<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>CÁI VÒNG DANH LỢI CONG CONG
Đạt Lai Lạt Ma 14</B>
<I>(Trích: Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An, (The Joy of Living anhd Dying in Peace)
Đạt Lai Lạt Ma 14, Chân Huyền dịch, trang 147-150)</I></CENTER>
[IMGL]http://img713.imageshack.us/img713/9513/dllm14.jpg[/IMGL]<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một ngạn ngữ nói rằng, nếu bạn nằm trên núi vàng thì vàng sẽ làm xây xát thân bạn. Nếu nằm trên núi bùn thì thân bạn sẽ lấm bùn. Liên kết với những kẻ thiếu chín chắn, bạn cũng sẽ hành động không chín chắn và thiếu lành mạnh như họ. Khi tự khen mình, khi hạ giá trị người khác và khi vướng vào những câu chuyện làm vui lòng chúng sanh trong cõi luân hồi, bạn sẽ bị lôi kéo vào những kiếp sau kém cỏi hơn. Giống như loài ong hút mật mà không bị vướng vào màu sắc của bông hoa, bạn chỉ nên nhận nhưng thứ gì cần cho sự tu tập tâm linh mà không bị vướng mắc vào những chuyện trần tục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những chúng sanh có tâm mê muội hoặc tham đắm vật dục và danh vọng, có nỗi khổ lớn gấp ngàn lần cái khổ khi bị vướng mắc. Chúng ta nên khôn ngoan, đừng để bị ràng buộc vào danh lợi vì nó sẽ làm cho ta khởi tâm sợ hãi. Và sớm muộn gì ta cũng sẽ phải từ bỏ những thứ mà ta tham đắm đó thôi. Ngạn ngữ cũng nói: "Cái gì hợp rồi cũng tan, cái gì cao rồi cũng bị rớt xuống thấp". Dù cho bạn thu thập được nhiều của cải, nhiều tiếng tốt, bạn nổi danh khắp nơi, thì bạn cũng không thể mang nó theo khi chết. Khi còn có người phê bình, chê bai bạn, thì cớ sao bạn lại lấy làm tự mãn lúc được khen ngợi? Nếu còn có người khen tặng bạn thì cớ sao bạn lại giận dữ nhiều như vậy lúc bị kẻ khác chê trách? Chúng sanh vì nghiệp dĩ và tùy tình trạng tâm thức, họ bất nhất, thất thường đến nỗi Phật cũng không thể làm hài lòng họ được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật Thích Ca với bao nhiêu tướng tốt và đức tính tuyệt hảo, đã hấp dẫn vô số người đến với Phật, mà cũng vẫn có những người nói xấu ngài. Như vậy, khi họ nói xấu về những người bình thường nhiều vọng tưởng phiền não như chúng ta, thì có gì lạ đâu? Vậy nên chúng ta không cần phải làm hài lòng chúng sanh thế tục. Khi một người nào không có bạn, thiên hạ sẽ chê cười, cho là vì người đó không tốt. Nếu có nhiều bạn bè, thiên hạ cũng vẫn cười chê, nói đó là kẻ ưa nịnh. Người ta nói thế nào cũng được. Bạn hành sử cách nào thì cũng khó mà sống thoải mái với những kẻ thiếu trưởng thành.
<p style="padding-left: 56px;"><I>Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào.
(Tục ngữ Việt Nam)</I></P>
</span></span>
<CENTER><B>CÁI VÒNG DANH LỢI CONG CONG
Đạt Lai Lạt Ma 14</B>
<I>(Trích: Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An, (The Joy of Living anhd Dying in Peace)
Đạt Lai Lạt Ma 14, Chân Huyền dịch, trang 147-150)</I></CENTER>
[IMGL]http://img713.imageshack.us/img713/9513/dllm14.jpg[/IMGL]<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một ngạn ngữ nói rằng, nếu bạn nằm trên núi vàng thì vàng sẽ làm xây xát thân bạn. Nếu nằm trên núi bùn thì thân bạn sẽ lấm bùn. Liên kết với những kẻ thiếu chín chắn, bạn cũng sẽ hành động không chín chắn và thiếu lành mạnh như họ. Khi tự khen mình, khi hạ giá trị người khác và khi vướng vào những câu chuyện làm vui lòng chúng sanh trong cõi luân hồi, bạn sẽ bị lôi kéo vào những kiếp sau kém cỏi hơn. Giống như loài ong hút mật mà không bị vướng vào màu sắc của bông hoa, bạn chỉ nên nhận nhưng thứ gì cần cho sự tu tập tâm linh mà không bị vướng mắc vào những chuyện trần tục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những chúng sanh có tâm mê muội hoặc tham đắm vật dục và danh vọng, có nỗi khổ lớn gấp ngàn lần cái khổ khi bị vướng mắc. Chúng ta nên khôn ngoan, đừng để bị ràng buộc vào danh lợi vì nó sẽ làm cho ta khởi tâm sợ hãi. Và sớm muộn gì ta cũng sẽ phải từ bỏ những thứ mà ta tham đắm đó thôi. Ngạn ngữ cũng nói: "Cái gì hợp rồi cũng tan, cái gì cao rồi cũng bị rớt xuống thấp". Dù cho bạn thu thập được nhiều của cải, nhiều tiếng tốt, bạn nổi danh khắp nơi, thì bạn cũng không thể mang nó theo khi chết. Khi còn có người phê bình, chê bai bạn, thì cớ sao bạn lại lấy làm tự mãn lúc được khen ngợi? Nếu còn có người khen tặng bạn thì cớ sao bạn lại giận dữ nhiều như vậy lúc bị kẻ khác chê trách? Chúng sanh vì nghiệp dĩ và tùy tình trạng tâm thức, họ bất nhất, thất thường đến nỗi Phật cũng không thể làm hài lòng họ được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật Thích Ca với bao nhiêu tướng tốt và đức tính tuyệt hảo, đã hấp dẫn vô số người đến với Phật, mà cũng vẫn có những người nói xấu ngài. Như vậy, khi họ nói xấu về những người bình thường nhiều vọng tưởng phiền não như chúng ta, thì có gì lạ đâu? Vậy nên chúng ta không cần phải làm hài lòng chúng sanh thế tục. Khi một người nào không có bạn, thiên hạ sẽ chê cười, cho là vì người đó không tốt. Nếu có nhiều bạn bè, thiên hạ cũng vẫn cười chê, nói đó là kẻ ưa nịnh. Người ta nói thế nào cũng được. Bạn hành sử cách nào thì cũng khó mà sống thoải mái với những kẻ thiếu trưởng thành.
<p style="padding-left: 56px;"><I>Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào.
(Tục ngữ Việt Nam)</I></P>
</span></span>