thuộc Tịch Diệt. Không có hình tướng nhưng làm chủ của muôn hình tướng, không có pháp nào nhưng là tông của muôn pháp.
Từ trước đến nay, thường tự như như, trọn chẳng có phàm - thánh, chúng sanh - Phật sai khác! Ngộ thì gọi là Hiền, chứng thì gọi là Thánh. Nếu chỉ sẵn có nhưng chưa ngộ, tuy có Tánh Đức, trọn chẳng có Tu Đức thì chỉ là phàm phu luân hồi trong lục đạo mà thôi! Do Dụng tùy duyên nên có tứ thánh lục phàm[26], khổ - vui thăng trầm sai khác. Nhưng duyên có nhiễm - tịnh, ắt theo một trong hai thứ đó. Theo nhiễm duyên thì khởi Hoặc, tạo nghiệp, luân hồi sáu nẻo. Theo tịnh duyên thì đoạn Hoặc chứng Chân, thường trụ Niết Bàn. Do Hoặc nghiệp có nặng - nhẹ nên có đường lành trời - người và đường A Tu La thiện - ác xen tạp, cũng như ba đường ác: súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Do Hoặc khởi Hoặc, do nghiệp tạo nghiệp, hoặc thiện hay ác, trọn không có tướng nhất định cho nên chỗ thọ sanh lần lượt đổi dời như bánh xe [xoay tròn] không có khởi đầu, thoạt lên thoắt xuống. Đã có đủ Phiền Hoặc thì đều bị nghiệp ràng buộc, theo nghiệp thọ sanh, chẳng thể tự chủ.
Do đoạn chứng có nông - sâu, nên người đoạn Kiến Tư thì chứng quả Thanh Văn. Người dứt được tập khí thì chứng quả Duyên Giác. Người phá vô minh chứng quả Bồ Tát. Nếu phá sạch hết vô minh, phước huệ viên mãn, công tu đức đến cùng cực, tánh đức phơi bày trọn vẹn, thì chứng Phật Quả. Chứng Phật Quả chẳng qua cũng chỉ là chứng triệt để rốt ráo công đức lực dụng sẵn có nơi tâm tánh trong địa vị phàm phu, nay tự thọ dụng được toàn thể mà thôi, chứ chẳng hề thêm mảy may gì vào cái sẵn có ban đầu cả! Như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát tuy sở chứng cao - thấp bất đồng, nhưng đều chưa thể thọ dụng hoàn toàn công đức sẵn có nơi tánh.
Ngược lại, hết thảy phàm phu dùng sức tâm tánh chẳng thể nghĩ bàn này để khởi tham - sân - si nơi sáu trần cảnh, tạo giết - trộm - dâm, đến nỗi đọa trong ba ác đạo, vĩnh viễn luân hồi. Toàn là như vậy, chẳng đáng buồn ư? Dù cho tận lực tu Ngũ Giới, Thập Thiện, được làm thân trời - người, nhưng phước lạc trong nhân gian chính là căn bản của đọa lạc. Phiền Hoặc trong cõi trời tuy chẳng mãnh liệt sắc bén như trong nhân gian, nhưng một khi phước trời vừa hết, chắc chắn phải sanh xuống cõi thấp hơn. Do túc phước chưa hết, nên được hưởng phước. Do hưởng phước bèn tạo nghiệp. Đã tạo nghiệp rồi, phải đọa ác đạo đúng là trong nháy mắt! Huống chi có người do mạng trời đã hết, bèn vì sức của ác nghiệp đời trước đã chín muồi, đọa thẳng vào ác đạo! Do vậy, cổ đức nói người tu hành nếu không chánh niệm tu trì Tịnh nghiệp, chỉ được phước báo nhân thiên, gọi là “mối oán đời thứ ba”.
Kinh Pháp Hoa dạy: “Tam giới không yên như nhà lửa cháy, các khổ đầy dẫy, thật là đáng sợ!” Người biết tốt - xấu ắt sẽ coi chuyện gấp cầu thoát lìa, hòng được an ổn là kế sách bậc thượng. Đại trượng phu sanh trong thế gian, đã biết một niệm tâm tánh của chính mình không khác gì chư Phật, lại biết nhân quả tu chứng trong mười pháp giới chẳng ra ngoài tự tâm. Cho nên, sẽ phát đại Bồ Đề [tâm], tận lực tu Định Huệ, mong đoạn Hoặc chứng Chân, thành ngay Phật đạo, khiến cho chúng sanh trong khắp pháp giới cùng ra khỏi đường mê, cùng lên bờ giác, rốt ráo tự chứng được tâm tánh vốn sẵn có mới thôi. Nếu là kẻ căn cơ kém cỏi, chưa thể làm được như thế, thì phải dùng lòng tín nguyện sâu dốc sức tu Tịnh nghiệp, nương vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương. Để đến khi chứng Vô Sanh Nhẫn, lại nương theo nguyện trở lại độ thoát chúng sanh. Nhưng trước lúc vãng sanh phải phát Bồ Đề tâm, tự hành, dạy người, dẫu chẳng thể hiện tướng lưỡi rộng dài, vang rền Hải Triều Âm thì cũng nên đối với kinh luận của Phật, Tổ, di thư của bậc tiên hiền, tìm lấy bộ nào khế lý khế cơ, dễ dàng lãnh hội được, biên tập thành sách để lại cho tương lai. Phàm là nhân quả ba đời, lục đạo luân hồi và công đức Tam Bảo, lợi ích của Phật pháp, và “đạo độ khắp ba căn, pháp phàm thánh cùng tu”, bèn phân môn chia loại, trình bày phân tích rạch ròi, khiến cho người đọc xem đến, tự nhiên tự biết chỗ lấy - bỏ. Từ đó, đoạn nghi sanh tín, quy tâm đại giác, hoặc là liễu sanh tử ngay trong đời này, hoặc trở thành nhân duyên đắc độ trong vị lai.
Nếu không có được tai mắt ấy, chớ nên mạo muội theo đuổi, hãy nên in khắc lưu truyền các sách khế lý khế cơ của cổ nhân, ngõ hầu những sách ấy được lần lượt truyền bá, xiển dương, vĩnh viễn dùng làm thuyền từ, quả thật không còn công đức nào lớn hơn. Những điều vừa nói trên đây tuy chí nhằm lợi người, nhưng công giáo hóa thật sự quy về chính ta. Do vậy, trong đời hiện tại phước huệ tăng cao, lâm chung lên thẳng Thượng Phẩm. Há chẳng phải là bậc trượng phu đường đường, oai nghi tốt lành rạng rỡ hay sao? Nếu không biết nghĩa này, chỉ căn cứ theo Thế Đế tu dưỡng, dẫu cho đời này nắm thật vững đạo “ý thành tâm chánh”, chỉ e một khi chuyển sang đời khác, lại bị mê hoặc, bị nghiệp buộc ràng, theo nghiệp thọ báo. Như lá cuốn theo gió đùa chẳng thể tự chủ, hoặc rơi trên nệm, hoặc rớt vào nhà xí. Nghĩ rồi chẳng thấy thật đáng sợ lắm ư?
Cư sĩ Đinh Phước Bảo chuyên tinh học Y kể đã mấy năm. Kế đó, nghĩ bệnh sanh từ thân, thân do nghiệp sanh, nghiệp do tâm sanh. Nếu chỉ trị thân, quả thật chẳng phải là đạo nhổ rễ lấp nguồn rốt ráo vậy. Do vậy bèn nghiên cứu Phật học, tiên chú[27] các kinh, muốn cho hàng sơ cơ dễ lãnh hội, nên dùng phương cách huấn hỗ[28] của Hán Nho sao cho dù văn hay nghĩa đều thông suốt. Ấy là vì kinh Phật sâu xa, uyên áo, ý nghĩa vô cùng, chú sớ của cổ đức đa phần chú trọng nêu lên cương lãnh, xiển dương chỗ nhiệm mầu, không giải thích tường tận từng câu từng chữ, khiến cho hàng sơ cơ thật khó thể lãnh hội! Nếu dùng phương pháp huấn hỗ để nhập môn thì sẽ tự có thể đăng đường nhập thất, sau đấy mới nghiên cứu chú sớ của cổ đức ắt sẽ như mặt trời chói lọi giữa không trung, không điều gì nhỏ nhặt chẳng chiếu thấu, bất tất phải chấp [những gì được giải thích sơ khởi] ở đây là rốt ráo vậy.
Lại do Nho gia trong đời quen chấp vào sự thấy nghe, không tin con người chết đi thần minh bất diệt, không tin những chuyện nhân quả ba đời, luân hồi lục đạo. Người bậc thượng chỉ có thể làm kẻ tự lo giải thoát cho chính mình, hoàn toàn chẳng thể thay đổi phong tục, giác thế dạy dân[29]. Kẻ bậc hạ bèn cho rằng “đã không có nhân quả, chết đi bèn vĩnh viễn diệt mất”, sao không muốn gì bèn làm đấy để cả một đời này được khoái lạc ư? Từ đó, phóng túng không kiêng dè, yên tâm làm ác, đến nỗi thế đạo nhân tâm ngày càng đi xuống. Do vậy, ông Đinh đem tất cả sự tích rõ ràng về nhân quả báo ứng trong kinh luận của Phật, Tổ và các di thư của những bậc hiền nhân Tăng -Tục xưa nay chép thành ba bộ:
1) Thứ nhất là Lục Đạo Luân Hồi Lục, nhằm chỉ rõ chuyện thăng trầm trong lục đạo về mặt Lý lẫn mặt Sự, những cảnh tượng trong chốn u minh, trạng huống của quỷ thần. Đồng thời chỉ rõ muốn thoát khỏi nỗi khổ trong đường tăm tối, mà bỏ đại pháp của Như Lai thì hoàn toàn chẳng thể nương cậy vào đâu được. Quả là bộ sách cải ác tu thiện, xả mê quy ngộ, kính cẩn sùng mộ Phật pháp, là bước ban đầu khiến cho người ta hâm mộ chân thừa.
2) Bộ kế tiếp tên là Phật Học Khởi Tín Biên. Bộ kế đó là Phật Học Chỉ Nam. Ý chỉ của hai cuốn sách này gần giống nhau. Trước hết, nói về nhân quả báo ứng, hAIhAI CUOtiếp đến nói về công đức Phật pháp; nhưng chỗ khác nhau là bộ Khởi Tín chú trọng vào nghĩa đầu tiên, còn bộ Chỉ Nam chú trọng vào nghĩa thứ hai. Những công đức Phật pháp được nhắc đến trong sách cũng đều sao lục từ sách vở của những bậc cao nhân dật sĩ; nhưng vì hạn cuộc vào từng thiên, nên không khỏi bị thiếu sót. Nhưng nếu tín căn đã sanh thì đã có đủ Đại Tạng kinh luận và sách vở của thánh hiền tồn tại [để tham khảo]. Sách này chẳng qua là sách nhập môn để dẫn người ta tiến vào Phật pháp, há nên vin vào đây rồi tự giới hạn mình, ngừng lại không tiến tới nữa! Thuật lại những sự ấy, tấm lòng ấy quả thật rộng lớn, lợi ích quả thật chẳng thể nghĩ bàn được!
Quang túc nghiệp sâu nặng, có mắt như mù, lạm dự vào Tăng chúng, uổng hưởng của tín thí, thẹn chẳng có năng lực tu Định Huệ đoạn Hoặc chứng Chân, chỉ mong nương theo Phật từ lực, đới nghiệp vãng sanh. May sao ông Đinh chẳng vì đó mà chê bỏ, hễ có trước thuật gì đều gởi đến cho. Nhưng chữ nhỏ mắt quáng, bất quá giở xem qua loa để kết duyên tùy hỷ mà thôi. Gần đây, được thấy ba bộ sách này, khôn ngăn cảm động, muốn lưu truyền rộng rãi, hiềm là nghèo không chỗ cắm dùi, bèn chẳng nề hà kém cỏi, viết tựa giới thiệu đại lược. Mong sao nơi nơi chốn chốn, những người có tâm lo cho thế đạo sẽ lần lượt lưu thông, truyền bá nhiều nơi. Như thế chẳng những sẽ thỏa lòng đúc kết, biên tập của ông Đinh mà quả thật còn là thay cho Phật, Tổ, hiền nhân, hiện tướng lưỡi rộng dài rền tiếng hải triều không ngớt vậy. Sẽ thấy phong tục đổi thay, nhanh chóng đạt đến đại đồng bình trị, dân hòa, thời thế tốt đẹp, cùng hưởng niềm vui vô vi. Công đức lợi ích ấy sẽ có thọ lượng bằng với mười phương hư không, há có thể dùng văn tự ngôn ngữ để hình dung được nổi ư? Nếu chẳng vì người kém cỏi mà vứt bỏ hoàn toàn lời này thì may mắn lắm thay!
----------------------------------------
[26] Tứ thánh là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Lục phàm là trời, người, A Tu La, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.
[27] Tiên chú: Chú thích, giải thích ý nghĩa kinh điển.
[28] Huấn hỗ là giải thích ý nghĩa văn tự: Từ giải thích từng chữ đến giải thích trọn vẹn ý nghĩa cả đoạn văn, cả chương sách. Vận dụng những từ ngữ bình dị, thông dụng để giải thích những văn chương, trước tác phức tạp.
[29] Nguyên văn “giác thế phiến dân” (làm cho cõi đời tỉnh giác, khai thông dân trí).
10. Tựa chung cho các sách Phật Học Chỉ Nam, Phật Học Khởi Tín Biên và Lục Đạo Luân Hồi Lục
Nhất niệm tâm tánh của hết thảy chúng sanh thật sự không hai không khác với tam thế chư Phật, nhưng do chưa ngộ nên chẳng thể thọ dụng. Vì thế phẩm Như Lai Xuất Hiện trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước, nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí, Vô Ngại Trí sẽ được hiện tiền”. Nên biết: Trí huệ và vọng tưởng chấp trước vốn chẳng phải là hai vật! Mê thì toàn thể trí huệ biến thành vọng tưởng, chấp trước. Ngộ thì toàn thể vọng tưởng, chấp trước biến thành trí huệ. Ví như nắm bàn tay lại hay xòe bàn tay ra, vốn chỉ là một bàn tay. Kết thành băng hay tan thành nước vốn chỉ là một thứ nước. Ấy là do Tâm Thể bất biến, Dụng thường tùy duyên, nhưng Thể thường bất biến. Tại phàm chẳng giảm, nơi thánh không tăng, ở trong trần không nhiễm, lìa cấu chẳng tịnh, ở trong sanh tử chẳng bị luân hồi, chứng Niết Bàn nhưng chẳng thuộc Tịch Diệt. Không có hình tướng nhưng làm chủ của muôn hình tướng, không có pháp nào nhưng là tông của muôn pháp.
Từ trước đến nay, thường tự như như, trọn chẳng có phàm - thánh, chúng sanh - Phật sai khác! Ngộ thì gọi là Hiền, chứng thì gọi là Thánh. Nếu chỉ sẵn có nhưng chưa ngộ, tuy có Tánh Đức, trọn chẳng có Tu Đức thì chỉ là phàm phu luân hồi trong lục đạo mà thôi! Do Dụng tùy duyên nên có tứ thánh lục phàm[26], khổ - vui thăng trầm sai khác. Nhưng duyên có nhiễm - tịnh, ắt theo một trong hai thứ đó. Theo nhiễm duyên thì khởi Hoặc, tạo nghiệp, luân hồi sáu nẻo. Theo tịnh duyên thì đoạn Hoặc chứng Chân, thường trụ Niết Bàn. Do Hoặc nghiệp có nặng - nhẹ nên có đường lành trời - người và đường A Tu La thiện - ác xen tạp, cũng như ba đường ác: súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Do Hoặc khởi Hoặc, do nghiệp tạo nghiệp, hoặc thiện hay ác, trọn không có tướng nhất định cho nên chỗ thọ sanh lần lượt đổi dời như bánh xe [xoay tròn] không có khởi đầu, thoạt lên thoắt xuống. Đã có đủ Phiền Hoặc thì đều bị nghiệp ràng buộc, theo nghiệp thọ sanh, chẳng thể tự chủ.
Do đoạn chứng có nông - sâu, nên người đoạn Kiến Tư thì chứng quả Thanh Văn. Người dứt được tập khí thì chứng quả Duyên Giác. Người phá vô minh chứng quả Bồ Tát. Nếu phá sạch hết vô minh, phước huệ viên mãn, công tu đức đến cùng cực, tánh đức phơi bày trọn vẹn, thì chứng Phật Quả. Chứng Phật Quả chẳng qua cũng chỉ là chứng triệt để rốt ráo công đức lực dụng sẵn có nơi tâm tánh trong địa vị phàm phu, nay tự thọ dụng được toàn thể mà thôi, chứ chẳng hề thêm mảy may gì vào cái sẵn có ban đầu cả! Như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát tuy sở chứng cao - thấp bất đồng, nhưng đều chưa thể thọ dụng hoàn toàn công đức sẵn có nơi tánh.
Ngược lại, hết thảy phàm phu dùng sức tâm tánh chẳng thể nghĩ bàn này để khởi tham - sân - si nơi sáu trần cảnh, tạo giết - trộm - dâm, đến nỗi đọa trong ba ác đạo, vĩnh viễn luân hồi. Toàn là như vậy, chẳng đáng buồn ư? Dù cho tận lực tu Ngũ Giới, Thập Thiện, được làm thân trời - người, nhưng phước lạc trong nhân gian chính là căn bản của đọa lạc. Phiền Hoặc trong cõi trời tuy chẳng mãnh liệt sắc bén như trong nhân gian, nhưng một khi phước trời vừa hết, chắc chắn phải sanh xuống cõi thấp hơn. Do túc phước chưa hết, nên được hưởng phước. Do hưởng phước bèn tạo nghiệp. Đã tạo nghiệp rồi, phải đọa ác đạo đúng là trong nháy mắt! Huống chi có người do mạng trời đã hết, bèn vì sức của ác nghiệp đời trước đã chín muồi, đọa thẳng vào ác đạo! Do vậy, cổ đức nói người tu hành nếu không chánh niệm tu trì Tịnh nghiệp, chỉ được phước báo nhân thiên, gọi là “mối oán đời thứ ba”.
Kinh Pháp Hoa dạy: “Tam giới không yên như nhà lửa cháy, các khổ đầy dẫy, thật là đáng sợ!” Người biết tốt - xấu ắt sẽ coi chuyện gấp cầu thoát lìa, hòng được an ổn là kế sách bậc thượng. Đại trượng phu sanh trong thế gian, đã biết một niệm tâm tánh của chính mình không khác gì chư Phật, lại biết nhân quả tu chứng trong mười pháp giới chẳng ra ngoài tự tâm. Cho nên, sẽ phát đại Bồ Đề [tâm], tận lực tu Định Huệ, mong đoạn Hoặc chứng Chân, thành ngay Phật đạo, khiến cho chúng sanh trong khắp pháp giới cùng ra khỏi đường mê, cùng lên bờ giác, rốt ráo tự chứng được tâm tánh vốn sẵn có mới thôi. Nếu là kẻ căn cơ kém cỏi, chưa thể làm được như thế, thì phải dùng lòng tín nguyện sâu dốc sức tu Tịnh nghiệp, nương vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương. Để đến khi chứng Vô Sanh Nhẫn, lại nương theo nguyện trở lại độ thoát chúng sanh. Nhưng trước lúc vãng sanh phải phát Bồ Đề tâm, tự hành, dạy người, dẫu chẳng thể hiện tướng lưỡi rộng dài, vang rền Hải Triều Âm thì cũng nên đối với kinh luận của Phật, Tổ, di thư của bậc tiên hiền, tìm lấy bộ nào khế lý khế cơ, dễ dàng lãnh hội được, biên tập thành sách để lại cho tương lai. Phàm là nhân quả ba đời, lục đạo luân hồi và công đức Tam Bảo, lợi ích của Phật pháp, và “đạo độ khắp ba căn, pháp phàm thánh cùng tu”, bèn phân môn chia loại, trình bày phân tích rạch ròi, khiến cho người đọc xem đến, tự nhiên tự biết chỗ lấy - bỏ. Từ đó, đoạn nghi sanh tín, quy tâm đại giác, hoặc là liễu sanh tử ngay trong đời này, hoặc trở thành nhân duyên đắc độ trong vị lai.
Nếu không có được tai mắt ấy, chớ nên mạo muội theo đuổi, hãy nên in khắc lưu truyền các sách khế lý khế cơ của cổ nhân, ngõ hầu những sách ấy được lần lượt truyền bá, xiển dương, vĩnh viễn dùng làm thuyền từ, quả thật không còn công đức nào lớn hơn. Những điều vừa nói trên đây tuy chí nhằm lợi người, nhưng công giáo hóa thật sự quy về chính ta. Do vậy, trong đời hiện tại phước huệ tăng cao, lâm chung lên thẳng Thượng Phẩm. Há chẳng phải là bậc trượng phu đường đường, oai nghi tốt lành rạng rỡ hay sao? Nếu không biết nghĩa này, chỉ căn cứ theo Thế Đế tu dưỡng, dẫu cho đời này nắm thật vững đạo “ý thành tâm chánh”, chỉ e một khi chuyển sang đời khác, lại bị mê hoặc, bị nghiệp buộc ràng, theo nghiệp thọ báo. Như lá cuốn theo gió đùa chẳng thể tự chủ, hoặc rơi trên nệm, hoặc rớt vào nhà xí. Nghĩ rồi chẳng thấy thật đáng sợ lắm ư?
Cư sĩ Đinh Phước Bảo chuyên tinh học Y kể đã mấy năm. Kế đó, nghĩ bệnh sanh từ thân, thân do nghiệp sanh, nghiệp do tâm sanh. Nếu chỉ trị thân, quả thật chẳng phải là đạo nhổ rễ lấp nguồn rốt ráo vậy. Do vậy bèn nghiên cứu Phật học, tiên chú[27] các kinh, muốn cho hàng sơ cơ dễ lãnh hội, nên dùng phương cách huấn hỗ[28] của Hán Nho sao cho dù văn hay nghĩa đều thông suốt. Ấy là vì kinh Phật sâu xa, uyên áo, ý nghĩa vô cùng, chú sớ của cổ đức đa phần chú trọng nêu lên cương lãnh, xiển dương chỗ nhiệm mầu, không giải thích tường tận từng câu từng chữ, khiến cho hàng sơ cơ thật khó thể lãnh hội! Nếu dùng phương pháp huấn hỗ để nhập môn thì sẽ tự có thể đăng đường nhập thất, sau đấy mới nghiên cứu chú sớ của cổ đức ắt sẽ như mặt trời chói lọi giữa không trung, không điều gì nhỏ nhặt chẳng chiếu thấu, bất tất phải chấp [những gì được giải thích sơ khởi] ở đây là rốt ráo vậy.
Lại do Nho gia trong đời quen chấp vào sự thấy nghe, không tin con người chết đi thần minh bất diệt, không tin những chuyện nhân quả ba đời, luân hồi lục đạo. Người bậc thượng chỉ có thể làm kẻ tự lo giải thoát cho chính mình, hoàn toàn chẳng thể thay đổi phong tục, giác thế dạy dân[29]. Kẻ bậc hạ bèn cho rằng “đã không có nhân quả, chết đi bèn vĩnh viễn diệt mất”, sao không muốn gì bèn làm đấy để cả một đời này được khoái lạc ư? Từ đó, phóng túng không kiêng dè, yên tâm làm ác, đến nỗi thế đạo nhân tâm ngày càng đi xuống. Do vậy, ông Đinh đem tất cả sự tích rõ ràng về nhân quả báo ứng trong kinh luận của Phật, Tổ và các di thư của những bậc hiền nhân Tăng -Tục xưa nay chép thành ba bộ:
1) Thứ nhất là Lục Đạo Luân Hồi Lục, nhằm chỉ rõ chuyện thăng trầm trong lục đạo về mặt Lý lẫn mặt Sự, những cảnh tượng trong chốn u minh, trạng huống của quỷ thần. Đồng thời chỉ rõ muốn thoát khỏi nỗi khổ trong đường tăm tối, mà bỏ đại pháp của Như Lai thì hoàn toàn chẳng thể nương cậy vào đâu được. Quả là bộ sách cải ác tu thiện, xả mê quy ngộ, kính cẩn sùng mộ Phật pháp, là bước ban đầu khiến cho người ta hâm mộ chân thừa.
