Vạn Vấn

Chương 11

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15/9/18
Bài viết
489
Điểm tương tác
94
Điểm
28
Ủa Vạn Vấn học Phật, mà Phật đã tịch hơn 2600 năm rồi, không được nghe trực tiếp chỉ đọc trong sách vở, nếu không biết cách phân biệt chân ngụy thì làm sao đi tới mục đích của sự tu học được ?

Ba Tuần có nói câu nào phủ nhận Kinh đâu, Ba Tuần đang làm theo ý nguyện của Vạn Vấn là giúp được ngồi nghe giảng Chánh pháp của Như Lai đó thôi. Hí hí
Kính đồng học Ba Tuần,

haha... cũng tốt... Vậy là ma ba tuần đã xen vào Kinh Điển ạ...

Kính, vạn vấn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Kính Thầy ạ, Kính chư vị đồng học ạ,

Lại gây tội nghiệp rồi... ta phản bác ông, ông phản bác ta, chân thì ngữa, mà cứ gãy giầy làm gì vậy?

Khi chư vị đồng học đã Thông Tuệ như vậy, vậy em xin chư vị có thể nào viết một bài mà khiến ai ai cũng có thể nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?

Kính, vạn vấn.
Kính Bạn Vạn Vấn:

Bạn hỏi lần này là lần thứ 2, Lần đầu Bạn hỏi ở Đôi lời của người mê mờ !.- Lần này bạn hỏi ở đây: "em xin chư vị có thể nào viết một bài mà khiến ai ai cũng có thể nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'.

VQ xin gợi ý với Bạn thế này:

1/. Thành ý của người cầu Đạo phải thành Tâm xã Bản Ngã mới có thành được Đại Đạo.(không nói Bạn bản ngã nha).
2/. "khiến ai ai cũng có thể nhập quả vị Tu Đà Hoàn" ? Nhưng liệu ai ai cũng muốn được quả "Tu Đà Hoàn" hay chưa muốn ! (Cửa mở sẳn.-không người muốn vào thì Phật cũng không độ được người thiếu duyên )
3/ Cửa vào Quả Vị là "Không có cửa".- Liệu bạn có dự bị để vào cửa không cửa chưa ?

Mến
 
Sửa lần cuối:

quang

Registered
Phật tử
Tham gia
3/7/24
Bài viết
6
Điểm tương tác
5
Điểm
3
Chào bạn Quang.

Bạn nhận xét hay lắm, chân lý ở đâu cũng như nhau, bạn tìm dưới nước biết đâu còn nhanh hơn trên bờ đó. Nhưng mà bạn có định tu học, truy cầu chân lý gì đâu, khi đọc qua mấy câu hỏi của bạn. Thay vì bạn học chữ, thì bạn cứ hỏi kiểu 'thắt khăn quàng sao cho đúng, mặc đồng phục kiểu gì...' thì làm sao thoát khỏi nạn mù chữ đây.
Ví dụ của bạn cũng gợi mở cho mình, tiên học lễ hậu học văn, học sinh học thắt khăn quàng và đồng phục được rồi thì vào lớp học không sơ thầy cô mắng phạt, như vậy có an ổn hơn để học chứ ạ.
Quang là người sơ học nên trước tiên cải tà quy chánh trước ạ.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Cho rằng cái gì đó là đúng ấy là chấp, tức nắm giữ tri kiến thì đúng rồi, nhưng tại sao nắm giữ tri kiến cho là đúng lại bị "trước", tức gây cản trở cho tâm khi sinh hoạt tương tác ? Khiến nó từ chỗ rỗng rang lại thành xao động ?

Có thể do tôi nói không rõ ý nên bạn hiểu lầm. Tôi không nói rằng 'đúng' rốt cuộc là sai lầm, nhưng bạn phải Chánh tư duy thật sâu sắc để tìm hiểu xem tại sao nó lại đúng. Dùng tâm 'không biết gì' để dễ dàng lĩnh hội chân lý tối thượng, chứ không phải lúc nào cũng ở trạng thái 'tâm không' như vậy. Có ai đó của Thiền tông nói 'Tâm bình thường thị đạo', cứ sống như mọi người với tâm thức bình thường vậy thôi. Mà kể cả lúc tham thiền cũng không phải là làm cho tâm mình đông cứng như cục đá, làm vậy cả đời cũng không ngộ được gì. Có câu chuyện một vị Thiền sư mài cục gạch khi học trò đang ngồi kiết già và thiền định, anh ta phàn nàn 'thầy không biết con đang ngồi thiền hay sao mà làm ồn ào?' Ông thầy nói 'ta đang mài gương'. Anh ta cười 'cục gạch sao mài thành gương cho được'. Ông thầy đáp 'Vậy chứ con ngồi để tâm bất động như cục đá thì sao mà ngộ được'.

Không có gì tự dưng mà có cả, đây là điều căn bản mà chúng ta nên luôn ghi nhớ khi tìm hiểu về Phật học. Ví dụ: vô ngã là cột trụ của Phật pháp, đúng không? Vậy thì 'vô ngã' là chân lý có sẵn hay do cái gì sinh ra? Thật ra là do thấy tâm chấp ngã là sai nên mới khởi sinh tâm 'vô ngã' là đúng để đối trị với sai, vậy khi hết chấp ngã rồi thì cái tâm 'vô ngã' có còn không? Thường và Vô thường cũng vậy, do có cái này nên mới có cái kia. Trích lại bài viết trước đây của tôi:

Cũng vậy, khi Phật nói Vô thường thì thật ra đã có Thường trong đó rồi. Có thể hiểu Vô thường tức là Thường, vì khi nghĩ đến một vật A bị biến đổi thì có nghĩa là A (trước đó) = x + y + z và A (hiện tại) = x + y + V, cho thấy có sự thay đổi. Nhưng thực chất (x + y + z) và (x + y + V) thực ra là khác nhau, nhưng vì cả hai đều cho là A (đồng nghĩa cho rằng Thường tại bất biến) nên mới nảy sinh ý nghĩ rằng A đã thay đổi.

Bởi vậy Phật mới nói 'Chánh pháp còn phải bỏ huống chi là Phi pháp', vì nó cũng là thứ giả ảo, không thật có. Tâm không trụ vào tri kiến, vì nó không thật, thế thôi. Hãy xem lại kinh Phật để biết ngài đã giác ngộ là phát hiện ra điều gì? Đó là sự đối đãi, điều này tôi đã trích dẫn từ bài trước. Thế rồi sự đối đãi này từ đâu mà có? Đó là từ sự không đối đãi, tôi tạm đặt tên là cái Không bất định, bởi vì cái Không xác định (hư vô) thì không thể dao động hay biến thiên vì là 0. Nói cho gọn theo Kinh dịch là Vô cực sinh ra Thái cực.

"Này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỳ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra"
(Kinh Phật thuyết như vậy)


Có thể bạn Ba Tuần cười khẩy mà rằng, tưởng gì to tát hóa ra là nói về sự đối đãi, ai mà chẳng biết. Giống như câu hỏi rất phổ biến 'con gà và quả trứng cái nào có trước?' và câu trả lời tất nhiên là gà đẻ ra trứng, rồi trứng nở ra gà. Đúng vậy, nó rất đơn giản, vậy mà doccoden cũng phải mất hơn 10 năm tìm hiểu Phật pháp mà không hiểu được rốt ráo. Sau này tôi mới ngộ ra qua câu nói của Trang Tử trong Nam Hoa Kinh: 'Đây có là do đó có, đó có là do đây có'. Nhìn lại kinh Phật thì thấy ngài cũng ngộ ra chân lý đó thôi, không gì khác.

“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'.
Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.
(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)

“Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...”
(Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).


Tôi biết bạn Ba Tuần đang kẹt chỗ nào, đó là gom mọi thứ lại thành cái Một rồi cho rằng cái này hằng hữu bất diệt. Bạn hiểu về vũ trụ như vậy là sai rồi. Vũ trụ chỉ là một giả danh, tên gọi của một tập hợp những sự vật hiện tượng sinh diệt. Trước đây tôi cũng nghĩ như bạn. Nhưng không chỉ Phật nói rằng vạn pháp đều thành trụ hoại diệt, khoa học ngày nay cũng xác nhận như vậy. Vũ trụ có khởi sinh và có hoại diệt. Vũ trụ quan thời đại Newton quan niệm rằng, nếu lấy hết vật chất và năng lượng ra khỏi vũ trụ thì còn lại không gian trống rỗng và thời gian trôi đều đặn. Nhưng với vũ trụ quan thời đại Einstein thì không có gì là thường hằng bất biến cả, không thời gian là tương đối, phụ thuộc vật chất, nếu lấy hết vật chất ra thì không thời gian cũng không còn. Thời gian sinh ra cùng lúc với vũ trụ hình thành, trước đó không có thời gian cũng như sau này khi vũ trụ bị hoại diệt.
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Ví dụ của bạn cũng gợi mở cho mình, tiên học lễ hậu học văn, học sinh học thắt khăn quàng và đồng phục được rồi thì vào lớp học không sơ thầy cô mắng phạt, như vậy có an ổn hơn để học chứ ạ.
Quang là người sơ học nên trước tiên cải tà quy chánh trước ạ.

Tôi nghèo không có tiền mua đồng phục, chỉ đóng khố tới trường, thầy cô thương vẫn cho vào lớp học.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Có thể do tôi nói không rõ ý nên bạn hiểu lầm. Tôi không nói rằng 'đúng' rốt cuộc là sai lầm, nhưng bạn phải Chánh tư duy thật sâu sắc để tìm hiểu xem tại sao nó lại đúng. Dùng tâm 'không biết gì' để dễ dàng lĩnh hội chân lý tối thượng, chứ không phải lúc nào cũng ở trạng thái 'tâm không' như vậy. Có ai đó của Thiền tông nói 'Tâm bình thường thị đạo', cứ sống như mọi người với tâm thức bình thường vậy thôi. Mà kể cả lúc tham thiền cũng không phải là làm cho tâm mình đông cứng như cục đá, làm vậy cả đời cũng không ngộ được gì. Có câu chuyện một vị Thiền sư mài cục gạch khi học trò đang ngồi kiết già và thiền định, anh ta phàn nàn 'thầy không biết con đang ngồi thiền hay sao mà làm ồn ào?' Ông thầy nói 'ta đang mài gương'. Anh ta cười 'cục gạch sao mài thành gương cho được'. Ông thầy đáp 'Vậy chứ con ngồi để tâm bất động như cục đá thì sao mà ngộ được'.

Không có gì tự dưng mà có cả, đây là điều căn bản mà chúng ta nên luôn ghi nhớ khi tìm hiểu về Phật học. Ví dụ: vô ngã là cột trụ của Phật pháp, đúng không? Vậy thì 'vô ngã' là chân lý có sẵn hay do cái gì sinh ra? Thật ra là do thấy tâm chấp ngã là sai nên mới khởi sinh tâm 'vô ngã' là đúng để đối trị với sai, vậy khi hết chấp ngã rồi thì cái tâm 'vô ngã' có còn không? Thường và Vô thường cũng vậy, do có cái này nên mới có cái kia. Trích lại bài viết trước đây của tôi:

Cũng vậy, khi Phật nói Vô thường thì thật ra đã có Thường trong đó rồi. Có thể hiểu Vô thường tức là Thường, vì khi nghĩ đến một vật A bị biến đổi thì có nghĩa là A (trước đó) = x + y + z và A (hiện tại) = x + y + V, cho thấy có sự thay đổi. Nhưng thực chất (x + y + z) và (x + y + V) thực ra là khác nhau, nhưng vì cả hai đều cho là A (đồng nghĩa cho rằng Thường tại bất biến) nên mới nảy sinh ý nghĩ rằng A đã thay đổi.

Bởi vậy Phật mới nói 'Chánh pháp còn phải bỏ huống chi là Phi pháp', vì nó cũng là thứ giả ảo, không thật có. Tâm không trụ vào tri kiến, vì nó không thật, thế thôi. Hãy xem lại kinh Phật để biết ngài đã giác ngộ là phát hiện ra điều gì? Đó là sự đối đãi, điều này tôi đã trích dẫn từ bài trước. Thế rồi sự đối đãi này từ đâu mà có? Đó là từ sự không đối đãi, tôi tạm đặt tên là cái Không bất định, bởi vì cái Không xác định (hư vô) thì không thể dao động hay biến thiên vì là 0. Nói cho gọn theo Kinh dịch là Vô cực sinh ra Thái cực.

"Này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỳ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra"
(Kinh Phật thuyết như vậy)


Có thể bạn Ba Tuần cười khẩy mà rằng, tưởng gì to tát hóa ra là nói về sự đối đãi, ai mà chẳng biết. Giống như câu hỏi rất phổ biến 'con gà và quả trứng cái nào có trước?' và câu trả lời tất nhiên là gà đẻ ra trứng, rồi trứng nở ra gà. Đúng vậy, nó rất đơn giản, vậy mà doccoden cũng phải mất hơn 10 năm tìm hiểu Phật pháp mà không hiểu được rốt ráo. Sau này tôi mới ngộ ra qua câu nói của Trang Tử trong Nam Hoa Kinh: 'Đây có là do đó có, đó có là do đây có'. Nhìn lại kinh Phật thì thấy ngài cũng ngộ ra chân lý đó thôi, không gì khác.

“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'.
Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.
(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)

“Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...”
(Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).


Tôi biết bạn Ba Tuần đang kẹt chỗ nào, đó là gom mọi thứ lại thành cái Một rồi cho rằng cái này hằng hữu bất diệt. Bạn hiểu về vũ trụ như vậy là sai rồi. Vũ trụ chỉ là một giả danh, tên gọi của một tập hợp những sự vật hiện tượng sinh diệt. Trước đây tôi cũng nghĩ như bạn. Nhưng không chỉ Phật nói rằng vạn pháp đều thành trụ hoại diệt, khoa học ngày nay cũng xác nhận như vậy. Vũ trụ có khởi sinh và có hoại diệt. Vũ trụ quan thời đại Newton quan niệm rằng, nếu lấy hết vật chất và năng lượng ra khỏi vũ trụ thì còn lại không gian trống rỗng và thời gian trôi đều đặn. Nhưng với vũ trụ quan thời đại Einstein thì không có gì là thường hằng bất biến cả, không thời gian là tương đối, phụ thuộc vật chất, nếu lấy hết vật chất ra thì không thời gian cũng không còn. Thời gian sinh ra cùng lúc với vũ trụ hình thành, trước đó không có thời gian cũng như sau này khi vũ trụ bị hoại diệt.
1. Có thể do tôi nói không rõ ý nên bạn hiểu lầm. Tôi không nói rằng 'đúng' rốt cuộc là sai lầm, nhưng bạn phải Chánh tư duy thật sâu sắc để tìm hiểu xem tại sao nó lại đúng.

Ba Tuần thì lại không quan tâm đám "mây" tri kiến ấy màu đen hay màu trắng, là đúng hay là sai, vì nó vô thường lay động, mà đang quan tâm là "bầu trời" tâm của Doccoden tại sao lúc thì trời quang mây tạnh, lúc thì sấm chớp đùng đùng, mây đen mây trắng vần vũ.

Bởi đen là so với trắng mà phân biệt, đúng là so với sai mà phân biệt, người nắm giữ đúng thì bị cái cho là sai làm phiền não, người nắm giữ sai thì bị cái cho là đúng làm mê muội, kỳ thật chân tướng như bầu trời vốn chẳng dính mắc tới đám mây, xua đuổi hay nắm giữ đám mây đều khiến lạc mất bầu trời Tâm tự tại.

2. Dùng tâm 'không biết gì' để dễ dàng lĩnh hội chân lý tối thượng, chứ không phải lúc nào cũng ở trạng thái 'tâm không' như vậy.

"Tâm không biết gì" và "tâm không", ý Doccoden nói tới tâm nghi vấn một vấn đề nào đó chưa sáng tỏ gọi là " không biết gì" và tâm mặc kệ thế sự vạn loại là "tâm không" phải chăng ?

3. Có ai đó của Thiền tông nói 'Tâm bình thường thị đạo', cứ sống như mọi người với tâm thức bình thường vậy thôi.

Mọi người, theo Ba Tuần thấy tâm có "bình thường" đâu ? lúc thì hỷ nộ ái ố, lúc thì mạn nghi sân tham, lúc đắc ý thì hoan hỷ khoái lạc, lúc phật ý thì bốc hoả bất an v..v

Nếu đúng nghĩa "bình thường" tự tại thì trước vạn sự nghịch thuận tâm ý đều chẳng khuấy động, nhìn vào sự vật sáng tỏ nhân duyên như nhìn dòng suối trong tới suốt nguồn đáy mới phải chứ ?

Vậy cái "bình thường" này là thế nào ?

4. Không có gì tự dưng mà có cả, đây là điều căn bản mà chúng ta nên luôn ghi nhớ khi tìm hiểu về Phật học. Ví dụ: vô ngã là cột trụ của Phật pháp, đúng không? Vậy thì 'vô ngã' là chân lý có sẵn hay do cái gì sinh ra? Thật ra là do thấy tâm chấp ngã là sai nên mới khởi sinh tâm 'vô ngã' là đúng để đối trị với sai, vậy khi hết chấp ngã rồi thì cái tâm 'vô ngã' có còn không? Thường và Vô thường cũng vậy, do có cái này nên mới có cái kia.

Ở đây cần phân biệt rõ, "vô ngã" thuyết và hiện thực tri giác bị con người chụp mũ cho là "vô ngã", thuyết "vô ngã" sanh để giải phóng tâm khỏi kẹt ở tri kiến "hữu ngã", còn hiện thực tri giác nó đâu có tự nói là ngã hay vô ngã đâu ?

Không vì ta đặt tên con cá là con bò, mà con cá sinh động hiện thực lại bò lên bờ gặm cỏ cả, Phật thấy rõ điều này nên thuyết pháp đều gọi là phương tiện, để giải phóng tư tưởng con người chẳng những khỏi tri kiến mê lầm về sự vật, mà còn giải phong tư tưởng khỏi cái thói thích chụp mũ đặt tên lên sự vật làm cho tâm tưởng bị trói cột đánh mất tự do hồn nhiên như cô tiên, lọt vào hang quỷ ổ ma phiền não.

Ví như có người nhìn ta mà nói Đồ ngu như heo, thì ta liền phản ứng Ông nói ai đấy, thay vào đó mà nói Doccoden ngu như heo, thế thì Doccoden đâu có hỏi nữa thò tay rút ngay cái dép bẹt bẹt cho mấy phát hả dạ, là như vậy đó danh từ chụp mũ lên sự vật bị lầm lẫn là sự vật có tác hại tới tâm hồn và sự tự tại của tâm hồn, do đó Phật giáo ra đời để giải phóng sự tự trói tự cột đó.

Như câu chuyện xưa:
  • Con muốn giải thoát, tâm con chẳng an, xin thầy dạy con pháp an tâm giải thoát !
  • Ai trói cột ông ?

5. Thế rồi sự đối đãi này từ đâu mà có? Đó là từ sự không đối đãi, tôi tạm đặt tên là cái Không bất định, bởi vì cái Không xác định (hư vô) thì không thể dao động hay biến thiên vì là 0. Nói cho gọn theo Kinh dịch là Vô cực sinh ra Thái cực.

Kinh Phật có câu: vì do đối đãi nên sinh ra mỏi mệt, mỏi lâu thành trần lao phiền não.

Cái này đối với cái kia, như Âm đối Dương, Thái dương đối thái âm, thiếu dương đối thiếu âm, rồi Càn đối Khôn, Ly đối Khảm, Cấn đối Tốn, Chấn đối Đoài là thành tố tạo nên Kinh Dịch, lưỡng nghi tứ tượng bát quái ấy đều là do phân biệt sự tướng sinh ra ngôn từ. Tâm đã chấp có tướng rồi đặt danh thì bị tướng trói, từ rỗng rang Vô cực thành Thái cực phân biệt chấp trước, phiền não tham sân sinh khổ não từ đây trôi chảy mãi không thôi.

Về Vô cực Tâm thì cần lìa Thái cực ý thức, nhưng về rồi như lìa cảnh tâm rỗng rang, sinh ra như đối cảnh tâm tán loạn, lúc lìa lúc sinh như vậy Tâm an làm sao được ?

6. Tôi biết bạn Ba Tuần đang kẹt chỗ nào, đó là gom mọi thứ lại thành cái Một rồi cho rằng cái này hằng hữu bất diệt.

Người xưa có câu, Vạn pháp quy nhất nhất quy hà xứ ? Tất cả về một một về chỗ nào ? Ba Tuần đã biết tới Một thì ắt biết tới Không một, sao lại bị kẹt ở Một, huống là ở trên Một hiện thực lại chụp thêm cái nón danh tự "hằng hữu bất diệt" làm cho chướng ngại sự tự tại của "Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật" thêm nữa nhỉ ? Hí hí.

7. Vũ trụ chỉ là một giả danh, tên gọi của một tập hợp những sự vật hiện tượng sinh diệt. Trước đây tôi cũng nghĩ như bạn. Nhưng không chỉ Phật nói rằng vạn pháp đều thành trụ hoại diệt, khoa học ngày nay cũng xác nhận như vậy.

Vạn pháp là có cả Không và Vật, khoa học tuyên ngôn các hạt cơ bản là thành tố nguyên thủy của vật và luôn vận động trong Không, là thứ không thể phân chia, như Lân hư trần trong Phật giáo là thứ chẳng thể nghiền nát thành Hư không vậy.

Thế thì Sanh là Trụ, Trụ là Hoại, Hoại là Diệt, Diệt là Sanh vì tứ tướng là đặc điểm của cùng một Vật tượng hình thái trong không gian, tướng Sanh thay bằng tướng Trụ rồi thì tướng Sanh của Vật chỉ là bóng dáng phi thực tại được sao chụp nhờ ký ức, chứ thực ra duy nhất vật đâu có tứ tướng.

Do Hạt cơ bản liên kết tạm thời gây hiểu lầm cho tri giác con người tạo nên, chứ thực ra Hạt cơ bản mà có sanh trụ hoại diệt thì đâu còn là Hạt cơ bản nữa vì nó có khả năng bị phân chia rồi, và như vậy Doccoden có thể nghiền nát vạn pháp thành hư không.

Thực tế thì sao ? Rắn hoá Lỏng, Lỏng hoá Hơi, Hơi hoá Lưỡng tính Sóng Hạt, chứ hoá Hư Vô làm sao được mà diệt hay sanh !

Cần phải soi chiếu lý thuyết bằng hiện thực sinh động, không nên đứng trên giả thiết mà áp đặt chủ quan duy lý trí lên sự vật hiện tượng.

8. Thời gian sinh ra cùng lúc với vũ trụ hình thành, trước đó không có thời gian cũng như sau này khi vũ trụ bị hoại diệt.

Thời gian có mới xác định được lúc, thời gian chưa có thì lúc cũng chả biết, tương tự như thế không gian chưa có thì chỗ cũng chả thấy, tri thức làm sao nhận biết mà gọi là khoảnh khắc giây thứ 0,0000000...Bùng nổ tạo thành Vũ trụ. Thành đã chẳng biết thì Hoại cũng là đoán mò, đâu thể hiểu đúng hiện thực Chân lý. Hí hí.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,521
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Có thể do tôi nói không rõ ý nên bạn hiểu lầm. Tôi không nói rằng 'đúng' rốt cuộc là sai lầm, nhưng bạn phải Chánh tư duy thật sâu sắc để tìm hiểu xem tại sao nó lại đúng. Dùng tâm 'không biết gì' để dễ dàng lĩnh hội chân lý tối thượng, chứ không phải lúc nào cũng ở trạng thái 'tâm không' như vậy. Có ai đó của Thiền tông nói 'Tâm bình thường thị đạo', cứ sống như mọi người với tâm thức bình thường vậy thôi. Mà kể cả lúc tham thiền cũng không phải là làm cho tâm mình đông cứng như cục đá, làm vậy cả đời cũng không ngộ được gì. Có câu chuyện một vị Thiền sư mài cục gạch khi học trò đang ngồi kiết già và thiền định, anh ta phàn nàn 'thầy không biết con đang ngồi thiền hay sao mà làm ồn ào?' Ông thầy nói 'ta đang mài gương'. Anh ta cười 'cục gạch sao mài thành gương cho được'. Ông thầy đáp 'Vậy chứ con ngồi để tâm bất động như cục đá thì sao mà ngộ được'.

Không có gì tự dưng mà có cả, đây là điều căn bản mà chúng ta nên luôn ghi nhớ khi tìm hiểu về Phật học. Ví dụ: vô ngã là cột trụ của Phật pháp, đúng không? Vậy thì 'vô ngã' là chân lý có sẵn hay do cái gì sinh ra? Thật ra là do thấy tâm chấp ngã là sai nên mới khởi sinh tâm 'vô ngã' là đúng để đối trị với sai, vậy khi hết chấp ngã rồi thì cái tâm 'vô ngã' có còn không? Thường và Vô thường cũng vậy, do có cái này nên mới có cái kia. Trích lại bài viết trước đây của tôi:

Cũng vậy, khi Phật nói Vô thường thì thật ra đã có Thường trong đó rồi. Có thể hiểu Vô thường tức là Thường, vì khi nghĩ đến một vật A bị biến đổi thì có nghĩa là A (trước đó) = x + y + z và A (hiện tại) = x + y + V, cho thấy có sự thay đổi. Nhưng thực chất (x + y + z) và (x + y + V) thực ra là khác nhau, nhưng vì cả hai đều cho là A (đồng nghĩa cho rằng Thường tại bất biến) nên mới nảy sinh ý nghĩ rằng A đã thay đổi.

Bởi vậy Phật mới nói 'Chánh pháp còn phải bỏ huống chi là Phi pháp', vì nó cũng là thứ giả ảo, không thật có. Tâm không trụ vào tri kiến, vì nó không thật, thế thôi. Hãy xem lại kinh Phật để biết ngài đã giác ngộ là phát hiện ra điều gì? Đó là sự đối đãi, điều này tôi đã trích dẫn từ bài trước. Thế rồi sự đối đãi này từ đâu mà có? Đó là từ sự không đối đãi, tôi tạm đặt tên là cái Không bất định, bởi vì cái Không xác định (hư vô) thì không thể dao động hay biến thiên vì là 0. Nói cho gọn theo Kinh dịch là Vô cực sinh ra Thái cực.

"Này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỳ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra"
(Kinh Phật thuyết như vậy)


Có thể bạn Ba Tuần cười khẩy mà rằng, tưởng gì to tát hóa ra là nói về sự đối đãi, ai mà chẳng biết. Giống như câu hỏi rất phổ biến 'con gà và quả trứng cái nào có trước?' và câu trả lời tất nhiên là gà đẻ ra trứng, rồi trứng nở ra gà. Đúng vậy, nó rất đơn giản, vậy mà doccoden cũng phải mất hơn 10 năm tìm hiểu Phật pháp mà không hiểu được rốt ráo. Sau này tôi mới ngộ ra qua câu nói của Trang Tử trong Nam Hoa Kinh: 'Đây có là do đó có, đó có là do đây có'. Nhìn lại kinh Phật thì thấy ngài cũng ngộ ra chân lý đó thôi, không gì khác.

“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'.
Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.
(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)

“Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...”
(Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).


Tôi biết bạn Ba Tuần đang kẹt chỗ nào, đó là gom mọi thứ lại thành cái Một rồi cho rằng cái này hằng hữu bất diệt. Bạn hiểu về vũ trụ như vậy là sai rồi. Vũ trụ chỉ là một giả danh, tên gọi của một tập hợp những sự vật hiện tượng sinh diệt. Trước đây tôi cũng nghĩ như bạn. Nhưng không chỉ Phật nói rằng vạn pháp đều thành trụ hoại diệt, khoa học ngày nay cũng xác nhận như vậy. Vũ trụ có khởi sinh và có hoại diệt. Vũ trụ quan thời đại Newton quan niệm rằng, nếu lấy hết vật chất và năng lượng ra khỏi vũ trụ thì còn lại không gian trống rỗng và thời gian trôi đều đặn. Nhưng với vũ trụ quan thời đại Einstein thì không có gì là thường hằng bất biến cả, không thời gian là tương đối, phụ thuộc vật chất, nếu lấy hết vật chất ra thì không thời gian cũng không còn. Thời gian sinh ra cùng lúc với vũ trụ hình thành, trước đó không có thời gian cũng như sau này khi vũ trụ bị hoại diệt.
Khà Khà....Góp Vui Cùng Bác Ba Tuần :
Vậy Ra = Tất Tật Tại Gà ! ???
Gà Đẻ Ra Trứng...Rồi Là Bới Bươn ,
Rau Rợ Tan Nát Ruộng Vườn....
Muốn Yên Gia Cảnh...Chớ Buôn Nuôi Gà .
Ngẫm Lời Đức Phật Thích Ca ,
Sanh Mọi RẮC RỐI Chính Là = ...Ả TÂM ! ???...
Sanh Trứng ...Rồi Lại Nuôi Cầm ...
Như Lau Dựa ,Dựa...Thành Rừng = Những Lau.
Ha Ha...Nay Muốn Trồng Rau ,
-Đóng Chuồng Nuôi Nhốt Mâu Mau =Ả Gà .!
Trích KINH LĂNG GIÀ ( Trang 74-Việt dịch : Thích Duy Lực )
..." Đại Huệ ! Nói tóm lại CÁC THỨ TƯỚNG SANH ĐỀU DO NHÂN CỦA TỰ TÁNH VỌNG TƯỞNG CHẤP TƯỚNG MÀ SANH .Vì TỰ TÂM HIỆN RA THỌ DỤNG MÀ CÓ TỰ TƯỚNG , CỘNG TƯỚNG, NGOẠI TÁNH ,PHI TÁNH : Thực ra LẦN LƯỢT SANH và CÙNG LÚC SANH hai thứ ĐỀU CHẲNG THỂ SANH. Cho nên LÌA HAI KIẾN CHẤP ĐÓ .
Khi Ấy Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
TẤT CẢ ĐỀU VÔ SANH ,
CŨNG KHÔNG NHÂN DUYÊN DIỆT .
Ở NƠI TƯỚNG SANH DIỆT
MÀ KHỞI NHÂN DUYÊN TƯỞNG .
Pháp diệt rồi lại sanh ,
Do
NHÂN DUYÊN TƯƠNG TỤC .
Vì đoạn dứt si mê ,
Của tất cả chúng sanh ,
NÊN THUYẾT PHÁP DUYÊN KHỞI .
Các Pháp THẬT VÔ SANH .
DO TẬP KHÍ MÊ HOẶC ,
Từ đó hiện Tam giới .
DUYÊN THẬT VỐN VÔ SANH
LẠI CŨNG CHẲNG CÓ DIỆT .
Tất cả pháp hữu vi ,
Như hoa đốm trên không .
Nếu
LÌA BỎ KIẾN CHẤP ,
NĂNG NHIẾP VÀ SỞ NHIẾP .
CHẲNG CÓ VÔ NHÂN SANH ,
THẨY CHỈ LÀ NGÔN THUYẾT .
-------
Trích KINH LĂNG GIÀ ( Trang 99-Việt dịch : Thích Duy Lực )

..."-Lại , ĐỐI VỚI MỖI MỖI SỰ VÀ TÁNH,phàm phu KHỞI VỌNG TƯỞNG thì SANH PHÀM PHU CHỦNG TÁNH .
Cái NGHĨA GỌI LÀ CHỦNG TÁNH chẳng phải HỮU SỰ , cũng chẳng phải VÔ SỰ. Đại Huệ ! NGAY SỰ MÊ HOẶC CHẲNG VỌNG TƯỞNG KIA , NHỮNG TÂM ,Ý ,Ý THỨC ,LỖI TẬP KHÍ ,PHÁP TỰ TÁNH ,PHÁP CHUYỂN BIẾN của BẬC THÁNH đều gọi là NHƯ , cho nên nói , NHƯ LÌA TÂM . TA THUYẾT CÂU NÀY LÀ HIỂN THỊ LÌA TƯỞNG là CÁI THUYẾT LÌA TẤT CẢ TƯ TƯỞNG ."...(Hết Trích )


 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Khà Khà....Góp Vui Cùng Bác Ba Tuần :
Vậy Ra = Tất Tật Tại Gà ! ???
Gà Đẻ Ra Trứng...Rồi Là Bới Bươn ,
Rau Rợ Tan Nát Ruộng Vườn....
Muốn Yên Gia Cảnh...Chớ Buôn Nuôi Gà .
Ngẫm Lời Đức Phật Thích Ca ,
Sanh Mọi RẮC RỐI Chính Là = ...Ả TÂM ! ???...

Sanh Trứng ...Rồi Lại Nuôi Cầm ...
Như Lau Dựa ,Dựa...Thành Rừng = Những Lau.
Ha Ha...Nay Muốn Trồng Rau ,
-Đóng Chuồng Nuôi Nhốt Mâu Mau =Ả Gà .!
Trích KINH LĂNG GIÀ ( Trang 74-Việt dịch : Thích Duy Lực )
..." Đại Huệ ! Nói tóm lại CÁC THỨ TƯỚNG SANH ĐỀU DO NHÂN CỦA TỰ TÁNH VỌNG TƯỞNG CHẤP TƯỚNG MÀ SANH .Vì TỰ TÂM HIỆN RA THỌ DỤNG MÀ CÓ TỰ TƯỚNG , CỘNG TƯỚNG, NGOẠI TÁNH ,PHI TÁNH : Thực ra LẦN LƯỢT SANH và CÙNG LÚC SANH hai thứ ĐỀU CHẲNG THỂ SANH. Cho nên LÌA HAI KIẾN CHẤP ĐÓ .
Khi Ấy Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
TẤT CẢ ĐỀU VÔ SANH ,
CŨNG KHÔNG NHÂN DUYÊN DIỆT .
Ở NƠI TƯỚNG SANH DIỆT
MÀ KHỞI NHÂN DUYÊN TƯỞNG .
Pháp diệt rồi lại sanh ,
Do
NHÂN DUYÊN TƯƠNG TỤC .

Vì đoạn dứt si mê ,
Của tất cả chúng sanh ,
NÊN THUYẾT PHÁP DUYÊN KHỞI .
Các Pháp THẬT VÔ SANH .

DO TẬP KHÍ MÊ HOẶC ,
Từ đó hiện Tam giới .
DUYÊN THẬT VỐN VÔ SANH
LẠI CŨNG CHẲNG CÓ DIỆT .
Tất cả pháp hữu vi ,
Như hoa đốm trên không .
Nếu
LÌA BỎ KIẾN CHẤP ,
NĂNG NHIẾP VÀ SỞ NHIẾP .
CHẲNG CÓ VÔ NHÂN SANH ,
THẨY CHỈ LÀ NGÔN THUYẾT .
-------
Trích KINH LĂNG GIÀ ( Trang 99-Việt dịch : Thích Duy Lực )

..."-Lại , ĐỐI VỚI MỖI MỖI SỰ VÀ TÁNH,phàm phu KHỞI VỌNG TƯỞNG thì SANH PHÀM PHU CHỦNG TÁNH .
Cái NGHĨA GỌI LÀ CHỦNG TÁNH chẳng phải HỮU SỰ , cũng chẳng phải VÔ SỰ. Đại Huệ ! NGAY SỰ MÊ HOẶC CHẲNG VỌNG TƯỞNG KIA , NHỮNG TÂM ,Ý ,Ý THỨC ,LỖI TẬP KHÍ ,PHÁP TỰ TÁNH ,PHÁP CHUYỂN BIẾN của BẬC THÁNH đều gọi là NHƯ , cho nên nói , NHƯ LÌA TÂM . TA THUYẾT CÂU NÀY LÀ HIỂN THỊ LÌA TƯỞNG là CÁI THUYẾT LÌA TẤT CẢ TƯ TƯỞNG ."...(Hết Trích )


Rất hay, nhưng cần phải đem lời Kinh quay về soi chiếu nội tại hiện thực của tâm ý mình, mới đắc dụng chân thực nghĩa của Kinh.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
1. Có thể do tôi nói không rõ ý nên bạn hiểu lầm. Tôi không nói rằng 'đúng' rốt cuộc là sai lầm, nhưng bạn phải Chánh tư duy thật sâu sắc để tìm hiểu xem tại sao nó lại đúng.

Ba Tuần thì lại không quan tâm đám "mây" tri kiến ấy màu đen hay màu trắng, là đúng hay là sai, vì nó vô thường lay động, mà đang quan tâm là "bầu trời" tâm của Doccoden tại sao lúc thì trời quang mây tạnh, lúc thì sấm chớp đùng đùng, mây đen mây trắng vần vũ.

Bởi đen là so với trắng mà phân biệt, đúng là so với sai mà phân biệt, người nắm giữ đúng thì bị cái cho là sai làm phiền não, người nắm giữ sai thì bị cái cho là đúng làm mê muội, kỳ thật chân tướng như bầu trời vốn chẳng dính mắc tới đám mây, xua đuổi hay nắm giữ đám mây đều khiến lạc mất bầu trời Tâm tự tại.

2. Dùng tâm 'không biết gì' để dễ dàng lĩnh hội chân lý tối thượng, chứ không phải lúc nào cũng ở trạng thái 'tâm không' như vậy.

"Tâm không biết gì" và "tâm không", ý Doccoden nói tới tâm nghi vấn một vấn đề nào đó chưa sáng tỏ gọi là " không biết gì" và tâm mặc kệ thế sự vạn loại là "tâm không" phải chăng ?

3. Có ai đó của Thiền tông nói 'Tâm bình thường thị đạo', cứ sống như mọi người với tâm thức bình thường vậy thôi.

Mọi người, theo Ba Tuần thấy tâm có "bình thường" đâu ? lúc thì hỷ nộ ái ố, lúc thì mạn nghi sân tham, lúc đắc ý thì hoan hỷ khoái lạc, lúc phật ý thì bốc hoả bất an v..v

Nếu đúng nghĩa "bình thường" tự tại thì trước vạn sự nghịch thuận tâm ý đều chẳng khuấy động, nhìn vào sự vật sáng tỏ nhân duyên như nhìn dòng suối trong tới suốt nguồn đáy mới phải chứ ?

Vậy cái "bình thường" này là thế nào ?

4. Không có gì tự dưng mà có cả, đây là điều căn bản mà chúng ta nên luôn ghi nhớ khi tìm hiểu về Phật học. Ví dụ: vô ngã là cột trụ của Phật pháp, đúng không? Vậy thì 'vô ngã' là chân lý có sẵn hay do cái gì sinh ra? Thật ra là do thấy tâm chấp ngã là sai nên mới khởi sinh tâm 'vô ngã' là đúng để đối trị với sai, vậy khi hết chấp ngã rồi thì cái tâm 'vô ngã' có còn không? Thường và Vô thường cũng vậy, do có cái này nên mới có cái kia.

Ở đây cần phân biệt rõ, "vô ngã" thuyết và hiện thực tri giác bị con người chụp mũ cho là "vô ngã", thuyết "vô ngã" sanh để giải phóng tâm khỏi kẹt ở tri kiến "hữu ngã", còn hiện thực tri giác nó đâu có tự nói là ngã hay vô ngã đâu ?

Không vì ta đặt tên con cá là con bò, mà con cá sinh động hiện thực lại bò lên bờ gặm cỏ cả, Phật thấy rõ điều này nên thuyết pháp đều gọi là phương tiện, để giải phóng tư tưởng con người chẳng những khỏi tri kiến mê lầm về sự vật, mà còn giải phong tư tưởng khỏi cái thói thích chụp mũ đặt tên lên sự vật làm cho tâm tưởng bị trói cột đánh mất tự do hồn nhiên như cô tiên, lọt vào hang quỷ ổ ma phiền não.

Ví như có người nhìn ta mà nói Đồ ngu như heo, thì ta liền phản ứng Ông nói ai đấy, thay vào đó mà nói Doccoden ngu như heo, thế thì Doccoden đâu có hỏi nữa thò tay rút ngay cái dép bẹt bẹt cho mấy phát hả dạ, là như vậy đó danh từ chụp mũ lên sự vật bị lầm lẫn là sự vật có tác hại tới tâm hồn và sự tự tại của tâm hồn, do đó Phật giáo ra đời để giải phóng sự tự trói tự cột đó.

Như câu chuyện xưa:
  • Con muốn giải thoát, tâm con chẳng an, xin thầy dạy con pháp an tâm giải thoát !
  • Ai trói cột ông ?

5. Thế rồi sự đối đãi này từ đâu mà có? Đó là từ sự không đối đãi, tôi tạm đặt tên là cái Không bất định, bởi vì cái Không xác định (hư vô) thì không thể dao động hay biến thiên vì là 0. Nói cho gọn theo Kinh dịch là Vô cực sinh ra Thái cực.

Kinh Phật có câu: vì do đối đãi nên sinh ra mỏi mệt, mỏi lâu thành trần lao phiền não.

Cái này đối với cái kia, như Âm đối Dương, Thái dương đối thái âm, thiếu dương đối thiếu âm, rồi Càn đối Khôn, Ly đối Khảm, Cấn đối Tốn, Chấn đối Đoài là thành tố tạo nên Kinh Dịch, lưỡng nghi tứ tượng bát quái ấy đều là do phân biệt sự tướng sinh ra ngôn từ. Tâm đã chấp có tướng rồi đặt danh thì bị tướng trói, từ rỗng rang Vô cực thành Thái cực phân biệt chấp trước, phiền não tham sân sinh khổ não từ đây trôi chảy mãi không thôi.

Về Vô cực Tâm thì cần lìa Thái cực ý thức, nhưng về rồi như lìa cảnh tâm rỗng rang, sinh ra như đối cảnh tâm tán loạn, lúc lìa lúc sinh như vậy Tâm an làm sao được ?

6. Tôi biết bạn Ba Tuần đang kẹt chỗ nào, đó là gom mọi thứ lại thành cái Một rồi cho rằng cái này hằng hữu bất diệt.

Người xưa có câu, Vạn pháp quy nhất nhất quy hà xứ ? Tất cả về một một về chỗ nào ? Ba Tuần đã biết tới Một thì ắt biết tới Không một, sao lại bị kẹt ở Một, huống là ở trên Một hiện thực lại chụp thêm cái nón danh tự "hằng hữu bất diệt" làm cho chướng ngại sự tự tại của "Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật" thêm nữa nhỉ ? Hí hí.

7. Vũ trụ chỉ là một giả danh, tên gọi của một tập hợp những sự vật hiện tượng sinh diệt. Trước đây tôi cũng nghĩ như bạn. Nhưng không chỉ Phật nói rằng vạn pháp đều thành trụ hoại diệt, khoa học ngày nay cũng xác nhận như vậy.

Vạn pháp là có cả Không và Vật, khoa học tuyên ngôn các hạt cơ bản là thành tố nguyên thủy của vật và luôn vận động trong Không, là thứ không thể phân chia, như Lân hư trần trong Phật giáo là thứ chẳng thể nghiền nát thành Hư không vậy.

Thế thì Sanh là Trụ, Trụ là Hoại, Hoại là Diệt, Diệt là Sanh vì tứ tướng là đặc điểm của cùng một Vật tượng hình thái trong không gian, tướng Sanh thay bằng tướng Trụ rồi thì tướng Sanh của Vật chỉ là bóng dáng phi thực tại được sao chụp nhờ ký ức, chứ thực ra duy nhất vật đâu có tứ tướng.

Do Hạt cơ bản liên kết tạm thời gây hiểu lầm cho tri giác con người tạo nên, chứ thực ra Hạt cơ bản mà có sanh trụ hoại diệt thì đâu còn là Hạt cơ bản nữa vì nó có khả năng bị phân chia rồi, và như vậy Doccoden có thể nghiền nát vạn pháp thành hư không.

Thực tế thì sao ? Rắn hoá Lỏng, Lỏng hoá Hơi, Hơi hoá Lưỡng tính Sóng Hạt, chứ hoá Hư Vô làm sao được mà diệt hay sanh !

Cần phải soi chiếu lý thuyết bằng hiện thực sinh động, không nên đứng trên giả thiết mà áp đặt chủ quan duy lý trí lên sự vật hiện tượng.

8. Thời gian sinh ra cùng lúc với vũ trụ hình thành, trước đó không có thời gian cũng như sau này khi vũ trụ bị hoại diệt.

Thời gian có mới xác định được lúc, thời gian chưa có thì lúc cũng chả biết, tương tự như thế không gian chưa có thì chỗ cũng chả thấy, tri thức làm sao nhận biết mà gọi là khoảnh khắc giây thứ 0,0000000...Bùng nổ tạo thành Vũ trụ. Thành đã chẳng biết thì Hoại cũng là đoán mò, đâu thể hiểu đúng hiện thực Chân lý. Hí hí.

Mến kính,
Ba Tuần.

Trước hết tôi muốn Ba Tuần giải thích về duy tâm của đạo Phật là như thế nào? Cần phải hiểu cho đúng về duy tâm thì mới bàn luận tiếp được, còn duy vật thì dễ hiểu rồi.

1. Nói tâm tự tại chẳng dính tới đám mây thì đó là dùng tư tưởng Nhị nguyên để giải bày Chân tướng, vậy đâu còn là Chân tướng nữa. Nếu bạn nghĩ cái Chân tướng chẳng dính dáng gì tới đám mây vậy thì cái đám mây nó từ đâu mà ra? Ba Tuần hãy ghi nhớ câu 'Không tức thị sắc'.

2. Không phải, đó là trạng thái Tâm không phân biệt, không có đối đãi. Chân tâm là nguồn gốc của vạn pháp.

3. Mọi thứ đều do Chân tâm biến hiện. Chân tâm hay Chân tướng, Phật, Như Lai, v.v....dù gọi tên gì thì khi lột cái vỏ ngoài của mọi sự vật thì thật tướng của nó đều là Phật. Thần thông diệu dụng như vậy có gì cao quý hơn nữa. Ta là con người thì cứ sống bình thường như một con người, thế thôi.

4. Ở đây cần phân biệt rõ, "vô ngã" thuyết và hiện thực tri giác bị con người chụp mũ cho là "vô ngã", thuyết "vô ngã" sanh để giải phóng tâm khỏi kẹt ở tri kiến "hữu ngã", còn hiện thực tri giác nó đâu có tự nói là ngã hay vô ngã đâu ? (Ba Tuần)

Bạn nói hay lắm. Đúng vậy, vì say nên mới nói tỉnh, còn Chân tâm (vì đang bàn về tâm nên gọi tên này) thì không uống rượu bia nên làm gì có say để mà nói đến tỉnh. Nói 'say' hay 'tỉnh' đều không đúng với Chân tâm 'tĩnh lặng'.

5. Không nên hiểu Chân tâm giống như Đại ngã của Ấn Độ giáo, vũ trụ không phải giấc mơ của một chủ thể nào cả. Dùng những ví dụ như đất sét tạo ra chén, nồi, bình...rồi ví bản thể là đất sét, hình tướng này kia là hiện tướng, ví dụ đại dương tạo sóng thì bản thể là đại dương, hiện tướng là sóng...Đây là những ví dụ rất dễ gây nhầm lẫn, làm người nghe vốn chấp ngã lại càng tin rằng có một bản thể hằng hữu bất diệt ở vạn vật. Phải dùng ví dụ như cuốn sách, nội dung là bản thể, hình tướng là những trang sách, hoặc ví dụ viên kẹo...Vũ trụ quan của Phật giáo giống như những cảnh trong phim quay từ phim trường, người xem nhìn tưởng là có gì đó phía sau những cảnh trí kia nhưng thật ra là không có gì cả. Hãy nhớ rằng 'sắc tức thị không', còn Hoa nghiêm tông cũng nói vậy: lý tức sự, lý sự viên dung (lý là bản thể, sự là hiện tướng).

6. Bạn lại hiểu giống như vừa nói ở 5, chuyển từ tổng lượng vật chất sang một Bản thể tự tánh chân thật gì gì đó thôi.

7. Hãy nhìn vào lưỡng tính sóng hạt mà bạn nêu lên xem, có phải là có ý thức can dự vào hay không? Giờ thì không còn nhà khoa học nào tin rằng 'hạt cơ bản' là nhỏ nhất không thể bị phân chia nữa, đã bị phá vỡ nhiều lần rồi, chẳng qua bị giới hạn của công cụ thực nghiệm. Thí nghiệm nổi tiếng con mèo Shrodinger khiến các nhà khoa học phải đau đầu, giả thuyết vũ trụ song song (parallel universe) do Huge Everett đưa ra nhằm hóa giải thế kẹt này. Nhưng mà như vậy thì có nghĩa là không còn vật chất nữa, tâm thức sinh ra đa vũ trụ bao gồm vật chất, không thời gian. Thú vị nhất là giả thuyết vũ trụ sinh ra từ hư vô, hư vô do sự bất định đã sinh ra đa vũ trụ (multiverse) với lực liên kết các vũ trụ có giá trị âm tương đương giá trị dương của tổng lượng vũ trụ, nên về toàn thể có năng lượng bằng không. Khi Gamov nói về thuyết này cho Einstein nghe, ông ta đứng sững lại vì quá bất ngờ trong lúc băng qua đường, suýt nữa bị xe tông. Đây là giả thuyết gần gũi với Phật giáo nhất.

8. Điểm kỳ dị đó có thể gọi là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết' như Phật nói vậy thôi. Nguyên lý bất định (principle of uncertainty) của Heisenberg và Định lý bất toàn (Theorem of incompleteness) của Godel đã đánh tan niềm tin của khoa học xưa nay rằng con người có thể hiểu được thực tại.
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Trước hết tôi muốn Ba Tuần giải thích về duy tâm của đạo Phật là như thế nào? Cần phải hiểu cho đúng về duy tâm thì mới bàn luận tiếp được, còn duy vật thì dễ hiểu rồi.

1. Nói tâm tự tại chẳng dính tới đám mây thì đó là dùng tư tưởng Nhị nguyên để giải bày Chân tướng, vậy đâu còn là Chân tướng nữa. Nếu bạn nghĩ cái Chân tướng chẳng dính dáng gì tới đám mây vậy thì cái đám mây nó từ đâu mà ra? Ba Tuần hãy ghi nhớ câu 'Không tức thị sắc'.

2. Không phải, đó là trạng thái Tâm không phân biệt, không có đối đãi. Chân tâm là nguồn gốc của vạn pháp.

3. Mọi thứ đều do Chân tâm biến hiện. Chân tâm hay Chân tướng, Phật, Như Lai, v.v....dù gọi tên gì thì khi lột cái vỏ ngoài của mọi sự vật thì thật tướng của nó đều là Phật. Thần thông diệu dụng như vậy có gì cao quý hơn nữa. Ta là con người thì cứ sống bình thường như một con người, thế thôi.

4. Ở đây cần phân biệt rõ, "vô ngã" thuyết và hiện thực tri giác bị con người chụp mũ cho là "vô ngã", thuyết "vô ngã" sanh để giải phóng tâm khỏi kẹt ở tri kiến "hữu ngã", còn hiện thực tri giác nó đâu có tự nói là ngã hay vô ngã đâu ? (Ba Tuần)

Bạn nói hay lắm. Đúng vậy, vì say nên mới nói tỉnh, còn Chân tâm (vì đang bàn về tâm nên gọi tên này) thì không uống rượu bia nên làm gì có say để mà nói đến tỉnh. Nói 'say' hay 'tỉnh' đều không đúng với Chân tâm 'tĩnh lặng'.

5. Không nên hiểu Chân tâm giống như Đại ngã của Ấn Độ giáo, vũ trụ không phải giấc mơ của một chủ thể nào cả. Dùng những ví dụ như đất sét tạo ra chén, nồi, bình...rồi ví bản thể là đất sét, hình tướng này kia là hiện tướng, ví dụ đại dương tạo sóng thì bản thể là đại dương, hiện tướng là sóng...Đây là những ví dụ rất dễ gây nhầm lẫn, làm người nghe vốn chấp ngã lại càng tin rằng có một bản thể hằng hữu bất diệt ở vạn vật. Phải dùng ví dụ như cuốn sách, nội dung là bản thể, hình tướng là những trang sách, hoặc ví dụ viên kẹo...Vũ trụ quan của Phật giáo giống như những cảnh trong phim quay từ phim trường, người xem nhìn tưởng là có gì đó phía sau những cảnh trí kia nhưng thật ra là không có gì cả. Hãy nhớ rằng 'sắc tức thị không', còn Hoa nghiêm tông cũng nói vậy: lý tức sự, lý sự viên dung (lý là bản thể, sự là hiện tướng).

6. Bạn lại hiểu giống như vừa nói ở 5, chuyển từ tổng lượng vật chất sang một Bản thể tự tánh chân thật gì gì đó thôi.

7. Hãy nhìn vào lưỡng tính sóng hạt mà bạn nêu lên xem, có phải là có ý thức can dự vào hay không? Giờ thì không còn nhà khoa học nào tin rằng 'hạt cơ bản' là nhỏ nhất không thể bị phân chia nữa, đã bị phá vỡ nhiều lần rồi, chẳng qua bị giới hạn của công cụ thực nghiệm. Thí nghiệm nổi tiếng con mèo Shrodinger khiến các nhà khoa học phải đau đầu, giả thuyết vũ trụ song song (parallel universe) do Huge Everett đưa ra nhằm hóa giải thế kẹt này. Nhưng mà như vậy thì có nghĩa là không còn vật chất nữa, tâm thức sinh ra đa vũ trụ bao gồm vật chất, không thời gian. Thú vị nhất là giả thuyết vũ trụ sinh ra từ hư vô, hư vô do sự bất định đã sinh ra đa vũ trụ (multiverse) với lực liên kết các vũ trụ có giá trị âm tương đương giá trị dương của tổng lượng vũ trụ, nên về toàn thể có năng lượng bằng không. Khi Gamov nói về thuyết này cho Einstein nghe, ông ta đứng sững lại vì quá bất ngờ trong lúc băng qua đường, suýt nữa bị xe tông. Đây là giả thuyết gần gũi với Phật giáo nhất.

8. Điểm kỳ dị đó có thể gọi là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết' như Phật nói vậy thôi. Nguyên lý bất định (principle of uncertainty) của Heisenberg và Định lý bất toàn (Theorem of incompleteness) của Godel đã đánh tan niềm tin của khoa học xưa nay rằng con người có thể hiểu được thực tại.
1. Nếu Doccoden tin rằng "không tức thị sắc" tức tâm rỗng rang thảnh thơi cũng là tâm xào xáo, hỷ nộ ái ố cũng là tâm thanh tịnh bản nhiên v..v khi đặt hai mệnh đề đó cạnh nhau như vậy và soi chiếu lại cuộc sống của chính Doccoden và mọi người trong cái thấy của Doccoden, thì nó là hợp thực tế hay phi thực tế ?

Hay là khi Doccoden tươi vui hoặc sầu não thì sự rỗng rang ẩn mất ? Chứ làm gì có chuyện tươi vui hoặc sầu não thì tức là rỗng rang. Hí hí

Nếu Doccoden lại cho rằng, không ý Phật không phải như thế, ý Phật là về bản chất hai cái không khác, nhưng về mặt hiện lượng tri giác bị chi phối bởi năng thấy sở thấy thì có khác, không đồng thời tồn tại nơi tâm trạng của một người ở cùng một thời điểm ?

Thế thì cái lý nhất như ấy là lông rùa sừng thỏ, là vô dụng với hiện thực đau khổ, vì dù biết nó rồi khổ đau vẫn y xì đúc lúc chưa biết tới nó, vậy nên đem những lời vô dụng ấy đào sâu xuống ba tấc đất rồi lấp lại thì hơn.

Chân tướng bầu Trời là nơi những đám mây tri kiến thiện ác, tốt xấu, phải trái, đúng sai v..v nó hiện hành bay nhảy, như vạn hữu nó đang hiển hiện và chuyển biến trong không gian.

Tri kiến thiện ác sinh khởi dưới dạng ý niệm nơi Doccoden thì Doccoden hoàn toàn biết rõ, biết rõ thì cái biết ấy là bầu trời và ý niệm hỷ nộ ái ố, mừng giận buồn vui ấy là đám mây, so sánh như thế vừa đúng hiện thực lại dễ kiểm chứng.

Vậy đám mây tri kiến ấy nó từ đâu sinh khởi ? Nó có đó mà không thật, nên hễ dùng cái biết tỉnh giác nhận diện nó, tìm và diệt hay bắt nó thì nó liền biến mất. Nó ảo hoá như vậy nên đâu có chủ thể tác sinh.

Như câu chuyện đã dẫn:
  • Tâm con bất an, xin thầy dạy con pháp an tâm ?
  • Đưa tâm đây ta an cho.
  • Con tìm tâm không được !

Mấy cái kia Ba Tuần khoan trả lời, để cho Doccoden thắc mắc làm sáng tỏ cái này trước đã vì nó là căn bản của Duy tâm Phật giáo. Và Ba Tuần sẽ giới hạn vấn đề Duy tâm ở chỗ khoa học hiện thực, có thể kiểm chứng, chứ không phải chỉ ở trên bình diện Lý luận lý thuyết mà vô dụng với cuộc sống đang là.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
1. Nếu Doccoden tin rằng "không tức thị sắc" tức tâm rỗng rang thảnh thơi cũng là tâm xào xáo, hỷ nộ ái ố cũng là tâm thanh tịnh bản nhiên v..v khi đặt hai mệnh đề đó cạnh nhau như vậy và soi chiếu lại cuộc sống của chính Doccoden và mọi người trong cái thấy của Doccoden, thì nó là hợp thực tế hay phi thực tế ?

Hay là khi Doccoden tươi vui hoặc sầu não thì sự rỗng rang ẩn mất ? Chứ làm gì có chuyện tươi vui hoặc sầu não thì tức là rỗng rang. Hí hí

Nếu Doccoden lại cho rằng, không ý Phật không phải như thế, ý Phật là về bản chất hai cái không khác, nhưng về mặt hiện lượng tri giác bị chi phối bởi năng thấy sở thấy thì có khác, không đồng thời tồn tại nơi tâm trạng của một người ở cùng một thời điểm ?

Thế thì cái lý nhất như ấy là lông rùa sừng thỏ, là vô dụng với hiện thực đau khổ, vì dù biết nó rồi khổ đau vẫn y xì đúc lúc chưa biết tới nó, vậy nên đem những lời vô dụng ấy đào sâu xuống ba tấc đất rồi lấp lại thì hơn.

Chân tướng bầu Trời là nơi những đám mây tri kiến thiện ác, tốt xấu, phải trái, đúng sai v..v nó hiện hành bay nhảy, như vạn hữu nó đang hiển hiện và chuyển biến trong không gian.

Tri kiến thiện ác sinh khởi dưới dạng ý niệm nơi Doccoden thì Doccoden hoàn toàn biết rõ, biết rõ thì cái biết ấy là bầu trời và ý niệm hỷ nộ ái ố, mừng giận buồn vui ấy là đám mây, so sánh như thế vừa đúng hiện thực lại dễ kiểm chứng.

Vậy đám mây tri kiến ấy nó từ đâu sinh khởi ? Nó có đó mà không thật, nên hễ dùng cái biết tỉnh giác nhận diện nó, tìm và diệt hay bắt nó thì nó liền biến mất. Nó ảo hoá như vậy nên đâu có chủ thể tác sinh.

Như câu chuyện đã dẫn:
  • Tâm con bất an, xin thầy dạy con pháp an tâm ?
  • Đưa tâm đây ta an cho.
  • Con tìm tâm không được !

Mấy cái kia Ba Tuần khoan trả lời, để cho Doccoden thắc mắc làm sáng tỏ cái này trước đã vì nó là căn bản của Duy tâm Phật giáo.

Mến kính,
Ba Tuần.

Haiz...Triết học chia duy tâm làm hai loại: chủ quan và khách quan, Phật giáo theo duy tâm chủ quan nhé. Ba Tuần phải hiểu cho đúng duy tâm, đối đãi và bất nhị thì mới bàn luận được.

Doccoden cho rằng cứ sống thuận theo tự nhiên như Lão Tử nói trong Đạo Đức Kinh ấy, vậy là hợp với lẽ trời. Tôn giáo nào lại chẳng rao giảng về đạo đức, rằng phải sống thế này thế nọ mới phù hợp. Trong cuộc sống đã có bao luật lệ khuôn phép rồi, đừng ép buộc bản thân mình phải như thế này thế kia làm gì, cứ sống ung dung tự tại.

Ba Tuần đã nghe những câu như 'phiền não tức bồ đề', 'Niết bàn và thế gian không mảy may sai biệt', v.v...Bạn hiểu ý những câu đó có nghĩa là gì? Phật giáo luôn cảnh báo 'y nghĩa bất y ngữ', Lão Tử cũng nói 'được cá quên nôm, được ý quên lời'. Giáo lý của Phật giống như ngón tay chỉ trăng, người có trí thì nương theo hướng chỉ của ngón tay mà nhìn thấy trăng, còn người kém trí thì chỉ nhìn vào ngón tay mà cho đó là trăng.

Ví dụ khi bạn đọc sách thì hiểu nội dung nó nói gì. Có một người mù chữ hỏi 'nội dung' là gì sao tôi không thấy mà chỉ nhìn thấy mấy tờ giấy với chữ không thôi. Bạn sẽ trả lời sao? Có nội dung nào nằm ngoài cuốn sách không? Tất nhiên là không rồi, và bạn phải nói với người mù chữ biết rằng nội dung nằm ở ngay trong từng trang sách, chúng tuy hai mà một. Vậy là người mù chữ kia hiểu rằng nội dung là sách.

Vậy đám mây tri kiến ấy nó từ đâu sinh khởi ? Nó có đó mà không thật, nên hễ dùng cái biết tỉnh giác nhận diện nó, tìm và diệt hay bắt nó thì nó liền biến mất. Nó ảo hoá như vậy nên đâu có chủ thể tác sinh. (Ba Tuần)

Ba Tuần vẫn ôm chấp Thường kiến của Ấn Độ giáo rồi. Cái biết tỉnh giác là gì vậy? Nó hằng hữu bất biến đúng không nào. Thôi thì nói thẳng là Linh hồn chứ ngại ngùng gì nữa. Còn đám mây tri kiến từ đâu mà có thì bạn không biết, nhưng cứ khẳng định nó là không thật cứ như đúng rồi vậy. Sao bạn biết nó không thật? Linh hồn mách bảo chứ gì.

Lại lôi ra câu nói bất hủ của Phật cho bạn Ba Tuần học thuộc lòng:

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung bộ kinh)
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Haiz...Triết học chia duy tâm làm hai loại: chủ quan và khách quan, Phật giáo theo duy tâm chủ quan nhé. Ba Tuần phải hiểu cho đúng duy tâm, đối đãi và bất nhị thì mới bàn luận được.

Doccoden cho rằng cứ sống thuận theo tự nhiên như Lão Tử nói trong Đạo Đức Kinh ấy, vậy là hợp với lẽ trời. Tôn giáo nào lại chẳng rao giảng về đạo đức, rằng phải sống thế này thế nọ mới phù hợp. Trong cuộc sống đã có bao luật lệ khuôn phép rồi, đừng ép buộc bản thân mình phải như thế này thế kia làm gì, cứ sống ung dung tự tại.

Ba Tuần đã nghe những câu như 'phiền não tức bồ đề', 'Niết bàn và thế gian không mảy may sai biệt', v.v...Bạn hiểu ý những câu đó có nghĩa là gì? Phật giáo luôn cảnh báo 'y nghĩa bất y ngữ', Lão Tử cũng nói 'được cá quên nôm, được ý quên lời'. Giáo lý của Phật giống như ngón tay chỉ trăng, người có trí thì nương theo hướng chỉ của ngón tay mà nhìn thấy trăng, còn người kém trí thì chỉ nhìn vào ngón tay mà cho đó là trăng.

Ví dụ khi bạn đọc sách thì hiểu nội dung nó nói gì. Có một người mù chữ hỏi 'nội dung' là gì sao tôi không thấy mà chỉ nhìn thấy mấy tờ giấy với chữ không thôi. Bạn sẽ trả lời sao? Có nội dung nào nằm ngoài cuốn sách không? Tất nhiên là không rồi, và bạn phải nói với người mù chữ biết rằng nội dung nằm ở ngay trong từng trang sách, chúng tuy hai mà một. Vậy là người mù chữ kia hiểu rằng nội dung là sách.

Vậy đám mây tri kiến ấy nó từ đâu sinh khởi ? Nó có đó mà không thật, nên hễ dùng cái biết tỉnh giác nhận diện nó, tìm và diệt hay bắt nó thì nó liền biến mất. Nó ảo hoá như vậy nên đâu có chủ thể tác sinh. (Ba Tuần)

Ba Tuần vẫn ôm chấp Thường kiến của Ấn Độ giáo rồi. Cái biết tỉnh giác là gì vậy? Nó hằng hữu bất biến đúng không nào. Thôi thì nói thẳng là Linh hồn chứ ngại ngùng gì nữa. Còn đám mây tri kiến từ đâu mà có thì bạn không biết, nhưng cứ khẳng định nó là không thật cứ như đúng rồi vậy. Sao bạn biết nó không thật? Linh hồn mách bảo chứ gì.

Lại lôi ra câu nói bất hủ của Phật cho bạn Ba Tuần học thuộc lòng:

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung bộ kinh)
Ôi Doccoden, chủ quan với khách quan gì ở đây, ở trên Ba Tuần đã nói là hiện thực không do vì cho là "chủ quan" hay "khách quan" mà hiện thực vì thế biến dạng theo, nhất là ở nơi đức Phật - một bậc Thầy tả thực, ấy cũng là tinh thần khoa học ứng dụng thiết thực, nhất là đối với những người khao khát chân lý. Trừ khi Doccoden không "khát" lắm hoặc là liệt dây thần kinh khát. Hí hí.

Đã là Chân lý thì hiển nhiên, sờ thấy bấu được, một khi nếm chạm liền có cảm giác phê phê lâng lâng ngay vì nó thiết thực và hiện thực, vì nó không phải là "bánh vẽ" của những chủ thuyết do ý thức nhị nguyên sản sinh ra.

1. Doccoden cho rằng cứ sống thuận theo tự nhiên như Lão Tử nói trong Đạo Đức Kinh ấy, vậy là hợp với lẽ trời. Tôn giáo nào lại chẳng rao giảng về đạo đức, rằng phải sống thế này thế nọ mới phù hợp. Trong cuộc sống đã có bao luật lệ khuôn phép rồi, đừng ép buộc bản thân mình phải như thế này thế kia làm gì, cứ sống ung dung tự tại.

Tại Doccoden muốn Ba Tuần tuyên thuyết chân lý Duy Tâm của Phật nên Ba Tuần mới nói chứ ai ép Doccoden bỏ Lão gia gia đi theo cái ông Sa môn Cồ Đàm về bên dòng sông Hằng ngồi an nhiên mỗi ngày tại cội Bồ Đề xanh mát đâu.

2. Ba Tuần đã nghe những câu như 'phiền não tức bồ đề', 'Niết bàn và thế gian không mảy may sai biệt', v.v...Bạn hiểu ý những câu đó có nghĩa là gì?

Ý nghĩa gì thì kiếm cái ông nói chớ sao kiếm Ba Tuần, vì Ba Tuần chỉ ăn cơm Như Lai, ngồi toà Như Lai, và lai rai cái hiện thực oải chà bà đậu, à nhầm hiện thực êm dịu hiền hoà an bình như tình hình Việt Nam đấy thôi.

3. Phật giáo luôn cảnh báo 'y nghĩa bất y ngữ', Lão Tử cũng nói 'được cá quên nôm, được ý quên lời'. Giáo lý của Phật giống như ngón tay chỉ trăng, người có trí thì nương theo hướng chỉ của ngón tay mà nhìn thấy trăng, còn người kém trí thì chỉ nhìn vào ngón tay mà cho đó là trăng.

Thì Ba Tuần bày mặt trăng thật ra cho Doccoden xem, mà Doccoden cứ ôm lấy mặt trăng giả để mân mê cho thoả cơn "tê" ấy chứ.

4. Ví dụ khi bạn đọc sách thì hiểu nội dung nó nói gì. Có một người mù chữ hỏi 'nội dung' là gì sao tôi không thấy mà chỉ nhìn thấy mấy tờ giấy với chữ không thôi. Bạn sẽ trả lời sao? Có nội dung nào nằm ngoài cuốn sách không? Tất nhiên là không rồi, và bạn phải nói với người mù chữ biết rằng nội dung nằm ở ngay trong từng trang sách, chúng tuy hai mà một. Vậy là người mù chữ kia hiểu rằng nội dung là sách.

Ơ sao lời Doccoden lại tự mâu thuẫn vời hành vi vậy, như trên khi Doccoden đọc đoạn nói về thuyết "vô ngã" và hiện thực tri giác bị chụp mũ gọi là "vô ngã", Doccoden còn vỗ đùi đen đét, khen rằng rất hay và tô đỏ cho đẹp, ấy thế mà giờ đây Ba Tuần kéo Doccoden ra coi Sự thì Doccoden viện Lý là nói khác thế, tôi chả xem. Hự hự

Rồi phán Ba Tuần không biết nội dung sách nói mà chỉ mân mê tờ giấy một cách tự kỷ, nếu Ba Tuần nói sai thì hiện thực nó vỗ mặt Ba Tuần đen đét khi Doccoden tự chiêm nghiệm nơi mình điều Ba Tuần nói rồi, nhưng không Doccoden nhận ra lâu nay mình sai sai cái gì đó ...hí hí

5. Ba Tuần vẫn ôm chấp Thường kiến của Ấn Độ giáo rồi. Cái biết tỉnh giác là gì vậy? Nó hằng hữu bất biến đúng không nào. Thôi thì nói thẳng là Linh hồn chứ ngại ngùng gì nữa. Còn đám mây tri kiến từ đâu mà có thì bạn không biết, nhưng cứ khẳng định nó là không thật cứ như đúng rồi vậy. Sao bạn biết nó không thật? Linh hồn mách bảo chứ gì.

Nó là gì thì Doccoden chỉ cần ngồi yên thở ra thở vô theo Lão gia gia, nhớ không được ngủ khò hay vừa ngồi vừa tập Yoga thì biết liền tức khắc chứ khó gì đâu, vì nó là hiện thực !

Đoạn này thật sự là quá tức cười, ngứa biết đói biết mà khi Doccoden nghĩ gì lại không biết hay sao ? Rồi còn hỏi biết tỉnh giác là linh hồn bất diệt à ? Hí hí. Biết tỉnh giác là tình trạng nhận thức vẫn ô sờ kê và minh sờ mẫn, không lầm lẫn con rắn là sợi dây thừng, và cơn mừng không trở thành nỗi sợ hãi, đại khái là định danh đúng tâm trạng và tình trạng của bản thân tại thời điểm nhận thức tự thân. Hí hí, có hiểu chưa vậy ?! Sau khi hiểu rồi thì đem cái đó nhòm xem "đám mấy tri kiến " khi tồn tại dưới dạng ý nghĩ và ý niệm nơi Doccoden, coi có đúng như những gì Ba Tuần mô tả, là nhòm cái liền mất, ảo hoá vô cùng không ! Hí hí

Mấy câu Kinh ấy Doccoden ôm ấp làm gì vì có hiểu thực nghĩa của mấy câu ấy đâu ! Ôm riết rồi thành ra linh hồn bị ám ảnh, à nhầm ám ảnh về "linh hồn" mới phải, Hí hí.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Ôi Doccoden, chủ quan với khách quan gì ở đây, ở trên Ba Tuần đã nói là hiện thực không do vì cho là "chủ quan" hay "khách quan" mà hiện thực vì thế biến dạng theo, nhất là ở nơi đức Phật - một bậc Thầy tả thực, ấy cũng là tinh thần khoa học ứng dụng thiết thực, nhất là đối với những người khao khát chân lý. Trừ khi Doccoden không "khát" lắm hoặc là liệt dây thần kinh khát. Hí hí.

Đã là Chân lý thì hiển nhiên, sờ thấy bấu được, một khi nếm chạm liền có cảm giác phê phê lâng lâng ngay vì nó thiết thực và hiện thực, vì nó không phải là "bánh vẽ" của những chủ thuyết do ý thức nhị nguyên sản sinh ra.

1. Doccoden cho rằng cứ sống thuận theo tự nhiên như Lão Tử nói trong Đạo Đức Kinh ấy, vậy là hợp với lẽ trời. Tôn giáo nào lại chẳng rao giảng về đạo đức, rằng phải sống thế này thế nọ mới phù hợp. Trong cuộc sống đã có bao luật lệ khuôn phép rồi, đừng ép buộc bản thân mình phải như thế này thế kia làm gì, cứ sống ung dung tự tại.

Tại Doccoden muốn Ba Tuần tuyên thuyết chân lý Duy Tâm của Phật nên Ba Tuần mới nói chứ ai ép Doccoden bỏ Lão gia gia đi theo cái ông Sa môn Cồ Đàm về bên dòng sông Hằng ngồi an nhiên mỗi ngày tại cội Bồ Đề xanh mát đâu.

2. Ba Tuần đã nghe những câu như 'phiền não tức bồ đề', 'Niết bàn và thế gian không mảy may sai biệt', v.v...Bạn hiểu ý những câu đó có nghĩa là gì?

Ý nghĩa gì thì kiếm cái ông nói chớ sao kiếm Ba Tuần, vì Ba Tuần chỉ ăn cơm Như Lai, ngồi toà Như Lai, và lai rai cái hiện thực oải chà bà đậu, à nhầm hiện thực êm dịu hiền hoà an bình như tình hình Việt Nam đấy thôi.

3. Phật giáo luôn cảnh báo 'y nghĩa bất y ngữ', Lão Tử cũng nói 'được cá quên nôm, được ý quên lời'. Giáo lý của Phật giống như ngón tay chỉ trăng, người có trí thì nương theo hướng chỉ của ngón tay mà nhìn thấy trăng, còn người kém trí thì chỉ nhìn vào ngón tay mà cho đó là trăng.

Thì Ba Tuần bày mặt trăng thật ra cho Doccoden xem, mà Doccoden cứ ôm lấy mặt trăng giả để mân mê cho thoả cơn "tê" ấy chứ.

4. Ví dụ khi bạn đọc sách thì hiểu nội dung nó nói gì. Có một người mù chữ hỏi 'nội dung' là gì sao tôi không thấy mà chỉ nhìn thấy mấy tờ giấy với chữ không thôi. Bạn sẽ trả lời sao? Có nội dung nào nằm ngoài cuốn sách không? Tất nhiên là không rồi, và bạn phải nói với người mù chữ biết rằng nội dung nằm ở ngay trong từng trang sách, chúng tuy hai mà một. Vậy là người mù chữ kia hiểu rằng nội dung là sách.

Ơ sao lời Doccoden lại tự mâu thuẫn vời hành vi vậy, như trên khi Doccoden đọc đoạn nói về thuyết "vô ngã" và hiện thực tri giác bị chụp mũ gọi là "vô ngã", Doccoden còn vỗ đùi đen đét, khen rằng rất hay và tô đỏ cho đẹp, ấy thế mà giờ đây Ba Tuần kéo Doccoden ra coi Sự thì Doccoden viện Lý là nói khác thế, tôi chả xem. Hự hự

Rồi phán Ba Tuần không biết nội dung sách nói mà chỉ mân mê tờ giấy một cách tự kỷ, nếu Ba Tuần nói sai thì hiện thực nó vỗ mặt Ba Tuần đen đét khi Doccoden tự chiêm nghiệm nơi mình điều Ba Tuần nói rồi, nhưng không Doccoden nhận ra lâu nay mình sai sai cái gì đó ...hí hí

5. Ba Tuần vẫn ôm chấp Thường kiến của Ấn Độ giáo rồi. Cái biết tỉnh giác là gì vậy? Nó hằng hữu bất biến đúng không nào. Thôi thì nói thẳng là Linh hồn chứ ngại ngùng gì nữa. Còn đám mây tri kiến từ đâu mà có thì bạn không biết, nhưng cứ khẳng định nó là không thật cứ như đúng rồi vậy. Sao bạn biết nó không thật? Linh hồn mách bảo chứ gì.

Nó là gì thì Doccoden chỉ cần ngồi yên thở ra thở vô theo Lão gia gia, nhớ không được ngủ khò hay vừa ngồi vừa tập Yoga thì biết liền tức khắc chứ khó gì đâu, vì nó là hiện thực !

Đoạn này thật sự là quá tức cười, ngứa biết đói biết mà khi Doccoden nghĩ gì lại không biết hay sao ? Rồi còn hỏi biết tỉnh giác là linh hồn bất diệt à ? Hí hí. Biết tỉnh giác là tình trạng nhận thức vẫn ô sờ kê và minh sờ mẫn, không lầm lẫn con rắn là sợi dây thừng, và cơn mừng không trở thành nỗi sợ hãi, đại khái là định danh đúng tâm trạng và tình trạng của bản thân tại thời điểm nhận thức tự thân. Hí hí, có hiểu chưa vậy ?! Sau khi hiểu rồi thì đem cái đó nhòm xem "đám mấy tri kiến " khi tồn tại dưới dạng ý nghĩ và ý niệm nơi Doccoden, coi có đúng như những gì Ba Tuần mô tả, là nhòm cái liền mất, ảo hoá vô cùng không ! Hí hí

Mấy câu Kinh ấy Doccoden ôm ấp làm gì vì có hiểu thực nghĩa của mấy câu ấy đâu ! Ôm riết rồi thành ra linh hồn bị ám ảnh, à nhầm ám ảnh về "linh hồn" mới phải, Hí hí.

Mến kính,
Ba Tuần.

Ôi Doccoden, chủ quan với khách quan gì ở đây, ở trên Ba Tuần đã nói là hiện thực không do vì cho là "chủ quan" hay "khách quan" mà hiện thực vì thế biến dạng theo, nhất là ở nơi đức Phật - một bậc Thầy tả thực, ấy cũng là tinh thần khoa học ứng dụng thiết thực, nhất là đối với những người khao khát chân lý. Trừ khi Doccoden không "khát" lắm hoặc là liệt dây thần kinh khát. Hí hí.

Đã là Chân lý thì hiển nhiên, sờ thấy bấu được, một khi nếm chạm liền có cảm giác phê phê lâng lâng ngay vì nó thiết thực và hiện thực, vì nó không phải là "bánh vẽ" của những chủ thuyết do ý thức nhị nguyên sản sinh ra.


Phật tả thực về hiện thực như thế nào, có tính khoa học thế nào, Ba Tuần nói ra xem?

Tại Doccoden muốn Ba Tuần tuyên thuyết chân lý Duy Tâm của Phật nên Ba Tuần mới nói chứ ai ép Doccoden bỏ Lão gia gia đi theo cái ông Sa môn Cồ Đàm về bên dòng sông Hằng ngồi an nhiên mỗi ngày tại cội Bồ Đề xanh mát đâu.

Doccoden không theo ông nào cả, chẳng qua thấy hai ông Cồ Đàm và Lão Tử cùng phát hiện chân lý giống nhau nên nói vậy thôi. Còn Ba Tuần thấy khác, cho rằng Phật thuyết chân lý duy tâm nên doccoden hỏi duy tâm nghĩa là sao?

Ý nghĩa gì thì kiếm cái ông nói chớ sao kiếm Ba Tuần, vì Ba Tuần chỉ ăn cơm Như Lai, ngồi toà Như Lai, và lai rai cái hiện thực oải chà bà đậu, à nhầm hiện thực êm dịu hiền hoà an bình như tình hình Việt Nam đấy thôi.

Mấy ông đó cũng học theo Phật pháp và giác ngộ thành Phật. Ở trên bạn nói hiện thực không phải là "bánh vẽ" của những chủ thuyết do ý thức nhị nguyên sản sinh ra, giờ lại chia hiện thực ra làm hai thì khác gì tự vả mồm mình.

Thì Ba Tuần bày mặt trăng thật ra cho Doccoden xem, mà Doccoden cứ ôm lấy mặt trăng giả để mân mê cho thoả cơn "tê" ấy chứ.

Mặt trăng thật là cái hiện thực được chia ra làm hai hở Ba Tuần?

Ơ sao lời Doccoden lại tự mâu thuẫn vời hành vi vậy, như trên khi Doccoden đọc đoạn nói về thuyết "vô ngã" và hiện thực tri giác bị chụp mũ gọi là "vô ngã", Doccoden còn vỗ đùi đen đét, khen rằng rất hay và tô đỏ cho đẹp, ấy thế mà giờ đây Ba Tuần kéo Doccoden ra coi Sự thì Doccoden viện Lý là nói khác thế, tôi chả xem. Hự hự

Rồi phán Ba Tuần không biết nội dung sách nói mà chỉ mân mê tờ giấy một cách tự kỷ, nếu Ba Tuần nói sai thì hiện thực nó vỗ mặt Ba Tuần đen đét khi Doccoden tự chiêm nghiệm nơi mình điều Ba Tuần nói rồi, nhưng không Doccoden nhận ra lâu nay mình sai sai cái gì đó ...hí hí


Lý nào ở đây vậy bạn Ba Tuần? 'Hữu Ngã' và 'Vô ngã' cũng chỉ như hai bàn tay vỗ vào nhau thôi.

Đoạn này thật sự là quá tức cười, ngứa biết đói biết mà khi Doccoden nghĩ gì lại không biết hay sao ? Rồi còn hỏi biết tỉnh giác là linh hồn bất diệt à ? Hí hí. Biết tỉnh giác là tình trạng nhận thức vẫn ô sờ kê và minh sờ mẫn, không lầm lẫn con rắn là sợi dây thừng, và cơn mừng không trở thành nỗi sợ hãi, đại khái là định danh đúng tâm trạng và tình trạng của bản thân tại thời điểm nhận thức tự thân. Hí hí, có hiểu chưa vậy ?! Sau khi hiểu rồi thì đem cái đó nhòm xem "đám mấy tri kiến " khi tồn tại dưới dạng ý nghĩ và ý niệm nơi Doccoden, coi có đúng như những gì Ba Tuần mô tả, là nhòm cái liền mất, ảo hoá vô cùng không ! Hí hí

Mấy câu Kinh ấy Doccoden ôm ấp làm gì vì có hiểu thực nghĩa của mấy câu ấy đâu ! Ôm riết rồi thành ra linh hồn bị ám ảnh, à nhầm ám ảnh về "linh hồn" mới phải, Hí hí.

Mến kính,
Ba Tuần.


Ba Tuần không dám thừa nhận thì để doccoden nói giùm cho. Cái gọi là 'tỉnh giác' của Ba Tuần nằm ngoài ngũ uẩn, hằng hữu bất diệt. Vì bạn biết Phật bác bỏ linh hồn nên đổi tên thành tỉnh giác. Ba Tuần cứ ôm giữ cái Tỉnh giác đó thì cả đời không giác ngộ được đâu. Muốn nhận ra chân lý thì tự mình chiêm nghiệm chứ lời Phật hay ai khác chỉ là trợ duyên thôi, họ nói đúng hay sai cũng đừng tin suông. Ấy là chưa nói đó là 'ngón tay chỉ trăng' chứ không phải là 'trăng', nên luôn ghi nhớ 'y nghĩa bất y ngữ', 'được ý quên lời'.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ôi Doccoden, chủ quan với khách quan gì ở đây, ở trên Ba Tuần đã nói là hiện thực không do vì cho là "chủ quan" hay "khách quan" mà hiện thực vì thế biến dạng theo, nhất là ở nơi đức Phật - một bậc Thầy tả thực, ấy cũng là tinh thần khoa học ứng dụng thiết thực, nhất là đối với những người khao khát chân lý. Trừ khi Doccoden không "khát" lắm hoặc là liệt dây thần kinh khát. Hí hí.

Đã là Chân lý thì hiển nhiên, sờ thấy bấu được, một khi nếm chạm liền có cảm giác phê phê lâng lâng ngay vì nó thiết thực và hiện thực, vì nó không phải là "bánh vẽ" của những chủ thuyết do ý thức nhị nguyên sản sinh ra.


Phật tả thực về hiện thực như thế nào, có tính khoa học thế nào, Ba Tuần nói ra xem?

Tại Doccoden muốn Ba Tuần tuyên thuyết chân lý Duy Tâm của Phật nên Ba Tuần mới nói chứ ai ép Doccoden bỏ Lão gia gia đi theo cái ông Sa môn Cồ Đàm về bên dòng sông Hằng ngồi an nhiên mỗi ngày tại cội Bồ Đề xanh mát đâu.

Doccoden không theo ông nào cả, chẳng qua thấy hai ông Cồ Đàm và Lão Tử cùng phát hiện chân lý giống nhau nên nói vậy thôi. Còn Ba Tuần thấy khác, cho rằng Phật thuyết chân lý duy tâm nên doccoden hỏi duy tâm nghĩa là sao?

Ý nghĩa gì thì kiếm cái ông nói chớ sao kiếm Ba Tuần, vì Ba Tuần chỉ ăn cơm Như Lai, ngồi toà Như Lai, và lai rai cái hiện thực oải chà bà đậu, à nhầm hiện thực êm dịu hiền hoà an bình như tình hình Việt Nam đấy thôi.

Mấy ông đó cũng học theo Phật pháp và giác ngộ thành Phật. Ở trên bạn nói hiện thực không phải là "bánh vẽ" của những chủ thuyết do ý thức nhị nguyên sản sinh ra, giờ lại chia hiện thực ra làm hai thì khác gì tự vả mồm mình.

Thì Ba Tuần bày mặt trăng thật ra cho Doccoden xem, mà Doccoden cứ ôm lấy mặt trăng giả để mân mê cho thoả cơn "tê" ấy chứ.

Mặt trăng thật là cái hiện thực được chia ra làm hai hở Ba Tuần?

Ơ sao lời Doccoden lại tự mâu thuẫn vời hành vi vậy, như trên khi Doccoden đọc đoạn nói về thuyết "vô ngã" và hiện thực tri giác bị chụp mũ gọi là "vô ngã", Doccoden còn vỗ đùi đen đét, khen rằng rất hay và tô đỏ cho đẹp, ấy thế mà giờ đây Ba Tuần kéo Doccoden ra coi Sự thì Doccoden viện Lý là nói khác thế, tôi chả xem. Hự hự

Rồi phán Ba Tuần không biết nội dung sách nói mà chỉ mân mê tờ giấy một cách tự kỷ, nếu Ba Tuần nói sai thì hiện thực nó vỗ mặt Ba Tuần đen đét khi Doccoden tự chiêm nghiệm nơi mình điều Ba Tuần nói rồi, nhưng không Doccoden nhận ra lâu nay mình sai sai cái gì đó ...hí hí


Lý nào ở đây vậy bạn Ba Tuần? 'Hữu Ngã' và 'Vô ngã' cũng chỉ như hai bàn tay vỗ vào nhau thôi.

Đoạn này thật sự là quá tức cười, ngứa biết đói biết mà khi Doccoden nghĩ gì lại không biết hay sao ? Rồi còn hỏi biết tỉnh giác là linh hồn bất diệt à ? Hí hí. Biết tỉnh giác là tình trạng nhận thức vẫn ô sờ kê và minh sờ mẫn, không lầm lẫn con rắn là sợi dây thừng, và cơn mừng không trở thành nỗi sợ hãi, đại khái là định danh đúng tâm trạng và tình trạng của bản thân tại thời điểm nhận thức tự thân. Hí hí, có hiểu chưa vậy ?! Sau khi hiểu rồi thì đem cái đó nhòm xem "đám mấy tri kiến " khi tồn tại dưới dạng ý nghĩ và ý niệm nơi Doccoden, coi có đúng như những gì Ba Tuần mô tả, là nhòm cái liền mất, ảo hoá vô cùng không ! Hí hí

Mấy câu Kinh ấy Doccoden ôm ấp làm gì vì có hiểu thực nghĩa của mấy câu ấy đâu ! Ôm riết rồi thành ra linh hồn bị ám ảnh, à nhầm ám ảnh về "linh hồn" mới phải, Hí hí.

Mến kính,
Ba Tuần.


Ba Tuần không dám thừa nhận thì để doccoden nói giùm cho. Cái gọi là 'tỉnh giác' của Ba Tuần nằm ngoài ngũ uẩn, hằng hữu bất diệt. Vì bạn biết Phật bác bỏ linh hồn nên đổi tên thành tỉnh giác. Ba Tuần cứ ôm giữ cái Tỉnh giác đó thì cả đời không giác ngộ được đâu. Muốn nhận ra chân lý thì tự mình chiêm nghiệm chứ lời Phật hay ai khác chỉ là trợ duyên thôi, họ nói đúng hay sai cũng đừng tin suông. Ấy là chưa nói đó là 'ngón tay chỉ trăng' chứ không phải là 'trăng', nên luôn ghi nhớ 'y nghĩa bất y ngữ', 'được ý quên lời'.
Thiệt là muốn nhịn cười lắm, mà cứ mỗi lần đọc Doccoden phản hồi, là Ba Tuần thấy nó Hí hí làm sao.

Tự nhiên Ba Tuần lại nhớ đến 'kẻ nghèo' mù chữ bán củi nuôi mẹ nơi thôn dã, mà Doccoden hay nhắc đến và thường so sánh sự tỏ ngộ của mình với ông ta, nhưng theo Ba Tuần thấy thì ông ta ngộ thành Giác, còn Doccoden ngộ lại thành "Khỉ đá", chạy tới cùng Trời tưởng là đã thoát, ai dè vẫn nằm trong bàn tay của Như Lai, và bị đè lại dưới ngọn núi ngũ hành tức ngũ ấm, chưa thể nào tự tại được. Hí hí.

Ba Tuần kệ bắt chước rằng:

Phật pháp ở hiện thực,

Chẳng lìa hiện thực thuyết,

Lìa hiện thực tìm Phật,

Như lìa đầu tìm óc.


1. Phật tả thực về hiện thực như thế nào, có tính khoa học thế nào, Ba Tuần nói ra xem?

Cái này có thì cái kia có,
Cái này không thì cái kia không.

Phật tả thực vậy á. Hí hí

2. Doccoden không theo ông nào cả, chẳng qua thấy hai ông Cồ Đàm và Lão Tử cùng phát hiện chân lý giống nhau nên nói vậy thôi. Còn Ba Tuần thấy khác, cho rằng Phật thuyết chân lý duy tâm nên doccoden hỏi duy tâm nghĩa là sao?

Duy tuệ thị nghiệp, duy tâm thị đạo.

Nghĩa lấy trí tuệ làm sự nghiệp, nơi tâm mình tìm con đường, ở nơi tâm mình quán sát tâm mình để tìm con đường giác ngộ ấy là Duy Tâm Phật giáo.

3. Mặt trăng thật là cái hiện thực được chia ra làm hai hở Ba Tuần?

Bởi vậy người ta mới nói " học mà không hành, học thành vô dụng", suốt ngày Ba Tuần thấy Doccoden đi khắp nơi tuyên bố là ngoại đạo, dựng lá cờ chánh nghĩa quốc gia, tự tin rằng mình là Phật tử chân chánh hơn bất cứ Phật tử chân phụ , à nhầm tự xưng còn lại, rồi rất hãnh diện với quả "kính chiếu yêu": Cái này có thì cái kia có, cầm trên tay đi trừ tà sát quỷ, rốt cục thì thực ra có hiểu cái gì đâu. Hí hí.

Cái này với cái kia, thì nó không phải hai thì là một à ? Hí hí, này và kia mà lỵ. Kể cả cho Doccoden ép này kia vào thành đồng tiền thì vẫn lòi ra cái thằng cầm đồng tiền, nhận biết đồng tiền, thế đồng tiền với nó là một à ?

Giờ chấp cho Doccoden làm điều phi thực tế nữa là cho đồng tiền của Doccoden biết suy nghĩ đi, thì suy nghĩ của đồng tiền, cái này của cái kia nó vẫn lại tòi ra hai, chứ làm sao thành một được ?

Giờ Doccoden vừa tự bạt tai cho hiểu thế nào là " tỉnh giác" vừa đá chân vào tường mà la lên rằng: Ôi ông Ba Tuần ơi, hiện thực là mặt trăng thật mà ông nói nó phân đôi kia ! Ông làm gì nó đi ! Hí hí

Ông Ba Tuần bình thản đáp lại rằng: nó phân đôi từ đời nảo đời nào tới giờ rồi, thậm chí cái thân ông từ trong trứng đã không ngừng phân đôi, sinh học gọi là quá trình phân bào để nhân lên gấp triệu tỷ lần số lượng tế bào ban đầu, nhờ đó mà tay, não, tim phổi.v..v của ông nó mới có mặt trong bụng mẹ ông, và đù 9 tháng 10 ngày ông mới tòi ra nhìn ánh sáng và biết rằng: à thì ra ta đã ở trong và nay được ra ngoài, lại phân 2 nữa, trong bụng và ngoài bụng. Hí hí

Không tin nó là hai thử tự ép lại làm một như Gohan và Ca Lích làm phép hợp nhất trong 7 viên ngọc rồng có được không ? Không được thì đúng rồi, hiện thực nó phân hai đấy ! Hí hí

4. Ba Tuần không dám thừa nhận thì để doccoden nói giùm cho. Cái gọi là 'tỉnh giác' của Ba Tuần nằm ngoài ngũ uẩn, hằng hữu bất diệt. Vì bạn biết Phật bác bỏ linh hồn nên đổi tên thành tỉnh giác.

Hí hí, tự bịt mắt kêu tối đến vậy thì thật là đáng thương xót.

Ngũ uẩn với ngũ ấm làm gì cho nó úng não khiến bị mê sảng nói mớ vậy Doccoden, giờ thử nói với mọi người hay Lão gia gia nhà Doccoden rằng: thân Doccoden tôi đây, với cái biết của tôi nó nằm xa nhau, nó là đôi bạn không cùng tiến, cách nhau như trời với đất vậy, thế là Lão gia gia điên tiết táng cho Doccoden một cái bạt tai khiến Doccoden la oai oái, trong lúc đang la lên ngơ ngác, lão gia gia nói:

Sao mày bảo nó nằm ngoài thân ngũ uẩn, nằm ngoài mà cũng biết đau à ! Hí hí.

5. Ba Tuần cứ ôm giữ cái Tỉnh giác đó thì cả đời không giác ngộ được đâu. Muốn nhận ra chân lý thì tự mình chiêm nghiệm chứ lời Phật hay ai khác chỉ là trợ duyên thôi, họ nói đúng hay sai cũng đừng tin suông. Ấy là chưa nói đó là 'ngón tay chỉ trăng' chứ không phải là 'trăng', nên luôn ghi nhớ 'y nghĩa bất y ngữ', 'được ý quên lời'.

Người xưa cũng gặp trường hợp tương tự, như Ba Tuần gặp Doccoden, và người xưa có câu nói là: "Nay ta gượng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, chớ đuổi theo lời nói, mới cho biết ít phần".

Ba Tuần cũng sáng tác thêm cho kho tàng hoá độ của Phật pháp tăng phần phong phú: Nay ta nói thành lời, nghe lời nắm lấy nghĩa, hiện thực là ý nghĩa, chớ tìm ở lời ta. Hí hí.

Kiểu này chẳng mấy chốc, Ba Tuần cũng thành bậc tác gia của xóm ấy chớ . Hí hí

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Thiệt là muốn nhịn cười lắm, mà cứ mỗi lần đọc Doccoden phản hồi, là Ba Tuần thấy nó Hí hí làm sao.

Tự nhiên Ba Tuần lại nhớ đến 'kẻ nghèo' mù chữ bán củi nuôi mẹ nơi thôn dã, mà Doccoden hay nhắc đến và thường so sánh sự tỏ ngộ của mình với ông ta, nhưng theo Ba Tuần thấy thì ông ta ngộ thành Giác, còn Doccoden ngộ lại thành "Khỉ đá", chạy tới cùng Trời tưởng là đã thoát, ai dè vẫn nằm trong bàn tay của Như Lai, và bị đè lại dưới ngọn núi ngũ hành tức ngũ ấm, chưa thể nào tự tại được. Hí hí.

Ba Tuần kệ bắt chước rằng:

Phật pháp ở hiện thực,

Chẳng lìa hiện thực thuyết,

Lìa hiện thực tìm Phật,

Như lìa đầu tìm óc.


1. Phật tả thực về hiện thực như thế nào, có tính khoa học thế nào, Ba Tuần nói ra xem?

Cái này có thì cái kia có,
Cái này không thì cái kia không.

Phật tả thực vậy á. Hí hí

2. Doccoden không theo ông nào cả, chẳng qua thấy hai ông Cồ Đàm và Lão Tử cùng phát hiện chân lý giống nhau nên nói vậy thôi. Còn Ba Tuần thấy khác, cho rằng Phật thuyết chân lý duy tâm nên doccoden hỏi duy tâm nghĩa là sao?

Duy tuệ thị nghiệp, duy tâm thị đạo.

Nghĩa lấy trí tuệ làm sự nghiệp, nơi tâm mình tìm con đường, ở nơi tâm mình quán sát tâm mình để tìm con đường giác ngộ ấy là Duy Tâm Phật giáo.

3. Mặt trăng thật là cái hiện thực được chia ra làm hai hở Ba Tuần?

Bởi vậy người ta mới nói " học mà không hành, học thành vô dụng", suốt ngày Ba Tuần thấy Doccoden đi khắp nơi tuyên bố là ngoại đạo, dựng lá cờ chánh nghĩa quốc gia, tự tin rằng mình là Phật tử chân chánh hơn bất cứ Phật tử chân phụ , à nhầm tự xưng còn lại, rồi rất hãnh diện với quả "kính chiếu yêu": Cái này có thì cái kia có, cầm trên tay đi trừ tà sát quỷ, rốt cục thì thực ra có hiểu cái gì đâu. Hí hí.

Cái này với cái kia, thì nó không phải hai thì là một à ? Hí hí, này và kia mà lỵ. Kể cả cho Doccoden ép này kia vào thành đồng tiền thì vẫn lòi ra cái thằng cầm đồng tiền, nhận biết đồng tiền, thế đồng tiền với nó là một à ?

Giờ chấp cho Doccoden làm điều phi thực tế nữa là cho đồng tiền của Doccoden biết suy nghĩ đi, thì suy nghĩ của đồng tiền, cái này của cái kia nó vẫn lại tòi ra hai, chứ làm sao thành một được ?

Giờ Doccoden vừa tự bạt tai cho hiểu thế nào là " tỉnh giác" vừa đá chân vào tường mà la lên rằng: Ôi ông Ba Tuần ơi, hiện thực là mặt trăng thật mà ông nói nó phân đôi kia ! Ông làm gì nó đi ! Hí hí

Ông Ba Tuần bình thản đáp lại rằng: nó phân đôi từ đời nảo đời nào tới giờ rồi, thậm chí cái thân ông từ trong trứng đã không ngừng phân đôi, sinh học gọi là quá trình phân bào để nhân lên gấp triệu tỷ lần số lượng tế bào ban đầu, nhờ đó mà tay, não, tim phổi.v..v của ông nó mới có mặt trong bụng mẹ ông, và đù 9 tháng 10 ngày ông mới tòi ra nhìn ánh sáng và biết rằng: à thì ra ta đã ở trong và nay được ra ngoài, lại phân 2 nữa, trong bụng và ngoài bụng. Hí hí

Không tin nó là hai thử tự ép lại làm một như Gohan và Ca Lích làm phép hợp nhất trong 7 viên ngọc rồng có được không ? Không được thì đúng rồi, hiện thực nó phân hai đấy ! Hí hí

4. Ba Tuần không dám thừa nhận thì để doccoden nói giùm cho. Cái gọi là 'tỉnh giác' của Ba Tuần nằm ngoài ngũ uẩn, hằng hữu bất diệt. Vì bạn biết Phật bác bỏ linh hồn nên đổi tên thành tỉnh giác.

Hí hí, tự bịt mắt kêu tối đến vậy thì thật là đáng thương xót.

Ngũ uẩn với ngũ ấm làm gì cho nó úng não khiến bị mê sảng nói mớ vậy Doccoden, giờ thử nói với mọi người hay Lão gia gia nhà Doccoden rằng: thân Doccoden tôi đây, với cái biết của tôi nó nằm xa nhau, nó là đôi bạn không cùng tiến, cách nhau như trời với đất vậy, thế là Lão gia gia điên tiết táng cho Doccoden một cái bạt tai khiến Doccoden la oai oái, trong lúc đang la lên ngơ ngác, lão gia gia nói:

Sao mày bảo nó nằm ngoài thân ngũ uẩn, nằm ngoài mà cũng biết đau à ! Hí hí.

5. Ba Tuần cứ ôm giữ cái Tỉnh giác đó thì cả đời không giác ngộ được đâu. Muốn nhận ra chân lý thì tự mình chiêm nghiệm chứ lời Phật hay ai khác chỉ là trợ duyên thôi, họ nói đúng hay sai cũng đừng tin suông. Ấy là chưa nói đó là 'ngón tay chỉ trăng' chứ không phải là 'trăng', nên luôn ghi nhớ 'y nghĩa bất y ngữ', 'được ý quên lời'.

Người xưa cũng gặp trường hợp tương tự, như Ba Tuần gặp Doccoden, và người xưa có câu nói là: "Nay ta gượng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, chớ đuổi theo lời nói, mới cho biết ít phần".

Ba Tuần cũng sáng tác thêm cho kho tàng hoá độ của Phật pháp tăng phần phong phú: Nay ta nói thành lời, nghe lời nắm lấy nghĩa, hiện thực là ý nghĩa, chớ tìm ở lời ta. Hí hí.

Kiểu này chẳng mấy chốc, Ba Tuần cũng thành bậc tác gia của xóm ấy chớ . Hí hí

Mến kính,
Ba Tuần.

Mới đầu doccoden tưởng Ba Tuần theo Nhất nguyên luận, nói tới nói lui thì mới lờ mờ nhận ra là Ba Tuần theo Nhị nguyên luận. Thôi không nói dài dòng nữa, đi thẳng vào vấn đề nhé.

Cái này có thì cái kia có,
Cái này không thì cái kia không.

Phật tả thực vậy á. Hí hí


Vậy cho hỏi:

Vũ trụ có do cái gì có hay vũ trụ có sẵn?
Cái tỉnh giác có do cái gì có hay có sẵn?

Duy tuệ thị nghiệp, duy tâm thị đạo.

Nghĩa lấy trí tuệ làm sự nghiệp, nơi tâm mình tìm con đường, ở nơi tâm mình quán sát tâm mình để tìm con đường giác ngộ ấy là Duy Tâm Phật giáo.


Ồ, Ba Tuần nghĩ rằng Duy Tâm Phật giáo là vậy à, thế thì cái câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' bạn giải thích như thế nào?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Mới đầu doccoden tưởng Ba Tuần theo Nhất nguyên luận, nói tới nói lui thì mới lờ mờ nhận ra là Ba Tuần theo Nhị nguyên luận. Thôi không nói dài dòng nữa, đi thẳng vào vấn đề nhé.

Cái này có thì cái kia có,
Cái này không thì cái kia không.

Phật tả thực vậy á. Hí hí


Vậy cho hỏi:

Vũ trụ có do cái gì có hay vũ trụ có sẵn?
Cái tỉnh giác có do cái gì có hay có sẵn?

Duy tuệ thị nghiệp, duy tâm thị đạo.

Nghĩa lấy trí tuệ làm sự nghiệp, nơi tâm mình tìm con đường, ở nơi tâm mình quán sát tâm mình để tìm con đường giác ngộ ấy là Duy Tâm Phật giáo.


Ồ, Ba Tuần nghĩ rằng Duy Tâm Phật giáo là vậy à, thế thì cái câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' bạn giải thích như thế nào?
Hí hí, thật là khổ quá, tội nghiệp tội nghiệp.

1.
Vậy cho hỏi:
Vũ trụ có do cái gì có hay vũ trụ có sẵn?
Cái tỉnh giác có do cái gì có hay có sẵn?


Vũ trụ là cái gì ? Hí hí, Doccoden đang đứng ở đâu trong vũ trụ ? Vũ trụ có là có với ai ? Không có với ai thì ai biết mà đặt tên là vũ trụ ? Mà có với Doccoden thì theo mệnh đề trên ghép vào như trẻ mầm non chơi trò xếp hình vậy:

Vũ trụ của Doccoden có vì Doccoden có !

Doccoden lại giật mình, la lên rằng: Ba Tuần ông bị hâm à, tôi sinh ra vũ trụ đã có rồi, không có thì tôi ở đâu ? Khi ngỏm củ tỏi thì vũ trụ vẫn ở đó, không ở đó thì tôi chôn ở đâu ? Hí hí

Ở hay nhỉ, thế thì là sẵn có à ? Sẵn có thì ai biết có sẵn mà đặt tên, Linh hồn, Chúa, Allah, Brahma v..v à ?! Hí hí, thế là Doccoden uể oải sùi bọt mép nói với vẻ mặt buồn thiu: Thôi, tôi không tin mấy ông đó tồn tại đâu !

Tương tự chỉ thay vũ trụ bằng "tỉnh giác", đây là bài tập mẫu Thầy Ba Tuần ra đề cho trò Doccoden tự làm, một là để hiểu bài hơn, hai là Thầy cũng làm đúng theo gương mẫu của các Thầy đi trước: Nếu ta nói thẳng toẹt ra cho ông biết, thì sau này ông sẽ quay lại mắng chửi ta thậm tệ ! Hí hí

Đây đúng thật xứng đang làm câu chuyện giúp "tỉnh giác" cho mấy bé mầm non mon men tìm về Phật Đạo. Hí hí.

2. Ồ, Ba Tuần nghĩ rằng Duy Tâm Phật giáo là vậy à, thế thì cái câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' bạn giải thích như thế nào?

Hí hí, đem tâm ra đây rồi tạo ra tất cả (nhất thiết) cho ta coi, tạo ra không được thì mang roi lại đây ! Hí hí

Mến kính,
Ba Tuần.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hí hí, thật là khổ quá, tội nghiệp tội nghiệp.

1.
Vậy cho hỏi:
Vũ trụ có do cái gì có hay vũ trụ có sẵn?
Cái tỉnh giác có do cái gì có hay có sẵn?


Vũ trụ là cái gì ? Hí hí, Doccoden đang đứng ở đâu trong vũ trụ ? Vũ trụ có là có với ai ? Không có với ai thì ai biết mà đặt tên là vũ trụ ? Mà có với Doccoden thì theo mệnh đề trên ghép vào như trẻ mầm non chơi trò xếp hình vậy:

Vũ trụ của Doccoden có vì Doccoden có !

Doccoden lại giật mình, la lên rằng: Ba Tuần ông bị hâm à, tôi sinh ra vũ trụ đã có rồi, không có thì tôi ở đâu ? Khi ngỏm củ tỏi thì vũ trụ vẫn ở đó, không ở đó thì tôi chôn ở đâu ? Hí hí

Ở hay nhỉ, thế thì là sẵn có à ? Sẵn có thì ai biết có sẵn mà đặt tên, Linh hồn, Chúa, Allah, Brahma v..v à ?! Hí hí, thế là Doccoden uể oải sùi bọt mép nói với vẻ mặt buồn thiu: Thôi, tôi không tin mấy ông đó tồn tại đâu !

Tương tự chỉ thay vũ trụ bằng "tỉnh giác", đây là bài tập mẫu Thầy Ba Tuần ra đề cho trò Doccoden tự làm, một là để hiểu bài hơn, hai là Thầy cũng làm đúng theo gương mẫu của các Thầy đi trước: Nếu ta nói thẳng toẹt ra cho ông biết, thì sau này ông sẽ quay lại mắng chửi ta thậm tệ ! Hí hí

Đây đúng thật xứng đang làm câu chuyện giúp "tỉnh giác" cho mấy bé mầm non mon men tìm về Phật Đạo. Hí hí.

2. Ồ, Ba Tuần nghĩ rằng Duy Tâm Phật giáo là vậy à, thế thì cái câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' bạn giải thích như thế nào?

Hí hí, đem tâm ra đây rồi tạo ra tất cả (nhất thiết) cho ta coi, tạo ra không được thì mang roi lại đây ! Hí hí

Mến kính,
Ba Tuần.

Ô hay, vũ trụ có là có với mọi người, với doccoden, với Ba Tuần. Chứ Ba Tuần không thấy có vũ trụ à? Nếu vậy thì Ba Tuần cũng không biết đến doccoden mới đúng chứ nhỉ. Nhưng sao tôi hỏi bạn có trả lời chứ có phải mắt mù tai điếc đâu, chứng tỏ bạn Ba Tuần cũng biết là có vũ trụ như bao người khác thôi.

Còn tỉnh giác thì như bạn từng nói là nhờ có nó mới nhận thức được hiện thực. Giờ nói tỉnh giác là vũ trụ thì đâu có đúng với ý bạn.

Hài nhỉ, bạn không biết vũ trụ từ đâu mà có, rồi tới cái tỉnh giác từ đâu mà có, bí quá nhập hai thứ lại làm một rồi bắt đầu nói nhảm.

Hí hí, đem tâm ra đây rồi tạo ra tất cả (nhất thiết) cho ta coi, tạo ra không được thì mang roi lại đây ! Hí hí

Vậy cái câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' là sai hả Ba Tuần?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ô hay, vũ trụ có là có với mọi người, với doccoden, với Ba Tuần. Chứ Ba Tuần không thấy có vũ trụ à? Nếu vậy thì Ba Tuần cũng không biết đến doccoden mới đúng chứ nhỉ. Nhưng sao tôi hỏi bạn có trả lời chứ có phải mắt mù tai điếc đâu, chứng tỏ bạn Ba Tuần cũng biết là có vũ trụ như bao người khác thôi.

Còn tỉnh giác thì như bạn từng nói là nhờ có nó mới nhận thức được hiện thực. Giờ nói tỉnh giác là vũ trụ thì đâu có đúng với ý bạn.

Hài nhỉ, bạn không biết vũ trụ từ đâu mà có, rồi tới cái tỉnh giác từ đâu mà có, bí quá nhập hai thứ lại làm một rồi bắt đầu nói nhảm.

Hí hí, đem tâm ra đây rồi tạo ra tất cả (nhất thiết) cho ta coi, tạo ra không được thì mang roi lại đây ! Hí hí

Vậy cái câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' là sai hả Ba Tuần?
Tới đây rồi, thì đúng phép xưa của Thầy với trò, phải nói là: Bạch Thầy Ba Tuần, kính xin Thầy từ bi, chỉ cho con biết, xyz tại sao lại như vây ?

Vì Doccoden có chủng tử tăng thượng mạn, nếu chẳng tự dẹp bỏ đi, thời đường đạo bế tắc ! Hí hí Còn làm sao để dẹp bỏ, kính thỉnh Thầy Vienquang chỉ cho nhé.

Ba Tuần giờ đau đầu, cần phải tĩnh dưỡng !

Mến kính,
Ba Tuần.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Tới đây rồi, thì đúng phép xưa của Thầy với trò, phải nói là: Bạch Thầy Ba Tuần, kính xin Thầy từ bi, chỉ cho con biết, xyz tại sao lại như vây ?

Vì Doccoden có chủng tử tăng thượng mạn, nếu chẳng tự dẹp bỏ đi, thời đường đạo bế tắc ! Hí hí

Ba Tuần giờ đau đầu, cần phải tĩnh dưỡng !

Mến kính,
Ba Tuần.

Doccoden đang hỏi Ba Tuần một cách bình thường đàng hoàng nhé.

Xem lại những bài viết trước đi, bạn ăn nói xấc xược với tôi nhưng tôi vẫn bàn luận với bạn, vẫn trả lời những câu hỏi của bạn. Bây giờ bạn muốn xưng hô 'Bạch Thầy Ba Tuần, kính xin Thầy từ bi, chỉ cho con biết' thì tôi sẵn sàng chiều ý bạn, dễ thôi mà.

Bạch Thầy Ba Tuần, kính xin Thầy từ bi, chỉ cho con biết:

Vũ trụ có do cái gì có hay vũ trụ có sẵn?
Cái tỉnh giác có do cái gì có hay có sẵn?
'Nhất thiết duy tâm tạo' nghĩa là gì?


Bạn mệt thì cứ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, khi nào khỏe thì nói tiếp. Hoặc bạn cần phải có thời gian để tìm hiểu thì cứ thong thả, suy nghĩ cho kỹ càng rồi giải đáp, tôi không cần bạn trả lời gấp.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Doccoden đang hỏi Ba Tuần một cách bình thường đàng hoàng nhé.

Xem lại những bài viết trước đi, bạn ăn nói xấc xược với tôi nhưng tôi vẫn bàn luận với bạn, vẫn trả lời những câu hỏi của bạn. Bây giờ bạn muốn xưng hô 'Bạch Thầy Ba Tuần, kính xin Thầy từ bi, chỉ cho con biết' thì tôi sẵn sàng chiều ý bạn, dễ thôi mà.

Bạch Thầy Ba Tuần, kính xin Thầy từ bi, chỉ cho con biết:

Vũ trụ có do cái gì có hay vũ trụ có sẵn?
Cái tỉnh giác có do cái gì có hay có sẵn?
'Nhất thiết duy tâm tạo' nghĩa là gì?


Bạn mệt thì cứ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, khi nào khỏe thì nói tiếp. Hoặc bạn cần phải có thời gian để tìm hiểu thì cứ thong thả, suy nghĩ cho kỹ càng rồi giải đáp, tôi không cần bạn trả lời gấp.

Hề hề,

Mấy câu hỏi thuộc loại a, bờ, cờ...Phật giáo phổ thông này sao hỏi có vẻ trịnh trọng vậy nhỉ, he he

Vũ trụ của Phật giáo là Tam giới: Tam giới do Nghiệp hình thành.
Tỉnh giác vốn là bản nhiên tánh, tức vốn dĩ xưa nay vậy.
"Nhât thiết duy tâm tạo" đúng ra phải nói "Vạn pháp duy thức" (Nói "Vạn pháp duy tâm tạo" là đã có sự cải biên về sau rùi, he he); cũng chỉ là quan điểm luận giải của một tông phái Phật giáo gọi là Duy thức tông. Theo tông này thì do thức vốn là không, bởi ô nhiễm cảnh trần bụi đời (Kiến Tư Hoặc) và vọng tưởng (Vô minh hoặc) nên tất cả các pháp do thức tạo đều là Hư huyễn mà tông này gọi là Biến kế sở chấp (Tạm gọi là vậy vì chưa phải lúc để nói Pháp, hề hề, là gì?)

Trừng Hải

Note: trả lời vì Ba Tuần nhức đầu thui chứ không có ý định tiếp tục thảo luận, hề hề
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top