V

Bản lai diện mục là gì ?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Kính thưa các bậc Tiền bối.

Gần đây trên diễn đàn chúng ta xuất hiện nhiều lần.- cụm từ: " Bản lai diện mục "

Vậy xin cho hậu học được hỏi:

1/. Bản lai diện mục là gì ?

2/. Thật chất cấu tạo của Bản lai diện mục gồm những gì ?

3/. Thấy được Bản lai diện mục có ích lợi gì ?

Rất mong được giải đáp.

(Rất mong được chỉ dẫn bằng ngôn ngữ bình thường.- Vì những thiền ngữ vừa xem ở trên, khó hiểu quá !)

Xin vô cùng biết ơn.

Đạo hữu Vấn Đạo mến,

_ "Bản lai diện mục" vốn là thiền ngữ (câu hỏi tu từ) không chủ lẫn vị ngữ, thiền tôn gọi là Hoạt Cú (Cú trong Tên, Cú hay Câu, Văn: ba phạm trù cấu thành một pháp). Đạo hữu có thể tự mình tìm hiểu hai chữ Hoạt Cú này trong ngữ lục Vân môn ắt sẽ gặp nhiều điều thú vị về tông phái "bất lập văn tự" nhưng lại rối rắm về văn tự nhất, hề hề.

_ "Bản lai diện mục" nghĩa chữ là
Bản: gốc bổn
Lai: đến
Diện: mặt
Mục: thấy
Vậy bản lai diện mục nghĩa là "Khuôn mặt (được thấy) này từ đâu( gốc, bổn) đến(?)"
Vì không có chủ, vị ngữ nên "bản lai diện mục" được xem là vô sở hữu tức vô tâm, thường là của bậc kiến tánh hỏi người vấn pháp về đạo vị. tức công phu tu tập về đốn giáo hay tổ sư thiền; nên có thể hiểu câu hỏi này theo ngôn ngữ hiện nay là "Ta là ai? Ta từ đâu lại? Ta đi về đâu".

Ta là ai?
Không ai là ta đâu mà là phép thiền na phủ nhận cái ngã như Lời Phật Đà Dạy: "Nó không phải là tôi. Nó không phải của tôi"

Mến, Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Đạo hữu Vấn Đạo mến,

_ "Bản lai diện mục" vốn là thiền ngữ (câu hỏi tu từ) không chủ lẫn vị ngữ, thiền tôn gọi là Hoạt Cú (Cú trong Tên, Cú hay Câu, Văn: ba phạm trù cấu thành một pháp). Đạo hữu có thể tự mình tìm hiểu hai chữ Hoạt Cú này trong ngữ lục Vân môn ắt sẽ gặp nhiều điều thú vị về tông phái "bất lập văn tự" nhưng lại rối rắm về văn tự nhất, hề hề.

_ "Bản lai diện mục" nghĩa chữ là
Bản: gốc bổn
Lai: đến
Diện: mặt
Mục: thấy
Vậy bản lai diện mục nghĩa là "Khuôn mặt (được thấy) này từ đâu( gốc, bổn) đến(?)"
Vì không có chủ, vị ngữ nên "bản lai diện mục" được xem là vô sở hữu tức vô tâm, thường là của bậc kiến tánh hỏi người vấn pháp về đạo vị. tức công phu tu tập về đốn giáo hay tổ sư thiền; nên có thể hiểu câu hỏi này theo ngôn ngữ hiện nay là "Ta là ai? Ta từ đâu lại? Ta đi về đâu".

Ta là ai?
Không ai là ta đâu mà là phép thiền na phủ nhận cái ngã như Lời Phật Đà Dạy: "Nó không phải là tôi. Nó không phải của tôi"

Mến, Trừng Hải


Con bổ sung thêm một chút ạ,

"Nó không phải là tôi. Nó không phải của tôi" nhưng "nay nó chính là tôi, tôi giờ không phải nó " !

Kính!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Con bổ sung thêm một chút ạ,

"Nó không phải là tôi. Nó không phải của tôi" nhưng "nay nó chính là tôi, tôi giờ không phải nó " !

Kính!

"Trăm năm trước thì ta chưa có. Trăm năm sau ta đã không còn. Ở giữa trần gian ta là vạn tượng"
Vạn tượng giai KHÔNG
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
"Trăm năm trước thì ta chưa có. Trăm năm sau ta đã không còn. Ở giữa trần gian ta là vạn tượng"
Vạn tượng giai KHÔNG


Không nhưng chẳng phải không, nên gọi là diệu không!

Vạn tượng thì thường còn, nhưng cái ta thì không có :D
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Không nhưng chẳng phải không, nên gọi là diệu không!

Vạn tượng thì thường còn, nhưng cái ta thì không có :D

Đây là "điên đảo phi hữu" vì chưa ĐẾN mà cứ nói là KHÔNG ĐẾN KHÔNG ĐI
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
lúc nào con chả ngồi ở đây :D

"ở đây" là điên đảo kiến, nương tri giác không gian. Nếu KHÔNG GIAN là KHÔNG MỘT VẬT thì Ở ĐÂY làm sao xác lập (sanh)???
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
3/2/16
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Huyền Giác Thiền sư:

Thùy vô niệm, thùy vô sanh?

Nhược thực vô sanh vô bất sanh.

Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn,

Cầu Phật thi công tảo vãn thành?

Dịch là:

Ai không niệm, ai không sanh?

Ví thật không sanh, không chẳng sanh.

Gọi người gỗ hỏi nguồn cơn ấy,

Cầu Phật ra công sớm sẽ thành?

Vậy ai là người không có ý niệm, ai là kẻ không sanh? Chỉ có không sanh mới không có vọng tưởng ý niệm chứ hễ là con người là phải có tư tưởng. Chính tư tưởng là nền tảng nhân bản cho cuộc sống của nhân loại. Nếu không có tư tưởng thì có khác gì khúc cây, người gỗ hay người máy nhưng có người máy, khúc gổ nào thành Phật được đâu?
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
"ở đây" là điên đảo kiến, nương tri giác không gian. Nếu KHÔNG GIAN là KHÔNG MỘT VẬT thì Ở ĐÂY làm sao sanh???

Kính sư phụ!

Không gian chả có nơi nương tựa, không tịch cũng không nương vào đâu. Nên gọi là ở đây!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Kính sư phụ!

Không gian chả có nơi nương tựa, không tịch cũng không nương vào đâu. Nên gọi là ở đây!

Đó là cái chỗ tịch ngôn, mọi lời nói đều là điên đảo phi hữu
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

Quan Âm Các

Active Member
Tham gia
23/8/14
Bài viết
265
Điểm tương tác
130
Điểm
43
Huyền Giác Thiền sư:

Thùy vô niệm, thùy vô sanh?

Nhược thực vô sanh vô bất sanh.

Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn,

Cầu Phật thi công tảo vãn thành?

Dịch là:

Ai không niệm, ai không sanh?

Ví thật không sanh, không chẳng sanh.

Gọi người gỗ hỏi nguồn cơn ấy,

Cầu Phật ra công sớm sẽ thành?

Vậy ai là người không có ý niệm, ai là kẻ không sanh? Chỉ có không sanh mới không có vọng tưởng ý niệm chứ hễ là con người là phải có tư tưởng. Chính tư tưởng là nền tảng nhân bản cho cuộc sống của nhân loại. Nếu không có tư tưởng thì có khác gì khúc cây, người gỗ hay người máy nhưng có người máy, khúc gổ nào thành Phật được đâu?

Có lẽ Bạn đã lầm lẫn 2 từ "Vô sanh" ở 2 đối tượng nghiêng cứu khác nhau !

* Vô Sanh mà Tổ Huyền Giác nói ở đoạn trên, là chỉ cho Vô Tưởng Định của ngoại đạo.- Đây là "hiện tượng Vô sanh".

* Vô Sanh ở kinh Hoa Nghiêm (nói ở trên), là chỉ cho quả A la Hán, chỉ Niết Bàn.- Đây là bản thể Vô sanh.

Kính.
 

Quan Âm Các

Active Member
Tham gia
23/8/14
Bài viết
265
Điểm tương tác
130
Điểm
43
Đạo hữu Vấn Đạo mến,

_ "Bản lai diện mục" vốn là thiền ngữ (câu hỏi tu từ) không chủ lẫn vị ngữ, thiền tôn gọi là Hoạt Cú (Cú trong Tên, Cú hay Câu, Văn: ba phạm trù cấu thành một pháp). Đạo hữu có thể tự mình tìm hiểu hai chữ Hoạt Cú này trong ngữ lục Vân môn ắt sẽ gặp nhiều điều thú vị về tông phái "bất lập văn tự" nhưng lại rối rắm về văn tự nhất, hề hề.

_ "Bản lai diện mục" nghĩa chữ là
Bản: gốc bổn
Lai: đến
Diện: mặt
Mục: thấy
Vậy bản lai diện mục nghĩa là "Khuôn mặt (được thấy) này từ đâu( gốc, bổn) đến(?)"
Vì không có chủ, vị ngữ nên "bản lai diện mục" được xem là vô sở hữu tức vô tâm, thường là của bậc kiến tánh hỏi người vấn pháp về đạo vị. tức công phu tu tập về đốn giáo hay tổ sư thiền; nên có thể hiểu câu hỏi này theo ngôn ngữ hiện nay là "Ta là ai? Ta từ đâu lại? Ta đi về đâu".

Ta là ai?
Không ai là ta đâu mà là phép thiền na phủ nhận cái ngã như Lời Phật Đà Dạy: "Nó không phải là tôi. Nó không phải của tôi"

Mến, Trừng Hải


Kính Bác Trừng Hải.

Có lẽ Bác muốn nói đến "tham thoại đầu" của Tổ Sư Thiền ?

Nhưng thiễn nghĩ "Thiền Phật giáo" không chỉ riêng có Tổ Sư Thiền, mà còn nhiều môn phái khác nữa, như : Tam Luận Tông, Pháp hoa Tông, v.v... hay như Thiền Đốn giáo. Như bài viết sau:

Dĩ Tâm Ấn Tâm
* Minh Tâm - Kiến Tánh (tt):

+ Vậy thì ; Pháp Thiền Đốn ngộ (của Đông Độ) với Thiền Nguyên Thỉ (của Tây Trúc) đói với vấn đề Minh Tâm- kiến tánh thì sao ?

- Xin thưa vẫn đồng nhất bất dị.

- Xin trưng dẫn một vài thí dụ:

TD1. Về Minh Tâm:

a). Thiền Đốn ngộ. lục tổ dạy:

" Không nghỉ thiện không nghỉ ác, tâm thượng tọa ở đâu ?"( Pháp bảo Đàn)

b). Thiền Nguyên Thỉ Tổ Long Thọ dạy: Nhị Thiền: . Nếu còn chấp “ đối đải” là tâm còn loạn động, nên xả ác tâm rồi, thiện cũng xả trừ luôn,giữ tâm thường bất động, như mặt hồ lắng yên,Khi nhiếp tâm vào Thiền.- Giác – Quán sanh trở ngại, phải nên trừ Giác - Quán– để vào nhất thế xứ. Vào nhất thế xứ rồi, khiến nội tâm thanh tịnh, định ấy sanh hỷ lạc, dẫn vào đệ nhị Thiền. (đại trí độ luận).

* Như thế chúng ta thấy: cả hai loại Thiền,chư Tổ đều dạy hành giả không nên trú chấp vào nhị biên.

TD2: Về Kiến Tánh:

A). Thiền Đốn ngộ. lục tổ dạy: chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát.

Ấn Tông hỏi: Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát?

Tổ Ðáp: Vì đó (Thiền) là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị. (Đàn kinh)

B). Thiền Nguyên Thỉ Tổ Long Thọ dạy: Lại nữa, Bồ tát quán 5 Triền cái (Tham dục, Sân nhuế, Thùy miên, Trạo hối, Nghi pháp.) là vô sở hữu, là vô tướng, mà đã là vô tướng thì cũng là Thật tướng vậy. Như vậy 5 Triền cái tức là Thiền, Thiền tức là 5 Triền cái. Bồ tát quán 5 Triền cái là Thiền định, rồi y nơi đó tiến thẳng đến chỗ vô sở y, vào thâm thiền định gọi là Thiền na Ba- la- mật....

* Như vậy đến chỗ thâm sâu, thì không trú chấp vào Thiền định, cũng không cần xả ly Ác Pháp.- vì Tất cả các Pháp đều không có tướng hai (bất nhị),đều là Chơn Như thanh tịnh vậy.

....... Do so sánh những Pháp thiền nguyên thỉ và Đốn ngộ ở trên. Có thể quả quyết rằng: Dù là Thiền Nguyên thỉ, hay làThiền Đốn ngộ, Các Pháp Thiền Định của Phật giáo đều nhằm chỉ thẳng vào TÂM và TÁNH, đều nhằm giúp cho chúng sanh được Minh Tâm- kiến Tánh, đều nhắm đến giải thoát giác ngộ, đều thành Phật vậy.

Và Cụm từ "Bản lai diện mục", không chỉ riêng phái thiền Vân môn , mà nhiều phái thiền khác cũng sử dụng đó Bác ạ.

Kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bản lai diện mục. Bài 3

* Khi trời đất chưa sanh ?

Chuyện Thiền Sư hương Nghiêm.

sư Bá Trượng, sau khi học hết kinh luận (của thầy) thì đến tham học với sư huynh là Thiền sư Linh Hựu. Một hôm, Thiền sư Linh Hựu nói:

- Ta nghe nói thầy là một người học rộng, nghe nhiều, bây giờ Ta xin hỏi một câu, chớ khi cha mẹ chưa sinh ra ta thì mặt mũi đích thực của ta thế nào?

Thiền sư Trí Nhàn nghe hỏi một câu như vậy thì bí lối, bèn trở về tìm hết kinh sách nhưng cũng không có câu trả lời. Bấy giờ Trí Nhàn liền quay lại chỗ Linh Hựu, cung kính thưa rằng:

- Xin Hòa thượng từ bi khai thị cho con, thế nào là mặt mũi xưa kia khi cha mẹ chưa sinh ra?

Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu lạnh lùng đáp:

- Ta không thể nói cho ngươi nghe, bởi vì nếu ta nói cho ngươi nghe thì ta nói tùm lum việc của ta, đâu có liên can gì đến ngươi; ta mà nói cho ngươi nghe thì mai sau thế nào ngươi cũng oán ta.

Thiền sư Trí Nhàn biết sư huynh không chỉ cho mình, trong lòng chua xót, bèn đem tất cả kinh điển học tập bấy lâu đốt sạch. Rồi từ đó sư đến thẳng Nam Dương, khi đi qua chỗ di tích của quốc sư Tuệ Trung, sư bèn trụ lại bên núi. Bấy giờ, ngày đêm sáu thời sư ôm ấp câu hỏi của Thiền sư Linh Hưu, tư duy thiền quán, câu hỏi cứ ấm ức trong lòng như người câm nuốt phải hỏa châu.

Một hôm, sư cuốc đất làm vườn, bất chợt hòn đá văng lên va vào cán cuốc nghe cái cốc, sư hoát nhiên đại triệt đại ngộ. Sư bèn vào tắm gội sạch sẻ, rồi mặc pháp phục trang nghiêm, đốt hương trầm hướng về núi Quy Sơn đảnh lễ Thiền sư Linh Hựu, nói rằng:

- Hòa thượng thật là đại bi! Nếu năm xưa Hòa thượng nói cho con biết thì làm sao hôm nay con có được niềm hỷ lạc này!


banlaidienmuc.jpg


Với câu chuyện trên. Thì câu hỏi:

* chớ khi cha mẹ chưa sinh ra ta thì mặt mũi đích thực của ta thế nào ?

+ Khi cha mẹ chưa sanh, hay khi trời đất chưa có (tiên thiên).- Đó là lúc nhân duyên chưa hòa hợp để sanh ra các pháp. khi viên sỏi chưa chạm vào vào viên đá để tiếng "póp" sanh ra, thì tất cả là một sự tịch nhiên vô khởi, đó là sự uyên nguyên tỉnh lặng, là vô ngôn vô đối, là bất nhị nhất chân, là NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG. Chõ như như bất động đó chính là Niết Bàn, là chỗ mà người tu phải quay về, là thành Phật đó vậy.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Tà thuyết ngoại đạo

Hây da! Một câu hỏi Bản lai diện mục là gì? đã đẩy muôn ức người học Phật rơi vào tà kiến ngoại đạo, một rừng công đức của người người học Phật xem ra đã tiêu ma cả rồi.
Ôi! Xót xa một góc trời xuân vỡ
Cuốc gọi hè tiếng gọi quá bi ai...
Quả nhiên khi chưa minh tâm kiến tánh thì dù có dụng y lời Phật, tiếng Tổ thì cũng là truyền bá tư tưởng ngoại đạo chẳng phải là Phật pháp chánh chân.
Nguyên ủy của giáo lý nhà Phật vốn không có thổ ngữ Tàu với bản lai diện mục đến những đời Tổ Tàu thì từ Bản lai diện mục mới được tạm dùng về sau người học Phật theo lối thiền tông mới lạm dùng từ Bản lai diện mục cho khán thoại đầu và giải trình công án.
Thấm thoát đã đôi ngàn năm trôi qua thật giả lộn lầm chừ Bản lai diện mục lại được tái xuất giang hồ do tri kiến lập tri của người học Phật ngày càng thêm sâu nặng, vô minh chồng lấp vô minh. Thản thản!
Bản lai diện mục là gì đã được người hậu học Phật pháp luận nghĩa đem Tam thiên đại thiên thế giới lúc chưa hình thành tức tiên thiên, rồi lại cho rằng hậu thiên tạo lập đất trời. Tiên thiên - Hậu thiên là lý âm dương đạo học của Lão giáo nào phải là chánh pháp của Phật Thích Ca.
Giáo lý chánh pháp rành rành với vạn pháp vốn bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm mà nay đem lấy bản lai diện mục có số lượng tăng giảm, sinh diệt là lý lẽ gì? Người học Phật cao niên nơi diễn đàn Phật học online sao lại đi tuyên thuyết tà thuyết ngoại đạo gây ra sự lầm lạc chánh pháp nơi đại chúng. Lỗi lầm nầy sám hối đến bấy lâu cho vừa!
Mô Phật! Nam mô hộ pháp bồ tát thường trụ Tam bảo ma ha tát!
Thay mặt đại chúng qua lại nơi diendanphatphap kính cáo!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Kính Bác Trừng Hải.

Có lẽ Bác muốn nói đến "tham thoại đầu" của Tổ Sư Thiền ?

Nhưng thiễn nghĩ "Thiền Phật giáo" không chỉ riêng có Tổ Sư Thiền, mà còn nhiều môn phái khác nữa, như : Tam Luận Tông, Pháp hoa Tông, v.v... hay như Thiền Đốn giáo. Như bài viết sau:



Và Cụm từ "Bản lai diện mục", không chỉ riêng phái thiền Vân môn , mà nhiều phái thiền khác cũng sử dụng đó Bác ạ.

Kính.
[/SIZE]

Đạo hữu Quan Âm Các mến,

_ Trước hết xin cám ơn lời góp ý của đạo hữu nơi câu trả lời "Bản lai diện mục là gì?". Mọi điều thảo luận đều là hoa sen xanh ngàn cánh làm đẹp cho đời đồng tỏa hương thơm pháp đạo vạn nẻo đường đời biết về mô, hề hề.

_ Đạo hữu mến, đây là chuyên mục Thiền tông nên phải trả lời theo kiểu...thiền tôn, và cũng vô phân biệt thiền phái vì có nói đến pháp đốn giáo lẫn tổ sư thiền (tham thoại đầu cũng chỉ là một chi phái) tức là...tổng quát, hề hề
Thứ nữa Trừng Hải rất thú vị khi đọc ngữ lục vân môn dụng đệ nhị kỳ thức hoạt cú tung hoành bốn phương tám hướng nội ngoại trên dưới thành 72 kỳ chiêu thiên hạ đánh khắp vô địch thủ nên mới...dụ dỗ người đọc ngữ lục Vân môn, hề hề, thông cảm, thông cảm

Mến, Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Hây da! Một câu hỏi Bản lai diện mục là gì? đã đẩy muôn ức người học Phật rơi vào tà kiến ngoại đạo, một rừng công đức của người người học Phật xem ra đã tiêu ma cả rồi.
Ôi! Xót xa một góc trời xuân vỡ
Cuốc gọi hè tiếng gọi quá bi ai...
[/COLOR]



Cuối trời một đóa xuân khai nụ
Viễn viễn xa rồi chinh chiến ơi (trừng hải)

Phát nguyện Đại thừa là đem cả tam thiên đại thiên thế giới đến bờ kia nên nguyện ấy đã đến bờ rồi và còn đi đi mãi. Vì vậy hùng lực ấy là vô lượng vô biên vô quái ngại.

Mến, Trừng Hải
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Có thể tạm lấy thí dụ như thế này để cho dể hiểu về "BẢN LAI DIỆN MỤC":

Tướng sóng thì khác tướng nước, dù sóng động nhưng tánh ướt thì bất động, dù nước có nhiều băng và sóng thì tánh ướt cũng bất động.

Vì thế tu học cần tìm ra cái chổ "bất động xưa nay" mà quy y hành sự ( Gọi là băng tan thành nước, mà kể cả có không tan thì tánh ướt nó vẫn bất động, dụng thì nhiều nhưng tánh không 2 :D ), trong kinh "THỦ LĂNG NGHIÊM" đã chỉ rõ, mọi người có thể tham khảo qua!

Sanh không chổ sanh, diệt không chổ diệt chẳng phải là bất động xưa nay sao? :khicon65:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Hây da! Một câu hỏi Bản lai diện mục là gì? đã đẩy muôn ức người học Phật rơi vào tà kiến ngoại đạo, một rừng công đức của người người học Phật xem ra đã tiêu ma cả rồi.
Ôi! Xót xa một góc trời xuân vỡ
Cuốc gọi hè tiếng gọi quá bi ai...
Quả nhiên khi chưa minh tâm kiến tánh thì dù có dụng y lời Phật, tiếng Tổ thì cũng là truyền bá tư tưởng ngoại đạo chẳng phải là Phật pháp chánh chân.
Nguyên ủy của giáo lý nhà Phật vốn không có thổ ngữ Tàu với bản lai diện mục đến những đời Tổ Tàu thì từ Bản lai diện mục mới được tạm dùng về sau người học Phật theo lối thiền tông mới lạm dùng từ Bản lai diện mục cho khán thoại đầu và giải trình công án.
Thấm thoát đã đôi ngàn năm trôi qua thật giả lộn lầm chừ Bản lai diện mục lại được tái xuất giang hồ do tri kiến lập tri của người học Phật ngày càng thêm sâu nặng, vô minh chồng lấp vô minh. Thản thản!
Bản lai diện mục là gì đã được người hậu học Phật pháp luận nghĩa đem Tam thiên đại thiên thế giới lúc chưa hình thành tức tiên thiên, rồi lại cho rằng hậu thiên tạo lập đất trời. Tiên thiên - Hậu thiên là lý âm dương đạo học của Lão giáo nào phải là chánh pháp của Phật Thích Ca.
Giáo lý chánh pháp rành rành với vạn pháp vốn bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm mà nay đem lấy bản lai diện mục có số lượng tăng giảm, sinh diệt là lý lẽ gì? Người học Phật cao niên nơi diễn đàn Phật học online sao lại đi tuyên thuyết tà thuyết ngoại đạo gây ra sự lầm lạc chánh pháp nơi đại chúng. Lỗi lầm nầy sám hối đến bấy lâu cho vừa!
Mô Phật! Nam mô hộ pháp bồ tát thường trụ Tam bảo ma ha tát!
Thay mặt đại chúng qua lại nơi diendanphatphap kính cáo!


kính ngài latuan.

Ngài Xuyên Thiền sư dạy:

Nguyên văn (dịch âm):

Chánh nhơn thuyết tà pháp, tà pháp tất qui chánh
Tà nhơn thuyết Chánh pháp, chánh pháp tất qui tà
Giang Bắc thành chỉ, Giang Nam quít.
Xuân lai đô phóng nhứt ban hoa.


Dịch nghĩa:

Người chánh nói pháp tà, tà pháp trở về chánh
Người tà nói pháp chánh, pháp chánh trở thành tà.
Cũng một cây, nhưng ở Giang bắc thì cây chỉ xát,
Giang nam thì thành cây quít.
Xuân về đều trổ một thứ hoa
.

Bởi vậy, người trí không nên chấp ngữ ngôn, văn tự. Được ý không lấy lời..

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Users search this thread by keywords

  1. https://diendanphatphap.com/diendan/threads/ban-lai-dien-muc-la-gi.30974/
Bên trên