2) Bộ kế tiếp tên là Phật Học Khởi Tín Biên. Bộ kế đó là Phật Học Chỉ Nam. Ý chỉ của hai cuốn sách này gần giống nhau. Trước hết, nói về nhân quả báo ứng, hAIhAI CUOtiếp đến nói về công đức Phật pháp; nhưng chỗ khác nhau là bộ Khởi Tín chú trọng vào nghĩa đầu tiên, còn bộ Chỉ Nam chú trọng vào nghĩa thứ hai. Những công đức Phật pháp được nhắc đến trong sách cũng đều sao lục từ sách vở của những bậc cao nhân dật sĩ; nhưng vì hạn cuộc vào từng thiên, nên không khỏi bị thiếu sót. Nhưng nếu tín căn đã sanh thì đã có đủ Đại Tạng kinh luận và sách vở của thánh hiền tồn tại [để tham khảo]. Sách này chẳng qua là sách nhập môn để dẫn người ta tiến vào Phật pháp, há nên vin vào đây rồi tự giới hạn mình, ngừng lại không tiến tới nữa! Thuật lại những sự ấy, tấm lòng ấy quả thật rộng lớn, lợi ích quả thật chẳng thể nghĩ bàn được!
Quang túc nghiệp sâu nặng, có mắt như mù, lạm dự vào Tăng chúng, uổng hưởng của tín thí, thẹn chẳng có năng lực tu Định Huệ đoạn Hoặc chứng Chân, chỉ mong nương theo Phật từ lực, đới nghiệp vãng sanh. May sao ông Đinh chẳng vì đó mà chê bỏ, hễ có trước thuật gì đều gởi đến cho. Nhưng chữ nhỏ mắt quáng, bất quá giở xem qua loa để kết duyên tùy hỷ mà thôi. Gần đây, được thấy ba bộ sách này, khôn ngăn cảm động, muốn lưu truyền rộng rãi, hiềm là nghèo không chỗ cắm dùi, bèn chẳng nề hà kém cỏi, viết tựa giới thiệu đại lược. Mong sao nơi nơi chốn chốn, những người có tâm lo cho thế đạo sẽ lần lượt lưu thông, truyền bá nhiều nơi. Như thế chẳng những sẽ thỏa lòng đúc kết, biên tập của ông Đinh mà quả thật còn là thay cho Phật, Tổ, hiền nhân, hiện tướng lưỡi rộng dài rền tiếng hải triều không ngớt vậy. Sẽ thấy phong tục đổi thay, nhanh chóng đạt đến đại đồng bình trị, dân hòa, thời thế tốt đẹp, cùng hưởng niềm vui vô vi. Công đức lợi ích ấy sẽ có thọ lượng bằng với mười phương hư không, há có thể dùng văn tự ngôn ngữ để hình dung được nổi ư? Nếu chẳng vì người kém cỏi mà vứt bỏ hoàn toàn lời này thì may mắn lắm thay!
----------------------------------------
[26] Tứ thánh là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Lục phàm là trời, người, A Tu La, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.
[27] Tiên chú: Chú thích, giải thích ý nghĩa kinh điển.
[28] Huấn hỗ là giải thích ý nghĩa văn tự: Từ giải thích từng chữ đến giải thích trọn vẹn ý nghĩa cả đoạn văn, cả chương sách. Vận dụng những từ ngữ bình dị, thông dụng để giải thích những văn chương, trước tác phức tạp.
[29] Nguyên văn “giác thế phiến dân” (làm cho cõi đời tỉnh giác, khai thông dân trí).