Bản Lai Diện Mục là gì ?

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Kính thưa các bậc Tiền bối.

Gần đây trên diễn đàn chúng ta xuất hiện nhiều lần.- cụm từ: " Bản lai diện mục "

Vậy xin cho hậu học được hỏi:

1/. Bản lai diện mục là gì ?

2/. Thật chất cấu tạo của Bản lai diện mục gồm những gì ?

3/. Thấy được Bản lai diện mục có ích lợi gì ?

(Trích lục lời thầy VQ6)
*****

Câu hỏi này VQ xin được trả lời qua 3 bài viết.

BÀI SỐ 1:

Đức Phật Tỳ Bà Thy có bài kệ:

Thân tòng vô tướng trung thọ sanh
Du như huyễn do chư hình tượng.
Huyễn nhơn tâm thức bổn lai vô
Tội, phước giai không vô sỡ trụ.


Nôm:

Thân thọ sanh từ nơi không tướng
Như giấc mơ do tượng hình ra.
Người mơ tâm thức đâu mà?
Trụ đâu, tội, phước đều là thành Không.

Đó là ý chỉ. Khi trở lại (Bản Lai diện mục). Là lúc Dẹp hết các duyên, không sanh một niệm nào cả, cũng Không nghĩ thiện, không nghĩ ác.- Lúc đó :

* Ý trở về Vô tướng (Tánh Không).

Kinh Bát nhã nói:

...Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới....

Nghĩa là, khi trở về Vô tướng (bản lai diện mục), thì không còn có Ý thức nữa, mà tất cả đều NHƯ.

Kính.
 
  • Love
Reactions: VQ6
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
(Trích lục lời thầy VQ6)

BÀI SỐ 2. Vô Sanh là Bản Thể.

Ở Phẩm Tu Di Đảnh Thượng kệ tán.- Kinh hoa Nghiêm có bài kệ:
..................

Quan-sát nơi các pháp
Đều không có tự-tánh
Tướng nó, vốn sanh-diệt
Chỉ là danh thuyết giả.
Tất cả pháp vô-sanh
Tất cả pháp vô-diệt
Nếu hiểu được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền.
Pháp-tánh vốn không tịch
Vô-thủ, cũng vô-kiến
Tánh không, tức là Phật
Chẳng thể nghĩ lường được....


Bài kệ này, xin lý giải như vầy:

* Tất cả pháp đều do duyên mà sanh, không có pháp nào không duyên mà có được.

"Duyên" sanh pháp không phải là một duyên. Nếu chỉ có một duyên thì nó sanh ra nó, thì không thể thành nghĩa "sanh" được. Cho nên biết rằng có rất nhiều duyên hợp lại mới sanh được một pháp. Ví như con người phải do 5 duyên là sắc, thọ, tưởng, hành, thức mới thành được.- Đây là nghĩa.- Các pháp duyên sanh, không có tự tánh.. Vì các pháp không có tự tánh, chỉ do duyên giả hợp, nên khi duyên thay đổi thì thấy các pháp có sanh diệt.

* Nhưng nếu quan sát kỷ, thì các duyên để hợp sanh ra các pháp, cũng là duyên hợp không có tự tánh, và tìm mãi vẫn là không có đầu mối, không có chung cuộc (ví như sắc, thì cũng do nhiều duyên khác hợp thành).- Đây là trùng trùng duyên khởi. Chỗ trùng trùng duyên này chính là vô sở hữu, là tánh không, rốt ráo là không có duyên để khởi. Không có duyên để khởi, nên bản chất các pháp sanh chỉ là giả danh. Đây là ý câu:

Tướng nó, vốn sanh-diệt
Chỉ là danh thuyết giả.

* Như vậy thật chất các pháp là Vô Sanh, là Như, nhưng do vô minh mà chúng sanh thấy có sanh diệt.
Vô Sanh là khi chưa có các nhân duyên vọng hợp, khi căn và trần chưa tương tác để vọng kiến các pháp khởi sanh diệt.

* Vô minh là mê mờ, là khi các duyên vọng hợp, là sanh diệt pháp.

* Nếu hết vô minh, thì các pháp vốn là vô sanh chớ không phải do định mà sanh ra vô sanh. Tổ nói do Giới sanh Định, Do Định sanh Huệ. Khi Huệ sanh thì chiếu phá Vô minh, hết Vô minh thì Vô Sanh hiển hiện. Ví như tan hết mây mờ, thì mặt trời hiển hiện.

Đây cũng là trả lời câu thứ 2: Thật chất cấu tạo của Bản lai diện mục gồm những gì ?

+Thật tướng Bản Lai diện mục là Vô Sanh, là tánh không, là Như.

Nhắc lại: Vô Sanh, không phải do bất cứ cái gì sanh ra. Khi đã hết nhân sanh diệt, thì Vô Sanh hiện ra. Như bài kệ Kinh niết Bàn:

Chư hành vô thường thị sanh diệt pháp,
Sanh diệt diệt dĩ Tịch Diệt Vi lạc.

Thiền sư Vô Ngôn Thông, có bài kệ:

一切諸法皆從心生
心無所生法無所住
若達心地所住無礙
非遇上根慎勿輕許

Nhất thiết chư pháp giai tòng tâm sinh
Tâm vô sở sinh pháp vô sở trụ
Nhược đạt tâm địa sở trụ vô ngại
Phi ngộ thượng căn thận vật khinh hứa.


Dịch nghĩa:

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh
Tâm không chỗ sinh, pháp không chỗ trụ
Nếu đạt đất tâm chỗ trụ không ngại
Không gặp thượng căn dè dặt chớ dạy.

Mến.

37_0d1434f775d7422f720eecaf.jpg
 
  • Love
Reactions: VQ6

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
(Trích lục lời thầy VQ6)

BÀI SỐ 3: Khi trời đất chưa sanh ?

Chuyện Thiền Sư Hương Nghiêm Trí Nhàn.

Sư ở nơi Bá Trượng, sau khi học hết kinh luận (của thầy) thì đến tham học với sư huynh là Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu. Một hôm, Thiền sư Linh Hựu nói:

- Ta nghe nói thầy là một người học rộng, nghe nhiều, bây giờ Ta xin hỏi một câu, trước khi cha mẹ chưa sinh, thì mặt mũi đích thực của ta thế nào?

Thiền sư Trí Nhàn nghe hỏi một câu như vậy thì bí lối, bèn trở về tìm hết kinh sách nhưng cũng không có câu trả lời. Bấy giờ Trí Nhàn liền quay lại chỗ Linh Hựu, cung kính thưa rằng:

- Xin Hòa thượng từ bi khai thị cho con, thế nào là mặt mũi xưa kia khi cha mẹ chưa sinh ra?

Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu lạnh lùng đáp:

- Ta không thể nói cho ngươi nghe, bởi vì nếu ta nói cho ngươi nghe thì ta nói tùm lum việc của ta, đâu có liên can gì đến ngươi; ta mà nói cho ngươi nghe thì mai sau thế nào ngươi cũng oán ta.

Thiền sư Trí Nhàn biết sư huynh không chỉ cho mình, trong lòng chua xót, bèn đem tất cả kinh điển học tập bấy lâu đốt sạch. Rồi từ đó sư đến thẳng Nam Dương, khi đi qua chỗ di tích của quốc sư Tuệ Trung, sư bèn trụ lại bên núi. Bấy giờ, ngày đêm sáu thời sư ôm ấp câu hỏi của Thiền sư Linh Hưu, tư duy thiền quán, câu hỏi cứ ấm ức trong lòng như người câm nuốt phải hỏa châu.

Một hôm, sư cuốc đất làm vườn, bất chợt hòn đá văng lên va vào cán cuốc nghe cái cốc, sư hoát nhiên đại triệt đại ngộ. Sư bèn vào tắm gội sạch sẻ, rồi mặc pháp phục trang nghiêm, đốt hương trầm hướng về núi Quy Sơn đảnh lễ Thiền sư Linh Hựu, nói rằng:

- Hòa thượng thật là đại bi! Nếu năm xưa Hòa thượng nói cho con biết thì làm sao hôm nay con có được việc này...

Với câu chuyện trên. Thì câu hỏi:

* Trước khi cha mẹ chưa sinh, thì mặt mũi đích thực của ta thế nào ?

+ Khi cha mẹ chưa sanh, hay khi trời đất chưa có. - Đó là lúc nhân duyên chưa hòa hợp để sanh ra các pháp. khi viên sỏi chưa chạm vào vào viên đá để tiếng "póp" sanh ra, thì tất cả là một sự tịch nhiên vô khởi, đó là sự uyên nguyên tỉnh lặng, là vô ngôn vô đối, là bất nhị nhất chân, là NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG. Chõ như như bất động đó chính là Niết Bàn, là chỗ mà người tu phải quay về, là thành Phật đó vậy.

Kính, mến.
 
  • Love
Reactions: VQ6

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Ông VỌNG CÓ cái gì là Bản Lai Diện Mục nên ông phải theo đuổi Sanh Tử.
Cứ như vậy đi.

Bản Lai Diện Mục là ông KHÔNG NGHĨ CÓ! KHÔNG NGHĨ KHÔNG.

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Ông VỌNG CÓ cái gì là Bản Lai Diện Mục nên ông phải theo đuổi Sanh Tử.
Cứ như vậy đi.

Bản Lai Diện Mục là ông KHÔNG NGHĨ CÓ! KHÔNG NGHĨ KHÔNG.
Không nghĩ có, không nghĩ không. A..... cục đá phải không nào?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đó là ý chỉ. Khi trở lại (Bản Lai diện mục). Là lúc Dẹp hết các duyên, không sanh một niệm nào cả, cũng Không nghĩ thiện, không nghĩ ác.- Lúc đó :
1. Theo bạn nghĩ, CỤC ĐÁ có đáp ứng các yêu cầu này không? Mong bạn viết thật chi tiết rõ ràng.
Khi cha mẹ chưa sanh, hay khi trời đất chưa có. - Đó là lúc nhân duyên chưa hòa hợp để sanh ra các pháp. khi viên sỏi chưa chạm vào vào viên đá để tiếng "póp" sanh ra, thì tất cả là một sự tịch nhiên vô khởi, đó là sự uyên nguyên tỉnh lặng, là vô ngôn vô đối, là bất nhị nhất chân, là NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG. Chõ như như bất động đó chính là Niết Bàn, là chỗ mà người tu phải quay về, là thành Phật đó vậy.
2. Bạn hiện nay là ai mà tu quay về Như Như Bất Động? Nếu bạn thật là Như Như Bất Động thì bạn là bạn rồi, đâu có sanh tử gì để mà đặt ra vấn đề tu chứng gì để quay về. Còn nếu bạn là kẻ sanh tử thì phải chết, làm gì có chuyển trở về Như Như Bất Động.
(Câu trả lời của VNBN: tôi hiện nay là Như Như Bất Động ứng nhân duyên)


Thật tướng Bản Lai diện mục là Vô Sanh, là tánh không, là Như.
3. Đã là Bản Lai thì sao còn gọi là thật tướng của bản lai? Vậy thành ra bản lai có sanh rồi.
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
(Trích lục lời thầy VQ6)





Kính, mến.

Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu lạnh lùng đáp:

- Ta không thể nói cho ngươi nghe, bởi vì nếu ta nói cho ngươi nghe thì ta nói tùm lum việc của ta, đâu có liên can gì đến ngươi; ta mà nói cho ngươi nghe thì mai sau thế nào ngươi cũng oán ta.

Thiền Sư Hương Nghiêm Trí Nhàn đại triệt đại ngộ bèn vào tắm gội sạch sẽ, rồi mặc pháp phục trang nghiêm, đốt hương trầm hướng về núi Quy Sơn đảnh lễ Thiền sư Linh Hựu, nói rằng:

- Hòa thượng thật là đại bi!
Nếu năm xưa Hòa thượng Quy Sơn Linh Hựu nói cho con biết thì làm sao hôm nay con có được việc này...




Bantoioi hôm nay được Hòa thượng Viên Quang nói cho Bantoioi BIẾT HẾT rồi
thì làm sao Bantoioi tới kiếp nào mới đại triệt đại ngộ được đây???

Thật là tội nghiệp!
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thiền Ngữ
Bản Lai Diện Mục là gì? Là GIẢ LẬP DANH TỰ.

GIẢ LẬP DANH TỰ là gì? Là Bản Lai Diện Mục.


Phật là gì?
Phật là tên suông, đạo cũng dối lập, cả hai đều không thật, toàn là giả danh.
Thiền sư Bổn Tịnh
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Ông VỌNG CÓ cái gì là Bản Lai Diện Mục nên ông phải theo đuổi Sanh Tử.
Cứ như vậy đi.

Bản Lai Diện Mục là ông KHÔNG NGHĨ CÓ! KHÔNG NGHĨ KHÔNG.
Đh Vô Minh nói hay và chính xác đó...

Nhưng Bantoioi lấy tên chủ đề "Bản Lai Diện Mục" mà không dùng tên khác như Bản Tâm, Chân Tâm, Phật Tánh, v.v... là có dụng ý khác...

Vậy đh nào đã gặp mặt mũi xưa chưa, nó như nào, mong chia sẻ ???

Cung kính.
 
  • Like
Reactions: VQ6

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đh Vô Minh nói hay và chính xác đó...

Nhưng Bantoioi lấy tên chủ đề "Bản Lai Diện Mục" mà không dùng tên khác như Bản Tâm, Chân Tâm, Phật Tánh, v.v... là có dụng ý khác...

Vậy đh nào đã gặp mặt mũi xưa chưa, nó như nào, mong chia sẻ ???

Cung kính.
1. Phân tích về mặt từ ngữ: các từ Bản Tâm, Chân Tâm, Phật Tánh ám chỉ về pháp tánh nhiều hơn, thuộc về tính từ nhiều hơn nhằm diễn tả về tính chất, cụ thể là tính Như Như Bất Động. Còn từ Bản Lai Diện Mục ám chỉ cái thật nơi mỗi cá nhân, có tính toàn diện vừa ngã vừa pháp, một chủ thể uyên nhiên bất động mà không ngoài các pháp.

Cho nên các từ Bản Tâm, Chân Tâm, Phật Tánh,... diễn tả tính chất của Bản Lai Diện Mục. Nghĩa là ai ai cũng có cái Bản Lai Diện Mục và tất cả Bản Lai Diện Mục đều đồng tính chất Như.


2. Bản Lai Diện Mục có được nói đến trong Kinh hay không?
Có nói đến trong nhiều Kinh vì chính Đức Phật là một Bản Lai Diện Mục hiện tiền nơi vũ trụ này.
VNBN xin mạn phép trích dẫn lời Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật:


Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.


Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...


Lại nữa, do vọng niệm tương tục nối nhau không dứt, mà biến hiện đủ loại hình tướng, sắc thân, thọ mạng, ẩm thực, quyến thuộc, phiền não để hưởng dụng trong các cảnh giới kia. Hoặc cam chịu những quả báo khổ lạc do những nhân tố sai biệt. Đời đời như thế mãi, chưa lúc nào tạm ngừng nghỉ.


Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị. Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán, để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết-bàn. Là phương tiện vi diệu bật nhất, thường cải biến hết thảy Sở-y và Sở-hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với Bản-tánh Vô-lậu, Giải-thoát.


Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà cùng chư vị Thánh-chúng.


Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế !



Cái Tâm thể trong đoạn Kinh trên chính là Bản Lai Diện Mục của mỗi chúng sinh hay Phật. Đoạn Kinh trên đã nói rất rõ ràng, chứa đựng lý lẽ của tất cả Kinh điển, giáo pháp.

3. Vậy đh nào đã gặp mặt mũi xưa chưa, nó như nào, mong chia sẻ ???


Đức Phật chia sẽ rồi đó, học đâu cho xa.
Chúng ta thì sao?
Này "nhân giả" ngươi thấy được ư? Kẻ nào thấy? Sao tới bây giờ mới thấy?
Cầu chúc cho tất cả chúng sanh thành tựu pháp nhãn của mình sống y bản lai mà trí huệ chiếu sáng vũ trụ.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Sao không gọi "KIẾN BẢN LAI DIỆN MỤC THÀNH PHẬT" mà gọi "KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT"?

1. Thế nào là Bản Lai Diện Mục? (Tự thân - đối nội)
Còn gọi là chủ nhân ông, là chủ từ! Mỗi người chúng ta thường tự gọi nơi bản thân là "mình", mình đau khỏ nè, mình vui, mình buồn, mình tái sanh, mình chết, mình chưa sanh ra, mình Niết Bàn, mình ngu, mình giác ngộ, mình là chúng sanh, mình là Phật..... Cái chất được gọi là mình trong hết thảy tình huống khả dĩ đó, chính bản lai diện mục, là bản mặt thật sự của mình hay đó chính mình xưa nay. Là chủ trong mọi tình huống và chưa từng là đối tượng cho tất cả ai nắm bắt, quan sát. Đã tạo nghiệp thì dù có trãi qua trùng trùng duyên khởi, quả báo cũng trở về đúng với chủ nhân ông chứ không phải ai khác.

Mình thật sự ấy, không có cái mình thứ hai nơi bản thân mình. Bởi vậy không bao giờ và mãi mãi không bao giờ có sự kiện rằng "mình đã thấy được chính mình" cho nên không thể có chuyện "Kiến Bản Lai Diện Mục". Vậy lẽ nào Phật với cặp mắt toàn giác không thấy được chính mình sao? Trả lời: chẳng thấy được. Vậy Phật, Tổ thấy gì? Chúng ta đọc tiếp phần 2, bên dưới đây.

2. Thế nào là Tánh? (Đối ngoại, Pháp nhãn)

Là tính từ, nói về thuộc tính của Bản Lai Diện Mục hay chủ nhân ông, tức là đứng về khía cạnh bị quan sát như Phật bằng Phật nhãn quan sát về chúng sanh. Bản lai không thể được nắm bắt, nhìn thấy hay miêu tả là cái gì, nó vô hình vô tướng bất sanh bất diệt ... không mặc định một tính chất cụ thể nào nhưng không đứng cô lập bên ngoài các pháp, xưa nay bất hoại vĩnh viễn không dời đổi. Đó Tánh của Bản Lai Diện Mục, là tánh vô tánh mà bất hoại. Phật tóm gọn "xa lìa hết thảy luận giải thế gian".

Tánh chất đó có thể nhận biết chăng? Được, gọi là Kiến Tánh! Thông qua thế gian sẽ được nhận biết, vì nó sẽ nhận biết hết thảy các pháp thế gian không chỗ nào là nó mà nhận ra nó độc nhất vô nhị, kim cang bất hoại, chẳng do bất kì thứ gì tạo ra....... nó luôn Như trong tất cả nhân duyên mà không hề bị biến đổi.

Nói là tạm nói vậy, vì càng luận giải e rằng lại càng xa Tánh, vốn phi luận giải ấy.

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kiến Tánh rồi là Thành Phật liền hay còn tu gì thêm?

Người kiến tánh là người nhận rõ tánh vô sanh bất hoại nơi bản thân mình, chẳng cón lầm mình trong vũ trụ này, họ có thể vào sanh tử, cũng có thể ra khỏi sanh tử dễ dàng, cầm lên được mà bỏ xuống cũng không vấn đề gì.


Luân hồi của phàm phu và Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên giác chẳng phải là chỗ an trú của họ. Tuy nhiên, họ chưa biết rõ ràng vấn đề của bản thân họ với vũ trụ này, cụ thể là lịch sử của các thân sanh tử và các nhân duyên các việc xảy ra trong vũ trụ (mọi Đức Phật lúc chứng đạo tất cả điều trên đều tự động hiện ra). Tại sao vậy? Bản Lai Diện Mục tuy vô sanh bất hoại nhưng không cô lập một mình, đối với tất thảy nhân duyên (toàn bộ vũ trụ) vốn chẳng sanh một niệm phân bua mà xuất sanh hết thảy các pháp. Như vậy, biết rõ tánh vô sanh bất hoại không là chưa đủ mà phải "đối với tất cả nhân duyên một niệm chẳng sanh" thì mới y tính chất bản lai vốn có.

Đối duyên một niệm chẳng sanh hay tùy thuận hết thảy chúng sanh đó chính là Phật, đó cũng là tính chất không đổi của bản lai diện mục, nên Phật còn gọi là Như Lai. Chỗ một niệm chẳng sanh của Phật là do Ngài đã giác ngộ thấu rõ hết thảy về mình và vũ trụ nên đâu còn gì để sanh ra ý niệm phỏng đoán tìm hiểu.

"Đối duyên tự mình một niệm chẳng sanh" dễ hay khó? Có người nói kiến tánh nghĩa là "đối duyên một niệm chẳng sanh" thì họ đã nói quá cao rồi và ngộ nhận mình đã làm được. Thật ra là do họ không thèm khởi niệm, không muốn tìm hiểu chứ không phải là không có niệm sanh khởi, cái đó là niệm vô kí như cục đá đó, chỗ vô ký còn thì đó là vô minh còn. Người Kiến Tánh vẫn còn vô minh (nguồn gốc phát khởi thân này và vũ trụ) nhưng họ khống chế được sự vô minh đó, hiểu rõ ràng đạo lộ để trừ hết vô minh (Trung đạo).

Người Kiến Tánh cần phải tìm cho ra cho ra chỗ khởi phát của các niệm, thấy nơi tận cùng đó thì niệm vô minh tự động biến mất thì chỗ duyên pháp lưu xuất sanh tử xưa nay được phơi bày và vũ trụ không còn chỗ nào là bí mật nữa.


Quá trình này, chỉ có người đã Kiến Tánh mới làm được, vì họ làm theo trung đạo, không thiên về đâu, bản chất của vô minh được phơi bày. Giống như người đứng trên thuyền, trong thuyền có nước, do cử động và gió thổi nên thuyền lắc lư nên luôn có bột nước, nhưng khi người đó cố giữ thăng bằng chẳng nghiêng về đâu thì nước trong thuyền từ từ yên ả cho đến khi yên lặng thì bọt nước cũng không còn, bóng dáng cũng chẳng có. Hiện tượng vô minh của mỗi chúng sanh cũng như bọt nước đó vậy.

ÁP dụng: người tu học cần phát tâm học hỏi nghiên cứu Phật Pháp không nghỉ, chưa rõ toàn bộ về bản thân và vũ trụ thì không hài lòng. Và trong suốt quá trình ấy phải giữ tâm trung dung khách quan (trung đạo). Đến lúc trí đạo huân tập đầy đủ thì tự mình chứng nghiệm tất cả.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

chỗ này ... VM nói vậy mà XOAY VÒNG VÒNG lại hay hơn VNBN một tà áo rùi [smile]


(1) Thất Đại Hoàn Nguyên [smile]

chỗ hoàn nguyên ... của thất đại ... theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm đến từ 1 NGUYÊN TẮC: không phải tự nhiên, không phải nhân duyên

mà chìa khóa của chỗ HOÀN NGUYÊN ĐÓ .. NGUYÊN TẮC ĐÓ --> chính là TAM TỰ QUY [smile]

- tự QUY --> Y --> PHẬT

- tự QUY --> Y --> TĂNG

- tự QUY --> Y --> PHÁP

và cũng từ nơi tam tự quy đó ... qua con đường phạm hạnh mới có thể tới cái chỗ gọi là PHÁP NHÃN THANH TỊNH



một khi có TAM TỰ QUY RÙI .. thì nội hàm sẽ có sự tăng trưởng ... và nhìn vào cũng nhìn thấy có cái gọi là

hành thâm bát nhã ba la mật đa

viễn ly điên đảo vọng tưởng

vạn pháp quy nhất tông

diệu tượng ở trong lòng

--> chính ở những nơi đó .. mới khởi lên cái gọi là Ý TƯỞNG GIÁC NGỘ ... KIẾN TÁNH [smile]

là cái không thay đổi thường trụ xưa nay


phàm sở hữu tướng

giai thị hư vọng

nhược kiến CHƯ TƯỚNG --> PHI TƯỚNG

tức kiến NHƯ LAI
- Kinh Kim Cang

mới tới cái chỗ gọi là chỗ VẠN PHÁP CHẲNG LÌA [smile] ...

vì vậy ... VNBN viết loạn xa .... quan ngạn tứ bề --> như cái kiểu BẮN KHÔNG CẦN NHẮM [smile] ... thì CHỈ LÀ CẦU MONG ĐẮC PHÁP THÔI [smile] ... chứ ĐẮC PHÁP .. chỗ KHÔNG GIAN KHÔNG NGẰN MÉ [smile] ... hỏng phải do CẦU MAY [smile] ... phải thế mà [smile]

*** mà cái chỗ không ngằn mé đó .. có 1 đặc tính NHÌN LÀ BIẾT LIỀN [smile] --> HỎNG DÍNH ƯỚT .. KHÔ, NHUYỄN .... là gì vậy nhỉ ? [smile] .... nhưng phải thế thôi [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

chỗ này ... VM nói vậy mà XOAY VÒNG VÒNG lại hay hơn VNBN một tà áo rùi [smile]


(1) Thất Đại Hoàn Nguyên [smile]

chỗ hoàn nguyên ... của thất đại ... theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm đến từ 1 NGUYÊN TẮC: không phải tự nhiên, không phải nhân duyên

mà chìa khóa của chỗ HOÀN NGUYÊN ĐÓ .. NGUYÊN TẮC ĐÓ --> chính là TAM TỰ QUY [smile]

- tự QUY --> Y --> PHẬT

- tự QUY --> Y --> TĂNG

- tự QUY --> Y --> PHÁP

và cũng từ nơi tam tự quy đó ... qua con đường phạm hạnh mới có thể tới cái chỗ gọi là PHÁP NHÃN THANH TỊNH



một khi có TAM TỰ QUY RÙI .. thì nội hàm sẽ có sự tăng trưởng ... và nhìn vào cũng nhìn thấy có cái gọi là

hành thâm bát nhã ba la mật đa

viễn ly điên đảo vọng tưởng

vạn pháp quy nhất tông

diệu tượng ở trong lòng

--> chính ở những nơi đó .. mới khởi lên cái gọi là Ý TƯỞNG GIÁC NGỘ ... KIẾN TÁNH [smile]

là cái không thay đổi thường trụ xưa nay


phàm sở hữu tướng

giai thị hư vọng

nhược kiến CHƯ TƯỚNG --> PHI TƯỚNG

tức kiến NHƯ LAI
- Kinh Kim Cang

mới tới cái chỗ gọi là chỗ VẠN PHÁP CHẲNG LÌA [smile] ...

vì vậy ... VNBN viết loạn xa .... quan ngạn tứ bề --> như cái kiểu BẮN KHÔNG CẦN NHẮM [smile] ... thì CHỈ LÀ CẦU MONG ĐẮC PHÁP THÔI [smile] ... chứ ĐẮC PHÁP .. chỗ KHÔNG GIAN KHÔNG NGẰN MÉ [smile] ... hỏng phải do CẦU MAY [smile] ... phải thế mà [smile]

*** mà cái chỗ không ngằn mé đó .. có 1 đặc tính NHÌN LÀ BIẾT LIỀN [smile] --> HỎNG DÍNH ƯỚT .. KHÔ, NHUYỄN .... là gì vậy nhỉ ? [smile] .... nhưng phải thế thôi [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
Nói không nhân duyên, không phải tự nhiên là để hành giả không rơi vào hai thái cực: tự nhiên mà có, do nhân duyên sanh. Đó cũng là lối trung đạo để tự thân mình khám phá bản thân và toàn vũ trụ này. Nói không nhân duyên là để chặn lại các tâm tư chấp các pháp có sẵn một cách vô cớ, phá bỏ tâm lí chấp nhận thất đại luôn có ở cá nhân. Nói không nhân duyên là để phá bỏ tâm chấp cái gì cũng do nhân duyên sanh rồi lý luận không ngừng nghỉ.

Thất đại là sự biểu hiện của vô minh, không có cái gì đích thực gọi là bảy đại vững chắc. Vô minh hết thì bảy đại này "trong suốt" chỉ còn "tướng" duy nhất là sự rỗng rang thanh tịnh vô tướng phổ chiếu mười phương. Tùy theo tâm chúng sanh mà thị hiện, không có tướng riêng.

Chìa khóa của việc loại trừ vô minh là Trung Đạo. Chính là sự quan sát khách quan, không đem tâm tư riêng áp đặt vào các pháp (không chấp trước pháp). Khi tâm tư đã gom về cùng cực, chỗ khởi niệm, bộ mặt của vô minh được phơi bày và tự biến mất.


Hiện nay chúng ta đang tu học là để chuẩn bị cho cái ngày vô minh biến mất: Đầu tiên học giáo, chứng nghiệm cái tâm thế rỗng rang để không chấp trước nơi tất cả pháp, nắm được cọi gốc sanh tử và bản lai từ đó quyết tâm đi đến cứu cánh giác ngộ. Tập thiền môn để gom tâm niệm về môt chỗ mà không đứng về bên nào. Khi hành trang đó đầy đủ, sẽ tự mình ngồi đạo tràng ở thời kì không có Phật pháp mà tự giác ngộ bản thân và khia mở giáo pháp.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha ha hahahah a[smile] ... sao VNBN lại NGỚ NGẨN như vậy nhỉ ? [smile]

- không phải tự nhiên

- không phải nhân duyên [smile]

--> hỏng phải là HAI THÁI CỰC [smile] ... bởi vì ... hai lối này ... RẤT LÀ --> CẬN ĐẠO [smile] .... nên mới nói là CHƯA ĐÚNG [smile]

*** hơn nữa ... VNBN cần ĐỪNG QUÊN .. là rất nhiều khuôn khổ triết học, vật lý và tâm lý [theoretical, physical and mental frameworks] .. mà hiện hữu đương thời cũng đều là TỰ NHIÊN và NHÂN DUYÊN [smile] ... làm sao MÀ SAI NHƯ HAI THÁI CỰC ĐƯỢC [smile]


lấy nước Nhật và nước Mỹ sơ sơ làm thí dụ thôi nhé ... họ từng là TỬ THÙ --> trên từng hải lý trong Đệ Nhị Thế Chiến ... vậy mà bi giờ là "NƯỚC ĐỒNG MINH" không thể thiếu. ... cho nên cái THEORETICAL FRAMEWORK trong thực tế này ... rất là CẬN ĐẠO ... đem lại hòa bình cho 2 dân tộc gần 1 thế kỷ rùi nhỉ [smile]




câu nói này đơn giản ... nhưng VNBN còn rất xa ... nhiều năm sau mới tới được [smile] .. bi giờ thì VNBN NÓI GÌ CŨNG CHẮC CHẮN --> LÀ SAI .. mà nói NHIỀU CÀNG NHIỀU --> SẼ CÀNG SAI [smile]

--> PHẢI CỐ GẮNG NHIỀU HƠN [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha ha hahahah a[smile] ... sao VNBN lại NGỚ NGẨN như vậy nhỉ ? [smile]

- không phải tự nhiên

- không phải nhân duyên [smile]

--> hỏng phải là HAI THÁI CỰC [smile] ... bởi vì ... hai lối này ... RẤT LÀ --> CẬN ĐẠO [smile] .... nên mới nói là CHƯA ĐÚNG [smile]

*** hơn nữa ... VNBN cần ĐỪNG QUÊN .. là rất nhiều khuôn khổ triết học, vật lý và tâm lý [theoretical, physical and mental frameworks] .. mà hiện hữu đương thời cũng đều là TỰ NHIÊN và NHÂN DUYÊN [smile] ... làm sao MÀ SAI NHƯ HAI THÁI CỰC ĐƯỢC [smile]


lấy nước Nhật và nước Mỹ sơ sơ làm thí dụ thôi nhé ... họ từng là TỬ THÙ --> trên từng hải lý trong Đệ Nhị Thế Chiến ... vậy mà bi giờ là "NƯỚC ĐỒNG MINH" không thể thiếu. ... cho nên cái THEORETICAL FRAMEWORK trong thực tế này ... rất là CẬN ĐẠO ... đem lại hòa bình cho 2 dân tộc gần 1 thế kỷ rùi nhỉ [smile]




câu nói này đơn giản ... nhưng VNBN còn rất xa ... nhiều năm sau mới tới được [smile] .. bi giờ thì VNBN NÓI GÌ CŨNG CHẮC CHẮN --> LÀ SAI .. mà nói NHIỀU CÀNG NHIỀU --> SẼ CÀNG SAI [smile]

--> PHẢI CỐ GẮNG NHIỀU HƠN [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
kakakaka, đúng là khả năng đọc hiểu có vấn đề, đâu ai nói vậy. Tại hạ nói: người chấp vào nhân duyên và tự nhiên là hai thái cực. Đơn giản vậy, mà đọc cũng không xong nữa. Thảo luận với ông bạn chán thật nhỉ?!. OMG!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

phải nói là VNBN chẳng hiểu KINH PHẬT 1 tí gì [smile] --> bịa chuyện xong lại THANH MINH THANH NGA [smile]

thay vì phải CHÚ TÂM HỌC HỎI điều VNBN chẳng hiểu [smile] ... hiểu cái CÂU NÀY:

THẤT ĐẠI HOÀN NGUYÊN --> KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN ... KHÔNG PHẢI NHÂN DUYÊN

đối với VNBN là con đường GIAN TRUÂN đấy ... chẳng phải chán đâu .. chỉ tại VNBN VỐN THIẾU THÀNH TÂM học hỏi thôi [smile]... phải thế mà [x - xmile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

phải nói là VNBN chẳng hiểu KINH PHẬT 1 tí gì [smile] --> bịa chuyện xong lại THANH MINH THANH NGA [smile]

thay vì phải CHÚ TÂM HỌC HỎI điều VNBN chẳng hiểu [smile] ... hiểu cái CÂU NÀY:

THẤT ĐẠI HOÀN NGUYÊN --> KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN ... KHÔNG PHẢI NHÂN DUYÊN

đối với VNBN là con đường GIAN TRUÂN đấy ... chẳng phải chán đâu .. chỉ tại VNBN VỐN THIẾU THÀNH TÂM học hỏi thôi [smile]... phải thế mà [x - xmile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
kakakaka, học hỏi từ một người còn thiên kiến thì tốt hơn đừng nên học. Thà biết ngu còn hơn chấp lấy một điều tưởng rằng mình đã đúng. Một người bảo người khác phải học hỏi ở mình thì là một người ngã mạn. Đó là thực tế mà bản thân của người ngã mạn lại lấp liếm biện minh mà không chịu thừa nhận bản thân còn ngã kiến. Thời nay lắm kẻ xưng thần xưng Bồ Tát, xưng Phật,...rồi chỉ để thỏa mãn cái ngã bên trong âm thầm chi phối mà họ chẳng hay biết. Có kẻ thì không biểu hiện ra nhưng khéo léo che đậy và rốt cuộc cũng y vậy mà thôi. LUẬN PHÁP CHẲNG LUẬN NGƯỜI NHÉ, nóng lạnh tự biết phản chiếu chính mình.

Nói về, thất đại (tứ đại, thức đại, không đại, kiến đại) được trình bày rõ ràng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Bàn về vấn đề vũ trụ này và từng cá nhân.

Vũ trụ này là chỗ chứa đựng hết thảy các mối quan hệ tương tác (pháp), do sự cộng hưởng vô minh mà các thực tánh bị che lấp phân biệt thành "tướng" các đại như vậy. Khi vô minh tan biến thì nơi cá nhân đó thấy rõ các đại này thực chất là do thực tánh tùy ứng mức độ vô minh mà thị hiện ra, rốt cuộc chẳng có một cái gì gọi là bày đại cả như hoa đốm trong hư không do bệnh mắt mà thị hiện có, hết bệnh mắt thì bổng thành không, thực chẳng có cái gì gọi là hoa đốm. Bảy đại vốn rỗng không, đó là hoàn nguyên, chứ đừng ngộ nhận nơi bảy đại có chỗ gọi là hoàn nguyên. Rỗng không như vậy, chẳng thể lập luận là tự nhiên hay nhân duyên.

Những người không rõ, thấy bảy đại hiện hữu bao đời nay, bèn kết luận "vật chất tự nhiên có độc lập tách biệt với tinh thần". Nhưng thực tế vật chất được con người nhận thức, nếu độc lập tách biệt thì làm sao con người nhận biết sự tồn tại của chúng. Cho nên, phải biết vũ trụ này không phải tự nhiên mà có.

Những người không rõ, lại thấy các sự vật sinh sôi nảy nở đều có nguyên nhân, và quy kết toàn bộ vũ trụ do một thứ nhân duyên gì đó sanh ra. Lập luận đó gặp phải khó khăn là "nhân duyên ban sơ đó do cái gì sanh?", khi đó để cứu vớt cho luận điểm ấy bèn cho có đấng quyền năng hoặc các yếu tố ban đầu tự nhiên có. Nhưng đó là một quan điểm sai lầm, vì nhân cái xấu thì sẽ chỉ toàn là xấu, nhân cái tốt thì phải toàn là tốt, mâu thuẩn với hiện trạng có tốt có xấu đan xen trong vũ trụ này. Cho nên phải biết vũ trụ này không phải do một hay các nhân duyên sanh ra.

Tóm lại, vũ trụ này là tổng thể hết thảy các sự tương tác lưu xuất từ hằng hà sa số vô số thực tánh lưu xuất ra, vũ trụ này là rỗng không chẳng có một thực thể nào cả (không chỗ nào là mình đích thực), cá nhân nào không rõ điều này thì thực tánh cá nhân ấy tùy thuận theo cái nhân vô minh đó cộng với các nghiệp duyên xưa mà thị hiện ra mình là chúng sanh trôi nổi trong vũ trụ này.

Có vố số thực thể hay chân tánh, đều là bất khả biến hoại nhưng chẳng độc lập tách biệt nhau, vì không độc lập nhau mà nên xuất hiện sự "tương tác" tạo lập nên vũ trụ, tánh "bất động tương tác tùy nhân duyên ấy" xuyên suốt từ chỗ vô minh đến giác ngộ, vô minh là không rõ mình cũng không rõ những mình khác (gọp chung là vũ trụ), ngược lại với vô minh thì là giác ngộ. Vô minh = ngu thì chẳng do đâu sanh ra cả, là vì chưa biết nên gọi là ngu, biết tất thảy, biết sạch nốt thì gọi là giác ngộ. Nhưng vô minh cũng không do tự nhiên mà có, vì nếu vô minh mà có thì tu hoài cũng không thể giác ngộ vì tự nhiên là mãi mãi như thế. Có mình, có người nên đòi hỏi phải có cái biết, chưa biết thì gọi là vô minh,..., biết mình và người vốn bình đẳng thì hết vô minh, chứ nơi tự mình hay tự người vốn chẳng có vô minh vậy.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha ha hah aha [smile] --> chuyển hẳn sang thái độ BẤT CHẤP ĐỐI ĐẦU ... VNBN GIẬN rùi ....

đúng là học kinh chẳng học ... mà tới khi CÙNG ĐƯỜNG BẾ TẮC [smile] --> thì TÁNH THAM SÂN SI của VNBN lộ ra --> cũng ĐIÊN ĐẢO chẳng kém [smile] ...

THẤT ĐẠI HOÀN NGUYÊN ... hỏng phải tự nhiên .. hỏng phải nhân duyên ... là câu nói mà VNBN cần phải học nhiều lắm [smile] ...

LỜI KINH ĐÚNG 3 thời .. còn VNBN VỐN VÔ MINH --> chẳng có sức tồn tại bền vững [smile]

--> mà khi nói SAI RỒI .. thì VNBN nên biết có TÀM .. có QUÝ [smile] ...phải thế mới có tiến bộ được [x-mile]


*** CÓ 1 DÒNG Ý THỨC ... là 1 dòng sông ... một khi nó ... nằm ở TRONG VÔ NHẤT BẤT NHỊ rồi... sẽ có TÁC DỤNG CHUYỂN HÓA ... tất cả [smile]

---> đó là cái chỗ VNBN CÒN YẾU LẮM [smile] .. vì dòng sông của VNBN LÂU RÙI CHẲNG CÓ MƯA [smile]

- nhìn nó KHÔ QUEO .. CẠN KHỐC ... là biết liền [smile] ... chẳng giấu ai được [x-mile] ... phải thế mà [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha ha hah aha [smile] --> chuyển hẳn sang thái độ BẤT CHẤP ĐỐI ĐẦU ... VNBN GIẬN rùi ....

đúng là học kinh chẳng học ... mà tới khi CÙNG ĐƯỜNG BẾ TẮC [smile] --> thì TÁNH THAM SÂN SI của VNBN lộ ra --> cũng ĐIÊN ĐẢO chẳng kém [smile] ...

THẤT ĐẠI HOÀN NGUYÊN ... hỏng phải tự nhiên .. hỏng phải nhân duyên ... là câu nói mà VNBN cần phải học nhiều lắm [smile] ...

LỜI KINH ĐÚNG 3 thời .. còn VNBN VỐN VÔ MINH --> chẳng có sức tồn tại bền vững [smile]

--> mà khi nói SAI RỒI .. thì VNBN nên biết có TÀM .. có QUÝ [smile] ...phải thế mới có tiến bộ được [x-mile]


*** CÓ 1 DÒNG Ý THỨC ... là 1 dòng sông ... một khi nó ... nằm ở TRONG VÔ NHẤT BẤT NHỊ rồi... sẽ có TÁC DỤNG CHUYỂN HÓA ... tất cả [smile]

---> đó là cái chỗ VNBN CÒN YẾU LẮM [smile] .. vì dòng sông của VNBN LÂU RÙI CHẲNG CÓ MƯA [smile]

- nhìn nó KHÔ QUEO .. CẠN KHỐC ... là biết liền [smile] ... chẳng giấu ai được [x-mile] ... phải thế mà [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
Hê hê, tất cả những gì cần viết về pháp VNBN cũng đã trình bày. VNBN không muốn bơi móc cá nhân, cào móc lỗi người. Ông bạn ráng đọc, thấy chỗ nào bất hợp lí thì viết ra chỉ rõ rõ ràng chứ đừng copy vài ba câu Kinh Phật ám chỉ đều này đều kia, vốn chẳng có ích lợi gì cho người nghe. Ông bạn chớ nên tối ngày chỉ tìm cái lỗi người mà thực tế mình chẳng hề người ấy như thế nào, là chỗ tự suy diễn của bản thân, tu hành không biết điều đó thì đâu có ích lợi gì, làm sao để người khác học hỏi được.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên