Vạn Vấn

Chương 11

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hề hề,

Mấy câu hỏi thuộc loại a, bờ, cờ...Phật giáo phổ thông này sao hỏi có vẻ trịnh trọng vậy nhỉ, he he

Vũ trụ của Phật giáo là Tam giới: Tam giới do Nghiệp hình thành.
Tỉnh giác vốn là bản nhiên tánh, tức vốn dĩ xưa nay vậy.
"Nhât thiết duy tâm tạo" đúng ra phải nói "Vạn pháp duy thức" (Nói "Vạn pháp duy tâm tạo" là đã có sự cải biên về sau rùi, he he); cũng chỉ là quan điểm luận giải của một tông phái Phật giáo gọi là Duy thức tông. Theo tông này thì do thức vốn là không, bởi ô nhiễm cảnh trần bụi đời (Kiến Tư Hoặc) và vọng tưởng (Vô minh hoặc) nên tất cả các pháp do thức tạo đều là Hư huyễn mà tông này gọi là Biến kế sở chấp (Tạm gọi là vậy vì chưa phải lúc để nói Pháp, hề hề, là gì?)

Trừng Hải

Note: trả lời vì Ba Tuần nhức đầu thui chứ không có ý định tiếp tục thảo luận, hề hề

Chào bạn Trừng Hải.

Bạn không muốn thảo luận thêm vì chắc bạn cũng tự biết mình sai, sợ càng nói càng sai. Đúng không? Để tôi chỉ ra những cái sai ngay từ câu giải đáp của bạn.

- Bạn nói vũ trụ tam‭ giới do Nghiệp tạo ra. Không cần biết Nghiệp là gì, nhưng Phật giáo khuyên chúng ta đừng nên tạo Nghiệp, tức là Nghiệp do con người sống trong tam giới tạo ra. Nói vậy có nghĩa là những thứ trong tam giới tạo ra Nghiệp, còn bạn lại nói Nghiệp tạo ra tam giới.

- Bạn nói "Tỉnh giác vốn là bản nhiên tánh, tức vốn dĩ xưa nay vậy" thì cũng tức là cho rằng nó có sẵn. Tôi chờ bạn Ba Tuần nói xem có giống ý của bạn hay không.

Bạn nói "Nhât thiết duy tâm tạo" thay bằng 'Vạn pháp duy thức' thì đúng hơn, nhưng thật ra nghĩa hai câu đó chẳng có gì khác nhau, vì nói Tâm hay Thức gì cũng được.

- Bạn nói do Thức bị ô nhiễm cảnh trần nên tạo ra các pháp. Hài hước nhỉ, cũng giống như nói tam giới do nghiệp tạo. Cảnh trần cũng là các pháp chứ gì khác, vậy mà bạn cho rằng cảnh trần làm ô nhiễm Thức để rồi Thức...tạo ra cảnh trần! Bó tay.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Ủa, mà kể cũng lạ nhỉ. Ở câu trên Trừng Hải cho rằng vạn vật do Nghiệp tạo ra, ở câu dưới thì lại do Thức tạo ra. Ý bạn cho rằng Nghiệp tức là Thức phải không?

Trừng Hải cho rằng Tâm không phải là Thức, còn Nghiệp cũng là Thức?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,328
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Chào bạn Trừng Hải.

Bạn không muốn thảo luận thêm vì chắc bạn cũng tự biết mình sai, sợ càng nói càng sai. Đúng không? Để tôi chỉ ra những cái sai ngay từ câu giải đáp của bạn.

- Bạn nói vũ trụ tam‭ giới do Nghiệp tạo ra. Không cần biết Nghiệp là gì, nhưng Phật giáo khuyên chúng ta đừng nên tạo Nghiệp, tức là Nghiệp do con người sống trong tam giới tạo ra. Nói vậy có nghĩa là những thứ trong tam giới tạo ra Nghiệp, còn bạn lại nói Nghiệp tạo ra tam giới.

- Bạn nói "Tỉnh giác vốn là bản nhiên tánh, tức vốn dĩ xưa nay vậy" thì cũng tức là cho rằng nó có sẵn. Tôi chờ bạn Ba Tuần nói xem có giống ý của bạn hay không.

Bạn nói "Nhât thiết duy tâm tạo" thay bằng 'Vạn pháp duy thức' thì đúng hơn, nhưng thật ra nghĩa hai câu đó chẳng có gì khác nhau, vì nói Tâm hay Thức gì cũng được.

- Bạn nói do Thức bị ô nhiễm cảnh trần nên tạo ra các pháp. Hài hước nhỉ, cũng giống như nói tam giới do nghiệp tạo. Cảnh trần cũng là các pháp chứ gì khác, vậy mà bạn cho rằng cảnh trần làm ô nhiễm Thức để rồi Thức...tạo ra cảnh trần! Bó tay.com

Hề hề,

Hoặc là Doccoden kiến văn hạn chế nên "Thực bất tri kỳ vị" hoặc Doccoden lười biếng không chịu thâm nhập và khảo sát câu trả lời mà chỉ nói quấy nói quá để chờ tha nhân trả lời rồi khảo nghiệm và tiếp thu (Thời xưa cổ nhân gọi là "trộm pháp".

Trừng Hải sẽ làm rõ thêm các câu trả lời (ở chừng mực vừa phải, nếu Doccoden hứng thú thì tự tìm hiểu bằng không thì cứ hề hề làm người "thực bất tri kỳ vị")

Kiến văn về chữ Nghiệp của bạn rất nông cạn. Chữ Nghiệp này đại diện cho Luật Nhân Quả (trong đó có luật nhân quả tương quan mà bạn chỉ thấy phần thô), nếu tự tìm hiểu thêm bạn sẽ mở rộng được biên cương cảnh giới suy nghĩ của mình chứ không bị kiến văn hạn hẹp quy định sự tư duy.
Phật giáo lấy Duyên khởi (Hay Nhân duyên, Thập nhị nhân duyên) làm luật trung tâm để giải thích các hiện tượng, cơ chế và vận hành của cả vật chất lẫn tinh thần về Nhân sanh và Vũ trụ nơi con người hiện tồn; đó là luật Nghiệp cảm Duyên khởi dùng nghiệp để giải thích sự hình thành của vũ trụ. Ngòai Nghiệp cảm Duyên khởi còn có luận thuyết khác như A lại da Duyên khởi, Lục đại Duyên khởi...nhưng bởi chỉ có Nghiệp cảm Duyên khởi đều được cả Nguyên thủy và Phát triển chấp nhận nên Trừng Hải mới chọn còn các luật duyên khởi khác thì có nhiều tranh cải giữa các tông phái nên thôi..
Trên là nói về Lý còn về Sự thì Vũ trụ quan Phật giáo lấy núi Tu di (Sumeru - Cao diệu sơn) làm trụ cột trung tâm để Tam giới hình thành (từ tiểu thiên....đại thiên). Cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa đều cho rằng Tu di sơn là do Nghiệp hình thành (Tu di sơn này gồm có Nghiệp Thiện và Ác. Hai nghiệp này luôn có sự cân bằng nên Tu di sơn tồn tại nhưng khi nghiệp ác lấn át nghiệp lành làm mất sự cân bằng thì Tu di sơn sụp đổ, vũ trụ tan rả và hoại không: không còn gì tồn tại kể cả đất nước gió lửa hay các hạt điện tử (Nói thêm chơi cho vui thôi, hề hề).

Về câu "Nhất thiết duy tâm Tạo" xuất xứ từ Hoa Nghiêm Kinh hàm tàng nhiều vấn đề hơn là chuyên nhất về pháp tướng thuộc Duy thức tông, mà chính câu "Tam giới duy tâm. Vạn pháp duy thức" mới sát vấn đề mà Doccoden hỏi, hề hề. Duy thức tông thì cho rằng Thức chính là Tâm nhưng thực ra vẫn có nhiều tranh cải giữa các bộ phái, cũng không nên đề cập đến, hề hề.
Đương nhiên Thức vốn là Không (Ngũ uẩn vô ngã mờ, hề hề) nhưng do Không vốn vô tác nên nó ô nhiễm "Cảnh đời, Bụi trần" mà thành hoặc lậu. Do đó các Pháp do Thức sinh (gọi là Biến kế sở chấp) đều là Hư huyễn (Cảnh đời, bụi trần là chữ chuyển dịch Việt ngữ từ thuật ngữ Kiến Tư hoặc và Trần sa hoặc đó thôi. Do vốn ngôn ngữ Doccoden hạn chế hay tri kiến không sắt bén nên...bối rối, hề hề).


Trừng Hải
Note: phần trên là chỉ để làm rõ các câu trả lời trước chứ không phải thảo luận, hề hề
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,328
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Ủa, mà kể cũng lạ nhỉ. Ở câu trên Trừng Hải cho rằng vạn vật do Nghiệp tạo ra, ở câu dưới thì lại do Thức tạo ra. Ý bạn cho rằng Nghiệp tức là Thức phải không?

Trừng Hải cho rằng Tâm không phải là Thức, còn Nghiệp cũng là Thức?

Hề hề,

Bối rối là do kiến thức căn bản Phật học bị thiếu sót.
Nên tìm đọc bộ "Phật học phổ thông" của Cố HT Thích Thiên Hoa để trang bị thêm kiến thức nền tảng


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

quang

Registered
Phật tử
Tham gia
3/7/24
Bài viết
6
Điểm tương tác
5
Điểm
3
Nếu vì lẽ phải khiến tâm mình sân si, suy nghĩ và hành xử cực đoan, thì lẽ phải đó là gần hay xa chân lý? Theo mình là xa.
Thưa thầy @vienquang2 và các bạn, Quang xin sám hối vì đã nói sai ở phần bôi đậm trên.
Khi hậu xét Quang nhận ra rằng, "Hành xử cực đoan" chỉ là đánh giá trên hình thức bên ngoài, do định kiến của Quang áp đặt lên người khác, vì vội vã đánh giá một người qua cách hành xử bên ngoài mà vô tình hàm oan cho họ thì thật tội lỗi nếu như mục đích và tâm của họ là chân chính.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hề hề,

Hoặc là Doccoden kiến văn hạn chế nên "Thực bất tri kỳ vị" hoặc Doccoden lười biếng không chịu thâm nhập và khảo sát câu trả lời mà chỉ nói quấy nói quá để chờ tha nhân trả lời rồi khảo nghiệm và tiếp thu (Thời xưa cổ nhân gọi là "trộm pháp".

Trừng Hải sẽ làm rõ thêm các câu trả lời (ở chừng mực vừa phải, nếu Doccoden hứng thú thì tự tìm hiểu bằng không thì cứ hề hề làm người "thực bất tri kỳ vị")

Kiến văn về chữ Nghiệp của bạn rất nông cạn. Chữ Nghiệp này đại diện cho Luật Nhân Quả (trong đó có luật nhân quả tương quan mà bạn chỉ thấy phần thô), nếu tự tìm hiểu thêm bạn sẽ mở rộng được biên cương cảnh giới suy nghĩ của mình chứ không bị kiến văn hạn hẹp quy định sự tư duy.
Phật giáo lấy Duyên khởi (Hay Nhân duyên, Thập nhị nhân duyên) làm luật trung tâm để giải thích các hiện tượng, cơ chế và vận hành của cả vật chất lẫn tinh thần về Nhân sanh và Vũ trụ nơi con người hiện tồn; đó là luật Nghiệp cảm Duyên khởi dùng nghiệp để giải thích sự hình thành của vũ trụ. Ngòai Nghiệp cảm Duyên khởi còn có luận thuyết khác như A lại da Duyên khởi, Lục đại Duyên khởi...nhưng bởi chỉ có Nghiệp cảm Duyên khởi đều được cả Nguyên thủy và Phát triển chấp nhận nên Trừng Hải mới chọn còn các luật duyên khởi khác thì có nhiều tranh cải giữa các tông phái nên thôi..
Trên là nói về Lý còn về Sự thì Vũ trụ quan Phật giáo lấy núi Tu di (Sumeru - Cao diệu sơn) làm trụ cột trung tâm để Tam giới hình thành (từ tiểu thiên....đại thiên). Cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa đều cho rằng Tu di sơn là do Nghiệp hình thành (Tu di sơn này gồm có Nghiệp Thiện và Ác. Hai nghiệp này luôn có sự cân bằng nên Tu di sơn tồn tại nhưng khi nghiệp ác lấn át nghiệp lành làm mất sự cân bằng thì Tu di sơn sụp đổ, vũ trụ tan rả và hoại không: không còn gì tồn tại kể cả đất nước gió lửa hay các hạt điện tử (Nói thêm chơi cho vui thôi, hề hề).

Về câu "Nhất thiết duy tâm Tạo" xuất xứ từ Hoa Nghiêm Kinh hàm tàng nhiều vấn đề hơn là chuyên nhất về pháp tướng thuộc Duy thức tông, mà chính câu "Tam giới duy tâm. Vạn pháp duy thức" mới sát vấn đề mà Doccoden hỏi, hề hề. Duy thức tông thì cho rằng Thức chính là Tâm nhưng thực ra vẫn có nhiều tranh cải giữa các bộ phái, cũng không nên đề cập đến, hề hề.
Đương nhiên Thức vốn là Không (Ngũ uẩn vô ngã mờ, hề hề) nhưng do Không vốn vô tác nên nó ô nhiễm "Cảnh đời, Bụi trần" mà thành hoặc lậu. Do đó các Pháp do Thức sinh (gọi là Biến kế sở chấp) đều là Hư huyễn (Cảnh đời, bụi trần là chữ chuyển dịch Việt ngữ từ thuật ngữ Kiến Tư hoặc và Trần sa hoặc đó thôi. Do vốn ngôn ngữ Doccoden hạn chế hay tri kiến không sắt bén nên...bối rối, hề hề).


Trừng Hải
Note: phần trên là chỉ để làm rõ các câu trả lời trước chứ không phải thảo luận, hề hề
Hề hề,

Bối rối là do kiến thức căn bản Phật học bị thiếu sót.
Nên tìm đọc bộ "Phật học phổ thông" của Cố HT Thích Thiên Hoa để trang bị thêm kiến thức nền tảng


Trừng Hải

Xin lỗi bạn Trừng Hải, là do tôi mất căn bản về Phật học, hiểu sai về những khái niệm của Phật giáo. Trước đây bạn nói tôi không hiểu từ 'pháp' thì thôi tạm bỏ qua. Bây giờ đến từ 'Nghiệp', trước giờ tôi cứ tưởng nó do con người tạo ra, ai dè cũng sai nốt. Nhờ bạn nên tôi mới hiểu ra rằng 'Nghiệp' không phải như vậy, mà nó giống như những vị thần. Nghiệp thiện và Nghiệp ác cũng giống như hai vị thần Ác và thần Thiện, hợp nhau tạo dựng nên vũ trụ. Nếu thần Ác thắng thì vũ trụ bị sụp đổ.

Nhưng mà tôi vẫn còn bối rối, vì trên thì bạn giải thích Nghiệp tạo ra vũ trụ, dưới thì bạn giải thích Thức tạo ra vũ trụ. Vậy Thức là tên gọi khác của Nghiệp hay là có hai vũ trụ khác nhau?

Đương nhiên Thức vốn là Không (Ngũ uẩn vô ngã mờ, hề hề) nhưng do Không vốn vô tác nên nó ô nhiễm "Cảnh đời, Bụi trần"

Ý bạn là Thức thuộc về ngũ uẩn, đúng không? Và Thức bị ô nhiễm bởi cảnh đời, bụi trần (kiến tư, trần sa) nên mới tạo ra vũ trụ. Thì bạn vẫn giải thích y như trước thôi, có gì khác đâu.

Con người (ngũ uẩn) có nên mới có Thức, cảnh đời có nên mới làm ô nhiễm Thức. Nói khác đi, vũ trụ trong đó con người và cảnh vật (có trước, là nhân) nên mới làm Thức bị ô nhiễm (có sau, là quả) thì khi bạn Trừng Hải nói Thức tạo ra vũ trụ chẳng khác gì nói quả có trước nhân có sau. Bạn đang nói chuyện nhân quả quả nhân nào vậy? Xưa nay tôi chỉ biết nhân quả theo kiểu nhân có trước quả có sau thôi. Hay là do kiến thức căn bản Phật học của tôi còn thiếu sót? Nếu bạn lười giải thích thì chỉ tôi đọc cuốn sách nào để tôi thông não với.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,328
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Xin lỗi bạn Trừng Hải, là do tôi mất căn bản về Phật học, hiểu sai về những khái niệm của Phật giáo. Trước đây bạn nói tôi không hiểu từ 'pháp' thì thôi tạm bỏ qua. Bây giờ đến từ 'Nghiệp', trước giờ tôi cứ tưởng nó do con người tạo ra, ai dè cũng sai nốt. Nhờ bạn nên tôi mới hiểu ra rằng 'Nghiệp' không phải như vậy, mà nó giống như những vị thần. Nghiệp thiện và Nghiệp ác cũng giống như hai vị thần Ác và thần Thiện, hợp nhau tạo dựng nên vũ trụ. Nếu thần Ác thắng thì vũ trụ bị sụp đổ.

Nhưng mà tôi vẫn còn bối rối, vì trên thì bạn giải thích Nghiệp tạo ra vũ trụ, dưới thì bạn giải thích Thức tạo ra vũ trụ. Vậy Thức là tên gọi khác của Nghiệp hay là có hai vũ trụ khác nhau?

Đương nhiên Thức vốn là Không (Ngũ uẩn vô ngã mờ, hề hề) nhưng do Không vốn vô tác nên nó ô nhiễm "Cảnh đời, Bụi trần"

Ý bạn là Thức thuộc về ngũ uẩn, đúng không? Và Thức bị ô nhiễm bởi cảnh đời, bụi trần (kiến tư, trần sa) nên mới tạo ra vũ trụ. Thì bạn vẫn giải thích y như trước thôi, có gì khác đâu.

Con người (ngũ uẩn) có nên mới có Thức, cảnh đời có nên mới làm ô nhiễm Thức. Nói khác đi, vũ trụ trong đó con người và cảnh vật (có trước, là nhân) nên mới làm Thức bị ô nhiễm (có sau, là quả) thì khi bạn Trừng Hải nói Thức tạo ra vũ trụ chẳng khác gì nói quả có trước nhân có sau. Bạn đang nói chuyện nhân quả quả nhân nào vậy? Xưa nay tôi chỉ biết nhân quả theo kiểu nhân có trước quả có sau thôi. Hay là do kiến thức căn bản Phật học của tôi còn thiếu sót? Nếu bạn lười giải thích thì chỉ tôi đọc cuốn sách nào để tôi thông não với.

Hề hề,

Giải thích thêm các "bối rối" do kiến văn hạn chế về Nghiệp (Nhân - Quả) và về Thức cho Doccoden cũng được. Nhưng với thái độ trịch thượng văn hóa thô thiển và ấu trĩ của những kẻ tự xưng là khoa học thực nghiệm đối với khoa học tâm linh tôn giáo (gọi Nghiệp lành, ác là Thần thiện, Thần ác...) như của Doccoden thì Trừng Hải...mất hứng, hề hề. Thôi Doccoden cứ về với những giải thích của khoa học thực nghiệm như vũ trụ là những bọt bong nước, hề hề hay là ổ...bánh mì khi phình khi...xẹp và vụ nổ bigbang...ngớ ngẩn cho...yên, hề hề

Trừng Hải
Note: chỉ điểm cho Doccoden một chút về luận lý Phật giáo là không bao giờ xác lập nhân đầu tiên và quả cuối cùng. Phật giáo lấy luân hồi vô thủy vô chung để mô tả sự vận hành của Ngủ uẩn, Chúng sanh và Khí thế gian. Kiểu nói nhân có trước quả có sau (gà có trước hay trứng có trước) là kiểu lý luận...con nít, hề hề
 
Sửa lần cuối:

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hề hề,

Giải thích thêm các "bối rối" do kiến văn hạn chế về Nghiệp (Nhân - Quả) và về Thức cho Doccoden cũng được. Nhưng với thái độ trịch thượng văn hóa thô thiển và ấu trĩ của những kẻ tự xưng là khoa học thực nghiệm đối với khoa học tâm linh tôn giáo (gọi Nghiệp lành, ác là Thần thiện, Thần ác...) như của Doccoden thì Trừng Hải...mất hứng, hề hề. Thôi Doccoden cứ về với những giải thích của khoa học thực nghiệm như vũ trụ là những bọt bong nước, hề hề hay là ổ...bánh mì khi phình khi...xẹp và vụ nổ bigbang...ngớ ngẩn cho...yên, hề hề

Trừng Hải
Note: chỉ điểm cho Doccoden một chút về luận lý Phật giáo là không bao giờ xác lập nhân đầu tiên và quả cuối cùng. Phật giáo lấy luân hồi vô thủy vô chung để mô tả sự vận hành của Ngủ uẩn, Chúng sanh và Khí thế gian. Kiểu nói nhân có trước quả có sau (gà có trước hay trứng có trước) là kiểu lý luận...con nít, hề hề
Mấy vấn đề này khó, em thấy bác Doccoden cũng bớt kiêu ngạo háo thắng rồi, bác Từ Bi "thông não" cho toại nguyện của bác ấy đi, nhân tiện cho hàng con cháu như tụi em được hưởng ké Tri thức Phật với, thì tốt đẹp lắm ạ.

Cái vụ mấy ông thần Thiện Ác ấy em đoán là do bác Doccoden xem phim nhiều quá nên bị níu lưỡi nói theo thói quen ấy thôi.

A Di Đà Phật.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hề hề,

Giải thích thêm các "bối rối" do kiến văn hạn chế về Nghiệp (Nhân - Quả) và về Thức cho Doccoden cũng được. Nhưng với thái độ trịch thượng văn hóa thô thiển và ấu trĩ của những kẻ tự xưng là khoa học thực nghiệm đối với khoa học tâm linh tôn giáo (gọi Nghiệp lành, ác là Thần thiện, Thần ác...) như của Doccoden thì Trừng Hải...mất hứng, hề hề. Thôi Doccoden cứ về với những giải thích của khoa học thực nghiệm như vũ trụ là những bọt bong nước, hề hề hay là ổ...bánh mì khi phình khi...xẹp và vụ nổ bigbang...ngớ ngẩn cho...yên, hề hề

Trừng Hải
Note: chỉ điểm cho Doccoden một chút về luận lý Phật giáo là không bao giờ xác lập nhân đầu tiên và quả cuối cùng. Phật giáo lấy luân hồi vô thủy vô chung để mô tả sự vận hành của Ngủ uẩn, Chúng sanh và Khí thế gian. Kiểu nói nhân có trước quả có sau (gà có trước hay trứng có trước) là kiểu lý luận...con nít, hề hề

Hỏi vui vậy thôi chứ tôi cũng biết bạn Trừng Hải lâm vào thế bí rồi, cũng phải thông cảm bỏ qua cho bạn thôi. Để kết thúc, tôi tóm lược lại 3 sai lầm của bạn:

1- Bạn nói vũ trụ do Nghiệp tạo ra, rồi lại do Thức tạo ra. Trong khi Nghiệp và Thức khác nhau mà vũ trụ chỉ có một, do đó hoặc một trong hai đúng hoặc cả hai đều sai.

2- Sau khi có con người và cảnh trần thì mới có Nghiệp và Thức, vì Nghiệp do con người tạo ra, Thức thuộc ngũ uẩn. Nói như bạn khác nào nói con cái sinh ra cha mẹ.

3- Cái 'giác biết' bạn cho là hằng hữu còn Thức thuộc ngũ uẩn, vậy khác nào cho rằng con người có hai cái Ta. Còn nếu chúng là một thì cách bạn hiểu cũng bị sai luôn.

Nói cho Trừng Hải biết vậy thôi chứ doccoden không hy vọng bạn buông bỏ tà kiến mà mình ôm chấp từ xưa nay.

Chào bạn.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hỏi vui vậy thôi chứ tôi cũng biết bạn Trừng Hải lâm vào thế bí rồi, cũng phải thông cảm bỏ qua cho bạn thôi. Để kết thúc, tôi tóm lược lại 3 sai lầm của bạn:

1- Bạn nói vũ trụ do Nghiệp tạo ra, rồi lại do Thức tạo ra. Trong khi Nghiệp và Thức khác nhau mà vũ trụ chỉ có một, do đó hoặc một trong hai đúng hoặc cả hai đều sai.

2- Sau khi có con người và cảnh trần thì mới có Nghiệp và Thức, vì Nghiệp do con người tạo ra, Thức thuộc ngũ uẩn. Nói như bạn khác nào nói con cái sinh ra cha mẹ.

3- Cái 'giác biết' bạn cho là hằng hữu còn Thức thuộc ngũ uẩn, vậy khác nào cho rằng con người có hai cái Ta. Còn nếu chúng là một thì cách bạn hiểu cũng bị sai luôn.

Nói cho Trừng Hải biết vậy thôi chứ doccoden không hy vọng bạn buông bỏ tà kiến mà mình ôm chấp từ xưa nay.

Chào bạn.
Ấy bác Doccoden sao mất bình tĩnh và niềm tin sớm thế, chờ bác Trừng Hải giảng giải đã chứ, em cũng chưa học tới Nghiệp và Thức, nên cũng đang lót dép để nghe giảng đây.

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,328
Điểm tương tác
956
Điểm
113
2- Sau khi có con người và cảnh trần thì mới có Nghiệp và Thức, vì Nghiệp do con người tạo ra, Thức thuộc ngũ uẩn. Nói như bạn khác nào nói con cái sinh ra cha mẹ.


Nói cho Trừng Hải biết vậy thôi chứ doccoden không hy vọng bạn buông bỏ tà kiến mà mình ôm chấp từ xưa nay.

Chào bạn.

Hề hề,

Rất hí tiếu, một người dùng vài đặc tính Vô ngã để cổ xúy cho tư tưởng duy vật vô thần lại sử dụng hình ảnh Adam, Eva và tội lỗi sau khi Adam ăn trái cấm của Thiên chúa giáo để minh họa cho ý kiến của mình.

Chào Doccoden, hề hề

Trừng Hải

 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hề hề,

Rất hí tiếu, một người dùng vài đặc tính Vô ngã để cổ xúy cho tư tưởng duy vật vô thần lại sử dụng hình ảnh Adam, Eva và tội lỗi sau khi Adam ăn trái cấm của Thiên chúa giáo để minh họa cho ý kiến của mình.

Chào Doccoden, hề hề

Trừng Hải
Thực ra, như chỗ hiểu của em, thì chính đức Phật vì thương xót chúng sanh mà "khoan" diễn giảng vấn đề Thức này, do tâm chấp của chúng sanh quá nặng, mãi về sau do quá "khao khát" chân lý Duy Thức mà các vị đệ tử vận đại thần thông lực lên tận Đâu suất Thiên Cung để thỉnh giáo với Ngài Di Lặc mà ngày nay thuyết Duy Thức mới lưu truyền tại nhân gian.

Bằng chứng cho sự lo lắng ấy còn đọng lại trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, ý nghĩa thế này:

Đà Na Thức vi tế,
Hằng chuyển như bộc lưu,
Sợ chấp tâm phi tâm,
Nên ta chẳng khai diễn...


Đại chúng hoan hỷ liễu tri, bác Trừng Hải đang y giáo phụng hành, chẳng muốn làm trái tấm lòng đức bổn sư.

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Về Nghiệp thì em nhá "hàng" tí nhé, cho bác nào thèm "nhỏ dãi", như bác Doccoden chẳng hạn, thì tự kiếm mà học, nhưng nói trước là phải vận dụng Bát Nhã Trí, chớ có sài Ý Thức Nhị Nguyên, không một là nổ não, hai là sinh tâm phỉ báng làm đoạn dứt thiện căn với Phật giáo, em không chịu trách nhiệm:

Hay là do kiến thức căn bản Phật học của tôi còn thiếu sót? Nếu bạn lười giải thích thì chỉ tôi đọc cuốn sách nào để tôi thông não với.

Đại Trí Độ Luận, tâp I, tr.47, Dịch giả Thich Thiện Siêu, ghi:

" Căn, trần và ý hoà hợp nên nhĩ thức phát sinh, tùy nhĩ thức liền sang ý thức; có thể phân biệt các thứ nhân duyên mà được nghe tiếng. Vì thế không nên nạn vấn: Nghe là như thế nào ? Ai nghe ?.

Tuy nghe tiếng mà trong Phật Pháp không một pháp năng tác, năng kiến, năng tri như kệ nói:


" Có nghiệp cũng có quả,
Không kẻ làm nghiệp quả,
Nghĩa ấy sâu bậc nhất,
Pháp này do Phật nói.

Tuy không chẳng phải đoạn,
Tương tục, cũng chẳng thường,
Tội phước vốn không mất,
Pháp như vậy Phật nói."

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,328
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Hề hề,

Thực ra Trừng Hải chỉ đề cập đến
1, Nghiệp (Luật Nhân quả) tạo ra vũ trụ theo thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi
2, Vạn pháp Duy thức, các Pháp từ Thức sanh đều là Hư huyễn (Phi pháp).

Còn vấn đề Nghiệp và Thức là khác nhau do Doccoden đề cập vì Doccoden không hiểu rõ sự khác biệt giữa Pháp (Dharma) và Vật (Things) nên cho rằng vũ trụ cũng là Pháp.
Tuy nhiên người cho rằng Nghiệp khác Thức là sai với giáo lý Vô ngã. Nếu cho rằng Thức và Nghiệp khác nhau thì sẽ nảy sinh Ngã, Ngã sở vì phải có chủ thể tạo Nghiêp (Nhân) và nhận Nghiệp báo (Quả). Vấn đề được giải quyết khi Nhất thiết hữu bộ giải thích rằng chuỗi tương tục nhân quả (chủng tử - hiện hành) mang Nghiệp chính là Thức, mà Thức thì Vô ngã.

Thực ra đây chỉ là giới thiệu vài đặc điểm về Vũ trụ quan và Nhân sinh quan Phật giáo. Muốn đề cập chi tiết thì phải hẹn về sau.

Trừng Hải
Note: cũng xin chấm dứt luôn cuộc thảo luận các câu hỏi mà Trừng Hải trả lời Doccoden, hê hề
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hề hề,

Thực ra Trừng Hải chỉ đề cập đến
1, Nghiệp (Luật Nhân quả) tạo ra vũ trụ theo thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi
2, Vạn pháp Duy thức, các Pháp từ Thức sanh đều là Hư huyễn (Phi pháp).

Còn vấn đề Nghiệp và Thức là khác nhau do Doccoden đề cập vì Doccoden không hiểu rõ sự khác biệt giữa Pháp (Dharma) và Vật (Things) nên cho rằng vũ trụ cũng là Pháp.
Tuy nhiên người cho rằng Nghiệp khác Thức là sai với giáo lý Vô ngã. Nếu cho rằng Thức và Nghiệp khác nhau thì sẽ nảy sinh Ngã, Ngã sở vì phải có chủ thể tạo Nghiêp (Nhân) và nhận Nghiệp báo (Quả). Vấn đề được giải quyết khi Nhất thiết hữu bộ giải thích rằng chuỗi tương tục nhân quả (chủng tử - hiện hành) mang Nghiệp chính là Thức, mà Thức thì Vô ngã.

Thực ra đây chỉ là giới thiệu vài đặc điểm về Vũ trụ quan và Nhân sinh quan Phật giáo. Muốn đề cập chi tiết thì phải hẹn về sau.

Trừng Hải
Note: cũng xin chấm dứt luôn cuộc thảo luận các câu hỏi mà Trừng Hải trả lời Doccoden, hê hề
Theo em "Nghiệp tạo ra Vũ trụ theo thuyết Nghiệp cảm duyên khởi" cần phải chớ vội tin, vì nếu vũ trụ là vật sở tạo, thời có năng tạo, có năng sanh ắt có năng diệt.

Phật từng nói: Ta có mặt hay ta không có mặt, các Pháp xưa nay vốn như thế.

Bậc toàn giác đã tôn Pháp trên mình như vậy, thì Pháp lìa đối đãi, Pháp lìa có không, Pháp lìa sinh diệt, Pháp lìa nhị biên.

Theo em thấy sơ sài là vậy á bác.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,328
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Theo em "Nghiệp tạo ra Vũ trụ theo thuyết Nghiệp cảm duyên khởi" cần phải chớ vội tin, vì nếu vũ trụ là vật sở tạo, thời có năng tạo, có năng sanh ắt có năng diệt.

Phật từng nói: Ta có mặt hay ta không có mặt, các Pháp xưa nay vốn như thế.

Bậc toàn giác đã tôn Pháp trên mình như vậy, thì Pháp lìa đối đãi, Pháp lìa có không, Pháp lìa sinh diệt, Pháp lìa nhị biên.

Theo em thấy sơ sài là vậy á bác.

Hề hề,

Đúng rồi, hãy tự mình tìm hiểu. Khi tìm hiểu và am tường cả Lý lẫn Sự thì mới sanh Tín tâm (Cũng vì vậy Tín tâm trong Phật giáo có nền tảng hay đúng hơn chính là Trí huệ và Tâm linh giác tức Tín giải và Tín thâm mới sanh được hùng lực không gì ngăn ngại).

Vũ trụ có 4 giai đoạn, Thành, Trụ, Hoại, Không. Trong giai đoạn Thành kiếp và Hoại, Không kiếp thì không có nhân, thiên mà chỉ hiện tồn ở giai đoạn Trụ kiếp và theo Phật đà dạy thì khi Tứ đại thành thục thì Thức sanh nên Chúng sanh hiện sanh (còn Chư thiên thì hóa sanh). Các tư tưởng hiện nay cũng chỉ dựa trên những lời dạy này cọng với các dữ liệu thực nghiệm mà lập thuyết thôi.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hề hề,

Đúng rồi, hãy tự mình tìm hiểu. Khi tìm hiểu và am tường cả Lý lẫn Sự thì mới sanh Tín tâm (Cũng vì vậy Tín tâm trong Phật giáo có nền tảng hay đúng hơn chính là Trí huệ và Tâm linh giác tức Tín giải và Tín thâm mới sanh được hùng lực không gì ngăn ngại).

Vũ trụ có 4 giai đoạn, Thành, Trụ, Hoại, Không. Trong giai đoạn Thành kiếp và Hoại, Không kiếp thì không có nhân, thiên mà chỉ hiện tồn ở giai đoạn Trụ kiếp và theo Phật đà dạy thì khi Tứ đại thành thục thì Thức sanh nên Chúng sanh hiện sanh (còn Chư thiên thì hóa sanh). Các tư tưởng hiện nay cũng chỉ dựa trên những lời dạy này cọng với các dữ liệu thực nghiệm mà lập thuyết thôi.


Trừng Hải
Bác dạy chí phải, nhất là đoạn tín tâm, Phật giáo phải đặt niềm tin trên Sự làm cơ sở, như Phật hay nói "đến để mà thấy", "ta tự tri, tự chứng" và tuyên thuyết những điều ta đã thấy rõ ràng, vậy mới là Lý Sự viên dung, khi đó thì Sự Sự vô ngại, mà bác gọi là "hùng lực không gì ngăn nổi"

Thật quá đã.

A Di Đà Phật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Doccoden đang hỏi Ba Tuần một cách bình thường đàng hoàng nhé.

Xem lại những bài viết trước đi, bạn ăn nói xấc xược với tôi nhưng tôi vẫn bàn luận với bạn, vẫn trả lời những câu hỏi của bạn. Bây giờ bạn muốn xưng hô 'Bạch Thầy Ba Tuần, kính xin Thầy từ bi, chỉ cho con biết' thì tôi sẵn sàng chiều ý bạn, dễ thôi mà.

Bạch Thầy Ba Tuần, kính xin Thầy từ bi, chỉ cho con biết:

Vũ trụ có do cái gì có hay vũ trụ có sẵn?
Cái tỉnh giác có do cái gì có hay có sẵn?
'Nhất thiết duy tâm tạo' nghĩa là gì?


Bạn mệt thì cứ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, khi nào khỏe thì nói tiếp. Hoặc bạn cần phải có thời gian để tìm hiểu thì cứ thong thả, suy nghĩ cho kỹ càng rồi giải đáp, tôi không cần bạn trả lời gấp.
Ba Tuần đã nói bao nhiêu lần đến trái quai hàm, Ba Tuần chế thuốc đâu phải cho Ba Tuần uống hí hí, nếu cho Ba Tuần uống thì Ba Tuần vứt cho Doccoden làm gì ? Hiểu không nhỉ.

Xưa trong binh pháp có câu "kiêu binh tất bại", vì sao nhân kiêu lại dẫn tới quả bại, là bởi vì thắng hoài kẻ yếu nên lầm tưởng mình mạnh, như cầm gáo dội nước cho đám kiến chạy tán loạn, lại lầm tưởng mình là võ sỹ Giác Đấu, liên bắt trước Achilles một mình một kiếm đứng trước toàn quân giết chết tướng địch, rồi hô lớn lên rằng: Is there no one else ? Is there no one else ? Còn thằng nào dám lên chiến với anh mày không ? Còn thằng nào không ? Hí hí, thế là chết tức tưởi trong thiên anh hùng ca Troy.

Vậy kiêu ngạo là một kiết sử, do huân tập mà thành, do tài lanh trí xảo mà kiến lập cứng chắc, đó là bệnh, cần phải xài thuốc khiêm cung khiêm hạ để tự chữa, như núi đá cao tuy sáng lấp lánh mà không cây cỏ chim thú, lại đất tuy thấp ở dưới chân mà muôn vật sinh sôi. Đó là đạo lý mà Khổng Phu Tử hay thường khuyên học trò, Lão gia gia hay thường tự cảnh tỉnh. Huống hồ là vào cửa của bậc Chánh Đẳng Giác, mà còn ôm lòng cao ngạo, thử hỏi có thành được gì chăng ?

1. Vũ trụ có là do cái gì có ? Hay vũ trụ có sẵn ?

Khi lập danh Vũ trụ thì Vũ trụ thành đối tượng của nhận thức, như trên Ba Tuần đã nói, có là có với ai ?

Vậy vế bên này là nhận thức thì vế bên kia là danh từ vũ trụ, nhưng vì trước sự vĩ đại của vũ trụ thì sự hạn hẹp của kiếp người và cái thấy nhờ con mắt bị giới hạn của con người làm sao chịu đựng nổi ? Như các Thầy xưa từng nói: ta đem thiên hà đại địa để trong một hạt cải, trên đầu cọng tóc của lão tăng là pháp giới hằng sa, chư Phật ba đời đều bị ta nhốt ở trong đó. Hí hí

Kinh hãi chưa ? Đây là sư tử rống thuyết vô úy, các loài chồn cáo rung óc tủy. Hí hí.

Nguyên văn trong Chứng Đạo Ca của Ngài Thần Hội là:

"香象奔波失却威。
Sư tử hống, vô úy thuyết.
天龍寂聽生欣悅。
Bách thú văn chi giai não liệt."


Trên Ba Tuần còn nói giảm nói tránh là "rung" thôi, các Thầy chơi lớn là "liệt não" luôn, tức là CPU bị hư luôn đó. Hí hí

Tạm thế đã, kẻo ăn nhiều khó tiêu, lý nhiều sanh sự.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Kính trên Thầy cũng các bạn đạo,

Lý đã thông Sự phải lập,
11h-13h là giờ con ăn cơm trưa,
Nên trước đó 10-11h, con cố gắng online, ai có Nghi thì cứ nêu lên để đại chúng cùng luận Đạo, ngoài giờ đó là sáng xem Kinh, chiều toạ thiền, để lâu ngày huân tập chủng tử Chánh Pháp.

Lưu ý, có thể trường trai thì nên trường trai, ăn đồ bất tịnh máu huyết tanh hôi, thiện thần xa lánh, quỷ ma liếm môi, lâu ngày chầy tháng phước đức tiêu mòn, dục tham tăng trưởng, giới phạm tâm loạn, định tuệ khó khai.

Kính mong đại chúng liễu tri,

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Di Lặc Tôn Phật.
Nam mô Đầu đà đệ nhất Đại Ca Diếp Tôn giả.

A Di Đà Phật.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Ba Tuần đã nói bao nhiêu lần đến trái quai hàm, Ba Tuần chế thuốc đâu phải cho Ba Tuần uống hí hí, nếu cho Ba Tuần uống thì Ba Tuần vứt cho Doccoden làm gì ? Hiểu không nhỉ.

Xưa trong binh pháp có câu "kiêu binh tất bại", vì sao nhân kiêu lại dẫn tới quả bại, là bởi vì thắng hoài kẻ yếu nên lầm tưởng mình mạnh, như cầm gáo dội nước cho đám kiến chạy tán loạn, lại lầm tưởng mình là võ sỹ Giác Đấu, liên bắt trước Achilles một mình một kiếm đứng trước toàn quân giết chết tướng địch, rồi hô lớn lên rằng: Is there no one else ? Is there no one else ? Còn thằng nào dám lên chiến với anh mày không ? Còn thằng nào không ? Hí hí, thế là chết tức tưởi trong thiên anh hùng ca Troy.

Vậy kiêu ngạo là một kiết sử, do huân tập mà thành, do tài lanh trí xảo mà kiến lập cứng chắc, đó là bệnh, cần phải xài thuốc khiêm cung khiêm hạ để tự chữa, như núi đá cao tuy sáng lấp lánh mà không cây cỏ chim thú, lại đất tuy thấp ở dưới chân mà muôn vật sinh sôi. Đó là đạo lý mà Khổng Phu Tử hay thường khuyên học trò, Lão gia gia hay thường tự cảnh tỉnh. Huống hồ là vào cửa của bậc Chánh Đẳng Giác, mà còn ôm lòng cao ngạo, thử hỏi có thành được gì chăng ?

1. Vũ trụ có là do cái gì có ? Hay vũ trụ có sẵn ?

Khi lập danh Vũ trụ thì Vũ trụ thành đối tượng của nhận thức, như trên Ba Tuần đã nói, có là có với ai ?

Vậy vế bên này là nhận thức thì vế bên kia là danh từ vũ trụ, nhưng vì trước sự vĩ đại của vũ trụ thì sự hạn hẹp của kiếp người và cái thấy nhờ con mắt bị giới hạn của con người làm sao chịu đựng nổi ? Như các Thầy xưa từng nói: ta đem thiên hà đại địa để trong một hạt cải, trên đầu cọng tóc của lão tăng là pháp giới hằng sa, chư Phật ba đời đều bị ta nhốt ở trong đó. Hí hí

Kinh hãi chưa ? Đây là sư tử rống thuyết vô úy, các loài chồn cáo rung óc tủy. Hí hí.

Nguyên văn trong Chứng Đạo Ca của Ngài Thần Hội là:

"香象奔波失却威。
Sư tử hống, vô úy thuyết.
天龍寂聽生欣悅。
Bách thú văn chi giai não liệt."


Trên Ba Tuần còn nói giảm nói tránh là "rung" thôi, các Thầy chơi lớn là "liệt não" luôn, tức là CPU bị hư luôn đó. Hí hí

Tạm thế đã, kẻo ăn nhiều khó tiêu, lý nhiều sanh sự.

Mến kính,
Ba Tuần.

Chào bạn Ba Tuần.



1. Vũ trụ có là do cái gì có ? Hay vũ trụ có sẵn ? (doccoden)

Khi lập danh Vũ trụ thì Vũ trụ thành đối tượng của nhận thức, như trên Ba Tuần đã nói, có là có với ai ? (Ba Tuần)

Trước đó bạn cũng nói giống vầy, và tôi đã phản bác thế nào bạn cũng biết rồi. Sau đó bạn nói bị đau đầu, hẹn trả lời sau, nhưng tới giờ khỏe lại rồi bạn vẫn nói câu đó.

Nhắc lại 3 câu hỏi của doccoden đang chờ Ba Tuần trả lời:

- Vũ trụ có là do cái gì có ? Hay vũ trụ có sẵn ?
- Giác biết tự hữu hay do cái gì sinh ra?

- Câu 'tất cả do tâm tạo' hay 'tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức' có nghĩa là gì?

Nếu bạn bí câu 1 thì thôi trả lời 2 câu còn lại cũng được. Mong rằng bạn đừng tìm cách thoái thác 2 câu sau giống như vậy, kiểu như 'giác biết tự hữu là hữu với ai?' 'mấy câu tất cả do tâm tạo này kia có nghĩa là có nghĩa với ai?, v.v...bla bla

Hãy xem bạn Trừng Hải mà làm gương. Không cần biết đúng hay sai, cứ trả lời thẳng vào câu hỏi. Học Phật pháp thì nên có tâm thành thật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top