Biết vọng đừng theo (VQ đổi TĐ)

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Mình chia sẻ bài viết của một bạn đạo hữu bên thegioivohinh.com, thấy có ích
Đây là các giai đoạn 1 hành giả phải trải qua, dù mật tông, thiền hay niệm Phật:

+ Giai đoạn 1: là phàm phu
+ Giai đoạn 2: là bậc thâm nhập kiến tánh
+ Giai đoạn 3: là hàng đại Bồ-Tát
+ Giai đoạn 4: là bậc Như-Lai

#=====================================#

- Vũ trụ bao gồm 1 chu kỳ: thành, trụ, hoại, không. Đó mới là 1 kiếp chư Phật nói tới. Vì kiếp có 3 hạng:
+ Tiểu kiếp : 16 triệu 800 nghìn năm trên địa cầu.
+ Trung kiếp : 334 triệu năm trên địa cầu
+ Đại kiếp : 1 tỷ 334 triệu năm trên địa cầu

- Thiên Ma Ba Tuần là ma vương trong tam giới vũ trụ thống trị TAM GIỚI. Tuổi ông ấy là 9 tỷ 216 triệu năm tính theo cõi trời .

- Khi xưa ông Ta tu hành đạt đến hàng đại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, thời gian tu hành 4 đại A Tăng kỳ kiếp trên Trái Đất nhưng ko thành Phật nên ông ta sanh tâm thối chuyển và ghen tị với Phật.
Đức Như lai cuả chúng ta (Phật Thích-Ca hành trì 30 a tăng kỳ kiếp), viên mãn 10 pháp ba-la-mật, mỗi pháp như vậy Như Lai làm trọn vẹn 1000 lần cho mỗi hạnh.

- Còn thiên ma, mỗi mỗi chỉ trọn vẹn 1 lần. 1 a tăng kỳ tức là số 1 thêm 48 con số 0 ở sau, vậy ma vương đã tu Mật pháp, các bí mật hạnh xuyên suốt trong 4 x 10^48 x 1 tỷ 334 triệu năm trên TRÁI ĐẤT, trừ LẬU TẬN MINH ra Ma vương ko hề thua PHẬT PHÉP GÌ.

- Còn NHƯ LAI thì: 30 x 10^48 x 1 tỷ 334 triệu năm trái đất. Vậy ma vương chi hoàn thành có 1 lần thôi.

- Do vì lẽ đó mà dù trời Đại Phạm Thiên ( tức thần Shiva bên Ấn độ) ở cung trời Vô Sắc Giới cũng không phải đối thủ cuả THIÊN MA………

#=====================================#

- Khi ta dùng 1 thần chú ngồi luyện bằng cái tà tâm, thì tư tưởng này phóng toả ra không gian rồi, do Thiên ma ba tuần cùng quân binh ông ta đều có thần thông mà cái niệm ta mong cầu hiện ra giữa trời như vậy, THIÊN MA liên gá vào tư tưỡng làm cho ta hành trì các pháp Thần thông như : làm cho ta thấy linh nghiệm, làm cho thấy mình hơn người, làm cho thấy mình có năng lực khiến ai cũng nghe, không cần giữ oai nghi, giới luật, xem thường sư tăng, lên đến mức xem ta là vô thượng sư , hay Đai Bồ Tát, liền tự xưng hô đủ thứ, chưa đạt nói đạt , mắc tội đại vọng ngữ, chết vào ngục vô gián, A tỳ. Vì vậy theo năm tháng càng hành trì càng mầu nhiệm nên ai cũng nói Thầy đó linh lắm, hô đâu trung đó, lật sách ra thấy Mật Tông Phật dạy ta đều làm được…………Ta sẽ nghĩ là TA TU ĐẠT RỒI.

- Có người bị nặng hơn, ngồi tưởng Bỗn tôn , kiết ấn niệm chú, ví dụ Tưởng PHẬT ĐẠI NHẬT, tưởng mãi thanh hình (thân hình), hiện ra không gian, nghĩa là Tâm phóng ra ngoài không gian liên kết với tưởng này.

- Bấy giờ, MA BA TUẦN nhìn thấy liền cười : HA HA HA HA! Nay có kẻ đang hành pháp quán tưởng sai, ta nên phương tiện gá vào tâm người nam / nữ, hay vị tỳ kheo, tỳ kheo ni này mà làm cho hắn được mọi sự mong cầu như ý, ta sẽ làm thế này : ta sẽ biến hóa ra bỗn tôn hắn, cho hắn thấy TA, do đây kẻ phàm phu này không sanh nghi ngờ, cho rằng ta đạt pháp được Phật thọ ký, khiến hắn hồn phách tiêu tan (tâm trí mê mờ), hiện đồ ác nghiệp lẫy lừng, chết vào đại địa ngục, vạn kiếp không gặp Phật pháp……HA HA HA HA. Nói lời ấy rồi , MA BA TUẦN liền phóng hào quang MA đỏ như máu và nóng bức vào Tâm kẻ ấy. Tức khắc hình thù quán tưởng ấy trở thành pháp tưởng MA……

- Sau khi vị hành giả nam, nữ, vị tỳ kheo, tỳ kheo ni ………trì pháp. Khi thấy mật chú Phật do kẻ này niệm đã tạm lắng vọng niệm, Thiên Ma Ba Tuần chờ khi nạn nhân bắt đầu Quán tưởng, liền hiện ra pháp tướng Tương ứng với Hành giả quán. Thiên ma do có tha tâm thông nên biết hết sở thích hành giả : Hắn liền hiện ra các sự vi diệu; Phóng quang lừa gạt Hành giả và nói bằng 1 giọng vang rền khiến hành giả giựt cả mình, giọng hắn vang rền trời: " NÀY CON, con thật là 1 hành giả chân thành, nay ta ban cho con PHÁP lành để cứu độ chúng sanh.

- Tại đây diễn ra 2 trường hợp:

+ TH1: hành giả sẽ kiểm chứng bằng cách nhớ lời Phật dạy xem THIÊN MA hay PHẬT cho nên niệm chú về phía hình Bổn tôn, dù cố gắng niệm, nhưng THIÊN MA vẫn trơ trơ, hành giả liền dùng mọi phương pháp đã biết, nhưng không có gì khác biệt, nên không còn sự nghi ngờ, liền đảnh lễ BỔN TÔN THIÊN MA BA TUẦN, ngay đây liền THẤY PHẬT do thiên ma biến HÓA ấn trên đảnh đầu , thiên ma lại hiện ra 1000 đức PHẬT khắp không trung, mỗi đức PHẬT có 1000 tùy hình hảo, hiện cả QUÁN-THẾ-ÂM Bồ-Tát , VĂN-THÙ, PHỖ HIỀN đây kín hư không (chỉ riêng hành giả thấy) và thọ ký cho hành giả đó.

Vị này nghe chư PHẬT đó thuyết pháp, rồi tự nhiên xuất sanh vô lượng trí tuệ, biện tài vô ngại, và các thần thông, 1000 chư PHẬT do Thiên ma hóa ra phóng "MA QUANG" làm hành giả này thấy thân mình trang nghiêm ngồi toà như đại Bồ-Tát, hắn nói “nay con đã là 1 vị PHÁP vương, con hãy đi cứu độ chúng sanh dạy cho họ vào nhà NHƯ-LAI, (ngồi tòa Như-Lai), mặc áo Như-Lai, và (THiên Ma)dạy họ rằng thân xác là đáng quý, NAM NỮ giao cấu là việc tự nhiên, không cần giữ giới luật, nhàm chán giao cấu là trái với tự nhiên, tự nhiên vốn là đạo, chỉ cần họ chịu nghe lời con, họ sẽ được giải thoát về với PHẬT(nghiã là về cõi cuả thiên ma mà hành giả lầm tưởng là coĩ Phật), thôi con hãy rộng trên chánh pháp…”

*** Đó là trường hợp các vị sư, các vị có Tông môn, các vị hành giả các dòng truyền thừa..

+ TH2: là KHÔNG THẤY THIÊN MA , nhưng bị nhiễm không hay biết. Khi hành giả càng hành trì , thì thiên ma sẽ làm cho hành giả lúc tác ý thì liền có linh ứng tức khắc. Hành giả bắt đầu ngã mạn rồi khởi TÀ TÂM đủ thứ, THIÊN MA khiến hành giả hành trì, đủ thứ phép thuật, hô mưa, gọi gió, hay triệu thỉnh đủ chuyện, khiến cho các bạn tác ý tranh đấu, chê bai chánh pháp, khiến các bạn suốt ngày luyện chú pháp, luyện đủ thứ, rồi khoe khoang đủ chuyện, cho đến xem ko ai bằng mình. Khiến bạn có thiên nhãn, biết quá khứ vị lai, xem đâu trúng đó, do thỏa mãn với các việc này, các bạn tự xem mình như Bồ Tát, thấy mình có thể cứu độ chúng sanh, hay biết "nhân quả", vì do pháp ma gia hộ, làm đâu trúng đó, đồ chúng càng đông.

Khi các bạn chìm trong ngã mạn, si mê, gây đủ ác nghiệp, khi chết bị đoạ vào địa ngục là THIÊN MA thành công rồi. Nó đã làm bạn thọ địa ngục như số cát sông hằng, rồi tới súc sanh, ngạ quỷ, biết lúc nào làm người đây? Dù làm người cũng ngu si, mang nhiều tật bệnh, nhà nghèo khổ đau, nhiều cái khổ thúc bách nên khiến phải làm ác nghiệp, lại vào địa ngục tiếp là như vậy đó.

=> Mục đích thiên ma là dựa vào tâm tham sân si mà tiêu diệt các hành giả tu theo PHẬT thời mạt pháp, cho nên nó làm vậy bạn sướng 1 đời mà đau khổ trăm ngàn kiếp nơi địa ngục a tỳ , ngạ quỷ, rồi súc sanh.

- Nay nói rõ về chữ KIẾP (KALPA) trong đạo Phật, 1 kiếp Phật dạy không phải 1 đời người đâu mà có 3 loại :

1 tiểu kiếp = 16 triệu 800 nghìn năm trên TRÁI ĐẤT
1trung kiếp = 334 triệu năm
1 đại kiếp = 1 tỷ 334 triệu năm

- Khi Phật nói 1 chúng sanh gây nghiệp vào địa ngục 2-3 kiếp, không được nghe danh từ TAM BẢO là (2 hoặc 3) x 1 tỷ 334 triệu năm nhưng theo thời gian địa ngục.

27 năm trên TRÁI ĐẤT = 1 ngày trong địa ngục

- Nay khi bị THIÊN MA làm chủ thì ta gây vô lượng tội nghiệp; phải sống 200 kiếp trong ngục vô gián hay địa ngục a tỳ, rồi khi nhẹ tội lại 200 kiếp trong các ngục còn lại. Lại trải qua 200 kiếp làm loài quỷ đói ( ngạ quỷ : thức ăn là PHÂN , nước tiểu, máu mủ, huyết tanh, đàm dãi, không gì sach sẽ.

- Sau đó hết tội mới chuyển 200 kiếp làm súc sanh để đền trả cho các oan gia trái chủ. Sau khi mãn tội mới được sanh làm người nghèo, vùng biên giới xa xôi hẻo lánh, không biết Phật pháp, nghèo không cái ăn, đau khổ hết đời.

#=====================================#

- Tà định có rất nhiều loại, nhưng phân làm 3 loại chính thôi :

+ Loại 1 : do hành giả phát tâm mong cầu mau thành tựu, mau chứng đắc thần thông, mau muốn có những điều linh ứng, muốn mau cứu dân độ thế. Khi phát tâm này thiên ma liền biết, vì hắn có tha tâm thông, nên tìm cơ hội mà phá.

+ Loại 2: do phóng tư tưởng ra không gian, hay do ngồi quán tưởng các chữ Mật chú, hay bổn tôn.

+ Loại 3: thích tìm hiểu bùa chú, ấn quyết, các nghi thức trục ma, triệu thỉnh, gọi vong ,thich hàng ma phục quỷ, thích làm thầy, hoặc thích tranh đấu, chứng tỏ quyền lực, cầu số, xin đề, hay nhiều chuyện tà đạo, phép tà……v.v………

- Do ác tâm sinh tà ý chiêu cảm tà pháp, khi hành giả đồng tu nghi ngờ bị thiên ma nhập, thì hãy để ý càng hành trì càng sân hận, ngã mạn, cống cao, tranh đấu, thì là đa số vướn vào tà pháp: làm bạn với THIÊN MA, lính ma, dân ma ……v.v……

- Nếu hành giả nào thu 6 căn vào chánh tâm niệm trì, không mong cầu gì, trừ phát nguyện vãng sanh Tịnh Độ của Phật A-DI-ĐÀ thì thiên ma không thể tìm cơ hội vào TÂM được vậy.

- CÂU “LẤY THIÊN MA LÀ BẠN ĐẠO” tức là khi ta hành trì chân chánh mà bị thiên ma quấy phá , tìm cách xâm nhập Tâm ta, nhưng ta kiên định không lộ Tâm cho hắn bắt, sự phá đó làm ta càng trưởng thành và tinh tấn nên ta càng thâm nhập PHÁP. Vì nhờ nghịch cảnh mà rèn luyện ý chí nên nói lấy THIÊN MA, ma quân là bạn là ý NÀY, chứ không phải để THIÊN MA vào Tâm.

#=====================================#

- Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng (tánh Nghe vắng lặng), soi chiếu khắp mười phương.

- Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.

- Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà dấy động (Thức là hiêủ biết, phân biệt. Có 8 loaị : nhãn thức, Nhĩ thức, Tỹ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt Na thức, A Lại Da thức), nên chẳng thành tựu pháp Y-tha-khởi. Vì không có sự tham dự của ngã và ngã sở nên Biến-kế Sở-chấp cũng chẳng tồn tại. Chỉ có danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều biểu hiện Vô-Thượng Diệu-Viên Thức-Tâm Tam-Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.

- Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế chẳng bao lâu, thì chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn pháp ở bên ngoài và cũng chẳng còn bắt gặp Tám thức ở bên trong. Trong hay ngoài đều giả dối, không thật. Ngay cả tướng Duy-thức cũng chẳng có nữa. Vì ba đời mười phương Như-Lai, vi trần sát quốc độ, hư không, sắc pháp, tâm vương, tâm sở ... đều không một thứ nào ra ngoài Chân Duy Thức Tánh mà tự hữu, tự sanh, tự diệt, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho đến khi Chân Duy Thức biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu Phật sẽ dẫn dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng Vô-Sanh Pháp-Nhẫn.

- Pháp Y-tha-khởi : tức khi 6 căn (là: con mắt, lỗ tai v.v...) phóng ra 6 trần (là:caí Cảnh bị thâý cuả mắt, Tiếng bị nghe cuả lỗ tai, Muì thơm hoặc hôi bị lỗ mũi ngữi, Vị mặn ngọt bị nếm cuả lưởi, Cảnh bị xúc chạm cuả thân thể, và cái cảnh bị biết cuả ý-thức), tuy nhận biết mà không nhiễm, chỉ thấy biết, chứ không vịn hay vướng vào, vậy cái chấp nơi THỨC không thành lập. Chỉ có 1 sự nhận biết rõ ràng các pháp đến, đi…… nên tuy thấy mà như soi lại chớ không vướng mắc nên gọi là không có sự tham dự : "Biến-kế Sở-chấp"

biến - kế = hiện ra , biến ra, ứng hóa ra, Còn kế = tương tục, Sở chấp = chấp vào cảnh giới bởi cái biết của mình.

- Dịch nghĩa câu “Biến-kế Sở-chấp” : tâm con người bị chấp vào cảnh giới tương tục mà do THỨC biến ra , thấy nó chấp là Thật, tức là chấp chính cái cảnh giới mình biết, vị hành giả chuyên chú ngay PHẬT hiệu, mật chú, thiền nên chỉ THẤY BIẾT, chứ ko chấp vào nó,NHƯ GƯƠNG SOI VẬY. Do hành trì như thế ; hoặc mật tông , tịnh độ, thiền thảy rơi rụng Cái chấp, do đây mà phá chấp còn thức..

- Lúc đó thức hết chỗ bám víu (chấp), nên nó trở ngược lại soi vào TỰ TÁNH, nhận tự tánh làm thễ, mà tự tánh nó soi trùm 10 phương. Do không xoay ra ngoài nữa, nên thức mất thì “cái chơn trí hiện ra”

- Ngay đây hành giả nhập tam muội, duy trì tam muội này mãi thì hành giả chứng nhập thâm sâu vào biển thức, biển thức này như như, không giả không thật HIỆN khắp 10 phương. Hành giả thâm nhập sâu vào tam muội này, ngay đây thực chứng lý như huyễn của các PHÁP. Biển thức này soi trùm 10 phương, 3 đời nhưng lưu xuất từ TỰ TÁNH NHƯ LAI

- Trong 1 ý nghĩ bình thường của chúng TA, khi khởi lên trong đầu có tổng cộng 210 ức niệm từ biển tánh thức (chân duy thức tánh).

1 ức = 1000 vạn x 210 tức là
1000 vạn = 1000 000 x 210 triệu vi tế niệm

- Vậy khi hành giả tới mức thâm nhập chân duy thức tánh , thì TÂm thấy rõ ràng minh bạch không sai từng vi tế niệm (hay còn gọi sát na), vì khi đó vị hành giả này đã là 1 ĐẠI BỒ TÁT chẳng phải hạng phàm phu , nên cái thấy này rất vi tế thâm sâu, không thể nghĩ bàn, nên gọi là chân duy thức tánh, còn có thể hiểu là “biển tánh thức đan xen”; mà mỗi mỗi sát-na đều biểu hiện Vô-Thượng Diệu-Viên Thức-Tâm Tam-Muội, do hành giả thâm nhập vào đây, công phu thâm hậu, an trụ tam muội mà không an trụ, như có như không, mỗi sát na thì chân duy thức tánh lưu xuất từ PHẬT TÁNH. Khi an trụ thâm sâu bất động, chân duy thức tánh cũng không còn, ngay đây là hành giả thanh tựu Viên-Giác-Tánh , hay ĐẠI-Viện Cảnh-Trí, tức Phật Tánh, vô sanh vô diệt vậy, tương ứng từ Thập Địa- bậc đẳng giác (nhứt sanh bổ xứ ), còn 1 thân tối hậu là thành PHẬT.

- Vậy từ 1 PHẬT hiệu, 1 mật chú, 1 pháp , mà đi mãi thì sẽ thứ lớp thành tựu. Đây không phải là giải thoát ư? không phải là tự tại làm chủ sinh tữ ư? không phải là THÀNH TỰU VÔ BIÊN không thể nghĩ bàn ư, và như vậy đó.
Bởi vậy, phải nói rằng niệm Phật là pháp môn đệ nhất, sử dụng danh hiệu Như-Lai mà thâm nhập Như-Lai-Tạng, mà chuyển biến huyễn hóa, hư dối trở nên Viên-Giác-Tánh. Các hạng chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.

- Phật dạy: Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị phiền não chi phối ngày đêm không tạm dừng, nên nhận vọng tưởng làm Tâm, bỏ quên Thắng-giải-trí, Vô-thượng-trí. Rồi lại bị tham, sân, si, mạn, nghi lôi cuốn, và thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến chồng chất lấp vùi. Do đó khởi tâm phân biệt đủ thứ, thấy có mừng, có giận, yêu ghét, vui buồn, vinh hoa, hủy nhục ... nếu tận trừ phiền não thì thân tâm vắng lặng, an nhiên, tự tại, tức đồng với chư Phật không hai không khác.

- Muốn tận trừ phiền não, thì không chi hơn là phát huy năng lực Trí giả siêu việt của danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Thật vậy nhờ cần mẫn xưng niệm Phật hiệu mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lượng, chuyển phiền não dữ dội ấy trở thành Bồ-đề thật tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thánh Tri Tự Chứng. Lúc bấy giờ, có khả năng bấm ngón chân xuống mặt đất, sử dụng ấn Địa Xúc để cải biến Ta-bà thành Tịnh-độ trang nghiêm, niệm niệm tương ứng với Đại-Địa Bồ-Tát, niệm niệm du hành, giáo hóa xã hội chúng sanh khắp mười phương vi trần hằng hà sa thế giới.

#=============================#

- Khi hành giả trì niệm Phật hiệu, mật chú, thiền định miên mật, tâm hành giả không duyên ra 6 trần , 6 căn rỗng lặng dần, thức chỉ còn phân biệt tiền trần, nhận biết và thấy , biết rõ ràng như gương soi 1 vật, nên các chấp của THỨC vào 6 trần rơi rụng dần, và tiêu mất vậy. Lúc này, THỨC không chổ nương chấp do đây THỨC xoay dần lại rỗng rang và nhận biết khắp 10 PHƯƠNG, đến mức này thì các hành giả với mọi âm thanh phân biệt, nhận biết rõ ràng không sai vì bằng chính âm thanh MẬT chú từ tự tánh lưu xuất, từ tác ý niệm thì niệm như thác tuôn trào, đến mức danh hiệu mât chú, PHẬT hiệu liên miên bất tận thành 1 dòng TÂM, Tịnh độ gọi là niệm Phật thành khối, Mật chú gọi là trần trần cảnh cảnh đâu cũng là PHÁP ÂM NHƯ LAI, nếu bên thiền đến giai đoạn này thì hành giả thấy tám thức rỗng suốt, thấy từng sát na tâm rõ như gương, phân biệt sáng suốt, không vịn, không chấp, khi thấy nghe 6 trần đều rõ, lặng như gương sáng trong ngoài không 1 tỳ vết.

- Khi các hành giả thành tựu giai đoạn này là đã chứng vào nhập lưu dòng THÁNH, sơ lưu vào tứ quả sa-môn , Từ Tu-Đà-Hoàn tới A LA HÁN QUẢ vậy.

- Khi dòng tâm THỨC này liên miên bất tận tuôn chảy, thì danh hiệu mật chú, phật hiệu (sát na tâm (thiền} nhận biết 10 phương ĐỐI với 6 trần bên ngoài thành 2 pháp đối đãi)- nên chưa hết năng sỡ, tức vẫn chưa chấm dứt SINH, DIỆT và sự chuyển lưu sinh diệt, gọi là nhị (2).

- Năng sở nghĩa là có 2 bên, như có cái gương soi (năng), thì có cái bị gương soi thấy (sở). Đối đãi là có sự nghịch nhau như :Âm - Dương, Sáng - Tối, Cao - Thấp………v.v………

- Vậy thức kia như gương nhận biết 10 phương sáng suốt vô cùng ĐỐI với cái cảnh 6 trần thành 2 pháp, nên hành giả tiếp tục an trú vào mật chú, PHẬT hiệu, thiền -na 1 thời gian , dòng tâm ấy liên miên bất tận lưu xuất chẳng dứt cho nên cái soi 10 PHƯƠNG CỦA THỨC dần rụng cái chấp vào 6 trần, ĐẾN đây THỨC MẤT. Vậy thức thành gì? THỨC chuyển thành TRÍ


- TRÍ này nó rỗng rang vô ngại 10 phương soi rõ như gương chiếu chứ chẳng khởi DỤNG nữa, danh hiệu mật chú, Phật hiệu, thiền (trí huệ lưu xuất) vẫn tuôn chảy như có, như không, không gián đoạn, NHƯNG TRÍ soi chiếu 10 phương gọi là GIÁC.
Thường đối với cái rỗng BIẾT khắp 10 phương mà chấp vào, ví như cái GƯƠNG SOI tự chấp những hình ảnh nơi GƯƠNG hiện.

- Vậy là vẫn còn 2 pháp luôn, đây giai đoạn chứng của BÍCH CHI PHẬT, DUYÊN GIÁC kéo dài tới hàng Thập Trụ Bồ-Tát, nó rất lâu rất dài chứ không phải dễ.

GIÁC - CẢNH hay TRÍ - CẢNH là 2 pháp , tức chưa thoát sinh diệt rồi, nên vị hành giả nương vào MẬT CHÚ, Phật hiệu, thiền thì định huệ đẳng trì, tuy nương chứ không nương, không nương mà nương, như có như không, không gián đoạn 1 thời gian sau đó thì cái chấp TRÍ (giác ) soi khắp 10 phương với cái bị soi khắp 10 phương biến MẤT.
Tới đây trí hết chỗ đễ nương quay lại xoay vô PHẬT TÁNH chấp PHẬT TÁNH , cho nên lại còn 2 pháp. Tới đây thì biển Vô Thượng Diệu Viên Tâm Thức Tam Muội hiện ra, hay nói ở trên là CHÂN DUY THỨC TÁNH…

- ĐẾN GIAN ĐOẠN này hành giả bắt đầu tiến vào SƠ ĐỊA BỒ TÁT- tới Bất Động Địa (địa thứ 8) rồi, chẳng còn phàm phu nữa đâu. Vị Bồ Tát xét thấy trong 1 dòng tâm thức lưu xuất từ PHẬT TÁNH có 210 triệu niệm vi tế, thấy các pháp biến hiện trong chân duy thức TÁNH, như huyễn, như hóa, nên DẦN DẦN thâm nhập vạn pháp như huyễn, thâm nhập thâm sâu vào tự tánh dần dần.

- Do cái biển chân duy thức Tánh ngậm chứa 10 phương quốc độ, 3 đời cho đến hư không, nên không gì ngoài nó. Nhưng chính nó lại đối với Phật tánh chiếu khắp thành 2 PHÁP, vậy Bồ Tát vẫn chưa thoát pháp biến dịch sinh diệt rồi, nên phải diệt trừ Chân duy thức tánh vậy. Danh hiệu mật chú, Phật hiệu, ĐỊNH HUỆ (thiền) lúc này như như bất động soi chiếu viên dung, rõ như ngọc minh châu, trong ngoài rõ suốt, nên nói không trong - không ngoài.

- Ngay đây Chân Duy Thức Tánh từ từ rụng mất, tới đây hành giả là 1 vị Bồ Tát chứng Nhứt Sanh Bổ Xứ (chỉ còn 1 thân sau rốt là THÀNH PHẬT)

- Đến đây chư hành giả mới được Đức Như Lai công nhận là 1 Pháp Vương tử, vì sắp thành tựu Như-Lai Tất-Địa, rộng kế nghiệp Phật vậy.

- Tiếp tục xuống TA BÀ, VỊ BỒ TÁT quán xét trong chân duy thức tánh đầy đủ 10 phương, hư không 3 đời, cho đến quốc độ thập phương, nên khi NGÀI nương vào Mật chú, Phật hiệu, ma ha bát nhã trí quang, như như bất động "làm biển chân duy thức biến mất", bồ tát tức khắc nhập ĐẠI TAM MUỘI VƯƠNG như huyễn DIỆU LIÊN HOA (kim cương tam muội vương)……

Ngay khi biển Chân Duy Thức TÁNH không còn, thì 10 phương các cõi rung chuyển cuồn cuộn, trên tới cõi trời VÔ SẮC, dưới tới tận A tỳ, cho nên THIÊN MA ba tuần thấy cung điện mình bị sụp đổ tan tành như đống rác, toàn thể CUNG MA chấn chấn động ầm ầm và chúng ma ngã nhào, kêu gào thảm thiết ( THIÊN MA VŨ TRỤ) ngay đó liền dùng tha tâm thông, thiên nhãn quan sát khắp nơi thì THẤY HÀO QUANG Đại Bồ Tát, hắn ta liền tập họp binh lưc kéo đi đánh ĐẠI Bồ-Tát vậy.

- Khi biển chân duy thức tánh biến mất, thì còn mỗi PHẬT TÁNH mà thôi, nhưng trong Phật tánh lại có 2 phần sâu xa vi tế khi mới khởi ra, đó là: PHẬT tánh GIÁC cùng khắp 10 phương, 3 đời thông rõ ĐỐI VỚI CÁI KHÔNG GIÁC lập thành 2 pháp.

- KHÔNG GIÁC là giác soi chiếu cùng khắp Tự tánh. Đối với cái giác soi tỏ 10 phương thành 2 cái, TỨC còn 2 pháp rồi, TỨC còn pháp sinh diệt vi tế rồi
ví dụ như minh châu tuy sáng suốt trong ngoài có ánh sáng phát ra, nhưng minh châu này lại xoay vô nhận ánh sáng kia làm thành 2 cái đối lập nhau, Như không biết chính mình tự soi vậy.

- Đại Bồ Tát tiếp tục nương mật chú, Phật hiệu, thiền - na : Mật chú, Phật hiệu như như bất động, không trong không ngoài, không nơi lưu xuất, như như 1 thời gian sau giác biến mất, chỉ còn không giác mà thôi. NGAY ĐÂY KHÔNG GIÁC xoay vào nhận vi tế sau cùng là KHÔNG KHÔNG GIÁC thành 2 pháp luôn, nên đại Bồ Tát TIẾP TỤC NƯƠNG pháp , NƯƠNG mà KO NƯƠNG NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG.

- Chỗ này gọi vi tế vô minh thâm sâu vô cùng, TRỪ PHẬT mới diệt được. Không giác tức pháp sinh- diệt biến dịch vi tế trong 3 đời 10 phương đối với KHÔNG - KHÔNG GIÁC (tịch diệt, niết bàn thường trụ) thành 2 pháp, hay nói đơn giản là: SINH-DIỆT( bờ mê) - TỊCH DIỆT(bờ giác), còn 2 pháp là năng sở và đối đãi. ĐẠI BỒ TÁT tiếp tục an trụ như như bất động trong TAM MUỘI KIM CƯƠNG, mật chú như như bất động, liễu liễu rõ ràng, không vào, không ra, như như bất động cho đến khi sinh diệt biến mất, 2 bờ mê - giác cũng chẳng còn, không giác và không không giác tiêu vong, diệt mất, không còn sinh diệt với tịch diệt nữa. Sinh diệt ví như sự thành trụ hoại không, tịch diệt ví như PHẬT TÁNH SÁNG SUỐT……thì chính là Niết Bàn trong ngần, sáng suốt an lạc vô biên, đến đây chính là chứng LẬU TẬN MINH thành PHẬT, như lai, thầy cuả trời và người vậy.

- Phật tánh chiếu khắp 10 phương, 3 đời, vô thủy vô chung, không còn 1 vi tế nào, NÊN GỌI "VIÊN GIÁC", TÁNH VIÊN THÀNH THẬT, ĐẠI viên cảnh trí, pháp giới thể Tánh trí, di đà tự tánh, pháp thân Tỳ Lô GIÁ NA. Nhiều tên gọi chứ không sai khác vậy
nên PHẬT thấy vô lượng kiếp như trươc mắt, phàm phu chỉ biết có hiện tại.

#=====================================#

6 căn thu nhiếp, trì chú, niệm phật tùy ý, nhất môn mà hành, ko tham ko cầu , cứ hành trì nhất tâm, Pháp sẽ tự hiện, niệm cho trong suốt, ko nhiễm tập chuyện gì , 4 oai nghi hằng hành trì, làm tất cả việc thiện, lành, y lời Phật dạy, Tự sẽ thấy Pháp Phật thôi

#=====================================#

- Pháp bình đẳng nghĩa là, chánh pháp ko có thấp cao, do con người phân biệt mà ra. Vì phân biệt ma sanh ra hư vong, Đông Tây , tìm kiếm.

- Tâm tâm tìm cầu là tâm ko thấy TÂM , phóng ra ngoài chạy tìm, Ko xoay lại 6 căn , tự thấy bỗn Tâm , dụng thiệt đầy đủ, ở tai thì nghe, ở mắt thì nhìn v.. tới mũi lưỡi , thân , ý…

6 căn này, dung thông với Tâm thức vậy. Nay hành trì cột cho 6 căn này không phóng ra mà 2 xoay vào, thế nào là xoay vào trong?

- Khi nghe không nhiễm theo, gọi nghe mà ko nghe..

- Vì sao? Tuy nghe khắp các âm thanh, nhưng tâm bạn trì niệm pháp miên mật, khi đó chỉ còn cái thức phân biệt sáng suốt nhạy bén mà thôi, do các bạn luyện tánh nghe, chẳng phải nghe nơi căn, trần, ……
Thế nào là dùng tánh nghe? Khi bạn đang trì niệm pháp , bạn vẫn biết pháp, cử chỉ, động niệm mỗi mỗi rõ ràng (đi , đứng, nằm, ngồi)……

- Tâm trì pháp miên mật, ko nhanh ko chậm tức trung đạo

- Tâm thu vào nên ko chạy theo sự vật, hiện tượng, tuy nghe : TIẾNG CHÓ, GÀ, MÈO, NGƯỜI, NGHE ĐỦ CHUYỆN THỊ PHI , NHƯNG DO 6 CĂN THU VÀO, CHỈ NGHE KHÔNG NHIỄM, KO SUY TƯ, ko tranh cãi hơn thua, không vướng mắc nên 6 căn rỗng lặng dần, do đó Tâm thư thái ít tạp niệm, hành trì sâu dần , tâm chỉ thuần tịnh niệm mà thôi, ko xen tạp gì khác. Lúc này chỉ có phân biệt sáng suốt nhạy bén vậy

- Vậy khi nghe đủ chuyện thiện, ác mà không nhiễm ô thì ngay đây tức không thiện, không ác. Tuy hành trì mà tâm rỗng lặng như viên ngọc minh châu , nên gọi hành vô hành vậy. Do hành giả đó không có ý niệm TA đang trì chú, trì pháp…v…v…

- ì sao thuần tịnh niệm vậy? Tịnh niệm thuần chơn, thì tâm trở nên như như bất động, tự nhiên thâm nhập tam muội, Pháp thân hiện ra, Phật tánh hiện ra.. hành giả lập tức đốn ngộ tâm kinh..
VẬY mỗi lời nói ra chẳng cần phải học tự khế hợp Tâm phật, lời Phật vậy. Do hành giả biết: các pháp giai không, nhưng nhân quả thí có rõ ràng nên xa rời sự khủng bố phiền não, áo não, an trụ tâm. Tức như huyễn chơn tam muội, tuy an trụ nhưng ko có pháp mà an trụ, nên gọi vô trụ vậy………


Pháp hành bình đẳng
Không phân 3, 4,
Tâm tâm tìm thầy
Mà sao chẳng thấy
Thầy chính là PHÁP
Chánh tà phân minh
Không chánh không tà
Không thiện, không ác
Khân quả ko báo
Không phải là không
Vạn pháp tuy không
Nhân quả bất không
Báo ứng đến rồi
Áo não thân TÂM

#=============================#

- Tự tánh là rỗng không, là im lặng, trước khi khởi một niệm là định tâm, (có định mới thấy phàm tâm khởi), là vô niệm...

- Tự tánh đầy đủ hết tất cả, từ biển chân như, do gió tâm xao động nên tự tánh bị chia làm 1 bên tự tánh và 1 bên vô thượng diệu viên thức…hay còn gọi là chân duy thức TÁNH.

- Chân duy thức tánh biến hóa ra đủ hư không, 10 phương quốc độ, vũ trụ, sơn hà……theo quy luật nhị nguyên, xoay vần vô lương lập ra thế giới , do thức thức đan xen chằng chịt, cứ theo đối đãi sanh ra như không sáng - ko tối, sáng tối, ngày - đêm , do vậy có mặt trời, phải có mặt trăng, do có trên cao, phải có thấp. Cứ vậy mà tạo ra thế giới nhẫn đến con người ……v.…..Con người thì theo nghiệp mà chuyển..

- Nói tự tánh "trước khi khởi một niệm là định tâm" là MÊ LẦM, vì TỰ TÁNH chẳng có khởi niệm, hay trước khi khởi niệm.

- Niệm là CÁI VI TẾ sâu xa từ chân duy thức tánh biến hóa đan xen, làm tạo ra biển sóng thức, sóng thức mạnh và nhanh đến mức như ko chảy, như tầng tầng lớp lớp bão tố chồng lên nhau và nhìn như đang đứng yên. Ngay đây lục lượng sóng thức vi tế tạo ra sư chuyễn động ko ngừng chạm lên bề mặt CHÂN DUY THỨC TÁNH ,LÀM CHÂN DUY THỨC TÁNH CHẤN ĐỘNG MẠNH LẠI TUÔN RA SÓNG THỨC, NHƯ 1 CÁI VÒNG TRÒN TÁC ĐỘNG QUA LẠI KO DỪNG VẬY.

1 sát na niệm có 210 triệu ức niệm vi tế, 210 triệu ức niệm này tức là trong 1 ý nghĩ thô, như bạn suy nghĩ : con bé này / thằng bé kia ko tốt là trong 1 thô niệm có chứa 210 triệu ức niệm vi tế rồi.

210 triệu ức = 210.000.000 x cho 100.000 = 21000.000.000.000.000 vi tế sát na niệm…… Như vậy theo năm tháng, THỨC NAY CỨ BỊ KHUẤY ĐỘNG LIÊN TỤC theo cấp số nhân. Do đây hình thành cái CHẤP mãnh liệt của THỨC thứ 7, mạt na thức.

- Tiếp đó sóng thức bị động nên có dâng lên, có sự sinh diệt, có sự trước sau, từ đây tạo ra điên đảo niệm vi tế, hay gọi sát na niệm. 1 sát na niệm nương sóng thức chiếu ra 6 trần, chạm 6 trần liền kẹt, chấp hữu có và không. Do đây thức vi tế này lại chuyển động ko ngừng tương tự như trăm ngàn vòi rồng xoay tít trên bề mặt như đứng yên. Từ đây xuất hiện ý nghĩ hay thô niệm. Ý nghĩ này bị tiền trần tác động lại điên đảo nhận lấy tiền trần làm TA. Từ nay hình thành ái và 12 nhân duyên, cứ 12 nhân duyên chạm xúc, thì sóng thức sâu dầy dần theo thời gian, trở thành lực lượng chấp cho THỨC. Cái chấp này lại phong ra 6 trần kẹt lại, nhận nó LÀ "của TA" điên đảo lập ra trong – ngoài. Do đó hình thành sắc thân tức cơ thể con người có 4 đại vậy.

- Cho nên khi phá Chấp về lại Phật Tánh phải theo thứ lớp ngược lại pháp thức chấp, Mất chấp còn THỨC, TỪ THỨC ĐẾN TRÍ là 1 giai đoạn dài như số cát sông hằng...

- Khi cái thức rụng tức Tâm hiện sự chuyển biến của vi tế niệm, sát na niệm thấy thức này đan xen thức kia. Cứ vậy mà thấy là lặng yên cái sống thức Thô đang chuyển…...thời gian này cũng dài như số cát sông hằng. Khi đó sóng thức thô đã mất đi thì vi tế sóng thức hiện ra, TRÍ QUANG soi tỏ từng niệm vi tế sát na như gương, cứ soi mãi dài như số cát sông hằng thì "chân duy thức tánh hiện ra", trí quang đối với chân duy thức làm 2 pháp nên lại giác xoay vào tới tột bậc.

- Chân duy thức tánh mất thì Phật tánh soi rõ hiện ra, giác của trí quang - phật tánh ra 2, tiếp tục diệt = cách xoay vào chiếu= tự tánh, thì tự tánh hết mê, nên ngay đây giác diệt; còn KHÔNG GIAC' (sinh diệt vi tế)- tịch diệt (tức niết bàn) thành 2 pháp

- Tới đây hành giả là 1 bậc đại bồ tát giáng sanh như THÍCH CA MÂU ni thị hiện làm tất đạt đa rồi. Khi không giác - không không giác , tức sinh tử, sinh diệt vi tế và tịch diệt mất rồi thì NIẾT BÀN HIỆN RA. PHÁP KO CON 2 BÊN , NGAY ĐÂY THÌ đẠI BỒ TÁT CHỨNG LẬU TẬN MINH, liền thành PHẬT, như lai vậy.

#=====================================#

- Khi hành giả trong ngoài chẳng nhiễm, sáng suốt như minh châu, ko trong, ko ngoài, soi chiếu 10 phương thì ngay đây tuy chiếu mà ko nhiễm, DỤNG tự chiếu chứ chẳng khởi hay động BỔN TÂM.

- TÂM NHƯ NHƯ, NGAY ĐÂY THÌ MỌI SINH HOẠT VẪN BÌNH THƯỜNG NHƯNG TẤT CẢ ĐỀU chẳng lìa tự tánh, nên gọi là ko trụ, vô trụ, pháp mà vô pháp, không pháp mà lại pháp, ngược xuôi tùy ý chẳng lìa Tự tánh vậy.

#=====================================#

- Như lai không có bệnh đâu, chỉ là thị hiện tướng bệnh. Như lai thị hiện bênh là sao?

- Vì Như Lai làm chủ tất cả các pháp nói gì thân TỨ ĐẠI như lai. Nay khi như lai hiện ra đời chỉ dạy chúng sanh, thì cũng tùy thuận nhân duyên mà hiện tịch diệt, vậy triệu chứng 1 chúng sanh hữu tình khi lâm chung ra sao, Như Lai thị hiện là "BỆNH" nhưng thật không bệnh, Tâm như lai đã xa lìa phiên não và các ác pháp làm gì có bệnh.

- Vì thị hiện tương ứng với THẾ GIAN: có sanh, già, bệnh, chết, nên như lai cũng thị hiện như vậy, vì nếu PHẬT ko làm vậy chung sanh ỷ có Phật trên đời không lo hành trì, nên NHƯ LAI thị hiện BỆNH.

- Như Lai làm chủ : địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, nhẫn cho tới không, kiến, thức, nay như lai thị hiện BỆNH chứ thiệt không bệnh. Khi tất cả đã tụ lại Như Lai tuyên bố những lời sau cùng rồi NHẬP NIẾT BÀN. Vậy thôi

- Như Lai không hề bị sanh già bệnh chết chi phối nhưng vẫn thị hiện có sanh, có già, có bệnh, có chết ……Vì sao

- Phàm phu sanh già bệnh chết…… LUÂN HỒI theo nghiệp

- Như Lai thị hiện sanh già bệnh chết tự tại vô ngại, thấy giống chứ khác hoàn toàn

- Phật pháp có sanh già bệnh chết nhưng làm chủ nó và tùy ý xả bỏ thọ mạng,
còn phàm phu sanh già bệnh chết, Nghiệp đưa đi đầu thai ko có sự tự do.

#=====================================#

Sở dĩ 1 kẻ được gặp Phật pháp là do chủng tử đời trước chuyên hành trì. NÓ MẠNH HƠN TẤT CẢ ác nghiệp + thêm oai lực TAM bảo gia trì. Ác nghiệp tạm ngủ yên chứ không mất.

#=====================================#

- Khi hành giả trì niệm nhất tâm, Tâm sẽ tự niệm, chẳng do dụng công nữa, nên gọi vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm vậy. Khi hành trì nhất tâm, vừa khởi Tâm niệm thôi là cả triệu danh hiệu tuôn ra như thác, dần dần bạn nghe tất cả âm thanh trần cảnh, đều thành cái danh hiệu PHÁP bạn niệm, nên kinh nói tiếng chim , người, gió, ngọn cỏ lá cây diễn nói PHÁP, nhà thiền thì nói : đầu cây ngọn cỏ đâu đâu cũng là ý tổ sư; mật tông thì, trần cảnh đâu cũng là mật ngữ NHƯ LAI.

- Muốn dừng thì tác ý, tự sẽ dừng ngay. Như vậy, muốn dừng thi tác ý dừng, có thể hiểu nó tựa như cái máy có nút bật tắt.

#=====================================#

- Con người cần phá trừ thứ lớp để vào PHẬT TÁNH, tất cả do nơi 6 căn mà thôi
thức CHẤP (lưu ý chữ viết hoa)

- Phàm phu (giai đoạn 1): thức CHẤP- CHẤP TRẦN CẢNH - Tư tưởng ý nghĩ, phân biệt (2 pháp đối đãi), phá xong chấp còn THỨC

- Giai đoạn 2: thức soi 10 phương trong ngoài, tất cả rõ ràng như guơng soi,
THỨC SOI TRONG NGOÀI-CÁI BỊ THỨC SOI CHIẾU( 2 pháp), phá tiếp THỨC MẤT chuyễn thành TRÍ

- Giai đoạn 3: Trí hằng Giác chiếu khắp 10 phương ko diêu động- cảnh bị hằng chiếu, phá Trí tức GIÁC MẤT

- Giai đoạn 4: chân duy thức TÁNH - Phật tánh, phá chân duy thức TÁNH chứng thành thập địa bồ tát đến nhất sanh bổ xứ bồ tát..

- Giai đoạn sau cùng: trong PHẬT TÁNH còn vi tế vô minh, trừ Phật mới DIỆT ĐƯỢC không giác (tức là sinh tử vi tế) - không không giác (tịch diệt , niết bàn), hay nói dễ hiễu là 1 bên là bờ mê – 1 bên là bờ giác. Đến đây đại bồ tát NHẬP KIM CƯƠNG NHƯ HUYỄN DIỆU LIÊN TAM MUỘI VƯƠNG mà phá trừ, khi đó sao mai mọc cũng là lúc NGÀI CHỨNG LẬU TẬN MINH , thành PHẬT.

#=====================================#

- Quán đảnh: như là 1 nghi thức trao vương vị, như Vua trao cho thái tử, bằng cách tưới nước lên đỉnh đầu và cúng nước rữa tay. Khi 1 vị Đại bồ tát sắp thành PHẬT, thì chư Phật rưới nước quán đảnh hiện thân gia trì chứng minh, Ông sắp thành PHẬT, ở đây là nhứt sanh bổ xứ bồ tát, khác với thọ ký……

- Điểm đạo là như bạn thực hành mãi ko thông, gặp 1 vị minh sư, Khai thông cái biết cái kẹt của bạn, cho bạn lập tức giác ngộ , từ bỏ hết sai lầm. Như bạn có 12.000 cái chìa khóa, minh sư là người biết cái nào dùng để mở và cách thức xoay thế nào cho vào ỗ. Vậy đó có thể hiểu nôm na như là điểm đạo…..

#=====================================#

- CON NGƯỜI CÓ 6 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. 6 căn này khi tiếp xúc với 6 trần (sắc, thinh, hương, vị,xúc pháp) sẽ sanh 6 thức phân biệt, từ phân biệt sanh ra sự ái (yêu thích) rồi vướng mắc muốn chiếm đoạt (THỦ), muốn sở hữu nó ( hữu), rồi gây nghiệp. Do đó mà hình thành nghiệp nhân đời kế tiếp.

- Đã có nghiệp đời sau thì có sự sanh ra của đời sau, có sự sanh ra đời sau, phải có sự thọ thân của đời sau, đã có thân thì có quốc độ sinh sống, có sự giàu nghèo do nghiệp báo sai biệt, có sự phân biệt giai cấp, có sự bất công, có sự khác nhau. Do đây mà có đau, buồn, ưu sầu, phiền muộn, đau khổ, nên cũng có sanh, già, bệnh chết. Do có sanh, già, bệnh, chết, rồi luân hồi theo cái nghiệp(việc làm) của đời trước nên có sự luân hồi theo NHÂN , QUẢ không sai.

- Đã có NHÂN quả, thì có sự sai biệt của những con người, con vật khác nhau từ sinh hoạt, tập quán, thói quen, giàu, nghèo, sang, hèn, màu da, cho đến tính cách đều sai biệt khác nhau vậy.

- Vì sao? Vì mỗi con người đều tùy theo nghiệp bản thân hiện tại mà có quả báo sai khác, cho đến phước đức, trí tuệ, tất cả là do chúng ta tự làm tự trồng, tự có trái ăn, ko ai thay thế được vậy.
PHẬT TÁNH thông qua 6 thức chuyển ra 6 căn tiếp xúc sáu trần, Do TÂM chúng ta niệm niệm lao ra trần cảnh, rồi chấp trần cảnh là thật do đây mà có sự chấp trước, Đem chấp trước đó vào lòng rồi suy nghĩ về nó, tư duy, tìm cách hơn thua, tranh đoạt, lợi ích bản thân, cho nên Tâm đã u mê càng u mê vô cùng, theo năm tháng càng mê mờ, sau dầy mãi che mất Phật tánh, nên chỉ còn biết bên ngoài là thật, ko còn biết gì đến Phật tánh.

- Rồi vô minh chồng lớp này đến lớp khác, khi nghe giáo lý cũng khó khai thông, nhưng khi phát tâm thực hành thì dần dần vô minh mỏng đi theo thời gian, nên CHẤP theo đó mà mỏng, thưa, ít nhất và từ từ tâm thanh tịnh vậy.

- Khi vô minh thưa đi thì trí tuệ từ từ mới xuât hiện, nhưng do cái chấp sau nhiều đời chấp rằng ta là số 1, ai cũng sùng bái TA, ai cũng ko = TA, do nhận thấy mình hơn người. Từ đây 1 số người khi đạt 1 chút pháp cho là đủ, ra làm THẦY THẾ GIAN, MƯU SINH KIẾM SỐNG = PHÁP, RỒI SỬ DỤNG TIỀN KO HỢP LÝ, GÂY CÁC ÁC NGHIỆP nên lâu dần bản tánh tham sân si, trỗi dậy che mất chân tánh tiếp tục.

- CÁC VỊ NÀY ĐA SỐ BỊ PHÁP mình hành trì đạt được, chấp sự sở đắc đó, rồi dùng công phu hành trì mình mà kiếm tiền, làm THẦY, do đây danh lợi trói buộc dần. Nghiệp lực lại kết sâu với nhiều hữu tình trong đời hiện tại, lâu dần mất PHÁP, bị đồ chúng xa lánh. Nếu biết ăn năn sám hối bệnh cũng đổ đến, thân mạng thoi thóp, nằm chờ chết, thân tâm đau khỗ, bây giờ muốn niệm Phật còn khó hơn vạn ngàn lần.

- Còn nếu ko ăn năn sám hối thì đau khỗ, nằm trên giường bệnh, thân tâm suy nghĩ về các tài sản mình có được, đau đớn nổi tâm THAM muốn giữ gìn sợ người chiếm đoạt, hay đệ tử tranh giành, khổ ko thể nói nên lời.

- Sau 1 thời gian bệnh ko cứu được, QUỶ SỨ diêm vương dắt đầu lôi đi, thân tâm mờ mịt, sau đó vào địa ngục, thọ tội báo xong. Do tâm tham của nên hết dư báo địa ngục, phải làm giống ngạ quỷ, ngạ quỷ này ko quần áo, nam nữ đồng tội, thân thể hôi tanh, máu mủ tràn lan, thức ăn chỉ là phân, nước tiểu, nước bọt, máu huyết tanh, hay tử thi, có loài sống gần nhà cầu, hầm xí, đống rác……v.v……Trải qua cả vạn năm, tội báo ngạ quỷ tiêu hêt, mới lên làm súc sanh đền trả những gì ăn uống thiếu nợ thí chủ trước kia. Khi hết nợ mới đầu thai làm người nghèo khổ, đui điếc, câm ngọng, hay có tật bệnh nhiều, nếu may mắn có thân trọn vẹn cũng nghèo khổ, ko có nghe Phật Pháp, bị hoàn cảnh bức bách nên gây ác nghiệp, ko bao lâu lại vào điạ ngục tiếp. Nếu gặp minh sư ra đời chỉ dẫn mới thoát được mà thôi.

#=====================================#

- Con người có mắt tai mũi lưỡi thân ý…… gọi là 6 căn, mỗi căn nhận biết cảm giác, và công dụng khác nhau khi tiếp xúc với ngoại cảnh và tư tưởng ý nghĩ của mỗi người, ko ai giống ai.

- Khi 6 căn tiếp xúc ra ngoại cảnh, thì phát sanh ra 6 loại phân biệt (thức), phân biệt này đã hình thành, thì lực lượng sóng phân biệt này trùng trùng lao ra chấp ngoại cảnh, hình thành sóng phân biệt sinh diệt liên tục, NÊN GỌI LÀ SÓNG THỨC (BIỂN SÓNG HÌNH THÀNH DO PHÂN BIỆT SINH DIỆT LIÊN TỤC, LỚP NÀY ĐAN XEN LÓP KIA, DO TÂM CỨ LAO RA CHẤP NGOẠI CẢNH NÊN SÓNG PHÂN BIỆT NÀY CỨ NỐI NHAU LIÊN TIẾP mà tạo nên sự lên xuống, chuyển động dữ dội làm phát khởi gió tâm (ý), từ đây ý hình thành…… Như 1 phản ứng dây chuyền trong 1 vòng tròn vậy.

- Khi ý này xao động dữ dội làm cho sóng phân biệt này càng chuyển động dữ dội, sau 1 thời gian ngắn liền tạo thành bão tố, bão tố này sanh ra liên tục nhanh như nước chảy mạnh và đứng yên, nên lập ra sự cô đặc dần, kết các sóng kia thành khối. Tức từ đây hình thành trược (sự dơ, sự chướng ngại, ko gốc rễ).

- Hãy suy nghĩ vế gió, gió mạnh liên tục, chuyển dữ dội, mạnh lên tới sóng kết thành khối. Khối trước này đan xen cứ thế sanh ra, do tâm cứ lao ra chấp trần cảnh liên tục nên gió tâm càng ngày càng mạnh, ý này mãnh liệt tạo ra trùng trùng ý đan xen, tiếp nhau như sóng đẩy nhau trên đại dương vậy.

- Tới đây cơ bản đã hình thành chân duy thức tánh rồi. Do sóng nay sinh diệt vi tế, sâu xa nhỏ nhiệm, nên nó tạo ra sự biến hoại, cùng toàn thể nghiệp hữu tình và cùng thu giữ tất cả mọi thứ, ko gì ra khỏi nó vậy.

- Khi chân duy thức tánh hình thành, thì chân duy thức tánh (tức cái đại dương sóng phân biệt này ko còn lực giữ Phật tánh, nên lực lượng này xoay ra, chấp TRẦN CẢNH làm chính nó. Từ đây con người bắt đầu hình thành sự THAM , SÂN SI, là 3 cái độc khó trừ khó bỏ vậy.

- Vì sao? Vì cái đại dương sóng phân biệt này, trong 1 sát na. Sát na là thời gian cực kỳ nhỏ nhiệm, 1 ý nghĩ bạn khởi ra, trong đó có 210 ức niệm sát na => 210 triệu tỷ sóng phân biệt sanh ra, chuyển dộng chạm vào nhau liên tục, như phản ứng dây chuyền lên đại dương sóng phân biệt này, nó càng mạnh lớn và nhanh đến mức nhìn như đứng yên và cô đạc lại. Do đó phật tánh bị trùng trùng vô tận các đại dương sóng phân biệt này che mất hoàn toàn. Từ đây mới theo qui luật ĐỐI ĐÃI (thuận nghịch điên đảo mà lập ra thế giới, sơn hà, đai địa, núi sông cho đến con người và lục đạo luân hồi).

- Như vậy cơ bản Tâm đã bị che mờ, hình thành chân duy thức tánh vậy. Khi cái dụng phật tánh TÂM chiếu ra đi xuyên qua chân duy thức tánh ra đến trần cảnh, CHẠM TRẦN CẢNH, DO TÁC DỘNG CỦA SÓNG THỨC rất mãnh liệt nên phát sinh sự bám chấp, gió tâm lại động tiếp, tư duy, ý nghĩ này liền phát sanh ra sự cảm giác mãnh liệt gọi là ái (yêu hay ghét). Đã có ÁI thì có sự gìn giữ như nắm bắt không buông, do đây hình thành (THỦ), CÓ NẮM GIỮ LIỀN CÓ SỞ HỮU, DO ĐÂY HÌNH THÀNH SỰ HỮU. Đã có hữu (sự sở hữu), thì muốn có sự vướng mắc, muốn đoạt lấy, đã có muốn chiếm đoạt, thì phải gây ra NGHIỆP (hành động ko tốt, việc làm không tốt)……… đã có nghiệp thì phải có sự hình thành nghiệp đời sau, có sự sanh ra của đời sau, có sự sanh ra của đời sau thì phải CÓ SỰ ĐAU KHỖ, buồn ,ưu bi khỗ não. Có sự thọ sanh sai khác là do nghiệp làm hiện tại sai khác……dẫn đến SỰ THỌ SANH, PHƯỚC ĐỨC, GIÀU NGHÈO, quốc độ sinh sống sai khác nhau riêng biệt.

- Do đó bắt đầu hình thành sự phân biệt giai cấp, phân biệt giàu nghèo, phân biệt con người, phân biệt sang hèn……v.v…… cho NÊN CÓ SỰ ĐAU KHỖ, SANH GIÀ BỆNH CHẾT và sự luân hồi ( luân = bánh xe, hồi = quay lại, trở lại, ko thể thoát ra) tức là sanh, tử nối nhau như cái bánh xe QUAY……do đó có người ác, thiện và tùy theo nghiệp nặng nhẹ mà lại sinh vào địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh hay trời người vậy.

- Nay con người đầy đủ THAM SÂN SI, vô minh rồi, thì sống trên đời chỉ biết hướng ra ngoài tìm cầu, ko dùng nghĩ, cho đến khi thành tâm học Phật mới mong thoát ra.

- Vậy con người muốn xoay trở vào phật tánh (TÂM) thì cũng phải có phương tiện. Vậy cũng phải có phương pháp để tìm lại TÂM.

- Khi con người thiền- định, niệm phật, trì chú chính là lúc con người ko sử dụng cái Tâm phóng ra mà xoay vào bản TÂM vậy. Khi nhiếp tâm niệm phật, trì chú, thiền định, tâm chúng ta tuy phận biết, phân biệt rõ ràng là chúng TA huân tập cho thức cực THÔ cái đã, buông chấp với trần cảnh dần, nên sau 1 thời gian CHẤP vọng.

- Còn thức (phân biệt), thức nay là cái thô phù vô cùng , nhưng do tâm xoay lại ko nương trong, hay ngoài, nên tâm ít xao động, SÓNG thức chỉ phân biệt mà thôi ,ko làm GIÓ TÂM chuyển động, nên các lực chuyển động trong THỨC bắt đầu lặng dần theo thời gian. Vậy nên hành giả đến giai đoạn này thì THỨC phân biệt nhận biết sáng suốt xung quanh rõ ràng. Trong ngoài thức này đã nhận trong ngoài rõ ràng thì chấp cái nó nhận là nó nên hình thành 2 pháp điên đảo, PHẢI PHÁ THỨC luôn.

- Hành giả tiếp tục thiền định huệ, và niệm phật , trì chú sau 1 thời gian rất lâu, thức vong lúc này cái TRÍ mới hiện ra. Nhưng Trí này tuy chiếu tỏ 10 phương, nhưng vẫn còn phân biệt chấp CẢNH nó soi làm thành 2 pháp điên đảo, tiếp tục phá TRÍ, tức là GIÁC, nó như viên minh châu có thể soi trong ,soi ngoài rõ ràng. Nhưng bản thân nó nhận cái nó soi chiếu là MÌNH, quên mất NÓ. Khi cái giác này đã vong, thì tới đây, hành giả là 1 vị đại bồ tát bát địa rồi (địa thứ 8).

- Đại bồ tát bắt đầu thấy các đai dương sóng thức phân biệt chuyển động vi tế, sâu xa, nhanh vô cùng, mỗi niệm biến ra đan xen tạo thế giới, trời người, hư không, nên ko bao lâu sau ngài thấu suốt tron vẹn vạn pháp như huyễn, tức là có nhưng ko thật. Vì khi nhìn vào các biển đại dương kia, Ngài thấy rõ mỗi sát na hiện ra thế giới , trời người, vô lượng vô biên. Nhưng khi ngài tìm truy sát cội gốc, ngài chẳng thấy gì, ngoài lớp song phân biệt vi tế này.
Ngay đây, Ngài quyết định nhập kim cương tam muội như huyễn, dùng tam muội phá trừ các đại dương sóng thức này xong, thì đạt nhứt sanh bổ xứ bồ tát. Bấy giờ còn lại TÂM (Phật tánh), nhưng Tâm còn vi tế mê mờ (vô minh căn bản) hay vô minh trụ địa).

- Vì khi sơ khởi có 2 phần gồm sự sinh diệt vi tế và bên kia là tịch diệt niết bàn(chân tâm). Chính sự sinh diệt vi tế này hình thành nên các đại dương sóng phân biệt, rồi từ đó hình thành nên SÓNG THỨC, chuyển động gió tâm, gió tâm hình thành chuyển động ý………v.v………

- Nay đại bồ tát phá trừ sinh diệt vi tế, xa rời mọi vi tế, 2 pháp ko lập nữa, THÌ NIẾT BÀN hiện ra, ngay đây thành Phật.


Như đại dương đầy sóng
Gió bão cùng phong ba
Sóng từng lớp nối nhau
Bọt nước bắn tung tóe
Này hỡi hành giả kia:
Ý nghĩ cùng vọng niệm
Như bọt nước, sóng kia
Hãy để chúng đến đi,
Khoan thai không vội vã
Đến cứ đễ chúng đến
Đi cứ cho chúng đi
Không tác cũng không hành
Không khởi cũng chẳng diệt
Nên gió kia ngưng dứt
Bọt sóng theo thời gian
Tự lắng yên thôi ma
Tự đến rồi tự đi,
Tự sanh rồi tự diệt
Như hình vẽ trên nước
Chớ nên bận lòng mà

Tâm Từ Bi
Thiện sanh thưa: "Bạch đức Thế Tôn, làm sao có thể tu được Bi tâm?

- Thiện nam tử, người có trí vì thấy rõ hết thảy chúng sanh bị chìm đắm trong bể lớn sanh tử khổ não mà muốn tế độ nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh chưa đủ 10 lực, bốn món vô úy, ba niệm đại bi, mà muốn tìm cách làm cho chúng sanh đầy đủ nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh mê lầm không ai dìu dắt mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị trụy lạc trong năm món dục không thể ra khỏi mà vẫn cứ thả liều nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị của cải vợ con ràng buộc chẳng được thoát ly mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tự ỷ sắc đẹp sức lực, sanh lòng kiêu mạn mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị tà sư phỉnh gạt rất đáng thương xót mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh trong ba cõi chịu mọi điều khổ não mà vẫn còn say đắm nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tạo ra ba nghiệp thân khẩu ý độc ác, phải chịu quả khổ, mà vẫn cứ đắm say nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh khát khao ngũ dục như người khát uống nước mặn mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tuy ưa vui mà chẳng tạo nhân vui, tuy ghét khổ mà cứ gây nên khổ, như không giữ giới mà muốn được sanh về cõi trời mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh thiệt không có ngã và ngã sở, mà lầm tưởng có ngã và ngã sở nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bản tánh không nhất định, phải bị lưu chuyển luân hồi nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh sợ khổ, sanh, già, chết mà cứ tạo nghiệp nhân sanh, già, chết mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh thân tâm chịu sự thống khổ, mà vẫn tạo nghiệp nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị khổ ân ái xa lìa mà không chịu diệt ân ái nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở trong vô minh đen tối không biết thắp đèn trí tuệ mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt, không thể tìm nước thiền định để dập tắt nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh biết ngũ dục là khổ mà vẫn cầu mãi không thôi như người đói ăn nhằm cơm độc, nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở trong đời ác gặp vua bạo ngược chịu nhiều điều thống khổ mà vẫn cứ buông lung nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị lưu chuyển chịu 8 món khổ mà không biết đoạn trừ khổ nhân ấy nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh đói khát, lạnh, nóng không được tự tại mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh hủy phạm cấm giới, sẽ bị đoạ lạc địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh về các phương diện sắc lực thọ mạng, an ẩn biện tài không được tự tại mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị đui điếc tật nguyền mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở biên địa không tu các pháp lành mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh gặp đời đói thiếu thân thể gầy yếu lại cướp bóc lẫn nhau nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở trong kiếp đao binh lại càng tàn hại lẫn nhau, tăng thêm lòng ác, sẽ chịu vô lượng quả khổ nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh gặp đời có Phật nghe pháp chơn chánh ích lợi không biết thọ trì nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tin theo tà sư ác hữu, không chịu noi theo giáo huấn của thiện tri thức nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh cày ruộng, buôn bán, làm ăn cực khổ mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh cha mẹ, anh em, vợ chồng, tôi tớ, quyến thuộc, họ hàng không thương mến nhau mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy cái vui nơi các cõi trời, dầu cõi trời phi tưởng cũng chẳng hơn gì cái khổ ở địa ngục, biến hoại vô thường mà tất cả chúng sanh đều chung chịu nên phát sanh Bi tâm.

Thiện nam tử, khi chưa đắc đạo mà quán như vậy thì gọi là Bi; nếu đắc đạo rồi thì gọi là Đại bi. Vì sao? Vì khi chưa đắc đạo tuy quán như vậy, nhưng quán có hạn lượng, chúng sanh cũng có hạn lượng, khi đắc đạo rồi thì quán và chúng sanh đều không hạn lượng; nên gọi là Đại bi. Khi chưa đắc đạo, Bi tâm còn lay chuyển nên gọi là Bi, khi đắc đạo rồi không bị lay chuyển nên gọi là Đại bi. Khi chưa đắc đạo chưa có thể cứu vớt tất cả chúng sanh, nên gọi là Đại bi.

Thiện nam tử, người có trí tu tập Bi tâm tuy chưa thể đoạn trừ khổ não cho chúng sanh, nhưng đã lợi ích vô lượng. Sáu món Ba-la-mật đều lấy Bi tâm mà làm sanh nhơn.
Vậy nên, nếu tu Bi tâm thời hãy thí những sự khó thí, hãy nhẫn những điều khó nhẫn, hãy làm được những gì khó làm. Do vậy hết thảy pháp lành đều lấy Bi tâm làm gốc. Những ai tu được Bi tâm thì có thể phá trừ nghiệp dữ như núi Tu Di, không bao lâu sẽđược Vô thượng Bồ- đề, dầu làm chút việc làm mà được quả báo như núi Tu Di.
Cảnh đời đau khổ không phải tự nhiên, không phải do ai chủ định, chính do lòng ácđộc chúng sanh gây nên và chỉ có lòng Từ bi mới phá tan được. Hành vi man trá tàn bạo cũng chính do ác tâm gây ra và chỉ có lòng Từ bi mới trừ diệt được.

Vậy nên trên con đường tu học, trong sự xây dựng hạnh phúc cho mình cần có tâm Từ bi hướng dẫn chỉ đạo. Một lòng Từ bi trong sạch, bình đẳng, rộng rãi, sáng suốt, thiết thực và dũng cảm.
Lòng Từ bi trong sạch nghĩa là không vẩn đục một chút mưu lợi ẩn ý, tiềm tàng một dục vọng man trá gì.
Lòng Từ bi bình đẳng, rộng rãi, không phân chia thân sơ, quí tiện, nghèo giàu, không hạn cuộc trong gia đình, xứ sở, phương trời.

Lòng Từ bi, sáng suốt, hướng mọi đau khổ đến chân trời giải thoát, ứng dụng pháp thí khai sáng cho chúng sanh mê muội.

Lòng Từ bi thiết thực dũng cảm, làm những việc khó làm, nhẫn những sự khó nhẫn, thí những điều khó thí, luôn luôn thương nghĩ đến chúng sanh, trừ khổ đem vui cho chúng sanh.

Đức Phật là gương sáng của hạnh Từ bi. Người Phật tử là người phải thực hành lòng Từ bi đó.
(Lược dịch phẩm Bi tâm trong kinh "Ưu-bà tắc")
-ooOoo-

Link gốc: http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?749661-Tổng-Hợp-Phật-Pháp-dành-cho-người-hữu-duyên!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Qua bài viết dài ơi là dài ở trên được tập hợp và đăng cách đây khoảng 5 năm thì Trí Từ có cái nhìn vầy:
1. Người viết bài này có lẻ cao siêu khó đoán, biết được hầu như chính xác các con số cõi siêu hình.
2. Tin vào chú thuật, cái mà đức Phật đã bác bỏ khi các vị Bà La Môn giáo muốn xin qua tu trong tăng đoàn của đức Phật, nay được các vị gán cho đức Phật dạy, thật đau lòng cũng như 14 điều Phật dạy hiện nay lưu hành rộng rãi cũng gán là của Phật dạy...!!!
3. Người này tin vào chuyện phép thuật và cho rằng Thiên Ma Ba Tuần có thể khống chế và phù phép, khác nào phủ nhận nhân quả cũng như việc ban phước giáng hoạ là có thật ?
4. Càng đọc càng thấy lý luận siêu hình cũng như nói về cõi siêu hình quá nhiều và đưa ra những điều hoàn toàn không thể chứng minh hoặc giải thích chỉ làm cho người đọc tò mò thích thú cái không không, cái sợ hải... Trí Từ thấy giống các điều trong Địa Ngục Du Ký của ông gì đó chết đi sống lại kể...

Trí Từ xin hỏi ý kiến các vị ở đây, liệu các thông tin này có nên được đăng ở đây hay không ? Copy hẳn từ 1 trang web khác qua với nội dung theo Trí Từ thì cho rằng không nên.

Ý là vậy !!!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thưa đạo hữu Trí Từ,
Đạo hữu có ý kiến gì về bài trên tôi tôn trọng. Nhưng tôi chỉ góp ý sau:
1. Đạo hữu có thấy đạo hữu có chấp không khi mà đọc nhiều sách vở về chấp, nghe nhiều về chấp? Rồi khi đọc bài này chấp vào câu từ văn bản.
2. Bạn đã Hoa khai kiến Phật, mở rộng lòng mình ra đón nhận, xem đọc bài trên có ích gì cho ta, có cái gì không ổn không ? Hay chỉ chấp theo bản thân mình ?
3. Tôi đọc bài trên tôi rút ra kết luận: " Khi tu hãy tìm lại chính mình, đừng tìm nơi đâu, Phật ở ngay cạnh mình, hãy tự mình tìm lời và kiến giải đừng mất công đi tim lời giải đáp kiến giải theo các câu trả lời của các câu hỏi của ai khác. Học Phật là tự ngộ, ai giải đáp đây? Cái đúng của người chưa chắc hợp với ta, cái đúng của ta chưa chắc hợp với người. Tất cả chỉ tham khảo thôi. Đừng chấp vào câu cú trong kinh, đừng chấp vào văn tự, đừng so đo hay phân biệt lời dạy của ai đó, phân biệt đúng sai, nếu họ không phải là người tu Phật đi, tất cả đều phải mở rộng lòng mình thì lúc đó mới hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh được."
4. Bạn có tham gia vào thread " Diệt Ngã Phá Chấp" đó vậy mà bạn lại có ý kiến trên? Định nghĩa, giải thích có đó, Đã thực sự phá chấp diệt ngã chưa?
5. Và khi bạn thấy mình nói trên chắc chắn bạn có khó chịu không?
Đôi lời góp ý hy vong bạn nhận ra.
Hihi
Thưa thầy Viên Quang: Thầy có thể xóa ạ, nhưng con không thấy bài trên có hai gì, và nó có ích cho con, nhờ bài đó mà con hiểu được mình đang thiếu cái gì, Thiên ma ba tuần giờ rất hay phá người tu, nó chỉ lợi dụng sự vọng tưởng, sự chấp, sự vọng niệm của ta mà vào phá ta lúc nào không biết.
Và vì hiểu có lợi vậy, nên con mới có chia sẻ như vậy, và không phải bài của mình, nên con có dẫn nguồn mà con biết. Nhưng con cũng không chấp bắt ai đó phải theo ý kiến con.
Vì vậy Thầy vui lòng xóa giùm con.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Biết vọng đừng theo

Kính các bạn. Bài này chỉ là chát linh tinh thôi mà...

Chỉ xem cho xả tress, đừng nặng lòng đúng sai.

“Thấy ma mà không ma, ma đó liền tự hoại.

Thấy quái mà không quái, quái ấy liền tự bại”.

Đừng chạy theo trần cảnh, tâm ta đâu có mất.

Tất cả pháp tự như, tùy duyên mà diệu dụng.

Kính.
 
Last edited:

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Thưa đạo hữu Trí Từ,
3. Tôi đọc bài trên tôi rút ra kết luận: " Khi tu hãy tìm lại chính mình, đừng tìm nơi đâu, Phật ở ngay cạnh mình, hãy tự mình tìm lời và kiến giải đừng mất công đi tim lời giải đáp kiến giải theo các câu trả lời của các câu hỏi của ai khác. Học Phật là tự ngộ, ai giải đáp đây? Cái đúng của người chưa chắc hợp với ta, cái đúng của ta chưa chắc hợp với người. Tất cả chỉ tham khảo thôi. Đừng chấp vào câu cú trong kinh, đừng chấp vào văn tự, đừng so đo hay phân biệt lời dạy của ai đó, phân biệt đúng sai, nếu họ không phải là người tu Phật đi, tất cả đều phải mở rộng lòng mình thì lúc đó mới hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh được."
4. Bạn có tham gia vào thread " Diệt Ngã Phá Chấp" đó vậy mà bạn lại có ý kiến trên? Định nghĩa, giải thích có đó, Đã thực sự phá chấp diệt ngã chưa?
5. Và khi bạn thấy mình nói trên chắc chắn bạn có khó chịu không?

- Trí Từ thích mục 3 và trân trọng kết luận này của hungmp.
- Trí Từ viết ra các bài viết ở đây hầu như lý thuyết nhiều hơn thực hành vì ở đây xài ngôn ngữ mà, thực hành tự ta biết mà thôi cho nên diệt Chấp Ngã của Trí Từ vẫn còn đang cố gắng lắm. Như một bảng cửu chương, học đi học lại để khi đụng phải thực tế mà hành. Cho nên nếu cho rằng Trí Từ viết bài ở mục Diệt Ngã Phá Chấp là Trí Từ đã hiểu thì không đúng lắm đâu. Biết thôi còn hiểu thì vẫn đang học và tìm kiếm thêm đó hungmp
- À đúng là có phần khó chịu khi đọc bài ở trên nhưng cái khó chịu này cũng đã nói ra ở đây là khó chịu cái gì và bài này cũng không phải mang tính gì đưa người vào bến mê nên Trí Từ vẫn chỉ xin ý kiến các vị là như thế đó.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên