Bổ sung đạo phật và khoa học hiện đại Nhận Thức và Tu Hành Pháp Môn Niệm Phật - Theo Kinh Phật và Lời Tổ

nhuphong34

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 12 2023
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Đây là bài viết cũ về "đạo phật và khoa học hiện đại Nhận Thức và Tu Hành Pháp Môn Niệm Phật - Theo Kinh Phật và Lời Tổ" của cư sĩ NHƯ TRỤ
diendanphatphap .com/diendan/threads/hoi-dap-ve-phap-mon-niem-phat-theo-kinh-phat-va-loi-to.30106/

Phần bổ sung tài liệu đính kèm các đạo hữu có thể tải về xem đầy đủ
Trích dẫn phần đầu tài liệu bổ sung:

I. Phần đính chính và bổ sung chung cho cả 2 quyển
1. Đính chính hai chữ Niệm Phật
- Nếu trong trang nào, dòng nào của 2 quyển sách này mà có 2 chữ niệm Phật hay pháp môn niệm Phật là pháp tha lực hay tha lực niệm Phật thì đính chính là: Tha lực xưng danh A Di Đà. Trừ 2 chữ niệm Phật trong câu Niệm Phật tam muội vì Niệm Phật tam muội không phải là pháp tha lực.
Tại sao lại phải đính chính như vậy? Vì pháp môn tha lực có được là do Phật A Di Đà phát đại nguyện 18 gọi là Di Đà bản nguyện, với nội dung:

“Nếu chúng sinh nào muốn về nước ta. Một lòng tin ưa xưng danh hiệu ta cho đến 10 niệm, như không được sinh Ta không thành Phật.”
Trong Di Đà bản nguyện, Phật A Di Đà nói xưng danh hiệu ta nghĩa là phải dùng miệng để phát âm A Di Đà (Ta là A Di Đà), chứ không phải niệm Phật. Vì nghĩa của chữ niệm là nhớ, nên niệm Phật là nhớ Phật. Nhớ Phật thì phải dùng tâm để nhớ như trong Kinh Lăng Nghiêm chương Đại Thế Chí niệm Phật, Phật A Di Đà dạy Bồ Tát Đại Thế Chí pháp niệm Phật tam muội. “Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, đời này đời sau quyết định thấy Phật, ...” hay “Chỗ bản nhân con dùng tâm niệm Phật vào vô sinh nhẫn. nay ở cõi này tiếp người niệm Phật về nơi Tịnh độ”... Còn Di Đà bản nguyện...“muốn về nước ta, một lòng tin ưa” tức là tâm chỉ để cầu vãng sinh mà thôi.
* Lại vì niệm phật là nhớ Phật, mà nhớ Phật thì có thể nhớ Phật Thích Ca, Phật Dược sư v.v ... Nên niệm phật vừa không đúng với pháp tha lực lại chung chung, dễ dẫn đến nhầm lẫn vậy.

Với lí do trên nên phải đính chính 2 chữ niệm Phật hay pháp môn niệm Phật là pháp tha lực hay tha lực niệm Phật là tha lực xưng danh A Di Đà, mới đúng với Di Đà Bản nguyện mở ra Pháp tha lực xưng danh A Di Đà là như vậy.
Qua phần đính chính ở trên mới thấy rõ, chỉ có pháp tha lực xưng danh A Di Đà theo Di Đà bản nguyện mới là pháp tha lực: Tâm chỉ cầu vãng sinh. Miệng xưng danh A Di Đà. Quang minh A Di Đà chạm dần.
Còn pháp môn Niệm Phật: Tâm chỉ nhớ Phật niệm Phật hay trì danh niệm Phật, chỉ là pháp tự lực tu hành thuộc về giáo pháp phương tiện mà thôi.
Trong Niệm Phật Tông Yếu, tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy:
“Tha lực xưng danh A Di Đà là việc mình làm. Vãng sinh thành Phật là việc Phật A Di Đà làm. Vãng sinh là do quang minh A Di Đà ban cho, mà còn cứ tính toán trong tâm của mình. Đó là tự lực. Chỉ nên tha lực xưng danh A Di Đà để A Di Đà lai nghinh”

Qua lời Tổ dạy, lại càng thấy rõ, tu theo Pháp môn Tha lực xưng danh A Di Đà thì chỉ có người tu trực tiếp với: Đức Bổn Sư Thích Ca chỉ đường. Đức Từ Phụ A Di Đà tiếp dẫn và Chư Phật 10 phương hộ niệm. Ngoài ra chẳng cần đến pháp phương tiện nào khác. Bởi vì Pháp môn Tha lực xưng danh A Di Đà là pháp môn khoa học hiện đại về quang minh A Di Đà hay trí tuệ A Di Đà Phật vậy.
2. Đính chính chữ tu
- Nếu trang nào, dòng nào của 2 quyển sách này mà có chữ tu hay tu hành hay tu đạo thì đính chính là thực hành hay hành đạo. Như tu hành Pháp môn Niệm Phật đính chính là hành đạo hay thực hành tha lực xưng danh A Di Đà v.v...
Vì sao lại phải đính chính như vậy: Vì pháp tha lực là Di Đà Bản Nguyện mà Phật A Di Đà độ cho chúng sinh thực hành hay hành đạo để được chư Phật 10 phương hộ niệm cho đến Sát na lâm chung tâm định thấy A Di Đà là vãng sinh thành Phật. Còn tu hay tu hành hay tu đạo là tự lực dùng sức của mình thực hành giáo pháp phương tiện để sửa tâm tính của mình. Vì nghĩa của tu là sửa vậy.
Tu hành Niệm Phật theo giáo pháp phương tiện không thể giải thoát và thành Phật được. Chỉ có hành đạo tha lực xưng danh A Di Đà mới vãng sinh tức là thành Phật mà thôi (đã phân tích trong 2 trang 186, 187 quyển Đạo Phật và Khoa học hiện đại và 2 trang 82, 83 quyển Nhận thức và tu hành...).
Trong lời tựa của quyển Niệm Phật Cảnh có câu:
“Tha lực xưng danh A Di Đà rất dễ thực hành. Tịnh Độ rất dễ vãng sinh, mà chúng sinh không thể thực hành, không thể vãng sinh thì chư Phật chẳng biết làm thế nào!”
Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân đã y vào Di Đà bản nguyện mà có lời dạy:
Tâm chỉ cầu vãng sinh miệng xưng danh A Di Đà. Đó là tha lực xưng danh A Di Đà.
Thế nên người hành đạo tha lực xưng danh A Di Đà lúc nào tâm cũng chỉ cầu vãng sinh. Nếu còn tu đạo theo giáo pháp phương tiện như: tụng kinh, nghe giảng kinh, sám hối, phóng sinh hoặc xưng danh hiệu chư Phật khác, chư đại Bồ Tát thì đều là cầu phúc. Xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát là cầu cứu (cứu khổ), trì chú là cầu thần lực v.v... Hay còn hành các pháp phương tiện thế gian như lập bàn thờ Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm. Rồi cúng Phật, cúng Bồ Tát bằng hương hoa, vật thực vào những ngày vía hay rằm tuần tết nhất cũng đều là cầu phúc. Nên khi xưng danh A Di Đà thì chỉ được chút phúc báo mang đi luân hồi mà thôi.
Như Trụ tôi nhiều năm hành đạo theo lời dạy của Tổ nên có được bài thơ Bạch Phật để chia sẻ với quý bạn đồng hành đạo tha lực xưng danh A Di Đà vậy.

Kính bạch Đức Từ Phụ A Di Đà Phật
Tịnh thất con thành lập.
Đặt tên là Vạn Sơn.
Để hành đạo tha lực.
Xưng danh A Di Đà.

Đúng rồi đấy con ơi!
Tâm chỉ cầu vãng sinh.
Miệng xưng danh A Di Đà.
Quang minh A Di Đà chạm dần.

Mười phương Phật hộ niệm.
Đến sát na lâm chung.
Tâm định thấy Di Đà.
Là vãng sinh thành Phật.

Bạn đồng hành đạo tôi ơi!
Như Trụ bạch Phật rồi.
Cùng tha lực xưng danh A Di Đà.
Sát na lâm chung là thành Phật.
....
 

Đính kèm

  • phan dinh chinh bo sung.pdf
    494.3 KB · Xem: 13
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 4)
Bên trên