Các câu hỏi về nghĩa Bát nhã BLM

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính lễ thầy Viên-Quang !
Kính tiền bối Quay-Lai cùng kính chị Diệu-Đức !
Thưa, như con được biết, học là phải hành. Nhưng trước khi hành thì phải nắm rõ bài học của mình.
Cho nên con xin phép thầy Viên-Quang cùng các bậc trên trước cho phép con được phân tích lời dạy của tổ Long-Thọ, hầu mong được chỉ dạy thêm những gì con chưa hiểu được.

......
*- Thưa, "Bởi nhân duyên vậy": Là ngay nơi cái Nhân vô minh và cái phước Duyên làm người mà tu. Tu ngay cái Tâm mình, cho dứt khóat không dựa vào đâu cả.
*-Thưa, Chúng-Sanh là chúng sanh tâm của mình, hảy từ-bi mà cứu lấy mình thóat khỏi 6 đường sanh tử.
*Thưa, là hãy tha thiết tìm hiểu cho thật rành rẽ, rồi sau đo hành trì (nguyện) theo 6 con đường BA LA MẬT, (nhưng con chỉ xin nói về BỐ-THÍ một chút xíu thôi, còn 5 pháp còn lại thì con chưa hiểu rành, nên con không dám nói).
-Bố Thí: Theo nghĩa cạn là tiền bạc, vật chất. Bố thí vì lòng thương chân thật, nên không tiếc nuối.
Theo nghĩa sâu là: Bố thí (là buông bỏ) tất cả những quan niệm, những chấp trước về TA. Không còn cái Ta bên trong thì muôn ngàn phiền não, tham, ghét, giận, thương (thường ích kỹ cho mình) v.v...đều không còn. Vì một phen hiểu rõ cái bản ngã (TA) không thật thể, thì bên ngòai không còn hòan cảnh, không hòan cảnh trói buộc thì làm sao còn thấy có TA, có Người để sanh tâm gì nữa.
Nhưng không phải nói vậy là không còn gì nữa ! Mà là mình vẫn sống một cách bình thường. Nhưng mọi thứ: Tham, sân, si, thích, vui, ganh, khinh, ghét quen thuộc đều không còn.



*Thưa, trước khi huân tu thì gọi là PHÁP LỤC ĐỘ BA LA MẬT, nhưng khi hiểu được và sống đúng như PHÁP LỤC ĐỘ BA LA MẬT thì LỤC ĐỘ BA LA MẬT chính là Phật Tánh có sẵn nơi mình (nơi khắp tất cả chúng sinh, chớ không riêng ai). Khi chưa huân tu thì TÁNH LDBLM chẳng hề mất, mà khi thể nhập LDBLM rồi thì LDBLM cũng không nhiều hơn cũng chẳng có ít hơn, chỗ này là chỗ tuyệt đối, vì chẳng có cái gì là chứng đắc, chẳng có gì để gọi là BỐ-THÍ, TINH TẤN, TRÌ GIỚI, NHẪN NHỤC, THIỀN ĐỊNH, TRÍ TUỆ cả. Vì tất cả là Phật_Tánh nơi con. (Thí dụ như trong thân con, không thể chỉ ra được dòng máu nào riêng cho tay phải, tay trái, ruột, gan chân trái, chân phải được.) Nên nói BẤT KHẢ ĐẮC là Không còn có cái được gọi là NIẾT BÀN, hay quả PHẬT v.v...


Kính Lễ thầy Viên-Quang cùng các bậc trên trước, con đã cố gắng trình bày xong, kính xin thỉnh nguyện được chỉ dạy thêm chỗ hiểu còn thiếu sót nơi con, và con cũng xin kính dâng lên chị Diệu-Đức hiền lành dễ mến nhũng gì cố gắng nơi em.


Con xin hết lời.
Kính
bangtam




Cô Băng Tâm càng ngày càng "thâm nhập Kinh Tạng:icon_computer::icon_lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Thưa thầy !
12. Từ khi mặt trời lặn cho đến khi mặt trời mọc, chỉ đứng hay ngồi, mà chẳng có nằm (Thường tọa bất ngọa).
Nghiã nầy như thế naò, kính xin thầy chỉ daỵ cho con được hiêũ rõ, vì sao tu hạnh nầy phaỉ ngủ ngôì hay đứng sao ?

Con xin hết lơì,
Kính
bangtam
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khổ hạnh

Kính mừng Đạo hữu bangtam đã về.

.......Thưa ĐH: Hạnh Đầu Đà tức là tu khổ hạnh. Ngày xưa ở xứ Ấn Độ có rất nhiều người tu theo pháp khổ hạnh: Có người chỉ đứng một chân, có người trồng chuối ngược xuống đất, có người lặn sâu xuống sông, có người chỉ ăn phân bò để trị bệnh v.v... Truyền thống này đã ăn sâu vào tín ngưỡng và thói quen của con người thửa ấy.

....... Những người ấy, khi xuất gia theo Phật, thì vẫn muốn thực hành khổ hạnh, mà 12 hạnh đầu đà kể trên là tiêu biểu, còn những hạnh thái quá thì Đức Phật không cho phép thực hành.

....... Tu theo những hạnh này, thì sức tinh tấn rất kiên cố, tật giải đãi lười biếng được tiêu trừ như chuyện ngày A Na Luật sau đây:


Đạo tâm của A-na-luật rất kiên cố, tuy gặp sắc đẹp mà không xao động, tâm địa của thầy quang minh ai cũng biết. Nhưng, có một phen vì thùy miên, thầy bị đức Phật quở trách nặng nề.

Trong buổi giảng kinh của Thế Tôn, A-na-luật bị con ma hôn trầm bì quyện ám ảnh nên không cưỡng được, thầy ngủ gục tại tòa. Đức Phật ở xa nhìn đến, thấy vậy bèn nói:

Dốt thay kẻ mê ngủ,
Thu mình trong vỏ sò,
Một giấc ngủ ngàn năm,
Không nghe danh hiệu Phật.

Người kế bên bèn xô nhẹ A-na-luật, thầy hoảng kinh thức dậy. Đức Thế Tôn hỏi thầy:

- A-na-luật! Ông đi xuất gia vì sợ phép nước, hay vì sợ đạo tặc?

A-na-luật vội đứng lên cung kính thưa:

- Thưa không phải!

- Vậy thì vì lý do gì mà ông xuất gia?

- Thưa Thế Tôn! Vì con nhàm chán sanh, lão, bệnh, tử, muốn giải thoát ưu bi, khổ não.

- Mọi người đều khen ông không vì nữ sắc mà phạm giới, chắc ông tự mãn điều ấy lắm, ông xem, trong khi ta thuyết pháp mà ông ngủ ngon như vậy.

A-na-luật nghe Phật quở, liền quỳ xuống, chắp tay thưa:

- Bạch Thế Tôn! Xin từ bi lượng thứ cho sự ngu si giải đãi của con, từ nay về sau, cho đến lúc chết con không ngủ trở lại nữa!

Đối với đệ tử đã biết nhận tội sám hối, đức Phật rất hoan hỷ. Và từ khi A-na-luật phát thệ nguyện, đức Phật lại cổ động an ủi thầy, khuyên thầy nên gắng dụng công, việc tu hành cố nhiên không thể quá buông lơi, nhưng cũng không thể quá gấp rút. Từ đó về sau, A-na-luật dụng công miên mật từ sáng đến tối, từ đêm đến ngày không ngừng nghỉ.

Tu hành như thế, không ngủ một lúc, hoặc một ngày hai ngày thì chẳng sao. Nhưng lâu ngày chầy tháng, sức người tuy có thể miễn cưỡng duy trì, nhưng thân tứ đại sẽ mang bịnh không kham. Quả thật ít lâu sau, vì không ngủ nghê gì cả A-na-luật bị sưng húp hai mắt, nhức nhối khó chịu.

Đức Phật biết thầy tinh cần dụng công đến sưng mắt, Ngài rất lo lắng. Một hôm đức Phật cho gọi A-na-luật và từ hòa bảo thầy:

- A-na-luật! Ta đã nói với ông, tu hành mà bất cập thì không xong, mà thái quá cũng không được.

- Con đã từng phát nguyện trước đức Thế Tôn, con không thể làm trái lời nguyện.

- Ông đừng quan tâm đến vấn đề phát nguyện, con mắt mới là quan trọng.

Tuy đức Phật từ bi nói như vậy, nhưng A-na-luật vẫn nhất quyết không chịu ngủ. Đức Phật lại tìm phương tiện nói:

- Này A-na-luật! Tất cả chúng sanh phải có thức ăn mới sống, lỗ tai dùng âm thanh làm thức ăn, lỗ mũi dùng mùi hương làm thức ăn, lưỡi dùng vị nếm làm thức ăn, thân dùng xúc chạm làm thức ăn, con mắt cũng dùng ngủ nghỉ làm thức ăn, ông không ngủ không được, con mắt sẽ thiếu nhu cầu, mà ngay cả Niết-bàn cũng cần đến thức ăn huống chi con mắt.

- Niết-bàn ăn những gì?

- Niết-bàn dùng pháp không phóng dật làm thức ăn! Không phóng dật mới đến được cảnh giới vô vi, cảnh giới vô vi cũng cần dùng thiền duyệt pháp hỷ làm thức ăn.

- Bạch Thế Tôn! Con không ngủ cũng chẳng hại gì, xin Ngài yên tâm!

Lòng từ bi của Phật, A-na-luật rất cảm kích, nhưng thầy không muốn làm trái lời nguyện. Thầy thức mãi cho đến lúc đôi mắt sưng đỏ. Đức Thế Tôn bèn cho mời ngự y Kỳ-bà đến trị bệnh cho thầy. Kỳ-bà khám bệnh xong bảo A-na-luật chỉ cần ngủ trở lại là mắt sẽ lành ngay, nhưng A-na-luật vẫn cương quyết không ngủ.

Chẳng bao lâu hai mắt thầy mù hẳn.

Từ câu chuyện trên, chúng ta thấy sự quyết tâm tu đạo của tôn giả A-na-luật. Dù biết rằng mắt sẽ mù mà vẫn không rút lui tâm nguyện, không trái lời tự hứa của mình. Đức Phật chỉ mới nói một câu mà Tôn giả đã phụng hành như thế đủ biết lòng cung kính của Tôn giả đối với Phật như thế nào.

Trên đây là ý nghĩa và hình tướng của pháp tu khổ hạnh.

Kính.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính lễ thầy vienquang6 !
....... Vì sắc như tướng và Bát nhã Ba- la- mật như tướng là nhất như, chẳng phải hai, chẳng phải khác. Vì Nhất thiết chủng trí như tướng và Bát nhã Ba- la- mật như tướng là nhất như, chẳng phải hai, chẳng phải khác.
Thưa thầy, phaỉ chăng nghiã cuả "Như Tướng" là vì "không có tướng nhất định" nên gọi là "Như Tướng" ?

Và có phaỉ câu :"Tánh tướng Phật Pháp cập Tăng-Già, Nhị Đế dung thông tam-muội ấn". là đồng với nghiã cuả đoạn kinh văn trên hay không?
Ngưởng mong thầy từ bi chỉ dạy cho con,
Con xin hết lời.

Kính
bangtam
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Như tướng

Kính chào Đạo hữu bangtam.

* Chữ Nhị Đế trong câu: "Tánh tướng Phật Pháp cập Tăng-Già, Nhị Đế dung thông tam-muội ấn".

+ có nghĩa là người dung thông không bị chướng ngại, trong CHƠN ĐẾ (chân lý cứu cánh.- ví như lý Vô Sanh) và TỤC ĐẾ (chân lý phương tiện.- ví như chân lý Vô thường) mới là sự ấn chứng đã được Tam muội (chánh định).

*
"không có tướng nhất định"
Cũng là một tướng (tướng không nhất định)

* Chữ NHƯ TƯỚNG. hàm ý là nghĩa NHƯ của các pháp.- NHƯ: Là BẤT SANH, BẤT DIỆT, BẤT CẤU, BẤT TỊNH, BẤT TĂNG, BẤT GIẢM, Là THẬT TƯỚNG, VÔ TƯỚNG của các pháp, Là RỐT RÁO THANH TỊNH. Như đoạn kinh sau đây:

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Khi được Vô Thượng Bồ Đề , Bồ tát Di Lặc sẽ dùng tướng gì, nhân gì , nghĩa gì mà nói Bát nhã Ba- la- mật ?

....... Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Khi được Vô Thượng Bồ Đề , Bồ tát Di Lặc sẽ thuyết rằng sắc... dẫn đến thức đều chẳng phải thường, chẳng phải vô thường; chẳng phải khổ, chẳng phải lạc; chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã; chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh; chẳng phải phược, chẳng phải giải; chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai. Lại thuyết rằng sắc... dẫn đến thức đều rốt ráo thanh tịnh…..

(sắc... dẫn đến thức đều chẳng phải thường, chẳng phải vô thường; chẳng phải khổ, chẳng phải lạc; chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã; chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh; chẳng phải phược, chẳng phải giải; chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai. .- Đây là NHỊ ĐẾ dung thông) Đoạn này V/Q giải thích


....... Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Vì sao hết thảy các pháp đều chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm, nên Bát nhã Ba- la- mật rốt ráo thanh tịnh ?

....... Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Hết thảy các pháp đều chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm, là rốt ráo thanh tịnh, nên Bát nhã Ba- la- mật rốt ráo thanh tịnh.


....... các pháp Bất Nhị, rốt Ráo Thanh Tịnh là nghĩa: NHƯ TƯỚNG. Nhưng phải không trụ chấp vào tướng "Như tướng" , mới thật là NHƯ TƯỚNG.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên