- Tham gia
- 20/7/11
- Bài viết
- 339
- Điểm tương tác
- 375
- Điểm
- 63
.
Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả.
Đại Bồ tát, nhìn đâu cũng thấy như như, muôn pháp đều đẳng tánh. Nói là hàng phục tâm, mà thật ra còn tâm đâu mà hàng phục. Không có tâm, nên không có hàng phục, chính gọi là hàng phục.
Nhìn nhất như, nên bao nhiêu loài chúng sanh cũng không thấy chúng sanh nào. Độ mà không độ, ấy gọi là độ vô lượng chúng sanh.
Bát nhã ba la mật đa, nói đến cái không, cái không sáng suốt vi diệu, còn gọi là Chân không ( Chân như ). Phật tánh của chúng sanh chỉ là cái bóng của Chân như. Từ nhận ra có Phật tánh, chúng sanh tìm về Chân như.
Từ cái không rỗng suốt vi diệu mà có cái gọi là sắc, tức là Diệu hữu.
Chân không diệu hữu, là nghĩa tuyệt đối của thượng thừa đại nghĩa. Thấu được nghĩa này sẽ không còn thấy có người tu chứng, có kẻ được độ. Vốn dĩ tròn nguyên, không hề sức mẽ hay biến dạng.
Đại bồ tát đạt được chổ này nên độ muôn ức chúng sanh ba thời đều vào Phật đạo. Không có chúng sanh trước, cũng không có chúng sanh sau, không có chúng sanh trên, cũng không có chúng sanh dưới.
Như mặt trăng và ánh sáng của mặt trăng, cái nào có trước, cái nào có sau? Cả hai không trước cũng không sau, cũng không thể tách rời mà hằng chiếu gọi muôn nơi khắp chốn. Ánh sáng từ mặt trăng mà có, mặt trăng do từ ánh sáng mà được nhận thấy. Bảo mặt trăng là Chân, ánh sáng là Vọng, từ Chân mà có Vọng, từ Vọng mà thấy Chân. Không thể tách rời, đó là Chân lý cuối cùng.
Đại bồ tát đạt được chổ này mà đã độ được hết thảy chúng sanh, trong sanh tử mà không thấy có sanh tử. Phật gọi là Đại Niết Bàn.
" Theo ngón tay chỉ mà thấy mặt trăng ".
Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả.
Đại Bồ tát, nhìn đâu cũng thấy như như, muôn pháp đều đẳng tánh. Nói là hàng phục tâm, mà thật ra còn tâm đâu mà hàng phục. Không có tâm, nên không có hàng phục, chính gọi là hàng phục.
Nhìn nhất như, nên bao nhiêu loài chúng sanh cũng không thấy chúng sanh nào. Độ mà không độ, ấy gọi là độ vô lượng chúng sanh.
Bát nhã ba la mật đa, nói đến cái không, cái không sáng suốt vi diệu, còn gọi là Chân không ( Chân như ). Phật tánh của chúng sanh chỉ là cái bóng của Chân như. Từ nhận ra có Phật tánh, chúng sanh tìm về Chân như.
Từ cái không rỗng suốt vi diệu mà có cái gọi là sắc, tức là Diệu hữu.
Chân không diệu hữu, là nghĩa tuyệt đối của thượng thừa đại nghĩa. Thấu được nghĩa này sẽ không còn thấy có người tu chứng, có kẻ được độ. Vốn dĩ tròn nguyên, không hề sức mẽ hay biến dạng.
Đại bồ tát đạt được chổ này nên độ muôn ức chúng sanh ba thời đều vào Phật đạo. Không có chúng sanh trước, cũng không có chúng sanh sau, không có chúng sanh trên, cũng không có chúng sanh dưới.
Như mặt trăng và ánh sáng của mặt trăng, cái nào có trước, cái nào có sau? Cả hai không trước cũng không sau, cũng không thể tách rời mà hằng chiếu gọi muôn nơi khắp chốn. Ánh sáng từ mặt trăng mà có, mặt trăng do từ ánh sáng mà được nhận thấy. Bảo mặt trăng là Chân, ánh sáng là Vọng, từ Chân mà có Vọng, từ Vọng mà thấy Chân. Không thể tách rời, đó là Chân lý cuối cùng.
Đại bồ tát đạt được chổ này mà đã độ được hết thảy chúng sanh, trong sanh tử mà không thấy có sanh tử. Phật gọi là Đại Niết Bàn.
" Theo ngón tay chỉ mà thấy mặt trăng ".