dieuduc

Chúng sanh hay không chúng sanh ?

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chúng sanh có sáu chủng loại chúng sanh: Địa ngục chúng sanh, Ngạ quỷ chúng sanh, súc sanh chúng sanh, nhân chúng sanh, A Tu La chúng sanh, Thiên chúng sanh. Mỗi cá thể luân hồi qua lại trong sáu chủng loại này, và đừng nên xem chuyện luân hồi là chuyện khi đã bỏ sắc thân, đó là chuyện lớn khác, ngay trong hiện kiếp này cũng xảy ra, như có người không lúc nào được yên ổn, lo lắng bất an lúc nào cũng thấy trong người cồn cào như lửa đốt đó là tướng địa ngục, có người "đói khát" như từ bao giờ chưa được ăn uống đó là Tướng Ngạ Quỷ, có người sống để thỏa mãn thú tính và tự hào về cái thú tính trời cho, cái thú tính tưởng trời cho ấy lại là Tướng Súc Sanh, có người thể hiện tính từ bi nhưng có giới hạn gọi là "Ái kiến đại Bi" và cũng thông minh có trí tuệ đó là tướng "con người", có người hiện tướng sung mãn, nói là làm, dù đã già khọm sức khỏe chẳng còn mà vẫn "tâm sung mãn" đó tướng A tu la và có người làm việc thiện, làm từ thiện, tâm vui vẻ, cảm nhận vui vẻ khi làm được việc thiện đó là Tướng Thiên.
Sáu đường này, thì chúng sanh nào cũng có Phật tính, vì củng cá thể đó thôi mà qua lại sáu đường, khi thì bất an lo lắng, lúc "đói khát", lúc "thú tính" trổi dậy, khi thì "ái kiến đại bi" xót thương thân bằng quyến thuộc hoặc gặp nạn, hoặc chết bất đắc kỳ tử,..., lúc tâm tướng sung mãn nói là làm, lúc làm việc thiện, từ thiện khởi tâm vui mừng...
Trong sáu đường này, duy chỉ có con người là có thể "vượt Thánh siêu phàm", và kiếp Người là kiếp có thể Thành Bồ Tát, Thành Phật, vì tướng Địa ngục lo lắng bất an, tướng Ngạ quỷ đói khát không dừng, và tướng súc sanh thỏa mãn thú tính không thể "vượt Thánh siêu phàm", tướng A tu la hiện tướng nhiều sân hận, và tướng Chư Thiên hiện tướng nhiều hạnh phúc an lạc. Đây là nói chúng sanh "không" có Phật Tính, vì không thể nương vào những Tướng này mà Thành Phật.

Tự kiễm lại chính bản thân của mổi người thì rỏ biết.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Thưa các bạn !

"sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc." là sao ?

Sắc là thân thể của ta (chúng sinh), là thế giới cảnh quan bên ngoài từ bàn ghế cho đến các vì sao trên trời đều được gọi là Sắc.

Nói "thân thể này, thế giới này rồi sẽ hư hoại" chỉ là nói lý Vô Thường, dựa trên nền tảng cơ bản rằng mọi sự vật đều thật có, không phải là nghĩa Sắc tức thị Không này.

Sắc tức thị Không là ngay tại lúc này đây mọi cái quanh ta đều có chung một tính, tính Giả lập, tính Hư Huyễn, Nó không thật từ nơi bản chất (chớ không phải đợi cho Nó hoại rồi mới thấy Nó là Không).

Sắc đã vậy, Thọ Tưởng Hành Thức cũng vậy.

Bài trước chúng ta đã được học "Chúng sinh là một hợp thể của Ngủ Uẫn". Bây giờ Kinh nói "Ngũ Uẫn vốn là Không" thì liệu chúng sinh có Có được hay không ?

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Sắc tức thị Không là ngay tại lúc này đây mọi cái quanh ta đều có chung một tính, tính Giả lập, tính Hư Huyễn, Nó không thật từ nơi bản chất (chớ không phải đợi cho Nó hoại rồi mới thấy Nó là Không).


Đây là Phật Học Chuyên Đề, cho nên Bác V/H mới sử dụng tuyệt chiêu, đó là "Đương thể tánh, tướng". Không đợi sắc hoại rồi mới bảo là không mà là Không ngay khi tồn tại. Có nhận ra Sắc tức thị không ngay khi tồn tại mới hiểu câu tiếp là Không tức thị sắc. Người nào cũng thuộc hết nhưng có mấy người quán chiếu được như vậy.
Hay thay.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Reputation: 97%
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Thưa các bạn !

"sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc." là sao ?

Sắc là thân thể của ta (chúng sinh), là thế giới cảnh quan bên ngoài từ bàn ghế cho đến các vì sao trên trời đều được gọi là Sắc.

Nói "thân thể này, thế giới này rồi sẽ hư hoại" chỉ là nói lý Vô Thường, dựa trên nền tảng cơ bản rằng mọi sự vật đều thật có, không phải là nghĩa Sắc tức thị Không này.

Sắc tức thị Không là ngay tại lúc này đây mọi cái quanh ta đều có chung một tính, tính Giả lập, tính Hư Huyễn, Nó không thật từ nơi bản chất (chớ không phải đợi cho Nó hoại rồi mới thấy Nó là Không).

Sắc đã vậy, Thọ Tưởng Hành Thức cũng vậy.

Bài trước chúng ta đã được học "Chúng sinh là một hợp thể của Ngủ Uẫn". Bây giờ Kinh nói "Ngũ Uẫn vốn là Không" thì liệu chúng sinh có Có được hay không ?



Kính bác Văn Học !

Phải chăng câu trả lời của câu hỏi cuối (liệu chúng sinh có Có được hay không ?) là Không, Ngũ Uẫn vốn là Không thì Chúng sinh cũng Không luôn ?

Nếu thế thì chúng sinh vốn là Không, chúng sinh không có tự tánh, chúng sinh không có Phật tánh, chúng sinh làm gì mà thành Phật được.

Thưa bác, phải chăng câu này, ý này trùng khớp với ý của Cô Diệu Đức "con muỗi không có Phật tánh" ?

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Reputation: 100%
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Từ Từ thấy rằng ý trên của các vị đúng ở trường hợp này, không đúng ở trường hợp kia. Như câu "sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc." Thì Sắc là Có ví như Thân chúng ta đang tồn tại, cần tu tập. Mà tu tập để tinh tấn để về cõi Phật thì dĩ nhiên phải bỏ hết chấp ngã, bỏ cái chấp thân này là của ta. Cho nên lúc này lại quán Sắc là Không.

Cho nên người nói Sắc là Có cũng đúng, Sắc là Không cũng đúng . Sai thì cũng thế thôi vì trường hợp khác nó đã khác rồi...
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113


Kính bác Văn Học !

Phải chăng câu trả lời của câu hỏi cuối (liệu chúng sinh có Có được hay không ?) là Không, Ngũ Uẫn vốn là Không thì Chúng sinh cũng Không luôn ?

Nếu thế thì chúng sinh vốn là Không, chúng sinh không có tự tánh, chúng sinh không có Phật tánh, chúng sinh làm gì mà thành Phật được.

Thưa bác, phải chăng câu này, ý này trùng khớp với ý của Cô Diệu Đức "con muỗi không có Phật tánh" ?

Kính !

Chào Ngọc Tuấn ! Cám ơn câu hỏi của bạn trẻ.

ý này trùng khớp với ý của Cô Diệu Đức "con muỗi không có Phật tánh" hay không ?

Thưa không ! Cô Diệu Đức đã hiểu lầm Phật pháp khi "sáng tác" ra 2 loại chúng sinh : 1 loại có Phật tính, 1 loại không có Phật tính, và tội nghiệp thay cho con muỗi khi bị cô Diệu Đức xếp vào loại không có Phật tính. Để Vô Học kể câu chuyện do V/H sáng tác (dựa theo câu chuyện "con chó của Triệu Châu") để giải thích chuyện hiểu lầm này :

* Có một vị Thiền Sư đang giảng Giáo lý Bát Nhã cho quý Thượng Tọa, Ngài nói "Chúng sinh phi chúng sinh thị danh chúng sinh", nghĩa là "chúng sinh vốn chẳng chúng sinh gì, chỉ là tên gọi tạm thì chúng sinh". Một Phật tử chuyên làm công quả trong chùa lên thưa :

_ Bạch Sư Ông, con kiến có Phật tánh hay không ?

Thiền sư hiểu ý Phật tử này bèn nói :

_ Con kiến có Phật tánh đấy, rồi đây vô lượng kiếp sau này chúng nó sẽ lần lượt thành Phật. Con phải nhìn chúng như nhìn những vị Phật tương lai. Khi con đem gạo ra chuẫn bị nấu cơm cho mọi người ăn nếu thấy có kiến, thì con phải nhẹ nhàng đổ nước vào gạo cho kiến nổi lên, rồi nhẹ nhàng chắt nước ra đất khô hay bãi cỏ cũng được, để cho những con kiến ấy nó được sống tiếp. Trong lúc nấu ăn có đôi khi con cần phải đổ nước sôi nước nóng thì không được đổ trực tiếp xuống đất, không nên chế nước nóng ấy trực tiếp xuống cống rảnh, vì sẽ làm chết nhiều côn trùng.

Bà lão làm công quả ghi nhận lời này lui xuống vừa đi vừa lẫm bẫm :


"Chúng sinh không có tự tánh, con kiến có Phật tánh".

Xin lỗi, hết giờ.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Phải chăng câu trả lời của câu hỏi cuối (liệu chúng sinh có Có được hay không ?) là Không, Ngũ Uẫn vốn là Không thì Chúng sinh cũng Không luôn ?
Nếu thế thì chúng sinh vốn là Không, chúng sinh không có tự tánh, chúng sinh không có Phật tánh, chúng sinh làm gì mà thành Phật được.
Thưa bác, phải chăng câu này, ý này trùng khớp với ý của Cô Diệu Đức "con muỗi không có Phật tánh" ?
Kính Ngọc Tuấn!
Xin chen vô đôi dòng.

Chúng sanh vốn là "Không" vì chúng sanh chỉ là "Danh tự". Và Phật cũng là "Danh tự". Chổ này phải dụng trí tuệ Bát Nhã quán chiếu, chấp vào văn tự thì sẻ hiểu sai.

Chúng sanh có tự tánh là đương thể tánh không. Đương thể tánh Không khác với "Không có tự tánh". Tánh Phật cũng là Tánh Không nhưng Năng Nhơn Tịch Mặc. (nghĩa là trong Tánh Không thường làm tất cả chuyện nhân đức mà tâm không vướng mắc, luôn rổng rang tự tại)

Chúng sanh không có Phật tánh vì vọng tưởng phiền nảo che lấp. Như câu chuyện "Con chó của Triệu Châu"

Có người học thiền hỏi: Con chó cũng có Phật tính chứ?
Sư đáp: Không. (Vô)
Người học thiền: Trên từ chư Phật dưới tới con kiến, ai ai cũng có Phật tính, cớ sao con chó lại không?
Sư: Vì nó còn vướng cái nghiệp.


Đây là một công án Thiền nếu cắt bỏ đoạn dưới, còn để nguyên điển là Giáo, muốn dạy nếu không gạt hết vọng tưởng đang che lấp (nghiệp) thì dù chó hay người đều sẽ không thấy Phật tính của mình.

Kính!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Từ Từ thấy rằng ý trên của các vị đúng ở trường hợp này, không đúng ở trường hợp kia. Như câu "sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc." Thì Sắc là Có ví như Thân chúng ta đang tồn tại, cần tu tập. Mà tu tập để tinh tấn để về cõi Phật thì dĩ nhiên phải bỏ hết chấp ngã, bỏ cái chấp thân này là của ta. Cho nên lúc này lại quán Sắc là Không.

Cho nên người nói Sắc là Có cũng đúng, Sắc là Không cũng đúng . Sai thì cũng thế thôi vì trường hợp khác nó đã khác rồi...
Đây là điều mà những người học Bát Nhả Tâm Kinh suy tưởng ra sai lầm thường mắc phải.
Vì :
1/ Chử "KHÔNG" này không phải đối với "CÓ". Mà vạn vật muôn loài chỉ là "Huyển Có" , Huyển có tức là "Không". Thí dụ, Một hôm, tôi đứng soi gương, trong phòng không có ai cả, thế mà tôi thấy rỏ ràng trong gương một cô gái đẹp đứng sau lưng tôi, tôi quay lại nhìn bên ngoài, không có ai! Đây là thí dụ người con gái đẹp trong gương là "Huyển có".

2/ Ba đời Chư Phật y vào Bát Nhã mà thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không phải là y cứ vào "Sắc là Có củng đúng, Sắc là KHÔNG cũng đúng". Vì như vậy một nổi khổ còn không vượt khỏi chứ nói chi độ nhất thiết khổ ách
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào Ngọc Tuấn ! Cám ơn câu hỏi của bạn trẻ.

ý này trùng khớp với ý của Cô Diệu Đức "con muỗi không có Phật tánh" hay không ?

Thưa không ! Cô Diệu Đức đã hiểu lầm Phật pháp khi "sáng tác" ra 2 loại chúng sinh : 1 loại có Phật tính, 1 loại không có Phật tính, và tội nghiệp thay cho con muỗi khi bị cô Diệu Đức xếp vào loại không có Phật tính. Để Vô Học kể câu chuyện do V/H sáng tác (dựa theo câu chuyện "con chó của Triệu Châu") để giải thích chuyện hiểu lầm này :

* Có một vị Thiền Sư đang giảng Giáo lý Bát Nhã cho quý Thượng Tọa, Ngài nói "Chúng sinh phi chúng sinh thị danh chúng sinh", nghĩa là "chúng sinh vốn chẳng chúng sinh gì, chỉ là tên gọi tạm thì chúng sinh". Một Phật tử chuyên làm công quả trong chùa lên thưa :

_ Bạch Sư Ông, con kiến có Phật tánh hay không ?

Thiền sư hiểu ý Phật tử này bèn nói :

_ Con kiến có Phật tánh đấy, rồi đây vô lượng kiếp sau này chúng nó sẽ lần lượt thành Phật. Con phải nhìn chúng như nhìn những vị Phật tương lai. Khi con đem gạo ra chuẫn bị nấu cơm cho mọi người ăn nếu thấy có kiến, thì con phải nhẹ nhàng đổ nước vào gạo cho kiến nổi lên, rồi nhẹ nhàng chắt nước ra đất khô hay bãi cỏ cũng được, để cho những con kiến ấy nó được sống tiếp. Trong lúc nấu ăn có đôi khi con cần phải đổ nước sôi nước nóng thì không được đổ trực tiếp xuống đất, không nên chế nước nóng ấy trực tiếp xuống cống rảnh, vì sẽ làm chết nhiều côn trùng.

Bà lão làm công quả ghi nhận lời này lui xuống vừa đi vừa lẫm bẫm :


"Chúng sinh không có tự tánh, con kiến có Phật tánh".

Xin lỗi, hết giờ.


Thưa các bạn, Giáo lý Bát Nhã thì không thể đem nói cho Phật tử bình dân nghe được, vì sao ? _ Vì có nói họ cũng không hiểu (đầu óc của họ hạn chế), từ chỗ không hiểu rất có thể họ sẽ suy diễn lung tung, càng suy thì càng lẫn lộn.

"Phi ngộ thượng căn, thận vật khinh hứa" nghĩa là "nếu không phải người dày công tu hành, trí tuệ minh mẫn thì không nên nói Giáo lý Bát Nhã".

Vì thế đạo Phật có nhiều cách nói, với người bình dân thì chỉ nên nói Giáo Lý Căn Bản (hay Phật Học Phổ Thông). Với bậc dày công tu hành, trí tuệ minh mẫn thì mới có thể nói Giáo lý Bát Nhã, hay còn gọi là Phương Đẳng Đại Thừa. Với bậc thượng căn đại trí (pháp khí) mới nên cùng luận Đại Thừa Tuyệt Đối (Gặp Kiếm khách mới nên trình kiếm).

Vấn đề là căn cơ của người đối diện thuộc loại nào ?, vì thế người nghe cảm thấy sao đạo Phật có nhiều cách nói "chống trái" nhau ?. Không đâu, đạo Phật chỉ duy nhất MỘT CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, sở dĩ có sai biệt hữu vô vì căn cơ chúng sinh không đồng đều.

Nói chúng sinh có 2 loại _ một loại có Phật tính, một loại không có Phật tính _ là sự suy diễn sai lầm.

Khi vị Giác Ngộ nói với Phật tử bình dân thì nói "Chúng sinh có Phật tính, rồi sẽ thành Phật", đây là cách nói KHUYẾN TẤN, khi vị Giác Ngộ nói với bậc Thượng căn thì nói "Chúng sinh vốn không phải chúng sinh, thì Ai sẽ thành Phật ?", đây là nói chí tình, nói theo kiểu muốn "nhổ đinh tháo chốt" cho người.

Chúng sinh thì vẫn chúng sinh đó, nhưng giảng cho người dễ tiếp thu thì nói CÓ PHẬT TÁNH, giảng cho người Trí sực tỉnh cơn mê thì nói KHÔNG TA KHÔNG CHÚNG SINH, PHẬT TÍNH NƯƠNG VÀO ĐÂU ?

KẾT LUẬN :

TÙY TRƯỜNG HỢP MÀ CÁCH NÓI SAI KHÁC CHỨ KHÔNG PHẢI CÓ 2 LOẠI CHÚNG SINH.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83
Thưa các bạn, Giáo lý Bát Nhã thì không thể đem nói cho Phật tử bình dân nghe được, vì sao ? _ Vì có nói họ cũng không hiểu (đầu óc của họ hạn chế), từ chỗ không hiểu rất có thể họ sẽ suy diễn lung tung, càng suy thì càng lẫn lộn.

"Phi ngộ thượng căn, thận vật khinh hứa" nghĩa là "nếu không phải người dày công tu hành, trí tuệ minh mẫn thì không nên nói Giáo lý Bát Nhã".

Vì thế đạo Phật có nhiều cách nói, với người bình dân thì chỉ nên nói Giáo Lý Căn Bản (hay Phật Học Phổ Thông). Với bậc dày công tu hành, trí tuệ minh mẫn thì mới có thể nói Giáo lý Bát Nhã, hay còn gọi là Phương Đẳng Đại Thừa. Với bậc thượng căn đại trí (pháp khí) mới nên cùng luận Đại Thừa Tuyệt Đối (Gặp Kiếm khách mới nên trình kiếm).

Vấn đề là căn cơ của người đối diện thuộc loại nào ?, vì thế người nghe cảm thấy sao đạo Phật có nhiều cách nói "chống trái" nhau ?. Không đâu, đạo Phật chỉ duy nhất MỘT CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, sở dĩ có sai biệt hữu vô vì căn cơ chúng sinh không đồng đều.

Nói chúng sinh có 2 loại _ một loại có Phật tính, một loại không có Phật tính _ là sự suy diễn sai lầm.

Khi vị Giác Ngộ nói với Phật tử bình dân thì nói "Chúng sinh có Phật tính, rồi sẽ thành Phật", đây là cách nói KHUYẾN TẤN, khi vị Giác Ngộ nói với bậc Thượng căn thì nói "Chúng sinh vốn không phải chúng sinh, thì Ai sẽ thành Phật ?", đây là nói chí tình, nói theo kiểu muốn "nhổ đinh tháo chốt" cho người.

Chúng sinh thì vẫn chúng sinh đó, nhưng giảng cho người dễ tiếp thu thì nói CÓ PHẬT TÁNH, giảng cho người Trí sực tỉnh cơn mê thì nói KHÔNG TA KHÔNG CHÚNG SINH, PHẬT TÍNH NƯƠNG VÀO ĐÂU ?

KẾT LUẬN :

TÙY TRƯỜNG HỢP MÀ CÁCH NÓI SAI KHÁC CHỨ KHÔNG PHẢI CÓ 2 LOẠI CHÚNG SINH.

Cám ơn bác VANHOC2006 đã khai ngộ, câu trả lời của bác thật là không thể nào đúng hơn được nữa.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

.....
Vì thế đạo Phật có nhiều cách nói, với người bình dân thì chỉ nên nói Giáo Lý Căn Bản (hay Phật Học Phổ Thông). Với bậc dày công tu hành, trí tuệ minh mẫn thì mới có thể nói Giáo lý Bát Nhã, hay còn gọi là Phương Đẳng Đại Thừa. Với bậc thượng căn đại trí (pháp khí) mới nên cùng luận Đại Thừa Tuyệt Đối (Gặp Kiếm khách mới nên trình kiếm).
.....
.....

Kính bác Văn Học !

Xin cho con được hỏi :

_ Phải chăng với Giáo Lý Phổ Thông đạo Phật nói "Chúng sinh có Phật tính, rồi sẽ thành Phật", rồi Giáo Lý Phương Đẳng Đại Thừa nói
"Chúng sinh vốn không phải chúng sinh, thì Ai sẽ thành Phật ?", nói "KHÔNG TA KHÔNG CHÚNG SINH, PHẬT TÍNH NƯƠNG VÀO ĐÂU ?".

Con thắc mắc là Đại Thừa Tuyệt Đối sẽ nhìn chúng sinh NHƯ LÀ CÁI GÌ NỮA ??????

Kính !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Kính bác Văn Học !

Phải chăng câu trả lời của câu hỏi cuối (liệu chúng sinh có Có được hay không ?) là Không, Ngũ Uẫn vốn là Không thì Chúng sinh cũng Không luôn ?

Nếu thế thì chúng sinh vốn là Không, chúng sinh không có tự tánh, chúng sinh không có Phật tánh, chúng sinh làm gì mà thành Phật được.

Chào bạn Ngọc Tuấn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Mấy hôm nay d/đ bận nên chưa thể nhơn câu Bạn hỏi bác Văn Học - giải thích thêm điều d/đ chia sẻ. Mặc dầu bác Văn Học đã khẳng định điều d/d nói là do d/đ “tự sáng tác”. Nhưng vì sự nhận định đó của bác Văn Học khiến d/đ biết - bác Văn Học đã quá chủ quan về chỗ hiểu của mình nên đã không lắng nghe lời người khác nói - chỉ theo chỗ hiểu của mình mà khẳng định.
Cho nên, dầu muộn d/đ cũng muốn giải thích với Bạn cùng các Bạn khác.


Sở dĩ kinh Đại thừa có vô lượng nghĩa - là vì pháp Đại thừa là Pháp Bảo của Như Lai. Và đức Phật giảng pháp Đại thừa là vì người mê - chứ không phải vì người trí.
Do đó, đức Phật mới dùng xuất thế ngữ để giảng. Người trí thì hiểu theo nghĩa xuất thế ngữ. Còn người mê thì hiểu theo duyên.
Hiểu theo duyên - tuy chưa phải là nghĩa chơn thật - nhưng cũng không ngoài Phật Pháp. Thuyết giảng được như vậy - thì mới cần đến trí vô ngại. Còn nếu như thuyết giảng - mà ai có trí thì hiểu đúng, ai không có trí thì hiểu sai. Như vậy, thì đâu gọi là vô lượng nghĩa. Và cũng không cần phải có trí vô ngại mới có thể thuyết giảng được như vậy.


Lời giải thích này mới thật là do d/đ “tự sáng tác”. Còn chỗ hiểu của d/đ - có hai loài chúng sanh : chúng sanh Có Phật Tánh và chúng sanh Không Có Phật Tánh - là d/đ hiểu theo lời Phật giảng. Điều này, d/đ có giải thích rõ ràng.
Nếu lời giải thích của d/đ không bị lỗi - thì không thể "phán"cho d/đ là “tự sáng tác” được.



Và với chỗ hiểu của người duyên sơ như d/đ - thì vì Phật nói : “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng” “Phật tánh thì thường hằng không biến đổi”.
Cho nên, chúng sanh Không Có Phật Tánh _ chỉ là hư vọng. Và d/đ cũng hiểu - có tự tánh gọi là có Phật tánh.
Vì vậy, chúng ta là chúng sanh Có Phật Tánh. Vì chúng ta có Phật tánh nên dầu thân người của chúng ta là hư vọng. Nhưng chúng ta vẫn còn có Phật tánh - thường hằng không biến đổi.

Cho nên, Phật mới nói : “Ta là Phật đã thành, chúng sanh (có Phật Tánh) là Phật sẽ thành”. Sở dĩ đức Phật chỉ nói Chúng Sanh - mà không nói rõ - chúng sanh Có Phật Tánh hay Không Có Phật Tánh. Là vì cõi Phật không có hư vọng.

Chỗ hiểu này của d/đ dầu là chỗ hiểu của người chưa giác ngộ. Nhưng chắc chắn không ra ngoài Phật Pháp. Vì những điều d/đ nói - đều là do Phật nói…
Thân chào tất cả.


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

thanh tam

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
30/5/11
Bài viết
66
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Kính bác Văn Học !

Xin cho con được hỏi :

_ Phải chăng với Giáo Lý Phổ Thông đạo Phật nói "Chúng sinh có Phật tính, rồi sẽ thành Phật", rồi Giáo Lý Phương Đẳng Đại Thừa nói
"Chúng sinh vốn không phải chúng sinh, thì Ai sẽ thành Phật ?", nói "KHÔNG TA KHÔNG CHÚNG SINH, PHẬT TÍNH NƯƠNG VÀO ĐÂU ?".

Con thắc mắc là Đại Thừa Tuyệt Đối sẽ nhìn chúng sinh NHƯ LÀ CÁI GÌ NỮA ??????

Kính !

Hoa muội tính dụ bác Văn Học nói nốt 1/2 của 1/2 chữ sau nữa à ! Cảm ơn Hoa muội đã hỏi để TT có cơ hội nghe ké nhé !

Thưa bác Văn Học , trong những bài viết của bác cũng đã nhiều lần bác đề cập và gợi mở cho mọi người về Đại thừa tuyệt đối , Thành Tâm kính chờ nghe bác giảng tiếp ạ !

Thành Tâm kính !

 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Reputation: 62%
Tham gia
18/10/13
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
.......
Nhưng chắc chắn không ra ngoài Phật Pháp. Vì những điều d/đ nói - đều là do Phật nói…
Thân chào tất cả.

Kính cô Diệu Đức ! Con cám ơn cô đã chia sẻ, tuy nhiên cô ơi ! Con đọc bài của cô con thấy hầu hết là lời Phật dạy, ngoại trừ 2 câu :

1. Con muỗi không có Phật tánh.

2. Có chúng sanh có Phật tánh, có chúng sanh không có Phật tánh.

Với những gì cô trình bày tuy là lời Phật dạy trong các Kinh, nhưng con đọc vào con thấy chóng mặt, như bức tranh này :


bien-di-hoa-mat-tu-nhung-manh-ghep-hinh-hoc.jpg


Tuy vẫn là những nét của cô gái này, nhưng .....đã bị cắt ghép không đúng chỗ cho nên nhìn thật là dị hợm.

Đó là cảm nhận của con, nói ra sẽ khiến cô đau lòng, nhưng xin cô "rà soát" lại xem, phần Giáo Lý Phật pháp mà cô đã lĩnh hội có hoàn chỉnh hay không ? Hay chỉ là những "mảnh ghép lộn chỗ".

Chỉ là cảm nhận của cá nhân con, nếu có sai mong cô bỏ quá cho.

Kính !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào bạn Thanh Trúc,
Theo duyên _ d/đ đọc hiểu đoạn kinh giảng trong kinh Kim Cang là nói về chúng sanh Không Có Phật Tánh. Còn chỗ hiểu sẵn có của d/đ từ trước (cũng theo lời Phật dạy) thì Chúng Sanh _ là Có Phật Tánh. Cho nên, d/đ mới nói có hai loài chúng sanh.

Vì d/đ hiểu có hai loài chúng sanh : Có Phật Tánh và Không Có Phật Tánh.
Còn Bạn chắc cũng có nghe biết lời Phật giảng :
-- Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng
-- Phật tánh thường hằng không biến đổi.
Hai lời giảng này - d/đ thấy ý nghĩa rất rõ ràng mà. Do đó, d/đ thấy việc d/đ dùng 2 lời giảng này để giải nghĩa lời giảng trong kinh Kim Cang đâu có gì gọi là “mảnh ghép lộn chỗ”.
Nếu Bạn thấy d/d ghép như vậy là lỗi - thì xin Bạn chỉ dùm. Vì d/đ tin là d/đ hiểu không sai nên d/đ mới chia sẻ. Nhưng d/đ luôn nhớ không sai - không có nghĩa là đã đúng. Nên dầu tin không sai - nhưng lúc nào d/đ cũng lắng nghe.
Còn nếu như Bạn không thể chỉ được lời giải của d/đ bị lỗi chỗ nào - mà chỉ thấy chóng mặt. Thì đó là do Bạn _ chấp chỗ hiểu theo duyên của Bạn là đúng _ nên mới bị như vậy.

Vâng, d/đ biết đó là sự cảm nhận của riêng Bạn. Và d/đ nghĩ Bạn hãy thử đừng chấp chỗ hiểu của mình là đúng - d/đ tin Bạn sẽ hết chóng mặt... Tất cả đều tại do tâm cả Bạn ạ!!!
Thân

==========

Riêng việc con muỗi là chúng sanh không có Phật tánh - đúng thật là chỗ hiểu của riêng d/đ…
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Reputation: 62%
Tham gia
18/10/13
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Chào bạn Thanh Trúc,
Theo duyên _ d/đ đọc hiểu đoạn kinh giảng trong kinh Kim Cang là nói về chúng sanh Không Có Phật Tánh. Còn chỗ hiểu sẵn có của d/đ từ trước (cũng theo lời Phật dạy) thì Chúng Sanh _ là Có Phật Tánh. Cho nên, d/đ mới nói có hai loài chúng sanh.

Vì d/đ hiểu có hai loài chúng sanh : Có Phật Tánh và Không Có Phật Tánh.
Còn Bạn chắc cũng có nghe biết lời Phật giảng :
-- Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng
-- Phật tánh thường hằng không biến đổi.
Hai lời giảng này - d/đ thấy ý nghĩa rất rõ ràng mà. Do đó, d/đ thấy việc d/đ dùng 2 lời giảng này để giải nghĩa lời giảng trong kinh Kim Cang đâu có gì gọi là “mảnh ghép lộn chỗ”.
Nếu Bạn thấy d/d ghép như vậy là lỗi - thì xin Bạn chỉ dùm. Vì d/đ tin là d/đ hiểu không sai nên d/đ mới chia sẻ. Nhưng d/đ luôn nhớ không sai - không có nghĩa là đã đúng. Nên dầu tin không sai - nhưng lúc nào d/đ cũng lắng nghe.
Còn nếu như Bạn không thể chỉ được lời giải của d/đ bị lỗi chỗ nào - mà chỉ thấy chóng mặt. Thì đó là do Bạn _ chấp chỗ hiểu theo duyên của Bạn là đúng _ nên mới bị như vậy.

Vâng, d/đ biết đó là sự cảm nhận của riêng Bạn. Và d/đ nghĩ Bạn hãy thử đừng chấp chỗ hiểu của mình là đúng - d/đ tin Bạn sẽ hết chóng mặt... Tất cả đều tại do tâm cả Bạn ạ!!!
Thân

==========

Riêng việc con muỗi là chúng sanh không có Phật tánh - đúng thật là chỗ hiểu của riêng d/đ…

Kính cô Diệu Đức !

Con thật ngạc nhiên khi bác Văn Học đã phân tích cặn kẻ mà cô vẫn không chịu hiểu, con xin nhắc lại những gì con mới tiếp thu từ bài viết của bác Văn Học :

1. Không có 2 loài chúng sinh, mà chỉ có 2 cách nhìn sự vật.

Với Giáo lý Căn Bản, nhìn sự vật là Có, thấy thật có Ngũ Uẫn, từ đó cái hợp thể của ngũ uẫn _ là một chúng sinh _ cũng thật Có luôn. Từ chỗ tạm chấp nhận Chúng sinh là Có, Phật đã nói "Chúng sinh có Phật tính, rồi sẽ thành Phật".

Với Giáo lý nâng cao, nhìn sâu vào bản chất của sự vật, Phật đã dạy "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Thọ Tưởng Hành Thức cũng đều như vậy".

Do vì Ngũ Uẫn là Không nên chúng sinh cũng là Không luôn, Chúng sinh đã Không thì Phật tính nương vào đâu ?.

(Nghe đâu còn một cách nhìn thứ 3 nữa mà chị Hoatihon vừa hỏi).

Xin nhắc lại đây chỉ là 2 cách nhìn sự vật, ví dụ như cái máy tính của con, đối với con là công cụ để học bài, còn với cháu của con thì máy tính là "máy chơi games". cũng vẫn là một cái máy tính đó nhưng hai ghi nhận khác nhau. (Bé đã nói với cô bạn hàng xóm "nhà cậu có máy chơi games không ? nhà tớ có !").


2. Con muỗi dứt khoát là một chúng sinh (có sinh lão bệnh tử như bao chúng sinh khác). Với Giáo Lý Căn Bản thì con muỗi rồi cũng sẽ thành Phật. Với Giáo lý Phương Đẳng Đại Thừa thì con người hay con muỗi đều là ảo ảnh vọng hiện trong cơn "Đại Mộng".


Kính !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào bạn Thanh Trúc,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Bạn ngạc nhiên vì sao bác Văn Học phân tích cặn kẻ mà d/đ không hiểu - thì đó là vì d/đ và bác Văn Học không cùng duyên. Còn Bạn tiếp thu được điều bác Văn Học nói là vì Bạn và bác Văn Học cùng duyên. Còn khi nghe lời giải thích của d/đ Bạn nghe chóng mặt là vì Bạn và d/đ khác duyên.
Chắc Bạn có nghe biết trong đạo Phật có “chữ duyên” phải không ?


Hiểu theo duyên chỉ mới một phần của Phật Pháp. Muốn hiểu rõ về Phật Pháp thì phải gạt bỏ chỗ hiểu của duyên mình - để nghe biết thêm chỗ biết của duyên khác.
Thật ra, nếu Bạn để ý thì sẽ thấy d/đ không hề nói bác Văn Học nói không đúng. d/đ chỉ giải thích chỗ hiểu thông của d/đ thôi.
d/đ không nói chỗ hiểu của bác Văn Học đúng sai - là vì d/đ thấy được chỗ đúng của bác Văn Học. Còn d/đ không theo chỗ hiểu của bác Văn Học - là vì d/đ thấy được chỗ còn thiếu của Bác ấy.


Còn đối với duyên của d/đ thì chỉ hiểu nhiêu đó _ đủ thông rồi.
Hy vọng Bạn không chóng mặt vì lời giải thích này của d/đ
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Xin cho con được hỏi :

_ Phải chăng với Giáo Lý Phổ Thông đạo Phật nói "Chúng sinh có Phật tính, rồi sẽ thành Phật", rồi Giáo Lý Phương Đẳng Đại Thừa nói
"Chúng sinh vốn không phải chúng sinh, thì Ai sẽ thành Phật ?", nói "KHÔNG TA KHÔNG CHÚNG SINH, PHẬT TÍNH NƯƠNG VÀO ĐÂU ?".

Con thắc mắc là Đại Thừa Tuyệt Đối sẽ nhìn chúng sinh NHƯ LÀ CÁI GÌ NỮA ??????

Kính !

Chào hoatihon ! Câu hỏi của con gái làm Vô Học lưỡng lự, vì Vô Học tự biết mình chỉ "mới ăn có nửa hủ chao" mà nói đến Đại Thừa Tuyệt Đối sợ e sẽ "vẽ hổ thành chó", nhưng nay bạn trẻ đã hỏi thì V/H xin đem hết sức mình gượng gạo thưa thốt vậy.

Bởi chưng đạo Phật đâu phải thấy VẠN PHÁP HƯ HUYỄN rồi hết chuyện đâu !

"Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc". (Bát Nhã Tâm Kinh)

Nếu thực sự đạo Phật chỉ thấy tới chỗ này thì còn đâu MẠNG MẠCH PHẬT GIÁO nữa ! Bởi nếu Không có gì cả, thậm chí cũng chẳng có gì là Trí Giác, không có gì là Chứng Đắc thì tinh tấn tu hành để làm gì, độ sinh để làm gì, khi Phật Quả _ Đại Viên Cảnh Trí _ không hề có ?

Các bạn ơi ! Phật pháp hãy còn "Kho Mật Tạng" cao tột, tuyệt đối nửa. Đó là phần Giáo Lý Đỉnh Cao, Giáo Lý Tối Thượng Thừa !

Nhiều Thiền giả, Học Giả tưởng rằng : Ở cái chỗ "đầu sào trăm trượng mà bước thêm bước nửa liền nhảy vào đất Như Lai":

Bách xích can đầu, tu tiến bộ,
Thập phương thế giới hiện toàn thân.

百 尺 竿 頭須 進 步
十 方 世 界 現 全 身


Không đâu, chỗ này chưa phải "đoạn cuối hành trình tu chứng trong Phật Giáo" bởi "VÔ TÂM DO CÁCH NHẤT TRÙNG QUAN" (buông hết vẫn chưa phải là Chân Lý Tuyệt đối).

Thế nào mới là Chân Lý cuối cùng của Phật Giáo ?

_ Đó là Giáo Lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU _ trong Không có Có, trong Có có Không, đó là chữ NHƯ THỊ, cũng là chữ NHƯ HUYỄN.
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Reputation: 66%
Tham gia
20/9/12
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Chào hoatihon ! Câu hỏi của con gái làm Vô Học lưỡng lự, vì Vô Học tự biết mình chỉ "mới ăn có nửa hủ chao" mà nói đến Đại Thừa Tuyệt Đối sợ e sẽ "vẽ hổ thành chó", nhưng nay bạn trẻ đã hỏi thì V/H xin đem hết sức mình gượng gạo thưa thốt vậy.

Bởi chưng đạo Phật đâu phải thấy VẠN PHÁP HƯ HUYỄN rồi hết chuyện đâu !

"Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc". (Bát Nhã Tâm Kinh)

Nếu thực sự đạo Phật chỉ thấy tới chỗ này thì còn đâu MẠNG MẠCH PHẬT GIÁO nữa ! Bởi nếu Không có gì cả, thậm chí cũng chẳng có gì là Trí Giác, không có gì là Chứng Đắc thì tinh tấn tu hành để làm gì, độ sinh để làm gì, khi Phật Quả _ Đại Viên Cảnh Trí _ không hề có ?

Các bạn ơi ! Phật pháp hãy còn "Kho Mật Tạng" cao tột, tuyệt đối nửa. Đó là phần Giáo Lý Đỉnh Cao, Giáo Lý Tối Thượng Thừa !

Nhiều Thiền giả, Học Giả tưởng rằng : Ở cái chỗ "đầu sào trăm trượng mà bước thêm bước nửa liền nhảy vào đất Như Lai":

Bách xích can đầu, tu tiến bộ,
Thập phương thế giới hiện toàn thân.

百 尺 竿 頭須 進 步
十 方 世 界 現 全 身

Không đâu, chỗ này chưa phải "đoạn cuối hành trình tu chứng trong Phật Giáo" bởi "VÔ TÂM DO CÁCH NHẤT TRÙNG QUAN" (buông hết vẫn chưa phải là Chân Lý Tuyệt đối).

Thế nào mới là Chân Lý cuối cùng của Phật Giáo ?

_ Đó là Giáo Lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU _ trong Không có Có, trong Có có Không, đó là chữ NHƯ THỊ, cũng là chữ NHƯ HUYỄN.

Con là Thế Hùng, kính xin bác Văn Học giảng rõ thêm về Giáo Lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Reputation: 100%
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Bạn ngạc nhiên vì sao bác Văn Học phân tích cặn kẻ mà d/đ không hiểu - thì đó là vì d/đ và bác Văn Học không cùng duyên. Còn Bạn tiếp thu được điều bác Văn Học nói là vì Bạn và bác Văn Học cùng duyên. Còn khi nghe lời giải thích của d/đ Bạn nghe chóng mặt là vì Bạn và d/đ khác duyên.
Chắc Bạn có nghe biết trong đạo Phật có “chữ duyên” phải không ?

Từ Từ rất ngưỡng mộ cách chia sẽ của đạo hữu D/Đ, khi không có sự đồng tình của người khác hay có đồng tình thì đều rất lạc quan. Một sự lạc quan rất nhẹ nhàng. Thường thì khi không ai đồng ý với ta, đa phần sẽ có thái độ khó chịu. Từ Từ cảm thấy điều này đáng trân trọng. Vì Từ Từ đã gặp được nhiều người khi không đông quan điểm thì bắt đầu sân si nỗi lên như bão táp... Thật vui khi cùng D/Đ trò chuyện.

1 Chữ Duyên Đã Nói Lên Như Vậy. Hay thay một chữ Duyên.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top