Các câu hỏi về thiền

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
chào bạn.
Kính mời Các vị, nếu nhã hứng, xin kính mời cùng chúng con đi vào con đường "Trực Nhận"....
Trước hết cho tôi hỏi tôn chỉ của tổ sư thiền là trực chỉ chân tâm,kiến tánh thành Phật,...
Mà ngày nay con cháu phải tham công án,tham thoại đầu,...Vậy lúc đó ai tham,tánh ở đâu.Thân.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính Bạn kingvua

chào bạn.
Trước hết cho tôi hỏi tôn chỉ của tổ sư thiền là trực chỉ chân tâm,kiến tánh thành Phật,...
Mà ngày nay con cháu phải tham công án,tham thoại đầu,...Vậy lúc đó ai tham,tánh ở đâu.Thân.

Kính Bạn kingvua.

Vì ở mục "các bài tự viết về giáo lý Phật giáo.- Bài viết về thiền Tông".

Đã có quy định:

Đây là nhóm chuyên mục dành cho các thành viên tự viết bài. Không dùng cho thảo luận. Không được sao chép các bài viết của người khác đăng tải vào đây.

....... Do vậy, Kính mong Các Bạn vui lòng thảo luận ở nơi đây.

kính.
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
chào bạn.
Trước hết cho tôi hỏi tôn chỉ của tổ sư thiền là trực chỉ chân tâm,kiến tánh thành Phật,...
Mà ngày nay con cháu phải tham công án,tham thoại đầu,...Vậy lúc đó ai tham,tánh ở đâu.Thân.

Kính chào mod kingvua. Xin cảm ơn đã thăm hỏi .

Kính thưa mod. Như trước (ở lời phi lộ) chúng con đã có nói:

'Tìm hiểu về Thiền là hiểu về chỗ không thể hiểu bằng ý thức, trụ vào chỗ không có gì để trụ trong pháp hữu vi ."

Như vậy e rằng, sẽ khó nói rõ được bằng ngôn ngữ văn tự. Nơi đây.- Nếu muốn rõ được ý của Tổ.- Thì theo chúng con chỉ nên Trực Nhận mà thôi.

kính.
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
chào bạn.Đây là vấn đề của thiền tông và cũng là kết quả của người tu Phật.Vây câu nói:
-mắt thấy sắc như không thấy vì không niệm so sánh phân biệt,như cảnh trong gương
-tai nghe âm như không nghe vì vọng tâm không khởi,nghe âm thế gian mà luôn có âm diệu pháp
...
Vậy đó có phải là thiền không?now and here?Thân.
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Kính Bạn kingvua

kingvua:
chào bạn.Đây là vấn đề của thiền tông và cũng là kết quả của người tu Phật.Vây câu nói:
-mắt thấy sắc như không thấy vì không niệm so sánh phân biệt,như cảnh trong gương
-tai nghe âm như không nghe vì vọng tâm không khởi,nghe âm thế gian mà luôn có âm diệu pháp
...
Vậy đó có phải là thiền không?now and here?Thân.

Kính Bạn kinhvua. Câu hỏi của bạn rất tuyệt vời. Chúng tôi sẽ tư duy thêm, hẹn bạn sẽ trả lời ở bài viết .

-THIỀN.- Nẽo Đường "Trực Nhận" Chân Lý.
với phân mục: 6 trần không nhiễm.

Kính mong bạn đón xem. TẠI ĐÂY

Kính.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Khả năng "trực nhận" có thể tự nói ra được không, hay là chỉ mượn lời kinh, ý Tổ để giải thích cái "Trực nhận" của mỗi người!?
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Khả năng "trực nhận" có thể tự nói ra được không, hay là chỉ mượn lời kinh, ý Tổ để giải thích cái "Trực nhận" của mỗi người!?

Kính Bác Tuấn Tú.

Ở câu hỏi này. Chúng con xin được giải trình ở phần

-THIỀN.- Nẽo Đường "Trực Nhận" Chân Lý.

với phân mục: Vô Minh & Trí Huệ.

Kính.
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Khả năng "trực nhận" có thể tự nói ra được không, hay là chỉ mượn lời kinh, ý Tổ để giải thích cái "Trực nhận" của mỗi người!?
Xin chào D/h.Chúng ta muốn thấu hiểu và thực hành trực nhận được thì phải hiểu và chuyển hóa được ngã.Các bạn có thấy thân,tư tưởng mình là thiệt không?Bạn sống cuộc sống tùy duyên hay sống phải như là?Bạn có quan sát rõ ràng những tư tưởng giận ,thương,ghét,tham,...khi nó mới khởi lên không?Khi mới khởi lên như vậy bạn có hành của thân và ý chưa?Nó tồn tại bao lâu nếu lúc đó ta không thêm ý so sánh,phân biệt,yêu,ghét,..và sau đó có còn ý nào khác trỗi lên hay không?Nếu chúng ta làm được điều
nầy thì ta sẽ biết trực nhận như thế nào?Hay nói khác đi nếu bạn đã thấu hiểu và chuyển hóa vọng tâm bạn sẽ trực nhận đuọc.Ngay lúc trực nhận chính là trí huệ hiện tiền.Còn nếu mọi người bàn luận mà không hành như là bánh vẽ càng tăng trưởng
vọng tâm thêm.Vài lời trau đổi chúc mọi người tu Phật có thành tựu.Thân.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Xin chào D/h.Chúng ta muốn thấu hiểu và thực hành trực nhận được thì phải hiểu và chuyển hóa được ngã.Các bạn có thấy thân,tư tưởng mình là thiệt không?Bạn sống cuộc sống tùy duyên hay sống phải như là?Bạn có quan sát rõ ràng những tư tưởng giận ,thương,ghét,tham,...khi nó mới khởi lên không?Khi mới khởi lên như vậy bạn có hành của thân và ý chưa?Nó tồn tại bao lâu nếu lúc đó ta không thêm ý so sánh,phân biệt,yêu,ghét,..và sau đó có còn ý nào khác trỗi lên hay không?Nếu chúng ta làm được điều
nầy thì ta sẽ biết trực nhận như thế nào?Hay nói khác đi nếu bạn đã thấu hiểu và chuyển hóa vọng tâm bạn sẽ trực nhận đuọc.Ngay lúc trực nhận chính là trí huệ hiện tiền.Còn nếu mọi người bàn luận mà không hành như là bánh vẽ càng tăng trưởng
vọng tâm thêm.Vài lời trau đổi chúc mọi người tu Phật có thành tựu.Thân.

Cám ơn những điều tự "trực nhận" về thiền của đạo hữu "kingvua?":khicon49:
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
THIỀN.- Là một con đường "Trực Nhận"- dẫn đến Chân lý, đã được Chư Phật vạch ra từ vô thỉ kiếp...

Vậy cho minhđịnh xin hỏi nếu thiền là do các chư Phật vạch ra từ vô thỉ kiếp truớc vậy vai trò của Phật Thích Ca với thiền là như thế nào?Nếu nó đã có từ vô luợng kiếp thì Phật Thích Ca chắc cũng không phải đi tìm khắp nơi như vậy?

Thân.
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
THIỀN.- Là một con đường "Trực Nhận"- dẫn đến Chân lý, đã được Chư Phật vạch ra từ vô thỉ kiếp...

Vậy cho minhđịnh xin hỏi nếu thiền là do các chư Phật vạch ra từ vô thỉ kiếp truớc vậy vai trò của Phật Thích Ca với thiền là như thế nào?Nếu nó đã có từ vô luợng kiếp thì Phật Thích Ca chắc cũng không phải đi tìm khắp nơi như vậy?

Thân.

Kính thưa mod minhđịnh.

Với câu hỏi này. Chúng con xin được giải trình ở đây.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Cám ơn bạn chùa Phước Thạnh đã chỉ dạy
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
:mozilla_smile:
Lời Phi Lộ.

THIỀN.- Là một con đường "Trực Nhận"- dẫn đến Chân lý, đã được Chư Phật vạch ra từ vô thỉ kiếp...

Theo truyền thuyết (Thiền). -Thì trước khi Đức Phật Thích Ca Mưu Ni ra đời, đã có 7 vị Phật từ Hiền kiếp. vị Phật đầu tiên là Tì Bà Thi nói kệ rằng :

Từ trong vô tướng người thọ sanh

Tự hơi huyễn sanh ra hình tượng

Người huyễn, tâm thức bổn lai không

Tội phước đều không chẳng chỗ trụ
Thế đấy .Thiền. Đưa người vượt ra khỏi mọi sự đối đải, có- không, tội- phước v.v... để đưa vào một thực tại vô chung, không chỗ trụ...

Chính vì thế. Tìm hiểu về Thiền là hiểu về chỗ không thể hiểu bằng ý thức, trụ vào chỗ không có gì để trụ trong pháp hữu vi .- Chính vì vậy mà người đi vào đó, sẽ dể rẽ để lạc vào "mê lộ họa- phước" trên con đường tu chứng Chân lý.

Nhưng nói vậy... mà không phải vậy. Thiền luôn là một con đường bí ẩn và muôn vàn hấp dẫn, nên lủ lượt nhiều người cứ muốn tìm hiểu về Thiền, và đi vào con đường thẳng tắc ấy.

Chúng con cũng là những trong số nhiều người tìm kiếm ấy vậy...

"Nương gậy "Kim Cang" tầm Giác Lộ,

Nghìn trùng vòi vọi, noi thuyền "Bát nhã" lánh Mê Tân"


Kính mời Các vị, nếu nhã hứng, xin kính mời cùng chúng con đi vào con đường "Trực Nhận"....
Kính chào đạo hữu Chùa PHước THành và các đạo hữu đang tham gia diễn đàn. Trừng Hải tôi xin phép được tham gia chủ đề này và mong được sự chấp thuận.
Trước hết xin bày tỏ cảnh trạng bản thân khi nghe đến chữ "THIỀN". Khi nghe đến diệu âm THIỀN tự dưng toàn thân TRừng Hải tôi rúng động, da tóc da lông dựng đứng ngập tràn trong hân hoan hạnh phước, quả thật xứng danh là trái tim Phật giáo mà chư cổ đức cùng các học giả thượng thửa xứng tán.
Xin được góp ý về tên gọi: Thiền - Nẻo đường "trực nhận" chân lý:
Mặc dầu không biết rõ đạo hữu Chùa Phước Thành dụng chữ "Trực nhận" có phải nhằm nói đến chữ "NGỘ" vang danh, hay chữ "Trực Ngộ" thường được sử dụng trong kinh điển Hán tạng hay không nhưng TRừng Hải tôi vẫn mạo muội xem như là chính danh. Cho dầu là tông phái nào, dù bắc dù nam thảy đều lấy lời dạy của Đức Bổn Sư làm nền tảng tu hành nên hầu như mỗi một tông phái đều xác lập con đường tu hành cho riêng tông phái mình và con đường này được gọi là các giai vị tu hành. Và THiỀN, một trong ba tam vô lậu chỉ là một trong các giai vị đó. Nên thiền không phải là con đường.
Để biểu đạt cho rõ ràng hầu mọi người hội thông các bậc cổ đức đã chỉ ra các "VỊ" thuộc thiền học như trong Pháp Bảo Đàn Kinh ngài Huệ Năng đưa ra bốn vị gồm: Khai-Thị-Ngộ-Nhập, mà theo thiển ý của tôi nó tương đồng với Gia hành vị-Thông đạt vị trong kinh điển đại thừa cũng như hai chi phần Chánh niệm-Chánh định thuộc Bát Chánh Đạo của Phật giáo Nguyên thủy.
Xin nói thêm đôi chút về chữ "Tu Hành": có nhiều chữ đồng nghĩa dị tự với chữ tu hành như công phu tu tập, công phu...nhưng bản thân chữ Tu Hành tuy phổ thông mà theo Trừng Hải tôi lại thập phần chính xác, mà cũng không kém tân kỳ. Người quy y Tam Bảo và phát nguyện thọ giới tức có chí nguyện xuất thế gian nên chữ tu hành thực tánh nó là Vô tu, Vô hành nên y theo Chánh Pháp (Kinh Tứ Thập Nhị Chương-chương 18), là tu và sở tu bình đẳng nên vô phân biện (Kinh Lăng Già), nên là vô niệm, vô tướng, vô trú (Pháp Bảo Đàn Kinh) nên là đệ nhất nghĩa mà cũng là THIỀN.
Đôi lời cóp nhặt, ý nhỏ mà lòng từ có gì sai sót xin quý đạo hữu chỉ dẫn và bỏ qua. Kính, Trừng Hải (
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Phân biệt rất hay

Kính bạn trừng hải.

Quả thật bạn phân biệt rạch ròi, và có kiến giải rất hay. :icon_klatsch:

Vậy bạn hãy triển khai theo Ý của bạn đi...
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Kính bạn trừng hải.

Quả thật bạn phân biệt rạch ròi, và có kiến giải rất hay. :icon_klatsch:

Vậy bạn hãy triển khai theo Ý của bạn đi...

Được sự khuyến tấn của chủ topic là đạo hữu Chùa Phước Thành, Trừng Hải tôi xin chia xẽ một ít chánh kiến về chữ "NGỘ". Một trong những phạm trù thập phần bí hiểm bởi việc nan am tường TỪ BI TRÍ HUỆ của chư Phật Đà và Bồ Tát. Nó nan am tường không phải do pháp không thiện xảo mà bởi do vô minh và tà kiến ở nơi người biết tên gọi vô minh và tà kiến mà không biết vô minh và tà kiến là cái chi chi, mà cứ ngỡ là mình biết vô minh và tà kiến nghĩa là vẫn cứ tà kiến với vô minh. Hỡi ơi, diệu âm của chư Phật Đà và Bồ Tát vẫn luôn hiện hành trong tam thiên đại thiên thế giới và các đại thiên thế giới khác nhằm chỉ bày cho chúng sanh lãnh thọ vi diệu oai lực của các Ngài mà không một ai màng đến, cứ mãi đui mù chạy theo vô vàn huyễn tướng để chung cuộc đắm chìm trong khổ đau vì những vật chưa từng ai sở hữu. Trừng Hải tôi cũng đành than lên một tiếng, tuy chỉ một tiếng hiện hành mà đã từng tỷ tỷ tỷ lần thốt lên thời quá khứ: "Ôi đời là bể khổ"-Con tin tưởng cái chi rộng lớn hơn, dòng nước mắt bị tuôn trào vì con từng khóc than suốt trong chặng đường xa thẳm mà con phải lang thang...hay nước nơi đại dương chỗ nào bao la hơn!" (Tạp Bộ Kinh).
Đã lâu lắm rồi Trừng Hải tôi có lần đọc qua Thiền Đạo Tu Tập của cư sĩ Trương Trần Cơ, người xứng ngôn liễu đạt pháp môn thiền chính tông có tỏ bày băn khoăn khắc khỏi về việc NGỘ, và phân biệt hai loại ngộ gọi tên là chứng ngộ và liễu ngộ và sau khi đọc xong Trừng Hải tôi vốn cũng băn khoăn khắc khỏi lại càng bội phần khắc khỏi băn khoăn. Từ lần mất ăn mất ngủ mệt mõi bơ phờ lơ ngơ ngớ ngẫn với những là liễu ngộ chứng ngộ, mặc chiếu tào động, lâm tế vân môn cầm roi đá đít, chỉ gió chỉ trăng rồi chỉ cây đa, cây bách của thiền lục tông lục Trừng Hải tôi mới tỉnh ngộ ly rời sách thiền vô vàn khổ khổ mà quay trở về lại Kinh Tạng mà chư đệ tử kết tập mới từ từ lần ra tên gọi Ngộ.
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Chưa phải Thiền, thì là gì ?

Đây chưa phải là Thiền.

Kính Quý Đạo Hữu chùa Phước Thành. Vựa vào đâu mà các bạn cho rằng "Đây chưa phải là Thiền", vậy nếu chưa là Thiền ,thì là gì ?
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Lìa Ngã tướng, không vọng tưởng

Kính Quý Đạo Hữu chùa Phước Thành. Vựa vào đâu mà các bạn cho rằng "Đây chưa phải là Thiền", vậy nếu chưa là Thiền ,thì là gì ?

Kính cảm ơn Đạo hữu Thu tử đã thăm hỏi.

Kính thưa Quý Đạo hữu.

Trong Pháp Bảo Đàn Lục tổ có dạy: " Ngoài lìa Tướng là Thiền, trông không loạn là Định."

+ Lìa tướng, nghĩa là lìa các tướng " Ngã và Pháp". Vì trong lời nói của Bạn Trừng Hải chúng con vẫn còn cảm nhận có Ngã tướng rất nặng, nên theo chúng con biết rằng chưa được Thiền.

+ Loạn Động là do vọng tưởng sanh. Tướng của vọng tưởng là " Phân biệt", là "Ý tưởng" . vì trong lời nói của ĐH Trừng Hải chúng con vẫn còn cảm nhận có " Ý ", có " Phân Biệt" rất nặng, nên theo chúng con biết rằng chưa được Định.

Như câu chuyện Ngài Huyền Giác được Đức Lục Tổ khảo nghiệm (ở phẩm Cơ Duyên.- Pháp Bảo Đàn) như sau:

Đến viếng Lục Tổ. Huyền Giác nhiễu Tổ Sư ba vòng, rồi chống tích trượng mà đứng.

Ðại sư nói: "Phàm làm thầy Sa-môn thì phải giữ đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh. Ðại Ðức ở phương nào tới đây mà sanh lòng ngã mạn lớn vậy?"

Huyền Giác bạch: Sanh tử là việc lớn, sự vô thường là mau chóng."

Sư nói: "Sao không hiểu rõ cái vô sanh và thấu suốt cái không mau chóng?"

Bạch: "Ðã hiểu rõ tức vô sanh, thấu suốt rồi thì vốn không có mau chóng."

Sư nói: "Như thế, như thế!"

Huyền Giác mới dùng đủ oai nghi mà lễ bái, kế một lát xin cáo từ.

Sư nói: "Sao trở về chóng vậy?"

Bạch: "Cái tánh bổn lai tự nó chẳng phải động, há có chỗ chóng sao?"

Sư nói: "Ai biết nó chẳng phải động?"

Bạch: "Nhơn giả tự sanh lòng phân biệt."

Sư nói: "Ngươi rất đặng cái ý vô sanh."

Bạch: "Vô sanh hà có ý sao?"

Sư nói: "Không có ý thì Ai phân biệt?"

Bạch: "Phân biệt cũng chẳng phải là ý."

Sư nói: "Hay thay! Hãy ở lại đây ít nữa là một đêm."


Kính thưa quý ĐH, tuy chưa phải là Thiền nhưng theo chúng con là đã hướng về Thiền.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Đại hùng chung nặng tựa lông hồng

Kính cảm ơn Đạo hữu Thu tử đã thăm hỏi.

Kính thưa Quý Đạo hữu.

Trong Pháp Bảo Đàn Lục tổ có dạy: " Ngoài lìa Tướng là Thiền, trông không loạn là Định."

+ Lìa tướng, nghĩa là lìa các tướng " Ngã và Pháp". Vì trong lời nói của Bạn Trừng Hải chúng con vẫn còn cảm nhận có Ngã tướng rất nặng, nên theo chúng con biết rằng chưa được Thiền.

+ Loạn Động là do vọng tưởng sanh. Tướng của vọng tưởng là " Phân biệt", là "Ý tưởng" . vì trong lời nói của ĐH Trừng Hải chúng con vẫn còn cảm nhận có " Ý ", có " Phân Biệt" rất nặng, nên theo chúng con biết rằng chưa được Định.

Như câu chuyện Ngài Huyền Giác được Đức Lục Tổ khảo nghiệm (ở phẩm Cơ Duyên.- Pháp Bảo Đàn) như sau:

Đến viếng Lục Tổ. Huyền Giác nhiễu Tổ Sư ba vòng, rồi chống tích trượng mà đứng.

Ðại sư nói: "Phàm làm thầy Sa-môn thì phải giữ đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh. Ðại Ðức ở phương nào tới đây mà sanh lòng ngã mạn lớn vậy?"

Huyền Giác bạch: Sanh tử là việc lớn, sự vô thường là mau chóng."

Sư nói: "Sao không hiểu rõ cái vô sanh và thấu suốt cái không mau chóng?"

Bạch: "Ðã hiểu rõ tức vô sanh, thấu suốt rồi thì vốn không có mau chóng."

Sư nói: "Như thế, như thế!"

Huyền Giác mới dùng đủ oai nghi mà lễ bái, kế một lát xin cáo từ.

Sư nói: "Sao trở về chóng vậy?"

Bạch: "Cái tánh bổn lai tự nó chẳng phải động, há có chỗ chóng sao?"

Sư nói: "Ai biết nó chẳng phải động?"

Bạch: "Nhơn giả tự sanh lòng phân biệt."

Sư nói: "Ngươi rất đặng cái ý vô sanh."

Bạch: "Vô sanh hà có ý sao?"

Sư nói: "Không có ý thì Ai phân biệt?"

Bạch: "Phân biệt cũng chẳng phải là ý."

Sư nói: "Hay thay! Hãy ở lại đây ít nữa là một đêm."


Kính thưa quý ĐH, tuy chưa phải là Thiền nhưng theo chúng con là đã hướng về Thiền.
Chào đạo hữu Chùa PHước Thành và qúy đạo hữu tham gia thảo luận.
Đạo hữu Phước Thành, hôm qua tôi có cmt cho bạn để trả lời câu hỏi chưa phải là thiền của đạo hữu nhưng câu trả lởi của tôi bị banned, nay được đọc câu trả lời của đạo hữu với đạo hữu Thu tử về câu hỏi không phải thiền thì là gì? thì mỗ tôi thấy việc trả lời thật là thậm nan trước những cửu cửu đại ngôn của đạo hữu cùng với việc trích dẫn thiền lục về mẫu đối đáp thiền nặng cả ngàn cân giữa Lục Tổ với Tổ HUyền GIác xem như đã đầy đủ cử-niêm nên mỗ tôi chỉ còn cách ngữa mặt lên trời mà phát câu cú tụng Hỡi ơi sấm động giữa trời quang trời cao có tỏ rồi phát tràng tiếu thiên cùng cất câu ca "Đời thiền sĩ lăn lóc dưới mương ba ngày vớt lên thì đã sình ương, sình ương những vẫn cứ thương. Thương những vẫn cứu sình ương" rồi nhường diễn đàn lại cho đỉnh đỉnh đại danh mà rủ áo ra về chốn...chát linh tinh mà không được chát linh tinh nhưng vẫn cứ ghi chát linh tinh nên cứ chát linh tinh sợ gì.
P/S: Xin đa tạ đạo hữu đã xác định về việc mỗ tôi có hướng về thiền bằng lời của...mỗ tôi. Xin cầu chúc đạo hữu Phước Thành phước đức sớm thành tựu, hây dà, mà...thăng thiên làm vua trời Đế Thích-Sakka. Cáo
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên