VO-NHAT-BAT-NHI

Thảo luận với đạo hữu Trừng hải

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Chẳng hạn bậc hạ phẩm hạ sanh: Cả đời làm toàn việc ác, phạm 10 điều ác, tạo tội ngũ nghich. Lâm chung mới biết ăn năn hối hận, có thiện tri thức nói về Đức Phật A Di Đà, 48 đại nguyện và các đặc điểm về thế giới Cực Lạc mà tin nhận rồi làm y lời Kinh Điển, trì 10 niệm liên tục mà được vãng sanh. Người như vậy chữ TÍN ở đâu mà có? Đó là do đã từng kết duyên nhiều đời với Thiện Tri Thức, với Phật, Bồ Tát nên giây phút lâm chung mới có thể tin nhận về Đức A Di Đà Phật và thế giới Cực Lạc. Với một tâm chân thành mong muốn vãng sanh thoát khổ và ngu muội và với hạnh đơn thuần là niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" đủ 10 niệm liên tục.

Đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị mến,

_ Đạo hữu nên nhớ rằng KHÓ TIN-KHÓ NÓI là Lời Phật Đạy trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà chớ không phải Trừng Hải "phịa" ra. Vì sao Phật Đà dạy pháp này là khó tin? Khó tin, như phần kinh văn hạ phẩm hạ sanh, vì là việc cực kỳ khó khăn như dã tràng xe cát biển Đông, nhưng với Phật Pháp vô biên thì vẫn làm được vậy, nên gọi là KHÓ TIN

Phật Lực Vô Biên của Mười Phương Chư Phật vốn là THƯỜNG TẠI, nếu Pháp Môn Niệm Phật là Chánh Pháp Cực Lạc Đáo cần phải tương ưng với nổ lực dõng mãnh bất khả tư nghì của chúng sanh hữu tình đó là

1, "Tín sâu", vậy hỏi đạo hữu như thế nào là tín sâu? nếu không phải nhập thiền định đắc trí huệ am tường nhân quả nghiệp báo đời trước hay đời hiện tiền (Tuệ Ba La Mật)

2, Nguyện thiết, vậy hỏi nguyện thiết như thế nào là thiết? Há không phải đó chính là Nguyện bất thối chuyển!!! (Nguyện Ba La Mật)

Tín thì phải ngang mực chánh định, Nguyện thì phải bất thối chuyển...toàn là Đại Hùng, Đại Lực, Đại thế chí vậy mà khi quãng diễn Tịnh độ tôn thì gọi là dễ tu, dễ chứng, hợp mọi căn cơ như vừa chơi game vừa niệm Phật cũng Vãng Sanh???!!!

Mến, Trừng Hải
[/QUOTE]

Này Diệu Nguyệt cư sĩ, thế nào là Niệm Phật Chân Chính? Muốn niệm Phật
đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sinh, thì người niệm Phật phải
phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:
1. Tín Tâm
2. Thâm Trọng Tâm
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
4. Xả Ly Tâm
5. An Ổn tâm
6. Đà Ra Ni Tâm
7. Hộ Giới Tâm
8. Ba La Mật Tâm
9. Bình Đẳng Tâm
10. Phổ Hiền Tâm

Chỉ 1 phần Tín Tạm thôi đã khó như thế nào:

Thế nào là Tín Tâm?
Này Diệu Nguyệt, Tín Tâm nghĩa là Lòng Tin Chân Thật Tha Thiết Bền Vững, là nhân tố quyết định thành Phật, là nhân tố quyết định thâm nhập cảnh giới Đại Thừa. Bởi vì sao? Vì lòng tin là mẹ đẻ của tất cả công đức vô lậu, lòng tin là cửa ngõ nhiệm mầu đưa chúng sinh về nơi kho báu Phật Pháp, cho nên, việc trưởng dưởng Tín Căn vẫn là điều cần thiết yếu nhất trong hết thảy mọi môn tu.

Trước hết, phải đặt lòng tin chân thật vào Lý Nhân Quả một cách sâu sắc, kiên cố, và không hề nảy sinh một ý tưởng hoặc một hành vi trái ngược với Lý Nhân Quả. Phải thấy hoạt dụng của Lý Nhân Quả dung thông ba đời (Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai) rõ ràng như những đường kẻ dọc ngang trên lòng bàn tay.

Tin rằng kiếp sống thế gian là Vô Thường, mạng người ngắn ngủi như hơi thở ra vào. Tin rằng tất cả các pháp hữu vi đều là huyễn hóa, không có chủ tể, niệm niệm sinh diệt không ngừng, từng sát na biến hoại chẳng nghỉ; Tất cả (các pháp hữu vi ấy) đều đưa tới khổ não, vô minh, và trói buộc.

Tin rằng sáu nẻo luân hồi thật là nguy hiểm, chướng nạn, sơ sẩy trong ý niệm cũng đủ đưa chúng sinh trầm luân cả nghìn muôn ức kiếp. Một lần sa lạc vào ba đường dữ (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh) thì không biết đến lúc nào mới thoát khỏi.

Tin rằng Phật Pháp chính là đạo giải thoát, đạo an vui, đạo của Trí Tuệ, đạo của Từ Bi, đạo diệt khổ, đạo cứu vớt chúng sinh chẳng chừa một hạng loại nào cả, đạo của Phật Tri Kiến, đạo có đủ phương thuốc nhiệm mầu trừ diệt tất cả các thứ bịnh tật của chúng sinh. Tin rằng Tam Bảo là chỗ nương về của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sinh qua thấu bờ kia.

Tin rằng tất cả các pháp đều do Tâm Thể của mình tạo ra. Từ ba đời mười phương Chư Phật nhẫn đến Tứ Thánh, Lục Phàm đều do cái Tâm Thể lưu xuất và biến hiện. Tin rằng: các cõi Cực Lạc cũng chỉ do Tâm Thể thanh tịnh của chúng sanh tạo ra, cùng tương ứng với Bản Nguyện Vĩ Đại của Phật, Bồ Tát, và Thánh Chúng. Và tin rằng: Đức A Di Đà chỉ là do sự niệm tưởng Danh Hiệu Nam Mô A Di Đà Phật phát khởi nên.

Tin rằng mỗi mỗi chúng sinh đều có đủ năng lực thọ lãnh giáo pháp Như Lai, bất cứ hữu tình nào cũng có năng lực hoàn thành địa vị Nhất Thiết Chủng Trí như các Chư Phật.

Tin rằng Bản Nguyện của A Di Đà là chân thật, rốt ráo là tối thắng. Và Ngài không hề bỏ sót một chúng sinh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngũ nghịch, thập ác, v.v...

Tin rằng Pháp Niệm Phật Vãng Sinh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời pháp môn này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát. Nếu phế bỏ môn tu này thì Chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thãy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện.

Diệu Nguyệt, phải phát khởi Tín Tâm như vậy mà niệm Phật.

(Trích kinh niệm Phật Ba la mật)

Do đó, rất đồng ý với ý kiến trên của đạo hữu Trừng Hải. Không thể xiển dương tịnh độ tông theo hướng là pháp môn dễ tu dễ chứng được. Nếu một người thật sự niệm Phật chân tu sẽ thấy pháp môn này dễ hành vì chỉ niệm 6 chữ Nam mô A di Đà Phật nhưng mà niệm Phật được như trong kinh viết thì rất khó khăn. Vì dễ hành nên phù hợp rất nhiều căn cơ thượng trung hạ nhưng để hành được kết quả như trong kinh cũng là bậc thượng căn Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí mới có thể vãng sanh cực lạc quốc, và cũng phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp tu hành tu sửa đến khi nào ngộ nhập tri kiến Phật.

Ví dụ thực tế. Bà Nội của mình khi chết được ban hộ niệm đến hộ niệm. Thoại tướng đẹp, chân tay mềm mại, miệng khép lại. Mình rất cảm ơn công đức trời biển hộ niệm của Ban Hộ Niệm. Nhưng Ban Hộ Niệm cho rằng bà Nội của mình vãng sanh cực Lạc Quốc. Thì đây là một điều nhầm lẫn nhưng vì vấn đề tế nhị và niềm tin sâu dày của Ban Hộ Niệm mình không thể nói ra. Nhưng khi giao tiếp thần thức với bà cụ bà nói rằng thoại tướng của bà như vậy chứng tỏ bà sẽ thác sanh về nơi an lành vì cả đời bà không niệm Phật thì sao về cõi phật, cả đời bà không làm việc thiện sao sanh về cõi trời, nhờ ban hộ niệm mà bà buong xả tất cả không dính mắc không quyến luyến trong vòng 49 ngày bà sẽ đầu thai lại cõi người có cuộc sống an lành và biết đến Phật pháp để tu tập cho kiếp sau. Đôi điều chia sẻ. A di đà Phật!
[/SIZE]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83
Ng Chiếu cám ơn bác TH đã chia sẻ,

Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có đoạn:


.............Vi Ðề Hi bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Như hôm nay tôi nhờ oai lực của đức Phật Thế Tôn mà được thấy quốc độ Cực Lạc ấy. Nếu sau khi đức Phật Thế Tôn diệt độ, các chúng sanh trược ác, bất thiện, bị ngũ khổ bức ngặt, họ làm thế nào có thể được thấy A Di Ðà Phật Cực Lạc Thế Giới?"
Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: "Bà và chúng sanh nên phải chuyên tâm buộc niệm một chỗ, tưởng nơi phương Tây. Tưởng niệm thế nào?
Tất cả chúng sanh, những người có mắt sáng mà chẳng phải là kẻ sanh manh, thì đều thấy mặt nhựt lặn cả. Phàm người tu tập quán tưởng nên phát khởi tưởng niệm, ngồi quay thẳng hướng về phía Tây, quán kỹ chỗ mặt nhựt sắp lặn, khiến tâm niệm trụ vững chuyên tưởng nhớ chẳng dời. Thấy mặt nhựt sắp lặn, dạng như mặt trống đồng treo. Ðã thấy mặt nhựt rồi, nhắm mắt, mở mắt đều khiến phải sáng tỏ. Ðây là Nhựt Tưởng, gọi là pháp quán ban đầu...............

Thưa Bác, Trong bộ Kinh Quán Vô Lượng Thọ có nhắc nhiều đến từ QUÁN , đó là tất cả mười sáu pháp quán mà Thế Tôn đã chỉ dạy cho VI ĐỀ HI và những người cầu sanh TỊNH ĐỘ sau này. Vậy thì chữ QUÁN trong Kinh là QUÁN CHIẾU mọi thứ hay là QUÁN để THẤY CÕI CỰC LẠC rồi tu học ?

Mong bác góp ý.

Kính.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Reputation: 80%
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Đôi dòng suy nghĩ còn nông cạn xin chia sẻ:
1. Để niệm Phật như theo lời Phật dạy, phải khởi 10 thứ tâm trên mới gọi là niệm Phật chân chính, cái này thật là khó, phải là ai đó tu sâu dày, trong sáng, dám hy sinh thế gian pháp mới được.
Nhưng Ngài Phổ Hiền Bồ Tát vì biết chúng sinh u mê nên mới nói như sau:
"Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau. Người tu môn niệm Phật thì phải đề khởi mười thứ tâm thù thắng, mới nhanh chóng thâm nhập Niệm Phật Tam-muội, hiện bày cảnh giới Cực-Lạc. Hoặc ngược lại, người đặt trọn tín tâm nơi Bản-nguyện và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật, thì dần dần đi vào Niệm Phật Tam-muội, tự nhiên thành tựu mười thứ tâm thù thắng nói trên." đọc tới đây tự ngẫm nhé.
Vì sao Bồ Tát nói vậy ? Vì:
Nầy Phật tử hãy chăm chú lắng nghe, tôi sẽ giải thích tường tận.

Danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật vốn đầy đủ vô lượng vô biên hằng hà sa công đức, vô lượng vô biên hằng hà sa ý nghĩa, vô lượng vô biên hằng hà sa lực dụng, cứu cánh, cảnh giới, giác tánh ... dẫu trăm ngàn muôn ức na-do-tha vi trần đại kiếp, cũng không thể diễn nói hết được. Nay vì chúng sanh nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, mà tôi sẽ lược nói, để chúng sanh thu hoạch nhiều lợi ích.

Nầy Phật tử ! Nam-mô A-Di-Đà Phật nghĩa là gì ?

Nam-mô là thủy giác. A-Di-Đà là tương tục giác, Phật là bản giác.

Nam-mô là năng niệm, A-Di-Đà là tương tục niệm, Phật là sở niệm.

Nam-mô là giới luật, A-Di-Đà là thiền định, Phật là trí tuệ.

Nam-mô là thế gian giới, A-Di-Đà là pháp giới, Phật là vô sai biệt giới, vô sở hữu cảnh giới, vô trụ xứ cảnh giới.

Nam-mô là thường, A-Di-Đà là tịch, Phật là quang.

Nam-mô là diệu quan sát trí, A-Di-Đà là bình đẳng tánh trí, Phật là đại viên cảnh trí, vô tận sở hữu trí.

Nam-mô là phi hữu, A-Di-Đà là phi vô, Phật là không tánh, phi hữu vô định tánh.

Nam-mô là như thực hữu, A-Di-Đà là như thực không, Phật là như thực bất không.

Nam-mô là sai biệt trí, A-Di-Đà là vô sai biệt trí, và Phật là pháp hải tuệ công đức vô tận tạng viên mãn trí.

Nam-mô là phương tiện lực, A-Di-Đà là cứu cánh lực, và Phật là dung thông phương tiện siêu việt cứu cánh lực.

Nam-mô là ly trần, A-Di-Đà là ly căn, Phật là ly thức.

Nam-mô là chuyển y tạng, A-Di-Đà là vô tận thiện căn tạng, Phật là quyết định chính giác tạng.

Nam-mô là ly cẩn tạng, A-Di-Đà là niết bàn tạng, Phật là như huyễn giải thoát tạng.

Nam-mô là trang nghiêm Phật quốc độ, A-Di-Đà là thành tựu vô biên Phật quốc độ, Phật là như huyễn thập phương Hoa Tạng Thế Giới Hải.

Nam-mô là gia trì lực, A-Di-Đà là tiếp dẫn lực, Phật là tự tánh tương ưng nhiếp thọ lực.

Nam-mô là khai thị vô lượng trí, A-Di-Đà là thâm nhập chính giác trí, Phật là quang minh phổ chiếu trí.

Nam-mô là thế gian giải, A-Di-Đà là giác ngộ giải, Phật là nhất thiết trí biến chiếu thập phương viên mãn giải.

Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật có vô lượng vô biên bất khả thuyết ý nghĩa thâm mật vi diệu như thế, dẫu ba đời mười phương chư Phật diễn nói cũng không cùng tận.

Lại nữa, không thể chấp trước nơi ngữ ngôn, văn tự, âm thanh, tri kiến, biện luận ... mà bảo rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà là hữu niệm hoặc vô niệm. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu ấy chính là không tánh, là vô sở đắc, là vô sở ý, vô cấu nhiễm, là vô sở tương ưng, là vô sở bội nghịch, vô công dụng hạnh, là vô sở cầu hạnh.

Lại nữa, không thể chấp trước nơi hình thái tu tập, chỗ dụng công, hoặc phương tiện biểu hiện, qui tắc hành trì, mà cho rằng danh hiệu ấy là hữu định tánh hay vô định tính. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là vô tận tạng, hư không tạng, Đà-ra-ni tạng, giải thâm-mật cục-túc tạng ...

Lại nữa, không thể chấp trước vào ý nguyện vãng sanh, tâm thái mong cầu Phật lực, hoặc an trú bản nguyện lực, hay sự phát tâm bồ đề quảng đại ... mà cho rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật là hữu thú hướng hoặc vô thú hướng. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu ấy, chính là tịch tịnh tạng, thanh tịnh vi diệu tạng, minh triệt tạng, là trần tạng, là thức tạng, là cấu tạng ...

Lại nữa, không thể chấp trước vào cách thức trì niệm, vào nghi tắc lễ bái cúng dường, vào sự khẩn thiết xưng tán, sám hối hoặc tâm chí tùy hỷ công đức của hành giả niệm Phật mà cho rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật là hữu sở y hay vô sở y. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu ấy chính là khả ái nhạo tạng, là ly chủng chủng trần cấu tạng, là ly uẩn tạng, là vô chướng ngại tạng, là vô tận công đức tạng ... vô tận thiện căn tạng, là niết bàn tạng, là như huyễn tam muội vô vi tạng, là thành tựu Phật độ tạng, là quyết định vô thượng bồ đề tạng, là Phổ-Hiền bất tư nghị giải thoát tạng ..."

2. Chớ cho rằng " Không nên xiển dương pháp môn Tịnh Độ theo kiểu dễ tu dễ chứng"
Nên nhớ việc tạo lòng tin rất quan trọng, bởi danh hiệu Phật mà Bồ Tát Phổ Hiền thuyết ai ở trên đã chứng minh điều đó.
Chúng sinh do Tâm thể còn chạy lăng xăng, do vô minh che lấp Phật tính, sinh ra đủ thứ nghi kỵ. Nếu như không tuyên rằng Pháp môn Tịnh Độ dễ tu dễ chứng, thì ai dám tu ? Họ sẽ nghĩ cái này khó quá, bậc Thượng Căn mới làm được v.v
Còn việc họ được tiếp cận Duyên lành, được niệm Phật, dần đà họ sẽ khai mở được Thiện Căn, dần đà tinh tấn trong Đạo mầu.
Bởi lẽ phải xiển dương vậy, là vì Diệu Nguyệt Cư Sĩ vì chúng sinh thời mạt pháp, khó tu các pháp môn nên đã hỏi Phật Đà cách thức tu hành và Phật đã trả lời đó là pháp Niệm Phật.
Còn việc khi đã tu niệm Phật, tuân thủ một số điều nhất định thì đó là đương nhiên.
3. Bà nội đạo hữu PC cả đời chưa niệm Phật, nhưng được hộ niệm là duyên lành, nhưng chưa chắc đã vãng sinh, nhưng cũng là được tạo duyên lành Phật Pháp cho đời sau.
Phật đà không hề nói rằng " Được nghe niệm Phật mà được vãng sinh" khi thuyết pháp cho chúng sinh.
Bản thân người bệnh phải niệm, phải chấp nhận, buông xả, và niệm cùng ban hộ niệm thì may ra có thể. Lúc đó lực bản thân, và công lực xung quanh sẽ có tác động.
Trước khi kết thúc chia sẻ trên, tôi chia sẻ rằng:
Không thể tách rời cõi Cực Lạc là Vô hay Hữu. chẳng vô hay hữu
Không thể vì một vài trường hợp, hay bản thân chưa được mà cho rằng là khó hay dễ
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Ng Chiếu cám ơn bác TH đã chia sẻ,

Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có đoạn:




Thưa Bác, Trong bộ Kinh Quán Vô Lượng Thọ có nhắc nhiều đến từ QUÁN , đó là tất cả mười sáu pháp quán mà Thế Tôn đã chỉ dạy cho VI ĐỀ HI và những người cầu sanh TỊNH ĐỘ sau này. Vậy thì chữ QUÁN trong Kinh là QUÁN CHIẾU mọi thứ hay là QUÁN để THẤY CÕI CỰC LẠC rồi tu học ?

Mong bác góp ý.

Kính.

Đạo hữu Nguyên Chiếu mến,

Phép Quán trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh thuộc về phép quan sát Tưởng.
Tưởng vốn có sáu, nhãn nhĩ tỉ thiệt thân và ý. Tưởng câu sanh với Thọ, vốn là hai uẩn Vô Ký, nên tánh như hư không.
Ở phàm phu hữu tình thì, khi ngũ căn phan duyên ngũ trần sinh tiền diệt thức, các Tưởng thuộc ngũ căn lại không thể nhận biết được nên phải nương vào Ý (căn) thức gọi là Xúc, Xúc này chính là các dữ liệu kinh nghiệm cảm quan tích tập của Ngũ Quan Năng + Ý, nên Tưởng của sanh thân phàm phu chính là Danh, Tướng mà bản thân đã kinh nghiệm qua (mặc định).
Hoàn toàn khác với điều trên thì Tưởng trong 16 phép quán Quán Vô Lượng Thọ chính là Minh Tưởng là Trí Huệ A Di Đà Phật gọi là Trang nghiêm Thanh tịnh Bình Đẳng Giác cũng đồng là Cực Lạc Quốc.

Mến, Trừng Hải
Note: Nguyên Chiếu hãy tự tìm hiểu bảy chữ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC thì sẽ thấy rõ chỗ hành hoạt diệu dụng khai thị PHẬT TRI KIẾN.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Khi tu một pháp môn nào đó phải hiểu kỹ rõ pháp môn đó như thế nào? Muốn vãng sanh cực Lạc cần phải tu như thế nào? Chứ không phải tu một cách mù quáng, tin một cách mù quáng. Vì thế, sợ chúng sanh tin một cách mù quáng mà đức Phật mới thuyết 10 cái cái tâm thù thắng để cho chúng sanh nương vào đó mà soi xét tâm mình, nương vào đó mà đánh già mình tu ra sao?
Cái mình chia sẻ là nhiều người cứ nói pháp môn niệm Phật dễ tu dễ chứng, cứ Tin niệm Phật cuối đời sẽ vãng sanh cực lạc mà không có phân tích rõ Tín là gì, hạnh là gì, Nguyện là gì tu như thế nào để về Tây Phương cực lạc. Đó là một niềm tu mù quáng không có trí tuệ. Dẫn ra bao nhiêu hệ lụy và sai lầm trong thực tế:
1) Niệm Phật ê ah nhưng cái tâm không có sửa, đụng chuyện là sân si nổi lên, ai đó trái ý mình là sân si, ai đó đụng vào cái tôi là ra sức phản bác không chịu lắng nghe ý kiến họ phân tích.
2) Có suy nghĩ mình cứ làm điều ác cứ làm điều tầm bậy khi truoc khi lâm chungkêu con cháu mời ban hộ niệm tời hộ niệm mình cũng sẽ thành Phật cũng về Tây Phương cực lạc.
3) Luôn có tâm phân biệt pháp môn niệm Phật là nhất là vua các pháp vì trong kinh nói vậy. Và tỏ ý xem thường pháp môn khác, khinh khi người tu theo pháp môn khác. Mang tội phỉ báng phật pháp tội này đáng đọa địa ngục A tỳ.
4) Vì không hiểu rõ bản chất thực sự pháp môn niệm Phật mà khi hoằng pháp sai. Cứ khuyên người niệm Phật chết Phật sẽ rước sẽ vượt qua tất cả khổ ách cầu gì được nấy. Mà không phân tích cho họ hiểu niệm Phật như thế nào thì khi lâm chung Phật mới rước, mới vãng sanh cực lạc, niệm Phật như thế nào để mà TU SỬA TÂM TÁNH, niệm Phật như thế nào để xoay chuyển được nghiệp lực, niệm Phật như thế nào để chuyển hóa tham sân si.
5) Tạo cho người đời sự phỉ báng Phật đạo, ông A bà B suốt ngày niệm Phật suốt ngày tu mà đụng chuyện dữ như quỹ dữ, hoặc mang tội hoang dâm vô độ, hoặc chửi rủi nhức tai, hoặc ăn thịt uống rượu say bét nhè....
6) Tạo cho người đời xem thường phỉ báng pháp môn Niệm Phật, vì chính ta hiểu một cách mơ hồ về pháp môn Niệm Phật và duyễn thuyết hay xiển dương một cách mơ hồ thì làm sao làm cho người đời tâm phục khẩu phục, mà sẽ mang lại những tiếng cười mỉa mai, mang lời những lời xỉa xói phỉ báng.

và vô vàn vấn đề nhức nhối nữa mà chưa kể hết
Vì sao lại có những vấn đề nhức nhối kia. Vì ta hoằng pháp ta hiểu pháp một cách hời hợt mù quáng. Mong rằng hungmq hiểu được phần nào sự chia sẻ trên.
Thử hỏi cái nhân TÍN mù quáng có đem đến cái quả Giác Ngộ hay không?
Thử hỏi cái nhân DỄ TU có đêm lại cái quả DỄ CHỨNG hay không?

A di đà Phật!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Reputation: 80%
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Nam mô A Di Đà Phật, :)
Mình hiểu lời chia sẻ của PC, nhưng PC chớ cho rằng mình đang phản bác lại lời chia sẻ của đạo hữu.
Mong đạo hữu hãy đọc lại và cũng hiểu lời mình muốn nói, và những lời của Chư Phật - Bồ Tát mà mình trích dẫn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Kính đạo hữu trừng hải, đạo hữu cố gắng đọc hết lời VNBN viết nha!

trừng hải nói:
Đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị mến,

_ Đạo hữu nên nhớ rằng KHÓ TIN-KHÓ NÓI là Lời Phật Dạy trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà chớ không phải Trừng Hải "phịa" ra. Vì sao Phật Đà dạy pháp này là khó tin? Khó tin, như phần kinh văn hạ phẩm hạ sanh, vì là việc cực kỳ khó khăn như dã tràng xe cát biển Đông, nhưng với Phật Pháp vô biên thì vẫn làm được vậy, nên gọi là KHÓ TIN

Đạo hữu trừng hải thân mến, thí dụ đó VNBN muốn phản biện ý của đạo hữu cho rằng TÍN trong Tịnh Độ chỉ có một mức phải do tu tập định lực mới có. Như VNBN nói TÍN - NGUYỆN - HẠNH có cạn có sâu. Trên thực tế phải tùy theo người học mà truyền đạt đến người có duyên, đảm bảo phần chung trước đã, chớ nên bắt họ làm thêm những điều họ không thể làm rồi mất phần vãng sanh, thế thì ta đây thật là có lỗi với họ. Nếu như bậc trí thì dĩ nhiên phải tìm cách để tin sâu, đào sâu suy nghĩ nhưng mà phải biết sanh tử là việc lớn chớ nên ham chứng quả mà chẳng đúng tông chỉ Tịnh Độ.

1, "Tín sâu", vậy hỏi đạo hữu như thế nào là tín sâu? nếu không phải nhập thiền định đắc trí huệ am tường nhân quả nghiệp báo đời trước hay đời hiện tiền (Tuệ Ba La Mật)

2, Nguyện thiết, vậy hỏi nguyện thiết như thế nào là thiết? Há không phải đó chính là Nguyện bất thối chuyển!!! (Nguyện Ba La Mật)

Như hạ phẩm hạ sanh đã nói, khổ đau bức bách làm sao nhập thiền định, cả đời làm ác lấy đâu ra thời gian tu tập đào sâu, thế nhưng cũng có trường hợp như thế vãng sanh, dù là ít nhưng là có. Do là có nên đủ để phản biện lại những ý mà đạo hữu đã nói. Đạo hữu xem kỹ lại phần hạ phẩm hạ sanh, người đó còn phải nằm trong nụ sen 12 đại kiếp thì hoa sen mới nở, vì là người này tin chưa sâu nhưng cũng đủ để vãng sanh. Người đó trong hoa sen 12 đại kiếp được Quan Thế Âm Bồ Tát dạy bảo uốn nắn những cách hiểu sai, sau đó đủ điều kiện vãng sanh thực sự.

Về tin sâu thì chỉ cần tin đúng về cảnh giới Cực Lạc và tin Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không dối gạt khi nói về Cực Lạc và Đức Phật A Di Đà là đủ.

Nguyện thiết? Xả bỏ ta bà này và chỉ muốn vãng sanh Cực Lạc để được giải thoát chắc chắn! Chưa chắc bậc thông minh thì nguyện thiết tha hơn người ngu ít học. Nhiều người tu tập Tịnh Độ một thời gian thì quay qua tu tập Thiền, nguyện như thế là không phải tha thiết rồi mặc dù họ có lý do có thể chính đáng! Ông già bà cả coi vậy chứ mà nguyện tha thiết, bậc trí giả nhiều khi lại lưỡng lự ta nên Tịnh Độ hiện tiền hay là Cực Lạc Thế Giới?!

Dĩ nhiên, khi khuyến tu thì vẫn là khuyến tu cho chắn chắn nhưng cũng đừng quá cao làm mất phần vãng sanh của người khác thì mang tội!
Tín thì phải ngang mực chánh định, Nguyện thì phải bất thối chuyển...toàn là Đại Hùng, Đại Lực, Đại thế chí vậy mà khi quãng diễn Tịnh độ tôn thì gọi là dễ tu, dễ chứng, hợp mọi căn cơ như vừa chơi game vừa niệm Phật cũng Vãng Sanh???!!![/COLOR][/B]

Dễ tu, hợp mọi căn cơ là đúng. Đạo hữu không tin nổi phải không? Đạo hữu phải hiểu có tiêu chuẩn để so sánh khó -dễ. Dễ tu là dễ tu hơn Thiền Kiến Tánh, hợp mọi căn cơ nghĩa là bất luận là người ngu hay kẻ trí pháp trì danh niệm Phật này về căn bản ai cũng thực hành được. Tu để tái sanh thì dĩ nhiên là dễ hơn Kiến Tánh rất nhiều! Nhưng mà sau đó, về Cực Lạc cũng sẽ Kiến Tánh. Đạo hữu giỏi thì đạo hữu Kiến Tánh tại ta bà này, còn như VNBN độn căn nên về Cực Lạc để Kiến Tánh, cứ không phải luân hồi nhiều kiếp nữa mà ai đứng ra chịu trách nhiệm về việc luân hồi nhiều kiếp của VNBN!?

Trân trọng!
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Đạo hữu VÔ NHẤT BẤT NHỊ mến,

_ Vì Tịnh Độ Tôn gọi Tín-Nguyện-Hành là Tư Lương, tức lương thực ăn đường trong quá trình đáo Cực Lạc Quốc; Lương thực ăn đường không đủ thì làm sao mà đi đến nơi???
Do vậy Tín (Nguyện-Hành) phải có "hạn lượng" chớ không phải "tùy hỉ". Và hạn lượng đó là gì, hạn lượng đó chính là Lời Đức Phật Dạy trong Vô Lượng Thọ Kinh "Thiện căn + Phước đức + An trú trong Chánh Định mà Niệm Phật" hay nói theo thông giáo chính là Thân-Tâm thanh tịnh (hành Thập thiện) + Thiền định (Niệm Phật Ba La Mật) mới Y (như thị) Lời Chư Phật Dạy (Chư ác mạc tác-Chúng thiện phụng hành-Tự tịnh kỳ tâm)

Hơn thế nữa, lời dạy trên là chung (thông giáo) cho tất cả mọi tông phái Phật giáo, hay nói cách khác đó chính là đạo lộ đáo Niết bàn hay vãng sanh Tịnh thổ đúng lý bất nhị gồm Quốc Độ Phật Lực và Thành Tựu Chúng Sanh:

1, Về Phật Lực Vô Biên:
HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT là TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC, đã là BÌNH ĐẲNG thì làm gì có phân biệt là KHÓ_DỄ, ĐỐN_TIỆM, CHÍNH_PHỤ...Và nếu có PHÂN BIỆT thì không phải là PHẬT PHÁP vậy.

2, Về Phàm Phu Hữu Tình:
Phàm phu hữu tình phải tu tập ngang mực VÔ LƯỢNG THỌ nghĩa là tâm như hư không tức THANH TỊNH mà ngộ nhập BÌNH ĐẲNG GIÁC thọ lãnh đầy đủ mọi công đức TRANG NGHIÊM là HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT.
Tâm như hư không thì làm gì có phân biệt DỄ-KHÓ, ĐỐN-TIỆM, NHÂN-QUẢ...Nếu có thì không phải là Y PHÁP PHỤNG HÀNH vậy.

_ Theo lịch sử Tịnh độ tông thì việc phân biệt tu dễ-tu khó và cho pháp Tịnh độ là dễ tu được ngài Đạo Xước khởi xướng và về sau lại thêm hai chữ DỄ CHỨNG, chớ Trừng Hải chưa từng đọc thấy(?) trong kinh tạng (Trừng Hải chưa đọc bản luận này, chỉ y tựa vào lịch sử Tịnh Độ Tôn)

Khó Tin-Khó Nói thì y kinh văn. Nhưng dễ tu-dễ chứng, hợp mọi căn cơ thì làm gì có (Nếu có thì xin đạo hữu VÔ NHẤT BẤT NHỊ trích dẫn và xem như đã "mở mắt" mà khai sáng cho Trừng Hải vậy, đa tạ, hề hề, bội phần đa tạ).

_...

_ Bằng như đạo hữu vẫn giữ quan niệm "dễ tu-dễ chứng, hợp mọi căn căn, đúng thời mạt pháp" (xin chớ cho việc cố thủ quan niệm này là công phu tín sâu, nguyện thiết, hề hề) vậy thì hãy giải phương trình dưới cho Trừng Hải "tin theo":

Làm Việc Tối Thiểu = Thụ Hưởng Tối Đa

Mến, Trừng Hải

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Đạo hữu VÔ NHẤT BẤT NHỊ mến,

_ Vì Tịnh Độ Tôn gọi Tín-Nguyện-Hành là Tư Lương, tức lương thực ăn đường trong quá trình đáo Cực Lạc Quốc; Lương thực ăn đường không đủ thì làm sao mà đi đến nơi???
Do vậy Tín (Nguyện-Hành) phải có "hạn lượng" chớ không phải "tùy hỉ". Và hạn lượng đó là gì, hạn lượng đó chính là Lời Đức Phật Dạy trong Vô Lượng Thọ Kinh "Thiện căn + Phước đức + An trú trong Chánh Định mà Niệm Phật" hay nói theo thông giáo chính là Thân-Tâm thanh tịnh (hành Thập thiện) + Thiền định (Niệm Phật Ba La Mật) mới Y (như thị) Lời Chư Phật Dạy (Chư ác mạc tác-Chúng thiện phụng hành-Tự tịnh kỳ tâm)


Kính chào đạo hữu trừng hải, đạo hữu lại gom chung nữa rồi chưa thấy được phương tiện đại bi trong Tịnh Độ Tông. Phân tích thêm lời bên dưới của đạo hữu sẽ thấy đạo hữu đặt yêu cầu chỉ phù hợp cho bậc thượng căn, bỏ sót trung hạ căn!

Hơn thế nữa, lời dạy trên là chung (thông giáo) cho tất cả mọi tông phái Phật giáo, hay nói cách khác đó chính là đạo lộ đáo Niết bàn hay vãng sanh Tịnh thổ đúng lý bất nhị gồm Quốc Độ Phật Lực và Thành Tựu Chúng Sanh:

1, Về Phật Lực Vô Biên:
HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT là TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC, đã là BÌNH ĐẲNG thì làm gì có phân biệt là KHÓ_DỄ, ĐỐN_TIỆM, CHÍNH_PHỤ...Và nếu có PHÂN BIỆT thì không phải là PHẬT PHÁP vậy.

Dĩ nhiên là vậy, cũng như việc thi cử đại học hàng năm. Cái đề thi đối với giáo viên thì thấy dễ nhưng mà biết bao nhiêu học sinh vẫn chưa đạt yêu cầu. Ai đã thấu LÝ thì dĩ nhiên sẽ thấy như thế, còn như người chưa được thì tất nhiên phải có phương tiện để họ có phần đi lên.

2, Về Phàm Phu Hữu Tình:
Phàm phu hữu tình phải tu tập ngang mực VÔ LƯỢNG THỌ nghĩa là tâm như hư không tức THANH TỊNH mà ngộ nhập BÌNH ĐẲNG GIÁC thọ lãnh đầy đủ mọi công đức TRANG NGHIÊM là HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT.
Tâm như hư không thì làm gì có phân biệt DỄ-KHÓ, ĐỐN-TIỆM, NHÂN-QUẢ...Nếu có thì không phải là Y PHÁP PHỤNG HÀNH vậy.

Làm được như thế thì đâu còn là Phàm Phu nữa! Nói như đạo hữu thì hạ phẩm vãng sanh đều bị rớt hết rồi. Hơn nữa, trung phẩm vãng sanh cũng chưa chắc làm nổi. Đó chỉ có thượng phẩm vãng sanh mới mong gáng vác nổi. Đạo hữu gom chung lại mà nói theo kiểu một tâm một tánh như Thiền Tông thì thua rồi, chẳng phù hợp với 48 đại nguyện từ bi của Đức Phật A DI ĐÀ.

_ Theo lịch sử Tịnh độ tông thì việc phân biệt tu dễ-tu khó và cho pháp Tịnh độ là dễ tu được ngài Đạo Xước khởi xướng và về sau lại thêm hai chữ DỄ CHỨNG, chớ Trừng Hải chưa từng đọc thấy(?) trong kinh tạng (Trừng Hải chưa đọc bản luận này, chỉ y tựa vào lịch sử Tịnh Độ Tôn)

Khó Tin-Khó Nói thì y kinh văn. Nhưng dễ tu-dễ chứng, hợp mọi căn cơ thì làm gì có (Nếu có thì xin đạo hữu VÔ NHẤT BẤT NHỊ trích dẫn và xem như đã "mở mắt" mà khai sáng cho Trừng Hải vậy, đa tạ, hề hề, bội phần đa tạ).

_...

_ Bằng như đạo hữu vẫn giữ quan niệm "dễ tu-dễ chứng, hợp mọi căn căn, đúng thời mạt pháp" (xin chớ cho việc cố thủ quan niệm này là công phu tín sâu, nguyện thiết, hề hề) vậy thì hãy giải phương trình dưới cho Trừng Hải "tin theo":

Làm Việc Tối Thiểu = Thụ Hưởng Tối Đa

Dễ tu là đúng. Vì bậc hạ căn, chỉ cần tin lời Đức Phật Thích Ca mà khởi tâm tu niệm trì danh hiệu Phật A DI ĐÀ. So với tu Kiến Tánh thì dễ hơn nhiều!

Hợp mọi trình độ thì đúng hơn. Vì người ngu, bậc trí đều có thể tu trì được. Nói hợp căn cơ thì chưa đúng lắm, đúng cho căn nhưng không đúng cho cơ. Cơ là cơ duyên, cho nên không đúng.

Dễ chứng là sai. Nói dễ đắc pháp là đúng. Vì sao? Vì Tịnh Độ Tông tu hành trước mắt là để tái sanh, còn chứng quả thì khi vãng sanh rồi mới tu tập pháp trực tiếp mà chứng. Lại nữa, tu để tái sanh thì dễ hơn Kiến Tánh rất nhiều, nên nói dễ đắc pháp tu (tức là vãng sanh dễ hơn Kiến Tánh).

Hợp thời mạt pháp thì đúng cho phổ thông đa số nhưng với bậc thượng căn là sai. Vì sao? Thượng căn thời nay càng ít dần, đa số con người lệ thuộc vào cuộc sống vật chất, hơn nữa căn tánh ngày càng chậm lục dần. Bởi vậy, đối với bậc thượng căn thì nói như vậy là sai. Còn với bậc trung, hạ căn thì lại đúng. Nhưng trung, hạ căn chiếm đa số, thượng căn chiếm số ít, với đạo lộ chắc chắn giải thoát thì đây là đúng cho đa số.

Đạo hữu chớ nên cứ ở trong tâm thế tâm nhất như LÝ TÁNH mà nói thì chẳng phù với pháp môn này. Nếu có thể thì chúng ta sẽ dừng lại, vì đạo hữu dụng Thiền để nói, thật tình là không phù hợp!
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Này đạo hữu VÔ NHẤT BẤT NHỊ

_ Người Cư sĩ Y Pháp Phụng Hành trú nơi đạo vị tam vô lậu Giới Định Huệ, Y Lời Đức Phật Dạy mà am tường thật tánh vạn pháp vô thường, khổ, không và vô ngã. Am tường rồi mới tinh tấn tu hành dõng mãnh, dụ như hành giả Tịnh thổ tôn quán sát thấy cõi ta bà này đúng là THẬT KHỔ mà giữ vững ý nguyện thoát khổ VÃNG SANH CỰC LẠC QUỐC...
Vì vậy giáo pháp của Phật Đà Thích Ca Mâu Ni phải đồng là nơi nương tựa cho hữu tình phàm phu bất kỳ tông phái ở cõi Ta bà này, cái chung đó gọi là ĐẠI ĐỒNG, còn chỗ sai biệt thì chỉ là TIỂU DỊ. Chớ có lậm vào chỗ sai biệt nhỏ rồi tự cho rằng khác biệt mà xiển tông dương phái cho rằng là này, là nọ...thì e rằng đã lạc vào tà kiến mất rồi. Bồ Đề Trí con xin đảnh lễ.

_ Cũng xin dừng lại ở đây, vì lời trao đổi riêng của Trừng Hải về công phu tu tập Tịnh Độ Tôn cũng chỉ là để dộng một tiếng đại hồng chung mà mong thanh âm vốn hữu khi vang lại hóa thành vô khi vọng những vẫn tương tư, tương tác làm người lưu lạc chợt thấy rõ nguồn tâm mà hiểu đang là kẻ xa nhà.

Mến, Trừng Hải
 

auduongphong

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
29/4/15
Bài viết
695
Điểm tương tác
264
Điểm
63
1) Trước tiên, xin phép nói với đạo hữu trừng hải vài lời: VNBN không hề nghĩ đạo hữu bác bỏ tịnh độ, là do đạo hữu viết cao quá, nên đôi lời biện giải cho rõ thêm. Qua những lời mới viết của đạo hữu thì VNBN cũng không có gì để bàn thêm. Đạo hữu thấy có điều chi về Tịnh Độ cần thảo luận thêm thì VNBN hoan hỷ tiếp nhận.

2) Bây giờ, VNBN xin phép được tiếp chuyện với auduongphong đại hiệp.


He he, VNBN căn cứ theo những gì đạo hữu viết mà viết, đạo hữu có tu gì hay không thì VNBN chẳng thể biết.

Tuy nhiên, đạo hữu thường hay nói lý vô ngôn biệt văn tự nhưng sao lại chấp cái nick name của VNBN. Lại nữa, theo lời nói của đạo hữu thì không khác gì mấy bà chửi bới ngoài chợ: thường soi mói, bơi chỗ này mốc chỗ kia của cá nhân người khác để nói trong khi người khác chưa hề soi mói đạo hữu. Là một ngôi nhà chung cũng nên giữ mồm giữ miệng phải không đạo hữu? Nếu đạo hữu đã cho rằng VNBN là một phàm phu chưa vào cửa đạo thì chớ khởi tạo sân si đúng không đạo hữu?


Đạo hữu ơi, VNBN chẳng nói cư sĩ không tu Thiền được. VNBN có nói là những người yếu kém tu Thiền kiếp này khó được chứng giải thoát (tự tại) chứ không phải tất cả, vả lại khó chứ không phải không được. Chẳng hạn, như những người lúc lâm chung biết ăn năn hối lỗi, nếu biểu họ tham Thiền Kiến Tánh thì họ chẳng làm nổi nhưng nếu với pháp niệm Phật vãng sanh thì trong khả năng.



Đạo hữu nói chưa đủ ý VNBN viết rồi, VNBN có nói các Bậc Đại Bồ Tát vì lòng thương xót chúng sanh yếu kém nhất thời chưa thọ lãnh pháp thượng thừa Kiến Tánh nên mới thị hiện làm người phàm mắt thịt, tuy đã Kiến Tánh nhưng vẫn xiển dương Tịnh Độ để dẫn dắt chúng sanh yếu kém này.



Đoạn này đạo hữu nói không khế hợp với Kinh điển rồi!. Nếu chỉ lấy thiện bỏ ác thì chỉ cần tái sanh vào cõi trời là được, hà tất phải vào Tịnh Độ. Đạo hữu hãy chịu khó (VNBN năn nỉ) đọc Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật mà VNBN đã giới thiệu ở bài "đôi nét về tịnh độ tông thời hiện đại" có nói về 9 phẩm vãng sanh, tất thảy đều sẽ chứng A LA HÁN, hoặc VÔ SANH PHÁP NHẪN (Vô Công Dụng Hạnh = Kiến Tánh). Đạo hữu hiểu chưa rõ mà lại phán thì tự xem có lỗi với chúng sanh không?!

Hơn nữa, Bồ Tát tại Cực Lạc có thể cứu cánh lên tới bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bổ Tát (chờ giáng sanh thành Phật) mà không cần đi nơi khác hành đạo, chỉ trừ các bậc có đại nguyện xung pha vào chốn ác trượt thôi (xem nguyện thứ 22).




Đức Phật có nói: một người Kiến Tánh thập phương thế giới sụp đỗ. Tức là vị Kiến Tánh này, các pháp hữu vi, tướng trạng, phương tiện độ sanh chẳng trói buộc vị ấy được. Do đó, Kiến Tánh tại ta bà hay Cực Lạc thì cũng như nhau.

Đó là người đã Kiến Tánh, sang Cực Lạc hay không (chẳng hạn dạo chơi) thì chẳng sao cả. Đối với vị ấy mọi thế giới đều như nhau cả thôi, vì đã tự tại sanh tử. Nhưng với một người chưa Kiến Tánh thì chẳng có năng lực tự tại như vậy, chưa Kiến Tánh mà muốn hành Bồ Tát Đạo thì còn phải tái sanh.

Nếu một người tự tin Kiến Tánh, vững chải đạo tâm thì VNBN vô cùng tán thán cứ thế mà đi. Nhưng với một người còn mơ hồ, không Thầy dẫn lối và ấn chứng tu Thiền, hoặc muốn kiếp sau chắc chắn tự tại sanh tử thì hãy tạm tời tu pháp Tịnh Độ này, vì tại Cực Lạc chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn cũng chính là Kiến Tánh.



Đó là các hóa thân Phật đến tiếp dẫn do thần lực của Đức Phật A Di Đà hóa hiện ra. Đạo hữu không nên chưa đọc rõ Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật mà hiểu lầm. Ít nhiều gì, muốn thảo luận thì nên đọc để biết các nhân duyên vãng sanh: Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, 48 đại nguyện, Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Kinh A Di Đà. Người được tiếp dẫn thì được sự gia trì của Đức Phật A Di Đà và Thánh Chúng, chẳng có ma nào mà phá được. Chẳng lẽ đạo hữu không tin năng lực Phật???



Đúng là vậy nhưng mặt khác nếu đạo hữu nói về Tịnh Độ không khế hợp với Kinh điển thì chẳng được rồi.

Tái bút: trên diễn đàn thì Kinh Luật là mực thước, là cái chung nhất cho mọi trình độ. Cá nhân gặp riêng thì tùy ý!

Như kẻ đứng trên đỉnh núi gào một tiếng, âm thanh vọng xuống chân núi, rồi lại chạy xuống chân núi truy tìm dấu tích của âm thanh , lại gào thêm một tiếng nữa, âm thanh lại vọng về từ vách núi. cứ thế mải miết chạy ngược lên đỉnh núi tìm cầu lao nhọc hết cả một đời mà phí sức nào có ích chi?
Bác Hải đã hết lòng cởi mở chỉ bày, nói rõ cái nghĩa chân thật mà không hề hay biết, bác Hải đã "khéo mở , khéo trói" cho mà lần tìm con đường chân nhất mà vào cửa đạo sao không chịu khó suy nghĩ?
Cứ ôm khư khư cái hiểu biết nơi văn cú mà chẳng có thực hành, suốt ngày rong ruổi tìm cầu nơi ngoài bản thân thì có được gì.
Cũng đã là như nhau không thầy không thợ. chỉ ý cứ nơi kinh điển. nhưng có khác nhau là một bên theo đuổi ngôn cú , một bên là truy tìm ý nghĩa của chư Phật - Tổ.
Nếu nói Phật - Tổ đã không ở thế gian nữa thì tất cả các Sa Môn cho đến hàng cư sĩ ngày nay đều là không thầy không thợ. đều phải tự mày mò mà đi.
Chẳng có gì khác nhau ở nơi mỗi người có cái trí sẵn có như hạt ngọc. chỉ khác nhau là công đức nhiều đời, huân tập cái chí khí đại thừa liễu thoát sinh tử mà một lòng dốc tâm đi đến giải thoát theo chánh pháp nhãn Tạng của Thích Ca Mâu Ni...
Tôi không có ý nói gì ai cả, chỉ mong rằng cùng một kiếp sống, hy vọng chúng ta không lãng phí cái khoảng thời gian mà không phải muốn có thân người là được....
Kính Bác Hải! Đầu năm kính chúc Bác mạnh khỏe, cùng gia quyến an lạc. Mong được Bác chỉ dẫn nhiều trong tu học cho mọi người ngày càng an vui
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Dừng lại

Chân thành cám ơn các đạo hữu đã thảo luận với VNBN.

Đạo hữu nào tự tin giải thoát trong đời này thì cứ tiếp tục đi, VNBN vô cùng tán thán. Nhưng lỡ chưa giải thoát thì đó là vấn đề cá nhân từng người, chẳng thể nói trước được!

Riêng VNBN muốn đi một con đường chắc chắn của Tịnh Độ Tông: dù là giải thoát hay chưa cũng nhứt quyết nguyện vãng sanh Cực Lạc thế giới. Nếu giải thoát thì sang Cực Lạc dạo chơi cùng hội với Thánh Chúng câu hội một chỗ. Nếu lỡ chưa giải thoát thì về Cực Lạc lại chắc chắn giải thoát. Còn việc hành trì pháp môn gì cũng đâu có ngan ngại: hạnh chính là niệm Phật, tạp hạnh là bất kì việc tu tập hoặc công đức gì khác rồi hồi hướng vãng sanh.

Điểm đến của chúng ta đều giống nhau là giải thoát nhưng đạo lộ khác nhau. Những đạo hữu nào lý luận cho rằng người Tu Tịnh Độ phải đạt yêu cầu chứng đạt như Thiền Tông thì rõ ràng chẳng hiểu rõ phương tiện thiện xảo của pháp môn này.

Các đạo hữu tu Thiền, dù có nói thế nào chư vị cũng lại sẽ nói "Tịnh Độ Hiện Tiền" theo nghĩa đạt lý tánh nơi tâm. Nhưng Tịnh Độ Cực Lạc là thế giới có sự hiện hữu: sinh, trụ, hoại, diệt như mọi thế giới, chỉ có khác là nó tối ưu điều kiện tu tập cho mọi trình độ miễn là tuân thủ được chuẩn đầu vào ở tin nhận thế giới Cực Lạc như miêu tả trong Kinh A DI ĐÀ.

Trái đất này có thật không? Cái máy vi tính trước mặt các đạo hữu thì có thật hay không? Thế giới Cực Lạc cũng do nhân duyên mà hình thành (từ 48 đại nguyện), rồi trãi qua thời kì mặc dù rất lâu dài thì cũng sẽ diệt, sinh ra một Tịnh Độ mới. Muốn vào một thế giới thuận lợi để tu hành hoàn thiện trí tuệ, thế có gì sai chăng?!

Nói lý cao quá nhưng thực tế làm tới chưa? Đời này làm không được thì đừng vội nói sớm! Hoặc đơn giản như việc rót nước trà bưng mời cha mẹ uống có làm được không?

auduongphong nói:
Cứ ôm khư khư cái hiểu biết nơi văn cú mà chẳng có thực hành, suốt ngày rong ruổi tìm cầu nơi ngoài bản thân thì có được gì.
Cũng đã là như nhau không thầy không thợ. chỉ ý cứ nơi kinh điển. nhưng có khác nhau là một bên theo đuổi ngôn cú , một bên là truy tìm ý nghĩa của chư Phật - Tổ.

VNBN mạo muội hỏi câu này: người tu Tịnh Độ đạt tới chỗ nào mới vãng sanh? Nếu đạo hữu trả lời sót một trường hợp thì không nên bàn luận về Tịnh Độ Cực Lạc nữa. Tu tập cần có chánh kiến, nhưng nếu nói đạt lý tánh nơi tâm mới vãng sanh thì bỏ sót rất nhiều, tốt hơn hết là đừng nói, nói sẽ có tội với chúng sanh và chư Phật.

VNBN thấy rằng đạo hữu nào đem LÝ THIỀN để dạy cách tu TỊNH ĐỘ thì chẳng hợp tông môn. Nếu vậy nên dừng là tốt hơn!

VNBN cảm nhận được chủ đề này ngày càng đi đến chỗ vô ích. Thật ra cũng có ý dừng ở mấy trang trước!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top