Tâm biết khởi niệm

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Đã nói rõ rằng bất khả thuyết,
Sao còn suy lường nữa làm chi ?
Lập danh, lập tướng muôn ngàn tự,
Bao giờ mới nhận nghĩa vô vi ?

1. Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận - Ngài Thế Thân.(Tại đây)

2. Duy Thức Tam Thập Tụng - Ngài Thế Thân
(Tại đây)

Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 5:
Phật bảo A Nan:

- Căn trần cùng gốc, thắt mở chẳng hai, tánh thức hư vọng như hoa đốm trên không. A Nan, do trần phát tri, vì căn kiến tướng; kiến và tướng chẳng có tự tánh, như những cây gậy gác vào nhau, cho nên Ngươi nay lập tri kiến thành tri, tức là căn bản của vô minh, nếu đối với tri kiến chẳng chấp là tri kiến, ấy tức là Niết Bàn trong sạch vô lậu, làm sao trong đó còn có thể dung nạp vật khác.

Bấy giờ, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa trên, bèn nói kệ rằng:

Tánh hữu vi vốn không,

Duyên sanh nên như huyễn.

Vô vi không sanh diệt,

Chẳng thật như hoa đốm.


Nói vọng để hiển chơn,

Vọng chơn là hai vọng.

Phi chơn phi bất chơn,

Làm sao kiến sở kiến?


Trong đó chẳng thật tánh,

Nên như sậy gác nhau.

Thắt, mở đồng một nhân,

Thánh phàm chẳng hai đường,


Ngươi xem tánh gác nhau,

Không, Hữu thảy đều sai.

Mê muội tức vô minh,

Phát minh liền giải thoát.


Mở, thắt theo thứ tự,

Lục mở nhất cũng tiêu

Chọn căn nào viên thông,

Nhập lưu thành Chánh Giác.


Đà Na (thức thứ tám) thức vi tế,

Tập khí như nước dốc.

Sợ chấp Chơn phi chơn,

Nên Ta chẳng khai giảng.



Tự tâm chấp tự tâm,

Phi huyễn thành pháp huyễn.

Chẳng chấp chẳng phi huyễn,

Phi huyễn còn chẳng sanh,

Pháp huyễn làm sao lập?


Đây gọi Diệu Liên Hoa,

Bửu giác như Kim Cang.

Tu theo Tam Ma Đề,

Búng tay siêu vô học.


Pháp này chẳng gì bằng,

Mười phương chư Như Lai,

Chỉ một cửa Niết Bàn.​

Kinh Pháp Bảo Đàn:
Đại viên cảnh trí: tánh thanh tịnh

Bình đẳng tánh trí: tâm không bệnh

Diệu quan sát trí: thấy chẳng công

Thành sở tác trí: đồng viên cảnh

Năm, tám, sáu, bảy quả nhân chuyển

Chỉ dùng danh ngôn không thật tánh

Nếu nơi chỗ chuyển chẳng lưu tình

Rộn ràng vẫn mãi Na-già định.​

<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/08/17/12nhanduyen.jpg" alt="12nhanduyen.jpg" border="0">

<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/08/17/tde.jpg" alt="tde.jpg" border="0" width="600" height="600">​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP MINH MÔN


Như lời Phật dạy:

- Tất cả pháp đều vô ngã.

Tất cả pháp là những gì?

Sao gọi là vô ngã?

Hết thảy các pháp, phân thành năm nhóm:

1. Tâm pháp
2. Pháp thuộc của tâm
3. Sắc pháp
4. Hành pháp không tương ứng của tâm
5. Pháp vô vi

Chúng được theo thứ tự như vậy, bởi vì:

- Nhóm một là tối thắng,
- Nhóm hai giao tiếp với nhóm một,
- Nhóm ba là bóng hiện của hai nhóm trước,
- Nhóm bốn nằm riêng biệt khỏi ba nhóm kia,
- Nhóm năm hiện ra bởi bốn nhóm đầu.

I, Nhóm thứ nhất là tâm pháp, tựu chung có 8 loại:


1. Thức thuộc mắt
2. Thức thuộc tai
3. Thức thuộc mũi
4. Thức thuộc lưỡi
5. Thức thuộc thân
6. Thức thuộc ý
7. Thức truyền tống
8. Tạng thức

II, Nhóm thứ nhì là các pháp thuộc của tâm, tựu chung có 51 loại và phân làm sáu nhóm nhỏ:

1. Biến hành có 5
2. Biệt cảnh có 5
3. Thiện có 11
4. Căn bổn phiền não có 6
5. Tùy phiền não có 20
6. Bất định có 4

Thứ nhất, biến hành có 5:

1. Khởi ý
2. Tiếp xúc
3. Cảm thọ
4. Nghĩ tưởng
5. Suy tư

Thứ nhì, biệt cảnh có 5:

1. Mong muốn
2. Quyết định
3. Ghi nhớ
4. Tập trung
5. Suy lường

Thứ ba, thiện có 11:

1. Tín tâm
2. Tinh tấn
3. Xấu hổ
4. Hổ thẹn
5. Không tham lam
6. Không sân hận
7. Không si mê
8. Khinh an
9. Không buông lung
10. Xả bỏ
11. Không tổn hại

Thứ tư, căn bổn phiền não có 6:


1. Tham dục
2. Sân hận
3. Si mê
4. Kiêu mạn
5. Nghi ngờ
6. Tà kiến

Thứ năm, tùy phiền não có 20:


1. Phẫn nộ
2. Hận thù
3. Phiền muộn
4. Che giấu
5. Dối trá
6. Nịnh bợ
7. Kiêu ngạo
8. Tổn hại
9. Ganh ghét
10. Keo kiệt
11. Không biết xấu hổ
12. Không biết hổ thẹn
13. Bất tín
14. Lười biếng
15. Buông lung
16. Hôn trầm
17. Bồn chồn
18. Mất chính niệm
19. Tà tri
20. Tán loạn

Thứ sáu, bất định có 4:

1. Ngủ say
2. Hối tiếc
3. Tìm tòi
4. Dò xét

III, Nhóm thứ ba là các sắc pháp, tựu chung có 11 loại:

1. Mắt
2. Tai
3. Mũi
4. Lưỡi
5. Thân
6. Sắc
7. Thanh
8. Hương
9. Vị
10. Xúc
11. Pháp

IV, Nhóm thứ tư là các hành pháp không tương ứng của tâm, tựu chung có 24 loại:

1. Đạt được
2. Mạng sống
3. Điểm tương đồng
4. Tính dị biệt
5. Vô tưởng định
6. Diệt tận định
7. Vô tưởng báo
8. Danh từ
9. Câu cáng
10. Văn tự
11. Sinh
12. Trụ
13. Lão
14. Vô thường
15. Lưu chuyển
16. Đặc điểm
17. Tương ứng
18. Tốc độ
19. Thứ tự
20. Thời gian
21. Phương hướng
22. Số mục
23. Tính hòa hợp
24. Tính không hòa hợp

V, Nhóm thứ năm là các Pháp vô vi, tựu chung có 6 loại:


1. Hư không vô vi
2. Trạch diệt vô vi
3. Phi trạch diệt vô vi
4. Bất động diệt vô vi
5. Tưởng thọ diệt vô vi
6. Chân Như vô vi

Về vô ngã thì tựu chung có 2 loại:

1. Sổ thủ thú vô ngã
2. Pháp vô ngã
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
BA MƯƠI BÀI TỤNG DUY THỨC


1.Ngã và pháp không thật
Các chủng tướng chuyển hiện
Đều là do thức biến
Thức năng biến có ba

2. Là Dị thục, Tư lương
Và thức Liễu biệt cảnh
Thứ nhất A lại da
Dị thục, Nhất thiết chủng

3. Không thể biết thọ thân
Xứ nào. Thường cùng Xúc,
Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư
Chỉ tương ưng Xả thọ

4. Tánh vô phú vô ký
Các biến hành cũng vậy
Hằng chuyển như nước dốc
A la hán thì xả

5. Thức năng biến thứ hai
Gọi là thức Mạt na
Nương kia chuyển, duyên kia
Tư lương làm tánh tướng

6. Tương ưng bốn phiền não
Là ngã si, ngã kiến
Cùng ngã mạn, ngã ái
Và tâm sở xúc thẩy

7. Tánh hữu phú vô ký
Sanh theo A lại da
Chứng La hán, Diệt định
Xuất thế đạo không còn

8. Thức năng biến thứ ba
Có sáu loại khác nhau
Tánh tướng là biết cảnh
Thiện, bất thiện, vô ký.

9. Các tâm sở biến hành
Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tùy phiền não, bất định
Đều tương ưng ba thọ

10. Các biến hành: xúc thẩy
Các biệt cảnh gồm: dục
Thắng giải, niệm, định, huệ
Cảnh sở duyên không đồng.

11. Thiện gồm: tín, hổ, thẹn
Không tham thẩy ba thứ
Chăm, yên, không phóng dật
Xả bỏ và không hại

12. Phiền não gồm: tham, sân
Si, mạn, nghi, ác kiến.
Tùy phiền não gồm: phẫn
Hận, phú, não, tật, xan

13. Dối, nịnh và hại, kiêu
Không hổ và không thẹn
Trạo cử với hôn trầm
Không tin cùng giải đãi

14. Phóng dật và mất niệm
Tán loạn, không chánh tri
Bất định gồm: hối, miên
Tầm, tứ, hai đều hai

15. Nương nơi thức căn bản
Năm thức hiện theo duyên
Hoặc cùng hoặc chẳng cùng
Như sóng nương nơi nước

16. Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh trời vô tưởng
Và hai định vô tâm
Ngủ say và chết giấc

17. Tất cả thức chuyển biến
Phân biệt, bị phân biệt
Do đây kia đều không
Nên tất cả duy thức

18. Do thức nhất thiết chủng
Biến như vậy, như vậy
Vì năng lực triển chuyển
Kia kia phân biệt sanh

19. Do tập khí các nghiệp
Cùng tập khí hai thủ
Nên dị thục trước hết
Lại sanh dị thục sau

20. Do kia kia biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Biến kế sở chấp này
Tự tánh vô sở hữu

21. Tự tánh y tha khởi
Do duyên phân biệt sanh
Viên thành thật nơi đó
Xa lìa biến kế trên

22. Nên nó cùng y tha
Chẳng khác không chẳng khác
Như các tánh vô thuờng
Thấy đây mới thấy kia

23. Nương nơi ba tánh kia
Lập ba không tánh này
Nên Phật mật ý nói
Tất cả pháp không tánh

24. Trước là tướng không tánh
Kế không tự nhiên tánh
Sau đó lìa tánh trước
Là tánh chấp nghã pháp

25. Đây thắng nghĩa các pháp
Cũng tức là Chân như
Vì tánh thường như vậy
Tức Thật Tánh Duy Thức

26. Khi chưa khởi được thức
Cầu trụ Duy Thức Tánh
Thì hai thủ tiềm ẩn
Vẫn chưa thể diệt trừ

27. Nếu còn một chút gì
Cho là Duy Thức Tánh
Là còn có Sở Đắc
Chẳng thật trụ Duy Thức

28. Nếu khi đối sở duyên
Trí đều không sở đắc
Mới thật trụ Duy Thức
Vì đã lìa hai thủ

29. Không đắc chẳng nghĩ bàn
Là trí xuất thế gian
Xả hết hai trọng chướng
Nên chứng quả chuyển y

30. Đấy là cõi vô lậu
Thiện Thường chẳng nghĩ bàn
Thân giải thoát an vui
Gọi là Đại Mâu Ni.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên