- Tham gia
- 4/10/15
- Bài viết
- 522
- Điểm tương tác
- 221
- Điểm
- 43
Lúc Tỉnh Lúc Mê,Thậm chí là không biết đang mê hay đang tỉnh (tỉnh ở đây không phải là tỉnh giác,có thể chính người bị tâm bệnh lại nhầm tưởng là tỉnh giác.nhưng thật ra đó là trạng thái tỉnh lự hay còn gọi là phan duyên.còn mê ở đây tức là lọt vào vô ký hay còn gọi là tình trạng hôn trầm).
hôm nay mình lập cái chủ đề này vì cái tâm bệnh này nó đã từng dày vò mình khi mà mình quá chú tâm vào đạo khiến tâm thần rất là ức chế đau đầu,và cũng truy tầm 1 phương pháp hóa giả cái tâm bệnh này.
nay úp nên cho ai quan tâm tham khảo nhé:bài này thuộc chương 4 trong tập thiền tông vĩnh gia tập của thiền sư Vĩnh Gia huyền Giác đệ tử nối pháp của lục tổ Huệ Năng
CHƯƠNG IV
BÀI TỤNG VỀ XA-MA-THA (Chỉ)
Khéo khéo lúc dụng tâm,
Khéo khéo không tâm dụng,
Không tâm khéo khéo dụng,
Thường dụng khéo khéo không.
Phàm niệm chẳng quên thì trần chẳng dứt, trần chẳng dứt thì niệm chẳng quên. Trần quên là do dứt niệm mà quên, niệm dứt là do quên trần mà dứt. Quên trần mà dứt nên dứt mà không có cái hay dứt (năng tức), dứt niệm mà quên nên quên mà không có cái bị quên (sở vong). Quên mà không có cái bị quên nên trần bị khiển trừ chẳng phải là đối tượng bị biết, dứt mà không có cái hay dứt nên niệm diệt chẳng phải là chủ thể hay biết. Cái biết diệt mất, cái đối tượng cũng bị khiển trừ thì một bề vắng lặng. Diệu tánh thiên nhiên lặng yên không nương gá, như lửa đốt hư không thì lửa tự tắt. Hư không dụ cho diệu tánh chẳng phải tướng, lửa tắt dụ cho vọng niệm chẳng sanh. Có lời rằng:
Quên duyên rồi thì lặng lặng
Tánh linh tri hiện rõ ràng
Vô ký mê mờ tỏ rõ
Hợp chân vốn không rành rành.
Tỉnh tỉnh lặng lặng phải,
Vô ký lặng lặng sai;
Lặng lặng tỉnh tỉnh phải,
Loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.
Nếu lấy cái biết dùng để biết lặng thì đây chẳng phải là cái biết không duyên, như tay cầm cây như ý, chẳng phải là trên tay không có cây như ý. Nếu lấy cái tự biết để biết, cũng chẳng phải là cái biết không duyên, như bàn tay nắm lại chẳng phải là không có nắm tay. Cũng chẳng biết cái biết lặng, cũng chẳng tự biết cái biết thì không thể nói là không biết, tự tánh hiển nhiên cho nên nói chẳng đồng gỗ đá, như tay chẳng cầm cây như ý, cũng chẳng nắm lại thành cái nắm tay, nhưng không thể nói là không có tay. Vì rõ ràng có tay nên chẳng đồng với sừng thỏ.
Lại nữa, thứ tự tu tâm là hễ dùng cái biết để biết vật thì vật còn, cái biết cũng còn. Nếu dùng cái biết để biết cái biết, biết được cái biết thì lìa được vật, vật tuy lìa được nhưng cái biết hãy còn. Khởi lên cái biết để biết cái biết, lúc cái biết sau sanh thì cái biết trước đã diệt. Cả hai cái biết chẳng cùng một lượt, hễ lúc cái biết trước diệt thì cái chỗ diệt ấy là cảnh của cái biết, nên năng sở đều chẳng phải chân. Cái biết trước diệt, cái diệt ấy dẫn theo cái biết sau, cái biết sau ấy lại tiếp tục diệt, sanh diệt nối nhau tự đó là nẻo luân hồi.
Nay nói biết đó, là chẳng cần biết cái biết, nhưng chỉ cần biết để biết mà thôi thì cái biết trước chẳng tiếp tục diệt, cái biết sau chẳng dẫn khởi, trước sau đứt đoạn, khoảng giữa tự bị cô lập. Đương thể chẳng nhớ đến, đúng lúc liền tiêu diệt, biết thể đã diệt rồi thì rỗng rang như nắm bắt hư không, phút chốc vắng lặng chỉ có cái giác vô sở đắc tức là không giác mà giác, giác mà không giác, khác hẳn gỗ đá. Đây là chỗ bắt đầu dụng tâm cần phải dứt bặt tư lự, chợt đồng như người chết, năng sở liền quên, mảy may đều sạch. Vắng lặng tợ không biết mà biết, tánh của cái không biết ấy khác với gỗ đá. Đây là chỗ người sơ tâm khó lãnh hội được.
Người mới phát tâm chẳng nên có ba thứ:
1) Ác, nghĩa là nghĩ tưởng đến các nhân duyên như ngũ dục thế gian v.v…
2) Thiện, nghĩa là nghĩ tưởng đến các việc tạp thiện thế gian v.v…
3) Vô ký, nghĩa là chẳng nghĩ đến thiện ác, lại rơi vào hôn trầm.
Trong Giới cần phải đủ ba thứ:
1) Nhiếp luật nghi giới, nghĩa là dứt tất cả các điều ác.
2) Nhiếp thiện pháp giới, nghĩa là tu tất cả các điều thiện.
3) Nhiêu ích hữu tình giới, nghĩa là thệ độ tất cả chúng sanh.
Trong Định cần phải phân biệt ba thứ:
1) An trụ định, nghĩa là diệu tánh thiên nhiên vốn chẳng phải động.
2) Dẫn khởi định, nghĩa là lóng lòng dứt vọng trí tuệ phát sáng.
3) Biện sự định, nghĩa là nước định lóng trong soi tỏ muôn tượng.
Trong Tuệ cũng cần phải phân biệt ba thứ:
1) Nhân không tuệ, nghĩa là rõ năm ấm chẳng phải ngã tức là trong mỗi ấm không có ngã như lông rùa sừng thỏ(1).
2) Pháp không tuệ, nghĩa là rõ các pháp như ấm v.v… duyên giả chẳng phải thật, như bóng trong gương như trăng đáy nước.
3) Không không tuệ, nghĩa là rõ cảnh và trí đều không, cái không ấy cũng không.
Trong Kiến cần phải biết ba thứ:
1) Không kiến, nghĩa là thấy không mà cái thấy chẳng phải không.
2) Bất không kiến, nghĩa là thấy chẳng không mà cái thấy chẳng phải chẳng không.
3) Tánh không kiến, nghĩa là thấy Tự tánh mà cái thấy chẳng phải tánh.
Trong Thiên cần phải lựa ra ba thứ:
1) Có pháp thân, không có Bát-nhã và giải thoát.
2) Có Bát-nhã, không có giải thoát và pháp thân.
3) Có giải thoát, không có pháp thân và Bát-nhã.
Có một thiếu hai là chẳng viên, chẳng viên nên chẳng phải tánh.
Lại nữa trong Thiên cần phải lựa ra ba thứ:
1) Có pháp thân và Bát-nhã, không có giải thoát.
2) Có Bát-nhã và giải thoát, không có pháp thân.
3) Có giải thoát và pháp thân, không có Bát-nhã.
Có hai thiếu một là chẳng viên, chẳng viên nên chẳng phải tánh.
Trong Viên cần phải có đủ ba thứ:
1) Pháp thân chẳng si tức Bát-nhã. Bát-nhã không chấp tức giải thoát. Giải thoát tịch diệt tức pháp thân.
2) Bát-nhã không chấp tức giải thoát. Giải thoát tịch diệt tức pháp thân. Pháp thân chẳng si tức Bát-nhã.
3) Giải thoát tịch diệt tức pháp thân. Pháp thân chẳng si tức Bát-nhã. Bát-nhã không chấp tức giải thoát.
Nêu lên một, tức đủ cả ba; nói ba thể tức là một. Đây là ba đức trong nhân chẳng phải ba đức trên quả. Muốn biết ba đức trên quả: Pháp thân có đoạn đức, do vì dứt hoặc để bày đức, nên gọi là đoạn đức. Tự thọ dụng thân có trí đức, vì đầy đủ công đức chân thật của bốn trí(2). Tha thọ dụng thân và hóa thân có đại ân đức vì tha thọ dụng thân ban ân đức cho hàng Thập địa Bồ-tát, vì ba thứ hóa thân đối với các hàng Bồ-tát, Nhị thừa và loài dị sanh có ân đức.
Ba đế(3), bốn trí, ngoại trừ Thành sở tác trí duyên tục đế. Nhưng pháp không có cạn sâu mà chiếu thì có sáng tối, tâm không phải nhơ sạch mà giải thì có mê ngộ… Kẻ sơ tâm mê đâu chẳng phải cạn, cuối cùng khế ngộ viên lý mới biết đâu chẳng phải sâu. Mê thì mất lý mà tự sai, ngộ thì hết sai mà tức lý. Mê ngộ thì đồng lý ấy cho nên mới có danh từ tiệm thứ.
Lại nữa người mới tu tâm sau khi nhập môn cần phải biết năm niệm:
1. Cố khởi
2. Quán tập
3. Tiếp tục
4. Biệt sanh
5. Tức tịnh
Niệm cố khởi, nghĩa là khởi tâm nghĩ đến ngũ dục thế gian và các việc tạp thiện.
Niệm quán tập, nghĩa là vô tâm cố nhớ, chợt nghĩ, nghĩ đến các việc thiện ác v.v…
Niệm tiếp tục, nghĩa là tập quán chợt khởi, biết tâm rong ruổi tán loạn mà chẳng chế ngự cho nó dừng lại, trái lại còn tiếp tục nghĩ tưởng theo niệm trước.
Niệm biệt sanh, nghĩa là biết niệm trước là tán loạn liền sanh tâm hổ thẹn cải hối.
Niệm tức tịnh, nghĩa là lúc mới ngồi chẳng nghĩ đến các việc thiện ác, vô ký thế gian. Dụng công ngay chỗ này nên nói là tức tịnh.
Người sơ tâm phần nhiều có một niệm quán tập. Người giải đãi có hai niệm tiếp tục và cố khởi. Người hay hổ thẹn phần nhiều có một niệm biệt sanh. Người tinh tấn thường có một niệm tức tịnh. Bốn niệm quán tập, tiếp tục, cố khởi và biệt sanh là bệnh. Một niệm tức tịnh là thuốc. Tuy thuốc và bệnh có khác nhưng đều gọi chung là niệm. Lúc năm niệm này ngừng dứt gọi là nhất niệm tương ưng. Nhất niệm nghĩa là tự tánh linh tri. Nhưng năm niệm ấy là chi nhánh của nhất niệm, nhất niệm là căn bản của năm niệm ấy.
Lại nữa, nếu lúc nhất niệm tương ưng, cần phải biết sáu khoa liệu giản:
1. Biết bệnh
2. Biết thuốc
3. Biết đối trị
4. Biết lỗi sanh
5. Biết thị phi
6. Biết chánh trợ
1- Bệnh có hai thứ: một là duyên lự, hai là vô ký. Duyên lự là hai niệm thiện ác, tuy khác nhau nhưng đều chẳng phải giải thoát nên đều gọi chung là duyên lự. Vô ký là tuy chẳng duyên các việc thiện ác v.v… nhưng cũng chẳng phải Chân tâm chỉ là hôn trầm. Hai thứ này đều là bệnh.
2- Thuốc cũng có hai: một là lặng lặng, hai là tỉnh tỉnh. Lặng lặng là chẳng nghĩ đến các việc thiện ác v.v.. của ngoại cảnh. Tỉnh tỉnh là chẳng sanh các tướng hôn trầm vô ký. Hai thứ này gọi là thuốc.
3- Đối trị, nghĩa là dùng lặng lặng trị duyên lự, dùng tỉnh tỉnh trừ hôn trầm. Dùng hai thứ thuốc này để trị hai chứng bệnh kia cho nên gọi là đối trị.
4- Lỗi sanh, nghĩa là lặng lặng lâu thì sanh hôn trầm, tỉnh tỉnh lâu thì sanh duyên lự, nhân vì thuốc mà sanh bệnh nên nói là lỗi sanh.
5- Biết thị phi, nghĩa là lặng lặng mà chẳng tỉnh tỉnh thì sẽ hôn trầm, tỉnh tỉnh mà chẳng lặng lặng thì sẽ duyên lự. Chẳng tỉnh tỉnh, chẳng lặng lặng thì chẳng những duyên lự mà còn hôn trầm. Vừa lặng lặng vừa tỉnh tỉnh, chẳng những sáng suốt mà còn yên lặng, đó là trở về nguồn diệu tánh vậy. Trong bốn câu này, ba câu trước là phi (sai), một câu chót là thị (phải) cho nên nói là biết thị phi.
6- Chánh trợ, nghĩa là dùng tỉnh tỉnh làm chánh, lặng lặng làm trợ. Hai việc này thể không rời nhau giống như người bệnh nhờ gậy mà đi được, lấy sự đi là chánh, lấy cây gậy làm trợ. Phàm người bệnh muốn đi, trước tiên cần phải cầm gậy rồi sau mới đi được. Người tu tâm cũng vậy, đầu tiên cần phải dứt duyên lự khiến tâm lặng lặng, kế đó phải tỉnh tỉnh chẳng để hôn trầm khiến tâm sáng suốt, sáng suốt mà vắng lặng, hai tên đồng thời một thể. Ví như người bệnh muốn đi, thiếu gậy không thể đi được, lúc đang đi nhờ gậy mới đi được. Người dụng công tu cũng vậy, sáng suốt và lặng lẽ chẳng được khác thời, tuy có hai tên mà thể của chúng không khác. Lại nói: Loạn tưởng là bệnh, vô ký cũng là bệnh. Lặng lặng là thuốc, tỉnh tỉnh cũng là thuốc. Lặng lặng phá loạn tưởng, tỉnh tỉnh trị vô ký. Lặng lặng sanh vô ký, tỉnh tỉnh sanh loạn tưởng. Lặng lặng tuy có thể trị loạn tưởng mà lại sanh vô ký, tỉnh tỉnh tuy có thể trừ vô ký mà lại khởi loạn tưởng. Do đó nói:
Tỉnh tỉnh lặng lặng phải,
Vô ký lặng lặng sai;
Lặng lặng tỉnh tỉnh phải,
Loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.
Lặng lặng là trợ, tỉnh tỉnh là chánh. Hãy suy nghĩ kỹ!
Lại nữa, sáu khoa liệu giản cần phải biết rõ năm ấm trong nhất niệm. Nghĩa là dùng thức tương ưng phân biệt rõ ràng gọi là Thức ấm, lãnh nạp tại tâm tức là Thọ ấm, tâm duyên lý này tức là Tưởng ấm, hành dụng lý này tức là Hành ấm, ô uế chân tánh tức là Sắc ấm. Năm ấm này luận về thể tức là nhất niệm, nhất niệm này nói về thể thì toàn là năm ấm. Thấy rõ ràng trong nhất niệm này không có chủ tể tức là nhân không tuệ, thấy như huyễn như hóa tức là pháp không tuệ. Thế nên cần phải biết năm niệm và sáu khoa liệu giản này xin chớ nghi ngờ. Như muốn lấy vàng thật, phải biết rõ cái nào là gạch ngói và vàng giả, chỉ cần lựa bỏ riêng ra hết, dầu không biết vàng thật, vàng thật cũng tự hiện ra lo gì chẳng được.
(1) Lông rùa sừng thỏ ý nói là việc hoàn toàn không có.
(2) Bốn trí: Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí, Đại viên cảnh trí.
(3) Ba đế: Chân đế, tục đế và đệ nhất nghĩa đế.
hôm nay mình lập cái chủ đề này vì cái tâm bệnh này nó đã từng dày vò mình khi mà mình quá chú tâm vào đạo khiến tâm thần rất là ức chế đau đầu,và cũng truy tầm 1 phương pháp hóa giả cái tâm bệnh này.
nay úp nên cho ai quan tâm tham khảo nhé:bài này thuộc chương 4 trong tập thiền tông vĩnh gia tập của thiền sư Vĩnh Gia huyền Giác đệ tử nối pháp của lục tổ Huệ Năng
CHƯƠNG IV
BÀI TỤNG VỀ XA-MA-THA (Chỉ)
Khéo khéo lúc dụng tâm,
Khéo khéo không tâm dụng,
Không tâm khéo khéo dụng,
Thường dụng khéo khéo không.
Phàm niệm chẳng quên thì trần chẳng dứt, trần chẳng dứt thì niệm chẳng quên. Trần quên là do dứt niệm mà quên, niệm dứt là do quên trần mà dứt. Quên trần mà dứt nên dứt mà không có cái hay dứt (năng tức), dứt niệm mà quên nên quên mà không có cái bị quên (sở vong). Quên mà không có cái bị quên nên trần bị khiển trừ chẳng phải là đối tượng bị biết, dứt mà không có cái hay dứt nên niệm diệt chẳng phải là chủ thể hay biết. Cái biết diệt mất, cái đối tượng cũng bị khiển trừ thì một bề vắng lặng. Diệu tánh thiên nhiên lặng yên không nương gá, như lửa đốt hư không thì lửa tự tắt. Hư không dụ cho diệu tánh chẳng phải tướng, lửa tắt dụ cho vọng niệm chẳng sanh. Có lời rằng:
Quên duyên rồi thì lặng lặng
Tánh linh tri hiện rõ ràng
Vô ký mê mờ tỏ rõ
Hợp chân vốn không rành rành.
Tỉnh tỉnh lặng lặng phải,
Vô ký lặng lặng sai;
Lặng lặng tỉnh tỉnh phải,
Loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.
Nếu lấy cái biết dùng để biết lặng thì đây chẳng phải là cái biết không duyên, như tay cầm cây như ý, chẳng phải là trên tay không có cây như ý. Nếu lấy cái tự biết để biết, cũng chẳng phải là cái biết không duyên, như bàn tay nắm lại chẳng phải là không có nắm tay. Cũng chẳng biết cái biết lặng, cũng chẳng tự biết cái biết thì không thể nói là không biết, tự tánh hiển nhiên cho nên nói chẳng đồng gỗ đá, như tay chẳng cầm cây như ý, cũng chẳng nắm lại thành cái nắm tay, nhưng không thể nói là không có tay. Vì rõ ràng có tay nên chẳng đồng với sừng thỏ.
Lại nữa, thứ tự tu tâm là hễ dùng cái biết để biết vật thì vật còn, cái biết cũng còn. Nếu dùng cái biết để biết cái biết, biết được cái biết thì lìa được vật, vật tuy lìa được nhưng cái biết hãy còn. Khởi lên cái biết để biết cái biết, lúc cái biết sau sanh thì cái biết trước đã diệt. Cả hai cái biết chẳng cùng một lượt, hễ lúc cái biết trước diệt thì cái chỗ diệt ấy là cảnh của cái biết, nên năng sở đều chẳng phải chân. Cái biết trước diệt, cái diệt ấy dẫn theo cái biết sau, cái biết sau ấy lại tiếp tục diệt, sanh diệt nối nhau tự đó là nẻo luân hồi.
Nay nói biết đó, là chẳng cần biết cái biết, nhưng chỉ cần biết để biết mà thôi thì cái biết trước chẳng tiếp tục diệt, cái biết sau chẳng dẫn khởi, trước sau đứt đoạn, khoảng giữa tự bị cô lập. Đương thể chẳng nhớ đến, đúng lúc liền tiêu diệt, biết thể đã diệt rồi thì rỗng rang như nắm bắt hư không, phút chốc vắng lặng chỉ có cái giác vô sở đắc tức là không giác mà giác, giác mà không giác, khác hẳn gỗ đá. Đây là chỗ bắt đầu dụng tâm cần phải dứt bặt tư lự, chợt đồng như người chết, năng sở liền quên, mảy may đều sạch. Vắng lặng tợ không biết mà biết, tánh của cái không biết ấy khác với gỗ đá. Đây là chỗ người sơ tâm khó lãnh hội được.
Người mới phát tâm chẳng nên có ba thứ:
1) Ác, nghĩa là nghĩ tưởng đến các nhân duyên như ngũ dục thế gian v.v…
2) Thiện, nghĩa là nghĩ tưởng đến các việc tạp thiện thế gian v.v…
3) Vô ký, nghĩa là chẳng nghĩ đến thiện ác, lại rơi vào hôn trầm.
Trong Giới cần phải đủ ba thứ:
1) Nhiếp luật nghi giới, nghĩa là dứt tất cả các điều ác.
2) Nhiếp thiện pháp giới, nghĩa là tu tất cả các điều thiện.
3) Nhiêu ích hữu tình giới, nghĩa là thệ độ tất cả chúng sanh.
Trong Định cần phải phân biệt ba thứ:
1) An trụ định, nghĩa là diệu tánh thiên nhiên vốn chẳng phải động.
2) Dẫn khởi định, nghĩa là lóng lòng dứt vọng trí tuệ phát sáng.
3) Biện sự định, nghĩa là nước định lóng trong soi tỏ muôn tượng.
Trong Tuệ cũng cần phải phân biệt ba thứ:
1) Nhân không tuệ, nghĩa là rõ năm ấm chẳng phải ngã tức là trong mỗi ấm không có ngã như lông rùa sừng thỏ(1).
2) Pháp không tuệ, nghĩa là rõ các pháp như ấm v.v… duyên giả chẳng phải thật, như bóng trong gương như trăng đáy nước.
3) Không không tuệ, nghĩa là rõ cảnh và trí đều không, cái không ấy cũng không.
Trong Kiến cần phải biết ba thứ:
1) Không kiến, nghĩa là thấy không mà cái thấy chẳng phải không.
2) Bất không kiến, nghĩa là thấy chẳng không mà cái thấy chẳng phải chẳng không.
3) Tánh không kiến, nghĩa là thấy Tự tánh mà cái thấy chẳng phải tánh.
Trong Thiên cần phải lựa ra ba thứ:
1) Có pháp thân, không có Bát-nhã và giải thoát.
2) Có Bát-nhã, không có giải thoát và pháp thân.
3) Có giải thoát, không có pháp thân và Bát-nhã.
Có một thiếu hai là chẳng viên, chẳng viên nên chẳng phải tánh.
Lại nữa trong Thiên cần phải lựa ra ba thứ:
1) Có pháp thân và Bát-nhã, không có giải thoát.
2) Có Bát-nhã và giải thoát, không có pháp thân.
3) Có giải thoát và pháp thân, không có Bát-nhã.
Có hai thiếu một là chẳng viên, chẳng viên nên chẳng phải tánh.
Trong Viên cần phải có đủ ba thứ:
1) Pháp thân chẳng si tức Bát-nhã. Bát-nhã không chấp tức giải thoát. Giải thoát tịch diệt tức pháp thân.
2) Bát-nhã không chấp tức giải thoát. Giải thoát tịch diệt tức pháp thân. Pháp thân chẳng si tức Bát-nhã.
3) Giải thoát tịch diệt tức pháp thân. Pháp thân chẳng si tức Bát-nhã. Bát-nhã không chấp tức giải thoát.
Nêu lên một, tức đủ cả ba; nói ba thể tức là một. Đây là ba đức trong nhân chẳng phải ba đức trên quả. Muốn biết ba đức trên quả: Pháp thân có đoạn đức, do vì dứt hoặc để bày đức, nên gọi là đoạn đức. Tự thọ dụng thân có trí đức, vì đầy đủ công đức chân thật của bốn trí(2). Tha thọ dụng thân và hóa thân có đại ân đức vì tha thọ dụng thân ban ân đức cho hàng Thập địa Bồ-tát, vì ba thứ hóa thân đối với các hàng Bồ-tát, Nhị thừa và loài dị sanh có ân đức.
Ba đế(3), bốn trí, ngoại trừ Thành sở tác trí duyên tục đế. Nhưng pháp không có cạn sâu mà chiếu thì có sáng tối, tâm không phải nhơ sạch mà giải thì có mê ngộ… Kẻ sơ tâm mê đâu chẳng phải cạn, cuối cùng khế ngộ viên lý mới biết đâu chẳng phải sâu. Mê thì mất lý mà tự sai, ngộ thì hết sai mà tức lý. Mê ngộ thì đồng lý ấy cho nên mới có danh từ tiệm thứ.
Lại nữa người mới tu tâm sau khi nhập môn cần phải biết năm niệm:
1. Cố khởi
2. Quán tập
3. Tiếp tục
4. Biệt sanh
5. Tức tịnh
Niệm cố khởi, nghĩa là khởi tâm nghĩ đến ngũ dục thế gian và các việc tạp thiện.
Niệm quán tập, nghĩa là vô tâm cố nhớ, chợt nghĩ, nghĩ đến các việc thiện ác v.v…
Niệm tiếp tục, nghĩa là tập quán chợt khởi, biết tâm rong ruổi tán loạn mà chẳng chế ngự cho nó dừng lại, trái lại còn tiếp tục nghĩ tưởng theo niệm trước.
Niệm biệt sanh, nghĩa là biết niệm trước là tán loạn liền sanh tâm hổ thẹn cải hối.
Niệm tức tịnh, nghĩa là lúc mới ngồi chẳng nghĩ đến các việc thiện ác, vô ký thế gian. Dụng công ngay chỗ này nên nói là tức tịnh.
Người sơ tâm phần nhiều có một niệm quán tập. Người giải đãi có hai niệm tiếp tục và cố khởi. Người hay hổ thẹn phần nhiều có một niệm biệt sanh. Người tinh tấn thường có một niệm tức tịnh. Bốn niệm quán tập, tiếp tục, cố khởi và biệt sanh là bệnh. Một niệm tức tịnh là thuốc. Tuy thuốc và bệnh có khác nhưng đều gọi chung là niệm. Lúc năm niệm này ngừng dứt gọi là nhất niệm tương ưng. Nhất niệm nghĩa là tự tánh linh tri. Nhưng năm niệm ấy là chi nhánh của nhất niệm, nhất niệm là căn bản của năm niệm ấy.
Lại nữa, nếu lúc nhất niệm tương ưng, cần phải biết sáu khoa liệu giản:
1. Biết bệnh
2. Biết thuốc
3. Biết đối trị
4. Biết lỗi sanh
5. Biết thị phi
6. Biết chánh trợ
1- Bệnh có hai thứ: một là duyên lự, hai là vô ký. Duyên lự là hai niệm thiện ác, tuy khác nhau nhưng đều chẳng phải giải thoát nên đều gọi chung là duyên lự. Vô ký là tuy chẳng duyên các việc thiện ác v.v… nhưng cũng chẳng phải Chân tâm chỉ là hôn trầm. Hai thứ này đều là bệnh.
2- Thuốc cũng có hai: một là lặng lặng, hai là tỉnh tỉnh. Lặng lặng là chẳng nghĩ đến các việc thiện ác v.v.. của ngoại cảnh. Tỉnh tỉnh là chẳng sanh các tướng hôn trầm vô ký. Hai thứ này gọi là thuốc.
3- Đối trị, nghĩa là dùng lặng lặng trị duyên lự, dùng tỉnh tỉnh trừ hôn trầm. Dùng hai thứ thuốc này để trị hai chứng bệnh kia cho nên gọi là đối trị.
4- Lỗi sanh, nghĩa là lặng lặng lâu thì sanh hôn trầm, tỉnh tỉnh lâu thì sanh duyên lự, nhân vì thuốc mà sanh bệnh nên nói là lỗi sanh.
5- Biết thị phi, nghĩa là lặng lặng mà chẳng tỉnh tỉnh thì sẽ hôn trầm, tỉnh tỉnh mà chẳng lặng lặng thì sẽ duyên lự. Chẳng tỉnh tỉnh, chẳng lặng lặng thì chẳng những duyên lự mà còn hôn trầm. Vừa lặng lặng vừa tỉnh tỉnh, chẳng những sáng suốt mà còn yên lặng, đó là trở về nguồn diệu tánh vậy. Trong bốn câu này, ba câu trước là phi (sai), một câu chót là thị (phải) cho nên nói là biết thị phi.
6- Chánh trợ, nghĩa là dùng tỉnh tỉnh làm chánh, lặng lặng làm trợ. Hai việc này thể không rời nhau giống như người bệnh nhờ gậy mà đi được, lấy sự đi là chánh, lấy cây gậy làm trợ. Phàm người bệnh muốn đi, trước tiên cần phải cầm gậy rồi sau mới đi được. Người tu tâm cũng vậy, đầu tiên cần phải dứt duyên lự khiến tâm lặng lặng, kế đó phải tỉnh tỉnh chẳng để hôn trầm khiến tâm sáng suốt, sáng suốt mà vắng lặng, hai tên đồng thời một thể. Ví như người bệnh muốn đi, thiếu gậy không thể đi được, lúc đang đi nhờ gậy mới đi được. Người dụng công tu cũng vậy, sáng suốt và lặng lẽ chẳng được khác thời, tuy có hai tên mà thể của chúng không khác. Lại nói: Loạn tưởng là bệnh, vô ký cũng là bệnh. Lặng lặng là thuốc, tỉnh tỉnh cũng là thuốc. Lặng lặng phá loạn tưởng, tỉnh tỉnh trị vô ký. Lặng lặng sanh vô ký, tỉnh tỉnh sanh loạn tưởng. Lặng lặng tuy có thể trị loạn tưởng mà lại sanh vô ký, tỉnh tỉnh tuy có thể trừ vô ký mà lại khởi loạn tưởng. Do đó nói:
Tỉnh tỉnh lặng lặng phải,
Vô ký lặng lặng sai;
Lặng lặng tỉnh tỉnh phải,
Loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.
Lặng lặng là trợ, tỉnh tỉnh là chánh. Hãy suy nghĩ kỹ!
Lại nữa, sáu khoa liệu giản cần phải biết rõ năm ấm trong nhất niệm. Nghĩa là dùng thức tương ưng phân biệt rõ ràng gọi là Thức ấm, lãnh nạp tại tâm tức là Thọ ấm, tâm duyên lý này tức là Tưởng ấm, hành dụng lý này tức là Hành ấm, ô uế chân tánh tức là Sắc ấm. Năm ấm này luận về thể tức là nhất niệm, nhất niệm này nói về thể thì toàn là năm ấm. Thấy rõ ràng trong nhất niệm này không có chủ tể tức là nhân không tuệ, thấy như huyễn như hóa tức là pháp không tuệ. Thế nên cần phải biết năm niệm và sáu khoa liệu giản này xin chớ nghi ngờ. Như muốn lấy vàng thật, phải biết rõ cái nào là gạch ngói và vàng giả, chỉ cần lựa bỏ riêng ra hết, dầu không biết vàng thật, vàng thật cũng tự hiện ra lo gì chẳng được.
(1) Lông rùa sừng thỏ ý nói là việc hoàn toàn không có.
(2) Bốn trí: Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí, Đại viên cảnh trí.
(3) Ba đế: Chân đế, tục đế và đệ nhất nghĩa đế.