Từ Bi là gì ?

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Bài này là một trong những bài Thầy của d/đ dùng làm phương tiện để dạy d/đ tu tâm thanh tịnh. Vì trong bài này có rất nhiều chữ TỪ mà nghĩa của chữ TỪ trong mỗi câu lại khác nhau. Do đó, nếu tâm không tịnh - sẽ không có được chỗ hiểu hợp nhất.


Nên việc tìm sự hợp nhất của bài “Từ Bi là gì ?” - là một trong những phương tiện giúp d/đ tu tâm thanh tịnh. Nhưng vì mục đích Thầy của d/đ dạy d/đ tu tâm thanh tịnh - là để hiểu nghĩa kinh. Rồi thực hành theo lời dạy của đức Phật Thích Ca. Vì vậy, d/đ tuy không thể nói d/đ có tu tập - nhưng không phải d/đ không có tu học.

Diệu Đức giải thích lời này là để mong các Bạn hiểu - sở dĩ d/đ không thuộc hàng tứ chúng mà lại ưa thích luận giải kinh Phật. Là vì d/đ được dạy cách giải nghĩa kinh.


Ví dụ như - trước khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn có căn dặn ngài A Nan :

Sau khi Như Lai diệt độ lúc kết tập Pháp tạng nên để như vầy : “Như thị ngã văn nhứt thời Phật trụ mỗ, phương mỗ xứ, cùng hàng tứ chúng mà nói kinh này”.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-82_5-50_6-1_17-195_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thì d/đ được hướng dẫn căn cứ vào số mã đứng trước hàng tứ chúng [ví dụ như 800 hay 1250 v.v…] để biết căn duyên của các vị có mặt trong Pháp hội. Điều này giúp d/đ biết đức Phật đang giảng về pháp thế gian để ứng dụng cho người tu Tiểu thừa - hay giảng về pháp xuất thế để ứng dụng cho người tu Đại thừa ; cũng như khi giảng đoạn kinh đó - đức Phật có dùng mật ngữ hay không.

Và căn cứ vào địa điểm đức Phật nói kinh - d/đ biết được những điều đức Phật đang giảng là diễn nói về quang cảnh nào. Quang cảnh đó có phải đã xảy ra trong quá khứ, hay sẽ xảy ra trong đời vị lai… Đó là những điều căn bản mà d/đ được dạy để giải nghĩa kinh. Ngoài bài "Từ Bi là gì ?" d/đ còn có được một số bài khác cũng do Thầy của d/đ cho - để tu học.



Bài “Từ Bi là gì ?” dài 224 câu. Và có thể đọc ngược trở lại [từ câu 224 trở về câu đầu] thành bài dài 448 câu. Bài dài 448 câu ý nghĩa cũng mạch lạc và hợp nhất như bài 224 câu vậy. Và cũng vì bài quá dài - nên nếu viết mà không được các Bạn đọc - sẽ phí rất nhiều dung lượng của diễn đàn. Do đó, d/đ viết giải trước 20 câu đầu xem như gợi ý… Nếu hợp duyên thì d/đ viết tiếp…



TỪ BI LÀ GÌ ?


<sup>1./</sup>Từ định vị, Bi kia cũng vậy
Khởi đầu - từ một chữ từ bi
Từ nguồn căn cội - gốc là từ
Tâm trí cũng tách - từ phân định
Diễn nghĩa : Từ Bi giảng trong bài này là pháp tu. Hiệu quả của pháp tu này - là khi Từ định vị - thì Bi cũng định vị.

Muốn tu pháp định vị “Từ” “Bi”. Chúng ta phải tu từ bi trước => tu từ bi và tu định vịTừ - Bi” là hai pháp khác nhau.

“Từ” còn là _ cội gốc của chúng sanh.

Còn câu : “tâm trí cũng tách - từ phân định”. Là giảng trước cho chúng ta biết - sở dĩ tâm trí tách rời nhau - là do từ (sự) phân định. Vì trong bài này có giảng nói về tâm trí.


Các Bạn thấy ngay 4 câu đầu - chúng ta đã có 4 nghĩa về chữ “từ”

………………..-- “từ” là pháp tu định vị
………………..-- “từ” là từ bi
………………. -- “từ” là thời điểm, nơi chốn bắt đầu
………………..--“từ” là cội gốc

Cho nên, bài này mới đọc qua rất dễ bị rối. Nhưng “rối” này là có dụng ý nên nếu các Bạn kiên trì sẽ gặt được kết quả. Vì d/đ đã từng có trải nghiệm qua.



<sup>5./</sup>Từ là cõi vô vô hư thực
Chỉ có từ nghĩa chắc bền lâu
từ đó khắc ghi chân tướng
Nhận từ tâm - cũng chỉ chữ từ
Diễn nghĩa : giải thích cho chúng ta biết - chúng ta nghe nhận được lời Phật truyền tâm [nhận từ tâm] là do nhờ vào “từ” cõi vô vô hư thực

Và chỉ có “từ cõi vô vô hư thực - mới có nghĩa chắc bền lâu.
Sở dĩ “từ” cõi vô vô hư thực có được nghĩa chắc bền lâu. Là vì “từ”cõi vô vô hư thực - khắc ghi chân tướng

Và theo ý lời thì “từ” cõi vô vô hư thực - cũng là “từ” cội gốc của chúng sanh [đã giảng ở câu 4]

Cho nên, 4 câu này giảng cho chúng ta biết : muốn nghe nhận được lời truyền tâm của Phật - chúng ta phải đạt [hay trở về] _ “từ” cội gốc. “Từ” cội gốc này - là thuộc về cõi vô vô hư thực. Không phải “từ” của thế gian



<sup>9./</sup>Từ - phân định không cao không thấp
Từ - cội nguồn, từ tín, từ tâm
Từ - không mang ảo vọng chúng sanh
Từ - phẳng lặng, tâm từ phẳng lặng
Diễn nghĩa : Sự phân định của “từ” cõi vô vô hư thực - là không phân định cao thấp.

Sở dĩ“từ”cõi vô vô hư thực… không phân định cao thấp. Là vì “từ” của cõi vô vô hư thực - là từ tín, từ tâm.

“Từ” cõi vô vô hư thực - cũng là “từ” cội nguồn. Đặc điểm của “Từ”cõi vô vô hư thực - là không mang ảo vọng chúng sanh

Và khi “từ” cội nguồn… phẳng lặng - không mang ảo vọng chúng sanh ; thì tâm từ cũng sẽ phẳng lặng

Cho nên, 4 câu này dạy chúng ta : muốn tu tâm từ phẳng lặng chúng ta cũng phải tu học để trở về “từ” cội gốc. Khi trở về được với “từ” cội gốc của cõi vô vô hư thực - thì chúng ta nghe nhn đưc lời truyền tâm của Pht. Vì lúc bấy giờ tâm từ của chúng ta đã phẳng lặng.
Còn từ tín, từ tâm thì sau này chúng ta sẽ hiểu - như là việc tâm trí tách rời nhau [giảng ở câu 4] vậy.




<sup>13./</sup> Khởi đầu từ - phải có chữ bi
bi đó hư hư thật thật
Bi là giả danh, không là thật
Chỉ vì từ thấu hiểu tâm Ta [Vì bài này Thầy _ d/đ dạy d/đ. Nên chữ Ta trong bài này là danh xưng của Thầy _ d/đ nói với d/d]
Diễn nghĩa : Khởi đầu của pháp tu trở về sự phẳng lặng của “từ” cội nguồn - là tu chữ bi

Tuy nói tu chữ bi. Nhưng thật ra chữ bi chúng ta cần phải tu - chỉ là giả danh, hư hư thật thật….

Sở dĩ nói “bi” là giả danh, không phải thật. Là vì chúng ta thấu hiểu tâm của Thầy _ d/đ hay nhận từ tâm [lời Phật truyền tâm] - là do nhờ vào “từ” cội nguồn ; không phải do chúng ta tu chữ bi.

Nhưng vì nếu chúng ta không tu “bi”giả danh _ không thật này. Thì không thể tu pháp trở về “từ” cội nguồn.
Vì vậy, dầu
“bi” không là thật - chúng ta cũng vẫn phải tu học.



Và d/đ đã ứng dụng lời dạy này đối với lời đức Phật giảng về các pháp tướng. Do đó, đối với lời đức Phật Thích Ca giảng về pháp tướng hay pháp vô tướng - d/đ cũng đều kính tin.

Và pháp tu trở về “từ” cội nguồn cũng là pháp tu tâm từ phẳng lặng [không chạy theo vọng tưởng]

Cho nên, 4 câu này xác định với chúng ta - về điều đã giảng ở 4 câu trước. Đó là, pháp tu trở về “từ” cội nguồn và pháp tu “tâm từ” không chạy theo vọng tưởng ; là cùng chung một pháp tu. Đồng thời, dạy chúng ta : muốn tu “pháp có hai hiệu quả ” này - thì cần phải tu chữ bi trước.



<sup>17./</sup> từ đó phân làm ba nghĩa
Từ ở tâm, từ ý lẫn lời
Từ ở tâm ngộ nhập là từ
Từ là ý thoát khai mộng tưởng
Diễn nghĩa : “Từ” của pháp tu trở về “từ” cội nguồn - phân làm ba nghĩa : từ tâm, từ ý, từ lời.

Nếu “từ” ở tâm - ngộ nhập thì đó _ là “từ” cội nguồn ; “từ” cõi vô vô hư thực ; “từ” không mang ảo vọng chúng sanh.

Còn “từ” là ý - thì thoát khai mộng tưởng => do “từ ý” chúng ta thoát khỏi mộng tưởng. Do thoát khỏi mộng tưởng - chúng ta trở về được với “từ” cội nguồn cõi vô vô hư thực, không mang ảo vọng chúng sanh.


Cho nên, 4 câu này cho chúng ta biết “từ” của pháp tu “có hai hiệu quả” - tâm từ phẳng lặng và trở về “từ” cội nguồn - có ba nghĩa : từ tâm, từ ý, từ lời.

Và dạy chúng ta : muốn tâm ngộ nhập “từ” không mang ảo vọng chúng sanh - thì chúng ta phải hiểu ý từ.

========

Như vậy, thì các Bạn thấy - từ câu 1 đến câu 20 : cho chúng ta biết nội dung của bài “Từ Bi là gì ?” _ là giảng nói về pháp tu. Hiệu quả của pháp tu này - là khi định vị được Từ_ thì Bi cũng định vị. Cho nên, chúng ta chỉ cần hiểu và tu tập “Từ” ; thì cũng sẽ có luôn quả “Bi”. Nghĩa là pháp tu giảng trong bài “Từ Bi là gì ?” - cũng có hai hiệu quả.

Muốn định vị TừBi - chúng ta phải tu “từ bi” trước.

Muốn tu “từ bi” thì chúng ta phải tu pháp trở về “từ” cội nguồn. “Từ” cội nguồn _ là của cõi vô vô hư thực. Đặc tính “từ” cội nguồn - là : khắc ghi chân tướng, nghĩa chắc bền lâu, không mang ảo vọng chúng sanh… Ngoài ra, “từ” cội nguồn này - còn giúp chúng nhận hiểu được lời truyền tâm của Phật.

Muốn tu pháp trở về “từ” cội nguồn. Chúng ta phải tu chữ “bi” trước. Tuy nhiên, “bi” chỉ là giả danh, không phải thật. Nhưng nếu chúng ta không tu chữ “bi” thì sẽ không thể tu _ pháp trở về “từ” cội nguồn.

Khi nào “từ” cội nguồn phẳng lặng - thì tâm từ cũng phẳng lặng [không chạy theo vọng ảo] => pháp tu trở về “từ” cội nguồn của pháp tu từ bi - tương đương với pp tu Thiền.

Và tìm hiểu “ý từ” cũng là bước đầu của một phương pháp tu Thiền - có hai hiệu quả : vừa trở về “từ” cội nguồn ; vừa đạt được “tâm từ” phẳng lặng [không chạy theo ảo vọng]


Cho nên, trong bài này ngoài chữ "từ" có nhiều nghĩa khác nhau - thì "bi" cũng có nhiều nghĩa khác nhau...
..........bi
của pháp tu định vị
..........bi của từ bi
..........bi
của pháp tu _ chữ từ _ của từ bi
.
Do đó, d/đ cũng đã phải mất nhiều thời gian mới tìm ra được chỗ hợp nhầt của bài "Từ Bi là gì ?" này.



Còn từ lời - giảng ở phần sau…
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113




bockhoi_zps06d11e2b.jpg


Kính cô Diệu Đức !
Đây là ảnh hoatihon tự chụp, sau khi đọc xong bài giảng của cô.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn hoatihon,

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> dieuduc không ngạc nhiên khi nhìn thấy tấm ảnh Bạn tự chụp sau khi đọc bài của d/đ. Nhưng d/đ nghĩ cũng nên đính chánh với Bạn - là d/đ chỉ chia sẻ bài d/đ được học. Và d/đ chỉ nói lên chỗ hiểu của d/đ chứ không phải d/đ giảng. Vì bài này là của Thầy _d/đ. Rất tiếc là Bạn đã không hiểu được thành ý của d/đ. Cám ơn Bạn đã vào xem…

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
P

phamvandung57

Guest
nói riêng với DĐ


Bài này là một trong những bài Thầy của d/đ dùng làm phương tiện để dạy d/đ tu tâm thanh tịnh. Vì trong bài này có rất nhiều chữ TỪ mà nghĩa của chữ TỪ trong mỗi câu lại khác nhau. Do đó, nếu tâm không tịnh - sẽ không có được chỗ hiểu hợp nhất.


.........

.........

.........


Còn từ lời - giảng ở phần sau…
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Phật chưa bao giờ nói như thế. Chỉ có Ma mới nói như thế.
Từ Bi của Phật là buông xả , cái buông xả cũng buông xả luôn, ngay cái buông xả luôn cũng buông xả luôn thì mới đúng là Từ Bi . Chớ có dài dòng làm chi cho tốn bút mực
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn phamvandung57,

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Cám ơn Bạn bạn đã ghé đọc. Nhưng có điều d/đ muốn biết - Bạn nói bài d/đ là lời Ma nói. Vậy Bạn có thể chỉ cho d/đ biết Bạn căn cứ vào điểm nào để Bạn biết lời nào của Ma nói, lời nào của Phật nói. Vì Bạn không thể tùy tiện muốn nói lời nào của Ma, lời nào của Phật theo ý của mình mà được.

Còn Bạn nói :

Từ Bi của Phật là buông xả, cái buông xả cũng buông xả luôn, ngay cái buông xả luôn cũng buông xả luôn thì mới đúng là Từ Bi.
Thì xin Bạn cho d/đ biết lời này Bạn trích trong kinh nào - để d/đ có dịp trình bày chỗ hiểu của d/đ về lời giảng này. Còn nếu đó là chỗ Bạn nghe nói thì d/đ không làm khó Bạn. Chỉ mong Bạn nhận ra Bạn và d/đ không những không cùng duyên - mà còn là không đi chung đường nữa. Vì,

………….Nếu Bạn là Phật tử - thì d/đ là Ma quân.
.................Nếu d/d là Phật tử - thì Bạn là Ma quân.

Vì vậy, đừng làm hao dung lượng của diễn đàn và cũng mất đi thời gian quí báu của người tu học Phật đạo.

Thân chào
 
P

phamvandung57

Guest
nói với D Đ

Chào bạn phamvandung57,

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Cám ơn Bạn bạn đã ghé đọc. Nhưng có điều d/đ muốn biết - Bạn nói bài d/đ là lời Ma nói. Vậy Bạn có thể chỉ cho d/đ biết Bạn căn cứ vào điểm nào để Bạn biết lời nào của Ma nói, lời nào của Phật nói. Vì Bạn không thể tùy tiện muốn nói lời nào của Ma, lời nào của Phật theo ý của mình mà được.

Còn Bạn nói :

Thì xin Bạn cho d/đ biết lời này Bạn trích trong kinh nào - để d/đ có dịp trình bày chỗ hiểu của d/đ về lời giảng này. Còn nếu đó là chỗ Bạn nghe nói thì d/đ không làm khó Bạn. Chỉ mong Bạn nhận ra Bạn và d/đ không những không cùng duyên - mà còn là không đi chung đường nữa. Vì,

………….Nếu Bạn là Phật tử - thì d/đ là Ma quân.
.................Nếu d/d là Phật tử - thì Bạn là Ma quân.

Vì vậy, đừng làm hao dung lượng của diễn đàn và cũng mất đi thời gian quí báu của người tu học Phật đạo.

Thân chào
Muốn biết lời nào là Ma nói , lời nào là Phật nói thì hãy tự hỏi mình: không nghĩ thiện , không nghĩ ác cái gì là bản lai diện mục của Diệu Đức? nếu đáp được thì sẽ rõ.
Còn bạn chắc chắn là không cùng đường với tôi
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính chị Diệu Đức

Kính anh Phamvandung57

Kính bạn Hoatihon

Spl thấy bàn gay quá nên cũng xin có ý kiến
Về từ bi , thì theo spl bao gồm hai loại
- Từ :ban vui cho người
-Bi : Bạt khổ cho người

Còn nếu xét về phương diện từ bi là hai trong Tứ Vô Lượng Tâm của Bồ Tát đạo :Từ - Bi -Hỷ - Xả
thì
- Từ vô lượng : ban vui cho vô lượng chúng sinh
- Bi vô lượng : diệt khổ cho vô lượng chúng sinh

Đây là nghĩa thứ nhất
Nghĩa thứ hai :
- Từ là tâm muốn diệt khổ , ban vui cho Vô Lượng Chúng Sinh
- Bi là tâm muốn diệt khổ ban vui cho mỗi chúng sinh riêng lẻ

diệu đức đã viết:
Khởi đầu của pháp tu trở về sự phẳng lặng của “từ” cội nguồn - là tu chữ bi

Tuy nói tu chữ bi. Nhưng thật ra chữ bi chúng ta cần phải tu - chỉ là giả danh, hư hư thật thật….

Sở dĩ nói “bi” là giả danh, không phải thật. Là vì chúng ta thấu hiểu tâm của Thầy _ d/đ hay nhận từ tâm [lời Phật truyền tâm] - là do nhờ vào “từ” cội nguồn ; không phải do chúng ta tu chữ bi.

Nhưng vì nếu chúng ta không tu “bi”giả danh _ không thật này. Thì không thể tu pháp trở về “từ” cội nguồn.
Vì vậy, dầu “bi” không là thật - chúng ta cũng vẫn phải tu học.

Chữ TỪ mà chị d/đ nói là "cội nguồn ", là nghĩa chân tâm ?
Muốn được trở về cội nguồn , là phải tu BI, như vậy Từ và Bi đi liền với nhau là nghĩa của Từ Bi
Tu Bi thì được Từ
Tu BI là gì ?Là tu tất cả các Thiện pháp nhưng không Chấp vào đó ( vì biết đó - thiện pháp , tâm bi - chỉ là giả danh )

Còn Anh Văn Dũng nói : Không nghĩ thiện , không nghĩ ác , là có bản lai diện mục của mình .

Điều này thì là pháp tu Thiền .Nhưng Thiền chỉ là một trong sáu pháp Ba la mật của Bồ tát đạo, gồm có :Bố Thí- Trì Giới- Nhẫn Nhục - Thiền Định- Tinh Tấn - Trí Tuệ .

Theo spl thấy thì trong khi chị Diệu Đức nói về pháp tu Bồ tát đạo , thì anh Văn Dũng chỉ nói về pháp môn Thiền .

"Ly kinh nhất tự đồng ma thuyết ". Nhưng lời giảng trên có phải là trái ngược với lời Phật dạy không , nếu là trái ngược với Phật pháp thì mới nên vội kết luận là ma pháp.
Còn vẫn không sai với Phật pháp thì không kết luận vội .Hy vọng anh Văn Dũng chấp nhận lời này.Kính.

 
P

phamvandung57

Guest
lời nói cuối của bài này

Kính chị Diệu Đức

Kính anh Phamvandung57

Kính bạn Hoatihon

Spl thấy bàn gay quá nên cũng xin có ý kiến
Về từ bi , thì theo spl bao gồm hai loại
- Từ :ban vui cho người
-Bi : Bạt khổ cho người

Còn nếu xét về phương diện từ bi là hai trong Tứ Vô Lượng Tâm của Bồ Tát đạo :Từ - Bi -Hỷ - Xả
thì
- Từ vô lượng : ban vui cho vô lượng chúng sinh
- Bi vô lượng : diệt khổ cho vô lượng chúng sinh

Đây là nghĩa thứ nhất
Nghĩa thứ hai :
- Từ là tâm muốn diệt khổ , ban vui cho Vô Lượng Chúng Sinh
- Bi là tâm muốn diệt khổ ban vui cho mỗi chúng sinh riêng lẻ



Chữ TỪ mà chị d/đ nói là "cội nguồn ", là nghĩa chân tâm ?
Muốn được trở về cội nguồn , là phải tu BI, như vậy Từ và Bi đi liền với nhau là nghĩa của Từ Bi
Tu Bi thì được Từ
Tu BI là gì ?Là tu tất cả các Thiện pháp nhưng không Chấp vào đó ( vì biết đó - thiện pháp , tâm bi - chỉ là giả danh )

Còn Anh Văn Dũng nói : Không nghĩ thiện , không nghĩ ác , là có bản lai diện mục của mình .

Điều này thì là pháp tu Thiền .Nhưng Thiền chỉ là một trong sáu pháp Ba la mật của Bồ tát đạo, gồm có :Bố Thí- Trì Giới- Nhẫn Nhục - Thiền Định- Tinh Tấn - Trí Tuệ .

Theo spl thấy thì trong khi chị Diệu Đức nói về pháp tu Bồ tát đạo , thì anh Văn Dũng chỉ nói về pháp môn Thiền .

"Ly kinh nhất tự đồng ma thuyết ". Nhưng lời giảng trên có phải là trái ngược với lời Phật dạy không , nếu là trái ngược với Phật pháp thì mới nên vội kết luận là ma pháp.
Còn vẫn không sai với Phật pháp thì không kết luận vội .Hy vọng anh Văn Dũng chấp nhận lời này.Kính.

Phật muốn chúng ta được như Phật mới dùng đủ phương tiện. Nhưng qua quá trình dạy từ thấp lên cao, Phật cuối cùng mới nói pháp Tu Tối thượng Thừa là để cho mọi người được như Phật ( Tổ Sư Thiền ). Vì chính Phật nói mọi chúng sinh vốn có sẵn đức tướng Như Lai , không thua kém gì Phật. Mà Phật là Giác ngộ: là giác ngộ cái bản tâm vốn sẵn có chẳng sinh chẳng diệt. cái bản Tâm đó xưa nay rỗng rang không một vật, không hình không tướng... cũng gọi là Tâm Bồ Đề. mà Bồ Đề cũng là GIác Ngộ. Mà tận cùng của Giác Ngộ là Vô Sở Đắc vì tất cả đã có sẵn không thiếu không dư. Nên đừng có mống khởi một điều gì cả , kể cả mống khởi về Phật cũng không được huống là mống khời về Từ Bi. nay tu theo TỔ SƯ THIỀN là theo con đường ngắn nhất để thành Như Phật. tôi không có ý định nói pháp gì cả, vì qua quá trình vào diễn đàn , tôi biết rất rõ mọi người đang đi con đương nào. nay chỉ vậy thôi , mọi người tự biết nên như thế nào cho đúng với mình. còn mọi bàn luận chỉ đưa đến luân hồi chứ chẳng ích gì. chỉ có điều nói với mọi người là chúng ta may mắn mới có kiếp này làm người, đừng bỏ lỡ cơ hội hiếm có này mà thôi. lời nói này là lời nói rút ra từ chính bản thân tôi, mong mọi người hiểu được lòng thành này
 
P

phamvandung57

Guest
trả lời Thành Tâm

Thưa anh phamvandung57!
Nếu anh muốn hiểu mọi người trên diễn đàn ,anh nên đọc chủ đề này, nếu có thời gian anh nên đọc kỹ vì chủ đề rât dài :
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?15211-Cùng-tìm-hiểu-Tuyệt-Quán-Luận

Thành Tâm kính !

Đọc kinh sách là lĩnh hội được yếu chỉ Phật Pháp. Mà Phật Pháp thì vốn lời mà không lời. nghĩa là quay vào tự tánh . nay lại cứ bám theo mặt chữ mà suy luận thì chỉ thêm một cái đầu nữa, như thế có phải là thừa không. hãy chấm dứt mọi vọng niệm dù là nghĩ đến Phật hay cái gì mà hay hơn cả Phật thì cũng bỏ. Đối với người hiểu Pháp , biết tu thì không có lắm lời. cốt sao thấy tánh thì mọi điều đều sáng tỏ. mà muốn thấy tánh thì phải bặt suy lường, nghĩa là: lìa tứ cú tuyệt bách phi. thôi nhé ai theo kiểu nào thì cứ thế mà hành , khỏi cần đúng sai
 

thanh tam

Registered
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2011
Bài viết
66
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Đọc kinh sách là lĩnh hội được yếu chỉ Phật Pháp. Mà Phật Pháp thì vốn lời mà không lời. nghĩa là quay vào tự tánh . nay lại cứ bám theo mặt chữ mà suy luận thì chỉ thêm một cái đầu nữa, như thế có phải là thừa không. hãy chấm dứt mọi vọng niệm dù là nghĩ đến Phật hay cái gì mà hay hơn cả Phật thì cũng bỏ. Đối với người hiểu Pháp , biết tu thì không có lắm lời. cốt sao thấy tánh thì mọi điều đều sáng tỏ. mà muốn thấy tánh thì phải bặt suy lường, nghĩa là: lìa tứ cú tuyệt bách phi. thôi nhé ai theo kiểu nào thì cứ thế mà hành , khỏi cần đúng sai

Thưa anh phamvandung57!
Tôi đâu có bàn luận gì về Phật pháp đâu , tôi chỉ muốn nói rằng khi anh đã tham gia diễn đàn để trao đổi với mọi người , thì anh cũng nên biết rằng trên diễn đàn có rất nhiều người Phật pháp uyên thâm ,công phu tu tập sâu sắc nhưng vẫn luôn khiêm hạ , giúp đỡ mọi người tu học mang lại lợi ích cho diễn đàn ( đọc chủ đề đã nêu anh sẽ rõ ) còn riêng anh thì cứ như trên mây vậy , luôn cố nói những câu tỏ ra thâm sâu ( quả thực những câu như vậy tôi cũng nghe nhiều người nói lắm rồi ) không muốn cho ai hiểu và cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho ai cả .

Thành Tâm kính !
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Phật muốn chúng ta được như Phật mới dùng đủ phương tiện. Nhưng qua quá trình dạy từ thấp lên cao, Phật cuối cùng mới nói pháp Tu Tối thượng Thừa là để cho mọi người được như Phật ( Tổ Sư Thiền ). Vì chính Phật nói mọi chúng sinh vốn có sẵn đức tướng Như Lai , không thua kém gì Phật. Mà Phật là Giác ngộ: là giác ngộ cái bản tâm vốn sẵn có chẳng sinh chẳng diệt. cái bản Tâm đó xưa nay rỗng rang không một vật, không hình không tướng... cũng gọi là Tâm Bồ Đề. mà Bồ Đề cũng là GIác Ngộ. Mà tận cùng của Giác Ngộ là Vô Sở Đắc vì tất cả đã có sKẵn không thiếu không dư. Nên đừng có mống khởi một điều gì cả , kể cả mống khởi về Phật cũng không được huống là mống khời về Từ Bi. nay tu theo TỔ SƯ THIỀN là theo con đường ngắn nhất để thành Như Phật. tôi không có ý định nói pháp gì cả, vì qua quá trình vào diễn đàn , tôi biết rất rõ mọi người đang đi con đương nào. nay chỉ vậy thôi , mọi người tự biết nên như thế nào cho đúng với mình. còn mọi bàn luận chỉ đưa đến luân hồi chứ chẳng ích gì. chỉ có điều nói với mọi người là chúng ta may mắn mới có kiếp này làm người, đừng bỏ lỡ cơ hội hiếm có này mà thôi. lời nói này là lời nói rút ra từ chính bản thân tôi, mong mọi người hiểu được lòng thành này


Kính Anh Phamvandung
Tại vì trước , Chị D/Đ đưa câu hỏi , "Từ Bi là gì ?"Theo sự hiểu của SPL , Từ Bi là một phép Quán , để có được tâm Từ , và Tâm Bi ,đối với vô lượng chúng sanh , trong đó có chính mình .Đây là một phép quán rất hiệu nghiệm để tu .Còn anh nói tu con đường ngắn nhất để thành như Phật là phép Tổ Sư Thiền .Chỗ này SPL có nhiều ý muốn góp .Trước hết , spl vẫn phân biệt phép Thiền của Lục Tổ , và phép Tham Tổ Sư Thiền là hai pháp Thiền khác nhau , tuy cùng một mục đích chứng ngộ chân tâm .Nhưng vẫn thấy anh cho là hai phép thiền đó đồng ?Và khi nào có dịp sẽ trình bày thêm về suy nghĩ về Thiền .Sau đây phớt qua để đi vào ý khác- Theo chúng ta biết trong kinh nói , đức Lục Tổ là một vị Cổ Phật thị hiện , chứ không phải là người thường như chúng ta.Còn anh nói pháp tu quán Từ Bi , hay xem kinh bàn luận là còn luân hồi thì không đồng ý lắm.Bất cứ pháp nào cũng còn luân hồi hay không còn luân hồi , đó là hạnh nguyện thôi .Hay bất cứ pháp tu nào cũng dẫn đến chánh hay dẫn đến tà là do người hành , chứ không do pháp môn .
Thí dụ như pháp tu thiền thì cũng dễ lạc vào một trạng thái bên ngoài đạo như được gọi là ngoan không ,tùy theo người hành ,do đó điều quyết định tu thành hay không là do người hành có tư duy đúng đường , có bất thối chuyển hay không , không phải do bản chất của pháp môn.
Vài hàng kính góp ý và xin lấy ý bỏ lời
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Thưa anh phamvandung57!
Tôi đâu có bàn luận gì về Phật pháp đâu , tôi chỉ muốn nói rằng khi anh đã tham gia diễn đàn để trao đổi với mọi người , thì anh cũng nên biết rằng trên diễn đàn có rất nhiều người Phật pháp uyên thâm ,công phu tu tập sâu sắc nhưng vẫn luôn khiêm hạ , giúp đỡ mọi người tu học mang lại lợi ích cho diễn đàn ( đọc chủ đề đã nêu anh sẽ rõ ) còn riêng anh thì cứ như trên mây vậy , luôn cố nói những câu tỏ ra thâm sâu ( quả thực những câu như vậy tôi cũng nghe nhiều người nói lắm rồi ) không muốn cho ai hiểu và cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho ai cả .

Thành Tâm kính !


Hiện tựong bạn P.V.Dũng gọi là "Ngộ chữ".

Đọc nhiều,hiểu nhiều...nên cứ tưởng là mình đã đắc Đạo,cho nên cái Tâm rơi vào lỗi "cóng cao ngã mạn" lúc nào không hay.

Thích nói chuyện,bàn luận những vấn đề cao siêu trong khi bản thân mình chưa tu tập đến nơi đến chốn.

Tâm mình chưa định nhưng đã muốn HOẰNG PHÁP cho người khác thành ra gây phản cảm.
 
P

phamvandung57

Guest
Gửi Minh Định

Hiện tựong bạn P.V.Dũng gọi là "Ngộ chữ".

Đọc nhiều,hiểu nhiều...nên cứ tưởng là mình đã đắc Đạo,cho nên cái Tâm rơi vào lỗi "cóng cao ngã mạn" lúc nào không hay.

Thích nói chuyện,bàn luận những vấn đề cao siêu trong khi bản thân mình chưa tu tập đến nơi đến chốn.

Tâm mình chưa định nhưng đã muốn HOẰNG PHÁP cho người khác thành ra gây phản cảm.

Bạn nói tôi" Ngộ chữ" chắc bạn thì "Mê Chữ". riêng tôi thì chẳng Mê Chẳng Ngộ
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn suongphale,
Chào các Bạn,


Cảm ơn các Bạn đã ghé đọc và bạn suongphale đã giải thích giúp dùm d/đ.
d/đ trích giải 20 câu đầu của bài “Từ Bi là gì ?” chỉ để chia sẻ với các Bạn về phương tiện tu học của d/đ. Vì với một bài dài 224, 448 câu mà chỉ có 20 câu đầu thì cũng chưa hết phần mở đề. Nên không thể tròn một ý nào cả. d/đ hy vọng qua 20 câu đầu các Bạn cảm nhận được ưu điểm của bài. Nhưng… d/đ một lần nữa bị thất vọng.

Bạn suongphale mến,
Thật ra, điều mà d/đ học được về từ bi - là nếu muốn tu pháp Đại thừa - chúng ta cần phải có từ bi. Nhưng từ bi này không phải là tâm từ bi - ưa thích làm việc thiện.

Vì khi luận về Từ - thì có : từ ở tâm, ý của từ, từ là lời [từ ngữ]. Và d/đ đọc hiểu được :

Từ ở tâm ngộ nhập - là Từ cội nguồn.
Ý của từ - giúp chúng ta ra khỏi mộng tưởng
Còn từ là lời - thì chỉ gọi giả danh.

Gọi từ là lời _ giả danh. Vì do nhờ nghe lời giảng mà chúng ta phát xuất lòng nhân. Và do hiểu được ý từ [cũng nhờ vào lời giảng] mà chúng ta thoát khỏi mộng tưởng. Nên không thể nói hư dối.

Nhưng vì do từ chỗ không có lòng nhân mà chúng ta phát xuất lòng nhân - nên lòng nhân phát xuất từ việc nghe lời giảng là trước không sau có. Vì vậy, cũng không thể nói là thật.

Do đó, lời Phật giảng không thể nói là hư hay thật. Và do vì không thể nói hư hay thật nên mới tạm gọi _ giả danh.

Trong khi chúng ta vẫn thường gọi tâm lành [ưa thích làm việc thiện] - là tâm từ bi. Nhưng vì, chúng ta ưa thích làm việc thiện là do nghe lời Phật giảng. Và tâm lành đó cũng trước không sau có.

Cho nên, tâm từ bi mà chúng ta thường dùng để gọi người ưa làm việc thiện - cũng chỉ giả danh. Và vì giả danh nên tâm từ bi dùng để gọi tâm lành - chỉ là từ ngữ - không phải tâm từ bi trong tứ tâm vô lượng : từ, bi, hỷ, xả, của Như Lai.

Do đó, từ bi không phải chỉ có một nghĩa duy nhất. Và việc chúng ta ưa thích làm việc thiện - cũng chưa phải là nền tảng để chúng ta - tu học pháp Đại thừa.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->từ ngữ [lời giảng] là giả danh - nên tất nhiên chúng ta phải buông bỏ. Nhưng chúng ta phải hội đủ những yếu tố nào - mới có thể buông bỏ ; và làm sao để buông bỏ - các Bạn có nghĩ qua chăng ?

Thân kính
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Thưa cô Diệu Đức,minđịnh xin chen ngang nói theo cách hiểu của mình về Từ Bi là gì?

Từ Bi có nghĩa là xả,bỏ.
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chào bạn suongphale,
Chào các Bạn,

Cảm ơn các Bạn đã ghé đọc và bạn suongphale đã giải thích giúp dùm d/đ. d/đ trích giải 20 câu đầu của bài “Từ Bi là gì ?” chỉ để chia sẻ với các Bạn về phương tiện tu học của d/đ. Vì với một bài dài 224, 448 câu mà chỉ có 20 câu đầu thì cũng chưa hết phần mở đề. Nên không thể tròn một ý nào cả. d/đ hy vọng qua 20 câu đầu các Bạn cảm nhận được ưu điểm của bài. Nhưng… d/đ một lần nữa bị thất vọng.

Bạn suongphale mến,
Thật ra, điều mà d/đ học được về từ bi - là nếu muốn tu pháp Đại thừa - chúng ta cần phải có từ bi. Nhưng từ bi này không phải là tâm từ bi - ưa thích làm việc thiện.

Vì khi luận về Từ - thì có : từ ở tâm, ý của từ, từ là lời [từ ngữ]. Và d/đ đọc hiểu được :

Từ ở tâm ngộ nhập - là Từ cội nguồn.
Ý của từ - giúp chúng ta ra khỏi mộng tưởng
Còn từ là lời - thì chỉ gọi giả danh.

Gọi từ là lời _ giả danh. Vì do nhờ nghe lời giảng mà chúng ta phát xuất lòng nhân. Và do hiểu được ý từ [cũng nhờ vào lời giảng] mà chúng ta thoát khỏi mộng tưởng. Nên không thể nói hư dối.

Nhưng vì do từ chỗ không có lòng nhân mà chúng ta phát xuất lòng nhân - nên lòng nhân phát xuất từ việc nghe lời giảng là trước không sau có. Vì vậy, cũng không thể nói là thật.

Do đó, lời Phật giảng không thể nói là hư hay thật. Và do vì không thể nói hư hay thật nên mới tạm gọi _ giả danh.

Trong khi chúng ta vẫn thường gọi tâm lành [ưa thích làm việc thiện] - là tâm từ bi. Nhưng vì, chúng ta ưa thích làm việc thiện là do nghe lời Phật giảng. Và tâm lành đó cũng trước không sau có.

Cho nên, tâm từ bi mà chúng ta thường dùng để gọi người ưa làm việc thiện - cũng chỉ giả danh. Và vì giả danh nên tâm từ bi dùng để gọi tâm lành - chỉ là từ ngữ - không phải tâm từ bi trong tứ tâm vô lượng : từ, bi, hỷ, xả, của Như Lai.

Do đó, từ bi không phải chỉ có một nghĩa duy nhất. Và việc chúng ta ưa thích làm việc thiện - cũng chưa phải là nền tảng để chúng ta - tu học pháp Đại thừa.

từ ngữ [lời giảng] là giả danh - nên tất nhiên chúng ta phải buông bỏ. Nhưng chúng ta phải hội đủ những yếu tố nào - mới có thể buông bỏ ; và làm sao để buông bỏ - các Bạn có nghĩ qua chăng ?

Thân kính

Thưa Chị D/Đ
Theo SPL thì tu theo pháp Đại Thừa chúng ta nên làm việc thiện , nhưng trên tinh thần phát tâm Bồ Đề , không trên tinh thần cầu phúc thế gian.
Từ bi là làm việc thiện , trước hết hãy làm việc thiện với chính mình .Nhưng câu này và ý này cũng là con dao hai lưỡi .Vì làm việc thiện với chính mình không phải là ích kỷ bo bo lo cho chỉ một mình mình, dễ bị hiểu lầm lắm
Em hiểu ý chị nói gì về từ bi là giả danh , nhưng từ bi như chị nói , có nhiều nghĩa
SPL chỉ có bấy nhiêu lời .
Kính
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Minh Định,

Từ Bi có nghĩa là xả,bỏ.

Vâng, đó cũng là một nghĩa của từ bi. Còn nghĩa từ bi d/đ chia sẻ là do d/đ học hiểu. Do đó, d/đ có kèm theo lời giải thích rõ ràng - để các Bạn tham khảo. Cám ơn Bạn đã góp lời
Thân
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bạn Minh Định,



Vâng, đó cũng là một nghĩa của từ bi. Còn nghĩa từ bi d/đ chia sẻ là do d/đ học hiểu. Do đó, d/đ có kèm theo lời giải thích rõ ràng - để các Bạn tham khảo. Cám ơn Bạn đã góp lời
Thân

Xin lỗi cô Diệu Đức,minhđịnh đọc thêm 1 lần nữa mới đại khái hiểu ý cô như sau:

Muốn trở về Từ_cội nguồn của bản tâm thì phải tu Bi,mà muốn từ Bi mà đạt được Từ_cội nguồn thì cần phải làm cho Bi không phải do 1 lực nào tác động,mà tự bản thân Bi phải tự phát khởi từ cội nguồn bản tâm.

Ba la mật.

Quả là sa vào mề hồn trận của từ ngữ khiến dễ bị rối.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên