Các câu hỏi về nghĩa Bát nhã BLM

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Hỏi: Vì sao khi sanh làm người ở cõi Dục, Bồ tát lại chọn sanh vào các dòng họ lớn ?

.......Đáp: Vì sanh vào các dòng họ lớn mới có nhiều trí huệ, có nhiều của cải, có nhiều thế lực... nohwf vậy mà có nhiều sức phương tiện để làm lợi ích cho chúng sanh.

....... Trái lại, nếu sanh vào các nhà bần cùng, hạ tiện thì cầu tự lợi còn chưa được huống nữa là làm các việc lợi lạc cho chúng sanh.


Kính ngài Viên Quang 6!
Qua đoạn kinh trên vì ngu muội nên chưa hiểu được diệu nghĩa, tôi những mong ngài chỉ dạy theo mấy ý hiểu của tôi :
Nếu nói các dòng họ lớn mới có nhiều trí huệ, có nhiều của cải, có nhiều thế lực... nohwf vậy mà có nhiều sức phương tiện để làm lợi ích cho chúng sanh.
Như vậy bồ tát đã khẳng định người có của cải danh tiếng, có nhiều thế lực mới có đủ phương tiện để làm lợi cho chúng sinh,. vậy người người nghèo là không thể tu đạo và không có phương tiện độ sinh sao?
Theo như tôi được biết một nhà văn MỸ đã từng nói : đằng sau một đống tài sản là tội ác
lại có nhiều nhân tài kiệt xuất nơi thế gian xuất thân từ nghèo đói, hạ lưu. cũng thế Lục Tổ vốn là người thiểu số, làm tiều phu đi bán củi...
Lại nghười nghèo là không thể tự lợi và lợi tha nghĩa là người nghèo thì không thể thành tựu đạo quả? cũng có nghĩa là độ sinh thì chỉ có vật chất tiền bạc mà không cần trí tuệ( giáo pháp của đức Phật chỉ ra con đường giải thóat ..)
Vậy xin được ngài giải thích nghĩa buông xả, và vô trụ vô cầu vô đắc có nghĩa gì ?
Lại như vậy thì bồ tát có tâm lựa chọn, phân biệt và hoàn toàn không làm chủ được bản thân mà nhờ vào thế lực dòng họ giàu ,mới có thể làm lợi cho chúng sinh . như vậy có thể gọi là bồ tát thành tựu đạo quả được ?
nếu quả thực như thế thì chắc hẳn muốn tu đạo và hành đạo thì chỉ có người giàu có và thế lực mới có thể thành tựu.? cũng vậy đạo Phật không phải là của tất cả chúng sinh chăng? mà chỉ có một nhóm người thôi sao?...
Kính xin ngài chỉ giáo cho mọi người hiểu rõ xin đa tạ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời ĐH nhãn đầu mùa

Kính thưa Đạo Hữu nhãn đầu mùa.

....... Để tiện việc trao đổi và thảo luận. V/Q xin được chuyển bài của bạn về chuyên mục thảo luận, này.

....... Trước hết, xin tán thán tinh thần tìm hiểu Giáo nghĩa Đại thừa của ĐH, và kính chúc năm mới sức khỏe.

....... Kính ĐH và các bạn. Thực ra giáo nghĩa Đại Trí Độ Luận rất thậm thâm vi diệu, V/Q chỉ là người hậu học, mặc dù được Sư Phụ (TTT) chỉ dạy, nhưng vì trí cạn căn độn, nên hấp thu chẳng được bao nhiêu, do đó đối với thâm nghĩa chỉ ví như người đứng xa 100 mét mà nghe tiếng lá rơi !!! (nghĩa là chỉ đoán mò mà thôi).

....... Kính thưa ĐH. Về cách xử dụng ngôn từ, có khi người xưa dùng ẩn dụ để diễn tả, V/Q nghĩ rằng Đức Phật cũng thế. Ở đây có thể là ẩn chứa một ý nghĩa thâm sâu chăng ?

....... Thí dụ như:

* Bồ tát lại chọn sanh vào các dòng họ lớn .

+ Có thể là ý nói phải để tư tưởng theo đường hướng Đại thừa, vì Đại thừa mới có nhiều như: 1) Bảy thánh sản: 1- Tín (saddhā). 2- Giới (sīla). 3- Tàm (hiri). 4- Quý (ottappa). 5- Đa văn (bāhusacca) 6- Dứt bỏ, tí (cāga). 7- Tuệ (paññā). 4 Vô lượng tâm, các Đà La Ni, các Tam muội, Thiền định, Tinh độ, Mật tông v.v... nhờ vậy mà có nhiều sức phương tiện để làm lợi ích cho chúng sanh.

+ Trái lại, đối với hạng Tiểu thừa thì tài sản yếu kém khó làm lợi ích cho chúng sanh.

....... Vâng, đây chỉ là suy nghĩ riêng tư, còn chờ các bậc cao minh chỉ giáo thêm.

Còn theo ĐH thì sao ?
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Kính Ngài Viên Quang 6

Kính thưa Đạo Hữu nhãn đầu mùa.

....... Để tiện việc trao đổi và thảo luận. V/Q xin được chuyển bài của bạn về chuyên mục thảo luận, này.

....... Trước hết, xin tán thán tinh thần tìm hiểu Giáo nghĩa Đại thừa của ĐH, và kính chúc năm mới sức khỏe.

....... Kính ĐH và các bạn. Thực ra giáo nghĩa Đại Trí Độ Luận rất thậm thâm vi diệu, V/Q chỉ là người hậu học, mặc dù được Sư Phụ (TTT) chỉ dạy, nhưng vì trí cạn căn độn, nên hấp thu chẳng được bao nhiêu, do đó đối với thâm nghĩa chỉ ví như người đứng xa 100 mét mà nghe tiếng lá rơi !!! (nghĩa là chỉ đoán mò mà thôi).

....... Kính thưa ĐH. Về cách xử dụng ngôn từ, có khi người xưa dùng ẩn dụ để diễn tả, V/Q nghĩ rằng Đức Phật cũng thế. Ở đây có thể là ẩn chứa một ý nghĩa thâm sâu chăng ?

....... Thí dụ như:

* Bồ tát lại chọn sanh vào các dòng họ lớn .

+ Có thể là ý nói phải để tư tưởng theo đường hướng Đại thừa, vì Đại thừa mới có nhiều như: 1) Bảy thánh sản: 1- Tín (saddhā). 2- Giới (sīla). 3- Tàm (hiri). 4- Quý (ottappa). 5- Đa văn (bāhusacca) 6- Dứt bỏ, tí (cāga). 7- Tuệ (paññā). 4 Vô lượng tâm, các Đà La Ni, các Tam muội, Thiền định, Tinh độ, Mật tông v.v... nhờ vậy mà có nhiều sức phương tiện để làm lợi ích cho chúng sanh.

+ Trái lại, đối với hạng Tiểu thừa thì tài sản yếu kém khó làm lợi ích cho chúng sanh.

....... Vâng, đây chỉ là suy nghĩ riêng tư, còn chờ các bậc cao minh chỉ giáo thêm.

Còn theo ĐH thì sao ?
Xin đa tạ Ngài đã mở rộng tầm suy nghĩ cho Nhãn Đầu Mùa cùng mọi người. Đã gần xuân sang, năm mới tới ,kính chúc Ngài mạnh khỏe
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Kính Yêu Phật - Tổ

Nhân đây Nhãn Đầu Mùa xin phép được đưa ra một một vấn đề mà mình quan tâm. nhưng chỉ với ý kiến riêng. Cũng vì thế khi mọi người tham gia đều là ý kiến riêng của mỗi người , tuyệt đối không mang tính tranh luận:
+ Tại sao lại xuất hiện một Đức Phật mang danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, lại sinh ra trong một gia đình Hoàng Cung quí tộc?
Tại sao trong Tăng đoàn lại có con trai và em trai Đức Phật
+Đối nghịch với hoàn cảnh Đức Phật , lại có một Lục Tổ Huệ Năng, gia cảnh , sinh thời .. đều trái ngược với Đức Phật. Song ngộ đạo thì không có gì khác biệt. nhưng có khác về phương cách chứng ngộ và phổ độ chúng sinh. còn rất nhiều điều, nhưng dần dần tôi sẽ nêu ra.
Và câu hỏi muốn được trả lời là tại sao lại như thế mà không thể khác được
Kính mong mọi người tham gia với tấm lòng kính yêu Phật , Tổ
Tôi sẽ rất kính phục người đầu tiên tham gia có ý kiến của mình với chủ đề trên
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
662
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Do nhân duyên thời tiết, mà như thế.

Kính chào Ngài nhãn đầu mùa.
Kính chúc ngài năm mới vạn sự như ý.

Trong thời gian chờ các bậc cao túc trả lời câu hỏi của ngài. Thu Tử tôi kính xin góp vui bằng một câu chuyện.

Thiền Sư VIÊN CHIẾU
(999 - 1090)-(Đời thứ7, dòng Vô Ngôn Thông)
Sư họ Mai tên Trực, quê ở Phước Đường, Long Đàm, là con người anh bà Linh
Cảm thái hậu vợ vua Lý Thái Tông. Thuở nhỏ Sư rất thông minh và hiếu học, nghe ở
chùa Mật Nghiêm trong bản quận có vị trưởng lão giỏi về tướng số liền đến nhờ xem.
Trưởng lão xem xong bảo:
- Ngươi có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ là vị thiện Bồ-tát, bằng không thì
việc thọ yểu khó giữ.
Cảm ngộ lời đoán này, Sư từ giã cha mẹ đến ấp Tiêu Sơn thọ giáo với Trưởng lão
Định Hương. Ở đây phục dịch nhiều năm để thâm nghiêm thiền học. Sư thường trì kinh
Viên Giác tinh thông pháp tam quán. Một đêm, trong thiền định, Sư thấy Bồ-tát Văn Thù
cầm dao mổ bụng Sư, rửa ruột và trao cho diệu dược. Từ đây, những sở tập trong tâm rõ
ràng khế hợp, sâu được ngôn ngữ tam-muội, giảng kinh thuyết pháp thao thao.
Về sau, Sư tìm đến phía tả kinh đô Thăng Long dựng một ngôi chùa để hiệu là Cát
Tường và trụ trì ở đó. Học giả bốn phương tìm đến tham vấn rất đông.

Có vị tăng hỏi:- Phật với Thánh nghĩa ấy thế nào?
Sư đáp:- Trùng dương cúc nở dưới rào,
Trên cành oanh hót thanh tao dịu dàng.
(Ly hạ trùng dương cúc,
Chi đầu thục khí oanh.)

Tăng thưa:- Cảm tạ Thầy chỉ dạy, học nhân chẳng hội, xin lại nêu bày ra?
Sư đáp:- Ngày thì vầng nhật chiếu,
Đêm đến ánh trăng soi.
(Trú tắc kim ô chiếu,
Dạ lai ngọc thố minh.)


* Ở đây muốn ngụ ý là .- Do nhân duyên, thời tiết- mà như thế, còn bản thể vốn NHẤT NHƯ.

Kính.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Đa Tạ

Kính chào Ngài nhãn đầu mùa.
Kính chúc ngài năm mới vạn sự như ý.

Trong thời gian chờ các bậc cao túc trả lời câu hỏi của ngài. Thu Tử tôi kính xin góp vui bằng một câu chuyện.

Thiền Sư VIÊN CHIẾU
(999 - 1090)-(Đời thứ7, dòng Vô Ngôn Thông)
Sư họ Mai tên Trực, quê ở Phước Đường, Long Đàm, là con người anh bà Linh
Cảm thái hậu vợ vua Lý Thái Tông. Thuở nhỏ Sư rất thông minh và hiếu học, nghe ở
chùa Mật Nghiêm trong bản quận có vị trưởng lão giỏi về tướng số liền đến nhờ xem.
Trưởng lão xem xong bảo:
- Ngươi có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ là vị thiện Bồ-tát, bằng không thì
việc thọ yểu khó giữ.
Cảm ngộ lời đoán này, Sư từ giã cha mẹ đến ấp Tiêu Sơn thọ giáo với Trưởng lão
Định Hương. Ở đây phục dịch nhiều năm để thâm nghiêm thiền học. Sư thường trì kinh
Viên Giác tinh thông pháp tam quán. Một đêm, trong thiền định, Sư thấy Bồ-tát Văn Thù
cầm dao mổ bụng Sư, rửa ruột và trao cho diệu dược. Từ đây, những sở tập trong tâm rõ
ràng khế hợp, sâu được ngôn ngữ tam-muội, giảng kinh thuyết pháp thao thao.
Về sau, Sư tìm đến phía tả kinh đô Thăng Long dựng một ngôi chùa để hiệu là Cát
Tường và trụ trì ở đó. Học giả bốn phương tìm đến tham vấn rất đông.

Có vị tăng hỏi:- Phật với Thánh nghĩa ấy thế nào?
Sư đáp:- Trùng dương cúc nở dưới rào,
Trên cành oanh hót thanh tao dịu dàng.
(Ly hạ trùng dương cúc,
Chi đầu thục khí oanh.)

Tăng thưa:- Cảm tạ Thầy chỉ dạy, học nhân chẳng hội, xin lại nêu bày ra?
Sư đáp:- Ngày thì vầng nhật chiếu,
Đêm đến ánh trăng soi.
(Trú tắc kim ô chiếu,
Dạ lai ngọc thố minh.)


* Ở đây muốn ngụ ý là .- Do nhân duyên, thời tiết- mà như thế, còn bản thể vốn NHẤT NHƯ.

Kính.

Đa tạ Thu Tử! Nhãn Đầu Mùa cùng mọi người hoan hỉ đón nhận lời chia sẻ về nhân duyên đến với đạo của Thiền Sư VIÊN CHIẾU
(999 - 1090)-(Đời thứ7, dòng Vô Ngôn Thông). và cũng rất mong mỏi mọi người chia sẻ những hiểu biết về chủ đề mà Nhãn Đầu Mùa đưa ra. Xin đa tạ Thu Tử nhiều
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kinh le thay Vien-Quang 6


Thua thay, xin thay giang nghia cho con duoc hieu ve " Niem Thien" trong phan kinh van


* Bồ tát tu 10 niệm.

<!-- BEGIN TEMPLATE: bbcode_quote -->


KINH:

....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Có Bồ tát Ma ha tát hành Ma ha diễn tu 10 niệm, gồm: niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng, niệm giới,niệm xả, niệm thiên, niệm thiện, niệm hơi thở ra vào, niệm thân, niệm chết.

....... Bồ tát dụng pháp vô sở đắc, tu 10 niệm như vậy, gọi là Bồ tát Ma ha tát hành Ma ha diễn.



Con xin het loi.
Kinh
bangtam



 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Niệm Thiên.

Kính chào ĐH bangtam, và quý ĐH ở diendan...

Trước xin kính chúc quý ĐH thân tâm an lạc, phước báo sanh Thiên.

Kính chư ĐH.- NIỆM THIÊN. tức là luôn nghĩ nhớ đến BỐ THÍ.

....... Đối với hệ Bát nhã Ma ha diễn (đại thừa) thì 6 pháp Ba la mật là nồng cốt, Bố thí là pháp khởi đầu, và lại luôn luôn không thể thiếu trong suốt quá trình tu học.

....... Trong luận có một pháp thoại như sau:

....... Ngài Xá lợi Phất dâng cho Phật một bát cơm, Phật đổ bát cơm cho chó ăn, và hỏi ngài Xá lợi Phất: Ông cúng dường ta bát cơm, và ta cho bát cơm cho chó ăn.- Cái nào phước nhiều hơn ? Ngài Xá lợi Phất đáp: Phật được phước nhiều hơn. Đức Phật đáp: Đúng như vậy, đúng như vậy.- TÂM SANH PHƯỚC CHỨ KHÔNG PHẢI ĐIỀN SANH PHƯỚC.

....... Như vậy, Tiểu thừa và Đại thừa khác nhau ở chỗ dạy Bố thí và dạy không bố thí.

....... Chuyện Sư Tử Cứ Đà, là một "định hướng" cho pháp Bố thí của Đại thừa . Như sau:
(trích)
Phật bảo tôi rằng:
- A Nan! Đề Bà Đạt Đa, chẳng những ngày nay mang lòng nham hiểm hại ta đâu, đời quá khứ đã dùng mưu này kế khác hại ta.
Tôi lại thưa rằng: - Kính lạy Ngài, không hay đời quá khứ ông ấy làm hại thế nào, cúi xin chỉ giáo cho chúng con được rõ?
Phật dạy: - Ông hãy nghe kỹ, tôi vì ông mà nói!
- Dạ! Con xin đón nghe.
Phật dạy: - A Nan! Ông nên biết, đời quá khứ cách đã rất lâu kiếp A Tăng Kỳ tới số không thể tính xuể,
cũng ở Châu Diêm Phù Đề này, có một nước lớn tên là Ba La Nại, ông vua nước ấy tên là Phạm Ma Đạt
tính nết hung tàn không có từ tâm, lại ham mê sắc dục làm tổn thương cho muôn loài, nọc độc nằm chặt trong đáy lòng.
Một hôm ông nằm mộng thấy con thú lông vàng, trên những đầu lông tía ánh sáng sắc vàng tỏa ra hai
bên tả hữu. Khi tỉnh giấc ông tự nghĩ con thú ta vừa mộng thấy trên đời này ắt phải có. Nghĩ rồi cho
triệu tập các người đi săn lại phán rằng:
- Các khanh! Hôm nay mời các khanh vào đây, muốn nói một câu chuyện trong mộng của ta cho các
khanh rõ: Đêm qua vào lúc canh ba đương ngon giấc, ta thấy một con thú, lông trên mình toàn sắc vàng, trên những đầu lông phóng ra những tia sáng, ta chắc rằng trên rừng cũng có loài thú như vậy các khanh tìm bắt lấy nó, rồi lột lấy da cho ta, ta sẽ trọng thưởng cho con cháu các khanh bảy đời được đầy đủ vật dụng ăn uống, nếu không để tâm tìm bắt cho ta, ta sẽ tiêu diệt hết họ hàng nhà các khanh.
Các người nghe xong sợ toát mồ hôi! Nhưng không biết trình bày làm sao! Đều lạy tạ lui ra.
Trở về họ hội họp lại một nơi để giải quyết công việc nhà vua vừa giao phó như sau:
- Thưa các bạn, việc này rất khó cho bọn mình: Nhận thấy từ thuở biết cầm cái súng đi săn đến nay, tôi chưa từng nhìn thấy con thú như nhà vua nằm mộng! Nếu bọn ta không bắt được con thú lông vàng, họ hàng chúng ta sẽ bị hạ sát dưới tay cường quyền áp bức của nhà vua. Chi bằng tụi mình đưa vợ con trốn sang nước ngoài làm ăn cho thoát! Một thanh niên tiếp rằng:
- Thưa quý bạn! Nhận thấy trong núi này độc trùng ác thú rất nhiều, đường sá nguy hiểm, có ngày đi
không hẹn ngày về, ngụ ý của tôi chỉ mượn người hộ là hơn!
Mọi người đều tán thành! Sau mượn được một người đến, họ ben` làm lời cam đoan rằng: - Anh hãy tận tâm vào rừng săn hộ tôi con thú lông vàng, trên đầu lông có ánh sáng, nếu anh được tốt lành trở về, chúng tôi sẽ trọng thưởng cho anh một số vàng bạc; nếu anh bị hại nơi rừng xanh, chúng tôi sẽ đem số vàng bạc đó cho vợ con anh ăn dùng.
Người ấy tự nghĩ như vầy: - Ta vì sự cứu người, dầu mất mạng cũng cam lòng.
Nghĩ xong nói: - Thưa quý bạn, tôi xin bảo lãnh việc đó giúp quý bạn và tôi nguyện rằng nếu được thành công mới trở về.
Họ đều vui mừng! Sắm sửa lương thực tiền bạc để anh đi ăn đường.
Khi bắt đầu ra đi, mọi người đều chúc anh được mọi sự tốt lành trở về, anh từ giã ra đi, đi lâu ngày trải bao những sự gian hiểm, lương thực gần hết, bị đói khát, thân thể gầy còm, sức lực mỏi mệt, qua bãi sa mạc trời nắng làm cho bãi cát như rang, như nấu, khí nóng bức lên ngùn ngụt, mồm khát, cổ khô, chỉ còn chờ tắt hơi là qua đời. Đương lúc cùng cực đau khổ, thốt ra lời nói:
- Ai là người có lòng từ bi, thương đến tôi, cứu được thân mạng tôi giờ?
Trong núi ấy có loài dã thú tên là Cứ Đà, lông vàng vì trên đầu lông có ánh sáng, nó nghe thấy đằng xa có tiếng người kêu cứu; động lòng thương dấn thân đi tìm qua những dòng suối nước lạnh, tới nơi thấy một người nằm phơi trên mặt đất hình như sắp chết, nó ủ ấp bằng thân của nó, hồi lâu tỉnh táo, nó bế tới một khe nước, tắm gội cho mát, rồi đi lấy các thứ quả ngon về cho ăn, ăn xong thân thể được khỏe mạnh.
Người đó khi tỉnh dậy tự nghĩ như vầy:
- Con thú lông vàng này! Chính ta đương đi săn bắt nó đem nộp cho nhà vua, song lúc ta gặp cơn nguy biến, được nó cứu thoát, ơn ấy ta chưa đền đáp nỡ đâu lại còn hại nó. Nhưng nếu không bắt nó nộp cho nhà vua thì tất cả nhà những người đi săn kia đều bị giết chết.
Nghĩ thế rồi trong lòng rầu rĩ khó giải quyết.
Cứ Đà hỏi: - Tại sao anh không vui?
Anh rơi lệ đáp: - Tôi đương nghĩ một việc riêng!
Cứ Đà hỏi tiếp: - Việc gì xin nói cho tôi rõ!
- Việc này khó giải quyết và cũng không dám nói.
Cứ Đà hỏi luôn: - Anh hãy nói ra, nếu tôi có thể giúp được thì tôi xin giúp.
Anh chàng này ngẫm nghĩ hồi lâu rồi thực tình nói mục đích bắt thú lông vàng cho Cứ Đà nghe.
Cứ Đà hoan hỷ nói: - Việc không khó, da của tôi có thể đem biếu anh được! Anh nên biết rằng: Nếu cứ tính cái thân chết của tôi từ quá khứ tới nay, vô lượng vô số, không thể đếm được. Nhưng xét rằng những thân ấy chưa từng làm được việc gì hữu ích, hôm nay tôi được đem cái da vàng mạng sống của tôi để cứu người thì còn gì vui thú hơn. Vậy anh cứ việc lột lấy, tôi vui lòng nhưng chớ làm tuyệt mạng tôi vội, với sự cho anh đây tôi rất hoan hỷ, không hối hận chút nào!
Anh chàng đi săn nghe Cứ Đà nói trong lòng vẫn băng khoăng hối hận bất đắc dĩ phải rút dao lột da của Cừ Đà.
Đầu tiên anh đặt dao vào mũi, rạch mạnh, máu tươi chảy ra như rót rồi kéo qua đầu xuống tận đuôi, bắt tay vào kép xả ra hai bên. Nhìn Cứ Đà vẫn thản nhiên không hề dãy dụa, rồi nguyện rằng: - Tôi thành thực hy sinh da tôi để cứu sống mọi người, nguyện đem công đức này, hướng về tất cả chúng sinh, qua thoát khỏi biển khổ sinh tử luân hồi về nơi Niết Bàn an lạc. Lời của Cứ Đà phát nguyện vừa xong, ba ngàn thế giới tự nhiên chấn động sáu lần, các cung điện cõi Trời nghiêng ngửa, những Thiên Tử đều kinh ngạc! Ngó nhìn xem chuyện chi, thấy Bồ Tát lột da bố thí cứu sinh, họ bay xuống tận nơi, tung hoa cúng dàng ai nấy đều sa nước mắt.
Lột da xong, thân thể Cứ Đà đỏ như gấc chín, huyết chảy lênh láng, nhìn rất rùng rợn không dám ngó lâu, ruồi kiến bâu xúm xít đầy mình, rỉa thịt uống huyết. Đau quá! Định trở mình, nhưng sợ tổn thương loài ruồi kiến, đành phải nhẫn khổ không dám động đậy.
Những loài ruồi kiến ấy nhân được ăn thịt của Bồ Tát sau khi mệnh chết được sinh Thiên.
Người được da mang về dâng vua, nhà vua rất hài lòng, khen ngợi kẻ đã tử công phu vì ta; ban thưởng cho tước lộc ngôi cao, vàng bạc rất nhiều. Nhà vua dùng nó để trải nằm, khi nằm cảm thấy tâm an vui khoái lạc.
Tới đây Ðức Phật nhắc lại cho tôi biết rằng:
- A Nan! Ông nên biết: Cứ Đà có phải ai đâu? Chính tiền thân của ta đấy, vua Phạm Ma Đạt nay là ông Đề Bà Đạt Đa, những ruồi kiến ăn thịt uống huyết của Cứ Đà thuở đó, khi ta mới thành Phật chuyển Pháp Luân đều được đắc đạo sinh lên các cõi Trời, ông Đề Bà Đạt Đa thời đó làm tổn thương tánh mạng ta cho đến ngày nay không có một chút thiện tâm gì đối với ta, suốt ngày chỉ muốn tìm cách để hại ta thôi!
Lúc đó tôi và tất cả đại chúng, nghe Phật nói thế, ai nấy cũng buồn và cảm động! Nhiều người thấy vậy gắng công cầu phép yếu, nên có người được quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm cho đến quả A La Hán, cũng có người gây nhân Bích Chi Phật, cũng có người phát tâm Vô Thượng Đạo; có người trụ ngôi bất thoái, ai nấy đều vui vẻ kính tin phụng hành tạ lễ mà lui.

Còn ý các ĐH thì sao ?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính lễ thầy Viên-Quang.
Thưa thầy, ý của con là hãy lập hạnh nguyện Bố Thí rộng lớn như Đức Phật nơi tâm mình, vì Đức Phật làm được, thì con Phật cố gắng tu tập cũng sẽ làm được như ngài không khác.


TÂM SANH PHƯỚC CHỨ KHÔNG PHẢI ĐIỀN SANH PHƯỚC.


Thầy ơi, chữ "ĐIỀN" nghĩa là vật gì vậy thầy ? Xin thầy giảng dạy nghĩa của chữ này trong câu trên cho con được hiểu rõ hơn.
Con xin hết lời.


kính
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113

....... Trong luận có một pháp thoại như sau:

....... Ngài Xá lợi Phất dâng cho Phật một bát cơm, Phật đổ bát cơm cho chó ăn, và hỏi ngài Xá lợi Phất: Ông cúng dường ta bát cơm, và ta cho bát cơm cho chó ăn.- Cái nào phước nhiều hơn ? Ngài Xá lợi Phất đáp: Phật được phước nhiều hơn. Đức Phật đáp: Đúng như vậy, đúng như vậy.- TÂM SANH PHƯỚC CHỨ KHÔNG PHẢI ĐIỀN SANH PHƯỚC.

.......

Kính Thầy Viên Quang !

Con thấy trích dẫn trên tối nghĩa quá, liệu có thể nào đây là câu chuyện "Tam sao thất bổn" hay không ?

Theo con, có thể câu chuyện như thế này :


Ngài Xá lợi Phất dâng cho Phật một bát cơm, Phật đem bát cơm cho chó ăn, và hỏi ngài Xá lợi Phất: Ông cúng dường ta bát cơm, và ta đưa bát cơm cho chó ăn.- Cái nào phước nhiều hơn ?(Ông hay con chó được phước nhiều hơn ?)

_ Bạch Thế Tôn ! con được cúng dường cho Phật là phước rất lớn cho con, nhưng con chó được nhận cơm từ nơi đức Phật, nó còn được phước nhiều hơn con. Vì rằng đáng lẻ con chó này còn phải chịu sanh làm
súc sinh nhiều kiếp nữa thì với nhân duyên hôm nay, nó sẽ được sớm thoát kiếp súc sinh, đầu thai lại làm người gặp Phật pháp, tu hành thành đạo. Đây là đại duyên hiếm có khó gặp.

Kính xin Thầy tha lỗi vọng ngôn cho con !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính ĐH Hắc Phong và ĐH bangtam.

* Điền tức là ruộng. Phật ví "Tam Bảo" như miếng ruộng phước, nếu chúng sanh gieo vào đó sẽ được bội thu phước báo.

....... Ở pháp thoại trên, có ý nhấn mạnh do tâm bố thí mà sanh phước, chứ thật sự Điền chỉ là trợ duyên thôi.

+ Nghĩa là do phát tâm Bố thí mà có phước.
- Thí dụ như: Người Phật tử đến chùa, dâng hương hoa, tiền bạc vật dụng cúng dường tượng Phật, thì được vô lượng phước báo. Vì thật ra khi cúng đó là cúng bức tượng xi măng, tượng gổ, chứ đâu phải cúng Phật (Phật đã nhập Niết bàn rồi), nhưng do THÀNH TÂM, vọng cúng mà sanh phước đó là tâm sanh phước.

+ Lại nữa. Ở pháp thoại trên. Sở dĩ phước báo có hơn kém nhau là vì dụng tâm có sai khác nhau.
- Ngài Xá lợi Phất dâng bát cơm cúng Phật là bố thí (Đàn) có sở đắc. Phật cho con chó ăn, không có tâm sở đắc (đàn Ba la mật) nên phước đức lớn hơn.

+ Lại như trong kinh, đã nói rằng: Cúng dường Phật hay cúng dường Tăng phước báo như nhau, sai khác chỉ là do tâm sở đắc hay vô sở đắc mà thôi.

Dưới đây là 2 đường link mà Luận dạy về các pháp thoại trên.

1/. Cúng dường Phật và Tăng phước ngang nhau.

2/. Tâm sanh phước, không phải điền sanh phước.

(bài sau xin nói tiếp về NIỆM THIÊN.)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Niệm Thiên (tt)

Niệm Thiên:

Luận dạy: .......Hỏi:Vì sao người học Phật lại còn niệm Thiên nữa ?

.......Đáp:Tu bố thí thì được phước báo sanh về cõi Trời. Bởi vậy nên niệm thí cũng là niệm Thiên vậy.

....... Người còn dục tâm thì niệm sanh về Dục giới Thiên; người đã ly dục thì niệm sanh về Sắc giới Thiên; người tu Vô Lậu Đạo thì niệm sanh về Vô Sắc Giới thiên.

* 6 Pháp Ba la mật, đức Phật và chư Tổ dạy để cho chúng ta tu, để được sanh cõi Trời. chứ không phải dạy cho chúng sanh ở cõi Trời tu để đi cõi khác.- như bài viết sau:

(Nói như vầy chưa đúng) : Nếu do nhân duyên chúng sanh lên xuống mãi trong 6 nẽo đường sanh tử - mà Bồ tát phát nguyện tu 6 pháp Ba-la-mật - để cứu độ chúng sanh thoát khỏi 6 đường sanh tử. Thì hành 6 pháp Ba-la-mật là để cứu độ chúng sanh thoát sanh tử. Cho nên, chúng sanh cõi người - không thể hành pháp 6 Ba-la-mật.

+ Vì sao ? Vì chỉ ở cõi người mới có thể tu Bố thí. Vì 3 cõi Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh khó tu bố thí vì quá khổ. ngược lại cõi Trời quá sung sướng nên cũng khó tu bố thí vì không ai có nhu cầu xin.

+ Lại nữa. Như bài luận trên nói rõ .- Thiên có 3 cõi: Dục, Sắc và Vô sắc. Ngừoi còn dục niệm mà tu bố thí thì sanh về Dục giới Thiên, người tu bố thí mà chứng được Sơ thiền,..., dẫn đến đến tứ thiền, đã được ly dục rồi thì sanh về Sắc giới thiên, người tu bố thí mà đắc được 4 vô sắc định, thì sanh về Vô sắc giới thiên. Do vì chư Thiên Sắc Giới, và Vô sắc giới trụ chứng vào cảnh giới thiền định, nên không cần ai bố thí cho ai, nên khó tu hạnh bố thí. Vì không có tu Bố thí nên không đủ 6 pháp ba la mật, do vậy Bồ tát tu ma ha diễn không an trụ vào 3 cảnh giới này, mà chỉ tùy duyên qua lại.

Do vậy Ngài huyền giác nói:

Giác tức liễu, bất thi công
Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng
Trụ tướng bố thí sanh thiên phước
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không
Thế lực tận, tiễn hoàn trụy
Chiêu đắc lai sanh bất như ý
Tranh tự vô vi thật tướng môn
Nhất siêu trực nhập như lai địa.

Dịch nghĩa:

* Giác là hết, chẳng cần tu với chứng !
Pháp hữu vi nhiều lắm kể sao cùng
Bố thí ra, lòng chấp, phước sanh thiên
Lúc phước hết, sinh lại cuộc đời không như ý

* Như tên bắn, xé hư không bay vút
Sức mỏn rồi, tên rớt biết về đâu !
Sao bằng ta, thẳng tiến "THẬT TƯỚNG MÔN"
Nhảy một bước, đến ngay vùng đất Phật.

* Như vậy: Niệm Thiên ở đây.- Nghĩa là luôn luôn nhớ nghĩ đến pháp Đàn Ba- la- mật , bố thí mà không trụ chấp vào tướng bố thí, tâm bố thí, không cần lằng nhằng chì chiếc rằng. Tài vật của mình bố thí, rồi (chư Tăng, hay ai đó) ăn rồi lại sanh hư đốn.... Vì như trên đã nói chỉ cúng dường tượng gỗ hình Phật cũng đã có vô lượng phước báo, huống chi Chư Tăng là tương tợ tức Phật, phần chứng tức Phật vậy.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính thầy Viên Quang,

Diệu Đức nói :

Nếu do nhân duyên chúng sanh lên xuống mãi trong 6 nẽo đường sanh tử - mà Bồ tát phát nguyện tu 6 pháp Ba-la-mật - để cứu độ chúng sanh thoát khỏi 6 đường sanh tử. Thì hành 6 pháp Ba-la-mật là để cứu độ chúng sanh thoát sanh tử. Cho nên, chúng sanh cõi người - không thể hành pháp 6 Ba-la-mật.
Là căn cứ theo lời Tổ Long Thọ luận đáp :

.......Lại nữa, chúng sanh đã thọ thân là có thọ khổ, khiến phải lên xuống mãi trong 6 nẽo đường sanh tử, chịu bao nhiêu cực hình đau khổ. Bởi nhân duyên vậy, nên Bồ tát khởi đại bi tâm cứu độ chúng sanh thoát khỏi 6 đường sanh tử, mà phát nguyên tu 6 pháp Ba- la- mật, chẳng có nhiều hơn cũng chẳng có ít hơn. vì các Ba- la- mật đều là rốt ráo không, đều là bất khả đắc.
Cho nên điều d/đ nói là phân biệt "duyên" nào mới có thể hành 6 pháp Ba-la-mật

Còn Thầy nói :

Vì chỉ ở cõi người mới có thể tu Bố thí. Vì 3 cõi Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh khó tu bố thí vì quá khổ. ngược lại cõi Trời quá sung sướng nên cũng khó tu bố thí vì không ai có nhu cầu xin.
Là Thầy phân biệt cõi nào mới có thể "tu pháp Bố thí". Và khi chúng ta tu pháp bố thí được sanh về các cõi Trời.

Trong khi Tổ Long Thọ nói :

....... Nên biết tâm thí phân biệt có 3 trường hợp. Đó là:
- Bố thí là độ chúng sanh
- Phước đức thí là cúng dường chư Phật và chư Thánh hiền.
- Thật Tướng Thí là bố thí với tâm Bát nhã.
Cho nên, "tu Bố thí" để sanh về các cõi Trời - chưa phải pháp "tu TÂM" Do đó, pháp "tu Bố thí" gọi là niệm Thiên _ không thuộc về pháp tu 6 Ba-la-mật.

Vì tu Bố thí là để MÌNH được. Còn Bồ tát nguyện tu 6 Ba-la-mật là để NGƯỜI được. Cho nên, hai lời luận đáp này _ Tổ Long Thọ nói với hai duyên khác nhau : chúng sanh và không chúng sanh.

Diệu Đức xin giải thích

Kính
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
"Nhứt xiển đề_Quay Lại" Kính lể Diệu Đức!
Chúng sanh trong cỏi người, kể cả "nhứt xiển đề" đây, đều có thể tu và hành Tứ niệm xứ, Bát Chánh Đạo, Thất giác chi,..., 6 Pháp Ba La Mật, 18 Pháp Không, ..., cho đến Vô Vi Pháp Không, Thực Tướng Pháp, ..., Như Pháp Tánh Thực Tế.
Vì hết thảy pháp đều là "Phi Pháp".
Tất cã các Pháp do đối đải mà có, nên có danh tự khác nhau.
Cái đuôi voi vì không phải là chân voi, tai, vòi, mắt, ..., nên gọi là "đuôi voi".
Kính.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính lễ thầy Viên-Quang !
Kính tiền bối Quay-Lai cùng kính chị Diệu-Đức !
Thưa, như con được biết, học là phải hành. Nhưng trước khi hành thì phải nắm rõ bài học của mình.
Cho nên con xin phép thầy Viên-Quang cùng các bậc trên trước cho phép con được phân tích lời dạy của tổ Long-Thọ, hầu mong được chỉ dạy thêm những gì con chưa hiểu được.

......
.Lại nữa, chúng sanh đã thọ thân là có thọ khổ, khiến phải lên xuống mãi trong 6 nẽo đường sanh tử, chịu bao nhiêu cực hình đau khổ. Bởi nhân duyên vậy,
*- Thưa, "Bởi nhân duyên vậy": Là ngay nơi cái Nhân vô minh và cái phước Duyên làm người mà tu. Tu ngay cái Tâm mình, cho dứt khóat không dựa vào đâu cả.
nên Bồ tát khởi đại bi tâm cứu độ chúng sanh thoát khỏi 6 đường sanh tử,
*-Thưa, Chúng-Sanh là chúng sanh tâm của mình, hảy từ-bi mà cứu lấy mình thóat khỏi 6 đường sanh tử.
mà phát nguyên tu 6 pháp Ba- la- mật,
*Thưa, là hãy tha thiết tìm hiểu cho thật rành rẽ, rồi sau đo hành trì (nguyện) theo 6 con đường BA LA MẬT, (nhưng con chỉ xin nói về BỐ-THÍ một chút xíu thôi, còn 5 pháp còn lại thì con chưa hiểu rành, nên con không dám nói).
-Bố Thí: Theo nghĩa cạn là tiền bạc, vật chất. Bố thí vì lòng thương chân thật, nên không tiếc nuối.
Theo nghĩa sâu là: Bố thí (là buông bỏ) tất cả những quan niệm, những chấp trước về TA. Không còn cái Ta bên trong thì muôn ngàn phiền não, tham, ghét, giận, thương (thường ích kỹ cho mình) v.v...đều không còn. Vì một phen hiểu rõ cái bản ngã (TA) không thật thể, thì bên ngòai không còn hòan cảnh, không hòan cảnh trói buộc thì làm sao còn thấy có TA, có Người để sanh tâm gì nữa.
Nhưng không phải nói vậy là không còn gì nữa ! Mà là mình vẫn sống một cách bình thường. Nhưng mọi thứ: Tham, sân, si, thích, vui, ganh, khinh, ghét quen thuộc đều không còn.
chẳng có nhiều hơn cũng chẳng có ít hơn. vì các Ba- la- mật đều là rốt ráo không, đều là bất khả đắc.


*Thưa, trước khi huân tu thì gọi là PHÁP LỤC ĐỘ BA LA MẬT, nhưng khi hiểu được và sống đúng như PHÁP LỤC ĐỘ BA LA MẬT thì LỤC ĐỘ BA LA MẬT chính là Phật Tánh có sẵn nơi mình (nơi khắp tất cả chúng sinh, chớ không riêng ai). Khi chưa huân tu thì TÁNH LDBLM chẳng hề mất, mà khi thể nhập LDBLM rồi thì LDBLM cũng không nhiều hơn cũng chẳng có ít hơn, chỗ này là chỗ tuyệt đối, vì chẳng có cái gì là chứng đắc, chẳng có gì để gọi là BỐ-THÍ, TINH TẤN, TRÌ GIỚI, NHẪN NHỤC, THIỀN ĐỊNH, TRÍ TUỆ cả. Vì tất cả là Phật_Tánh nơi con. (Thí dụ như trong thân con, không thể chỉ ra được dòng máu nào riêng cho tay phải, tay trái, ruột, gan chân trái, chân phải được.) Nên nói BẤT KHẢ ĐẮC là Không còn có cái được gọi là NIẾT BÀN, hay quả PHẬT v.v...


Kính Lễ thầy Viên-Quang cùng các bậc trên trước, con đã cố gắng trình bày xong, kính xin thỉnh nguyện được chỉ dạy thêm chỗ hiểu còn thiếu sót nơi con, và con cũng xin kính dâng lên chị Diệu-Đức hiền lành dễ mến nhũng gì cố gắng nơi em.


Con xin hết lời.
Kính
bangtam



 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
*Thưa, trước khi huân tu thì gọi là PHÁP LỤC ĐỘ BA LA MẬT, nhưng khi hiểu được và sống đúng như PHÁP LỤC ĐỘ BA LA MẬT thì LỤC ĐỘ BA LA MẬT chính là Phật Tánh có sẵn nơi mình (nơi khắp tất cả chúng sinh, chớ không riêng ai). Khi chưa huân tu thì TÁNH LDBLM chẳng hề mất, mà khi thể nhập LDBLM rồi thì LDBLM cũng không nhiều hơn cũng chẳng có ít hơn, chỗ này là chỗ tuyệt đối, vì chẳng có cái gì là chứng đắc, chẳng có gì để gọi là BỐ-THÍ, TINH TẤN, TRÌ GIỚI, NHẪN NHỤC, THIỀN ĐỊNH, TRÍ TUỆ cả. Vì tất cả là Phật_Tánh nơi con. (Thí dụ như trong thân con, không thể chỉ ra được dòng máu nào riêng cho tay phải, tay trái, ruột, gan chân trái, chân phải được.) Nên nói BẤT KHẢ ĐẮC là Không còn có cái được gọi là NIẾT BÀN, hay quả PHẬT v.v...
Kính lể Băng Tâm!
Hay thay, hay thay. Lành thay, Lành Thay !
Thật là công đức vô lượng vô biên cho người đem ý Kinh Kim Cang đễ mà Giảng nói:
Kinh Kim Cang đã viết:
Như có người nào, có thể thọ-trì, đọc-tụng, giảng nói rộng ra cho người khác nghe, thời đức Như-Lai đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành-tựu công-đức không thể lường được, không thể cân được, không có ngằn mé, không thể nghĩ bàn được.
Những người như thế, chính là người gánh vác pháp Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác của đức Như-Lai.
Và
Kinh Kim Cang đã viết:
Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì thiệt ra không có pháp chi phát-tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả?
Nầy Tu-Bồ-Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? – Ở nơi chỗ đức Phật Nhiên-Đăng thì Như Lai có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa-lý của lời Phật dạy, thời ở nơi đức Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả."
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi đức Như-Lai đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như-Lai được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời đức Phật Nhiên-Đăng bèn chẳng thọ-ký cho Ta rằng: "Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni."
Bởi thiệt không có pháp chi để được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cho nên đức Phật Nhiên-Đăng đã thọ ký cho Ta, mà nói lời nầy:
"Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni." Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó chính là nghĩa các pháp như-như.
Kính lể, kính lể.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Anh Chiếu-Thanh kính.
Đức Bất-Động-Quang-Minh ở nơi anh chưa từng tăng hạng, ách xì, huống chi có nói 1 lời nào, vậy thì anh kính lễ cái gì ?. hihi! Còn lời em nói ra là " Đối Tượng Bị Biết " , mà đối tượng bị biết này thì khi có khi không thì anh nói chuyện với nó làm gì ?, hihi! Chiêu này là em học từ những bài viết của anh, nên hôm nay xin trả bài để anh chấm điểm đó !
Anh có nhớ chuyện Thiên-Ma giả Phật để đền ơn Tổ ƯU-Ba-Quật không? Tổ ƯU-Ba-Quật vì kính thờ Đức Phật mà phóng tâm theo tướng, liền bị vui mừng trói buộc nên vội quỳ xuống đảnh lễ, khiến Ma kia sợ tổn Phước mà liền biến mất. Còn em thì cũng sợ tổn phước nên phải chạy liền nè. hihi!
Kính chúc anh nhiều sức khỏe.


Kính
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Chào bạn Quay Lại,

"Nhứt xiển đề_Quay Lại" Kính lể Diệu Đức!
Bạn đã kính lễ không đúng người rồi. Vì d/đ chỉ là một Phật tử tại gia bình thường. Và Bạn có phải là “nhứt xiển đề” hay không - đối với d/đ cũng không quan trọng.

Chúng sanh trong cỏi người, kể cả "nhứt xiển đề" đây, đều có thể tu và hành Tứ niệm xứ, Bát Chánh Đạo, Thất giác chi,..., 6 Pháp Ba La Mật, 18 Pháp Không, ..., cho đến Vô Vi Pháp Không, Thực Tướng Pháp, ..., Như Pháp Tánh Thực Tế.
Vì hết thảy pháp đều là "Phi Pháp".
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Thì quả thật là đúng như vậy. Nhưng nếu “nhứt xiển đề” mà phát tâm tu học Phật đạo thì đâu còn gọi “nhứt xiển đề”. Cho nên, tất cả mọi người đều có thể…, nhưng “nhứt xiển đề” thì không. “Không” đây là “không chịu” chứ không phải là “không thể được”.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->Còn Bạn nói :

Vì hết thảy pháp đều là "Phi Pháp".
Tất cã các Pháp do đối đải mà có, nên có danh tự khác nhau.
Thì “các pháp” Bạn nói _ đúng thật là “phi pháp”. Nhưng d/đ còn thấy trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Tứ Đế - đức Phật nói :

Do vì chẳng biết nên nơi “pháp” thấy là “phi-pháp”, nơi “phi pháp” thấy là “pháp”. Phải biết người nầy ắt phải đọa vào ác thú mãi trôi lăn trong vòng sanh tử, thêm lớn nghiệp hoặc chịu nhiều khổ não.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-66_5-50_6-2_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, ngoài các pháp gọi là “phi pháp” như Bạn nói. Phật Pháp vẫn có cái gọi là “pháp”.

Còn Bạn nói :

Cái đuôi voi vì không phải là chân voi, tai, vòi, mắt, ..., nên gọi là "đuôi voi".
Thì như vậy có phải là Bạn muốn nói : chân voi, tai, vòi, mắt,…, mới là voi. Còn “đuôi voi” không phải là voi !?

Nếu Bạn nghĩ như vậy - thì d/đ không nghĩ như vậy. Vì nếu con voi mà không có cái đuôi thì không phải con voi hoàn hảo.

Thân



<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính lể Diệu Đức. Kính lể, kính lể ...

Diệu Đức bây giờ là Phật Tử tại gia nhưng nhiều vạn muôn ức kiếp kiếp sẻ thành Phật cho nên kính lể.

Vả lại "Kính lể" là kính lể Vị Phật ẩn tàng trong sắc thân của Diệu Đức chứ đâu kính Lể con người chúng sanh có sắc thọ tưởng hành thức vì còn nhiều sân si, mê muội, chấp Ta chấp Người, chấp lý lẻ, chấp văn tự, chấp thị, chấp phi, chấp voi, chấp chẳng phải voi, chấp đuôi voi, chấp chẳng phải đuôi voi, chấp ... đũ thứ chấp.

Kính lể.

Kính lể Vị Phật Ẩn Tàng trong Diệu Đức. Xin sám hối vì đã làm não hại chúng sanh, nguyện từ bây giờ đây không tái phạm.

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.


[bubble]Tỳ lê tỳ lê đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nê đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.[/bubble]
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Thân người huyễn hoá
Phật vị ẩn tàng
Huyễn nói huyễn nghe
Dùng Tâm lễ Phật

Chúng sanh Phật vị
Bình đẳng ngang nhau
Nghe cái không nghe
Tương kính, không lễ

Người nơi cõi Dục
Phân biệt thấp cao
Lễ cùng không lễ
Thật giả lẫn nhau
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên