Chúng sanh hay không chúng sanh ?

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
.

Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả.

Đại Bồ tát, nhìn đâu cũng thấy như như, muôn pháp đều đẳng tánh. Nói là hàng phục tâm, mà thật ra còn tâm đâu mà hàng phục. Không có tâm, nên không có hàng phục, chính gọi là hàng phục.

Nhìn nhất như, nên bao nhiêu loài chúng sanh cũng không thấy chúng sanh nào. Độ mà không độ, ấy gọi là độ vô lượng chúng sanh.

Bát nhã ba la mật đa, nói đến cái không, cái không sáng suốt vi diệu, còn gọi là Chân không ( Chân như ). Phật tánh của chúng sanh chỉ là cái bóng của Chân như. Từ nhận ra có Phật tánh, chúng sanh tìm về Chân như.

Từ cái không rỗng suốt vi diệu mà có cái gọi là sắc, tức là Diệu hữu.

Chân không diệu hữu, là nghĩa tuyệt đối của thượng thừa đại nghĩa. Thấu được nghĩa này sẽ không còn thấy có người tu chứng, có kẻ được độ. Vốn dĩ tròn nguyên, không hề sức mẽ hay biến dạng.

Đại bồ tát đạt được chổ này nên độ muôn ức chúng sanh ba thời đều vào Phật đạo. Không có chúng sanh trước, cũng không có chúng sanh sau, không có chúng sanh trên, cũng không có chúng sanh dưới.

Như mặt trăng và ánh sáng của mặt trăng, cái nào có trước, cái nào có sau? Cả hai không trước cũng không sau, cũng không thể tách rời mà hằng chiếu gọi muôn nơi khắp chốn. Ánh sáng từ mặt trăng mà có, mặt trăng do từ ánh sáng mà được nhận thấy. Bảo mặt trăng là Chân, ánh sáng là Vọng, từ Chân mà có Vọng, từ Vọng mà thấy Chân. Không thể tách rời, đó là Chân lý cuối cùng.
Đại bồ tát đạt được chổ này mà đã độ được hết thảy chúng sanh, trong sanh tử mà không thấy có sanh tử. Phật gọi là Đại Niết Bàn.

" Theo ngón tay chỉ mà thấy mặt trăng ".


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chào hoatihon ! Câu hỏi của con gái làm Vô Học lưỡng lự, vì Vô Học tự biết mình chỉ "mới ăn có nửa hủ chao" mà nói đến Đại Thừa Tuyệt Đối sợ e sẽ "vẽ hổ thành chó", nhưng nay bạn trẻ đã hỏi thì V/H xin đem hết sức mình gượng gạo thưa thốt vậy.

Bởi chưng đạo Phật đâu phải thấy VẠN PHÁP HƯ HUYỄN rồi hết chuyện đâu !

"Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc". (Bát Nhã Tâm Kinh)

Nếu thực sự đạo Phật chỉ thấy tới chỗ này thì còn đâu MẠNG MẠCH PHẬT GIÁO nữa ! Bởi nếu Không có gì cả, thậm chí cũng chẳng có gì là Trí Giác, không có gì là Chứng Đắc thì tinh tấn tu hành để làm gì, độ sinh để làm gì, khi Phật Quả _ Đại Viên Cảnh Trí _ không hề có ?

Các bạn ơi ! Phật pháp hãy còn "Kho Mật Tạng" cao tột, tuyệt đối nửa. Đó là phần Giáo Lý Đỉnh Cao, Giáo Lý Tối Thượng Thừa !

Nhiều Thiền giả, Học Giả tưởng rằng : Ở cái chỗ "đầu sào trăm trượng mà bước thêm bước nửa liền nhảy vào đất Như Lai":

Bách xích can đầu, tu tiến bộ,
Thập phương thế giới hiện toàn thân.

百 尺 竿 頭須 進 步
十 方 世 界 現 全 身


Không đâu, chỗ này chưa phải "đoạn cuối hành trình tu chứng trong Phật Giáo" bởi "VÔ TÂM DO CÁCH NHẤT TRÙNG QUAN" (buông hết vẫn chưa phải là Chân Lý Tuyệt đối).

Thế nào mới là Chân Lý cuối cùng của Phật Giáo ?

_ Đó là Giáo Lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU _ trong Không có Có, trong Có có Không, đó là chữ NHƯ THỊ, cũng là chữ NHƯ HUYỄN.
Bác VH "vẻ chó thành Hổ"
Báo hại Thế Hùng...
Con là Thế Hùng, kính xin bác Văn Học giảng rõ thêm về Giáo Lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.

Kính !
... nhìn "Hổ hóa Sen Vàng".

Hạ bút nhất điễm họa.
Hóa trùng trùng sự thế gian.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Con là Thế Hùng, kính xin bác Văn Học giảng rõ thêm về Giáo Lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.

Kính !

Chào bạn Thế Hùng ! Cám ơn câu hỏi của bạn.

Ban đầu, Giáo lý Căn Bản của đạo Phật, vì thuận theo điều Phật tử đang mong mỏi, đức Phật đã phương tiện nói : "Chúng sanh có Phật tánh, Chúng sanh rồi sẽ thành Phật".

Về sau, sau khi đã có những vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đã nếm được vị ngọt Giải Thoát, đắc quả A La Hán, đức Phật lại dạy Giáo Lý Nâng Cao rằng "Chúng sinh vốn chẳng chúng sinh gì !" "Tất cả các pháp hữu vi (trong đó có chúng sinh) đều là hư huyễn cả".

Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ, diệc như điển.
Ưng tác như thị quán.


Hết thảy các pháp hữu vi
Đều như ảo ảnh, khác gì chiêm bao
Lại như tia chớp trên cao
Thoạt nhìn, thoạt mất có nào thiệt đâu
.


(Kinh Kim Cang)

TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG CÓ TỰ TÁNH.

Dạy những điều này là đức Phật phá Pháp Chấp cho chư vị từ A La Hán đến những vị Sơ Tâm Bồ Tát.
Những vị A La Hán thì đã phá Ngã Chấp xong, nhưng chưa phá được Pháp Chấp. Vì chưa phá được Pháp Chấp, cho nên còn thấy thật có "Ta Bà khổ, Ta Bà quá khổ. Niết Bàn vui, Cực Lạc nhàn vui". Đây là lý do khiến cho hầu hết những vị A La Hán lìa bỏ cõi nhiểu nhương này để nhập Niết Bàn.

Con đường Đại Thừa là con đường Nhập Thế Độ Sinh, Độ Sinh không đơn thuần là cứu vớt chúng sinh từ chỗ khổ đến chỗ không có khổ, mà Độ Sinh có nghĩa là sống chung lộn với chúng sinh để nhận ra TẤT CẢ CHỈ LÀ HƯ HUYỄN.

TẤT CẢ LÀ HƯ HUYỄN thì chúng sinh lại thật có hay sao ?! Điều này PHẢI ĐỘ SINH mới thực chứng được, không thể "đóng cửa cốc" tịnh tu mà tưởng tượng ra được.

Biết được TẤT CẢ CHÚNG SINH CŨNG ĐỀU HƯ HUYỄN NHƯ VẠN PHÁP vẫn chưa phải là đích cuối. Mà hành giả phải "Dõng mãnh Tinh tấn lên để thu nhiếp (trả về) tất cả Huyễn về Như" . Đây là ý nghĩa của câu chú :

Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha

Huyễn là Không, nhưng Không này có cái gốc từ Như

Ví dụ như Bóng là giả, nhưng Bóng vốn có gốc từ Hình

tao-bong-do-cho-hinh-trong-photoshop%20cs6-06.PNG


Trong ví dụ trên, Hình dụ cho Như _ Chân Lý Tuyệt Đối _, Bóng dụ cho Vạn pháp Huyễn.

Vạn pháp Huyễn vốn từ Như mà Có, thì cái Như này không hẵn là Không Không, cái Như này chính là CHÂN KHÔNG, Chân Không vì bởi "trong Không có Có" ấy là CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU. Chữ DIỆU HỮU bổ nghĩa cho chữ CHÂN KHÔNG, cũng dạy cho ta rằng CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI là thực có, chứ không phải là "lông rùa sừng thỏ".

"Tu đi tu đi" nghĩa là chúng ta sẽ đến với điều CHÂN THẬT NHẤT, chứ không phải "tu đả đời" rồi lọt vào hư vô.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Văn Học !

Bác nói ngắn gọn quá, con không hiểu kịp.

_ Nếu Bồ tát thấy chúng sinh chỉ là ảo ảnh _ là giả ảnh trong chiêm bao _ thì Bồ tát "thi kệ" mấy cái ảo ảnh đi, còn độ sinh làm chi cho mệt ? Có độ cho lắm thì chúng sinh _ "nhân vật ảo" trong chiêm bao đâu có khá gì hơn được đâu (nếu có thì cũng chỉ là ảo cảnh mà thôi).

Kính xin bác giải nghi chỗ này !

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Bác nói ngắn gọn quá, con không hiểu kịp.
_ Nếu Bồ tát thấy chúng sinh chỉ là ảo ảnh _ là giả ảnh trong chiêm bao _ thì Bồ tát "thi kệ" mấy cái ảo ảnh đi, còn độ sinh làm chi cho mệt ? Có độ cho lắm thì chúng sinh _ "nhân vật ảo" trong chiêm bao đâu có khá gì hơn được đâu (nếu có thì cũng chỉ là ảo cảnh mà thôi).
Kính !
Bồ Tát là Bồ Đề = Giác Ngộ, Tát Đỏa = Chúng hữu tình, là chúng hửu tình giác ngộ. Giác ngộ gì?

Giác ngộ

Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ, diệc như điển.
Ưng tác như thị quán.

Hết thảy các pháp hữu vi
Đều như ảo ảnh, khác gì chiêm bao
Lại như tia chớp trên cao
Thoạt nhìn, thoạt mất có nào thiệt đâu.

Cái Ta cũng là ảo ảnh, cái Ta thấy, nghe, ..., cũng là ảo ảnh, cái "người" (chúng sinh) cũng là ảo ảnh ... tất cả là ảo ảnh hết, vậy thì "thi kệ" hay "làm chi cho mệt" tức là thấy "Ta" là thiệt còn "người" (chúng sinh) là ảo , như vậy thì chưa giác ngộ, chưa giác ngộ thì không gọi là Bồ Tát .

Thứ nữa là, khởi tâm "làm chi cho mệt" là còn Mạn, Nghi, Ác kiến (coi ta hơn người mới cứu độ là Mạn, khởi tâm nghi vấn điều lợi hại là Nghi, và có cái nhìn cái quan niệm phân biệt ta người là Ác kiến), còn mạn nghi ác kiến thì không phải Bồ Tát.

Thật ra thì Bồ Tát phải có cái nhìn "NHƯ THỊ" , chúng sanh như thị chúng sanh, Tà ma ngoại đạo như thị tà ma ngoại đạo, Phật Bồ Tát như thị Phật Bồ Tát. Tất cả đều là ảo ảnh nhưng "Như Thị".
(Duy Phật dự Phật, nãi năng cứu tận chư pháp thật tướng. Sở vị chư pháp như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bổn mạt cứu cánh đẳng).
Nghĩa là: "Chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột tướng chân thật của các pháp, nghĩa là các pháp: Tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy".

Bồ Tát, Năng độ _ Vô Sở Cầu, nghĩa là thường độ tất cả chúng sanh, nhưng không có tâm cầu, trên không cầu làm Phật Bồ Tát, dưới không cầu sanh ba cỏi sáu đường.

Vây là Bồ Tát Như Thị Kiến, Như Thị Hành.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Từ Từ rất ngưỡng mộ cách chia sẽ của đạo hữu D/Đ, khi không có sự đồng tình của người khác hay có đồng tình thì đều rất lạc quan. Một sự lạc quan rất nhẹ nhàng. Thường thì khi không ai đồng ý với ta, đa phần sẽ có thái độ khó chịu. Từ Từ cảm thấy điều này đáng trân trọng. Vì Từ Từ đã gặp được nhiều người khi không đông quan điểm thì bắt đầu sân si nỗi lên như bão táp... Thật vui khi cùng D/Đ trò chuyện.

1 Chữ Duyên Đã Nói Lên Như Vậy. Hay thay một chữ Duyên.

Chào bạn Từ Từ,

minh định cũng giống như bạn,rất cảm phục cô Diệu Đức ở điểm này.Và minh định cũng xin nói thêm ý rằng,thật ra việc các Pháp có thật hay chỉ là huyễn đối với chúng ta không quan trọng,cái quan trọng là Tâm chúng ta phản ứng thế nào đối với các Pháp mà thôi.Cái bàn,cái ghế,cái nhà,xe hơi hay cái thân này có Thật hay chỉ là Giả không quan trọng bằng việc cái Tâm của ta có chấp vào đó hay không thôi.Tu theo Đạo Phật là tu Tâm cho nên cái gì là Huyễn_Như_Không_Có là những cái xa vời...cái quan trọng là ngay tại lúc này cái Tâm ta như thế nào mà thôi.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Bác nói ngắn gọn quá, con không hiểu kịp.

_ Nếu Bồ tát thấy chúng sinh chỉ là ảo ảnh _ là giả ảnh trong chiêm bao _ thì Bồ tát "thi kệ" mấy cái ảo ảnh đi, còn độ sinh làm chi cho mệt ? Có độ cho lắm thì chúng sinh _ "nhân vật ảo" trong chiêm bao đâu có khá gì hơn được đâu (nếu có thì cũng chỉ là ảo cảnh mà thôi).

Kính xin bác giải nghi chỗ này !

Kính !

Chào Ngọc Tuấn ! Câu hỏi của bạn trẻ đã được chú Chiếu Thanh trả lời đầy đủ rồi, bạn có thỏa mãn chăng ? Nếu chưa, thì Vô Học xin bổ sung.

Khi Bồ Tát quán sát thấy CÁC PHÁP LÀ HƯ HUYỄN, nhưng vẫn có người quán (năng quán), đối tượng quán (sở quán); đạo Phật nói như vầy hãy còn chưa phải (bất viên), chưa đạt được Chánh Định. Cho nên mới chủ trương _ dạy các Bồ tát phải độ sinh.

Nếu còn thấy có chúng sinh là còn có việc phải làm, bất luận là thời gian bao lâu _ vô tận kiếp vị lai _ cũng phải giữ bổn nguyện mà làm không ngừng nghỉ.
Khi nào MÌNH VÀ CHÚNG SINH KHÔNG CÒN BỜ NGĂN nữa, MÌNH LÀ CHÚNG SINH, CHÚNG SINH LÀ MÌNH _ ĐỒNG TRI KIẾN PHẬT thì mới đủ, thì mới thôi, thì mới gọi là VIÊN MÃN PHẬT SỰ.

Cho nên Kinh Duy Ma Cật dạy :

Lúc bấy giờ Phật bảo Bồ Tát Di Lặc:

- Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

Di Lặc bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao ? - Nhớ lại lúc trước con nói hạnh "bất thối chuyển" , cho vị Thiên Vương ở cõi trời Đâu Suất và quyến thuộc của người, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng: "Ngài Di Lặc! Thế Tôn thọ ký cho Ngài một đời sẽ được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đó là đời nào mà Ngài được thọ ký ? Đời quá khứ chăng ? Đời vị lai chăng ? Đời hiện tại chăng ? Nếu là đời quá khứ thời quá khứ đã qua. Nếu là đời vị lai thời vị lai chưa đến. Nếu là đời hiện tại thời hiện tại không dừng (trụ)". Như lời Phật nói: "Này Tỳ Kheo! Như ông ngay bây giờ cũng sanh, cũng già, cũng chết !". Nếu dùng vô sanh mà được thọ ký, thì vô sanh tức là chánh vị, ở trong chánh vị cũng không thọ ký, cũng không được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thế nào Di Lặc được thọ ký một đời ư ? Là từ "Như" sanh mà được thọ ký, hay là từ "Như" diệt mà được thọ ký ? Nếu từ Như sanh mà được thọ ký, mà Như không có sanh. Nếu từ Như diệt được thọ ký, mà Như không có diệt.
Tất cả chúng sanh đều Như, tất cả Pháp cũng Như, các Thánh Hiền cũng Như, cho đến Di Lặc cũng Như. Nếu Di Lặc được thọ ký, tất cả chúng sanh cũng phải được thọ ký - Vì sao ? Vì Như không hai không khác. Nếu Di Lặc được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tất cả chúng sanh cũng đều được. Vì sao ? - Tất cả chúng sanh chính là tướng Bồ Đề, nếu Di Lặc được diệt độ, tất cả chúng sanh cũng phải diệt độ.

http://splashurl.com/mrj4r8n

CHO NÊN ĐỘ SINH CŨNG CHÍNH LÀ ĐỘ MÌNH VẬY !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
<iframe width="640" height="480" src="//www.youtube-nocookie.com/embed/57zboCeIkc4?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chào Ngọc Tuấn ! Câu hỏi của bạn trẻ đã được chú Chiếu Thanh trả lời đầy đủ rồi, bạn có thỏa mãn chăng ? Nếu chưa, thì Vô Học xin bổ sung.

Khi Bồ Tát quán sát thấy CÁC PHÁP LÀ HƯ HUYỄN, nhưng vẫn có người quán (năng quán), đối tượng quán (sở quán); đạo Phật nói như vầy hãy còn chưa phải (bất viên), chưa đạt được Chánh Định. Cho nên mới chủ trương _ dạy các Bồ tát phải độ sinh.

Nếu còn thấy có chúng sinh là còn có việc phải làm, bất luận là thời gian bao lâu _ vô tận kiếp vị lai _ cũng phải giữ bổn nguyện mà làm không ngừng nghỉ.
Khi nào MÌNH VÀ CHÚNG SINH KHÔNG CÒN BỜ NGĂN nữa, MÌNH LÀ CHÚNG SINH, CHÚNG SINH LÀ MÌNH _ ĐỒNG TRI KIẾN PHẬT thì mới đủ, thì mới thôi, thì mới gọi là VIÊN MÃN PHẬT SỰ.

Cho nên Kinh Duy Ma Cật dạy :

Lúc bấy giờ Phật bảo Bồ Tát Di Lặc:

- Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

Di Lặc bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao ? - Nhớ lại lúc trước con nói hạnh "bất thối chuyển" , cho vị Thiên Vương ở cõi trời Đâu Suất và quyến thuộc của người, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng: "Ngài Di Lặc! Thế Tôn thọ ký cho Ngài một đời sẽ được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đó là đời nào mà Ngài được thọ ký ? Đời quá khứ chăng ? Đời vị lai chăng ? Đời hiện tại chăng ? Nếu là đời quá khứ thời quá khứ đã qua. Nếu là đời vị lai thời vị lai chưa đến. Nếu là đời hiện tại thời hiện tại không dừng (trụ)". Như lời Phật nói: "Này Tỳ Kheo! Như ông ngay bây giờ cũng sanh, cũng già, cũng chết !". Nếu dùng vô sanh mà được thọ ký, thì vô sanh tức là chánh vị, ở trong chánh vị cũng không thọ ký, cũng không được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thế nào Di Lặc được thọ ký một đời ư ? Là từ "Như" sanh mà được thọ ký, hay là từ "Như" diệt mà được thọ ký ? Nếu từ Như sanh mà được thọ ký, mà Như không có sanh. Nếu từ Như diệt được thọ ký, mà Như không có diệt.
Tất cả chúng sanh đều Như, tất cả Pháp cũng Như, các Thánh Hiền cũng Như, cho đến Di Lặc cũng Như. Nếu Di Lặc được thọ ký, tất cả chúng sanh cũng phải được thọ ký - Vì sao ? Vì Như không hai không khác. Nếu Di Lặc được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tất cả chúng sanh cũng đều được. Vì sao ? - Tất cả chúng sanh chính là tướng Bồ Đề, nếu Di Lặc được diệt độ, tất cả chúng sanh cũng phải diệt độ.

http://splashurl.com/mrj4r8n

CHO NÊN ĐỘ SINH CŨNG CHÍNH LÀ ĐỘ MÌNH VẬY !

Kính bác Văn Học !

1.
"Khi nào MÌNH VÀ CHÚNG SINH KHÔNG CÒN BỜ NGĂN nữa, MÌNH LÀ CHÚNG SINH, CHÚNG SINH LÀ MÌNH _ ĐỒNG TRI KIẾN PHẬT thì mới đủ, thì mới thôi, thì mới gọi là VIÊN MÃN PHẬT SỰ."
Thưa bác, theo như bác đã nói "Khi mình và chúng sinh không còn bờ ngăn nữa" phải chăng như rượu hòa với sữa, lúc bấy giờ rượu không còn là rượu, sữa không còn là sữa, cả hai đều mất hết giá trị (là đồ bỏ đi) ? Như vậy chẳng khác nào đạo Phật biểu Phật tử đi tự sát ?

2.

CHO NÊN ĐỘ SINH CŨNG CHÍNH LÀ ĐỘ MÌNH VẬY !
Thưa bác, chúng ta có thể nói ngược lại ĐỘ MÌNH CHÍNH LÀ ĐỘ SINH hay không ?

Xin bác giải nghi cho con.

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Không rõ khả năng hiểu biết Phật pháp của các đạo hữu đến đâu, nhưng càng phân tích Từ Từ càng thấy rối và xa lạ.

Ở đây nói về Cái gì là Chúng Sanh và cái gì Không Là Chúng Sanh.

Thật sự khi nói Chúng Sanh hầu như ai cũng biết một cách chung chung là tất cả các loài động vật là chúng sanh. Còn lại thì không phải. Sau này về việc đặt nặng vấn đề ăn chay thì không ăn rau củ quả vì có mủ cũng cho là máu của rau củ quả nên lại phân ra Chúng Sanh Hữu Tình và Vô Tình ...

Có lẻ các đạo hữu nói quá sâu vào việc "không tưởng" nghĩa là vào các việc làm của "Bồ Tát Chư Phật". Thật ra chúng ta có lẻ đã đến lúc quán xa như vậy chưa. Có lẻ chỉ riêng Từ Từ cảm thấy như vậy là quá xa trong khi hiện tại chỉ ráng tu tập sao cho an lạc trước các cảnh trần chi phối...
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

1.
Thưa bác, theo như bác đã nói "Khi mình và chúng sinh không còn bờ ngăn nữa" phải chăng như rượu hòa với sữa, lúc bấy giờ rượu không còn là rượu, sữa không còn là sữa, cả hai đều mất hết giá trị (là đồ bỏ đi) ? Như vậy chẳng khác nào đạo Phật biểu Phật tử đi tự sát ?

2.

Thưa bác, chúng ta có thể nói ngược lại ĐỘ MÌNH CHÍNH LÀ ĐỘ SINH hay không ?

Xin bác giải nghi cho con.

Kính !

Cám ơn Hoatihon đã hỏi.

1.

Xin đạo hữu đừng nói "Đạo Phật biểu Phật tử đi tự sát" vì dầu sao đây vẫn là nơi công cộng, có nhiều Phật tử tâm hồn hãy còn quá đơn giãn, nghe không hiểu nghĩa sâu xa rồi làm bậy.... Tuy nhiên câu phát biểu của đạo hữu cũng gần đúng rồi đấy.

Thật tình đạo Phật không thấy chúng sinh có tự tánh _ nghĩa là có một cái Ngã tự hữu _ kể cả Ông Trời, Ông Thượng Đế, Ngọc Hoàng Thiên Tôn, hay Brahma ब्रह्म, Đại Ngã gì gì cũng thế. Mà bây giờ chúng sinh mê lầm nhận giả làm thật cho nên Luân Hồi Sinh Tử mãi không thôi.

Từ mê lầm chấp Ngã cho nên mê tín Thần quyền, từ mê lầm chấp Ngã cho nên tự ti mặc cảm, từ mê lầm chấp Ngã cho nên cầu an, chọn dễ dàng, chọn đơn giản (độ thứ tư trong Lục độ là Tinh Tấn, là dõng mãnh gở bỏ phàm tính, lầm chấp).

Tu theo đạo Phật thì càng ngày càng bớt chấp Ngã và những gì thuộc về Ta, kể cả những tư tưởng kém hiểu biết cũ. Cho đến bao giờ không còn một chút xíu Phàm tình thì Thánh giải sẽ hiện ra, đó không phải là "đạo Phật đã đánh mất CÁI NGÃ CỦA CHÚNG SINH" hay sao ?!

Có thể nói MẤT MÌNH THÌ MỚI ĐƯỢC ĐẠO.

2.

Câu Vô Học phát biểu (ĐỘ SINH CŨNG CHÍNH LÀ ĐỘ MÌNH) và câu Hoatihon nói (ĐỘ MÌNH CHÍNH LÀ ĐỘ SINH) tuy tương tự như nhau nhưng có hơi khác về hiệu quả.

Khi chúng ta quan trọng việc ĐỘ MÌNH (TỰ ĐỘ) thì vô tình đã tự "kết tủa" một màng cứng bảo vệ, khiến cho việc bào mòn Ngã chấp trở nên trì trệ. Còn nếu ai chỉ quan tâm nghĩ tưởng cho chúng sinh thì vô tình đã vô hiệu hóa Ngã chấp.

Mến !
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Không rõ khả năng hiểu biết Phật pháp của các đạo hữu đến đâu, nhưng càng phân tích Từ Từ càng thấy rối và xa lạ.

Ở đây nói về Cái gì là Chúng Sanh và cái gì Không Là Chúng Sanh.

Thật sự khi nói Chúng Sanh hầu như ai cũng biết một cách chung chung là tất cả các loài động vật là chúng sanh. Còn lại thì không phải. Sau này về việc đặt nặng vấn đề ăn chay thì không ăn rau củ quả vì có mủ cũng cho là máu của rau củ quả nên lại phân ra Chúng Sanh Hữu Tình và Vô Tình ...

Có lẻ các đạo hữu nói quá sâu vào việc "không tưởng" nghĩa là vào các việc làm của "Bồ Tát Chư Phật". Thật ra chúng ta có lẻ đã đến lúc quán xa như vậy chưa. Có lẻ chỉ riêng Từ Từ cảm thấy như vậy là quá xa trong khi hiện tại chỉ ráng tu tập sao cho an lạc trước các cảnh trần chi phối...

Kính chú Từ Từ !

Khi Admin thiết lập diễn đàn này đã có phân vùng. Ai thích cỗ nhạc thì đến sân khấu cải lương, ai nghe được nhạc thính phòng thì đến phòng hòa nhạc, không ai buộc người thích nghe cải lương vào thính phòng, nếu chú đã lở vào mà không thích chú có quyền đi ra, để yên lặng cho người khác nghe nhạc.

Ở đây là Box "Thảo Luận Phật Học Chuyên đề" không phải là box Thảo Luận Phật Học Phổ Thông cho nên bài viết của bác Văn Học, Thầy Tấn Hạnh, chú Chiếu Thanh hơi vượt quá tầm nhận thức của chú.

Điều này theo cháu, chú nên lẳng lặng rút lui êm, nếu có trách thì trách mình đã "vào lộn tiệm".

Kính ! :icon_razz: :icon_razz: :icon_razz:
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

......
Thật tình đạo Phật không thấy chúng sinh có tự tánh _ nghĩa là có một cái Ngã tự hữu _ kể cả Ông Trời, Ông Thượng Đế, Ngọc Hoàng Thiên Tôn, hay Brahma ब्रह्म, Đại Ngã gì gì cũng thế. Mà bây giờ chúng sinh mê lầm nhận giả làm thật cho nên Luân Hồi Sinh Tử mãi không thôi.
......
Kính bác Văn Học !

Bác nói "MẤT MÌNH THÌ MỚI ĐƯỢC ĐẠO", con thắc mắc "không biết điều bác nói có giống như Ấn giáo chủ trương hay không ?"

Theo Ấn độ giáo (Hindu), Brahman là Đại Ngã mà chúng ta là Tiểu Ngã, tu hành là chúng ta (chúng sinh) cố gắng "lội ngược dòng" để trở về hòa nhập cùng Đại Ngã, Đại Ngã là bản thể chúng ta (chúng sinh).

Phải chăng MẤT MÌNH đồng nghĩa với mất Tiểu Ngã (như giọt nước hòa vào biển cả) chỉ còn lại Đại Ngã, chúng ta (chúng sinh) là một phần của Đại Ngã ?.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Bác nói "MẤT MÌNH THÌ MỚI ĐƯỢC ĐẠO", con thắc mắc "không biết điều bác nói có giống như Ấn giáo chủ trương hay không ?"

Theo Ấn độ giáo (Hindu), Brahman là Đại Ngã mà chúng ta là Tiểu Ngã, tu hành là chúng ta (chúng sinh) cố gắng "lội ngược dòng" để trở về hòa nhập cùng Đại Ngã, Đại Ngã là bản thể chúng ta (chúng sinh).

Phải chăng MẤT MÌNH đồng nghĩa với mất Tiểu Ngã (như giọt nước hòa vào biển cả) chỉ còn lại Đại Ngã, chúng ta (chúng sinh) là một phần của Đại Ngã ?.

Kính !

Chào Hoatihon ! Cám ơn bạn đã hỏi.

MẤT MÌNH là nhận ra TA CHẲNG LÀ "CÁI THÁ GÌ" CẢ, đem cái "chẳng là cái thá gì" thì nhập vào cái gì được ?!

Mặc dầu có người định nghĩa : Brahman là hiện thực siêu việt không thay đổi, vô hạn, có ở khắp mọi nơi và là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng lượng, thời gian, không gian, các thể sống, và tất cả những gì vượt khỏi vũ trụ này. Nhưng người này không biết rõ Brahman bằng đức Phật, thực chất Brahman vẫn là một chúng sinh còn trong vòng Sinh Tử Luân Hồi, bởi vì chưa nhận rõ bản chất thực của Cái Ngã (vốn là Không). Đại Ngã vẫn là một lầm chấp _ thấy chúng sinh là một hiện thực (cái CÓ nhỏ) và đối tượng tột cùng chứng đến là một hiện thực khác (cái CÓ lớn).

Trong khi Kinh Kim Cang Phật nói : "Nhược Bồ tát hữu Ngã Tướng, Nhân Tướng, Chúng Sinh Tướng, Thọ Giả Tướng tức phi Bồ tát". (Nếu có Bồ tát nào mà còn thấy Tướng Ta, Tướng Loài Người, Tướng Chúng Sinh, Tướng Cảm Thọ tức chưa phải là Bồ tát).

Đại Ngã do còn bị dính Thọ Giả Tướng (phần vi tế chấp Ngã), cho nên không giống với Chân Lý Tuyệt Đối của đạo Phật.

"Một giọt nước hòa vào biển cả" cả hai đều là CÁI CÓ (PHÁP HỮU VI) _ H2O _ cho nên không giống với Chân Lý Tuyệt Đối của đạo Phật.

Với Chân Lý Tuyệt Đối của đạo Phật : CHÚNG SINH CHẲNG CHÚNG SINH GÌ, PHẬT QUẢ CHẲNG PHẬT QUẢ GÌ, cho nên không có chuyện đem cái này nhập vô cái kia. mà CÁI GÌ CŨNG KHÔNG TƯỚNG HẾT.

KHÔNG TƯỚNG NÊN TÙY BIẾN MUÔN TRÙNG

THẬT TÁNH THÌ NHƯ NHIÊN, NHƯ THỊ.


Cũng như bóng đêm và ánh sáng, hai cái này KHÔNG HÒA VÀO NHAU ĐƯỢC. Có ánh sáng thì không có bóng tối, bóng tối vốn không có thực thể thì hòa cái gì được ?!

Nói MẤT MÌNH là nói bóng tối tự mất, khi ánh sáng đến, mất mà không ai biết mất đi đâu, vì bóng tối đâu có CÓ đâu mà đi đâu về đâu !

Mến !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào Hoatihon ! Cám ơn bạn đã hỏi.

MẤT MÌNH là nhận ra TA CHẲNG LÀ "CÁI THÁ GÌ" CẢ, đem cái "chẳng là cái thá gì" thì nhập vào cái gì được ?!

Mặc dầu có người định nghĩa : Brahman là hiện thực siêu việt không thay đổi, vô hạn, có ở khắp mọi nơi và là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng lượng, thời gian, không gian, các thể sống, và tất cả những gì vượt khỏi vũ trụ này. Nhưng người này không biết rõ Brahman bằng đức Phật, thực chất Brahman vẫn là một chúng sinh còn trong vòng Sinh Tử Luân Hồi, bởi vì chưa nhận rõ bản chất thực của Cái Ngã (vốn là Không). Đại Ngã vẫn là một lầm chấp _ thấy chúng sinh là một hiện thực (cái CÓ nhỏ) và đối tượng tột cùng chứng đến là một hiện thực khác (cái CÓ lớn).

Trong khi Kinh Kim Cang Phật nói : "Nhược Bồ tát hữu Ngã Tướng, Nhân Tướng, Chúng Sinh Tướng, Thọ Giả Tướng tức phi Bồ tát". (Nếu có Bồ tát nào mà còn thấy Tướng Ta, Tướng Loài Người, Tướng Chúng Sinh, Tướng Cảm Thọ tức chưa phải là Bồ tát).

Đại Ngã do còn bị dính Thọ Giả Tướng (phần vi tế chấp Ngã), cho nên không giống với Chân Lý Tuyệt Đối của đạo Phật.

"Một giọt nước hòa vào biển cả" cả hai đều là CÁI CÓ (PHÁP HỮU VI) _ H2O _ cho nên không giống với Chân Lý Tuyệt Đối của đạo Phật.

Với Chân Lý Tuyệt Đối của đạo Phật : CHÚNG SINH CHẲNG CHÚNG SINH GÌ, PHẬT QUẢ CHẲNG PHẬT QUẢ GÌ, cho nên không có chuyện đem cái này nhập vô cái kia. mà CÁI GÌ CŨNG KHÔNG TƯỚNG HẾT.

KHÔNG TƯỚNG NÊN TÙY BIẾN MUÔN TRÙNG

THẬT TÁNH THÌ NHƯ NHIÊN, NHƯ THỊ.


Cũng như bóng đêm và ánh sáng, hai cái này KHÔNG HÒA VÀO NHAU ĐƯỢC. Có ánh sáng thì không có bóng tối, bóng tối vốn không có thực thể thì hòa cái gì được ?!

Nói MẤT MÌNH là nói bóng tối tự mất, khi ánh sáng đến, mất mà không ai biết mất đi đâu, vì bóng tối đâu có CÓ đâu mà đi đâu về đâu !

Mến !

Chào bác Văn Học,

Cho minh định hỏi Vô Ngã và Tánh Không có gì khác nhau không bác ?Nếu có thì nó khác nhau như thế nào ?

Thân.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào bác Văn Học,

Cho minh định hỏi Vô Ngã và Tánh Không có gì khác nhau không bác ?Nếu có thì nó khác nhau như thế nào ?

Thân.

Chào minhđịnh ! Cám ơn câu hỏi của bạn.

1. _ Chứng Vô Ngã là MẤT MÌNH cũng là THẤY KHÔNG CÓ TA, THẤY TA CHỈ LÀ MỘT HỢP THỂ CỦA NGŨ UẨN, khi ngũ uẩn “đường ai nấy đi” thì Ta là cái gì đâu ! Thật chứng Vô Ngã thì gọi là A La Hán.

Bậc Duyên Giác _ Bích Chi Phật _ do quán Thập Nhị Nhân Duyên ở nơi mình mà phát sanh Tuệ Giác rằng "12 nhân duyên nầy chuyền níu nhau chặt chẽ, mới hình thành cuộc sống (Luân Hồi Sanh Tử), nếu 12 nhân duyên nầy KHÔNG chuyền níu nhau nữa, thì KHÔNG THẤY TA Ở ĐÂU CẢ". (NHÂN VÔ NGÃ)

Đạo Phật thường dùng các Pháp Quán để lần đưa Hành giả vào Định (Chỉ), khi CHỈ và QUÁN đã đủ thì hành giả THỰC CHỨNG.

2. _ Đại Thừa thì hướng về Chúng sinh, hay nói rõ hơn là hướng về Vạn Pháp mà Quán (chớ không chỉ quán sát nội tâm Ta nữa). Quán thường xuyên miên mật thì sanh Định lực. Khi Định lực đủ thì Hành giả thực chứng VẠN PHÁP VỐN KHÔNG CÓ TỰ TÁNH _ hay còn gọi là PHÁP VÔ NGÃ _ đây cũng gọi là thực chứng TÁNH KHÔNG CỦA VẠN PHÁP.

Khi hành giả thực chứng TÁNH KHÔNG CỦA VẠN PHÁP, thì được gọi là Bồ tát Bất Thối (Địa thứ 7 trong Thập Địa).

Khi hành giả thực chứng TÁNH KHÔNG CỦA VẠN PHÁP thì đương nhiên Cái Tôi của hành giả _ vốn là một pháp trong vạn pháp _ cũng tự nhiên mất cái "lực kết dính". Nghĩa là khi chứng ngộ TÁNH KHÔNG của vạn pháp thì cũng đồng thời chứng luôn cái NHÂN VÔ NGÃ.

KẾT LUẬN :

Chứng ngộ Tánh Không _ PHÁP VÔ NGÃ _ thì sâu sắc hơn (cao hơn) là chứng ngộ VÔ NGÃ _ NHÂN VÔ NGÃ.


Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Thưa quý đạo hữu !

Trong pháp giới bao la, đạo Phật phân ra 2 loại, Hữu Tình và Vô Tri.

Hữu tình gồm 6 giống Chúng sinh (Thiên, Nhân, Tu La, Súc sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục) mê lầm, chịu trôi lăn trong Sinh Tử Luân Hồi; và 4 bậc Thánh đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi (A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật).

Vô tri gồm gạch cát đá, cây cỏ, trời mây non nước, .....v....v....

Tính Không hay nghĩa của chữ Không trong Giáo Lý Bát Nhã đã được Vô Học minh họa ra như sau :



[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/TinhKhongampVoNga_zps3996f8eb.jpg"].

























































.[/NEN]
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cho minh định hỏi Vô Ngã và Tánh Không có gì khác nhau không bác ?Nếu có thì nó khác nhau như thế nào ?

Kính Minh Định !

Tôi chỉ là học lớm được trong d/đ, xin có ý như vầy:

Vô Ngã và Tánh Không, khác và giống nhau:

_ Cả hai thuộc phạm trù "cái Thấy Biết" của Tuệ Giác. Khi đã sáng "con mắt Tuệ" thì sẻ nhìn rỏ bản chất thực của Vô Ngã Và Tánh Không.

_ Vô ngã và Tánh Không, không phải là làm như thế này hoặc làm như thế kia mà được. Vô ngã và Tánh Không, cũng không phải là cái để mà hành, mà đắc, hoặc là để hiểu và biết. Nên nhớ rằng, đừng mong cầu để được vô ngã hoặc Tánh Không, tại sao vậy? Vì khi mong cầu Vô ngã hoặc Tánh Không, rồi quyết định thành tựu cái Vô ngã ấy, cái Tánh Không ấy, thì cuối cùng sẽ đạt được một cái NGÃ_VÔ NGÃ, cái TÁNH HỬU TÁNH KHÔNG.

_ Hiểu đơn giản là vì CHẤP NGÃ nên lập VÔ NGÃ. Vì chấp có TỰ TÁNH nên nói TỰ TÁNH KHÔNG. Chúng sanh vì Lục căn duyên với Lục trần sanh ra lục thức, giử mãi tâm thức ấy làm Tánh, nhơn vì Tánh ấy sinh chấp Ngã. Vậy, Chấp có "Tự Tánh" trước rồi Chấp Ngã. Đó là giải bày theo lý, chứ trong "Cảnh Giới Vô Minh" thì không thể nói cái nào là trước hay sau.

___________________

Thưa, như thế nào thì thấy như thế ấy, như thế ấy với khuôn mặt như thực của mình, không thêm, không bớt, không thủ, không xả. Và đấy mới bước qua phạm trù của quán chiếu Bát Nhã, của Tuệ giác. Tuệ giác là thường trực trú nơi "vô ngã", cũng là trú nơi "Tánh không" .

Và thưa, nói "trú" một cách cố ý, vì rằng, phải thường trực trú nơi cái hiện tiền trôi chảy của tâm niệm, của tư tưởng. Bất kể tâm niệm, tư tưởng ấy là gì, là tốt, là xấu, là đục, là trong cũng đều được ghi nhận một cách rõ ràng, chân xác! Nói cách khác, phải thường trực chánh niệm, tinh tấn và tỉnh giác trước các pháp đến và đi qua tâm thức.

Thưa, thường trực lắng nghe chính mình một cách khách quan, đừng đồng lõa với cái gì, mà cũng đừng chấp nhận, phản ứng hoặc biện hộ cho cái gì. Tuệ Giác trong sáng, sắc bén, không thiên vị và hoàn toàn trung chính. Đừng bất mãn cái gì, đừng mong muốn cái gì, vì bất mãn là sân, mong muốn là tham! Vậy chỉ có một việc duy nhất là chăm chú và trầm tĩnh lắng nghe. Chỉ có lắng nghe như vậy mới cắt đứt được tham sân và thấy rõ Vô ngã là gì, Tánh Không là gì!

Khi thấy thì Tất cả Pháp đều là Không, đều là Vô ngã, không tự tính thì lấy gì để sở đắc, thành tựu? Hoàn toàn không! Rốt ráo không! Tuy nhiên, cái không ấy không phải là hư vô mà nó là chìa khóa để mở cửa Niết Bàn!

Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên