Các hiện tượng thiên nhiên dưới cái nhìn của người học Phật

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Từ mô tả Phật ở những dân tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau thì có khác như BUDDA hay PHẬT, đọc khác nhau nhưng khi vào tâm thì chỉ một ý nghĩa. Muôn pháp cũng vậy, hình thái biển hóa thay đổi khác nhau, danh xưng khác nhau nhưng nghĩa hiểu đâu khác nhau? Cái gì để hiểu, cái gì để gọi, cái gì để nhìn ?. Rồi đến một lúc không còn cần âm thanh khác biệt, không còn cần biểu hiện khác biệt, người ta không cần nói chỉ nhìn nhau tâm thông tâm đã thấu hiểu (nên có tiếng gọi là ĐÀ LA NI, tiếng từ Phật tâm kinh xuất khi không còn phân biệt). Đứa bé mới sinh ra nhìn màu đỏ đâu biết gọi nó là màu gì? Chỉ biết nhìn và biết, không bật âm thanh. Muôn Pháp sinh sôi phát triển tiến hóa khôn lường, nhưng bản chất không mất đi dù một tí tẹo! Vật sinh ra không định danh cho mình, muôn Pháp không định danh cho mình. Chỉ có cái tình sinh ra trong đối đãi giữa căn và trần là tạo nên mọi khác biệt giữa các pháp hữu vi và vô vi. Định danh cái gọi sông, núi, ao ,hồ...Định danh cho cả vũ trụ càn khôn. Định danh cho yêu, ghét, giận, hờn....Định danh cho cái ta khác biệt giữa mình và muôn pháp. Rồi từ đó định danh cho cái có được và không được. Định danh cho Phật và chúng sanh...


Tất cả nếu không vọng niệm sanh ra giữa căn và trần thì muôn vật lặng im, bậc không tiếng nói, danh xưng. Tất cả là một. Trong ngoài đối ứng hợp như, không sinh niệm khởi, muôn pháp ngay đó không tăng giảm, cao thấp, trong ngoài, tịnh nhơ, nặng nhẹ.....Đâu không là Phật! (thì nói gì đến đẹp xấu!!! )

Vọng niệm sinh ra, muôn pháp đổi dời ( do tâm tưởng). Do vọng nên thấy mọi vật khác tên, hình dáng, sinh diệt...khác nhau mà phân biệt. Chứ ngay cái nhìn thấy đầu tiên, tâm chưa khởi niệm trong ngoài hợp nhất hỏi ông đó là gi? không ta không vật, không trong không ngoài, không trên không dưới...Vậy hỏi ông cái nào được sanh trước, cái nào được sanh sau. Cái nào sanh ra, cái nào chết đi?

Vậy mỗi mỗi không gì riêng, không gì chung. Không thể bỏ cái này mà cái kia được sanh ra ( pháp 12 nhân duyên Đức Phật đã từng thuyết ). Ông tìm xem cho tôi cái gì không phải là cái này mà chỉ là cái kia?
Các pháp không đầu không cuối, không sanh không diệt.
Khi vọng chưa sanh, muôn pháp là Phật. Đâu đâu cũng là Phật.
Người thấy đạo không phải là thấy được thực tánh của các pháp sao? Thấy được thực tánh thì đâu đâu không phải là Phật!
( một nụ cười dành cho bạn hữu! )

Bạn biết đẹp xấu do đâu mà phân biệt rồi đúng không? Đẹp xấu, khi thấy, không có tâm vọng thì không còn là hai nữa, vì ai phân biệt đẹp xấu? Nên không có lỗi. Lỗi ở chổ ta đi xa nhà quá lâu, vọng thức quá dày. Muôn pháp trở nên thực có, đối đãi lẫn nhau sinh ra vọng niệm không lúc nào dứt. Vọng niệm đã xây nên bạn, chúng ta và thế giới này. Vọng niệm sanh nghiệp nên tạo ra bạn có hương sắc như hôm nay. Muốn thoát đẹp xấu, xin hãy trở về 'nhà". Hãy trở về nơi tâm không còn sống trong vọng niệm. Nơi đó sẽ không còn đẹp xấu để mà khổ nữa.

Phật, Tổ thấy như, muôn pháp đâu không là Phật!.

Thiên tai lũ lụt là sự chuyển biến của vạn vật sinh diệt không ngừng mà sanh ra nó. Vật chất sinh diệt, tương tác lẫn nhau sinh ra biến đổi lẫn nhau. Hiện tượng dầu lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ đâu tự riêng một cái gì mà làm nên. Là duyên biến đổi tác động lẫn nhau. Cái này sanh ra, cái kia mất đi, sinh ra muôn hiện tượng.

Những hiện tượng này cũng từ những nghiệp riêng và chung ( trong đó có ta) mà tạo thành. Nhỏ như sông, hồ, ao, suối...Lớn hơn như biển, núi, gió, lửa...Lớn hơn nữa như quả đất, thiên hà rồi vũ trụ...Tất cả đều từ vọng mà tạo thành, thì có cái nào là thực?

chúng biến chuyển tác động lẫn nhau ( do nghiệp trong lẫn ngoài, do nghiệp chung và riêng của các pháp, kết với nhau và tất nhiên có cả ta trong đó ----> sanh ra các hiện tượng như bạn thấy) nhưng tất cả đều vọng. Còn sinh tử thì còn cùng vọng với muôn pháp. Dứt sanh tử thì còn trong đó nữa không? Còn cần đẹp xấu nữa không?

Pháp Phật thấu triệt trong ngoài, soi sáng muôn pháp, từ hữu tình cho đến vô tình, từ sinh đến diệt...
không hề vướng mắc


Nhưng ........ chuyện thiên tai dịch nạn tùm lum (hình như càng ngày càng nhiều ?) cũng là một pháp Ác.
Đạo Phật chúng ta độ pháp Ác nầy như thế nào ?


Thiên tai lũ lụt là sự chuyển biến của vạn vật sinh diệt không ngừng mà sanh ra nó. Vật chất sinh diệt, tương tác lẫn nhau sinh ra biến đổi lẫn nhau. Hiện tượng dầu lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ đâu tự riêng một cái gì mà làm nên. Là duyên biến đổi tác động lẫn nhau. Cái này sanh ra, cái kia mất đi, sinh ra muôn hiện tượng.

Những hiện tượng này cũng từ những nghiệp riêng và chung ( trong đó có ta) mà tạo thành. Nhỏ như sông, hồ, ao, suối...Lớn hơn như biển, núi, gió, lửa...Lớn hơn nữa như quả đất, thiên hà rồi vũ trụ...Tất cả đều từ vọng mà tạo thành, thì có cái nào là thực?
Dù chúng biến chuyển tác động lẫn nhau ( do nghiệp trong lẫn ngoài, do nghiệp chung và riêng của các pháp, kết với nhau và tất nhiên có cả ta trong đó ----> sanh ra các hiện tượng như bạn thấy) nhưng tất cả đều vọng.

Sao gọi là pháp ác! Tất cả là do nghiệp báo của chúng sanh đời này kết tựu mà tạo thành đấy chứ!. Chiến tranh, thiên tai đời này sở dĩ nhiều và dày đặc hơn là do nghiệp của chúng sanh đời này kết tập ngày càng nhiều hơn.

Chúng sanh càng ngày tánh dục càng tăng trưởng. Sự thỏa mãn tánh dục ngày một nhiều bằng mọi hình thức, phương pháp. Chúng ta văn minh mà sao mỗi ngày cái ác càng leo thang, chiến tranh, kỳ thị, phân biệt tôn giáo ngày càng dữ dội. Vì ai ? ai làm nên ?

Chính những tập nghiệp của chúng sanh tăng trưởng mà ít tu hành NÊN NGHIỆP BÁO MỖI NGÀY MỖI TĂNG TRƯỞNG, TÁNH DỤC PHÁT TRIỂN CUỒNG ĐIÊN, THỎA MÃN MỌI NHU CẦU CỦA NGŨ UẨN BẤT CHẤP ĐAU THƯƠNG CỦA ĐỒNG LOẠI VÀ CHÚNG SANH.
Tu hành là trở về sống đúng với sự tiến hóa của vũ trụ, có tình thương, có sự trở về của cái Tâm. NẾU ĐI NGƯỢC VỚI SỰ TIẾN HÓA CUẢ VŨ TRỤ THÌ ẤT CÁI QUẢ BÁO CŨNG PHẢI THEO ĐÓ MÀ TƯƠNG THÍCH. Đây là do con người tạo nên, không ai ban bố hay lấy đi cả. NHỮNG GÌ CHÚNG SANH TẠO RA, CHÚNG SANH PHẢI HỌC TỪ NÓ. NHỮNG GÌ ĐANG VÀ SẼ DIỄN RA CHÍNH LÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ, ĐỂ HỌC TRONG NGHIỆP BÁO, ĐỂ TỈNH NGỘ MÀ QUAY VỂ TỈNH THỨC, ĐI ĐÚNG VỚI SỰ TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ.

"
Vì sự sinh tồn của nghiệp báo có thân sinh ra mà tất cả chúng ta và chúng sanh khắp nơi phải mỗi ngày giành giựt mưu sinh. Đem hết tài trí ra để mưu lợi cho hơn người khác, cũng vì một chữ SỢ. Ta mưu cầu, người cũng mưu cầu, muông vật cũng mưu cầu. Tình yêu trong ta cạn dần theo thời gian. Chỉ còn cái ta " thân thể tồn tại " là tất cả. Đau khổ từ đây mà phủ đầy lên muôn sự sống, người đối với người là chiến tranh, vật đối với vật là giành giựt sinh tồn. Càn khôn biến đổi cũng theo đây mà có."

Nghiệp báo là sự hiện hữu phải trả của riêng mỗi chúng sanh. Không ai có thể can dự vào, hay ban bố cho cả. Tự chúng sanh làm, chúng sanh phải trả và học lấy bài học giác ngộ đó!.

Như chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu dòng họ Thích của Phật, khi dòng họ này bị vua Lưu Ly đem quân tàn sát trả thù. Ngài Mục Kiền Liên thương xót dụng thần thông cứu độ, đem bỏ vào Bình Bát năm trăm người bay ra khỏi thành. Nghĩ là sẽ cứu được, nhưng không ngờ khi mở nắp bát ra thì ôi thôi chỉ thấy toàn là máu. Người theo nghiệp báo mà chết chỉ còn lại máu, dù đã được cứu độ.

Và một chuyện nữa về bản thân ngài Mục Kiền Liên, chết cũng vì nghiệp báo khi Ngài bị giết hại bởi bọn ngoại đạo. Người có thần thông được cho là đệ nhất như Ngài cũng không tự cứu được mình thoát khỏi nghiệp báo.

VẬY THÌ AI CỨU ĐỘ ĐƯỢC CHÚNG SANH ? NGHIỆP BÁO CỦA CHÚNG SANH TẠO RA CHÚNG SANH PHẢI TỰ NHẬN LẤY NÓ, VÀ PHẢI HỌC TỪ NHÂN QUẢ ĐÓ.
NẾU MUỐN CỨU ĐỘ THÌ CHÚNG SANH PHẢI TỰ CỨU LẤY CHÍNH MÌNH, TU TẬP, TRỞ LẠI SỐNG ĐÚNG VỚI TÂM TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ. PHẢI TỰ MÌNH GIẢI NGHIỆP DO MÌNH TẠO NÊN BẰNG CÁNH NHẬN THỨC RA NHỮNG SAI LẦM ĐÓ MÀ PHÁT TRIỂN. THÌ MỚI HY VỌNG GIẢM ĐI CHIẾN TRANH, THẢM HỌA CỦA THIÊN TAI BẰNG ĐỨC ĐỘ VÀ SỰ TU TẬP CỦA MÌNH.

Và điều này Đức Phật cũng đã có dạy.

Không biết vì vô tình hay cố ý để có những câu hỏi này. Nhưng xét cho cùng thì không thể tránh cảm thấy đau lòng vì có những người học theo Phật, gọi là đạo Phật mà còn những suy nghĩ chưa thông và cách hiểu về đạo Phật quá sai lầm.

Đạo Phật vốn rất trong sáng, rõ ràng, không mập mờ, và huyền phép. Nhân quả là thuyết cơ bản nhất mà Đức Phật đã thuyết trong suốt quá trình dạy tu học cho bốn chúng.

Muốn giúp mình và giúp người giải quyết được những đau khổ của cuộc sống, hiểu được những hiện tượng, những gì đã và đang xảy ra xung quanh thì phải tu học. Phải trở về học và tu theo cái cơ bản của vũ trụ thì bản thân mới hiểu và giải quyết được những gì bản thân cần phải làm để tiến hóa. Mà những điều đó Đức Phật đã chỉ dạy chúng ta trong tất cả cuộc đời hoằng Pháp cứu độ chúng sanh của Ngài.

Nếu cứ đi hỏi và giải quyết những nghi ngờ của mình thông qua người khác thì mãi mãi chỉ là kẻ đi học và lượm lặc trí tuệ của người khác, mà bản thân không có dụng công tu học !. Sự lượm lặc đó không giải quyết hết các vấn đề, vì nó chỉ là những mãnh ghép rời rạc trong một bức tranh vẹn toàn về trí tuệ. Mà điều này phải do chính mình làm nên, phải tự mình tu học và vẽ nên bức tranh vẹn toàn đó. Đức Phật chính là người Thầy, dạy chúng ta cách vẽ nên bức tranh đó.

Những phương pháp mà Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta, đến nay vẫn còn đầy đủ trong ba tạng kinh điển. Hãy học và tu, đừng bỏ phí thời gian làm người của mình. Thời gian như cơn gió thổi qua cửa, thoáng chốc sẽ là vài mươi năm, rồi một đời người. Dục lạc như cốc nước trôi qua cổ, ngọt mát trong giây lát, nhưng không giúp được cơn khác hạnh phúc an lạc lâu dài. Sau một chút niềm vui có được của dục lạc, tâm hồn người vẫn trở về đối diện với muộn phiền, sợ hãi, và tan thương. Tám cơn gió của khổ đau sẽ không lúc nào ngừng thổi trên mỗi thân phận chúng sanh cho đến ngày tan rã và tái hợp lại. Mãi mãi cái vòng này không buông bất cứ ai nếu không trở lại sống với những gì Đức Phật chỉ dạy.

Đức Phật đã thương xót chỉ dạy chúng ta cách thoát ly vĩnh viễn đau khổ, sinh diệt. Chứ đâu chỉ muốn chúng ta thoát khỏi những hiện tượng biến chuyển của vật chất, thiên tai, bệnh tật nhỏ nhoi của tạo hóa trong tạm thời !. Mà trong những biến chuyển đó, chính chúng ta lại là chủ nhân của những nghiệp báo tạo nên chúng, hình thành theo quy luật sinh diệt của vật chất, vũ trụ.
Thoát đi đâu? Đem chúng ta bay lên cao, đem chúng ta qua hành tinh khác, thế giới khác ? Rồi trên cao đó có tránh được quy luật nghiệp báo không? Có thoát sinh tử không? Ở hành tinh khác sẽ không có thiên tai, biến chuyển vật chất, không có sinh diệt ?

Cứu chúng sanh lần này rồi có cứu lần khác nữa không ? Khi mà chúng sanh cứ tạo nghiệp mãi không dừng ! Tạo nghiệp không xác định được khi nào bắt đầu và khi nào kết thúc!!!

Buồn cho người tu học hôm nay chỉ thích tham vấn, tò mò để giải quyết những nghi ngờ và thỏa mãn cái ta hiếu kỳ, hiếu học, mà không thật lòng mong cầu giải thoát. Miệng nói mà chân không bước đi, ngày trở về chỉ là trong mong ước!

Đau khổ sẽ từ đây và mãi mãi về sau, duyên theo biến chuyển của thế giới vật chất tạo hóa mà sống, theo nghiệp mà định hình. Vui buồn với tạo hóa, sinh diệt với tạo hóa, chuyển biến với tạo hóa vì đã có ta và có nó sinh ra ( ta và muôn pháp theo nghiệp mà sinh ra và biến chuyển ) và mãi mãi không ai giúp ta thoát ra, ngoài chính bản thân ta cả!

Có một câu truyện mà Đức Phật đã dạy trong những thời tu học của bốn chúng, Tấn Hạnh xin ghi lại để tặng cho những ai đang muốn tìm hiểu đạo Phật nhưng chỉ với con đường tham vấn mà không tự tu học cho bản thân:

Cây đèn

Có một anh mù lại thăm một người bạn đến khuya mới về. Người bạn trao cho anh ta một cái đèn.
- "Tôi cần chi tới đèn, anh ơi. Đối với tôi, ánh sáng cũng như bóng tối mà thôi", người mù buồn bã trả lời.
- "Tôi biết lắm. Anh chẳng cần đèn để dò đường đi. Nhưng có đèn anh sẽ đỡ bị người khác đâm vào anh. Vậy anh cứ cầm lấy đi"
Người mù cầm đèn mạnh dạn bước đi. Nhưng chẳng bao lâu, có kẻ đâm thẳng vào anh ta.
- "Ô hay! Đi đứng phải coi chừng một chút chứ. Bộ ông không nhìn thấy ánh đèn của tôi sao?"
Người lạ mặt trả lời chậm rãi:
- "Này ông bạn ơi ! Đèn ông bạn đã tắt từ lâu rồi..."


Trí tuệ mà người khác mang đến cho mình mà không do mình tham cứu tu học để có được thì cũng như người mù kia, cầm ngọn đèn của người khác cho ( trí tuệ của người khác cho, không lưu xuất từ việc tu học của mình ) thì khi ngọn đèn tắt đi ( trí tuệ bị quên mất ) người mù kia vẫn không hay biết.




 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên