Xin hỏi vị này có biết gì về Chấp Tâm không?* Thức thứ 6 và thức thứ 7: Ý Thức và Ý Căn (Mạt Na Thức)
Nhân bài viết của Bác An Long. Tôi nhớ lại bài viết của HT. Th Thanh Từ:
Ở Duy Thức Hoc PG. Ý Thức và Ý Căn không lìa nhau. Như bài viết sau:
Cố nhơn có làm một bài kệ, để cho chúng ta nhớ cái tài năng hay tác dụng của tám thức như sau:(Thường Chiếu)
Bát cá đệ huynh, nhứt cá si
Độc hữu nhứt cá tối linh ly
Ngũ cá môn tiền tố mãi mại
Nhứt cá gia trung tác chủ y.
Nghĩa là: Trong tám thức trên, thức thứ Bảy là si mê (ngã si), duy có thức thứ Sáu (Ý Thức), rất khôn lanh (công vi thủ, tội vi khôi); còn Năm thức trước như người làm công ở ngoài cửa, chỉ lo buôn bán, tiếp rước khách hàng (tiếp xúc với 5 trần cảnh); một mình thức thứ Tám làm ông chủ nhà (chứa đựng).
Xem bài kệ này chúng ta có thể biết qua được khả năng của 8 thức, mà thức thứ 6 và thức thứ 7 là lợi hại hơn hết. Nếu thức thứ Bảy si mê, Bồ tát Ma ha tát Bồ tát Ma ha tát chấp ngã, thức thứ Sáu suy tính làm những việc tội ác, thì chúng ta muôn kiếp trầm luân, không bao giờ thoát ly sanh tử luân hồi được. Vì thế nên người tu Phật, lúc nào cũng phải dùng thức thứ 6 và thức thứ 7, quán nhơn vô ngã, để phá trừ si mê chấp ngã, dứt phiền não chướng; rồi quán pháp vô ngã, để phá trừ pháp chấp, dứt sở tri chướng. Khi ngã chấp và pháp chấp hết rồi, tức là phiền não chướng và sở tri chướng đã dứt, thì chứng được hai quả thù thắng là: Bồ đề và Niết bàn.
Vì thế nên trong Duy thức học nói: "Lục, thất nhơn trung chuyển; ngũ bát quả thượng viên". Nghĩa là: trong lúc tu nhơn, thì chỉ dùng thức thứ 6 và thức thứ 7; đến khi kết quả thì cả 5 thức trước, và thức thứ 8 cũng được viên thành.
Tâm chấp vào vạn hữu là thật—The mind which clings to things as real.
phatgiao.org.vn/tu-dien-phat-hoc-online/chap-tam-k48052.html
Nếu vạn hữu KHÔNG THẬT thì dùng thức thứ 6 và thức thứ 7 (không thật?), để hết ngã (không thật) chấp và pháp chấp (không thật) làm chi vậy?