A

Câu chuyện Niêm hoa vi tiếu là có thật hay là ngụy tạo?

An Bình

Registered
Phật tử
Tham gia
27/8/16
Bài viết
30
Điểm tương tác
3
Điểm
8

Câu chuyện Niêm hoa vi tiếu là có thật hay là ngụy tạo?
Xin các bạn cho ý kiến về vấn đề này (xin tập trung vào vấn đề xác định hay nghi ngờ Câu chuyện NHVT có thật hay do người Trung Quốc đưa vào qua ý kiến phân tích cá nhân hoặc từ nguồn thông tin nào đó về vấn đề này...) , xin cám ơn.


Tôi đọc trong các kinh lớn của Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy tôi không hề tìm ra được ở đâu có ghi câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU. Câu chuyện này mang nặng tinh thần "phong kiến" và "dấu nghề" của Trung Hoa.

ĐẠO TRÍ TUỆ của Phật không thể có cái tinh thần truyền thừa như thế. Đã là ĐẠO TRÍ TUỆ thì phải như KHOA HỌC, khi lý thuyết đã trình bày ra đầy đủ, thì bất cứ ai, ở bất cứ phương trời góc bể nào, đều có thể theo đó mà trở thành bác học một cách bình đẳng như nhau.

Đó chính là lý do Đức Phật đã nhấn mạnh: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi với chánh pháp, không nương tựa vào một ai khác". Trong đoạn kinh sau đây Đức Phật còn khẳng định rằng: Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta". Như vậy thì làm sao có chuyện ngài trao lại y bát cho ai làm giáo chủ.

25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

Này Ananda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo"; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo.

Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng.

Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái.

26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. (Phật nhắc lại pháp TỨ NIỆM XỨ)

Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

(Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, tụng phẩm II, thuộc Trường Bộ Kinh)

Cho nên đối với tôi, câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU của người TÀU là một câu chuyện lừa bịp để cho phật tử Á châu đều qui ngưỡng về TÀU. Câu chuyện muốn chứng tỏ rằng "Giáo Pháp nhãn tạng” của Phật đã được rinh hết về TÀU. Đó cũng do cái tinh thần bá quyền muốn dùng tôn giáo như một "sức mạnh mềm" để chinh phục thiên hạ. Các đế quốc Tây phương cũng đã xử dụng Kitô giáo để đi xâm lăng các thuộc địa cũng cùng một chiến thuật như vậy.

Nói tóm lại, đạo Phật là ĐẠO TRÍ TUỆ mở rộng ra cho tất cả chúng sanh (mà Đức Phật gọi là bàn tay ngữa) chứ không phải là một môn phái võ lâm mà có sự truyền thừa. Biết đâu để chấm dứt tệ nạn này mà LỤC TỔ đã ra đời để chấm dứt sự truyền y bát của Thiền Tông? Để ý rằng LỤC TỔ không chứng đạo từ NGỦ TỔ mà ngài đã chứng đạo trước rồi (qua kinh Kim Cang), trước khi đến với NGỦ TỔ để nhận y bát, rồi sau đó chấm dứt sự trao truyền.

Ngoài ra qua đoạn kinh trên ta thấy Đức Phật còn giảng rõ ra thế nào là làm ngọn đèn cho chính mình? Thế nào là nương tựa chính mình?

-- Đó chính là sự thực hành TỨ NIỆM XỨ để tìm hiểu chính mình bằng các pháp khảo sát: Quán THÂN, quán THỌ, quán TÂM, quán PHÁP.

Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN của Phật giáo ĐẠI THỪA ta cũng thấy Đức Phật trả lời ngài A NAN về sự nương tựa pháp TỨ NIỆM XỨ mà tu hành sau khi Phật diệt độ như thế. Đó là pháp THIỀN độc nhất mà Phật đã dạy đi dạy lại. Chứ Phật chưa hề dạy pháp VÔ NIỆM như Thiền tông Trung hoa hồi nào cả.

TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi, mới có thể nhổ sạch gốc cội vô minh chấp ngã, gây nên khổ đau cho mình.

Không thể nào có một bậc giác ngộ mà không hiểu rõ về chính mình.

Tiến trình tu hành của Đức Phật chẳng qua cũng là một công trình miệt mài liên tục về sự tìm hiểu chính mình. Ngày ngài thành đạo ngài đã tâm sự như sau:

153. Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154. Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Đòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.

(Kinh Pháp Cú)

Cho nên, phải hiểu rõ chính mình trước khi nói đến giác ngộ. Mà muốn hiểu rõ chính mình thì phải quan sát, phải khảo sát chính mình bằng các pháp quán của TỨ NIỆM XỨ. Đó cũng chính là pháp "chiếu kiến ngủ uẩn" của BÁT NHÃ.

Do đó khởi đầu kinh TỨ NIỆM XỨ Phật đã nhấn mạnh:

-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.

Như vậy con đường tu hành mà Phật đã chỉ ra thật rất rõ ràng và minh bạch. Không ai có thể trách Phật còn mơ hồ. Khi Đức Phật đã xác định là "con đường độc nhất" thì có nghĩa rằng đừng đi lang bang bằng các con đường khác. Người ta có thể ra đi từ vạn nẻo đường khác nhau (tùy căn cơ), nhưng đoạn đường cuối để đi đến đích thì ai cũng phải đi qua TỨ NIỆM XỨ để thành tựu CHÁNH TRÍ, để chứng ngộ BÁT NHÃ, để đạt đến NIẾT BÀN.


Tôi có bằng cớ nhiều vị Thiền sư Trung Hoa chưa chứng được BÁT NHÃ. Thật vậy, chính vì chưa chứng được BÁT NHÃ cho nên các ngài đã hiểu lầm ý nghĩa BÁT NHÃ mà kết án tâm PHÂN BIỆT, rồi đưa ra pháp thiền VÔ NIỆM, khác với CHÁNH NIỆM của PHẬT. Thử hỏi rằng một bậc tu hành, khi đạt được sự giác ngộ, có biết mình đã giác ngộ không? Nếu biết, thì không thể VÔ NIỆM. Nếu không biết, thì vẫn còn VÔ MINH.

Cho nên, phải biết rằng khả năng PHÂN BIỆT là một khả năng của TRÍ GIÁC. Nếu không có khả năng phân biệt thì làm sao có thể biết mình đã GIÁC NGỘ, đã ra khỏi VÔ MINH? Nhân loại nếu không có khả năng phân biệt ĐÚNG và SAI thì làm sao có sự tiến hóa cao hơn? Không lẻ Đao Phật lại phản tiến hóa, phản khoa học sao? Chỉ có những kẻ bị hôn mê, trí óc đờ đẫn mới không còn khả năng phân biệt mà thôi.

Thân ái,

GS001.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63

Câu chuyện Niêm hoa vi tiếu là có thật hay là ngụy tạo?
Xin các bạn cho ý kiến về vấn đề này (xin tập trung vào vấn đề xác định hay nghi ngờ Câu chuyện NHVT có thật hay do người Trung Quốc đưa vào qua ý kiến phân tích cá nhân hoặc từ nguồn thông tin nào đó về vấn đề này...) , xin cám ơn.


Tôi đọc trong các kinh lớn của Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy tôi không hề tìm ra được ở đâu có ghi câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU. Câu chuyện này mang nặng tinh thần "phong kiến" và "dấu nghề" của Trung Hoa.

ĐẠO TRÍ TUỆ của Phật không thể có cái tinh thần truyền thừa như thế. Đã là ĐẠO TRÍ TUỆ thì phải như KHOA HỌC, khi lý thuyết đã trình bày ra đầy đủ, thì bất cứ ai, ở bất cứ phương trời góc bể nào, đều có thể theo đó mà trở thành bác học một cách bình đẳng như nhau.

Đó chính là lý do Đức Phật đã nhấn mạnh: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi với chánh pháp, không nương tựa vào một ai khác". Trong đoạn kinh sau đây Đức Phật còn khẳng định rằng: Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta". Như vậy thì làm sao có chuyện ngài trao lại y bát cho ai làm giáo chủ.

25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

Này Ananda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo"; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo.

Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng.

Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái.

26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. (Phật nhắc lại pháp TỨ NIỆM XỨ)

Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

(Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, tụng phẩm II, thuộc Trường Bộ Kinh)

Cho nên đối với tôi, câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU của người TÀU là một câu chuyện lừa bịp để cho phật tử Á châu đều qui ngưỡng về TÀU. Câu chuyện muốn chứng tỏ rằng "Giáo Pháp nhãn tạng” của Phật đã được rinh hết về TÀU. Đó cũng do cái tinh thần bá quyền muốn dùng tôn giáo như một "sức mạnh mềm" để chinh phục thiên hạ. Các đế quốc Tây phương cũng đã xử dụng Kitô giáo để đi xâm lăng các thuộc địa cũng cùng một chiến thuật như vậy.

Nói tóm lại, đạo Phật là ĐẠO TRÍ TUỆ mở rộng ra cho tất cả chúng sanh (mà Đức Phật gọi là bàn tay ngữa) chứ không phải là một môn phái võ lâm mà có sự truyền thừa. Biết đâu để chấm dứt tệ nạn này mà LỤC TỔ đã ra đời để chấm dứt sự truyền y bát của Thiền Tông? Để ý rằng LỤC TỔ không chứng đạo từ NGỦ TỔ mà ngài đã chứng đạo trước rồi (qua kinh Kim Cang), trước khi đến với NGỦ TỔ để nhận y bát, rồi sau đó chấm dứt sự trao truyền.

Ngoài ra qua đoạn kinh trên ta thấy Đức Phật còn giảng rõ ra thế nào là làm ngọn đèn cho chính mình? Thế nào là nương tựa chính mình?

-- Đó chính là sự thực hành TỨ NIỆM XỨ để tìm hiểu chính mình bằng các pháp khảo sát: Quán THÂN, quán THỌ, quán TÂM, quán PHÁP.

Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN của Phật giáo ĐẠI THỪA ta cũng thấy Đức Phật trả lời ngài A NAN về sự nương tựa pháp TỨ NIỆM XỨ mà tu hành sau khi Phật diệt độ như thế. Đó là pháp THIỀN độc nhất mà Phật đã dạy đi dạy lại. Chứ Phật chưa hề dạy pháp VÔ NIỆM như Thiền tông Trung hoa hồi nào cả.

TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi, mới có thể nhổ sạch gốc cội vô minh chấp ngã, gây nên khổ đau cho mình.

Không thể nào có một bậc giác ngộ mà không hiểu rõ về chính mình.

Tiến trình tu hành của Đức Phật chẳng qua cũng là một công trình miệt mài liên tục về sự tìm hiểu chính mình. Ngày ngài thành đạo ngài đã tâm sự như sau:

153. Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154. Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Đòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.

(Kinh Pháp Cú)

Cho nên, phải hiểu rõ chính mình trước khi nói đến giác ngộ. Mà muốn hiểu rõ chính mình thì phải quan sát, phải khảo sát chính mình bằng các pháp quán của TỨ NIỆM XỨ. Đó cũng chính là pháp "chiếu kiến ngủ uẩn" của BÁT NHÃ.

Do đó khởi đầu kinh TỨ NIỆM XỨ Phật đã nhấn mạnh:

-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.

Như vậy con đường tu hành mà Phật đã chỉ ra thật rất rõ ràng và minh bạch. Không ai có thể trách Phật còn mơ hồ. Khi Đức Phật đã xác định là "con đường độc nhất" thì có nghĩa rằng đừng đi lang bang bằng các con đường khác. Người ta có thể ra đi từ vạn nẻo đường khác nhau (tùy căn cơ), nhưng đoạn đường cuối để đi đến đích thì ai cũng phải đi qua TỨ NIỆM XỨ để thành tựu CHÁNH TRÍ, để chứng ngộ BÁT NHÃ, để đạt đến NIẾT BÀN.


Tôi có bằng cớ nhiều vị Thiền sư Trung Hoa chưa chứng được BÁT NHÃ. Thật vậy, chính vì chưa chứng được BÁT NHÃ cho nên các ngài đã hiểu lầm ý nghĩa BÁT NHÃ mà kết án tâm PHÂN BIỆT, rồi đưa ra pháp thiền VÔ NIỆM, khác với CHÁNH NIỆM của PHẬT. Thử hỏi rằng một bậc tu hành, khi đạt được sự giác ngộ, có biết mình đã giác ngộ không? Nếu biết, thì không thể VÔ NIỆM. Nếu không biết, thì vẫn còn VÔ MINH.

Cho nên, phải biết rằng khả năng PHÂN BIỆT là một khả năng của TRÍ GIÁC. Nếu không có khả năng phân biệt thì làm sao có thể biết mình đã GIÁC NGỘ, đã ra khỏi VÔ MINH? Nhân loại nếu không có khả năng phân biệt ĐÚNG và SAI thì làm sao có sự tiến hóa cao hơn? Không lẻ Đao Phật lại phản tiến hóa, phản khoa học sao? Chỉ có những kẻ bị hôn mê, trí óc đờ đẫn mới không còn khả năng phân biệt mà thôi.

Thân ái,

GS001.

Bạn là An Bình hay GS001 mà hay ở bên thư viện Hoa Sen và ở bên trang mạng của ông Thích Thông Lạc?
Nên về trùm chăn cùng vợ mà hú hí thì hay hơn. vô đây rồi thương tích , mà chưa vô đến cổng mà đã thấy thương tích đầy mình vậy rồi thì chịu được mấy đòn của làng Ma này vậy. mà có say rượu thì ngủ một giấc cho tỉnh, xong ngồi rà soát nơi đây đều đã có câu trả lời sẵn rồi đó . chịu khó đọc đi rồi tự biết. hề hề GS001 nghe có vẻ điệp viên có hạng đây hích..
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Câu chuyện Niêm hoa vi tiếu ....?

Kính chào bạn An Bình .

Xin hoan nghênh bạn đến với diễn đàn.

Với tiêu đề bạn đưa ra. Theo ý kiến của HP bạn nên chia nhỏ nó ra, và chia sẻ thảo luận từ ý nhỏ một.

Ví như bạn muốn cho ai uống nước, thì thay vì cho họ cả một dòng sông, bạn nên cho một ít, từng ly nước thôi.

Kẻo bị ngộp !

Sức của HP và mọi người có hạn, rất mong chờ bạn chia sẻ.

Kính.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hôm trước Ba Tuần nổi hứng bay ra HN trong đêm.

Tới nơi thì vào khoảng 11h tối. Tìm đại cái nhà nghỉ nào mà đèn mập mờ, có vẻ "ấm cúng" nhất bèn ghé vô !

Ba Tuần: Còn phòng trống không chị ?

Bà Chủ: Em ở một mình hay đi cùng bạn ?

Ba Tuần: Em đi một mình.

Bà Chủ: Một mình thì 160k một đêm. Mà nếu một mình là lát có "bạn gái" tới thì chị cũng không cho lên đâu đấy !

Ba Tuần: (Trời đang lạnh) Nếu có hai mình thì càng ấm chứ sao.

Bà Chủ: Gửi tiền trước em.

Sau khi lấy tiền xong thì Bà chủ kêu Ba Tuần đợi một lát, rồi chạy lên gác "xua khách" thì phải ?! Vì một lúc sau lục tục kéo xuống mấy tên. Hề hề. Có lẽ nghi ngờ là công an nằm vùng.

Bà Chủ: Phòng em 401.

Ba Tuần đi lên phòng, vừa mới cởi đồ rồi leo lên giường cho ấm thì nghe có tiếng gõ cửa, một cô bé bước vào; vẻ mặt rất tự nhiên nói:

Gái: Anh gọi em à.

Ba Tuần: Anh không có gọi, mà đã đến rồi thì ở lại đi.

Gái: Em chỉ đi shot thôi.

Ba Tuần: Nếu qua đêm thì bao nhiêu ?

Gái: 1 tr; với cả nếu nãy a không gọi em thì thêm tiền phòng nữa là 200k.

Ba Tuần: Ok.

Gái: Cười vui vẻ.

Và đêm đó, chúng tôi không ai có một mảnh vải che thân. Gái nằm coi laptop của tôi mà xem phim hài, tôi thì nằm ôm gái thay chăn bông để xua đi cái lạnh của trời HN.

Rồi thì tâm sư với nhau và biết rằng em đi làm vì muốn chữa bệnh ung thư cho mẹ...

Cảm giác lúc đó thật An Bình làm sao !

Ps:

Ba Tuần: Em có niệm Phật không ?

Ngọc: Em không thích niệm Phật.

Ba Tuần: Niệm 10 câu a cho 100k.

Ngọc: Em không thích !
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Well, I am not GS001. I dont know him really, although I ve heard about him for long. I hope all of you give me faithful opinion or thought. Thank you in avance. :mozilla_smile:

Cha mẹ sinh ra là chim thì hót tiếng chim, là chuột thì rúc tiếng chuột.
Nếu có không may bị bệnh , nhất là bệnh điên mà chạy loạn xạ, thì cũng để cho đời biết là loài gì mà cúng dường thức ăn hay có chích thuốc thì cũng phải đúng với chủng loại.
đằng này khi đến thì la hét tôi bị bệnh là tiếng chim, khi vào đến sân thì rúc tiếng chuột. vậy thì dùng thuốc cho chuột hay là thuốc cho chim đây?
Hề hề ở đây là có bách phương chữa trị. từ ghẻ lở hắc lào đến ung thư, từ chim đến chuột.
Chữa bệnh từ điên loạn đến tỉnh táo, từ tỉnh táo đến điên loạn. nói chung là trăm thứ bà rằn.
Ở đây có rất nhiều người biết chữa bệnh , tất cả cũng là tự mình qua bạo bệnh rồi hết nên mới có thuốc hay.
Những thứ bệnh mà chim kêu hôm trước hay chuột rúc hôm qua thì rất dễ chữa, chỉ có điều là dùng kháng sinh cực mạnh, cộng với mát xa thể lực ... chỉ sợ sức khỏe không đủ nên lại la làng có kẻ muốn giết người thôi,hic híc..
 

An Bình

Registered
Phật tử
Tham gia
27/8/16
Bài viết
30
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Kính chào bạn An Bình .

Xin hoan nghênh bạn đến với diễn đàn.

Với tiêu đề bạn đưa ra. Theo ý kiến của HP bạn nên chia nhỏ nó ra, và chia sẻ thảo luận từ ý nhỏ một.

Ví như bạn muốn cho ai uống nước, thì thay vì cho họ cả một dòng sông, bạn nên cho một ít, từng ly nước thôi.

Kẻo bị ngộp !

Sức của HP và mọi người có hạn, rất mong chờ bạn chia sẻ.

Kính.

Chào bạn, cám ơn bạn đã hồi đáp, lời bạn nghe thật dễ chịu :)

Bài viết tôi trích dẫn bên trên khá dài và nói về nhiều thứ, nhưng thứ mà tôi muốn mọi người cho ý kiến chỉ là

Câu chuyện Niêm hoa vi tiếu là có thật hay là ngụy tạo?
Xin các bạn cho ý kiến về vấn đề này (xin tập trung vào vấn đề xác định hay nghi ngờ Câu chuyện NHVT có thật hay do người Trung Quốc đưa vào qua ý kiến phân tích cá nhân hoặc từ nguồn thông tin nào đó về vấn đề này...) , xin cám ơn.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Chào đạo hữu An Bình

Điển sự "Niêm Hoa Vi Tiếu" cũng như bốn câu kệ "Giáo ngoại biệt truyền. Bất lập văn tự..." vốn xưa kia cũng đã được nhiều học giả Phật tử như Tô Đông Pha đưa ra bàn thảo sau khi tìm không thấy vết tích trong các kinh điển và cuối cùng cũng dựa vào lời thuật của Vương An Thạch nguyên là thừa tướng đương thời thì điển tích này vốn có trong một bản nội điển thuộc mật kinh dành riêng cho vua chúa nên không có gì là mới lạ...Tất nhiên các Phật tử VN ta ai cũng biết đó là việc lập tôn xưng giáo tùy xứ, thời của chư cổ đức Thiền tôn Trung Hoa...Và biết vậy rồi thì ắt hẳn không ai phải "nâng quan điểm" làm gì.

Có đạo lộ đáo Niết Bàn nhưng không ai là người đi trên đạo lộ ấy

Trừng Hải

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chào đạo hữu An Bình

Điển sự "Niêm Hoa Vi Tiếu" cũng như bốn câu kệ "Giáo ngoại biệt truyền. Bất lập văn tự..." vốn xưa kia cũng đã được nhiều học giả Phật tử như Tô Đông Pha đưa ra bàn thảo sau khi tìm không thấy vết tích trong các kinh điển và cuối cùng cũng dựa vào lời thuật của Vương An Thạch nguyên là thừa tướng đương thời thì điển tích này vốn có trong một bản nội điển thuộc mật kinh dành riêng cho vua chúa nên không có gì là mới lạ...Tất nhiên các Phật tử VN ta ai cũng biết đó là việc lập tôn xưng giáo tùy xứ, thời của chư cổ đức Thiền tôn Trung Hoa...Và biết vậy rồi thì ắt hẳn không ai phải "nâng quan điểm" làm gì.

Có đạo lộ đáo Niết Bàn nhưng không ai là người đi trên đạo lộ ấy

Trừng Hải


Hay !.

Kinh nói:Giới luật là căn bản, thuận theo đường giải thoát. Nương theo giới luật sẽ phát sinh các thứ Thiền định và Trí tuệ diệt khổ !.

Đạo hữu Trừng Hải kính,

Nếu người bấy giờ không thể trì giới thì liệu có sinh được các thứ Thiền định và Trí tuệ diệt khổ chăng ?

Mộ Phần.
 

trungvusc

Registered
Phật tử
Tham gia
23/11/16
Bài viết
5
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Bàn luận có thật hay không để làm j? Nếu nó có thật thì nó vẫn là như vậy?. Nếu là k có thật, thì thử tìm xem liệu có học đc j từ câu chuyện đó hay k?
Đến cuối cùng giả như k học đc bất cứ thứ gì mà tiền nhân gửi gắm thì tốt nhất là quẳng nó sang một bên và quên nó đi!
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Chào bạn, cám ơn bạn đã hồi đáp, lời bạn nghe thật dễ chịu :)

Bài viết tôi trích dẫn bên trên khá dài và nói về nhiều thứ, nhưng thứ mà tôi muốn mọi người cho ý kiến chỉ là

hề hề vừa phá cái bệnh chấp không được uống rượu. hề hề nên có làm vài chén, thấy cũng bình thường tâm, hề hề không có chi gọi là....hề hề, cho nên nói lời rất bình thường.
Lời bình thường là lời gần gũi với cuộc sống, từ nơi mồm, mũi, mắt, tai... chứ không có nói là nhãn , nhĩ.... hề hề nói thế là đang lúc uỐng tửu là chúng nó tọng cho mấy cái chả cuốn vào mồm rồi rót tửu vào mũi liền hề hề..
xem nào từ lời bình thường của ông, nghĩa là nói và nghi chép, ở đây dẫn một đoạn thôi vì phải dành cho người khác ngồi nữa :
" 25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

Này Ananda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo"; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo.

Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng.

Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái.

26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. (Phật nhắc lại pháp TỨ NIỆM XỨ)

Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi. "

(Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, tụng phẩm II, thuộc Trường Bộ Kinh)

........................................................
Này ông!
Nếu đã biết tự mình phải thắp đuốc lên mà đi. nếu biết thế nào là cái pháp mà Đức Phật nói là ngọn đèn để thắp.......
thì những lời của ông có khác chi là tự lấy chày đập vào mồm mình ?
Lại nữa, ông có vẻ thích lẩu thập cẩm, lại thích ma túy ( lời dễ chịu ) hề hề.
Đây là lời dễ chịu nhất mà tôi nói cùng ông, phải nói rằng , vì ông rất có quyết tâm theo đạo và lại rất có quyết tâm với diễn đàn này. nên tôi yêu ông mà ông lại chả biết hề hề( có lẽ là hai kẻ ăn mày gặp nhau )híc....
trước là nói lời bình thưỜng yêu thương luyến ái hề hề.. mà ông không chấp nhận thì em đành tăng giá phòng khách sạn hề hề, lại còn cả tiền bảo kê.... nhiều lắm.
Nhưng mà chỉ thích tiếp điệp viên 001 một đêm ở đây một đêm mới thỏa mãn hề hề. còn không thì cứ ngủ với anh Ba Tuần mà xem phim hài cho thích híc.....
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Niêm hoa vi tiếu.

Kính chào bạn An Bình và các Bạn.

Dưới con mắt người Phật tử thì: Người Ấn Độ, người Trung Hoa, người Việt Nam, thật sự có sự khác biệt không thể đứng chung với nhau ?

Mến.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83

Câu chuyện Niêm hoa vi tiếu là có thật hay là ngụy tạo?
Xin các bạn cho ý kiến về vấn đề này (xin tập trung vào vấn đề xác định hay nghi ngờ Câu chuyện NHVT có thật hay do người Trung Quốc đưa vào qua ý kiến phân tích cá nhân hoặc từ nguồn thông tin nào đó về vấn đề này...) , xin cám ơn.




Xin chào đạo hữu An Bình,

Là một con người, chúng ta cần phải học và hiểu những việc xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, tình yêu......để tạo hành trang trong cuộc sống, tạo nền tản kiến thức để làm một người mẫu mực trong gia đình, là một công dân tốt...... hơn nữa chúng ta là người Phật tử thì việc học hỏi, tìm hiểu kinh điển là lẽ đương nhiên. Ng Chiếu rất tán thán tinh thần học đạo của đạo hữu.

Về câu truyện : Niêm hoa vi tiếu của Thiền Tông thật sự Ng chiếu cũng chưa từng đọc. Nhưng với vị trí người cư sĩ tại gia (không biết đh tu tập mức độ nào) thì Ng chiếu nghĩ rằng:

- Là ngừoi cư sĩ tại gia chúng ta nên thọ tam quy ngũ giới, hành thiện....
- Học Kinh điển với tâm trạng quán chiếu nội dung kết hợp với thực hành. Học hỏi Kinh tùy theo khả năng thực hành của mình, nếu mình đang tu học ở mức độ 2 thì chỉ nên đọc Kinh ở mức độ 2,2 trở xuống, đừng bao giờ tìm hiểu thêm nếu mình chưa đạt được mức độ 2, và cứ như vậy mọi suy nghĩ của mình sẽ rõ ràng, ít phiền não, không mất phương hướng.

Chúc đh thân tâm thường an lạc.

Kính.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Thật hay giả rốt cuộc mang lại lợi lạc gì cho chúng ta? Đối với một người khi mới bước vào đạo thì thấy nó thật, khi vào đạo sâu rồi thì thấy nó giả, khi vào đạo sâu hơn nữa thì thấy không thật không giả tùy duyên mà thật tùy duyên mà giả. A di đà Phật!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thật hay giả rốt cuộc mang lại lợi lạc gì cho chúng ta? Đối với một người khi mới bước vào đạo thì thấy nó thật, khi vào đạo sâu rồi thì thấy nó giả, khi vào đạo sâu hơn nữa thì thấy không thật không giả tùy duyên mà thật tùy duyên mà giả. A di đà Phật!

Nói rất hay.

Thiền Sư Nhất Hạnh có bài viết này trùng với ý bạn:

Chương IV - Núi là núi, sông là sông

Tâm ấn có thể được định nghĩa là dòng liên tục của sự sống giác ngộ, nhưng tâm ấn không phải là một vật có thể trao truyền.

Vị thiền sư cũng không thể tạo ra sự sống giác ngộ nơi người đệ tử. Vị thiền sư chỉ có thể đóng góp một phần trong công tác làm hiển lộ sự sống giác ngộ nơi người đệ tử. Như thế thành ngữ trao truyền tâm ấn chỉ là một hình ảnh biểu tượng. Tâm ấn là một danh từ thiền, tương đương với danh từ chân như hoặc Phật tính. Nếu tâm ấn là sự sống giác ngộ thì chân như hoặc Phật tính cũng chỉ có nghĩa là sự sống giác ngộ. Phật giáo đại thừa cho rằng mọi loài vật đều hàm chứa bản tính giác ngộ và chân như. Vậy tâm ấn là vật có sẵn nơi mỗi người, không cần ai trao cho ai, không cần chiếm đoạt, không sợ mất cắp, không phải là một với hiện tượng sinh hoạt, nhưng quyết không phải là một cái gì tách biệt khỏi hiện tượng sinh hoạt. Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tổ sư Thiền tông đầu tiên ở Việt Nam (thế kỷ thứ 6), nói với đệ tử đầu tay là Pháp Hiền thiền sư: "Tâm ấn của chư Phật là vật hiện thực, toàn bích như thái hư, không thiếu không dư, không tới không đi, không được không mất, không thường không đoạn, không có chỗ sinh chỗ diệt, không viễn ly cũng không bất viễn ly, vì vọng duyên giả lập mà gọi vậy..." (Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục)

"Vì vọng duyên giả lập mà gọi vậy...". Đây đúng là tinh thần phương tiện của đạo Phật. Niết bàn, Bát nhã, Chân như chỉ là những danh từ và những khái niệm. Mà đã là danh từ và khái niệm thì chúng không phải là Niết bàn, Bát nhã và Chân như nữa. Bản tính giác ngộ của sự sống mà thiền gọi là tâm ấn kia cũng vậy. Trước sau đó chỉ là một khái niệm - nương vào khái niệm để đạt đến thực tại thì được, nhưng kẹt vào khái niệm để mất thực tại đó là một điều tối kỵ của đạo Phật. Khái niệm về tâm ấn nếu được giả lập ra là để hướng dẫn người hành giả tự giác bản thân sự sống giác ngộ. Nó không được giả lập ra để trở thành một chướng ngại vật. Để tránh cho hậu lai sự chấp kẹt vào ý niệm tâm ấn như một bảo vật có thể truyền nhận, đắc thất, thiền sư Vô Ngôn Thông (thế kỷ thứ 9, sáng tổ phái Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam) đã đọc bài kệ sau đây cho vị đệ tử là Cảm Thành thiền sư trước khi viên tịch:


"Ngã bổn vô ngôn"

Thiên hạ bốn phương lồng lộng
huyên truyền bậy bạ rằng
thỉ tổ của ta ở Tây thiên
đã truyền chánh pháp nhãn tạng
gọi là "Thiền".
Một đóa hoa năm cánh
hạt giống truyền nhau bất tuyệt
những lời mật ngữ, những đạo bùa pháp
và trăm ngàn thứ rắc rối khác
đều gọi là "tông chỉ của tâm"
đều gọi là "bản tính thanh tịnh"
Thực ra Tây thiên là đâu?
Tây thiên chính là đất này!
Mặt trời, mặt trăng chính là
mặt trời, mặt trăng hôm nay
núi sông xưa chũng chính là núi sông này
Hễ chấp vào, thì liền bị kẹt
và vu oan cho cả Phật cả Tổ.
Sai một ly, đi một dặm.
Ngươi nên quan sát vấn đề cho kỹ lưỡng.
Cẩn thận đừng nên đánh lạc đường giới hậu lai.
Đừng hỏi ta nữa.
Ta vốn không nói gì đâu.


( TS.Vô Ngôn Thông )

langmai.org
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Hay !.

Kinh nói:Giới luật là căn bản, thuận theo đường giải thoát. Nương theo giới luật sẽ phát sinh các thứ Thiền định và Trí tuệ diệt khổ !.

Đạo hữu Trừng Hải kính,

Nếu người bấy giờ không thể trì giới thì liệu có sinh được các thứ Thiền định và Trí tuệ diệt khổ chăng ?

Mộ Phần.

Chào đạo hữu Ba Tuần

_ Nói do Giới mà sinh Định, nhờ Định mà sinh Tuệ là nhằm chỉ diễn tiến tăng thượng theo hữu vi thế gian pháp (Thế Giới Tất Đàn). Tất nhiên không có Giới thì làm sao sinh Định, Huệ được.

_ Nhưng về Thể tánh thì có thể nói rằng không có sự phận biệt giữa Giới, Định và Huệ (Vị Nhân Tất Đàn) nghĩa là trong Giới có Định-Huệ hay Định-Huệ chính là Giới.

Kính, trừng hải
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
23/11/16
Bài viết
253
Điểm tương tác
67
Điểm
28
kể chuyện giới

Nhân đây các bác nói về giới...
em xin được kể 2 câu chuyện về giới mà nó hoàn toàn là thật không có bịa đặt gì hết. để tỏ lòng ngưỡng mộ các bác, và góp phần mới mẻ và vui vẻ ,tăng thêm phần sôi nổi trong nghiên cứu ....
1/- Ngôi chùa ở quê tôi nằm ở cách trung tâm thành phố hơn 10 km. khi xưa nghe nói chỉ là một cái miếu gì đó , nhưng cũng được dân làng quí trọng vì nghe đâu cũng linh thiêng. chiến tranh qua đi ngôi miếu đã bị tàn phá...
Những năm tháng dần đây cũng khoảng 5 đến 7 năm về trước, có một vị Thầy ( sư ) gốc vốn là người địa phương, nhưng cũng đã bôn ba từ khi còn trai trẻ, mọi người kể về vị sư này thời trẻ cũng thuộc cháu đích tôn của Ma Ba Tuần ấy chứ hề hề. bỗng dưng lại trở về quê và quyết tâm gây dựng cho đến giờ đã là một ngôi chùa tương đối. điều đặc biệt là vị sư này có những cá tính khác người mà lại được nhiều Phật tử tin theo. nếu nói về những câu chuyện của vị sư này với những vị sư trong khu vực thì nhiều và dài lắm. hẹn khi khác tôi sẽ kể quí vị nghe.
Giờ xin được kể câu chuyện thứ nhất.
Một hôm vừa mới sáng sớm, vị Thầy đang kinh hành trước sân chùa thì có một bà Phật tử tiến tới, thi lễ chào Thầy. hai Thầy trò chào nhau xong Thầy mới hỏi bà Phật Tử :
Thầy: sao hôm nay đến sớm thế.
Phật tử: hôm nay con đến xin thầy được ở lại chùa 1tuần để niệm Phật.vì hôm trước con đã thọ giới Bồ Tát rồi, chính thầy giúp con mà.
Thầy : Thật tốt, vậy bác theo tôi vào đây và vị sư đưa bà Phật tử đến gặp người quản lý phòng ngủ của chùa, để người quản lý giao phòng cho cư sĩ đến tu học.
Bàn giao người phật tử cho vị quản lý xong , vị sư bước đi được một quãng thì nghe bà Phật tử nói với vị quản lý;
Bà Phật tử: Tôi giờ đã thọ giới Bồ Tát rồi, ông phải cho tôi cái phòng nào tốt nhất ở đây ấy.
Vị sư nghe được quay lại mồm hơi há hốc....
2/-
đang nói chuyện cùng với một số Phật tử ở sân chùa, bỗng một bà Phật tử từ xa chạy lại trước mặt Thầy ( vị sư ) khoe rằng.
Bà Phật tử: từ ngày Thầy cho con thọ giới đến giờ , đi đâu con cũng ôm giới đi theo.
Thầy : há....
 

hoangdong

Registered
Phật tử
Tham gia
25/3/16
Bài viết
13
Điểm tương tác
5
Điểm
3
Cần giữ sự trong sáng tốt đẹp của diễn đàn và tinh thần Phật pháp

Quý vị và các bạn thân mến !
Đã lâu tôi không vào diễn đàn, này vào thấy bài viết của bạn An Bình đăng tải muốn học hỏi và trao đổi Phật đạo.
Tôi thiết nghĩ diễn đàn này để mọi người cùng trao đổi giúp nhau hiểu biết sâu rộng thêm về Phật pháp. Ai lờ mờ, ai chưa biết lối đi, ai đã tinh thông cùng tìm được, cùng đi trên con đường trong sáng tốt đẹp của trí tuệ Phật dạy, con đương mà mình muốn tìm, mình yêu thích...
Vậy, những ai đang biết, ai đã biết cần giữ lòng bát ái, hoan hỷ dẫn dắt nhau, chỉ dẫn, soi sáng cho người chưa biết hoặc người biết ít. Cần chân tình, cần đúng đắn, cần yêu thương hoan hỷ. Cái gì giúp được nhau nên giúp chân tình vui vẻ, giúp cho đời thêm một điều tốt cũng tăng thêm đức hạnh cho mình.
Vì vậy ai đã có lòng vào đây trao đổi cũng nên vui vẻ và chân tình với nhau, vào đúng mục đích điều người ta cần trao đổi. Không nên có những ngôn từ hơn thua, đấu đá, dễu cợn, mắng nhiếp nhau... làm mất đi tinh thần học hỏi, trao đổi của diễn đàn, mất đi giá trị tốt đẹp của người Phật tử.
Phật từ bi bát ái cứu vớt, dẫn dắt tất cả chúng sinh lên đường bờ giác ngộ. Phật không phân biệt chọn kẻ giỏi người tài mà bỏ kẻ dở người ngu. Giỏi thì học pháp cao sâu uyên bác ..., dốt thì học mấy câu đơn sơ giản dị ngắn gọn cũng được miễn sao được thiện tâm, Phật cũng hoan hỷ.
Rất mong người quản lý diễn đàn cần giữ sự trong sáng tốt đẹp của diễn đàn và tinh thần Phật pháp
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
23/11/16
Bài viết
253
Điểm tương tác
67
Điểm
28
...

Quý vị và các bạn thân mến !
Đã lâu tôi không vào diễn đàn, này vào thấy bài viết của bạn An Bình đăng tải muốn học hỏi và trao đổi Phật đạo.
Tôi thiết nghĩ diễn đàn này để mọi người cùng trao đổi giúp nhau hiểu biết sâu rộng thêm về Phật pháp. Ai lờ mờ, ai chưa biết lối đi, ai đã tinh thông cùng tìm được, cùng đi trên con đường trong sáng tốt đẹp của trí tuệ Phật dạy, con đương mà mình muốn tìm, mình yêu thích...
Vậy, những ai đang biết, ai đã biết cần giữ lòng bát ái, hoan hỷ dẫn dắt nhau, chỉ dẫn, soi sáng cho người chưa biết hoặc người biết ít. Cần chân tình, cần đúng đắn, cần yêu thương hoan hỷ. Cái gì giúp được nhau nên giúp chân tình vui vẻ, giúp cho đời thêm một điều tốt cũng tăng thêm đức hạnh cho mình.
Vì vậy ai đã có lòng vào đây trao đổi cũng nên vui vẻ và chân tình với nhau, vào đúng mục đích điều người ta cần trao đổi. Không nên có những ngôn từ hơn thua, đấu đá, dễu cợn, mắng nhiếp nhau... làm mất đi tinh thần học hỏi, trao đổi của diễn đàn, mất đi giá trị tốt đẹp của người Phật tử.
Phật từ bi bát ái cứu vớt, dẫn dắt tất cả chúng sinh lên đường bờ giác ngộ. Phật không phân biệt chọn kẻ giỏi người tài mà bỏ kẻ dở người ngu. Giỏi thì học pháp cao sâu uyên bác ..., dốt thì học mấy câu đơn sơ giản dị ngắn gọn cũng được miễn sao được thiện tâm, Phật cũng hoan hỷ.
Rất mong người quản lý diễn đàn cần giữ sự trong sáng tốt đẹp của diễn đàn và tinh thần Phật pháp

Rất hoan nghênh tinh thần vô ngã vị tha của bạn . nhưng nói thế bạn phải chỉ ra được cái điều mà bạn muốn nói .
Ví dụ ai là người có những ngôn từ , thái độ.... mà như bạn nói , nên chỉ ra cụ thể để họ rút kinh nghiệm.
phải nói đích xác tại sao họ có những ngôn từ như vậy bởi do đâu.
những lời họ nói như vậy quả thực là không đúng thì phải phân tích cụ thể. còn tôi thì thấy các bác ở đây trả lời với bạn an Bình như vậy là khiêm nhường lắm rồi. vì ở đây là mục thảo luận Thiền Tông. Bạn có muốn các bác ấy nói đúng theo tinh thần Thiền Tông ?
Lại nữa các bác ấy chưa truy cứu những phát ngôn của An Bình là phải biết quí lắm rồi đó. Bạn có cần tôi mượn dao ông đồ tể, mổ xẻ bài viết của An Bình và lời của bạn ?
Bạn cứ thực lòng chỉ ra những điều mình cần biết xem thử.
Nên đọc lại bài đầu tiên của An Bình thật rõ với tinh thần NIÊM HOA VI TIẾU nhé rồi hãy chỉ dẫn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. https://diendanphatphap.com/diendan/threads/cau-chuyen-niem-hoa-vi-tieu-la-co-that-hay-la-nguy-tao.32516/
Bên trên