Ông Phật trong tâm

  • Thread starter phapchieumt
  • Ngày bắt đầu
P

phapchieumt

Guest
Đạo thì không phân biệt già hay trẻ, giàu hay nghèo, người ngu kẻ khôn, đạo đều giang tay chào đón tất cả chúng sanh, chúng sanh đến với đạo bình đẳng như nhau. Tâm bình thường là đạo. Tâm vô sở trụ, không dính mắc, không hờn không giận, không tham, không sân, không si, không phiền não, không ngã mạn. Đạo luôn thường hằng, bất sanh bất diệt, bao trùm vũ trụ và vạn vật. Đạo không đâu xa, đạo ở trong đời, vì đời mà có đạo, có đạo để làm cho đời viên mãn. Nơi nào chúng sanh khởi lên đau khổ, khởi lên một niệm bất thiện thì nơi đó có đạo để xoa dịu tâm hồn chúng sanh, cứu vớt tâm linh chúng sanh, giúp chúng sanh thoát khổ. Vì thế đạo với đời tuy hai là một cũng như phiền não là bồ đề.

Ông Phật rất gần gũi, ổng không ở đâu xa cả, ở trong tâm của mỗi chúng sanh chứ không phải ông Phật bằng xương bằng thịt, bằng tượng bằng đất nung. Trong tâm của mỗi chúng sanh luôn luôn có mỗi ông Phật thường trụ ở đó. Vậy mà chúng ta cứ tìm ổng ở bên ngoài không à, cứ luyện pháp này pháp kia để khai nhãn khai nhĩ để mà thấy Phật nghe Phật, để thâm nhập cảnh giới này cảnh giới kia, để chứng tỏ ta là người tu đắc đạo, đắc pháp, đắc thần thông. Dùng hình danh sắc tướng đi tìm ông Phật của chính mình là bạn đang đi sai đường. Người tu càng lâu càng rời xa ông Phật ở trong tâm mình vì do bản ngã quá cao cứ đi tìm ông Phật bên ngoài không quay vào trong tâm chính mình để mà tìm ông Phật của mình. Cứ để ổng mòn mỏi đợi chờ, mòn mỏi ngóng trông, cứ để ổng khô héo từ kiếp này sang kiếp khác.

Vậy làm sao để khai quật khai mở ông Phật trong tâm của mình lên? Sở dĩ ổng bị giam cầm đè nén rất lâu không thoát ra được là do tâm ta chứa nhiều hòn đá tảng tham, sân, si, mạn nghi làm và các hòn đá tảng này là chất liệu xây nên bức tường kiên cố nghiệp lực và vô minh. Vậy thì muốn giải thoát ông Phật đó đi thì cần đập tan bức tường vô minh đó đi, cần phải hóa giải nghiệp lực thì ông Phật bị giam trong đó mới thoát ra được mới phát ánh hào quang.

Vậy làm cách gì để đập tan bức tường vô minh đi? Đập tan nó bằng cách đập tan chất liệu xây nên nó đập tan đi tham sân si. Luôn quán xét tâm mình từng phút, từng giây khi nó bắt đầu tác ý khời lên tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn là dep nó liền không cho nó có cơ hội phát ra khẩu hoặc tạo tác hành động từ thân. Muốn quán xét và dẹp được tham sân si mạn nghi từ ý thì cần phải có định lực công phu một trong 84000 pháp môn của chư Phật là phương tiện giúp cho hành giả loại trừ cái tâm độc. Niệm Phật, trì chú, tụng kinh, cúng lạy, hành thiền... mục đích cuối cùng là dẹp đi cái tham cái sân cái si cái mạn cái nghi để hiển lộ Phật Tánh, để cho ông Phật trong tâm của chính mình được tự do an nhiên tự tại.

Vì thế, người học Phật luôn quán xét trong từng sát na từng lời nói hành động của mình có đúng theo lời Phật dạy hay không, luôn quán xét tâm mình để không khởi lên tham, sân, si, mạn nghi. Các bạn cứ nghĩ pháp ở đâu xa xôi thực ra nó rất gần gũi với bạn hàng ngày. Suy nghĩ, lời nói, hành động hàng ngày của bạn với những người xung quanh bạn như là cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè hoặc người hữu duyên đó đều là pháp cả. Vì sao vậy? vì khi bạn suy nghĩ, phát ngôn, hành động mà những cái đó đem lại lợi lạc cho bạn và cho tất cả mọi người, đem lại sự an vui hạnh phúc cho bạn và cho mọi người thì đó lá pháp quý, không có gì có thể so sánh được. Khi chồng hay vợ bạn nổi giận la mắng bạn không đúng bạn nhẫn nhịn rồi hôm sau nhẹ nhàng phân tích cho chồng hay vợ, đó là pháp, vì hành động của bạn xây dựng cho gia đình bạn hạnh phúc tránh đổ vỡ rạn nứt. Khi bạn có một phi vụ làm ăn gì đó bạn phải suy nghĩ cách làm sao cho mình có lợi và đối tác, khách hàng mình đều cùng có lợi thì đó cũng là pháp quý. Vì khi bạn chỉ suy nghĩ cách làm có lợi nhuận cao nhất cho mình mà gây tổn hại cho đối tác cho khách hàng của mình, phải làm cho họ đau khổ mất mát về tiền bạc, thể xác lẫn tâm hồn thì tuy bạn có lợi trước mắt đó, nhưng cái nhân bạn gây ra đó mai mốt cái quả bạn sẽ gặt gấp đôi gấp ba như thế, rồi bạn đau khổ than trời trách đất cũng vô ích mà thôi. Chỉ có mình mới tự cứu mình được, cách cứu mình tốt nhất là nên quán xét thân tâm mình từng suy nghĩ, lời nói, hành động có đúng theo lời phật dạy hay không có mang lại lợi ích cho mình và người khác hay không?
Phapchieumt vài dòng thiển cận chia sẻ!
Nam mô A Di Đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào phapchieumt, ở đây Trí Từ chỉ muốn được tham khảo cách hiểu của bạn ở 1 pháp tu là Trì Chú. Theo bạn Trì Chú là chú gì, ở đâu có chú này, ta hiểu sao khi trì chú ? Và nói riêng luôn là hiện nay rất nhiều Phật tử trì chú Đại bi, vậy theo bạn trì chú này lợi ích ra sao ?

Xin bạn chia sẽ !!!
 
P

phapchieumt

Guest
Chào phapchieumt, ở đây Trí Từ chỉ muốn được tham khảo cách hiểu của bạn ở 1 pháp tu là Trì Chú. Theo bạn Trì Chú là chú gì, ở đâu có chú này, ta hiểu sao khi trì chú ? Và nói riêng luôn là hiện nay rất nhiều Phật tử trì chú Đại bi, vậy theo bạn trì chú này lợi ích ra sao ?

Xin bạn chia sẽ !!!
A di đà Phật!
Kính gửi đạo hữu Trí Từ!
Những gì bạn hỏi mình thiết nghĩ đã có hết trong các kinh điển mật tông và hiển tông, với một người tìm cầu Phật pháp một cách trí tuệ như bạn thì mình nghĩ chắc chắn bạn đã có những kiến giải cho riêng mình. Vì những gì bạn hỏi đều được các thầy, các cao tăng, các chư Tổ giảng giải hết rồi nên mình không dám múa rìu qua mắt thợ.
Tuy nhiên đây là diễn đàn trao đổi Phât pháp nên mình xin chia sẻ một số ý kiến của riêng mình. Vì kiến thức Phật pháp còn nông cạn, công phu hành trì không là bao nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót xin quý đạo hữu thương tình bỏ qua.

Mật tông tu từ cái quả tức thân thành Phật, đòi hỏi tam mật thân - khẩu - ý tương ưng. Vì tu từ cái quả như thế nên đòi hỏi người hành giả tu mật tông phải có căn cơ cao. Vì sao lại vậy? Vì mật tông được ví như chiếc xe có gắn động cơ nên sẽ giúp cho hành giả tiến tu nhanh một đời thành Phật, nhưng đó lại là con dao 2 lưỡi vì khi đi càng nhanh càng mau về đích thì cầm lái không vững dễ bị lạc đường, đi càng nhanh khi có chướng ngại vật khó mà bẻ lái, khó mà dừng lại dễ tông vào vật cản. Và trên thực tế, mình cũng có duyên tiếp xúc nhiều đạo hữu tu tập mật tông đã xảy ra một số trường hợp như vậy.

Do đó, điều căn bản để hành giả tu pháp mật tông là phải tu luyện sao cho tam nghiệp thân - khẩu - ý thanh tịnh, 6 căn thanh tịnh. Và một điều nữa là phải tìm hiểu sâu và kỹ giáo lý hiển tông. Vì sao lại vậy? Vì có tìm hiểu kỹ mới biết cách làm cho thanh tịnh tam nghiệp, hiển mật viên thông thành Phật tâm yếu. Tìm hiểu kỹ để có trí tuệ mà quán xét tâm thanh tịnh, để có trí tuệ mà phân biệt chánh tà, để có trí tuệ mà vượt qua các thử thách trong vô vi.

Bời vì, hành giả khi hành trì mật tông nếu trong tâm chỉ cần khởi lên một niệm tham: tham pháp, tham thần thông, mong cầu ấn chứng... khởi lên một niệm si: đam mê các cảnh giới, đam mê thần thông, đam mê năng lực, đam mê những lời thuyết pháp trong vô hình, đam mê các cảnh giới cung cõi trong vô hình... khời lên ngã mạn tự cho mình là chứng đắc, đắc pháp, đắc thần thông, khai mở nhãn nhỉ, xem mình là giỏi vượt hơn người khác... đó là lúc hành giả đi lạc đường mà chính mình không biết. Do đó, cần phải tìm hiểu sâu giao pháp, thanh tịnh tam nghiệp để cảnh tỉnh mình, là tấm gương phản chiếu chính mình là kim chỉ nam cho mình tránh đi lạc đường. Do đó, học mật tông cần có 1 vị đạo sư quán đảnh dìu dắt kèm cặp cho hành giả là vậy.

Còn việc trì chú như chú đại bi, lục tự chơn ngôn, hay chú dược sư, chuẩn đề hay niệm phật...của các Phật tử hiển tông thì không có sự phân biệt giữa chú này với chú kia, giữa trì chú với Niệm Phật, chú này thì có năng lực hơn chú kia, chú này linh hơn chú kia, niệm Phật là thù thắng nhất... Đó là do cái tâm ngã chấp vô minh và mê tín của ta cho rằng là vậy. Thật ra trì chú, niệm Phật, hành Thiền hay bất kỳ pháp môn nào khác đó chỉ là phương tiện để ta thu nhiếp lục căn, là phương tiện ta làm cho tam nghiệp thanh tịnh, làm phương tiện để ta chuyển hóa nội tâm.

Mình ví dụ có rất nhiều phật tử niệm phật, trì chú tinh tấn hàng ngày nhưng tâm không đổi, đụng chuyện là sân si, hơn thua, ganh ghét đố kỵ, khẩu phát ra toàn là những từ ngữ phản cảm làm tổn thương người khác thì các bạn nghĩ xem người này khi mạng chung có về Tây phương cực lạc không? Cái này chúng ta gọi là tu hình thức, còn tu nội dung là ta phải dùng phương tiện đó mà chuyển hóa nội tâm. Niệm Phật ê a suốt ngày mà 6 căn không nhiếp thì có tác dụng gì, ngồi thiền mà vọng tưởng khởi lên không chuyển hóa được thì cho dù có ngồi rách hàng ngàn bồ đoàn cũng vô ích.

Vậy thì không có quan trọng là trì chú gì mà quan trọng là trì chú như thế nào để chuyển hóa nội tâm. Đừng khởi tâm phân biệt so sánh chú này với chú kia đó là mình đang chấp pháp, còn đang chấp vào phương tiện, đang chấp vào chiếc thuyền qua sông. (Vấn đề này mình có đề cập đến trong bài viết ngồi thiền được chỉ dạy cách tu tập rồi mong các bạn đạo tham khảo thêm).

Sự linh ứng của các thần chú hay câu niệm Phật điều đó không thể nghĩ bàn và đã ghi rất rõ trong các kinh điển rồi và thực tế đã xảy ra với hàng vạn chúng sanh rồi. Nên ta không bàn vấn đề này nữa mà ta chỉ bàn là trì như thế nào để có sự linh ứng. Sự linh có được khi tâm của mình cảm ứng với tâm chư Phật chư Bồ tát, muốn vậy thì cần phải nhiếp tâm trì niệm câu chú đó miên mật đi đứng nằm ngồi trong 6 thời trong tâm vẫn luôn trì niệm, và khi trì niệm phải nhiếp tâm đóng hết 6 căn, thì lúc đó những chủng tử tham sân si mạn nghi không có cơ hội len lỏi vào trong tâm ta. Nói thì rất dễ nhưng hành thì rất khó. Vì thế, kính mong quý Phật tử quyết tâm trì niệm sớm ngày giác ngộ.

Mình ví dụ một vị đệ tử của đức Phật. Tôn giả Châu Lợi Bàn Ðà Già là một đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, người kém trí tuệ nhất, hay quên nhất. Chính vì thế đức Bổn sư thấy được căn cơ của Ngài mới dạy cho ngài trì niệm chỉ 2 chữ mà thôi "Chổi Quét". Lúc đầu, chỉ bấy nhiêu đó mà Ngài cũng không nhớ nổi, hễ nhớ tiếng “Chổi” thì quên tiếng “Quét”, mà nhớ tiếng “Quét” lại quên tiếng “Chổi”. Thật con người của ông không có một chút trí nhớ nào hết, đến đỗi ai gặp ông cũng đều cười chê, đùa cợt. Nhưng vì ông trì niệm lên tục như vậy trong tâm không khởi lên vọng niệm mà đắc quả A La Hán và được Phật cử đi thuyết pháp bên ni đoàn.

Cần phải nghiền ngẫm kỹ về cuộc đời Ngài Châu lợi Bàn Đà thì chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc tu tập, phá đi cái ngã chấp chấp pháp, chấp đạo, chấp phương tiện.

Phapchieumt kính chia sẻ!
Mong quý đạo hữu rộng lòng bỏ qua sai xót của mình.

Nam mô Bổn sư thích ca mâu ni Phật!
Nam mô A Di đà Phật!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43

A di đà Phật!
Kính gửi đạo hữu Trí Từ!
Những gì bạn hỏi mình thiết nghĩ đã có hết trong các kinh điển mật tông và hiển tông, với một người tìm cầu Phật pháp một cách trí tuệ như bạn thì mình nghĩ chắc chắn bạn đã có những kiến giải cho riêng mình. Vì những gì bạn hỏi đều được các thầy, các cao tăng, các chư Tổ giảng giải hết rồi nên mình không dám múa rìu qua mắt thợ.
Tuy nhiên đây là diễn đàn trao đổi Phât pháp nên mình xin chia sẻ một số ý kiến của riêng mình. Vì kiến thức Phật pháp còn nông cạn, công phu hành trì không là bao nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót xin quý đạo hữu thương tình bỏ qua.

Mật tông tu từ cái quả tức thân thành Phật, đòi hỏi tam mật thân - khẩu - ý tương ưng. Vì tu từ cái quả như thế nên đòi hỏi người hành giả tu mật tông phải có căn cơ cao. Vì sao lại vậy? Vì mật tông được ví như chiếc xe có gắn động cơ nên sẽ giúp cho hành giả tiến tu nhanh một đời thành Phật, nhưng đó lại là con dao 2 lưỡi vì khi đi càng nhanh càng mau về đích thì cầm lái không vững dễ bị lạc đường, đi càng nhanh khi có chướng ngại vật khó mà bẻ lái, khó mà dừng lại dễ tông vào vật cản. Và trên thực tế, mình cũng có duyên tiếp xúc nhiều đạo hữu tu tập mật tông đã xảy ra một số trường hợp như vậy.

Do đó, điều căn bản để hành giả tu pháp mật tông là phải tu luyện sao cho tam nghiệp thân - khẩu - ý thanh tịnh, 6 căn thanh tịnh. Và một điều nữa là phải tìm hiểu sâu và kỹ giáo lý hiển tông. Vì sao lại vậy? Vì có tìm hiểu kỹ mới biết cách làm cho thanh tịnh tam nghiệp, hiển mật viên thông thành Phật tâm yếu. Tìm hiểu kỹ để có trí tuệ mà quán xét tâm thanh tịnh, để có trí tuệ mà phân biệt chánh tà, để có trí tuệ mà vượt qua các thử thách trong vô vi.

Bời vì, hành giả khi hành trì mật tông nếu trong tâm chỉ cần khởi lên một niệm tham: tham pháp, tham thần thông, mong cầu ấn chứng... khởi lên một niệm si: đam mê các cảnh giới, đam mê thần thông, đam mê năng lực, đam mê những lời thuyết pháp trong vô hình, đam mê các cảnh giới cung cõi trong vô hình... khời lên ngã mạn tự cho mình là chứng đắc, đắc pháp, đắc thần thông, khai mở nhãn nhỉ, xem mình là giỏi vượt hơn người khác... đó là lúc hành giả đi lạc đường mà chính mình không biết. Do đó, cần phải tìm hiểu sâu giao pháp, thanh tịnh tam nghiệp để cảnh tỉnh mình, là tấm gương phản chiếu chính mình là kim chỉ nam cho mình tránh đi lạc đường. Do đó, học mật tông cần có 1 vị đạo sư quán đảnh dìu dắt kèm cặp cho hành giả là vậy.

Còn việc trì chú như chú đại bi, lục tự chơn ngôn, hay chú dược sư, chuẩn đề hay niệm phật...của các Phật tử hiển tông thì không có sự phân biệt giữa chú này với chú kia, giữa trì chú với Niệm Phật, chú này thì có năng lực hơn chú kia, chú này linh hơn chú kia, niệm Phật là thù thắng nhất... Đó là do cái tâm ngã chấp vô minh và mê tín của ta cho rằng là vậy. Thật ra trì chú, niệm Phật, hành Thiền hay bất kỳ pháp môn nào khác đó chỉ là phương tiện để ta thu nhiếp lục căn, là phương tiện ta làm cho tam nghiệp thanh tịnh, làm phương tiện để ta chuyển hóa nội tâm.

Mình ví dụ có rất nhiều phật tử niệm phật, trì chú tinh tấn hàng ngày nhưng tâm không đổi, đụng chuyện là sân si, hơn thua, ganh ghét đố kỵ, khẩu phát ra toàn là những từ ngữ phản cảm làm tổn thương người khác thì các bạn nghĩ xem người này khi mạng chung có về Tây phương cực lạc không? Cái này chúng ta gọi là tu hình thức, còn tu nội dung là ta phải dùng phương tiện đó mà chuyển hóa nội tâm. Niệm Phật ê a suốt ngày mà 6 căn không nhiếp thì có tác dụng gì, ngồi thiền mà vọng tưởng khởi lên không chuyển hóa được thì cho dù có ngồi rách hàng ngàn bồ đoàn cũng vô ích.

Vậy thì không có quan trọng là trì chú gì mà quan trọng là trì chú như thế nào để chuyển hóa nội tâm. Đừng khởi tâm phân biệt so sánh chú này với chú kia đó là mình đang chấp pháp, còn đang chấp vào phương tiện, đang chấp vào chiếc thuyền qua sông. (Vấn đề này mình có đề cập đến trong bài viết ngồi thiền được chỉ dạy cách tu tập rồi mong các bạn đạo tham khảo thêm).

Sự linh ứng của các thần chú hay câu niệm Phật điều đó không thể nghĩ bàn và đã ghi rất rõ trong các kinh điển rồi và thực tế đã xảy ra với hàng vạn chúng sanh rồi. Nên ta không bàn vấn đề này nữa mà ta chỉ bàn là trì như thế nào để có sự linh ứng. Sự linh có được khi tâm của mình cảm ứng với tâm chư Phật chư Bồ tát, muốn vậy thì cần phải nhiếp tâm trì niệm câu chú đó miên mật đi đứng nằm ngồi trong 6 thời trong tâm vẫn luôn trì niệm, và khi trì niệm phải nhiếp tâm đóng hết 6 căn, thì lúc đó những chủng tử tham sân si mạn nghi không có cơ hội len lỏi vào trong tâm ta. Nói thì rất dễ nhưng hành thì rất khó. Vì thế, kính mong quý Phật tử quyết tâm trì niệm sớm ngày giác ngộ.

Mình ví dụ một vị đệ tử của đức Phật. Tôn giả Châu Lợi Bàn Ðà Già là một đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, người kém trí tuệ nhất, hay quên nhất. Chính vì thế đức Bổn sư thấy được căn cơ của Ngài mới dạy cho ngài trì niệm chỉ 2 chữ mà thôi "Chổi Quét". Lúc đầu, chỉ bấy nhiêu đó mà Ngài cũng không nhớ nổi, hễ nhớ tiếng “Chổi” thì quên tiếng “Quét”, mà nhớ tiếng “Quét” lại quên tiếng “Chổi”. Thật con người của ông không có một chút trí nhớ nào hết, đến đỗi ai gặp ông cũng đều cười chê, đùa cợt. Nhưng vì ông trì niệm lên tục như vậy trong tâm không khởi lên vọng niệm mà đắc quả A La Hán và được Phật cử đi thuyết pháp bên ni đoàn.

Cần phải nghiền ngẫm kỹ về cuộc đời Ngài Châu lợi Bàn Đà thì chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc tu tập, phá đi cái ngã chấp chấp pháp, chấp đạo, chấp phương tiện.

Phapchieumt kính chia sẻ!
Mong quý đạo hữu rộng lòng bỏ qua sai xót của mình.

Nam mô Bổn sư thích ca mâu ni Phật!
Nam mô A Di đà Phật!
Kính đạo hữu phapchieumt!
Trong câu chuyên này mình thấy vị Tôn Giả này đúng là hay quên nhất, nhưng không phải trí tuệ kém nhất. Bởi hay quên và trí tuệ không là một. Cái tâm thức mình chưa đi sâu vào, nhưng mình có lướt ở vòng ngoài. Đại khái cái trí nhớ con người tạm chia làm 2 loại, một loại là trí nhớ ngắn hạn, một loại là trí nhớ dài hạn, và tạo hóa có lí khi có sự phân chia này, nếu cái gì cũng nhớ thì sao nhỉ, giống như cái kho mà bất cứ vật nào thấy được cũng ném vào, kho bao to thì đủ dùng, và khi ta nhớ đủ thứ thì coi như ta không nhớ điều gì, khi ta có tất cả mọi vật thì ta không có vật nào. Ví như khi bạn cần cái kim để kết nút áo, 30 phút nữa bạn đi học, bạn có nó, nó ở trong kho, trong kho lại nằm trong đống xà bần, vậy thì bạn có cây kim hay không? có mà khi cần ko dùng được thì khác nào không có.
Điều này bạn có thể kiểm chứng, bạn quan sát những cụ già, hầu hết bộ nhớ ngắn hạn bị hỏng, bà nội tôi năm nay 93 tuổi, mổi lần qua thăm bà thường hỏi, năm nay bà bao nhiêu tuổi, khi tôi trà lời vừa xong thì bà cũng quên luôn và hỏi lại, thường 1 lần hỏi khoảng 15 lần. Khi hiểu rõ như thế mới ko bực mình mà đồng cảm với bà. Ngược lại những chuyện cách đây 30-40 năm thì bà nhớ rất rõ như mới hôm qua, bà lại kể đi kể lại, chỉ quên duy nhất 1 điều là bà mới vừa kể xong. Một câu chuyện bà tôi thường kể từ 5-6 lần trong một lần gặp. Đến nổi tôi ngồi đó mà tai chẳng còn nghe nữa, chỉ im lặng nắm tay bà và nhủ rằng, biết đâu trong một bình diện lới hơn, tôi lại lặp đi lặp lại 1 điều nào đó, hết kiếp này đến kiếp khác.
Khi Phật dạy vị Tôn Giả cái pháp trì niệm 2 chử "chổi quét" thì cái diệu dụng xảy ra như thế nào tôi không thể biết, nhưng tôi biết chắc 1 điều, khi đó sự phân chia trí nhớ ngắn hạn và dài hạn bị phá vỡ, vì nó không còn cần thiết nữa, các vị chứng đắc khác cũng thế, trí não họ thông suốt không còn phân chia nữa, nhưng họ khác chúng ta. Khi họ cần cây kim, đến đống xà bần họ cũng không nghĩ tới, họ chỉ đơn giản đến nơi và nhặt cây kim lên. Vì sao như thế? tôi không thể nghĩ bàn được.
Với họ, chỉ khi nào ta nhờ họ hướng dẩn, họ mới nói cây kim nằm trong đống xà bần, đống xà bần nằm trong kho, đó là vì ta mà nói. Còn họ khi nói đến cây kim chỉ biết đến cây kim, khi cần cây kim họ chỉ nhặt nó lên. Trí tuệ siêu hạng thì nó đơn giản đến mức như không biết gì. Chính vì vậy, nếu ta gặp 1 vị chứng đắc và yêu cầu họ tả 1 vật thì chỉ có 1câu trả lời: nó là chính nó. như ta hay gặp trong các câu chuyện thiền: như thị như thị.
Nhưng thật may mắn, ta không được như các vị đó nhưng có một xảo thuật để ta có 1 phần nhỏ của cái gọi là thông suốt như các vị. Nói ra có lẽ khá nhiều cười chê là ngớ ngẩn, nhưng thật có đấy. Mổi buổi sáng ta cầm chổi quét thật sạch cái sân, quét chậm rãi, quét sạch đến như ý mình thấy có thể được, mình phải như một giám khảo khó tính đứng kế bên, bảo chưa được, góc này còn cọng rác đó nhé, quét cái sân bé tí mà không sạch thì làm cái gì?
Sau khi quyét cái sân sạch một cách hoàn mỹ như ý mình có thể nghỉ, tức hết khả năng của mình, tôi đảm bảo là bạn sẽ thấy mình nhẹ đi vài kilo, một cảm giác nhẹ nhàng dể chịu, mà một ngày hạnh phúc đến.
Rồi một ngày, bạn sẽ quét đi hết những từ ngữ tối nghĩa ra khỏi ngôn ngữ của mình.
Rồi một ngày, bạn sẽ quét đi hết những ý nghĩ tối tăm khỏi đầu mình.
Mọi vật mọi việc sẽ đến với bạn trong ánh sáng!
Chúc cho ai tìm thấy niềm vui trong việc quét sân.
Kính chào đạo hữu phapchieumt!
 
P

phapchieumt

Guest
Châu lợi bàn bàn đà già - Thích huyền Châu

A di đà Phật!
Để các bạn hiểu sâu hơn về tiểu sự của ngài Châu lợi bàn đà già. Mình xin trích đăng bài của thấy Thích Huyền Châu.
Theo bodephatquoc.com

Châu Lợi Bàn Đà Già nghĩa là Tiểu Địa Đạo. Ngài với Tôn giả Bàn Đà Già (Địa Đạo) là hai anh em. Tập quán người Ấn Độ cũng có phần giống ở ViệtNamchúng ta, khi sinh con, thai phụ thường phải về quê cha mẹ của mình. Chỉ khác nhau là người phụ nữ ViệtNamsinh con đầu lòng thì mới về nhà bố mẹ, còn sinh con thứ thì ở nhà bên chồng. Nhân vì trên đường về quê ngoại, mẹ ngài đã sinh hạ ngài bên con đường nhỏ, nên đặt tên là Tiểu Địa Đạo; còn người anh vì sinh ở con đường lớn nên gọi là Địa Đạo. Hai anh em đều được sinh bên đường, nhưng trí tuệ của hai người hoàn toàn khác nhau. Người anh thì thông minh tuyệt đỉnh, còn em thì ngu si quá đỗi. Khi ngài xuất gia, đức Phật vì thương xót người đệ tử thiếu trí tuệ của mình nên đặc biệt sai khiến năm vị A la hán dạy cho ngài một bài kệ:

“Giữ miệng nhiếp tâm, thân không phạm Chớ hại tất cả loài hữu tình Khổ hạnh vô ích nên xa lánh Hành giả như thế khéo độ sinh.” Bốn câu kệ thật đơn giản mà nghĩa lý rõ ràng, sâu sắc.

Câu 1: “Giữ miệng nhiếp tâm, thân không phạm”: Nghĩa là tự thanh tịnh về ba nghiệp thân miệng ý. Giữ gìn cửa miệng thì chớ nên buông lời dối trá, hủy nhục, thêu dệt hoa mỹ, mạt sát đày đọa người khác. Giữ thân mình thanh tịnh thì chớ nên sát sinh, trộm cướp, dâm dục. Giữ ý thanh tịnh thì nên nhiếp phục vọng tưởng, xả bỏ tham sân si.

Câu 2: “Chớ hại tất cả chúng hữu tình”: Nghĩa là không được nhiễu loạn khiến chúng hữu tình sinh phiền não khổ đau.

Câu 3: “Khổ hạnh vô ích nên tránh xa”: Nghĩa là không nên tu tập theo lối khổ hạnh, tự đày đọa thân xác mình, vì làm thế thật là vô ích. Các vị biết, ngày xưa ở Ấn Độ có rất nhiều lối tu hành khổ hạnh. Hoặc người ta tự đày đọa thân xác mình bằng cách đứng một chân giữa trời từ sáng đến tối; hoặc có người khỏa thân phơi mình trên bãi cát nóng giữa trời nắng oi bức; hoặc còn có người lại đi qua hầm lửa than đến nỗi bàn chân bị bỏng sưng tấy ra… Họ tự đày đọa như thế, vì nghĩ rằng thân mình thật là tội lỗi. Đày đọa đến mức nào đó thì trả xong nghiệp. Khi trả xong nghiệp thì được giải thoát sinh thiên. Có người nhân vì tổ tiên của mình lúc xưa gặp hiểm nạn được chó, rắn… cứu sống; nên họ giữ giới chó, giới rắn bằng cách sủa như chó, ăn như chó, nằm trườn đi như rắn vậy. Tất cả những quan niệm sai lầm ấy, đều bị đức Phật quở trách. Phải biết rằng tội là do tâm tạo ra, thì phải thành tâm sám hối, tu tập tạo nhiều phước thiện đến khi tâm thanh tịnh thì tội chướng tiêu trừ. Như thế mới gọi là giải thoát.

Câu 4:“Hành giả như thế khéo độ sinh”: Nghĩa là bậc hành giả, đệ tử Phật phải nên như thế như thế, khéo léo tu tập và cứu giúp mọi người. Bốn câu như thế quá đơn giản phải không? Có thể chúng ta chưa làm được, nhưng để thuộc lòng bốn câu kệ này thì không khó chút nào. Có vị chỉ cần đọc qua ba lần cũng có thể thuộc nhão rồi. Nhưng với Châu Lợi Bàn Đà Già thì trong suốt sáu tháng được năm vị A la hán dạy dỗ chu đáo, mà ngài không thuộc lấy nổi một câu. Vì thế, người anh Bàn Đà Già mới bảo ngài rằng:

- Em ạ! Người tu thì phải có trí tuệ, phải học và nhớ được mới biết đường tu. Còn em nay chỉ bốn câu kệ mà qua sáu tháng không thuộc được chữ nào, làm sao có thể tu tập được. Anh nghĩ, thôi em hãy hoàn tục đi, về nhà sống với bố mẹ, làm ăn tự nuôi sống mình, kẻo ở đây thọ nhận sự cúng dường của tứ chúng chỉ thêm tổn phước mà thôi.

Nghe anh nói thế, ngài nghĩ cũng có lý và tự thẹn với bản thân mình. Cả đêm ngài không ngủ được, ra sau tinh xá ngồi dưới gốc cây lòng buồn rũ rượi. Thần cây thấy thế mách bảo: ngài cứ lo việc tu của mình, không nên nghe theo lời Tôn giả Bàn Đà Già. Nhưng sáng ra, ngài vẫn buồn thảm, và thu dọn đồ đạc rời tinh xá. Bước chân ra ngoài cổng tinh xá, ngài đứng nhìn quyến luyến cảnh thiền môn thanh tịnh, bất giác rơi lệ, ra đi chưa đành. Lúc ấy đức Thế Tôn đi khất thực trở về, nhìn thấy ngài và hỏi:
- Tại sao con khóc?
- Bạch Thế Tôn! Tôn giả Bàn Đà Già bảo con không có trí tuệ, dốt quá nên không thể theo đại chúng tu tập được.

Phật dạy: - Con biết mình dốt, như thế vẫn có thể tu được. Đức Phật an ủi vài lời, rồi dạy ngài trở lại tinh xá tu hành. Ở đây, có khi nào quý vị tự cho mình thông minh không? Tôi nghĩ rằng người tự cho mình thông minh, ấy chính là người dốt thật sự. Vì một người thông tuệ, càng học nhiều, càng thấy mình còn nhiều dốt nát. Cho nên, Phật tử chúng ta đừng nên khởi tâm kiêu mạn, luôn tự cho mình đúng đắn, thông minh và biết tất cả. Đức Phật dắt Châu Lợi Bàn Đà Già trở vào tinh xá, và dạy cho ngài hai chữ “chổi quét”. Nhưng ngài học được chữ “chổi” thì quên mất chữ “quét”, học nhớ chữ “quét” thì lại quên đi chữ “chổi”. Đức Phật lại phương tiện sai ngài làm công việc quét rác tinh xá; vừa cầm chổi, vừa quét như thế sẽ dễ nhớ hơn. Thế mà cũng rất khó khăn ngài mới nhớ nổi hai chữ này. Quét rác như thế được một thời gian, một hôm ngài suy nghĩ:

Tâm của mình cũng như sân vườn này, còn những thứ vọng tưởng điên đảo chính là rác rưởi cần phải quét bỏ đi. Sở dĩ chúng sinh bị khổ đau là do bụi trần nhiễm ô vẩn đục, che mất chân tánh giác ngộ… vậy phải nên quét sạch hết vọng tưởng trong tâm. Ngài niệm tới niệm lui một tuần như thế thì thấu triệt chân lý, liễu ngộ thật tướng các pháp vốn thanh tịnh, liền chứng thánh quả A la hán.

Một hôm, đến ngày ni chúng cầu thỉnh giáo giới, đức Thế Tôn sai ngài đi. Ni chúng ngồi nhìn ngài mà cười ngắt nghẽo. Vì họ nghĩ ông sư dốt nổi tiếng này không biết lấy gì để dạy chúng ta. Quả thật, ngài cũng chỉ biết dạy về hai chữ “chổi quét” mà thôi. Ngài dạy thì dạy, ở dưới các cô cười thì cứ cười. Khi làm xong bổn phận của mình, ngài hiển thị thần thông, bay vút lên hư không rồi trở về tinh xá. Ni chúng thấy vậy, biết ngài đã chứng thánh quả, liền hướng về hư không phía ngài, quỳ lạy thành tâm sám hối.

Các vị hãy tự nghĩ lại mình xem, chúng ta không đến nỗi dốt như Châu Lợi Bàn Đà Già, nhưng tại sao học hoài, tu hoài mà không giác ngộ? Đó là bởi vì chúng ta còn quá yêu thích vọng tưởng của mình, còn nhiều thứ chấp giữ trong tâm, không chịu buông bỏ. Thậm chí có người còn nói: nỗi đau của tôi. Nỗi đau chẳng có gì là hay ho quý giá cả, thế mà cứ muốn ôm giữ làm của riêng mình. Vì thế mà tu hoài không ngộ là vậy. Ngược lại, giá như quý vị không biết chữ, nhưng biết buông bỏ quá khứ, không vọng cầu tương lai, sống trong hiện tại với lòng thành kính thiết tha niệm Nam mô A Di Đà Phật một cách tinh tấn, chuyên ròng thì vẫn được giải thoát như thường. - See more at: http://bodephatquoc.com/kinh-phat-thuyet-a-di-da-giang-thuat-phan-06.html#sthash.ZlUs9hVI.dpuf
 
P

phapchieumt

Guest
Rồi một ngày, bạn sẽ quét đi hết những từ ngữ tối nghĩa ra khỏi ngôn ngữ của mình.
Rồi một ngày, bạn sẽ quét đi hết những ý nghĩ tối tăm khỏi đầu mình.
Mọi vật mọi việc sẽ đến với bạn trong ánh sáng!
Chúc cho ai tìm thấy niềm vui trong việc quét sân.

A di đà Phật! kinh chúc đạo hữu thân tâm an lạc!
Rất vui khi đạo hữu chia sẻ những ý kiến rất hay. Mình sẽ cố gắng làm theo lời bạn hàng ngày quét sạch những từ tối nghĩa, những ý nghĩ tối tăm ra khỏi tâm mình.
Kính chúc đạo hữu sức khỏe thân tâm an lạc và có thêm nhiều bài viết hữu ích trên diễn đàn!
A di đà Phật!

 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Kính đạo hữu Phapchieumt,
Hi, Ông Phật này theo bạn là ông Phật nào ? Là chính bạn, hay là ông Phật bạn đang tôn thờ là A Di Đà Phật trong tâm bạn ?
Nếu Ông Phật đó chính là bạn thì ok.
Còn nếu là Phật A Di Đà thì diệt ngay, hi Ông ý là ông ý, còn ta là ta ta và ông ý chỉ là đều cùng một chí hướng là cực lạc. Ông ý đã ở đó, đã đến đó trước ta, còn ta vô minh thì vẫn chưa tới được
Nhưng để ông ý nằm chiêm vị tri chính trong tâm ta thì sẽ cản trở trí tuệ ta đang muốn khai mở.
Đây chính là gặp Phật diệt Phật.
Châu lợi Bàn đặc, học mãi bài kệ của các vị sự khác dạy không được. Đức Phật dạy " Quét bụi trừ bẩn" đó chính là gặp Pháp diệt Pháp không câu nệ Pháp cũ, Pháp đã biết. Ta cũng có thể nhờ tu tập mà sinh trí tuệ nghĩ ra pháp mới.
A Di Đà là Cha, Ta là con ta cũng có thể suy nghĩ khác cha, miễn cùng chung chí hướng thì mới có ngày, Cha đón ta về được.
Hihi, câu giao lưu trên của mình, mình đang giữ quan điểm vậy, nhưng mình không chấp vào nó
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính đạo hữu phapchieumt!
Trong câu chuyên này mình thấy vị Tôn Giả này đúng là hay quên nhất, nhưng không phải trí tuệ kém nhất. Bởi hay quên và trí tuệ không là một. Cái tâm thức mình chưa đi sâu vào, nhưng mình có lướt ở vòng ngoài. Đại khái cái trí nhớ con người tạm chia làm 2 loại, một loại là trí nhớ ngắn hạn, một loại là trí nhớ dài hạn, và tạo hóa có lí khi có sự phân chia này, nếu cái gì cũng nhớ thì sao nhỉ, giống như cái kho mà bất cứ vật nào thấy được cũng ném vào, kho bao to thì đủ dùng, và khi ta nhớ đủ thứ thì coi như ta không nhớ điều gì, khi ta có tất cả mọi vật thì ta không có vật nào. Ví như khi bạn cần cái kim để kết nút áo, 30 phút nữa bạn đi học, bạn có nó, nó ở trong kho, trong kho lại nằm trong đống xà bần, vậy thì bạn có cây kim hay không? có mà khi cần ko dùng được thì khác nào không có.
Điều này bạn có thể kiểm chứng, bạn quan sát những cụ già, hầu hết bộ nhớ ngắn hạn bị hỏng, bà nội tôi năm nay 93 tuổi, mổi lần qua thăm bà thường hỏi, năm nay bà bao nhiêu tuổi, khi tôi trà lời vừa xong thì bà cũng quên luôn và hỏi lại, thường 1 lần hỏi khoảng 15 lần. Khi hiểu rõ như thế mới ko bực mình mà đồng cảm với bà. Ngược lại những chuyện cách đây 30-40 năm thì bà nhớ rất rõ như mới hôm qua, bà lại kể đi kể lại, chỉ quên duy nhất 1 điều là bà mới vừa kể xong. Một câu chuyện bà tôi thường kể từ 5-6 lần trong một lần gặp. Đến nổi tôi ngồi đó mà tai chẳng còn nghe nữa, chỉ im lặng nắm tay bà và nhủ rằng, biết đâu trong một bình diện lới hơn, tôi lại lặp đi lặp lại 1 điều nào đó, hết kiếp này đến kiếp khác.
Khi Phật dạy vị Tôn Giả cái pháp trì niệm 2 chử "chổi quét" thì cái diệu dụng xảy ra như thế nào tôi không thể biết, nhưng tôi biết chắc 1 điều, khi đó sự phân chia trí nhớ ngắn hạn và dài hạn bị phá vỡ, vì nó không còn cần thiết nữa, các vị chứng đắc khác cũng thế, trí não họ thông suốt không còn phân chia nữa, nhưng họ khác chúng ta. Khi họ cần cây kim, đến đống xà bần họ cũng không nghĩ tới, họ chỉ đơn giản đến nơi và nhặt cây kim lên. Vì sao như thế? tôi không thể nghĩ bàn được.
Với họ, chỉ khi nào ta nhờ họ hướng dẩn, họ mới nói cây kim nằm trong đống xà bần, đống xà bần nằm trong kho, đó là vì ta mà nói. Còn họ khi nói đến cây kim chỉ biết đến cây kim, khi cần cây kim họ chỉ nhặt nó lên. Trí tuệ siêu hạng thì nó đơn giản đến mức như không biết gì. Chính vì vậy, nếu ta gặp 1 vị chứng đắc và yêu cầu họ tả 1 vật thì chỉ có 1câu trả lời: nó là chính nó. như ta hay gặp trong các câu chuyện thiền: như thị như thị.
Nhưng thật may mắn, ta không được như các vị đó nhưng có một xảo thuật để ta có 1 phần nhỏ của cái gọi là thông suốt như các vị. Nói ra có lẽ khá nhiều cười chê là ngớ ngẩn, nhưng thật có đấy. Mổi buổi sáng ta cầm chổi quét thật sạch cái sân, quét chậm rãi, quét sạch đến như ý mình thấy có thể được, mình phải như một giám khảo khó tính đứng kế bên, bảo chưa được, góc này còn cọng rác đó nhé, quét cái sân bé tí mà không sạch thì làm cái gì?
Sau khi quyét cái sân sạch một cách hoàn mỹ như ý mình có thể nghỉ, tức hết khả năng của mình, tôi đảm bảo là bạn sẽ thấy mình nhẹ đi vài kilo, một cảm giác nhẹ nhàng dể chịu, mà một ngày hạnh phúc đến.
Rồi một ngày, bạn sẽ quét đi hết những từ ngữ tối nghĩa ra khỏi ngôn ngữ của mình.
Rồi một ngày, bạn sẽ quét đi hết những ý nghĩ tối tăm khỏi đầu mình.
Mọi vật mọi việc sẽ đến với bạn trong ánh sáng!
Chúc cho ai tìm thấy niềm vui trong việc quét sân.
Kính chào đạo hữu phapchieumt!

<!--[if gte mso 9]><xml><w:WordDocument><w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel><w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery>0</w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery><w:DisplayVerticalDrawingGridEvery>2</w:DisplayVerticalDrawingGridEvery><w:DocumentKind>DocumentNotSpecified</w:DocumentKind><w:DrawingGridVerticalSpacing>7.8</w:DrawingGridVerticalSpacing><w:View>Normal</w:View><w:Compatibility></w:Compatibility><w:Zoom>0</w:Zoom></w:WordDocument></xml><![endif]-->
Tặng bạn bài thơ mình sưu tầm được

<!--[if gte mso 9]><xml><w:WordDocument><w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel><w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery>0</w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery><w:DisplayVerticalDrawingGridEvery>2</w:DisplayVerticalDrawingGridEvery><w:DocumentKind>DocumentNotSpecified</w:DocumentKind><w:DrawingGridVerticalSpacing>7.8</w:DrawingGridVerticalSpacing><w:View>Normal</w:View><w:Compatibility></w:Compatibility><w:Zoom>0</w:Zoom></w:WordDocument></xml><![endif]-->HỌC QUÉT LÁ

Vâng lời Thầy con đi quét lá

Lá vàng rơi lả tả khắp nơi.
Lá khô rơi như kiếp một con người,
Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...

Con vừa quét sạch một gốc cây,
Quay trở lại đã thấy đầy lá rụng,
Con hỏi: nếu như gió đừng rung động,
Thì lá kia hẳn còn ở trên cành.
Một kiếp người cũng thế quá mong manh,
Một hơi thở nếu đi rồi không đến nữa!

Tạ ơn Thầy cho con bài học nhỏ,
Mà thâm sâu như một triết lý không cùng.
Con ra về lòng luống những bâng khuâng,
Lá và con cũng trong vòng sanh diệt.

Lá vừa sinh đã có mầm hủy diệt,
Con vừa sinh đã có hẹn ngày đi.
Một làn gió đâu có sức mạnh gì,
Mà lá rơi không thể nào cưỡng lại.
Hơi thở con như làn gió ấy,
Nếu không về thì con sẽ đi đâu?

Đã lâu rồi con vẫn lặn hụp chìm sâu,
Trong mê mãi con đi tìm sự nghiệp:
Con vẫn ước có căn nhà rộng đẹp,
Con vẫn mơ con cái học thành tài,
Con vẫn mong, vẫn đợi một ngày mai,
Lũ con cháu trở nên người thành đạt.
Con vẫn chưa có gì cho con hết,
Làm hành trang khi cất bước lên đường.

Tạ ơn Thầy đã cho con chút tư lương,
Là bài học quét lá vàng rơi rụng.
Lá và con cũng có cùng số phận,
Đi về đâu là do con chọn lấy con đường.


Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Diệu Nhân
San Jose, California
11.26.2006

 
P

phapchieumt

Guest
A di đà Phật!
Cảm ơn đạo hữu chia sẻ bài thơ trên. Bài thơ rất mộc mạc giản dị dựa vào công việc quét lá mà suy nghĩ thâm sâu đến đạo, mộc mạc nhưng truyền tải ý nghĩa của triết lý thâm sâu của vô thường, sanh tử, và quyết tâm đi trên con đường giải thoát sanh tử. Nếu ta chịu khó lắng lòng quay về nội tâm quán xét thì ta sẽ thấy được xung quanh ta sẽ có nhiều câu chuyện tương tự như việc quét lá này cũng đều chứa đựng những triết lý thâm sâu đó. Đó chính lý do vì sao khi một tiếng động do bị vỡ chiếc bát mà các vị thiền sư ngộ đạo, một lời nói nghịch nhĩ mà các vị thiền sư ngộ đạo, một cái tát tai mà vị thiền sư ngộ đạo, một cành hoa rơi, 1 chiếc lá rụng.... mà các vi thiền sư ngộ đạo. Nhưng để có phút giây trong khoảnh khắc đó các vị đã công phu tu tập miên mật, trì giới tinh nghiêm và luôn quay về nội tâm chính mình quán xét diệt trừ vọng tâm tìm đến chơn tâm.
Chúc đạo hữu tinh tấn an lạc!
A di đà Phật!
 
P

phapchieumt

Guest
Kính đạo hữu Phapchieumt,
Hi, Ông Phật này theo bạn là ông Phật nào ? Là chính bạn, hay là ông Phật bạn đang tôn thờ là A Di Đà Phật trong tâm bạn ?
Nếu Ông Phật đó chính là bạn thì ok.
Còn nếu là Phật A Di Đà thì diệt ngay, hi Ông ý là ông ý, còn ta là ta ta và ông ý chỉ là đều cùng một chí hướng là cực lạc. Ông ý đã ở đó, đã đến đó trước ta, còn ta vô minh thì vẫn chưa tới được
Nhưng để ông ý nằm chiêm vị tri chính trong tâm ta thì sẽ cản trở trí tuệ ta đang muốn khai mở.
Đây chính là gặp Phật diệt Phật.
Châu lợi Bàn đặc, học mãi bài kệ của các vị sự khác dạy không được. Đức Phật dạy " Quét bụi trừ bẩn" đó chính là gặp Pháp diệt Pháp không câu nệ Pháp cũ, Pháp đã biết. Ta cũng có thể nhờ tu tập mà sinh trí tuệ nghĩ ra pháp mới.
A Di Đà là Cha, Ta là con ta cũng có thể suy nghĩ khác cha, miễn cùng chung chí hướng thì mới có ngày, Cha đón ta về được.
Hihi, câu giao lưu trên của mình, mình đang giữ quan điểm vậy, nhưng mình không chấp vào nó

A di đà Phật!
Cảm ơn sự chia sẻ của đạo hữu!
Thật ra mà nói mình dùng hình tượng "Ông Phật trong tâm" để cho nó gần gũi dễ liên tưởng, dễ dẫn dụ dễ ví von để mà dẫn nhập cho một số người hữu duyên sơ cơ biết đến Phật pháp, chứ mình nói đó là Chơn Tâm thường trụ hay là Phật Tánh thì sẽ làm cho họ khó hình dung hơn.

"Châu lợi Bàn đặc, học mãi bài kệ của các vị sự khác dạy không được. Đức Phật dạy " Quét bụi trừ bẩn" đó chính là gặp Pháp diệt Pháp không câu nệ Pháp cũ, Pháp đã biết. Ta cũng có thể nhờ tu tập mà sinh trí tuệ nghĩ ra pháp mới.
A Di Đà là Cha, Ta là con ta cũng có thể suy nghĩ khác cha, miễn cùng chung chí hướng thì mới có ngày, Cha đón ta về được.
Hihi, câu giao lưu trên của mình, mình đang giữ quan điểm vậy, nhưng mình không chấp vào nó"


Vạn Pháp tùy duyên. Vạn Pháp do tâm tạo, tâm chúng sanh bị bệnh gì thì bốc thuốc chữa trị bệnh đó. Pháp nào hay bất kỳ phương tiện nào miễn cứu người, cứu độ chúng sanh đó là Chánh Pháp. Đức Phật có dạy: những gì ta dạy chỉ là nắm lá trong bàn tay, những gì ta chưa dạy như là lá cây trong rừng. Đức Phật nói như vậy để chúng sanh không chấp vào kinh điển, chấp vào văn tự, chấp vào lời dạy của đức Phật. Một pháp có trong giáo lý kinh điển mình gọi nó chánh pháp nhưng mình không dùng pháp đó để cứu người được thì cái pháp đó mãi mãi nằm trong đầu mình mà thôi, đó là pháp chết, pháp sống pháp hữu ích là pháp phải cứu mình cứu người được.

Và mình dùng pháp chưa có trong tam tạng kinh điển nhưng pháp đó cứu người được, pháp đó giúp chúng sanh lìa khổ an vui, pháp đó giúp chúng sanh giải thoát vậy pháp đó là chánh hay là tà vậy? Còn lúc nào mình cũng trích dẫn tam tạng kinh điển ra để diễn thuyết thao thao bất tuyết, diễn thuyết những từ ngữ thâm sâu trong Phật pháp nhưng tâm mình tràn ngập tham, sân, si thì các bạn nghĩ xem bạn có cứu độ được ai không, chính mình không độ được mình thì sao độ được ai, mà còn làm cho người khác họ phỉ báng chánh pháp. Vậy cái pháp ta đang cho là chánh pháp đó có còn chánh pháp nữa không hay là tà pháp.

Vậy pháp không có chánh có tà, chánh tà là do tâm ta phân biệt, pháp nào cứ miễn cứu người giúp chúng sanh thoát khổ đó là chánh pháp. Mình quan tâm nội dung chứ không nên quan tâm hình thức. Pháp chỉ là phương tiện dùng để chữa bệnh chúng sanh, vì chỉ là phương tiện nên không có chánh hay tà. Chánh hay tà là do tâm người sử dụng phương tiện đó, nếu người tâm tà dùng chánh pháp thì chẳng khác nào pháp tà, nếu người tâm chánh mà dùng pháp tà (ta cho là tà) để cứu độ chúng sanh thì đó cũng là chánh pháp.

Trong tứ hoằng thệ nguyện:
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát vô số chúng sinh.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn phiền não
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học Phật pháp nhiều vô lượng
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác

Phật pháp vô biên, trong tứ hoằng thệ nguyện mỗi ngày mỗi phật tử trước khi hành trì đều có trì tụng thì mình cần phải nghiền ngẫm 4 câu này để phá cái ngã chấp vào kinh điển của mình. Nếu mình chấp cái gì có trong tam tạng kinh điển thì ta mới tin theo còn cái gì khác là ngoại đạo là tà đạo. Vậy thì mình hỏi các bạn nếu trong thời điểm Đại thừa mới xuất hiện thì tiểu thừa họ cũng nói cái gì mà lời dạy đức Phật trong thời kỳ Phật tại thế thì họ nghe theo còn cái khác là tà đạo là ngoại đạo và tư tưởng này hiện nay vẫn còn cho đến hôm nay, có một số vị bên tiểu thừa họ chỉ công nhận kinh diển của họ và không công nhận kinh điển của đại thừa. Vậy chúng ta nghĩ vần đề này như thế nào? Nếu chúng ta lại chấp vào những gì có trong tam tạng kinh điển là chánh pháp còn những gì khác là ngoại đạo là tà pháp thì khác nào tiểu thừa không công nhận đại thừa. Vì thế hiểu rằng tất cả các pháp do duyên mà sinh ra cũng do duyên mà mất đi, chỉ là phương tiện để tìm về chơn tâm của mỗi chúng sanh mà thôi. Pháp nào cứu người cứu đời giúp chúng sanh lìa khổ an vui tìm cầu giải thoát đích thị đó là chánh pháp như lai.

Các bạn suy nghĩ xem vì sao có tiểu thừa rồi mà lại sinh ra đại thừa làm chi, sinh ra tịnh độ tông, sinh ra mật tông làm chi? Vì sao lại vậy? Vì nhân duyên thay đổi, căn cơ chúng sanh thay đổi, bệnh chúng sanh nhiều hơn, nên sinh ra các pháp để đối trị, để chữa bệnh tâm, chữa bệnh phiền não. Rồi trong thiền tông, tịnh độ tông, mật tông lại phân chia ra nhiều môn phái khác nữa. Nếu ai ai cũng chấp vào tam tạng kinh điển thì Phật pháp sẽ lụi tàn, sẽ lạc hậu sẽ thụt lùi, sẽ không còn thực tế nữa, và đến một lúc nào đó sẽ đi đến chỗ diệt vong. Vì mỗi thời đại khác nhau thì bệnh chúng sanh khác nhau, tâm chúng sanh khác nhau, phiền não chúng sanh thay đổi, căn cơ chúng sanh khác nhau mà tam tạng kinh điển cứ đóng khung như vậy thì lấy pháp gì mà đối trị tâm bệnh chúng sanh, lấy thuốc gì mà chữa bệnh chúng sanh đây.
Ví dụ thực tế đời thường. Tại sao ngày hôm nay con người lại nhiều bệnh như vậy, nhiều bệnh mới sinh ra như AIDS, Ebola, SAR... vậy thì người thầy thuốc, các nhà khoa học phải phát minh ra thuốc mới để chữa những căn bệnh này. Nếu pháp Phật chỉ có tam tạng kinh diển thì cần gì phải trì tụng Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Chẳng lẽ mình tụng chỉ để tụng chứ không hành theo lời tụng đó.

Đôi điều chia sẻ thật lòng không tránh khỏi một số đạo hữu không hài lòng vì thế xin rộng lượng tha thứ cho mình.
Phapchieumt kính ghi!
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật!
Nam mô A Di đà Phật
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hihi, có gì mà không hài lòng hay hài lòng chứ, bạn là bạn, tôi là tôi, các câu trả lời và câu hỏi luôn luôn có sự thay đổi, có khởi sinh tất có khởi diệt, ngay đối với câu trả lời và câu hỏi cũng vậy cũng tuân quy luật sinh diệt, trong đầu nhà thì chật ních và như vậy thường xuyên phải quét để cho tư tưởng mới len vào, thấy bẩn lại quét, thấy cũ lại quét, và dĩ nhiên đó là điều vốn dĩ hiện hữu sẵn có, như vậy sinh diệt mất rồi, khi không còn quan trọng về sinh diệt đó rồi, thì câu trả lời của tôi và bạn đều lấy đó làm vui hihi
Chúc tinh tấn
 
P

phapchieumt

Guest
A di đà Phật!
Bài viết của bạn ở trên mình cứ mãi phân tích mà chưa cho ý kiến. Mình đồng ý với quan điểm của bạn. Thì thực tế là các vị tổ cũng sáng lập ra những pháp môn mới truyền lại cho đến ngày nay. Và chúng ta đang hàng ngày tu tập theo những pháp môn mới đó.
Chúc bạn tinh tấn và có nhiều chánh kiến chia sẻ trên diễn đàn!
A di đà Phật!
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào phapchieumt, ở đây Trí Từ chỉ muốn được tham khảo cách hiểu của bạn ở 1 pháp tu là Trì Chú. Theo bạn Trì Chú là chú gì, ở đâu có chú này, ta hiểu sao khi trì chú ? Và nói riêng luôn là hiện nay rất nhiều Phật tử trì chú Đại bi, vậy theo bạn trì chú này lợi ích ra sao ?

Xin bạn chia sẽ !!!
Nếu bạn cứ giảng dài dòng như vậy thì thiết nghĩ bạn không tôn trọng người hỏi rồi đó, nói riêng là Trí Từ đây.
Có 4 câu hỏi:
1. Theo bạn Trì Chú là chú gì ? (Bạn có nói chung chung về câu hỏi này)
2. Ở đâu có chú này? (Bạn chỉ cần ngắn gọn là xuất xứ từ Mật Tông Tây Tạng là đủ, vì chỉ cần như thế thì rõ ràng đức Phật không có dạy những chú thuật này mà bắt nguồn từ những vị xuất thân tu học từ Bà La Môn khi gia nhập Tâng đoàn của Đức Phật thì vẫn còn lưu luyến các giáo lý khi còn ở bên Bà La Môn giáo, họ truyền lại tiếp tục giáo lý của BLM giáo sau khi đức Phật đã nhập Niết Bàn. Điều này là cho đạo Phật xen lẫn ngoại đạo rất nhiều là vậy.)
3. Ta hiểu sao khi trì chú ? (Trong bài giảng trên bạn có nói cái này)
4. Và nói riêng luôn là hiện nay rất nhiều Phật tử trì chú Đại bi, vậy theo bạn trì chú này lợi ích ra sao ? (Bạn không đưa ra ý của bạn mà chung chung quá.)
Và ở câu cuối này Trí Từ hoàn toàn tán đồng:
Chỉ có mình mới tự cứu mình được (Trí Từ nói: vậy mà hiện nay mượn Tha Lực rất nhiều), cách cứu mình tốt nhất là nên quán xét thân tâm mình từng suy nghĩ, lời nói, hành động có đúng theo lời phật dạy hay không có mang lại lợi ích cho mình và người khác hay không?

Hi vọng câu chốt này bạn đã nói ra được thì các bài chia sẽ sau bạn hãy dùng cái căn bản này mà chia sẽ nha.

Trân trọng !
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
A di đà Phật!
Bài viết của bạn ở trên mình cứ mãi phân tích mà chưa cho ý kiến. Mình đồng ý với quan điểm của bạn. Thì thực tế là các vị tổ cũng sáng lập ra những pháp môn mới truyền lại cho đến ngày nay. Và chúng ta đang hàng ngày tu tập theo những pháp môn mới đó.
Chúc bạn tinh tấn và có nhiều chánh kiến chia sẻ trên diễn đàn!
A di đà Phật!

A Di Đà Phật
 
P

phapchieumt

Guest
A di đà Phật!
Xin bạn trí từ tha lỗi cho mình không thể trả lời cho bạn được. Vì những gì mình cần nói về các ý bạn hỏi mình đã viết hết trong các bài viết của mình và bài comment đến quý đạo hữu. Do 2 tư tưởng giữa bạn và tôi khác nhau, thì bây giờ có nói thêm nữa cũng không có ích gì, chỉ đem phiền não vào tâm không tốt cho bạn và cho tôi, và cho diễn đàn.
Mong bạn hoan hỷ và lượng thứ cho mình!
Kính xin các đạo hữu khác trả lời các câu hỏi này của bạn giùm mình!
A di đà Phật!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính đạo hữu Trí Từ!
Trước đây vodanhladanh có cái phân biệt giữa tự lực và tha lực rất mạnh, đề cao tự lực, và giờ cũng thế, luôn đề cao tự lực. Tuy nhiên cũng hiểu rằng đi đến cùng cũng không có cái nào là tha lực , cũng không có cái nào là tự lực hoàn toàn.
Tết nay được đọc sách kết duyên của chùa Hoa Sơn ở Nghĩa Dũng - Quãng Ngãi, vì trước giờ có cái ngờ vực về Tịnh Độ nên thỉnh cuốn: Chú giải Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đảng Giác Kinh của vị Hoàng Niệm Tổ. Trong phần Khái yếu khởi nhân duyên có mục Diệu pháp tha lực, khéo hộ trì hành nhân, có viết: theo sách Di Đà Yếu Giải viết:
"Điểm cốt yếu của pháp môn này là thấu hiểu rõ rệt Tha chính là Tự. Nếu báng rằng đó là Phật khác thì tha kiến chưa mất. Nếu đặt nặng tự Phật (vị Phật của chính mình) lại thành ra ngã kiến điên đảo"
Do tha lực mà hiển hiện tự tâm, từ hữu niệm nhập vô niệm, đấy chính là điểm thâm diêu của pháp này.
Vậy nên dù đề cao tự lực nhưng vẩn không dám có ý báng Tha lực.
Dù cái cái cây giữa rừng tự lực lớn lên không ai chăm sóc, nhưng sự cứng cỏi của nó chẳng phải là từ ánh nắng của trời, mưa móc của mây, dưỡng chất của đất mà thành sao?
Ta dù có trưởng thành tự lực giữa đời, nhưng chẳng phải từ tinh huyết cha mẹ sao? Ta có trong cha mẹ, và cha mẹ có trong ta. Không có cái nào là tự lực hoàn toàn, cũng không có cái nào là tha lực hoàn toàn.
Vậy nên cái pháp môn niệm phật hay trì chú chính là mượn Tha lực làm Tự lực.
Việc làm phúc bố thí không phải là dùng cái tương tác với tha nhân bên ngoài để an ổn cái thân tâm bên trong hay sao, khi thân tâm an ổn là điều kiện để ta tự lực thực hành công đức tự tâm. Khi công đức tự tâm có thì chẳng phải ta có thể làm công đức làm phúc bố thí viên mãn hơn. Vậy Tự và Tha phải nương vào nhau.
Chẳng chấp Tự cũng chẳng chấp Tha, tùy duyên mà hành sự.
Gặp ai chuyên về Tự lực, ta bàn tự lực, gặp ai chuyên về tha lực ta bàn tha lực. Vậy là ta học cái sở trường của họ.
Nếu ta gặp người chuyên Tha Lực lại bàn Tự lực thì ta đã bỏ sở trường mà theo sở đoản.
Vậy khi bàn luận, ta nên vì lợi ích tự thân vị kỉ của ta mà bàn luận.
Nói là vì người, nhưng chưa bao giờ vodanhladanh không vì lợi tích tự thân mà nói, chỉ là cái quan niệm thế nào là lợi ích tự thân nó như thế nào thôi.
Kính!
Mong bạn Trí Từ cởi mở hơn để gần đại chúng hơn.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính đạo hữu Trí Từ!
Trước đây vodanhladanh có cái phân biệt giữa tự lực và tha lực rất mạnh, đề cao tự lực, và giờ cũng thế, luôn đề cao tự lực. Tuy nhiên cũng hiểu rằng đi đến cùng cũng không có cái nào là tha lực , cũng không có cái nào là tự lực hoàn toàn.
Tết nay được đọc sách kết duyên của chùa Hoa Sơn ở Nghĩa Dũng - Quãng Ngãi, vì trước giờ có cái ngờ vực về Tịnh Độ nên thỉnh cuốn: Chú giải Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đảng Giác Kinh của vị Hoàng Niệm Tổ. Trong phần Khái yếu khởi nhân duyên có mục Diệu pháp tha lực, khéo hộ trì hành nhân, có viết: theo sách Di Đà Yếu Giải viết:
"Điểm cốt yếu của pháp môn này là thấu hiểu rõ rệt Tha chính là Tự. Nếu báng rằng đó là Phật khác thì tha kiến chưa mất. Nếu đặt nặng tự Phật (vị Phật của chính mình) lại thành ra ngã kiến điên đảo"
Do tha lực mà hiển hiện tự tâm, từ hữu niệm nhập vô niệm, đấy chính là điểm thâm diêu của pháp này.
Vậy nên dù đề cao tự lực nhưng vẩn không dám có ý báng Tha lực.
Dù cái cái cây giữa rừng tự lực lớn lên không ai chăm sóc, nhưng sự cứng cỏi của nó chẳng phải là từ ánh nắng của trời, mưa móc của mây, dưỡng chất của đất mà thành sao?
Ta dù có trưởng thành tự lực giữa đời, nhưng chẳng phải từ tinh huyết cha mẹ sao? Ta có trong cha mẹ, và cha mẹ có trong ta. Không có cái nào là tự lực hoàn toàn, cũng không có cái nào là tha lực hoàn toàn.
Vậy nên cái pháp môn niệm phật hay trì chú chính là mượn Tha lực làm Tự lực.
Việc làm phúc bố thí không phải là dùng cái tương tác với tha nhân bên ngoài để an ổn cái thân tâm bên trong hay sao, khi thân tâm an ổn là điều kiện để ta tự lực thực hành công đức tự tâm. Khi công đức tự tâm có thì chẳng phải ta có thể làm công đức làm phúc bố thí viên mãn hơn. Vậy Tự và Tha phải nương vào nhau.
Chẳng chấp Tự cũng chẳng chấp Tha, tùy duyên mà hành sự.
Gặp ai chuyên về Tự lực, ta bàn tự lực, gặp ai chuyên về tha lực ta bàn tha lực. Vậy là ta học cái sở trường của họ.
Nếu ta gặp người chuyên Tha Lực lại bàn Tự lực thì ta đã bỏ sở trường mà theo sở đoản.
Vậy khi bàn luận, ta nên vì lợi ích tự thân vị kỉ của ta mà bàn luận.
Nói là vì người, nhưng chưa bao giờ vodanhladanh không vì lợi tích tự thân mà nói, chỉ là cái quan niệm thế nào là lợi ích tự thân nó như thế nào thôi.
Kính!
Mong bạn Trí Từ cởi mở hơn để gần đại chúng hơn.

Chào bạn vodanhladanh,

Cách lý giải của bạn giúp minh định hiểu thêm rất nhiều.Quả thật từ trước đến giờ minh định cũng hay nghĩ Tự Lực mới là quyết định,vì cho dù kinh sách có mầu nhiệm thế nào đi chăng nữa mà bản thân ta không tự cầm sách lên để đọc thì cũng là vô ích.Nay đọc kiến giải của bạn thì lại sâu hơn một tầng.Mà nó rất phù hợp với ý nghĩa Trung Đạo,phù hợp với câu " Cái này có thì cái kia có..." của Duyên khởi.Quả nhiên là vạn sự đều có mối tương tác,hỗ trợ lẫn nhau,không thể tách rời.

Chân thành cám ơn bạn.

Thân.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào vodanhladanh, có lẻ Trí Từ trong các bài viết khi có sự liên quan đến Tự Lực hay Tha Lựa thì Trí Từ đều có 1 câu ngắn gọn với ý là không nên nương vào Tha Lực cho nên Vodanhladanh đã chia sẽ bài viết này, đúng không...? Vậy giờ Trí Từ xin nói rõ thêm chút nhé...
- Không phải riêng ở pháp môn nào cả, cứ phương pháp tu học nào để cao Tha Lực hoặc truyền bá khắp nơi đề cao Tha Lực thì Trí Từ sẽ có phản ứng không tán đồng liền. Mà cái Tha Lực ở đây Trí Từ muốn nói đến là sự nương tựa mù quáng, ví dụ như này:
* Có người bảo Nhất Tâm Niệm Phật, Chắc Chắn Chết Sẽ Vãng Sanh (Câu nói quen thuộc của 1 vị sư vừa thực hành nhập xác nói chuyện).
=> Vodanhladanh hoặc ai đó nghe câu này thấy vui không, thấy tu dể dàng hay không? Có phải chỉ 1 câu như vậy vô tình tạo cho pháp môn niệm Phật trang nghiêm bị hiểu lầm nghiêm trọng hay không? Như Trí Từ đã nói, bản thân TT cũng niệm Phật mỗi khi tâm bay nhảy.
Trí Từ muốn niệm Phật để tâm được an tỉnh lại, còn việc cứ truyền bá kiểu niệm Phật thôi là đủ rồi là chắc chắn khi chết Phật A Di Đà đến cạnh bên rước về xứ của Ngài ngay thì vodanhladanh xem coi như vậy có làm cho đạo Phật trở nên mê tín hay không ? Nếu suốt ngày cứ ê a niệm Phật rồi chẳng màn chuyện diệt Tham Sân Si thì sao mà diệt, lẻ nào chỉ niệm Phật thôi là tâm trí có thể diệt được hay sao ?
- Trí Từ nói như vậy là do bây giờ kiểu niệm Phật rủ nhau ngồi lại niệm, hay lạy 1000 lạy, trì chú đại bi 100 biến, ngàn biến rất nhiều mà nhìn vào cách ăn cách ở khi gặp ở chùa hoặc qua giao tiếp của những vị này thấy thương cho đạo Phật, hỏi Phật là ai thôi họ còn không biết, Phật A Di Đà ở đâu có cũng không rõ, hầu như các giáo lý của Phật Thích Ca để lại chẳng được họ hiểu và biết là bao nhiều cả.
- Bản thân là một người tự nhận là Phật tử như Trí Từ đây thì nếu ai có cách tu tập nào đó tốt và muốn chia sẽ điều đó với mọi người mà khi Trí Từ đọc vào khác với cách hiểu của Trí Từ thì Trí Từ sẽ phản ứng để một là được xác định cái biết của mình, hai là có thể biết được một phương pháp mới giúp mình trên đường tu học. Cho nên vodanhladanh có thể xem qua các bài viết của Trí Từ không bài nào là nghi vấn cách tu của ai mà không có lý do, tán thán ai mà chỉ nói cho có.
- Vodanhladanh nói như trên về Tự và Tha như thế Trí Từ đồng ý vì rõ ràng có trước có sau chú không phải chăm chăm và tự hoặc tha. Nhưng ở câu này :"Gặp ai chuyên về Tự lực, ta bàn tự lực, gặp ai chuyên về tha lực ta bàn tha lực. Vậy là ta học cái sở trường của họ.
Nếu ta gặp người chuyên Tha Lực lại bàn Tự lực thì ta đã bỏ sở trường mà theo sở đoản.
" Trí Từ không chia sẽ kiểu hùa theo như vậy. Họ bàn tha thiết về tha lực mà không chủ động tự thân thì Trí Từ sẽ đưa ra quan điểm về Tự lực để cùng ráp vào cái Tha lực họ nói, còn nếu họ đã chấp chặt vào Tha lực rồi thì lúc này Trí Từ cũng lui xuống vì nói với 1 sự chấp chặt như thế là phi công vô cùng.

Cám ơn sự chia sẽ của vodanhladanh.! Trân trọng !
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào vodanhladanh, có lẻ Trí Từ trong các bài viết khi có sự liên quan đến Tự Lực hay Tha Lựa thì Trí Từ đều có 1 câu ngắn gọn với ý là không nên nương vào Tha Lực cho nên Vodanhladanh đã chia sẽ bài viết này, đúng không...? Vậy giờ Trí Từ xin nói rõ thêm chút nhé...
- Không phải riêng ở pháp môn nào cả, cứ phương pháp tu học nào để cao Tha Lực hoặc truyền bá khắp nơi đề cao Tha Lực thì Trí Từ sẽ có phản ứng không tán đồng liền. Mà cái Tha Lực ở đây Trí Từ muốn nói đến là sự nương tựa mù quáng, ví dụ như này:
* Có người bảo Nhất Tâm Niệm Phật, Chắc Chắn Chết Sẽ Vãng Sanh (Câu nói quen thuộc của 1 vị sư vừa thực hành nhập xác nói chuyện).
=> Vodanhladanh hoặc ai đó nghe câu này thấy vui không, thấy tu dể dàng hay không? Có phải chỉ 1 câu như vậy vô tình tạo cho pháp môn niệm Phật trang nghiêm bị hiểu lầm nghiêm trọng hay không? Như Trí Từ đã nói, bản thân TT cũng niệm Phật mỗi khi tâm bay nhảy.
Trí Từ muốn niệm Phật để tâm được an tỉnh lại, còn việc cứ truyền bá kiểu niệm Phật thôi là đủ rồi là chắc chắn khi chết Phật A Di Đà đến cạnh bên rước về xứ của Ngài ngay thì vodanhladanh xem coi như vậy có làm cho đạo Phật trở nên mê tín hay không ? Nếu suốt ngày cứ ê a niệm Phật rồi chẳng màn chuyện diệt Tham Sân Si thì sao mà diệt, lẻ nào chỉ niệm Phật thôi là tâm trí có thể diệt được hay sao ?
- Trí Từ nói như vậy là do bây giờ kiểu niệm Phật rủ nhau ngồi lại niệm, hay lạy 1000 lạy, trì chú đại bi 100 biến, ngàn biến rất nhiều mà nhìn vào cách ăn cách ở khi gặp ở chùa hoặc qua giao tiếp của những vị này thấy thương cho đạo Phật, hỏi Phật là ai thôi họ còn không biết, Phật A Di Đà ở đâu có cũng không rõ, hầu như các giáo lý của Phật Thích Ca để lại chẳng được họ hiểu và biết là bao nhiều cả.
- Bản thân là một người tự nhận là Phật tử như Trí Từ đây thì nếu ai có cách tu tập nào đó tốt và muốn chia sẽ điều đó với mọi người mà khi Trí Từ đọc vào khác với cách hiểu của Trí Từ thì Trí Từ sẽ phản ứng để một là được xác định cái biết của mình, hai là có thể biết được một phương pháp mới giúp mình trên đường tu học. Cho nên vodanhladanh có thể xem qua các bài viết của Trí Từ không bài nào là nghi vấn cách tu của ai mà không có lý do, tán thán ai mà chỉ nói cho có.
- Vodanhladanh nói như trên về Tự và Tha như thế Trí Từ đồng ý vì rõ ràng có trước có sau chú không phải chăm chăm và tự hoặc tha. Nhưng ở câu này :"Gặp ai chuyên về Tự lực, ta bàn tự lực, gặp ai chuyên về tha lực ta bàn tha lực. Vậy là ta học cái sở trường của họ.
Nếu ta gặp người chuyên Tha Lực lại bàn Tự lực thì ta đã bỏ sở trường mà theo sở đoản.
" Trí Từ không chia sẽ kiểu hùa theo như vậy. Họ bàn tha thiết về tha lực mà không chủ động tự thân thì Trí Từ sẽ đưa ra quan điểm về Tự lực để cùng ráp vào cái Tha lực họ nói, còn nếu họ đã chấp chặt vào Tha lực rồi thì lúc này Trí Từ cũng lui xuống vì nói với 1 sự chấp chặt như thế là phi công vô cùng.

Cám ơn sự chia sẽ của vodanhladanh.! Trân trọng !

Kính chào bạn Trí Từ!
Xin cảm ơn sự chia xẻ của bạn, Ý kiến của Trí Từ là hết sức xác đáng, hành xử của bạn cũng hợp tình hợp lí, nhưng ở đây cầu sự cởi mở hơn, để có sự hòa hợp hơn với tất cả mọi người.
Khi Trí Từ vào chùa uống 1 ly nước thấy hơi nặng bụng, thì chỉ vì nước chưa sôi, khi Trí Từ thấy có vị ăn ở chưa hợp lẽ thì chỉ vì vị đó tu chưa thành, chúng ta cũng chưa thành, vậy là đồng cảnh ngộ.
Có câu chuyện tu mướn của thiền sư Bạch Ẩn. Người cha chỉ chuyên niệm Phật lấy tiền. Nào biết Phật là ai, Phật ở phương nào, giáo lí Phật càng không biết, chẳng quan tâm Tham-Sân-Si là gì, ấy mà nhập được định. Nếu nói do tha lực thì không đúng, người đó có cầu vị Phật nào đâu, nếu nói do tự lực thì vị đó có một phút nào nổ lực vì đạo giải thoát cho mình đâu?
Chúng ta tìm hiểu Đức Phật là ai, tiểu sử Ngài như thế nào, Ngài ở nơi nào, nói điều gì, để xác tín đó là thật, đó là đúng, một cái thật vững chắc về tri kiến, để cái tâm ta tựa vào. Còn người tụng niệm trì chú để cho tâm định.
Vậy ai là ngoài? Ai là trong? Ai là Tự? Ai là Tha?
Vodanhladanh không hề hùa theo cái gì. Bởi voadanhladanh trong cuộc sống cũng như trên diễn đàn thấy cả tự cả tha đều có đủ cả thương thượng trung trung hạ hạ. Với hạ hạ tức đọc vào hiều ngay thì ta đọc để tích lũy kiến thức. Với trung trung tức ngang tầm ta thì đọc để suy nghiệm hòng mở rộng quan kiến.
Với thượng thượng thì rất khó xử lí (có việc với người khác là bình thường nhưng ta chưa biết thì vẩn là thượng thượng, và trong thượng thượng gồm cả những cái thuộc về chứng nghiệm, không phải kiến thức thông thường), vậy vodanhladanh không bàn tới thượng thượng. Không bàn tới không nghĩa là công nhận nó đúng, chỉ là sự thận trọng cần thiết. Vodanhladanh sẽ lắng nghe thêm, đọc thêm những gì họ nói, xem những gì họ làm....việc hiểu người khác cần có thời gian, luôn đến với nhau như người bạn, luôn ở gần họ, càng gần họ thì càng hiểu họ, càng hiểu điều họ nói. Khi đã hiểu họ thì kiến thức của họ là của ta, lúc này có thể trao đổi với nhau những điều sâu thẳm nhất. Vì vậy vodanhladanh gặp ai chấp tự thì bàn tự, ai chấp tha thì bàn tha, bàn đến khi nào tự thành tha, tha thành tự thì họ là ta, ta là họ chẳng vui sao?
Kính!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Haizzzzz, các bạn chấp tới chấp lui, vấn đề Tự và Tha. Cái ngã sao mà nó to thế ?
Mình hỏi các bạn nhé, bạn đã nghe nói tới câu " Hằng thuận chúng sinh chưa ?" Nghe rồi phải không, suy ra nghe rồi thì nên ngẫm. Còn mình thì xin chia sẻ ngu kiến của mình:
Bạn cho là Tự lực là cứu cánh rồi bạn chê bai những người tha lực suốt ngày ngồi lạy Phật, trì chú 100 biến, rồi bạn cho rằng lời mình nói ra là giúp họ cảnh tỉnh v.v.
Xin thưa rằng, chấp ngã là đây, nên hiểu rằng mọi cái nhìn không bao giờ cố định một chỗ, luôn luôn thay đổi bạn cho là đúng, họ cho là sai, không phải bởi họ cố cãi chày cãi cố mà là vị họ cảm thấy an lạc trong cách tu của họ, họ đạt được vậy âu cũng là có chút thành tựu. Giờ tôi và bạn cùng bắt chước họ, thân tâm yên ổn trì 100 biến đại bi xem, xin thưa tôi trả lời luôn " Em vái cả nón".
Hơn nữa những ai tu theo Bát Chính Đạo, Tứ Chính Cần, Tứ niệm xứ ... há chẳng phải là được Phật truyền dạy hay sao? Khi tu các bạn tự dựa vào bản thân mà không cần trợ giúp của Phật ? Là con Phật, đã kế nghiệp cha đâu? Áo mặc chưa chui qua khỏi đầu, mà đòi không cần tha với không cần tự.
Còn các bạn tha lực thì, niệm Phật 1000 câu, lạy Phật trăm lạy, trì chú 100 biến các bạn ỷ lại vào cha mình quá. Ngài nghe điếc cả tai, ngày nào cũng có đứa nó gọi tên mình, Ngài bảo "chúng mày đứng hết lên, lạy lắm thế mà đàn con có hiểu gì đâu?", Ngài thấy đàn con thủ thỉ thì thầm lảm nhảm bên cạnh đại bi, lục tự mà chả tự thân vận động đi làm những việc thiện sự, phật sự giúp ngài, thay cha làm những việc mà ngài không thể trực tiếp tham dự ở cõi Ta bà này.

Thôi thì đừng chấp tự lực và tha lực nữa. Đừng chê bai, hay tỏ vẻ dạy dỗ với những huynh đệ khác ý kiến với mình (mặc dù ta không có ý đó, nhưng xin thưa ta và họ đều vô minh đâu thể nào hiểu ra dụng ý tốt của ta). Họ là họ, ta là ta, có những cái họ nhìn thấy ta thì không, có những cái ta đạt được họ thì không muốn giáo hóa hãy học Ngài Phổ Hiền là Hằng thuận chúng sinh và luôn bổ khuyết cho nhau.

Các bạn thấy đó, chúng ta thì tranh luận chán chế mê mỏi, ai cũng cho là mình đúng. Nhưng có 1 ông, ông ý ngôi lặng thinh quan sát không hà, ông ý chỉ mỉm cười thôi, chưa chê ai bao giờ, bạn muốn biết đó là ai không? Hãy nhìn lên bàn thờ Phật nhà bạn, bạn sẽ tìm thấy ngay

Nên cởi mở tấm lòng hơn, hòa hợp với suy nghĩ của mình và của người hơn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên