Bát Nhã Linh Tinh Luận - Trừng Hải

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Bát Nhã là phiên âm, phạn ngữ pali là Panna, sanskrit là pranna, việt ngữ là trí huệ, thâm mật nghĩa là trí huệ đến bờ kia.
Gọi Trí huệ đến bờ kia là trí huệ thì thanh âm đó là tiếng vọng giữa thanh không vô trú xứ. Gọi tiếng vọng đó là Có, thì trí huệ kia chỉ là giả tướng của ảo ảnh không hoa, nên vĩnh vĩnh làm kẻ tầm cầu bất khả đắc. Gọi âm kia là Không, thì vạn vật muôn hình phú quý danh hoa che mất nguồn tâm, viễn viễn làm kẻ lưu lạc không nhà. Hay chỉ vì khao khát quá quan mà vội nói cũng Có cũng Không, viết là phi Có phi Không như Lão tử xưa kia thì lại làm con trâu già ôm giấc thụy du, muôn thưở chờ tâm hương đáo cũng chỉ là nhã mộng mà thôi.

Uất uất hoàng hoa.
Vô phi bát nhã.

Uất nghĩa là xanh tốt, uất uất là phép sử dụng láy âm tính từ thành lời tỉnh mộng vô minh (thay cho chữ "ngộ" thảng thốt hoắt nhiên nguyên là châu ngọc nơi hoang mạc tâm linh mà vì dụng quá nhiều nên thành ra sáo rỗng), nghĩa là Ồ! hoa vàng ở chốn tam thiên thế giới nơi nơi đều xanh tốt hào hoa. Nên bát nhã có nơi nào mà không như thị hiện hành bỉ ngạn đáo, ai là người gọi bát nhã kia là "có, không, cũng có cũng không hay phi có phi không" thì chỉ là kẻ dệt lưới mộng phù sanh bằng tơ trời vô minh chi mạc.

Đại Trí Độ Luận, bản Việt dịch của cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu, vốn gần 3000 trang (hỏi ai là người đã xem qua?), tương truyền là lời của Bồ Đề Tát Đóa Long Thọ, theo người xưa chỉ tóm gọn trong sáu từ : Văn tự - Quán Chiếu - Thực Tướng (Bát Nhã).
Hỡi thế gian Văn Tự Bát Nhã ấy là gì? Chưa am tường thì xin hẹn đến...kiếp sau, hề hề

Trừng Hải







 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Hì sao cháu thấy bác hướng ngoại quá,sao không hướng nội phi có phi không chẳng lấy chẳng bỏ.bên ngoài đâu cần cái để được,bên trong được cái ly thanh sắc ,nói thật cháu ko có tìm hiểu kinh điển chỉ biết bát nhã gọi là tâm lượng quảng đại như hư không thôi chỉ là để tâm hành còn chẳng biết gì nữa cả.đôi lời của con trẻ ngu ngơ nói linh tinh chẳng chúng ý chủ đề mong bác đừng chê cười.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Chào đạo hữu Bình Đẳng Giác

Khi gọi là "quãng đại như hư không" thì tâm là vô lượng, tuyệt tích hai chữ tâm lượng bé nhỏ nhưng tự tung hô chứa cả trời cao vô ngại, hiển dáng tiêu dao mà chưa hề tự tại phi có phi không vì chưa hề am tường chỗ tận cùng mạt vị li ti gọi mạt kỳ của chư hành vậy. Vì sao vậy, vì cái gọi là trong ly thanh, sắc chỉ là cái ái nhỏ nhoi mà lậm xưng là dục, cái ngoài bất khả cầu chỉ là quả báo mới chỉ là pháp bất tương hành chớ không phải là nơi hàm tàng chủng chủng tử hằng hà sa số bội phần hơn, hề hề.

Mến, Trừng Hải
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Bác muốn nói siêu việt hư không,kiến tánh thành Phật ạ
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113

NHẬN THỨC & BẢN THỂ LINH TINH GIẢI

Văn Tự Bát Nhã là gì hỡi thế gian?
Tên Gọi tức Tướng
Văn Tự là chữ viết theo tự điển Hán Việt Đào Duy Anh, nên Đại Trí Độ Luận có nghĩa là chữ viết về Đại Trí bỉ ngạn đáo, phạn ngữ là Mahaprajnaparramita, dày 3000 trang xứng danh với tên gọi bách khoa thư chỉ về hai từ Bát Nhã, nên lại có nghĩa là văn tự về bát nhã được bậc đại trí diễn giải bác đại tinh thâm, bác đại thì như vũ trụ không biên tuy không thành có như ánh sáng vô tướng mà lại chiếu soi muôn tướng vạn hình, lại tinh thâm đến tận cùng chấm, phẩy mạt vị li ti nên tuy có mà lại không như người mắt sáng an tâm do bởi không hề tìm thấy tâm ngụ ở chốn nào;
Trí huệ thì cao ngút như diệu cao sơn sumeru, lại bác đại không biên vượt tứ đại hải ngoài dãy thiết vi mà tinh thâm tột cùng ngang mực tứ đại giai không nên gọi là vũ trụ vô định tức không hàm tàng vạn vật, vạn pháp của kẻ chiêm bao không phải ngắn ngủi như giấc mộng kê vàng bởi đã khởi từ vô thủy mà trôi lăn qua vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng thấy được chỗ chung cuộc mà giật mình tỉnh mộng bởi, VẠN HỮU GIAI KHÔNG thôi người ơi.

Trừng Hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp !”.

Bát nhã là chổ huyền diệu từ không mà hiện hữu cho nên có duyễn thuyết như thế nào và giảng giải như thế nào cũng không hết được. Ngài lục tổ chỉ tóm tắt 5 câu mộc mạc ngắn gọn mà ai cũng hiểu để nói về tự tánh và bát nhã cũng không ra ngoài 5 câu này. A di đà Phật!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Hành Văn tức Dụng
Dù gọi là văn tự nhưng Văn Tự Bát Nhã chưa từng tôn xưng hai từ văn tự nên tuy gọi là luận về đại trí bỉ ngạn đáo mà đại trí bỉ ngạn đáo không hề hiện tướng (chủ đề) bởi trí đến bờ kia vốn không ở ngoài (kinh văn) không ở trong (hành giả) lẫn ở giữa (relationship) nên Văn Tự Bát Nhã ấy là tự tại vậy.

Văn Tự Bát Nhã hiển bày vạn pháp rồi chỉ rõ cho thấy vạn pháp ấy là giả pháp cấu thành bởi giả danh-thọ giả tướng vốn từ huyễn hoặc mà xuất sanh nên tự pháp ấy đến hồi chung cuộc mà tuyệt tích, cũng vì vậy, chư cổ đức gọi Văn Tự Bát Nhã ấy là Pháp Vô Pháp vậy.

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Ý Nghĩa tức Tánh
Văn Tự Bát Nhã không phải là một con đường nên chưa từng là đạo lộ đáo niết bàn cho bậc mắt sáng đến bờ kia. Cũng không phải là giáo pháp phi cá ngã phủ định cái Ngã nơi ngũ uẩn đồng sanh hoạt của bậc sa môn thanh tịnh uy nghi bước đi trên hoang mạc tâm linh chỉ dành riêng cho người mắt sáng thoát năm triền cái, an nhiên tự tại giữa trời vạn lý vô vân.

Văn Tự Bát Nhã không là pháp phủ định nên lại là pháp phi khẳng định, bằng văn tự chỉ rõ pháp hiện hành vốn hàm tàng mâu thuẩn nội tại, xuất sanh thuần do tên gọi, giả tướng tức vô dụng, phi ý nghĩa nên tự các pháp kiến chấp rơi vào chung cuộc mà tuyệt tích nhờ vậy mà bậc trí giả trở về lại chốn bổn lai không một vật mà thọ, vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác vậy.

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Nói tóm lại, hỡi thế gian, Văn Tự Bát Nhã vốn là lời trùng tuyên Phật Pháp của bậc bồ đề hữu tình, sanh dưới cây nêu có ghi chữ rồng tức Long lại là bậc thành tựu đại bí pháp nên được vua Rồng-Naga giao lại kinh văn bát nhã được trân giữ tại long cung còn hơn bảo tàng trân quý tuyệt bích vô tỳ, nên gọi tên là Long Thọ, Bồ Đề Tát Đóa Long Thọ.

Văn Tự Bát Nhã nơi thế gian (tất đàn) vốn là sở thuyết mà cũng đồng là ngôn thuyết nên là phi có, phi không (vốn không trình hiện nơi văn tự kinh luận mà hoắt nhiên hiện hành nơi người tỉnh giấc chiêm bao mà rời cơn mộng bé)
Gọi là sở thuyết vì vạn pháp mà văn tự trình hiện vốn chỉ là pháp của những kẻ mắt mù vô tri thánh đạo, đang ở trong chiêm bao hý luận mà ngở rằng đang đi trên đạo lộ bởi pháp ấy vốn là phi pháp từ kiến chấp điên đảo do tà tưởng đảo điên mà cấu thành chúng sanh phàm phu như bầy nai khát nước chạy đuổi theo dương diệm bởi cho rằng dương diệm kia là nước nên gọi là phi có vậy.
Gọi là phi không vì văn tự ấy chưa từng là ngôn từ tích tập lại là hoa vàng xanh tốt hào hoa không nơi nào mà không nở rộ bởi tánh hành hoạt bác đại uyên nguyên vạn pháp không dư sót mà tinh thâm tột cùng ngang mực đất-nước-gió-lửa chỉ là không, của bậc tựu thành đại bí pháp phát nguyện trùng tuyên Lời Dạy của Phật Đà:

...
Tôi nay theo sức muốn diễn nói,
Nghĩa thật tướng đại trí bờ kia.
Nguyện các Đại đức, bậc Thánh trí,
Nhất tâm khéo thuận nghe tôi nói.


Bồ Đề Tát bà ha
Trừng Hải


 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
VĂN TỰ BÁT NHÃ & HIỆN TƯỚNG LINH TINH CHÚ

Hiện Tướng
Tướng là cái gì gì?
1, Tướng nghĩa là biểu tướng theo kinh luận gồm dấu hiệu, ký hiệu, hình ảnh, tiêu điểm, đối tượng, nhân quả và tương quan; hoặc là
_ Các tướng do thiền kasina, samadhi...
_ Các tướng cận tử nghiệp: khói, đom đóm, ngọn đèn...
_ Các biểu tướng của vạn vật, vạn loài do tri giác ngũ quan + ý tức ấn tượng làm dữ liệu tri thức hay kinh nghiệm dưới dạng hình ảnh và ngôn ngữ mặc định thuộc ý thức trong cuộc sống một đời.
_ Các tướng là đối tượng của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức giới tức thế giới quan đang được tri giác theo thời gian "hiện tại" đang là gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
Ngôn ngữ hiện đại gọi là không gian tương ưng với thời gian thực-real time.

(còn tiếp)
Trừng Hải

 

nhubinh

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 1 2016
Bài viết
6
Điểm tương tác
3
Điểm
3
VĂN TỰ BÁT NHÃ & HIỆN TƯỚNG LINH TINH CHÚ

Hiện Tướng
Tướng là cái gì gì?
1, Tướng nghĩa là biểu tướng theo kinh luận gồm dấu hiệu, ký hiệu, hình ảnh, tiêu điểm, đối tượng, nhân quả và tương quan; hoặc là
_ Các tướng do thiền kasina, samadhi...
_ Các tướng cận tử nghiệp: khói, đom đóm, ngọn đèn...
_ Các biểu tướng của vạn vật, vạn loài do tri giác ngũ quan + ý tức ấn tượng làm dữ liệu tri thức hay kinh nghiệm dưới dạng hình ảnh và ngôn ngữ mặc định thuộc ý thức trong cuộc sống một đời.
_ Các tướng là đối tượng của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức giới tức thế giới quan đang được tri giác theo thời gian "hiện tại" đang là gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
Ngôn ngữ hiện đại gọi là không gian tương ưng với thời gian thực-real time.

(còn tiếp)
Trừng Hải
vài dòng chia sẻ:
Tướng hay đó là tướng của Pháp " Pháp tướng " không chỉ có các tướng trên ...hễ là Pháp thì có tướng.xe đạp, tàu , oto , thơ ca, giận yêu ,ghét,toán học,vật lý..đều là pháp cả ,và chúng có tương ứng.

Tướng là cái phần coi như nằm giữa Tâm và pháp..tâm biết pháp là do tướng" tức là tướng pháp"
như Mắt chỉ cảm nhận được sắc là do tướng sắc cũng như vậy tâm cảm nhận được Pháp là do tướng Pháp.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113

vài dòng chia sẻ:
Tướng hay đó là tướng của Pháp " Pháp tướng " không chỉ có các tướng trên ...hễ là Pháp thì có tướng.xe đạp, tàu , oto , thơ ca, giận yêu ,ghét,toán học,vật lý..đều là pháp cả ,và chúng có tương ứng.

Tướng là cái phần coi như nằm giữa Tâm và pháp..tâm biết pháp là do tướng" tức là tướng pháp"
như Mắt chỉ cảm nhận được sắc là do tướng sắc cũng như vậy tâm cảm nhận được Pháp là do tướng Pháp.

Chào đạo hữu nhubinh

_ Trước hết xin cảm ơn đạo hữu đã có lời chia xẻ về chữ TƯỚNG. Chỉ là một thanh âm tưởng đơn giản mà thật ra lại biến hóa muôn âm vạn sắc làm người hoa mắt chạy theo thế sự vần xoay hết điên lại đảo hết đảo lại điên tức điên đảo nó có...chu kỳ.

_ Chữ TƯỚNG mà đạo hữu gắn cho nó là Pháp Tướng vốn thuộc về Pháp Tướng tôn, một nền triết Phật học khai sinh, trưởng dưỡng và nở hoa sau thế kỷ 7 (tại tàu) gần hơn năm trăm năm sau Mahapranajparamitasastra nên Trừng Hải không muốn đưa vào phần Văn Tự Bát Nhã.
Hơn nữa tướng không có nằm giữa Tâm và Pháp mà TƯỚNG theo như đạo hữu viết thì vốn sinh ra từ Ý giới phan duyên với Pháp giới cũng chính là Tâm (Ý thức giới), dân gian gọi là Tâm Tưởng phù hợp với chữ Tướng theo Phật Học tự điển Hán Việt "Tướng là biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ trong lòng".
Và nếu nói "tâm biết pháp là do tướng" thì tướng đó là giả tướng chứ không phải (thật) tướng như nó là, gọi là hiện tướng vì am tường cả thể, tướng, dụng.
Nói chung tất cả đều thuộc về định nghĩa thứ 3 và 4 mà Trừng Hải ghi trên vậy.

Mến, Trừng Hải
 

nhubinh

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 1 2016
Bài viết
6
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Chào đạo hữu nhubinh

_ Trước hết xin cảm ơn đạo hữu đã có lời chia xẻ về chữ TƯỚNG. Chỉ là một thanh âm tưởng đơn giản mà thật ra lại biến hóa muôn âm vạn sắc làm người hoa mắt chạy theo thế sự vần xoay hết điên lại đảo hết đảo lại điên tức điên đảo nó có...chu kỳ.

_ Chữ TƯỚNG mà đạo hữu gắn cho nó là Pháp Tướng vốn thuộc về Pháp Tướng tôn, một nền triết Phật học khai sinh, trưởng dưỡng và nở hoa sau thế kỷ 7 (tại tàu) gần hơn năm trăm năm sau Mahapranajparamitasastra nên Trừng Hải không muốn đưa vào phần Văn Tự Bát Nhã.
Hơn nữa tướng không có nằm giữa Tâm và Pháp mà TƯỚNG theo như đạo hữu viết thì vốn sinh ra từ Ý giới phan duyên với Pháp giới cũng chính là Tâm (Ý thức giới), dân gian gọi là Tâm Tưởng phù hợp với chữ Tướng theo Phật Học tự điển Hán Việt "Tướng là biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ trong lòng".
Và nếu nói "tâm biết pháp là do tướng" thì tướng đó là giả tướng chứ không phải (thật) tướng như nó là, gọi là hiện tướng vì am tường cả thể, tướng, dụng.
Nói chung tất cả đều thuộc về định nghĩa thứ 3 và 4 mà Trừng Hải ghi trên vậy.

Mến, Trừng Hải

trước hết , thật cho tôi được nói thật hiếm khi thấy 1 người yêu thích con đường Bát nhã như vậy thật là đáng quý... và Thành thật Xin lỗi đạo hữu vì đã làm lạc chủ đề như vậy
Mình cũng có vài dòng cuối như sau:
1/Tướng nằm giữa tâm với Pháp chỉ là cách nói dễ hiểu vì TƯớng không có rời pháp,chứ nói gì tướng có thể tách biệt mà nằm giữa Tâm và Pháp.
2/Ý thức giới mà đạo hữu nói theo mình hiểu không thể tính là tâm vì nhãn giới cho đến ý thức giới thường gọi là pháp giới chứ không thể nói là tâm.

Nghĩa pháp là đối tượng nhận thức của tâm thôi,Tâm thì không thể nghĩ bàn ,miêu tả ,không sắc ,không hình nên không thể nói..là thế này thế kia được


 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Chào đạo hữu nhubinh

_ Đạo hữu đã nói "vài dòng cuối" mà Trừng Hải này lại cố nói thêm thì ắt hẳn là người ham...nói thì không đúng rồi vậy. Nhưng bởi vạn sự, vạn vật đều là do nhân duyên mà sanh thành thì biết đâu trong quá khứ không xa một đời sanh ra rồi chết hay là đã xa xưa lâu lắm hằng hà sa số kiếp giữa đạo hữu nhubinh và trừng hải ắt có một mối nhân duyên thì sao, nên phải gắng gượng nói thêm vài lời trao đổi vậy và cũng xin đa tạ đạo hữu đã có lời khuyến khích.

_ Chữ "ở giữa" vốn là một thuật ngữ triết học Phật như câu "trí huệ ấy không ở trong, không ở ngoài cũng không ở giữa vậy" vốn là chỗ lập cước của những lời mà trừng hải muốn trao đổi về cái nhìn thuộc cảnh giới bát nhã phải hàm tàng cả thể, lẫn tướng và dụng vậy. (vậy "ở giữa" đó là gì, hỡi thế nhân ơi?)

_ Theo Pháp Tướng tông thì "tam giới duy tâm" nên đâu chẳng phải là TÂM?

_ Nên hiểu chữ TÂM như (thị) Lời Dạy của Phật Đà chớ tìm kiếm TÂM ấy trong luận và tư tưởng thế gian!

Chúc đạo hữu thường an lạc, đắc giải thoát mà đáo Niết Bàn.
Mến, Trừng Hải
 

nhubinh

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 1 2016
Bài viết
6
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Tôi cảm thấy rất vui Mừng khi ở đây lại có người Quý Bát nhã ba la Mật Pháp đến như vậy ,không phải dễ dàng Vì danh tự Bát Nhã chẳng Phải dễ được nghe ,vì đó là Đại thần chú Của chư Phật Tức thần chú ĐÍch thực....Lâu lắm rồi tôi mới gặp một người như vậy.
Chào thân ái..
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Bi Hoa tướng

Tặng em một đóa hồng phai
(Bởi hoa hồng thắm đã đem cho đời)
Hỏi em một chữ bẻ đôi
Thành hai con chữ, hay là không vô?
Trời mô, hướng ở chỗ mô?
Vĩnh giai vô lệ, cát tường hoa khai!

Này em, xin chớ phụ lời!
Này em có biết, hoa là không hoa.

Trừng Hải


 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
2, Tướng thuộc biểu tướng là giả, có phải chăng?
Biểu, theo từ điển Hán Việt ĐDA có nghĩa là biểu hiện bên ngoài và (dựa vào đó để) phân loại;
Biểu còn là dị danh của Thức (uẩn) nên tướng thuộc biểu tướng vốn là các hình ảnh , ký hiệu..tích tập thuộc dữ liệu kiến thức, kinh nghiệm dưới dạng mặc định thuộc Ý (căn và thức) được chư cổ đức phân thành hai: Tướng chung (tổng tướng) và Tướng riêng (biệt tướng).
Dựa trên tổng và biệt tướng mặc định dưới dạng HÌNH ẢNH (tướng) hay NGÔN NGỮ (danh) mà kiến lập NHÃN HIỆU hay TÊN GỌI để quán sát vạn vật, vạn pháp hoặc là hướng ngoại tức thế giới quan bên ngoài (cảnh giới pháp) để nắm bắt nội dung (DỤNG) và ý nghĩa (TÁNH); hoặc hướng nội tức tâm (cảnh giới tâm) mà nhận biết cái gọi là Ta (ngã) và Của Ta (ngã sở) để vận dụng (dụng) và thiết lập điều kiện cấu thành tương ưng (thể).

Vậy thì tại sao gọi Biểu Tướng đó là Giả??? Bởi vạn pháp cấu thành hằng thay đổi tức biến thiên mà nền tảng tri kiến và tư duy của con người lại là các biểu tướng mặc định nhờ kinh nghiệm lại là cái quá khứ không thay đổi nên chưa từng nắm bắt được tướng như nó là (hiện tướng) của vạn vật, vạn pháp vậy.

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Nhân duyên và Thí dụ tướng thuộc biểu tướng là Giả

Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung
Người em thoáng qua như giấc mộng...(mộng chiều xuân)

Cái hiện tồn thoáng chốc rồi qua đi đó chính thật là mộng, như một nháng chớp lóe sáng rồi mất như chưa từng sinh (vì đã không còn nữa) cũng chưa từng diệt (bởi chớp sáng sinh rồi "tức thì" diệt hay sinh cũng chính là diệt vậy)); nhưng kỳ lạ thay hằng bao nhiêu kiếp tử sinh, sinh tử một đời thế nhân cứ mãi miết kiếm tìm cái hiện hữu thoáng chốc mà chính tự mình đã gọi đó là mộng để những mong mộng đó chính là thật vậy. Thật kỳ lạ mà cũng khổ đau thay.

Người Phật tử thị pháp như như nương phương tiện thậm thâm vi diệu pháp mà liễu ngộ nhân duyên pháp sinh ra rồi mất như thật là thật sinh và thật diệt gọi đó là HUYỄN tức KHÔNG mà dừng lại bên bờ tử sanh cả chỉ trong một sát na (thời gian lượng tử) hay một đời người thậm chí thời gian sanh diệt của vũ trụ tam thiên đại thiên thế giới bởi nhờ trí huệ thậm thậm vi diệu phi thường phi phi thường mà bất động trụ vị giới thể nương giới pháp mà an nhiên tự tại sinh hoạt tại trần gian gò nỗng mà cũng đồng là Phật quốc hoa vàng nở rộ nơi nơi.

Xuân con khỉ, hề hề
Trừng Hải

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bác Trừng Hải xuân về vui vẻ không ?

có gặp nàng Xuân bất diệt chưa ?

có còn "kiếm tìm cái hiện hữu thoáng chốc" không ?

Hay đã rơi về chốn "Hư vô" ?


anh-dep-thien-nhien-mua-xuan-24.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên