Vạn Vấn

Chương 11

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15/9/18
Bài viết
441
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Chương 11: "Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Tu Ðà Hoàn ăn. Cho/(cúng dường) một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho/(cúng dường)một vị Tư Ðà Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A Na Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A La Hán ăn. Cho/(cúng dường) mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Bích Chi Phật ăn. Cho/(cúng dường) một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật). Cho/(cúng dường) một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".

Đức Phật là bậc tối thắng, chí cao nên được người xưng là Vô Thượng Sĩ. Như vậy sao một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng lại bằng ngàn ức Tam Thế Phật?

Như thế nào là Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng?

Kính, vạn vấn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,735
Điểm tương tác
805
Điểm
113
Đúng là Vạn Vấn,

Đã Vô (niệm, trụ, tu, chứng) rồi còn hỏi là như thế nào nữa

Nếu còn có cái trạng thái như thế nào để là thì tức Phi vô rồi, cho nên Tam Thế Phật vẫn còn là danh tự của tướng thế gian, đương nhiên chẳng bằng Vô kia rồi vì phi tướng phi thọ, làm sao mà cúng đây ?
 

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
Không một ai biết dừng ở những gì ở ngay nơi mình không biết.
Đức Phật là người biết dừng cái Tâm ngài ở ngay nơi cái thân vô ngã này.
Không biết chính là Tâm mình. Cái biết mà mình cho là biết, hay là mình muốn biết là nghiệp chướng của mình.
Biết là trói buộc. Buông bỏ cho hết cái biết mới là giải thoát.
Không biết không phải là không biết mà là biết rõ rằng cái thân tâm này vô ngã.
 

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,735
Điểm tương tác
805
Điểm
113
Không một ai biết dừng ở những gì ở ngay nơi mình không biết.
Đức Phật là người biết dừng cái Tâm ngài ở ngay nơi cái thân vô ngã này.
Không biết chính là Tâm mình. Cái biết mà mình cho là biết, hay là mình muốn biết là nghiệp chướng của mình.
Biết là trói buộc. Buông bỏ cho hết cái biết mới là giải thoát.
Không biết không phải là không biết mà là biết rõ rằng cái thân tâm này vô ngã.
Hí Hí,

Tại sao phải giả vờ không biết khi cái thấy vô lý nó lồ lộ ra như vậy.

Từ khi nào không biết lại là "biết rõ thân tâm này vô ngã" ? "Không biết chính là tâm mình" ?

Giả sử có ai nói với Dừng là : Tôi không biết vì tôi biết rõ thân tâm tôi vô ngã, không biết chính là tâm tôi; thì Dừng thấy người ấy nói vậy có hợp lý chăng ? Chả lẽ người Trí lại thành ra lẫn lộn các pháp.

Phải hiểu Không biết tức Vô Minh là không sáng suốt, không rõ ràng. Việc chúng ta thực sự không sáng suốt nó nhiều lắm, nhưng đều đặt căn bản trên sinh tử, trên thân này. Thay vì giả vờ không biết, thì hãy đập tan ngay cái căn bản ấy:

Vì sao Dừng lại sinh ra đời để chịu sinh tử ? Rốt sau thân này thành tro thành đất, Dừng sẽ đi về đâu ?

Như vậy có phải hơn không, thay vì lại đi nghi ngờ sự thật hiển nhiên: Thân tâm vô thường vì do các duyên hoà hợp biến hiện, vì do duyên hoà hợp biến hiện nên thân tâm này vô ngã. Nghi ngờ chân lý này chính là 1 trong năm hạ phần kiết sử, làm ngăn che trí tuệ, khiến cho ngũ lực Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ khó thành tựu.

Rõ ràng Phật dạy, nhờ chánh Tín mà chánh Tuệ sinh do kiên trì Chánh Hạnh tức Giới và Kinh.

Mến kính,
Ba Tuần
KINH KITAGIRI đã viết:
Này các Tỷ-kheo, thế nào là người tùy tín hành?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc có tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, sau khi đã thấy với trí tuệ nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ.
Nếu vị này có đủ lòng tin và lòng thương đối với Như Lai, thời vị này sẽ có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
 
Last edited:

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
Đức Phật đang ngồi, thấy hai người khiêng con heo đi qua. Ngài hỏi:

- Cái đó là gì vậy ?

- Phật có trí toàn giác, thế mà con heo lại không biết ?
 

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
Chương 11: "

Như thế nào là Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng?

Kính, vạn vấn.
Có kẻ dị học đến hỏi Phật:

- Các pháp là thường chứ ?

Thế Tôn không đáp.

Lại hỏi:

- Các pháp vô thường đấy chứ ?

Phật cũng không đáp.

Kẻ dị học ấy nói:

- Thế Tôn là bậc toàn giác, sao không đáp lời tôi ?

Thế Tôn nói:

- Các điều ông hỏi, đều là ngôn luận vô nghĩa.
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,129
Điểm tương tác
720
Điểm
113
Chương 11: "Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Tu Ðà Hoàn ăn. Cho/(cúng dường) một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho/(cúng dường)một vị Tư Ðà Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A Na Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A La Hán ăn. Cho/(cúng dường) mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Bích Chi Phật ăn. Cho/(cúng dường) một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật). Cho/(cúng dường) một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".

Đức Phật là bậc tối thắng, chí cao nên được người xưng là Vô Thượng Sĩ. Như vậy sao một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng lại bằng ngàn ức Tam Thế Phật?

Như thế nào là Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng?

Kính, vạn vấn.
Hề hề,

Kinh điển Phật giáo thường có ba nghĩa: Hiển nghĩa (ngôn ngữ thông tục là nghĩa đen), Liễu nghĩa (thông tục là nghĩa bóng) và Mật nghĩa (Tức Huyền nghĩa hay Mật khải: là khoảng khắc hành giả Ngộ Nhập hay đắc Đạo-Quả hay Giác ngộ...)
Trong chương 11 của Tứ Thập Nhị Chương Kinh thì nêu lên hai nghĩa Hiển và Liễu đồng hướng đến Mật nghĩa (Khuyến tấn người Phật tử hướng về Giải thoát)
Hiển nghĩa: là nhấn mạnh đến Quả Phước do Bố thí ở trong vòng nhân quả thế gian nên có thứ bậc nhất nhì do vậy Kinh liệt kê từ thấp đến cao.
Liễu nghĩa: là phép Vô tướng Bố thí (Vô tu, Vô chứng, Vô niệm, Vô trú) tức bố thí mà không bố thí gì cả vì bố thí mà có cho vật gì đâu, bố thí mà không có ai là người bố thí không có ai là người nhận cũng như bố thí mà không có gì gọi là quả phước. Đó chính là Bố thí Ba la mật đa, vang danh dưới danh tự Vô Úy Thí mới là bố thí tối thượng
Trong văn hệ Pali tạng, thì Hiển nghĩa này được truyền giảng với danh xưng Cúng Dường Pháp trong một câu chuyện ghi trong Bản Sự khi Thánh tăng Ananda được một đại thí chủ cúng dường hai xấp vải rất quý để may tăng y. Khi đó ngài nảy ý cúng đường lại cho bậc tôn quý nhất nên được Phật Đà chỉ dạy đó chính là Cúng Dường Pháp, tôn quý nhất trong Tam Bảo.


Trừng Hải
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,735
Điểm tương tác
805
Điểm
113
Đức Phật đang ngồi, thấy hai người khiêng con heo đi qua. Ngài hỏi:

- Cái đó là gì vậy ?

- Phật có trí toàn giác, thế mà con heo lại không biết ?
Oan cho Phật rồi chỉ vì suy tưởng,
Phật không biết sao lại hỏi được ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,735
Điểm tương tác
805
Điểm
113
Mượn bốn vật giả làm thân thể
Tâm vốn không, do cảnh thành thiệt
Vật là giả vì duyên hợp, như thân thể này duyên hợp, vốn là vô ngã, mượn được thì lại có ngã, tâm ngã sao Không nên còn phân biệt cảnh tâm, thiệt giả.
 

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
Thế Tôn sắp vào Niết-bàn. Bồ-tát Văn Thù thỉnh Phật thuyết pháp (chuyển pháp luân) lần nữa. Phật bảo:

- Văn Thù ! Ta 49 năm trụ thế, chưa từng nói một lời, nay ông lại thỉnh ta tái chuyển pháp luân, ắt cho là ta từng có chuyển pháp luân đấy ư ?

 

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
***​

Thế Tôn có lần đang ngồi một mình dưới cội cây Ni-câu-luật. Nhân đó có hai người thương nhân hỏi:

- Thế Tôn có thấy xe đi qua không ?

Đáp:

- Không thấy.

Thương nhân hỏi:

- Có nghe không ?

Đáp:

- Không nghe.
 

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,735
Điểm tương tác
805
Điểm
113
Thế Tôn sắp vào Niết-bàn. Bồ-tát Văn Thù thỉnh Phật thuyết pháp (chuyển pháp luân) lần nữa. Phật bảo:

- Văn Thù ! Ta 49 năm trụ thế, chưa từng nói một lời, nay ông lại thỉnh ta tái chuyển pháp luân, ắt cho là ta từng có chuyển pháp luân đấy ư ?

Thế Tôn chưa từng lìa Niết Bàn, sao lại nói sắp vào Niết Bàn. Cũng thế, Thế Tôn chưa từng ngưng chuyển luân, sao còn đòi chuyển pháp luân nữa.

Thật là dư thừa mà.
 

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
A Nan bạch Phật:

- Hôm nay con vào thành, thấy một chuyện lạ.

Phật hỏi:

- Thấy chuyện gì lạ ?

Tôn giả đáp:

- Khi vào thành con thấy một đám ca hát nhảy múa, lúc ra thành thì thấy hết thảy đều đã chết.

Phật nói:

- Ta hôm qua vào thành cũng gặp một chuyện lạ lùng.

Tôn giả nói:

- Xin hỏi Thế Tôn thấy gì lạ ?

Phật bảo:

- Lúc ta vào thành thấy một đám ca hát nhảy múa, lúc ra khỏi thành vẫn thấy đám
 

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,735
Điểm tương tác
805
Điểm
113
Người hỏi: - Thầy biết tôi không ?

- “Tôi” tức là chẳng biết, biết là chẳng phải “Tôi”.

Tôi là chẳng biết, chẳng biết là vô minh, thế Dừng là vô minh à ? Dừng là vô minh thì làm sao thành giác ngộ ? (Tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật ?)

Dừng là vô minh, biết là minh, vô minh chẳng phải minh thì đúng rồi ?

Nhưng không, "vô minh thật tánh, tức Phật tánh" , phật là giác, giác là biết, tánh biết là thật tánh của vô minh. Nay nói vô minh chẳng phải minh, là vì chưa thấy tánh thật rồi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 8)
Bên trên