Chúng sanh hay không chúng sanh ?

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Cuncon,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ cám ơn lời nhắc nhở của Bạn và hy vọng những điều d/đ không làm ảnh hưởng xấu đến những Phật tử khác như lời Bạn nói. Vì d/đ khi nói lời này là d/đ nghĩ các Bạn vì cuộc sống mà không thể không giết hại muỗi và sâu rầy không phải bị ray rức - không được thanh tịnh. Mà theo pháp thì tâm không thah tịnh trí sẽ không sáng. Còn đối với các Bạn có thể giữ được giới không giết hại muỗi hoặc sâu rầy thì d/đ cũng có nói - không đập muỗi khi bị muỗi chích - là một cách tu tập tâm từ. Nên, d/đ nghĩ lời chia sẻ của d/đ chỉ có lợi chứ không có hại. Nhưng d/đ không ngờ lời nói của d/đ đã làm tâm các Bạn bị động…Thành thật xin lỗi.


Còn đoạn kinh Kim Cang - Bạn trích dẫn :

Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát Ma-ha-tát, nên như thế mà hàng phục tâm.
Có hết thảy các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ẩm thấp sanh, hoặc từ hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tư tưởng, hoặc không có tư tưởng, hoặc chẳng phải có tư tưởng, cũng chẳng phải không có tư tưởng, ta đều khiến vào Vô-dư Niết-bàn mà được diệt độ.
Thì nếu Bạn để ý sẽ thấy đây là lời đức Phật dạy cách hàng phục vọng tâm. Và cách mà các vị Bồ tát Ma ha tát - hàng phục vọng tâm là khiến hết thảy các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ẩm thấp sanh… vào Vô dư Niết bàn. Cho nên, các loài chúng sanh đức Phật kể trong lời giảng này - là do tâm tạo - không phải chúng sanh có Phật tánh. Và chúng sanh do tâm tạo là chúng sanh không có Phật tánh - cho nên các chúng sanh này không thể thành Phật. Chỉ có chúng sanh có Phật tánh - mới có thể tu để trở thành một vị Phật.


Và các chúng sanh mà đức Phật dạy trong phần sau của đoạn kinh Bạn trích dẫn :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, vị Bồ-tát, đúng nơi pháp, phải nên không- có-chỗ trụ-trước mà làm việc bố-thí. Nghĩa là không trụ-trước nơi hình sắc mà bố-thí, không trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà bố-thí.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Thì các chúng sanh nhận được sự bố thí của các vị Bồ tát - là các chúng sanh có Phật tánh - đức Phật giảng nói trong hai tài liệu d/đ trích dẫn.

Hy vọng, Bạn nhận ra điều d/đ nói… Còn nếu như Bạn không nhận thấy ... thì cũng mong Bạn thấy được - những điều d/đ chia sẻ - là d/đ đã hiểu rất rõ.

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Kính cô Dieuduc !

Vì cô đã cho rằng "có những chúng sanh không có Phật tánh và những chúng sanh có Phật tánh" Xét thấy nếu muốn thảo luận với cô rạch ròi vấn đề này, chúng ta phải đi sâu , vượt ra ngoài khuôn khổ của Phật Học Phổ Thông, cho nên cunconmocoi đã di chuyển bài này của cô vào Thảo Luận Phật Học Chuyên Đề, với tiêu đề mới "Chúng sanh hay không chúng sanh ?

Kính xin các Tiền Bối trợ giúp cho cuncon để hóa giải MÊ LẦM này !

-------------

Trước tiên xin cô Diệu Đức hoan hỉ dẫn chúng cụ thể : Những chúng sinh nào KHÔNG CÓ PHẬT TÁNH (Kinh sách nào nói ? trong trường hợp nào ? Có link trích dẫn càng tốt).

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn mà cô đã nhuần nhuyễn đức Phật có nói câu này không ? (link ?)

Vị Thầy của cô có khẳng định điều này không ?

Kính !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Cuncon,
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Trước khi giải đáp câu hỏi của bạn Cuncon - d/đ muốn nói trình bày sơ qua về cách tìm hiểu ý nghĩa chơn thật của một lời giảng. Nếu ngay từ cách tìm hiểu này của d/đ mà các Bạn cho là không đúng - thì chắc chắn chúng ta sẽ không tìm được sự đồng thuận.

Khi gặp một lời giảng có nghĩa ẩn - d/đ không bao giờ dùng chỗ hiểu của mình để giải thích nghĩa thâm sâu của lời giảng.
Vì nếu chúng ta dùng chỗ hiểu của mình để giải thích lời Phật giảng - là chúng ta kiểm chứng lại chỗ hiểu của mình _ có đúng hay không ; chứ không phải - chúng ta tìm hiểu ý nghĩa mới mẻ của lời Phật giảng.
Trong khi, sự vi diệu của lời Phật giảng - là chúng ta có thể hiểu theo duyên. Cho nên, dầu chúng ta có hiểu như thế nào thì sự kiểm chứng của chúng ta cũng đều thông suốt cả. Nhưng chỗ hiểu đó, vẫn là chỗ hiểu theo duyên - chưa phải nghĩa chơn thật.

----------

Nếu các Bạn đồng ý với cách tìm hiểu ý nghĩa lời giảng này của d/đ - thì chính ngay đoạn kinh bạn Cuncon trích dẫn trong kinh Kim Cang :

Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát Ma-ha-tát, nên như thế mà hàng phục tâm.
Có hết thảy các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ẩm thấp sanh, hoặc từ hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tư tưởng, hoặc không có tư tưởng, hoặc chẳng phải có tư tưởng, cũng chẳng phải không có tư tưởng, ta đều khiến vào Vô-dư Niết-bàn mà được diệt độ.
đã cho chúng ta biết : trong các loài chúng sanh, có _ chúng sanh không có tự tánh. Không có tự tánh - tức là không có Phật tánh.


Vì như các Bạn thấy - đoạn kinh này là đức Phật dạy _ các vị Bồ tát Ma ha tát _ cách hàng phục tâm. Trong khi, tâm của các vị Bồ tát Ma ha tát - thì không cần phải hàng phục. Cho nên, chúng ta hãy lưu ý điểm này.

Rồi điểm chúng ta cần nên lưu ý tiếp - là mục đích sự hàng phục tâm của các vị Bồ tát Ma ha tát.
Vì nếu khi hàng phục tâm mà các vị Bồ tát Ma ha tát lại khiến “chúng sanh” vào vô dư Niết Bàn. Thì các “chúng sanh đó” có vào được Niết Bàn hay không là tùy thuộc vào tâm của các vị Bồ tát Ma ha tát.

Trong khi chúng ta cũng là chúng sanh - mà chúng ta muốn vào Niết Bàn thì phải tự mình tu tập. Và sở dĩ chúng ta có thể tự mình tu tập là vì chúng ta có Phật tánh. Cho nên, các chúng sanh lưu chuyển trong lục đạo luân hồi là chúng sanh có tự tánh.

Còn các chúng sanh vào Niết Bàn - tùy thuộc vào tâm của các vị Bồ tát Ma ha tát - là các chúng sanh không có tự tánh. Không có tự tánh - tức là không có Phật tánh.


Còn vì sao lại có các loài chúng sanh không có tự tánh này - thì nếu cách giải này của d/đ - được sự đồng thuận của các Bạn - d/đ sẽ giải thích tiếp…

Còn nếu lời giải của d/đ có lỗi chỗ nào - thì mong các Bạn chỉ cho.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Hôm nay nghe được một sự hiểu rất mới lạ từ khi Từ Từ bắt đầu cho đến nay tìm hiểu Phật pháp.

D/Đ thường hay nói là D/Đ hiểu rõ cái D/Đ nói, vậy nếu đã hiểu rõ xin trả lời những thắc mắc của Từ Từ để từ đây chúng ta sẽ thấy xem coi sự hiểu của chúng ta có được tốt đẹp chưa nha...
1. D/Đ hay lấy đoạn trích dẫn trên dể bảo vệ luận điểm là Có Chúng Sanh Không Có Phật Tánh. Vậy hiểu sao khi Phật nói: Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh ?
2. Câu trích dẫn trên thì coi như được hiểu là Phật dạy cho hàng Bồ Tát. Vậy làm sao so được với chúng ta mà đem cái đó ra để để hiểu là Có Chúng Sanh Không Có Phật Tánh ?
3. Cũng theo đoạn trích dẫn đó, chổ nào được ghi là Không Có Tự Tánh vậy D/Đ ? Có phải được suy từ 2 chử Tư Tưởng ra không ? Vậy có lẻ D/Đ cho rằng Tư Tưởng và Tự Tánh là giống nhau ? Vậy xin được lắng nghe sự hiểu của D/Đ về Tư Tưởng là gì, và Tự Tánh là gì nha.
4. Cũng theo sự giải thích đoạn trích dẫn trên, vậy nếu Chúng Sanh nào đó được cho là không có Tánh Phật, vậy muốn vào Niết Bàn phải nhờ Bồ Tát. Vậy đã không có Tánh Phật, sao có thể được vào ? Vậy lẻ nào Bồ Tát ban cho Tánh Phật cho chúng sanh đó ? Vậy từ đây có lẻ nói thêm sẽ phải tìm hiểu Tánh Phật của mỗi chúng sanh ở đâu ra, có lẻ quá dài dòng. Cho nên Từ Từ sẽ chỉ hỏi ngắn gọn là: Vậy đã không có Tánh Phật, sao có thể được vào ? Vậy lẻ nào Bồ Tát ban cho Tánh Phật cho chúng sanh đó ?
5. D/Đ cho rằng: Cho nên, các chúng sanh lưu chuyển trong lục đạo luân hồi là chúng sanh có tự tánh. Cái này hỏi riêng: Có phải D/Đ cho rằng chỉ có con người mới có Tánh Phật đúng không?
Vậy lục đạo có cửa Súc Sanh. Vậy chỉ những chúng sanh có Tánh Phật khi bị đoạ vào đây sẽ chấm dứt, bị huỷ Tánh Phật vốn tự có khi làm người phải không ?
6. Đến đây thì vẫn rất thắc mắc nếu chúng sanh không có tánh Phật thì chúng sanh đó là gì, và cái gì tạo ra chúng sanh này ?Và có phải khi chúng sanh không có tánh Phật này sẽ mãi mãi ở trạng thái này hay không ? Thật sự muốn lắng nghe để biết thêm ý này.
7. Khi đọc đến đoạn này của D/Đ: Và sở dĩ chúng ta có thể tự mình tu tập là vì chúng ta có Phật tánh. Cho nên, các chúng sanh lưu chuyển trong lục đạo luân hồi là chúng sanh có tự tánh. Lúc này có lẻ hỏi luôn D/Đ rằng: Lục đạo theo D/Đ biết đó là gì ? Hỏi vậy là vì D/Đ cho rằng Lục Đạo Luân Hồi chỉ giành riêng cho chúng sanh có tự Tánh.

Xin lắng nghe sự hiểu biết vô cùng lạ của D/Đ....
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính chào tất cả quý đạo hữu !

Vô Học xin viết bài này để giải vây cho cô Diệu Đức.

Chúng sanh là gì ?

Có nhiều cách định nghĩa chúng sanh.

_ Tổ sư phái Khất sĩ thì cho là : "Chúng sanh là có chung cuộc sống"

_ Chúng sanh là một hợp thể, thường thì gồm đủ 5 thể (Ngũ Uẩn) _ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức _ Trong 5 thứ này chỉ có Sắc (phần thân xác) thì thấy được, còn 4 phần kia (Thọ Tưởng Hành Thức) trừu tượng, kẻ phàm phu khó thấy được.
Người bình thường thì 5 phần này đều biểu lộ, nhưng có những chúng sanh ẫn mất một vài thể, như trên các tầng Trời Vô Sắc (gọi Vô Sắc vì họ không có thân xác) chẳng những không có thân xác mà 3 uẫn kia (Thọ Tưởng Hành) cũng tùy theo cõi mà ẫn mất ít nhiều.

_ Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát Ma-ha-tát, nên như thế mà hàng phục tâm.
Có hết thảy các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ẩm thấp sanh, hoặc từ hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tư tưởng, hoặc không có tư tưởng, hoặc chẳng phải có tư tưởng, cũng chẳng phải không có tư tưởng, ta đều khiến vào Vô-dư Niết-bàn mà được diệt độ
.
(Kinh Kim Cang)


Trích dẫn trên xác định lại theo Giáo lý đạo Phật "chúng sinh có 4 loại" (Noãn, Thai, Thấp, Hóa).

Chúng ta vẫn thường xưng tán Phật "TỨ SANH CHI TỪ PHỤ" nghĩa là "Cha lành trong 4 loại".

TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU CÓ PHẬT TÍNH, TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU CÓ KHẢ NĂNG THÀNH PHẬT.

------------

Những điều trên đức Phật đã dạy đi dạy lại rất nhiều lần trong các Kinh sách, là Phật tử cấp 1 (Căn Bản) thì ai cũng phải nắm biết những điều này.

Đây là Thông Giáo, cũng gọi là Bán tự (nửa chữ) giáo, cũng gọi là Thế ngữ (Phật đã phương tiện dạy theo trình độ tiếp thu của Thế gian).

.....
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Chúng ta vẫn thường xưng tán Phật "TỨ SANH CHI TỪ PHỤ" nghĩa là "Cha lành trong 4 loại".

TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU CÓ PHẬT TÍNH, TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU CÓ KHẢ NĂNG THÀNH PHẬT.

------------

Những điều trên đức Phật đã dạy đi dạy lại rất nhiều lần trong các Kinh sách, là Phật tử cấp 1 (Căn Bản) thì ai cũng phải nắm biết những điều này.

Đây là Thông Giáo, cũng gọi là Bán tự (nửa chữ) giáo, cũng gọi là Thế ngữ (Phật đã phương tiện dạy theo trình độ tiếp thu của Thế gian).

.....

Kính bác Văn Học !

Theo bác, có khi nào "Chúng sinh không có Phật tính, không có khả năng thành Phật" hay không ? Xin bác nói rõ cho con được biết.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Theo bác, có khi nào "Chúng sinh không có Phật tính, không có khả năng thành Phật" hay không ? Xin bác nói rõ cho con được biết.

Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

Theo nghĩa "bán tự" các trường hợp sau đây, không phải là chúng sanh cho nên không có Phật tính _ hay tự tánh _ cho nên không thể thành Phật :

1. Hình vẽ, chụp; 2 Hình nộm; 3 Hình ảnh kỹ thuật số; 4 Cá thể do nhà huyễn thuật (ảo thuật) hóa hiện; 5 Cá thể do Chư Đại Bồ tát Phật hóa hiện để làm Phật sự trong nhất thời; 6 Những nhân vật do ảo giác của ta mà thấy.

Cả 6 trường hợp trên chẳng phải là chúng sanh _ vì không có tự tánh, hay nói khác đi là không có Phật tính.

Kính !

 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bác Vô Học,
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ rất cảm kích bác Vô Học đã viết bài giải vây cho d/đ. Nhưng d/đ có thể tự mình giải đáp những điều bạn Từ Từ hỏi. Cám ơn Bác thật nhiều.

----------

Chào bạn Từ Từ,
Bạn hỏi d/đ hiểu sao khi Phật nói : mỗi chúng sanh đều có Phật tánh.
Thì d/đ biết là đức Phật đang nói về chúng sanh đang lưu chuyển trong lục đạo luân hồi. Và vì trong lục đạo luân hồi gồm có : trời, người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục. Cho nên, chỗ hiểu của d/đ là trong các loài động vật có ra nơi thế gian - có loài có Phật tánh, có loài không có Phật tánh.

Loài có Phật tánh thì do tội nghiệp nặng mà thành. Còn loài không có Phật tánh là do tâm của các chúng sanh có Phật tánh _ tạo thành. Vì do tâm tạo nên mới bị lệ thuộc vào tâm.

Còn đức Phật dạy các vị Bồ tát Ma ha tát hàng phục tâm để khiến các loài chúng sanh do tâm tạo - không có tự tánh - vào Vô dư Niết bàn _ được diệt độ. Thì, Vô dư Niết bàn các chúng sanh do tâm tạo - không có Phật tánh bị khiến vàođược diệt độ đó - không phải là Niết Bàn chúng sanh có Phật tánh tu tập đạt thành.

Vì sự diệt độ của Phật khi nhập Niết Bàn - là không còn độ chúng sanh. Trong khi, các loài chúng sanh đức Phật kể trong kinh Kim Cang là _ bị khiến vào Vô dư Niết bàn để được diệt độ.

d/đ nghĩ với lời giải thích như vậy - đã giải đáp hết những thắc mắc của Bạn. Hy vọng Bạn hài lòng với lời giải thích này của d/đ.
Thân <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chúng sanh nghĩa là "Tập chủng duyên sanh" (Nhiều chủng tử tập họp lại mà có), nên gọi là chúng sanh. Có chủng tử tham đắm, chủng tử sân hận, chủng tử si mê tối tăm, củng có chủng tử Từ Bi, chủng tử Trí Tuệ, bám chặt vào tất cả chủng tử này nên chấp có ta có người, chấp thị, chấp phi, chấp được, chấp mất,...

Tất cả chúng sanh đều có Phật Tính, (ngoài 6 trường hợp Bác V/H đã kể), trong Kinh Kim Cang Đức Phật đã chỉ rỏ: Chúng sanh vì không phải chúng sanh, Như Lai gọi là Chúng Sanh. Từ loài noản sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, đều có Tự tánh. Trong Tam giới, Sáu Cỏi chỉ duy có con người là có thể tu tập, độ thoát cho cho Tam Giới, Sáu Cỏi.
Vì tất cả tập chủng duyên sanh đều như huyển như hóa. Như chủng tử (hạt giống) tham đắm, chỉ lóe lên rồi vụt biến mất nếu không bám chặt lấy, dụ cho bám chặt lấy rồi sanh trưởng tham đắm, rồi cũng tàn lụi, cũng diệt mất đi. Chủng tử sân hận cũng vậy, riêng chủng tử si mê tối tăm biến thể từ si mê này đến si mê khác, nếu không làm chủng tử Trí Tuệ phát triển, đến khi hết si mê thì trí tuệ cũng xã luôn. Còn lại gì khi không còn chủng tữ? Không còn chủng tử là Vô Sanh. (không hạt giống cái gì sanh)

Chúng sanh có Phật tính thì làm sao, bao giờ, như thế nào mới trở thành Phật?
Nói chúng sanh có Phật tính, thật ra là Tự Tánh, Tự tánh là Phật, Phật là Tự tánh vì mê lầm nên để cho "Tập chủng" lôi kéo, che mờ, thêm bớt "tập chủng tử", càng ngày càng lớn ra chứ không teo lại. Hết sạch tất cả chủng tử nầy (kể cả chủng tử mong cầu Thành Phật, Thành Bồ Tát...kể cả tưởng tượng quả vị Vô Sanh) thì còn lại gì? Câu hỏi này là câu trả lời vậy.
Không có quả vị Phật để thành, nhưng có quả vị Phật để cầu.
Không có quả vị Bồ Tát để cầu, nhưng có quả vị Bồ Tát để thành.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào các bạn và chào D/Đ,

Thiết nghĩ D/Đ trả lời chung chung quá, Từ Từ thì có nhiều thắc mắc với sự hiểu của D/Đ cho nên đưa ra nhiều câu hỏi. Nếu không có gì trở ngại thì đây là cuộc nói chuyện, để được rõ ràng hơn, không biết D/Đ có thể copy từ câu hỏi và theo đó trả lời được không để Từ Từ có thể hiểu D/Đ nhiều hơn sẽ thuận lợi hơn cho các cuộc trao đổi sau này ...

Vì đọc bài trên, chỉ mới hiểu được Chúng Sanh không Phật tánh là gì thôi à và cái hiểu này cũng nhờ Văn Học diễn giải, đọc đến bài của D/Đ thì D/Đ vẫn cho rằng Chúng Sanh Không Phật Tánh thì muốn vào Niết Bàn phải nhờ Bồ Tát dẫn.

Nếu theo Văn Học diễn giải thì thật chất chúng sanh đó không tồn tại và có thể nói đó chẳng là chúng sanh, gôm chung có thể nói chỉ là tưởng tượng ra mà thôi, không thật vậy sao có thể nói Bồ Tát sẽ dẫn các chúng sanh đó vào Niết Bàn để làm gì ?

Vẫn còn nhiều khúc mắc, lại tiếp tục lắng nghe D/Đ cho biết ý kiến...
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Vâng, d/đ sẽ copy và trả lời từng câu Bạn hỏi :

1. D/Đ hay lấy đoạn trích dẫn trên dể bảo vệ luận điểm là Có Chúng Sanh Không Có Phật Tánh. Vậy hiểu sao khi Phật nói: Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh ?

Thì vì d/đ hiểu có chúng sanh có Phật tánh, có chúng sanh không có Phật tánh. Cho nên, khi nghe Phật nói : mỗi chúng sanh đều có Phật tánh thì d/đ biết đức Phật đang giảng nói về các chúng sanh đang lưu chuyển trong lục đạo luân hồi. Trong đó có : trời, người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục.


2. Câu trích dẫn trên thì coi như được hiểu là Phật dạy cho hàng Bồ Tát. Vậy làm sao so được với chúng ta mà đem cái đó ra để để hiểu là Có Chúng Sanh Không Có Phật Tánh ?

Thì tuy đối với lời đức Phật dạy cho hàng Bồ tát - chúng ta không có thể hiểu được nghĩa chơn thật. Nhưng vì lời giảng của đức Phật giảng về pháp Đại thừa cho hàng Bồ tát - chúng ta có thể hiểu theo duyên. Cho nên, ngoài nghĩa chơn thật chúng ta có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Những nghĩa này tuy không phải là nghĩa chơn thật nhưng cũng không ra ngoài Phật Pháp. Và hiểu theo nghĩa của văn tự là duyên thấp nhất.


3. Cũng theo đoạn trích dẫn đó, chổ nào được ghi là Không Có Tự Tánh vậy D/Đ ? Có phải được suy từ 2 chử Tư Tưởng ra không ? Vậy có lẻ D/Đ cho rằng Tư Tưởng và Tự Tánh là giống nhau ? Vậy xin được lắng nghe sự hiểu của D/Đ về Tư Tưởng là gì, và Tự Tánh là gì nha.

Trong câu đó không có chỗ nào ghi Không Có Tự Tánh. Nhưng vì ý của lời giảng đó là đức Phật dạy các vị Bồ tát Ma ha tát cách hàng phục tâm. Và mục đích các vị Bồ tát hàng phục tâm là để khiến hết thảy các loài chúng sanh đức Phật kể trong đoạn kinh này _ vào Vô dư Niết Bàn _ được diệt độ.

Nghĩa là, khi các chúng sanh này vào Vô dư Niết bàn rồi - thì được diệt độ. Cho nên, sự diệt độ đức Phật nói trong lời giảng này - không phải sự diệt độ của Phật khi nhập Niết bàn. Vì khi đức Phật nhập Niết Bàn mà diệt độ là không cứu độ chúng sanh nữa. Còn chúng sanh nói trong lời giảng này - thì lại bị khiến vào Vô dư Niết Bàn - rồi từ đó được diệt độ. Cho nên, sự diệt độ đức Phật nói trong lời giảng là độ cho mất (diệt).

Và vì các chúng sanh được độ mất - là do sự hàng phục tâm của các vị Bồ tát Ma ha tát. Cho nên, sự mất còn của các chúng sanh này là tùy thuộc vào tâm. Nghĩa là, các chúng sanh này không có tự tánh. Vì không có tự tánh nên mới tùy thuộc vào tâm. Do đó, d/đ mới biết các chúng sanh này là do nghiệp tâm của tất cả chúng sanh (có tự tánh) tạo thành - ví như hoa đốm - không có tự tánh. Điều này, bác Vô Học đã giải thích.

Và tâm mà các vị Bồ tát Ma ha tát hàng phục - chính là nghiệp tâm của tất cả chúng sanh (có tự tánh) để cứu chúng ta và các loài chúng sanh khác đang lưu chuyển trong lục đạo luân hồi (có Phật tánh) ra khỏi ngôi nhà lửa. Còn các chúng sanh không có tự tánh thì được diệt độ .

Còn các câu 4, 5, 6, 7 thì đều có liên quan với lời d/đ vừa giải thích - nên d/đ ngừng ở đây. Nếu Bạn muốn hỏi điều gì thêm thì đặt câu hỏi - d/đ sẽ giải đáp tiếp…
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính chào tất cả quý đạo hữu !

Vô Học xin viết bài này để giải vây cho cô Diệu Đức.

Chúng sanh là gì ?

Có nhiều cách định nghĩa chúng sanh.

_ Tổ sư phái Khất sĩ thì cho là : "Chúng sanh là có chung cuộc sống"

_ Chúng sanh là một hợp thể, thường thì gồm đủ 5 thể (Ngũ Uẩn) _ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức _ Trong 5 thứ này chỉ có Sắc (phần thân xác) thì thấy được, còn 4 phần kia (Thọ Tưởng Hành Thức) trừu tượng, kẻ phàm phu khó thấy được.
Người bình thường thì 5 phần này đều biểu lộ, nhưng có những chúng sanh ẫn mất một vài thể, như trên các tầng Trời Vô Sắc (gọi Vô Sắc vì họ không có thân xác) chẳng những không có thân xác mà 3 uẫn kia (Thọ Tưởng Hành) cũng tùy theo cõi mà ẫn mất ít nhiều.

_ Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát Ma-ha-tát, nên như thế mà hàng phục tâm.
Có hết thảy các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ẩm thấp sanh, hoặc từ hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tư tưởng, hoặc không có tư tưởng, hoặc chẳng phải có tư tưởng, cũng chẳng phải không có tư tưởng, ta đều khiến vào Vô-dư Niết-bàn mà được diệt độ.(Kinh Kim Cang)

Trích dẫn trên xác định lại theo Giáo lý đạo Phật "chúng sinh có 4 loại" (Noãn, Thai, Thấp, Hóa).

Chúng ta vẫn thường xưng tán Phật "TỨ SANH CHI TỪ PHỤ" nghĩa là "Cha lành trong 4 loại".

TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU CÓ PHẬT TÍNH, TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU CÓ KHẢ NĂNG THÀNH PHẬT.

------------

Những điều trên đức Phật đã dạy đi dạy lại rất nhiều lần trong các Kinh sách, là Phật tử cấp 1 (Căn Bản) thì ai cũng phải nắm biết những điều này.

Đây là Thông Giáo, cũng gọi là Bán tự (nửa chữ) giáo, cũng gọi là Thế ngữ (Phật đã phương tiện dạy theo trình độ tiếp thu của Thế gian).

.....

Kính bác Văn Học, con là Thanh Trúc (sinh sau đẻ muộn), con thắc mắc thì ra đức Phật còn "nửa chữ" chưa dạy hay sao ? Phật dấu diếm gì chúng ta hay sao ? Sao bác biết Phật còn "nửa chữ" nữa ? "Nửa chữ" còn lại là gì ? Bác có biết không ? Nếu biết xin bác chia sẻ cho chúng con đi.

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào D/Đ chúng ta trao đổi thêm nữa nhé:
- D/Đ nói Và hiểu theo nghĩa của văn tự là duyên thấp nhất. Để trả lời cho câu hỏi hiểu ý nghĩa của đoạn trích dẫn của D/Đ. Vậy nếu chỉ là hiểu mặt chữ thì sao D/Đ trả lời ở câu 3 lại có ý này :
Trong câu đó không có chỗ nào ghi Không Có Tự Tánh. để trả lời cho câu 3 của Từ Từ là Tự Tánh ở đâu trong đoạn trích dẫn. D/Đ đã cho là không có chổ nào ghi Tự Tánh trong đoạn trích dẫn, vậy sao D/Đ có thể suy ra trong đoạn trích dẫn đó nói về một chúng sanh Không có tự tánh ?
Phải chăng D/Đ tự cho là thấu hiểu ẩn ý trong đoạn trích đó ? cho nên tự duy ra như vậy ?

Thôi thì mấy câu còn lại, Từ Từ sẽm gom 1 câu để hỏi cho thật sự rõ ràng là:
- Theo D/Đ thì Lục đạo luân hồi là chỉ để cho Chúng Sanh Có Phật Tánh "đi ra đi vào". Còn Chúng Sanh Không Phật Tánh thì phải chờ Bồ Tát tiếp dẫn vào cái nơi gọi là Vô Dư Niết Bàn (xin giải thích dùm Vô Dư Niết Bàn là gì nha, thật sự mới nghe cụm từ này). Vậy 2 luồng chúng sanh có và không Phật Tánh này chỉ có điểm chung là vào Niết Bàn. Có Phật Tánh vào Niết Bàn thì Từ Từ hiểu, còn Không Phật Tánh thì vào Niết Bàn làm gì ?
- Lục đạo luân hồi có cõi Súc Sanh, và chánh sanh có Phật Tánh cũng tuỳ duyên mà vào cõi này, vậy Súc Sanh ở đây có lẻ theo D/Đ không có cho loài muỗi, côn trùng phải không ? Vì D/Đ cho rằng chúng không có Phật Tánh...!!!

Từ Từ bắt đầu thấy trước và sau D/Đ đối đáp có phần khác biệt. Từ Từ hiểu hơi chậm chạp, cho nên nếu không có gì trở ngại, xin D/Đ đi theo câu thắc mắc của Từ Từ để Từ Từ nắm được rõ ràng hơn....

Uống trà ngồi chờ D/Đ cho ý kiến, xin cảm ơn !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào bác Vô Học,
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ rất cảm kích bác Vô Học đã viết bài giải vây cho d/đ. Nhưng d/đ có thể tự mình giải đáp những điều bạn Từ Từ hỏi. Cám ơn Bác thật nhiều.

Cô Diệu Đức hiểu lầm cụm từ "giải vây" mà Vô Học nói rồi !

Không phải V/H nói cô bị vây bởi các thành viên khác, mà nói cô bị vây bởi chính tư tưởng của cô.


Thanh Trúc đã viết:
Kính bác Văn Học, con là Thanh Trúc (sinh sau đẻ muộn), con thắc mắc thì ra đức Phật còn "nửa chữ" chưa dạy hay sao ? Phật dấu diếm gì chúng ta hay sao ? Sao bác biết Phật còn "nửa chữ" nữa ? "Nửa chữ" còn lại là gì ? Bác có biết không ? Nếu biết xin bác chia sẻ cho chúng con đi.

Kính !

Chào Thanh Trúc, thực ra khi cunconmocoi di chuyển chủ đề này về đây _ Thảo Luận Phật Học Chuyên Đề _ là có ý muốn nghe cái "nửa chữ" sau trong Phật pháp, chứ không phải muốn nghe cái "nửa chữ" trước _ mà v/h đã viết _ vì đó là Phật Học Phổ thông (Phật tử cũ, ai cũng biết cả).

Thực ra cái "nửa chữ" sau mắc mỏ vô cùng, Phật không có dấu diếm, Phật mong cho chúng ta hiểu, biết chừng nào.

"Chư Phật vị nhứt đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế" (Chư Phật xuất hiện nơi thế gian này chỉ vì một mục đích duy nhất) "giai linh chúng sinh Khai Thị Ngộ Nhập Phật tri kiến" (đó là giúp cho chúng sinh Thấy Biết và Thực Chứng điều mà Phật đã Chứng Biết).

Phật Tri Kiến là gì ? _ Là "nửa chữ" sau đó !

Nhưng bây giờ Vô Học không thể nói hết "nửa chữ" sau này được, tạm thời chỉ nói một nửa của "nửa chữ" sau này thôi (1/2 của 1/2). Đó là Giáo lý Phương Đẳng Đại Thừa _ mà đức Phật đã tốn mấy chục năm để tuyên thuyết _ chứ không có gì là lạ cả.
(Ghi chú : "nửa chữ" (bán tự) hay nửa câu (bán cú) trong trường hợp này cùng một nghĩa)

Trước tiên chúng ta quay lại với câu trích dẫn Kinh Kim Cang trên, các bạn nhé :

Phật cáo Tu Bồ Ðề: "Chư Bồ tát Ma ha tát, ưng như thị, hàng phục kỳ tâm: Sở hữu nhứt thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng; nhược phi hữu tưởng, phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô dư Niết Bàn, nhi Diệt độ chi. Như thị Diệt độ vô lượng vô số, vô biên chúng sanh, thiệt vô chúng sanh, đắc diệt độ giả.

Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả.


Cái phần tô đỏ đó chính là 1/2 của 1/2 nửa chử sau _ phần giáo lý đặc trưng Phương Đẳng Đại Thừa đó.

(Đã hết giờ, xin khất Thanh Trúc cho v/h tạm ngưng)

Mến !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Bạn hỏi : D/Đ nói Và hiểu theo nghĩa của văn tự là duyên thấp nhất. Để trả lời cho câu hỏi hiểu ý nghĩa của đoạn trích dẫn của D/Đ. Vậy nếu chỉ là hiểu mặt chữ thì sao D/Đ trả lời ở câu 3 lại có ý này :
Trong câu đó không có chỗ nào ghi Không Có Tự Tánh. để trả lời cho câu 3 của Từ Từ là Tự Tánh ở đâu trong đoạn trích dẫn. D/Đ đã cho là không có chổ nào ghi Tự Tánh trong đoạn trích dẫn, vậy sao D/Đ có thể suy ra trong đoạn trích dẫn đó nói về một chúng sanh Không có tự tánh ?
Phải chăng D/Đ tự cho là thấu hiểu ẩn ý trong đoạn trích đó ? cho nên tự duy ra như vậy ?


Thì khi tìm hiểu nghĩa kinh d/đ không có đem chỗ hiểu của mình để giải nghĩa kinh. Vì nếu như vậy thì d/đ chỉ có lại chỗ hiểu của mình - chứ không có hiểu thêm được điều gì cả. Bạn nghĩ có đúng không ?

Còn hiểu theo nghĩa văn tự - tức là chúng ta hiểu theo nghĩa của chữ viết. Nhưng khi gặp một lời giảng mà ý nghĩa không rõ ràng thì d/đ phải dùng lời giảng (cũng hiểu theo nghĩa của chữ viết) ở nơi khác để giải. Ví dụ như khi đọc đoạn kinh :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát Ma-ha-tát, nên như thế mà hàng phục tâm.
Có hết thảy các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ẩm thấp sanh, hoặc từ hóa sanh,
hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tư tưởng, hoặc không có tư tưởng, hoặc chẳng phải có tư tưởng, cũng chẳng phải không có tư tưởng, ta đều khiến vào Vô-dư Niết-bàn mà được diệt độ.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
d/đ thấy ngay đây là một lời giảng bằng xuất thế ngữ. Vì các vị Bồ tát Ma ha tát - đâu cần phải hàng phục tâm nữa. Vả lại, việc các vị Bồ tát hàng phục tâm cũng không có liên quan đến việc chúng sanh vào Niết Bàn. Và khi đọc kỹ lại thì d/đ phát hiện - các vị Bồ tát Ma ha tát hàng phục tâm là để khiến hết thảy các loài chúng sanh (đức Phật kể) vào Vô dư Niết bàn được diệt độ.

Thì như vậy có nghĩa là các chúng sanh đó bị bắt buộc vào Vô dư Niết Bàn - để từ đó được diệt độ.
Trong khi, đức Phật nhập Niết Bàn - tuy cũng diệt độ. Nhưng sự diệt độ của Phật là không còn độ chúng sanh - chứ không phải đức Phật nhập Niết Bàn để được diệt độ. Và chúng ta tu học Phật đạo là để được thành Phật. Cho nên, Vô dư Niết bàn mà các vị Bồ tát Ma ha tát khiến các chúng sanh đức Phật _ vào, không phải Niết Bàn - chúng ta được vào khi thành Phật.

Và để tìm hiểu ý nghĩa của lời Phật giảng - d/đ phải tư duy. Nhưng sự tư duy của d/đ là hoàn toàn dùng lời đức Phật giảng - chứ không có hướng lời Phật giảng theo chỗ hiểu của d/đ. Do đó, nghĩa d/đ hiểu cũng vẫn là nghĩa của văn tự. Vì hiểu theo nghĩa của văn tự - nên những điều d/đ chia sẻ đều có thể giải thích bằng lời đức Phật giảng.

Còn nghĩa mà d/đ hiểu, nhưng không thể giải thích được - thì đó là chỗ hiểu theo duyên của d/đ. Thật ra, khi tìm tài liệu d/đ cũng có dùng một chút chỗ hiểu của riêng mình. Nhưng khi giải - thì hoàn toàn d/đ không có dùng đến chỗ hiểu đó.


Bạn hỏi : Theo D/Đ thì Lục đạo luân hồi là chỉ để cho Chúng Sanh Có Phật Tánh "đi ra đi vào". Còn Chúng Sanh Không Phật Tánh thì phải chờ Bồ Tát tiếp dẫn vào cái nơi gọi là Vô Dư Niết Bàn (xin giải thích dùm Vô Dư Niết Bàn là gì nha, thật sự mới nghe cụm từ này). Vậy 2 luồng chúng sanh có và không Phật Tánh này chỉ có điểm chung là vào Niết Bàn. Có Phật Tánh vào Niết Bàn thì Từ Từ hiểu, còn Không Phật Tánh thì vào Niết Bàn làm gì ?
- Lục đạo luân hồi có cõi Súc Sanh, và chánh sanh có Phật Tánh cũng tuỳ duyên mà vào cõi này, vậy Súc Sanh ở đây có lẻ theo D/Đ không có cho loài muỗi, côn trùng phải không ? Vì D/Đ cho rằng chúng không có Phật Tánh...!!!


Thì theo d/đ - Lục đạo luân hồi là nơi lưu chuyển của Chúng Sanh Có Phật Tánh, còn Chúng Sanh Không Có Phật Tánh thì chỉ có ở nơi quả địa cầu này mà thôi. Vì Lục đạo luân hồi là do nghiệp tâm chung của tất cả chúng sanh tạo thành - trong đó có các Chúng Sanh Không Có Phật Tánh. Và vì các Chúng Sanh Không Có Phật Tánh - do tâm tạo nên các Chúng Sanh Không Có Phật Tánh mới tùy thuộc vào tâm. Do đó, Phật mới dạy các vị Bồ tát Ma ha tát hàng phục tâm để khiến các chúng sanh này vào Vô dư Niết Bàn. Và khi các Chúng Sanh Không Có Phật Tánh vào Vô dư Niết bàn - thì được diệt độ. Sự diệt độ của các Chúng Sanh Không Có Phật Tánh là một sự dứt diệt - không tiếp tục sanh nữa. Những điều này d/đ đều có thể dùng lời Phật giảng để dẫn chứng.


Còn theo chỗ hiểu riêng của d/đ - thì các vị Bồ tát Ma ha tát khiến chúng sanh Không Có Phật Tánh vào Vô dư Niết bàn - là để giúp chúng ta cùng các loài Chúng Sanh Có Phật Tánh khác _ trong cõi Dục thoát khỏi cõi Dục - mà trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa - đức Phật ví như ngôi nhà lửa. Và theo lời giảng trong kinh - thì điều này xảy ra trong đời vị lai - thời kỳ Phật Pháp diệt.
Phật Pháp diệt - hiểu theo nghĩa Phật Pháp diệt (cái gì đó…) - chứ không phải Phật Pháp bị diệt.
Vì đây là chỗ hiểu của riêng d/đ - chứ không phải hiểu theo nghĩa văn tự - nên Bạn đừng bắt d/đ dẫn chứng…


Bạn đã nói đúng, d/đ tuy không nắm vững con vật nào Có Phật tánh - con vật nào Không Có Phật Tánh. Nhưng d/đ tin - loài muỗi, côn trùng là những con vật Không Có Phật Tánh.
Và d/đ cũng tin - khi tâm d/đ đạt đến một mức độ nào đó - thì d/đ có thể cảm nhận được con vật nào Có Phật Tánh. Còn hiện tại thì d/đ cũng chỉ biết trong các con vật - thì có con Có Phật Tánh, có con Không Có Phật Tánh. Nhưng d/đ lại tin loài côn trùng - là con vật Không Có Phật Tánh. Vì vậy, d/đ mới xem việc không sát hại côn trùng - là một cách tu tập tâm từ.

Từ ngày mai đến cuối tuần d/đ không có ở nhà. Bạn có điều gì muốn hỏi thì cứ đặt câu hỏi - cuối tuần d/đ sẽ trả lời.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Cô Diệu Đức hiểu lầm cụm từ "giải vây" mà Vô Học nói rồi !

Không phải V/H nói cô bị vây bởi các thành viên khác, mà nói cô bị vây bởi chính tư tưởng của cô.

Chào bác Vô Học,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Như vậy, thì d/đ đã hiểu lầm ý của Bác rồi. Nhưng dầu Bác có “giải vây” cho d/đ - hiểu theo nghĩa nào thì đối với d/đ cũng là điều đáng quý. Cho nên, d/đ cảm kích và cám ơn Bác là đúng rồi.

Còn d/đ hiểu lầm ý Bác - là vì d/đ không ngờ Bác có ý nghĩ - tư tưởng của d/đ bị vây. Một lần nữa d/đ cám ơn Bác.
Thân chào

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Cô Diệu Đức hiểu lầm cụm từ "giải vây" mà Vô Học nói rồi !

Không phải V/H nói cô bị vây bởi các thành viên khác, mà nói cô bị vây bởi chính tư tưởng của cô.



Chào Thanh Trúc, thực ra khi cunconmocoi di chuyển chủ đề này về đây _ Thảo Luận Phật Học Chuyên Đề _ là có ý muốn nghe cái "nửa chữ" sau trong Phật pháp, chứ không phải muốn nghe cái "nửa chữ" trước _ mà v/h đã viết _ vì đó là Phật Học Phổ thông (Phật tử cũ, ai cũng biết cả).

Thực ra cái "nửa chữ" sau mắc mỏ vô cùng, Phật không có dấu diếm, Phật mong cho chúng ta hiểu, biết chừng nào.

"Chư Phật vị nhứt đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế" (Chư Phật xuất hiện nơi thế gian này chỉ vì một mục đích duy nhất) "giai linh chúng sinh Khai Thị Ngộ Nhập Phật tri kiến" (đó là giúp cho chúng sinh Thấy Biết và Thực Chứng điều mà Phật đã Chứng Biết).

Phật Tri Kiến là gì ? _ Là "nửa chữ" sau đó !

Nhưng bây giờ Vô Học không thể nói hết "nửa chữ" sau này được, tạm thời chỉ nói một nửa của "nửa chữ" sau này thôi (1/2 của 1/2). Đó là Giáo lý Phương Đẳng Đại Thừa _ mà đức Phật đã tốn mấy chục năm để tuyên thuyết _ chứ không có gì là lạ cả.
(Ghi chú : "nửa chữ" (bán tự) hay nửa câu (bán cú) trong trường hợp này cùng một nghĩa)

Trước tiên chúng ta quay lại với câu trích dẫn Kinh Kim Cang trên, các bạn nhé :

Phật cáo Tu Bồ Ðề: "Chư Bồ tát Ma ha tát, ưng như thị, hàng phục kỳ tâm: Sở hữu nhứt thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng; nhược phi hữu tưởng, phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô dư Niết Bàn, nhi Diệt độ chi. Như thị Diệt độ vô lượng vô số, vô biên chúng sanh, thiệt vô chúng sanh, đắc diệt độ giả.

Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả.


Cái phần tô đỏ đó chính là 1/2 của 1/2 nửa chử sau _ phần giáo lý đặc trưng Phương Đẳng Đại Thừa đó.

(Đã hết giờ, xin khất Thanh Trúc cho v/h tạm ngưng)

Mến !

Kính bác Văn Học !

Con là Thành Viên Mới (vì khi vào d/đ đến giờ, con chưa được hầu chuyện với bác) xin trình diện bác.

Thưa bác, theo bác trong đạo Phật chúng ta có những ai đã học hết "nguyên chữ" (tức là trọn vẹn "nửa chữ" sau) của đạo Phật ?

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào D/Đ cùng các bạn. ở chủ đề này Từ Từ không nói gì thêm nữa. Cái hiểu của D/Đ thật sự là khác với Từ Từ và có lẻ các bạn đang thảo luận ở đây về vấn đề Chúng Sanh là gì. Vì do D/Đ đã khẳng định, ruồi, muỗi côn trùng không là Chúng Sanh Có Phật Tánh thì có bàn thêm D/Đ cũng vẫn giữ ý này do đoạn trích dẫn trên. Cho nên nói thêm nữa e là có điều bất tiện. Hãy chờ một nhân duyên khác để dung hoà hơn vậy.

Nhưng đã nắm được 1 ý, Từ Từ xin được mở một chủ để mới mà vấn đề đó Từ Từ cho rằng cần thiết cho việc tu tập.

Hẹn gặp lại trong chủ đề khác nha các đạo hữu...
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
...

Hỏi: Thế nào là hữu tình không Phật tánh và vô tình có Phật tánh?
Sư đáp: Từ người đến Phật là tính chấp Thánh, từ người đến địa ngục là tình chấp phàm. Như nay đối với hai cảnh phàm, Thánh có tâm ái nhiễm thì gọi là hữu tình không Phật tánh. Còn như nay đối với hai cảnh phàm, Thánh và tất cả pháp có không đều không có tâm lấy bỏ, cũng không có luôn cả cái trí giải về không lấy bỏ thì gọi là vô tình có Phật tánh. Do vì không bị tình chấp ràng buộc nên gọi là vô tình chứ không đồng với loài vô tình như gỗ, đá, hư không, hoa vàng, trúc biếc mà cho là có Phật tánh. Nếu nói các loài vô tình ấy có Phật tánh, tại sao trong kinh không thấy thọ ký cho nó thành Phật? Chỉ như cái giác chiếu soi hiện tại chẳng bị hữu tình cải biến, dụ như trúc biếc, không lúc nào chẳng ứng cơ, chẳng bất tri thời, dụ như hoa vàng.
Lại nói “Nếu bước lên bậc thang Phật là vô tình có Phật tánh, còn chưa bước lên nấc thang Phật là hữu tình không Phật tánh”.
Hỏi: - Đại Thông Trí Thắng Phật (Bích Chi Phật) mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp chẳng hiện tiền, chẳng được thành Phật đạo là như thế nào?
Sư đáp: - Kiếp nghĩa là mắc kẹt, cũng có nghĩa là trụ. Trụ nơi một điều thiện, mắc kẹt nơi Thập thiện. Ấn Độ nói Phật, Trung Hoa dịch là Giác, là cái giác chiếu soi của chính mình. Người mắc kẹt nơi thiện là người có thiện căn mà không có Phật tánh nên nói Phật chẳng phải hiện tiền, chẳng được thành Phật đạo.
Gặp ác trụ nơi ác, gọi là chúng sanh giác, gặp thiện trụ nơi thiện gọi là Thanh Văn Giác. Chẳng trụ hai bên thiện ác và cho sự chẳng y trụ là đúng, đây gọi là Nhị thừa giác, cũng gọi là Bích Chi Phật giác. Đã chẳng y trụ hai bên thiện ác và cũng chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ gọi đó là Bồ Tát giác. Đã chẳng y trụ cũng không cái biết chẳng khởi cái tri giải về không y trụ mới được gọi là Phật giác. Như nói Phật chẳng trụ nơi Phật, gọi là chân phước điền, nếu ở trong nghìn muôn người chợt có một người được như thế thì gọi là của báu vô giá, được ở khắp mọi nơi làm Đạo sư. Chỗ không có Phật nói là Phật, chỗ không có Pháp nói là Pháp, chỗ không có Tăng nói là Tăng, đấy là chuyển đại pháp luân.
TRÍCH: BÁ TRƯỢNG QUẢNG LỤC
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con là Thành Viên Mới (vì khi vào d/đ đến giờ, con chưa được hầu chuyện với bác) xin trình diện bác.

Thưa bác, theo bác trong đạo Phật chúng ta có những ai đã học hết "nguyên chữ" (tức là trọn vẹn "nửa chữ" sau) của đạo Phật ?

Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

Trong đạo Phật Ngoài đức Phật Thích Ca còn có Trưởng giả Duy Ma Cật là vị "nắm hết Giáo Lý Phật pháp" mà chúng ta có thể gượng nói là "học hết nguyên chữ _ mãn tự".

Trong hàng đệ tử Phật, người "học hết nguyên chữ _mãn tự" là Đại Đức Ma Ha Ca Diếp (tích Niêm Hoa Vi Tiếu).

---------------

Thưa các bạn, để chứng minh "Chúng sinh không có Phật tính" Vô Học phải mượn lời Bát Nhã Tâm Kinh :

Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
"Xá-Lợi-Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc,vô thọ, tưởng, hành, thức.
Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới.......


Nghĩa :

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã ba la mật đa thời, liền soi thấy năm uẩn đều không, độ tất cả khổ ách.
Này Xá Lợi tử ! sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như thế. Này Xá Lợi tử, các pháp vốn không tướng, không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm.
Cho nên trong Không không có sắc; không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến ý thức giới;........


Thưa các bạn, bài đầu tiên (mà v/h đã viết trong chủ đề này) v/h đã nói :

_ Chúng sanh là một hợp thể, thường thì gồm đủ 5 thể (Ngũ Uẩn) _ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức _ Trong 5 thứ này chỉ có Sắc (phần thân xác) thì thấy được, còn 4 phần kia (Thọ Tưởng Hành Thức) trừu tượng, kẻ phàm phu khó thấy được.
Người bình thường thì 5 phần này đều biểu lộ, nhưng có những chúng sanh ẫn mất một vài thể, như trên các tầng Trời Vô Sắc (gọi Vô Sắc vì họ không có thân xác) chẳng những không có thân xác mà 3 uẫn kia (Thọ Tưởng Hành) cũng tùy theo cõi mà ẫn mất ít nhiều.


Mà Bát Nhã Tâm Kinh lại nói ngược lại hoàn toàn, như vậy bài trước đã nói sai chăng ?

Thưa không, bài trước là trình bày "phần thô" của một chúng sinh, với đối tượng là Phật tử sơ cơ, Chư Thiên và hàng Thánh Chúng có căn cơ Tiểu Thừa. Đây là Giáo Lý căn bản của đạo Phật, chỉ là Bán Tự Giáo mà thôi !

Hôm nay chúng ta mò mẫm đến phần Giáo lý "nâng cao" _ Giáo lý Đại Thừa _, với Giáo lý này Phật dạy chúng ta nhìn sâu hơn đến phần "nguyên ủy" của mỗi chúng sinh.

Cũng ví dụ như bài trước nói con người gồm Tứ Đại : thịt da xương lông móng (Đất), nước mắt nước mũi, máu nước tiểu (Nước), Hơi thở (Gió), hơi ấm, nhiệt độ (Lửa). Thì bài này nói con người toàn là tế bào > toàn là nguyên tử > tất cả chỉ là năng lượng (nếu phá hủy nguyên tử thì một năng lượng lớn phát sinh).

Như thế hai cách nói khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau, chỉ là một cách nói thì chỉ nói ở phần thô, còn cách nói kia thì nói đến phần vi tế (để giải thích cho người có trình độ cao).

Hết giờ, Xin tạm ngưng
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên