VO-NHAT-BAT-NHI

Thảo luận với đạo hữu Trừng hải

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
CHẲNG TIN THAM THIỀN - thiền sư Lại Quả

Chẳng tin có hai :

l. Thường nghe người ta nói Thiền tông quá cao, người trung hạ căn không thể nào tu được. Dẫu cho tu được, cũng khó khỏi đền trả nghiệp đời trước đã vay, vẫn phải biến trâu biến ngựa. Ôi! Thật ngu làm sao! Người căn cơ cạn bị cơn gió phỉ báng này thổi rơi xuống biển, hai chữ Thiền tông còn không dám nói thì việc tham thiền đâu còn ai dám tin.

2. Tự đã quyết chí liễu thoát sanh tử mà đến cửa Thiền tông. Lúc đến thì lặn suối trèo non, dầm sương dãi gió, cay đắng vô vàn cũng cam nhận chịu. Nay trụ Thiền đường, tâm nguyện thỏa mãn, dù trong hàng ngày quy củ chưa quen, thân tâm bứt rứt, lại còn phải chịu la hét, ăn gậy của các chức sự rất là đau đớn. Từ khi trụ Tòng Lâm đến nay không để ngày giờ trôi qua vô ích, tự nghĩ chuyên vì hành đạo mà ráng bỏ các duyên ngoài. Đã vì sanh tử, nhẫn chịu khổ đau, dù đến chỗ chết cũng không từ nan. Đối với việc hạ thủ công phu, thường nghe Thiện Tri Thức nhiều cách chỉ dẫn tham cứu thoại đầu, khẩn thiết khuyến khích để đi đến đại ngộ. Dụng tâm như vậy cũng khó dấy khởi nghi tình, dù là một câu cũng khó đứng vững, nghiệp chướng quá sâu, phải làm thế nào?

Như trong túi áo mặc trên thân có của báu mà chẳng chịu tin, người chẳng tin tham thiền cũng giống như vậy. Nếu tin nơi thân mình có của báu thì dẫu cho chết cũng quyết phải tìm cho ra, mới là xong việc. Người xưa nói : "Minh châu trong áo tự chẳng tin, đâu cần hướng ngoại khổ công tìm" là vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
NGHI PHÁP - Thiền Sư Lại Quả

Người tu hành chân thật, vì đạo chịu khổ chịu đau đều chẳng màng đến. Đối với pháp môn tham thiền là pháp phải làm suốt ngày, không ngờ một câu thoại đầu một thời gian dài chẳng đề khởi thì dường như cảm thấy khinh an. Vừa đề khởi lên một chút thì phiền não liền nổi dậy, thân tâm khoảnh khắc cũng chẳng yên, khi tịnh thì như ngồi trên đống lửa, muốn đi ra ngoài giải buồn. Thêm vào đó các vị chức sự thấy cử chỉ oai nghi của ta khiếm khuyết bèn chỉnh lại khiến cho tâm ta như lửa đổ thêm dầu, lập tức phẫn nộ tràn hông. Xét kỹ trước sau đều do đề khởi câu thoại đầu mà ra, nên chẳng ngại gì dùng pháp khác để thử. Ngày trước đã tin niệm Phật hoặc tin trì chú bèn đem ra dùng lại thử. Một khi niệm danh hiệu Phật, hoặc trì chú thì như nước tưới vào lửa thật là mát mẻ. Do đây đối với pháp tham thiền này lại càng cảm thấy nghi ngờ khó tin : "Đã hết sức tham mà chẳng thể được nhập, đây đúng là lỗi của pháp vậy!".

Thử hỏi : Ông thầy giáo hàng ngày thanh nhàn, thân tâm khỏe khoắn, bỗng phải gánh đồ nặng khổ sở muôn phần.

Có người hỏi ông ta : Sức gánh đồ của ông như thế nào?

Ông đáp : Dạy học không đủ ăn nên phải gánh đồ nặng để sống mà gánh chẳng muốn nổi.

Chính đang lúc trù trừ, bỏ gánh nặng xuống, rồi lại cầm quyển sách như cũ, so với lúc trước cảm thấy khoan khoái gấp bội.

Người có tri thức mới hỏi : Muốn có ăn, không gánh không được, sao chẳng từ từ đun đẩy lâu ngày cái khó tự hết.

Người nghi pháp hãy suy nghĩ điều này. Nay đặc biệt giải thích một chữ NGHI, bằng không ắt sanh lầm lẫn. Cũng như tham câu "Khi chưa có trời đất ta là cái gì?", chẳng biết mình là cái gì, muốn rõ bổn lai diện mục của mình mà không hiểu được thì phải sanh khởi thắc mắc tại sao muốn hiểu mà hiểu không được. Lúc ấy trong tâm tự nhiên móng khởi nghi tình. Có nghi tình tức là tham thiền vậy. Những đoạn văn sau nói hai chữ công phu tức là nghi tình, chẳng cần lập lại nữa.

Thế nên biết, nghi người, nghi pháp là hồ nghi, còn cái nghi này tức là công phu tham thiền cũng gọi là chánh nghi vậy.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
NGHI NGƯỜI - Thiền sư Lại Quả

Người dụng tâm ở Thiền đường, ban đầu y theo lời dạy của người, nhận sự chỉ dẫn, nghe người khai thị hiểu được phương pháp, y theo đó mà làm, chẳng dám thiếu sót một chữ, chẳng dám khinh thường một lời, xem đó như pháp bảo, kính đó như Phật sống. Sáng lễ bái chiều nghe dạy, suốt ngày không chút lười mỏi. Sự ân cần kính người, trọng pháp thật khiến cho người tin. Đến khi thực hành lâu ngày pháp đã được trao, tự cảm thấy sự chỉ dạy của người này rất đích xác còn lời giảng của người kia dường như chẳng đúng. Vì thấy có đúng có sai nên trong tâm sanh ra nghi ngờ chẳng biết người nào đúng người nào sai.

Lại nữa, hoặc lời giảng trước kia, lúc mới dụng công thì đúng, dụng công lâu thành sai. Hoặc pháp của mình dụng công thì phù hợp với kinh Phật, lời Tổ, nghe lời người giảng chẳng những không đúng với chỗ dụng công của mình mà còn rất khác xa với lời Phật Tổ. Do đó, cái niệm nghi người càng sâu, cái tâm tin mình càng lớn.

Lại nghi, nghe người ngoài nói người kia khai đại ngộ rồi, hoặc đã phá bổn tham, hoặc khai tiểu ngộ, đích thân nghe thì trái lại chẳng bằng mình. Hoặc thấy mấy người ấy trong cuộc sống hàng ngày đều không có hành vi khai ngộ mà dường như còn tập khí nhiều. Do đó, đến lúc người ấy khai thị, chẳng phải ho hen ngăn trở thì đổ thừa bận việc chẳng đến nghe. Hoặc nghi người ấy không xứng đáng làm thầy mình, đến giờ người ấy giảng thì trốn tránh ra ngoài chẳng về. Hoặc sợ người ấy khiển trách mà giả bệnh tạ từ. Cái lỗi nghi người thật chẳng phải ít. Thử hỏi : Ông muốn đến nhà ắt phải tìm đường về. Sự sai biệt ở giữa đường phải hỏi người đã đi qua. Đã chỉ đường rồi, đi phải do mình. Thiện Tri Thức chỉ có thể chỉ đường chứ chẳnng đi giùm mình được. Nay đường chánh chẳng đi mà lại nghi người chỉ đường tầm bậy. Đâu nên như vậy!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
PHÁT KHỞI LÒNG TIN - thiền Sư Lại Quả

Kinh nói : "Lòng tin là nguồn đạo, là mẹ công đức, nuôi dưỡng tất cả thiện căn". Thành Phật làm Tổ, chẳng phải do lòng tin thì khó thành. Biến trâu biến ngựa, chẳng phải do lòng tin thì khó nhập vào bụng trâu bụng ngựa. Lòng tin là cửa của các điều thiện cũng là cửa của các điều ác. Người đời đối với việc tin tâm hiểu lầm chẳng ít. Đã nói tin tâm, trước tiên phải biết nguồn gốc của tâm, lấy gì làm tâm, diện mục thế nào? Tại sao tin tâm? Người cả thế gian chỉ tin tất cả mà xưa nay chưa tin tự tâm. Người thường nói tin tâm, giả sử bị người hỏi : "Ông đã tin tâm ắt biết tướng của tâm, thấy nó là vật gì xin nói ra coi!". Người nói tin tâm thình lình bị hỏi, cứng miệng không đáp được. Tâm còn chẳng biết thì lòng tin từ đâu mà có? Sự lầm lạc sâu xa này chẳng phải chỉ mới ngày nay. Hoặc thấy việc nào đó nổi tâm ưa thích, chẳng gọi là tin tâm, chỉ gọi là tin việc. Đem sự tin việc cho là tin tâm, ấy chỉ là giả tin tâm. Chỉ có người của Thiền Tông, chỗ giảng chính là tâm, chỗ tham chính là tâm, chỗ nói chính là tâm, chỗ dụng chính là tâm, chỗ mê chính là tâm, chỗ ngộ chính là tâm.

Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ lúc nào chỗ nào đều chẳng rời tâm, cho đến trực ngộ tánh lý, tâm đã không thì tín tự tịch, tín tịch tức là tâm không, vậy khắp mặt đất đều là tâm, cả hư không đều là tín. Tín tâm bất nhị, quăng quả đất lên phương trên, bất nhị tín tâm, ném hư không xuống phương dưới, người học đạo tin được tâm này đối với những việc đó đều không đáng kể.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Hic híc..... cái này mong Thầy Viêng Quang 6 lên tiếng một tí mới hay.
Thật là tín đồ có một không hai của Phật Đạo đời nay, híc híc...
Chắc tương lai ngữ lục của chư Tổ Thiền Tông sẽ được thay thế bằng pháp thoại kiểu tân thời như thế này thôi híc híc....

Kính Âu Dương Phong!
Qua các bài viết của thiền sư Lại Quả, người điên nghĩ Âu Dương Phong đã phần nào hiểu được lời người điên chia sẻ. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
HỌC HẠNH BỔ TÁT - Lại Quả Thiền Sư

Ở địa vị phàm phu cứ lấy tham lam không chán cho là khoái, chẳng lấy "biết đủ" để làm vui. Tham lam là tổn người lợi mình, khoét thịt người để bồi bổ mình, chẳng màng đến ngưởi nghèo, chỉ lo ta giàu, cho đến tổn thương mạng người để nuôi dưỡng mạng mình. Do nhấn ác này, mình người trả báo lẫn nhau. Nếu suy rộng ra, một xứ như thế, một nước như thế, cho đến phổ biến khắp nơi, khi nhân quả chín mùi, bỗng nổi một niệm hung ác tạo ra tai biến lớn lao, đây là do nhiều đời nhiều kiếp tạo nhân mà thành. Muốn tránh khỏi tai kiếp lớn trước hết phải bỏ tham lam. Cái hành vi tham lam đều do tâm niệm con người phát khởi. Muốn biến tai kiếp thành an vui phải học gương đức Phật ở trong nhân địa, lúc hành đạo Bồ Tát đối với loài người đã xả bỏ đầu mắt não tủy, mặt mũi lưỡi răng để cứu người tai ách. Những tròng con mắt Phật xả bỏ, trải khắp đất của tam thiên đại thiên thế giới đến nỗi chẳng còn chỗ trống để cắm mũi kim.

Đối với loài chim bay, ngài đã cắt thịt cho chim ưng ăn. Đối với loài thú chạy, ngài đã xả thân cho cọp đói. Có một đời vì thương loài côn trùng, ngài biến thành một con ếch để cho bầy kiến bao vây ăn thịt. Lúc ấy, có một con quạ vội quắp con ếch bỏ xuống nước. Con ếch không chịu và nói : "Thà tôi chết để cho lũ kiến no. Tôi nếu xuống nước, cả bầy kiến đều chết". Đó là ngài ở trong loài sống dưới nước hành đạo Bồ Tát. Con quạ lúc đó là tiền thân của ngài A Nan. Bầy kiến là tiền thân của chúng La Hán. Con ếch là tiền thân của đức Phật.

Ước mong người học Phật đều ra tay xung phong tiến tới học hạnh Bồ Tát độ các hữu tình. Nếu có thể làm đến hai ngàn Bồ Tát để độ một ngàn chúng sanh thì có gì là khó!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
PHÁT THỆ NGUYỆN LỚN - Thiền Sư LẠi Quả.

Thế gian và xuất thế gian đều có phát thệ nguyện lớn. Hai người tranh giành đất đai, người nào cũng cầu thắng, Bồ Tát ắt làm mản nguyện cho người có đạo đức thành tâm tin Phật. Nếu người có đạo đức lại bại, người không đạo đức lại thắng, cũng là do cảm ứng của nhân quả chẳng đồng mà xảy ra như thế.

Chúng ta là người trụ Tòng Lâm, trước phát nguyện lớn quyết liễu sanh tử, kể phát nguyện lớn quyết thành Phật đạo, lại phát nguyện lớn độ hết chúng sanh. Hoằng nguyện này là thường khóa hàng ngày chẳng chút gián đoạn ngừng nghỉ. Nếu ngừng nghỉ một chút, có thể bị đọa địa ngục, đây gọi là thệ. Đã lập thệ nguyện, thì không thể trái nguyện một chữ mới là đủ cả hạnh nguyện, lời nói việc làm phù hợp với nhau. Chỉ nói ăn mà chẳng từng nếm thì chẳng thể no, đây là nói suông. Như phát nguyện mà chẳng hành thì chẳng hành thì chẳng thể đến, đây là nguyện suông, bất quá chỉ tu cái nhân phát nguyện mà thôi. Người tu hành chẳng nên chỉ tu cái nhân phát nguyện mà nhất định cần phải hành cái việc của phát nguyện mới đúng.

Lại, nguyện có tà chánh, cũng có lớn nhỏ. Thế nào là nguyện tà? Như phát nguyện cầu tài, tham sắc, học Tiên đắc đạo, đây gọi là nguyện tà. Phát nguyện chánh là phát nguyện độ chúng sanh, phát nguyện liễu sanh tử, phát nguyện học kinh giáo, phát nguyện thành Phật đạo, đây gọi là nguyện chánh. Nguyện lớn là chẳng vì tự độ, phải độ tất cả chúng sanh trên khắp quả đất, chẳng độ một loài mà phải độ tất cả chúng sanh trong lục đạo, chẳng độ chúng sanh trong một thế giới mà phải độ chúng sanh khắp mười phương thế giới, đây gọi là nguyện lớn. nguyện nhỏ là phát nguyện độ chính mình, chẳng nguyện độ người khác, phát nguyện độ chúng sanh địa ngục, chẳng nguyện độ loài súc sanh, phát nguyện độ cha mẹ mình, chẳng nguyện độ cha mẹ người khác, đây gọi là nguyện nhỏ.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
SỰ LÝ DỤNG - Lại Quả Thiền Sư

Sau khi liễu ngộ như trẻ sơ sanh thân thể trần truồng không có một vật, đói không có ăn, lạnh không có mặc, lục căn dù mà chưq dùng được nên cần phải có đồ vật để nuôi thân, có người để săn sóc. Cũng như kinh nói : "Lý thì đốn ngộ, sự phải tiệm tu", cho nên cần phải trải qua sự bảo nhiệm để dứt tập khí. Sự bảo nhiệm này cũng giống như việc săn sóc nuôi dưỡng thân thể trẻ sơ sanh vậy. Cho nên người có đạo như ngu như ngốc. Tại sao như thế? Nói ra một lời ắt từ trong tự tánh lưu xuất, làm ra một SỰ ắt cùng với LÝ không trái. Cảnh duyên thuận nghịch đều từ quyền (phương tiện tạm thời) mà đạt biến (tùy cơ ứng vật). Hình thái mừng giận cũng từ vuông vào tròn. Mặc dù tâm rộng rãi nhưng cũng không ra ngoài pháp lý. Hằng ngày việc dù nhiều mà đều theo đúng quy củ. Trì Phật giới thì làm cho cái dụng của tự tánh khắp cùng vô biên thế giới. Giữ oai nghi thì làm cho Phật pháp được quảng bà khắp nơi. Hễ niệm thì niệm Phật tánh, Hễ trì chú thì trì tâm chú. Bất cứ pháp môn nào cũng đều quy về tự tánh, tất cả Phật sự đều nhập vào quy củ, khiến cho sự lý nhất như, tánh tướng bất nhị.

Điều thiết yếu là chẳng nên chấp LÝ bỏ SỰ, Thiền Tông quở là "kẻ vác bản". Cũng chẳng nên chấp DỤNG mà quên THỂ, bị mắng là "kẻ lỗ mãng". Thiên về tánh thì chỉ chứng Nhị thừa, thiên về tường lại thành phàm phu. Cần phải tánh tướng song hành, sự lý vô ngại, mới được gọi là pháp thân trang nghiêm vậy.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113


Bác Trừng Hải kính, trong phần thảo luận của Bác thì Ng chiếu hiểu rằng: Hiện nay đa số các Phật tử tu theo Tịnh Độ Tông chỉ tin theo Niềm Tin về Lý hoặc là ai bảo TIN thì TIN chứ không phải niềm tin về Sự hay cái TIN theo đúng TÔN CHỈ của TỊNH TÔNG.

Theo nguyên tắc khi đã học hay hành một vấn đề gì chúng ta phải có 2 phần: LÝ và SỰ nên người xưa đã có câu LÝ –SỰ viên thông là vậy. Nay Ng chiếu cũng mạnh dạn mong bác chia sẻ về vấn đề : TÔN CHỈ CHÍNH của pháp môn TỊNH ĐỘ và người học TỊNH ĐỘ cần hiểu và hành như thế nào cho đúng ?

Mong Bác chia sẻ cho Ng chiếu và mọi người biết được không ạ, vì đây cũng là nội dung mà Ng chiếu muốn học và cần hiểu chính xác về Tịnh Độ vì lâu nay đã có nhiều ý kiến trái chiều.

Kính hỏi.

Đạo hữu Nguyên Chiếu mến

_ Xưa nay trừng hải chỉ là người DỘNG một tiếng đại hồng chung đánh thức kẻ hữu tình rời con mộng bé hay rời xa bất thiện pháp chớ chưa hề làm người "chỉ đường". Nhưng nay Nguyên Chiếu đã có ý muốn hỏi về pháp môn Niệm Phật khởi sanh từ tâm cầu học hỏi và hiểu biết chính xác thì Trừng Hải cũng phải gắng gượng vậy.

_ Trước hết về Pháp Môn Niệm Phật, nguyên xưa kia trừng hải được một Thánh Giả trao cho một bài pháp "Am tường Lý niệm Phật" chỉ khoảng trên dưới 50 chữ, mà quên thỉnh cầu chia xẻ bài pháp này cho đại chúng nên xin sẽ lồng vào trong nội dung trao đổi (mà không trích dẫn nguyên văn). Và hai chữ "chính tông" mà trừng hải sử dụng có nghĩa là "Theo Lời Phật Đà Dạy" chớ không phải dụng theo nghĩa Tông Chỉ.

_ Để trao đổi thiết thực hơn Nguyên Chiếu nên đọc ba bản kinh Phật thuyết A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Kinh và Giáo nghĩa hay Luận thuyết Tịnh Độ Tôn; Rồi chỗ nào cảm thấy "không ổn" hay "mơ hồ"...thì chúng ta sẽ cùng trao đổi vậy.

Mến, Trừng Hải

 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
A di đà Phật!
Mong đạo hữu VNBN tiếp tục trả lời các câu hỏi của đạo hữu Nguyên Chiếu và Trừng Hải! A di đà Phật!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83

_ Để trao đổi thiết thực hơn Nguyên Chiếu nên đọc ba bản kinh Phật thuyết A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Kinh và Giáo nghĩa hay Luận thuyết Tịnh Độ Tôn; Rồi chỗ nào cảm thấy "không ổn" hay "mơ hồ"...thì chúng ta sẽ cùng trao đổi vậy.



Cám ơn bác Trừng Hải đã chia sẻ,

Nhưng để đi vào câu hỏi chính thì Nguyên Chiếu xin bác cho con hỏi những câu hỏi này chút ạ:

- Cõi Tây Phương Cực Lạc là do nguyện lực của Phật A DI Đà có đúng không ạ ?
- Cõi Tây Phương Cực Lạc là thế giới Hữu lậu hay Vô lậu ?

Mong bác cho ý kiến.

Kính.

 

hungmq

Registered
Phật tử
Reputation: 80%
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Cám ơn bác Trừng Hải đã chia sẻ,

Nhưng để đi vào câu hỏi chính thì Nguyên Chiếu xin bác cho con hỏi những câu hỏi này chút ạ:

- Cõi Tây Phương Cực Lạc là do nguyện lực của Phật A DI Đà có đúng không ạ ?
- Cõi Tây Phương Cực Lạc là thế giới Hữu lậu hay Vô lậu ?

Mong bác cho ý kiến.

Kính.


Thưa đạo hữu,
Dựa trên kinh Niệm Phật ba la mật theo lời Phật Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn giảng giải thì:
Cõi Tây Phương là do Tâm thể thanh tịnh cùng tương ứng với bản nguyện của bản nguyện của Chư Phật - Bồ Tát, mà bản nguyện của Phật Di Đà là chân thật rốt ráo, là tối thắng vì ngài không bỏ sót bất kỳ 1 chúng sinh nào dù là cao hay thấp, sang hay hèn. Và Phật A Di Đà chỉ là do sự niệm tưởng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phát khởi lên.
Cái này thuộc về Tín tâm đạo hữu ạ.
Lời Phật đà không thể sai, chỉ là ta đang dùng trí tuệ của thế gian để phân tích gạn lọc nên dễ gây ra sự mơ hồ, rồi cho đó chỉ là Lý.
Với những ai không có niềm tin thì cũng chẳng sai, vì rằng đã không tin thì sao tồn tại đây.
Cõi cực lạc đó dành cho những ai có niềm tin tuyệt đối, niềm tin không dưa trên bất kỳ sự phân tích, hay các pháp hữu vi hay vô vi nào.
Niềm tin đó hoàn toàn dựa trên sự tưởng niệm, chuyên cần niệm danh hiệu mà phát khởi lên.
Những thứ Tín Tâm trên không phải là có ngay, nhưng một khi đã niệm danh thì dần dần niềm tin sẽ vững hơn. Trừ khi vừa niệm lại vừa có quá nhiều câu hỏi.
Đạo hữu à, đã là niệm Phật thì không phụ thuộc vào các tướng, phụ thuộc vào các pháp hữu hay vô vi, chấp trước vào hinh thái tu tập, không thể chấp nơi ngôn ngữ mà cho rằng hữu niệm hay vô niệm. Do đó có thể nói không thể nói cõi Tây Phương là cõi hữu hay vô lậu được.
Vài lời góp vui giúp đạo hữu đọc cho đỡ buồn trước khi chờ bác Trừng Hải trả lời
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Đại hùng đại lực đại từ bi.hi cánh thẩm trừ vi tế hoặc
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Kính chào tất cả các đạo hữu tham gia chủ đề này! VNBN mới viết bài vào diễn đàn, dự định viết hết ý thì cũng chẳng viết gì thêm nhiều nữa! Thế nhưng mới một ngày không vào diễn đàn, chủ đề này trở nên nóng bỏng thế này.

Chúng ta nên tập trung vào chỗ đạo hữu Trừng hải đang luận bàn về TÍN, không nên đi qua các vấn đề khác sẽ trở nên rối bời và loãng chủ đề!

Cám ơn DH nguoidienhocphat1 đã dốc công viết nhiều bài biện giải và các đạo hữu đãc góp ý chân thành!


Thân chào đạo hữu trừng hải, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về chữ TÍN trong TỊNH ĐỘ TÔNG. Những vấn đề ngoài lề hoặc ít liên quan chúng ta nên bỏ chúng qua một bên sẽ tốt hơn!

VNBN xin phép nhắc lại Tịnh Độ Tông được xiển dương từ xưa đến nay đều lấy Kinh điển làm gốc: KINH A DI ĐÀ, KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT, KHINH VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT, KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT.

Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có nói 9 phẩm vãng sanh với các nhân duyên tương ứng. Trong Kinh A Di Đà có nói về nhân duyên về việc Niệm Trì Danh Hiệu Phật A DI ĐÀ một cách chung nhất, trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật dạy công phu niệm trì danh hiệu cho người hành Bồ Tát Đạo. Từ đác Kinh điển trên thấy đạo lộ của Tịnh Độ Tông có hai giai đoạn chính: trước tiên tu tập nhân duyên tái sanh vào Cực Lạc, giai đoạn còn lại là tu tiếp tại Cực Lạc không còn phải lo nữa vì chắc chắn giải thoát.


Mỗi người tu Tịnh Độ điều có ba món TÍN - NGUYỆN - HẠNH.

Tùy theo mỗi bậc mà TÍN, NGUYỆN, HẠNH cũng có khác nhau thu nhiếp cả hạ, trung, thượng căn. Bậc hạ TÍN theo bậc hạ, bậc trung TÍN theo kiểu bậc trung, bậc thượng TÍN cũng vậy. Nhưng đều thống nhất một đặc điểm chung là: Tin nhận sự hiện hữu thù thắng của thế giới Cực Lạc được tạo thành từ 48 đại nguyện, mọi điều kiện tại Cực Lạc chỉ dành cho việc tu tập không có việc gì khác, thù thắng ra sao thì trong các Kinh trên đã nói. Do đó, chúng ta chớ nên gượng ép TÍN ở người khác theo chỗ của bản thân mình, miễn là TÍN của họ có đặc điểm chung như đã nói.

Nguyện cũng có lớn nhỏ, có người muốn vãng sanh để tu tập dứt kiếp luân hồi, có người muốn vãng sanh để tu đủ tự lực rồi xông pha luân hồi cứu độ chúng sanh. Hạnh cũng có cạn, cũng có thậm thâm. Cạn là trì 10 niệm tương tục, sâu là đi vào Lý Tánh thậm thâm. Chớ nên gom chung một Tín, một Nguyện, một Hạnh làm mất đi sự hóa độ rộng rãi của pháp môn này!


Chẳng hạn bậc hạ phẩm hạ sanh: Cả đời làm toàn việc ác, phạm 10 điều ác, tạo tội ngũ nghich. Lâm chung mới biết ăn năn hối hận, có thiện tri thức nói về Đức Phật A Di Đà, 48 đại nguyện và các đặc điểm về thế giới Cực Lạc mà tin nhận rồi làm y lời Kinh Điển, trì 10 niệm liên tục mà được vãng sanh. Người như vậy chữ TÍN ở đâu mà có? Đó là do đã từng kết duyên nhiều đời với Thiện Tri Thức, với Phật, Bồ Tát nên giây phút lâm chung mới có thể tin nhận về Đức A Di Đà Phật và thế giới Cực Lạc. Với một tâm chân thành mong muốn vãng sanh thoát khổ và ngu muội và với hạnh đơn thuần là niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" đủ 10 niệm liên tục.


 

VQ6

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 22%
Tham gia
25/3/15
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28


_ Xưa nay trừng hải chỉ là người DỘNG một tiếng đại hồng chung đánh thức kẻ hữu tình rời con mộng bé hay rời xa bất thiện pháp chớ chưa hề làm người "chỉ đường". ....

_ Trước hết về Pháp Môn Niệm Phật, nguyên xưa kia trừng hải được một Thánh Giả trao cho một bài pháp "Am tường Lý niệm Phật" chỉ khoảng trên dưới 50 chữ, mà quên thỉnh cầu chia xẻ bài pháp này cho đại chúng nên xin sẽ lồng vào trong nội dung trao đổi (mà không trích dẫn nguyên văn). Và hai chữ "chính tông" mà trừng hải sử dụng có nghĩa là "Theo Lời Phật Đà Dạy" chớ không phải dụng theo nghĩa Tông Chỉ.

_ ......Rồi chỗ nào cảm thấy "không ổn" hay "mơ hồ"...thì chúng ta sẽ cùng trao đổi vậy.

.....


Kính Bác Trừng Hải.

Xin Bác vui lòng cố vấn cho con điều này:

* Ví như người muốn đi qua biển lớn. Khi tìm một chiếc thuyền để làm phương tiện đến mục đích đã định.

+ Thì người ấy nên đi trên chiếc thuyền có được người thuyền trưởng là một "Hoa Tiêu thực thụ", người ấy biết rõ hải đồ, có kinh nghiệm, và đã từng đi qua vùng biển nguy hiểm cần vượt ?

+ Hay người ấy chỉ cần một nhà Văn, biết viết truyện viễn tưởng để làm thuyền trưởng, leò lái (!) con thuyền vượt biển lớn , là đủ ?

* Cũng như vậy. Khi tu một pháp môn của Đạo Phật.

+ Thì chúng ta nên dùng "Thắng Tri" .- Là 3 Pháp Ấn (Ví như hải đồ), dùng kinh luật luận (là kinh nghiệm), dùng "Liễu Tri" tức là trí huệ trong các quả vị tu chứng mà Phật đã dạy để vượt biển lớn sanh tử hay không ?

+ Hay chỉ nên dùng "Tưởng tri".- Là các tư tưởng do ý thức vọng tưởng, ức tưởng thiêu dệt, như nhà văn viết truyện viễn tưởng để tu, mà hầu nấu cát cho thành cơm ?

Xin chúc Bác ngủ ngon giấc, trong mộng bình thường.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Cám ơn bác Trừng Hải đã chia sẻ,

Nhưng để đi vào câu hỏi chính thì Nguyên Chiếu xin bác cho con hỏi những câu hỏi này chút ạ:

- Cõi Tây Phương Cực Lạc là do nguyện lực của Phật A DI Đà có đúng không ạ ?
- Cõi Tây Phương Cực Lạc là thế giới Hữu lậu hay Vô lậu ?

Mong bác cho ý kiến.

Kính.


Đạo hữu Nguyên Chiếu mến,

_ Khi thọ trì kinh điển hay trầm tư suy nghĩ kinh văn người Phật tử phải ở trong tư thế tâm bình xa lìa tam chướng như tâm không xu hướng theo mọi chủ trương vọng động-xác định thuộc thế gian hiện tồn, không khởi tư ý mà chạy theo cái yêu-ghét đúng-sai bản thân và luôn xem vạn sự nhân gian chỉ là một thoáng vô thường có đó rồi không mà thản nhiên trước mọi lẽ đời biến hóa, mà thọ Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác am tường Lời Phật Đà Dạy vậy.

Với tâm thế trên (đúng ra thì phải nói là chánh vị), đứng trước câu hỏi "Cõi Cực Lạc là do nguyện lực của Đức Phật A Di Đà" thì Trừng Hải có hai cách trả lời:

1, Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì câu hỏi này thuộc về nguồn gốc vũ trụ, theo Lời Phật Đà Dạy trong kinh tạng Pali thì vô ích (không đủ thời gian để am tường rốt ráo với cuộc sống một đời), vô dụng (không đem lại hoa trái tâm linh cho người Phật tử) vì vậy nên gạt sang một bên.

2, Lại theo Phật Tâm Tông, như trong Lăng Già Kinh thì vũ trụ là do chính Mười Phương Chư Phật biến hóa mà thành vậy.

_ Về câu hỏi, Cực Lạc Quốc là Hữu hay Vô:

1, Theo Phật giáo nguyên thủy thì Duy Chỉ Có Niết Bàn là pháp Vô Vi.

2, Theo Phật giáo phát triển, bên cạnh Niết Bàn là pháp Vô vi còn có Hư không, Chân như... Vì vậy Tây Phương Cực lạc lại vừa là hữu vừa là vô hay nói cách của Tịnh độ tôn là Phàm Thánh đồng cư vậy.

Đạo hữu Nguyên Chiếu mến, do chúng sanh bị vô minh (nguyên thủy) mà tự trói tâm trong vô minh chi mạc nên thường nhìn thế gian vũ trụ với không gian ba chiều bằng nhận thức nhị nguyện đối đãi có-không, đúng-sai, dễ-khó...
Chư cổ đức dạy rằng thế gian vốn, đa chiều (Thiên thai tôn), đa vũ trụ (Hoa nghiêm tôn) hay bất định (Nguyên Thủy-Duy thức) hay Không (Bát nhã). Theo Trừng Hải thì gò nỗng đồng là Phật Quốc vậy, hề hề

* Chư Phật Mười Phương đản sanh là vì lợi ích của thế gian nên khi đang còn là hữu tình phàm phu nương Tam Bảo nên giữ tâm bình lìa tam chướng khi thọ trì kinh điển.

Mến, Trừng Hải




 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Kính Bác Trừng Hải.

Xin Bác vui lòng cố vấn cho con điều này:

* Ví như người muốn đi qua biển lớn. Khi tìm một chiếc thuyền để làm phương tiện đến mục đích đã định.

+ Thì người ấy nên đi trên chiếc thuyền có được người thuyền trưởng là một "Hoa Tiêu thực thụ", người ấy biết rõ hải đồ, có kinh nghiệm, và đã từng đi qua vùng biển nguy hiểm cần vượt ?

+ Hay người ấy chỉ cần một nhà Văn, biết viết truyện viễn tưởng để làm thuyền trưởng, leò lái (!) con thuyền vượt biển lớn , là đủ ?

* Cũng như vậy. Khi tu một pháp môn của Đạo Phật.

+ Thì chúng ta nên dùng "Thắng Tri" .- Là 3 Pháp Ấn (Ví như hải đồ), dùng kinh luật luận (là kinh nghiệm), dùng "Liễu Tri" tức là trí huệ trong các quả vị tu chứng mà Phật đã dạy để vượt biển lớn sanh tử hay không ?

+ Hay chỉ nên dùng "Tưởng tri".- Là các tư tưởng do ý thức vọng tưởng, ức tưởng thiêu dệt, như nhà văn viết truyện viễn tưởng để tu, mà hầu nấu cát cho thành cơm ?

Xin chúc Bác ngủ ngon giấc, trong mộng bình thường.

Chào đạo hữu Vấn Đạo

_ Có vấn thì có đáp (chớ không phải có Vấn là có Đạo đâu, hề hề).
Đi thuyền ra biển lớn tất nhiên phải tìm thuyền trường, mà nếu thuyền trưởng đó lại là nhà văn thì càng tuyệt vì có người đàm luận khi lênh đênh trên biển.

_ Chắc đạo hữu ít đọc kinh văn, kinh luận chính tông, nguyên bản nên không biết thanh âm bát nhã vượt bát âm tuyệt diệu phi thường phi phi thường là lời Như Thị Ngã Văn nên mới thốt ra những lời trên vậy.

Mến, Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Chẳng hạn bậc hạ phẩm hạ sanh: Cả đời làm toàn việc ác, phạm 10 điều ác, tạo tội ngũ nghich. Lâm chung mới biết ăn năn hối hận, có thiện tri thức nói về Đức Phật A Di Đà, 48 đại nguyện và các đặc điểm về thế giới Cực Lạc mà tin nhận rồi làm y lời Kinh Điển, trì 10 niệm liên tục mà được vãng sanh. Người như vậy chữ TÍN ở đâu mà có? Đó là do đã từng kết duyên nhiều đời với Thiện Tri Thức, với Phật, Bồ Tát nên giây phút lâm chung mới có thể tin nhận về Đức A Di Đà Phật và thế giới Cực Lạc. Với một tâm chân thành mong muốn vãng sanh thoát khổ và ngu muội và với hạnh đơn thuần là niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" đủ 10 niệm liên tục.


[/SIZE][/QUOTE]

Đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị mến,

_ Đạo hữu nên nhớ rằng KHÓ TIN-KHÓ NÓI là Lời Phật Dạy trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà chớ không phải Trừng Hải "phịa" ra. Vì sao Phật Đà dạy pháp này là khó tin? Khó tin, như phần kinh văn hạ phẩm hạ sanh, vì là việc cực kỳ khó khăn như dã tràng xe cát biển Đông, nhưng với Phật Pháp vô biên thì vẫn làm được vậy, nên gọi là KHÓ TIN

Phật Lực Vô Biên của Mười Phương Chư Phật vốn là THƯỜNG TẠI, nếu Pháp Môn Niệm Phật là Chánh Pháp Cực Lạc Đáo cần phải tương ưng với nổ lực dõng mãnh bất khả tư nghì của chúng sanh hữu tình đó là

1, "Tín sâu", vậy hỏi đạo hữu như thế nào là tín sâu? nếu không phải nhập thiền định đắc trí huệ am tường nhân quả nghiệp báo đời trước hay đời hiện tiền (Tuệ Ba La Mật)

2, Nguyện thiết, vậy hỏi nguyện thiết như thế nào là thiết? Há không phải đó chính là Nguyện bất thối chuyển!!! (Nguyện Ba La Mật)

Tín thì phải ngang mực chánh định, Nguyện thì phải bất thối chuyển...toàn là Đại Hùng, Đại Lực, Đại thế chí vậy mà khi quãng diễn Tịnh độ tôn thì gọi là dễ tu, dễ chứng, hợp mọi căn cơ như vừa chơi game vừa niệm Phật cũng Vãng Sanh???!!!

Mến, Trừng Hải
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83
.............Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.
Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc?
Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc..........
.

Ng Chiếu cám ơn BÁC Trừng Hải đã chia sẻ,

Thưa Bác với đoạn Kinh A DI ĐÀ trên thì có nhiều ý kiến trái chiều, có ý kiến nói rằng nếu nói vậy là làm tăng sự tham lam của chúng sanh, không chuyên tâm tu học. Có ý kiến nói rằng vì chúng sanh quá khổ nên Đức Phật đã thương xót tạo nên cõi Thanh Tịnh Cực Lạc để chúng sanh nào có lòng tin, chuyên tâm hành trì sẽ được về đó tu học.

Với hai ý kiến trái chiều như vậy, Ng Chiếu hiện nay vẫn chưa hiểu lắm. Vậy theo bác thì để hiểu câu trích dẫn trên theo ý của Thế Tôn thì chúng ta phải hiểu như thế nào ?

Mong Bác góp ý.

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Ng Chiếu cám ơn BÁC Trừng Hải đã chia sẻ,

Thưa Bác với đoạn Kinh A DI ĐÀ trên thì có nhiều ý kiến trái chiều, có ý kiến nói rằng nếu nói vậy là làm tăng sự tham lam của chúng sanh, không chuyên tâm tu học. Có ý kiến nói rằng vì chúng sanh quá khổ nên Đức Phật đã thương xót tạo nên cõi Thanh Tịnh Cực Lạc để chúng sanh nào có lòng tin, chuyên tâm hành trì sẽ được về đó tu học.

Với hai ý kiến trái chiều như vậy, Ng Chiếu hiện nay vẫn chưa hiểu lắm. Vậy theo bác thì để hiểu câu trích dẫn trên theo ý của Thế Tôn thì chúng ta phải hiểu như thế nào ?

Mong Bác góp ý.

Kính.

Đạo hữu Nguyên Chiếu mến,

Lời của Phật Đà Dạy thì trừng hải chưa bao giờ khởi nghi tâm chớ nói là "phê bình" hay "chỉ trích"...Duy chỉ có điều phải am tường kinh văn Y Lời Phật Đà Dạy.

Giáo Pháp của Phật Đà Thích Ca Mâu Ni vốn THOÁT KHỔ nên câu kinh văn đúng lý, nên khởi sanh hai ý kiến trên gọi là tà kiến vậy.

Mến, Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top