Có 1 câu hỏi: Chú Vãng Sanh cho con vật sắp bị chết có được không ?

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Trí Từ nghe qua nhiều bài giảng, có nhiều vị giảng sư nói đến vấn đề này khá nhiều và có nhiều lý giải khác nhau, nay Trí Từ thấy cái này hay hay nên cùng chia sẽ...
Hỏi rằng: Vì hoàn cảnh đưa ta đến cảnh sát sanh hại vật, phạm giới vậy để vơi bớt tội lỗi thì trước khi mình giết nó thì đọc chú vãng sanh và niệm Phật cho nó nghe thì có được không ?

Đáp rằng: Trước khi giết nó các vị đọc chú Vãng sanh thì quý vị hãy đọc chú từ bi, nghĩa là đánh động lòng thương xót, lòng từ tâm khởi phát lên khi ta giết nó, nó có la làng, có giẩy nẩy không ? Nếu thấy nó như vậy thì lòng từ bi của quý vị ở chổ nào thì lôi nó ra sử dụng đi.
Lẻ nào cứ trước khi giết chúng sanh nào đó thì đọc chú vãng sanh cho nó vãng sanh mà như vậy các vị có chắc là nó vãng sanh không ? Rồi các chúng sanh cứ giết hại lẫn nhau để cùng nhau đọc chú vãng sanh để cùng được vãng sanh hay sao ?
Khi cầm con dao lên thì hãy dùng cảm xúc của mình để biết có nên làm hay không,nếu ta bị dao vừa đưa vào tay thấy máu là bản thân ta đã đau, rút dao, lấy tay ra rồi còn đối với miếng thịt ngon sắp tới thì ta lại mạnh ta cứa, chặt thẳng vào tận xương tủy của nó vậy thì lúc nào Lòng Từ Khi khi đọc chú vãng sanh gì đó đã đi đâu rồi ? Lẻ nào cho rằng chú vãng sanh, cầu siêu gì đó là một lời xin phép sát sanh và được ngay sự đồng ý của chúng sanh đang nghe ?
Các vị hãy xem các clip hiện nay về tình hình Bạo hành của Bảo mẫu đối với Trẻ em. Đỉnh điểm là vụ bảo mẩu ẳm bé gái thảy vào cái thùng cao to. Các vị có thấy trước khi làm điều đó cô bảo mẫu này đã hù dọa nó cho nên nó sợ ôm chân cô bảo mẫu, khóc lóc thảm thiết, nó hoảng hốt kêu gào giẩy giụa dử dội như thế chúng ta thấy có giống như Người đọc chú vãng sanh chính là cô bảo mẫu đưa ra lời hăm dọa vì sau lời chú vãng sanh con vật chết chắc cũng như sau lời hăm dọa thì đứa bé bị nhấc bổng lên ném vào thùng. Vậy tương đồng chú vãng sanh như một lời hăm he giết hại mà còn hơn là hăm vì nó đã được thực hiện sau lời chú vãng sanh gì đó.

Xin thưa với các vị, nếu ta không thường xuyên kích hoạt lòng từ tâm thì mãi chúng ta sẽ luôn phạm giới sát sanh hại vật cho dù một lúc nào đó ta tính từ tâm nhưng lại thôi vì thói quen thỏa mãn bản thân.

- Nhân đây cũng xin được nói: nếu vị nào cảm thấy ăn chay quá khó khăn dù ở góc độ nào thì hãy nghĩ lại có phải từ tâm chúng ta chưa đủ, chưa được lấy ra suy ngẫm xem mức độ từ tâm, mức độ của Phật dạy về từ bi chúng ta chưa hiểu gì hay không, phải quán chiếu ngày này qua ngày nọ thì một ngày nào đó Trí Từ tin chắc quý vị cũng sẽ ăn chay được vì đây là điều mà có lẻ cách đây 20 năm trước Trí Từ đã lôi từ tâm ra xem hoài và phải mất đến 20 năm sau mới bắt đầu ăn chay trường.

- Được cái này mất cái kia là điều chắc chắn vì chúng ta chưa đủ duyên lành để trọn vẹn đôi đường.
Nhưng phải cân nhắc cái Được này đem lại thân tâm an ổn so với cái Được khác nhưng lỗi lầm , nghiệp xấu càng sâu dầy thì ta hãy tự chọn đi cho mình khi vẫn còn phước báu mang kiếp con người.

Lại tuy là lời Khuyên can nhưng cũng là lời tâm sự, xin các vị cùng tỏ tường !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Vấn đề này Ng-Chiếu có ý kiến như vậy:

Ngày nay có rất nhiều giảng sư ( tự phong chức ) giảng Pháp chưa đúng với tinh thần đạo Phật, nhưng đó cũng không phải vấn đề chính cho Trí Từ, vì Trí Từ có thắc mắc cũng không giải quyết được gì, ngay cả đức Phật còn tại thế vẫn có những giảng sư như vậy mà, Trí từ đừng có quá lo lắng, cái chính là tự Trí từ tu học rồi tự chứng dựa trên giáo Pháp của đức Phật, miẽn sao Trí Từ đoạn Tham sân si, phá Chấp và diệt Ngã là Trí từ đang đi đúng hướng rồi đó. Ng Chiếu nghĩ tất cả các thành viên trong diễn đàn này đều là những người có chánh tín hết, trừ những thành viên phá hoại.

Trí từ nên đọc cuốn sách Phật học phổ thông của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa : link http://www.tangthuphathoc.net/phathoc/phathocphothong.htm

Vài lời chia sẻ.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Vấn đề này Ng-Chiếu có ý kiến như vậy:

Ngày nay có rất nhiều giảng sư ( tự phong chức ) giảng Pháp chưa đúng với tinh thần đạo Phật, nhưng đó cũng không phải vấn đề chính cho Trí Từ, vì Trí Từ có thắc mắc cũng không giải quyết được gì, ngay cả đức Phật còn tại thế vẫn có những giảng sư như vậy mà, Trí từ đừng có quá lo lắng, cái chính là tự Trí từ tu học rồi tự chứng dựa trên giáo Pháp của đức Phật, miẽn sao Trí Từ đoạn Tham sân si, phá Chấp và diệt Ngã là Trí từ đang đi đúng hướng rồi đó. Ng Chiếu nghĩ tất cả các thành viên trong diễn đàn này đều là những người có chánh tín hết, trừ những thành viên phá hoại.

Trí từ nên đọc cuốn sách Phật học phổ thông của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa : link http://www.tangthuphathoc.net/phathoc/phathocphothong.htm

Vài lời chia sẻ.

Không rõ ý này của Nguyên Chiếu ra sao chứ Trí Từ rất hiểu lời Đáp trên của vấn đề này đó và tự thấy cái Đáp này rất hay và chuẩn mực theo con đường Phật dạy đó mà.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Kính đạo hữu Trí Từ,
Thế này đạo hữu ạ, nếu ăn chay được là tốt nhất. Nhưng nếu không được thì chẳng may rơi vào nghịch duyên, (như nhà làm giết mổ thit để bán chẳng hạn) thì lời dạy của các Thầy về việc đọc chú vãng sinh hay niệm Phật trước và trong khi sau khi làm thịt là giúp cho Phật tử an tâm, và mong và tin rằng con vật đó sẽ được giải thoát.
Nhưng:
1. Niệm chú vãng sinh, hay niệm Phật với tâm sám hối thực sự tôi không muốn làm thế (điều này chân thực)
2. Niệm mà không nghĩ gì, tin rằng lời niệm của mình sẽ giúp cho con vật được giải thoát kiếp súc sinh, vui mừng vì nó được thoát kiếp súc sinh (điều này chân thực)
Nhưng (lại nhưng)
3. Coi việc niệm chú, dựa vào chú để mà lấp liếm cho hành động mình giết hại ( bất chân thực)
4. tin vào câu chú như phép thần thông ( bất chân thực). (Bởi lẽ, ta tu Phật ta không muốn sát sinh, vì nghịch duyên mà ta làm vậy, phải hiểu rằng niệm chú, niệm Phật để với tâm sám hối, tâm vui mừng với sự giải thoát kiếp súc sinh của chúng. Chứ không phải coi đó là "câu chú này thiêng, linh lắm "
Trân trọng
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Để Trí Từ dùng phương tiện câu truy vấn cùng vài ví dụ cho dể hiểu nè,
Kính đạo hữu Trí Từ,
Thế này đạo hữu ạ, nếu ăn chay được là tốt nhất. Nhưng nếu không được thì chẳng may rơi vào nghịch duyên, (như nhà làm giết mổ thit để bán chẳng hạn) thì lời dạy của các Thầy về việc đọc chú vãng sinh hay niệm Phật trước và trong khi sau khi làm thịt là giúp cho Phật tử an tâm, và mong và tin rằng con vật đó sẽ được giải thoát.
Đúng là thật đáng thương cho ai thiếu duyên lành phải tạo nghiệp xấu khi không muốn. Nhưng việc dùng phương tiện chú vãng sanh hay gọi cách khác là Chú An Tâm thì nghĩ lại kỹ xem có phải đây đang là dối lòng, giúp cho sự an tâm trên sự chết chóc của chúng sanh khác hay không ? Hoàn toàn không có gì để tin chắc đọc chú xong con vật đó vãng sanh, thiết nghĩ con vật đó mang theo oán hờn thì chắc có vì Trí Từ đặt trường hợp Trí Từ là người bị kẻ khác đòi giết khi nói rằng:" ông chết đi cho tôi được sống nhé, cầu ông vãng sanh cực lạc vì ông đã giúp tôi sống, rồi 1 phát Trí Từ ngay đơ." Trí Từ có đồng ý đâu mà 1 phát tuyệt tình.

Nhưng:
1. Niệm chú vãng sinh, hay niệm Phật với tâm sám hối thực sự tôi không muốn làm thế (điều này chân thực)
Tâm làm chủ, tâm sám hối nghĩa là tâm đã tạo việc xấu nên xám hối. Ở đây đề cập đến việc nhìn con vật sắp giết đó mà đọc chú thì Sám Hối gì ở đây ?
2. Niệm mà không nghĩ gì, tin rằng lời niệm của mình sẽ giúp cho con vật được giải thoát kiếp súc sinh, vui mừng vì nó được thoát kiếp súc sinh (điều này chân thực)
Nhưng (lại nhưng)
Niệm mà không nghĩ gì thì niệm làm gì ? Niệm chú vãng sanh rõ ràng đang mong cầu cho con vật sắp bị chính cái tâm từ bi kỳ lạ giết hại được vãng sanh thoát kiếp súc sinh, vui mừng vì nghĩ rằng nó thoát. Có chứng đắt Lục Thông chưa mà tin như thế rồi giết nó. Vậy lẻ nào có người nào thương Trí Từ quá, thấy Trí Từ cố chấp quá, lại gặp Trí Từ trói cứng ngắt rồi đọc chú vãng sanh sau đâm 1 phát rồi mở tiệc ăn mừng vì tin rằng Trí Từ về cãnh Phật an vui rồi... Hãy đặt ta ở trường hợp đó xem thử thế nào đi...
3. Coi việc niệm chú, dựa vào chú để mà lấp liếm cho hành động mình giết hại ( bất chân thực)
Cái này Trí Từ đồng tình.
4. tin vào câu chú như phép thần thông ( bất chân thực). (Bởi lẽ, ta tu Phật ta không muốn sát sinh, vì nghịch duyên mà ta làm vậy, phải hiểu rằng niệm chú, niệm Phật để với tâm sám hối, tâm vui mừng với sự giải thoát kiếp súc sinh của chúng. Chứ không phải coi đó là "câu chú này thiêng, linh lắm "
Trân trọng
Bất kể chúng sanh nào cũng ham sống sợ chết vì khi giết nó, nó chẳng nằm im ngoan ngoãn mà cho làm thịt cả. Ngay đến khi người bệnh nặng quá họ vẫn mong muốn chữa hết bệnh chứ nào có muốn chết đâu. Vậy ta lẻ nào lấy quyền là con người có thể gặp 1 con kiến nhỏ bé rồi lấy chân đạp 1 phát xong khởi tâm vui mừng vì vừa tạo 1 nghiệp tốt là giúp con vật đó đầu thai chuyển thế ... biết nó đầu thai thành gì không ?

Trí Từ đưa ra bài viết khuyên can này để giúp các vị có 1 cách nhìn rõ ràng hơn về việc tin vào một chuyện chưa chắc là như vậy, chưa chắc đọc chú vãng sanh thì sẽ vãng sanh đâu. Hoàn toàn không có gì để bảo chứng việc này ngoài niềm tin mà thôi. Vậy ở đây, niềm tin như thế nào xin các vị xem bài viết ở đây của Trí Từ mà tự thân chiêm nghiệm vậy.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Đúng là thật đáng thương cho ai thiếu duyên lành phải tạo nghiệp xấu khi không muốn. Nhưng việc dùng phương tiện chú vãng sanh hay gọi cách khác là Chú An Tâm thì nghĩ lại kỹ xem có phải đây đang là dối lòng, giúp cho sự an tâm trên sự chết chóc của chúng sanh khác hay không ? Hoàn toàn không có gì để tin chắc đọc chú xong con vật đó vãng sanh, thiết nghĩ con vật đó mang theo oán hờn thì chắc có vì Trí Từ đặt trường hợp Trí Từ là người bị kẻ khác đòi giết khi nói rằng:" ông chết đi cho tôi được sống nhé, cầu ông vãng sanh cực lạc vì ông đã giúp tôi sống, rồi 1 phát Trí Từ ngay đơ." Trí Từ có đồng ý đâu mà 1 phát tuyệt tình.
Kính đạo hữu Trí Từ, đúng là thật đáng thương cho ai vì cuộc sống mưu sinh hay vì một lý do nào đó mà buộc phải giết mổ lợn gà vịt nhỉ ? Nếu coi là dối lòng thì cũng đúng vì rằng có lẽ người đó chỉ đang dùng câu chú đó an định cho tâm mình, để mong rằng nhờ niệm chú đó tội nghiệp sẽ giảm bớt,.
Nhưng không coi dối lòng cũng chẳng sai vì rằng có sợ sệt lo lắng thì mới mong an tâm, tức ý thức được hành vi đó của mình cuả người Phật tử với chúng sinh khác, có mong tội nghiệp giảm bớt xuất phát từ tâm đó là bởi sự sám hối, có sám hối tức là có thiện tâm.
Thôi thì hằng thuận chúng sinh, hơn nữa Phât pháp có nhiều điều vi diệu khó có thể nói 1 + 1 = 2 được. Âu với suy nghĩ niệm Phật, trì chú trước khi giết một con vật, cũng chỉ là hình thức giúp cho những Phât tử không có đủ duyên ăn chay trường mà phải giết thịt cột tâm lại, tránh xa những thú vui giết chóc mà thôi.
Tâm làm chủ, tâm sám hối nghĩa là tâm đã tạo việc xấu nên xám hối. Ở đây đề cập đến việc nhìn con vật sắp giết đó mà đọc chú thì Sám Hối gì ở đây ?
Ừm người đó vì có sám hối nên khi người đó đọc chú để mong rằng con vật đó được vãng sinh về nơi Cực Lạc Quốc, vì người đó tin rằng nhờ chú đó Đức Phật sẽ tiếp đón vong các vật bị giết hại đó về nơi Cực Lạc bởi đại nguyện của Ngài. Người đó có tâm sám hối, và niệm chú đó để mong cầu giải thoát giúp chúng khỏi kiếp súc sinh. Chú đó là chú mà ngài Phổ Hiền thuyết.

Niệm mà không nghĩ gì thì niệm làm gì ? Niệm chú vãng sanh rõ ràng đang mong cầu cho con vật sắp bị chính cái tâm từ bi kỳ lạ giết hại được vãng sanh thoát kiếp súc sinh, vui mừng vì nghĩ rằng nó thoát. Có chứng đắt Lục Thông chưa mà tin như thế rồi giết nó. Vậy lẻ nào có người nào thương Trí Từ quá, thấy Trí Từ cố chấp quá, lại gặp Trí Từ trói cứng ngắt rồi đọc chú vãng sanh sau đâm 1 phát rồi mở tiệc ăn mừng vì tin rằng Trí Từ về cãnh Phật an vui rồi... Hãy đặt ta ở trường hợp đó xem thử thế nào đi...
Hihi, bạn ơi niệm vô sở cầu, vô sỏ đắc, vô sở ngã, cái vô sở này khó lắm, không có nghĩa là không cầu con vật được vãng sinh, vì đã niệm chú tức là cầu, ở đây không cuốn theo lời cầu nguyện mà thôi, không trông chờ vào cầu nguyện, tất cả do chư Phật quyết.
Không ai muốn giết hai con vật cả nhất là với hàng Phật tử có tìm hiểu Phật pháp và nhân quả. Họ vui mừng khi con vật đó thoát được kiếp súc sinh, nhờ chú đó của họ mà nó được giải thoát 1 lên cực lạc, 2 làm lại người (thân người khó có). Kiếp súc sinh vô minh khổ lắm.
Trí Từ đưa ra bài viết khuyên can này để giúp các vị có 1 cách nhìn rõ ràng hơn về việc tin vào một chuyện chưa chắc là như vậy, chưa chắc đọc chú vãng sanh thì sẽ vãng sanh đâu. Hoàn toàn không có gì để bảo chứng việc này ngoài niềm tin mà thôi. Vậy ở đây, niềm tin như thế nào xin các vị xem bài viết ở đây của Trí Từ mà tự thân chiêm nghiệm vậy.
Cái này mình đồng ý với bạn, nhưng chỉ 90% hihi, vì rằng Phật pháp có những vi diệu không nghĩ bàn
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Tránh xa đà qua các chuyện chính rời xa chuyện hiện tại, nên Trí Từ chỉ xin dùng câu truy vấn để hungmq xem xét lại 1 lần nữa ở đoạn này...
Hihi, bạn ơi niệm vô sở cầu, vô sỏ đắc, vô sở ngã, cái vô sở này khó lắm, không có nghĩa là không cầu con vật được vãng sinh, vì đã niệm chú tức là cầu, ở đây không cuốn theo lời cầu nguyện mà thôi, không trông chờ vào cầu nguyện, tất cả do chư Phật quyết.
Đã biết vậy thì do đâu trước bài này hungmq lại nói:
"2. Niệm mà không nghĩ gì, tin rằng lời niệm của mình sẽ giúp cho con vật được giải thoát kiếp súc sinh, vui mừng vì nó được thoát kiếp súc sinh (điều này chân thực)"
Hãy lắng lòng suy nghĩ xem Niềm Tin này có cần phải xét lại không? Vì nếu niềm tin này cứ mãi vậy thì sự giết chóc có thể lớn dần theo thời gian đấy. Vì rằng nghĩ Giết chúng sanh đó, thì đã giúp chúng sanh đó giải thoát => sự suy nghĩ này hungmq thấy có nguy hiểm không ?
Không ai muốn giết hai con vật cả nhất là với hàng Phật tử có tìm hiểu Phật pháp và nhân quả. Họ vui mừng khi con vật đó thoát được kiếp súc sinh, nhờ chú đó của họ mà nó được giải thoát 1 lên cực lạc, 2 làm lại người (thân người khó có). Kiếp súc sinh vô minh khổ lắm.
Đến hôm nay Trí Từ mãi không hiểu tại sao cứ cho rằng ĐỌC 1 CÂU GÌ ĐÓ (gọi là Chú vậy) thì chúng sanh nào nghe sẽ được như CÂU ĐỌC đó (ở đây là được vãng sanh). Vậy lời Phật dạy không bằng CÂU CHÚ phải không ? Phật dạy ta điều chân lý để giúp ta HÀNH mà đạt được Chân Lý, còn ở đây lại tin chắc ĐỌC thôi thì đã coi như HÀNH hay sao ?

Cho nên mới có cụm từ TU HÀNH: là sửa đổi bằng sự thực hành, chứ không phải TU THUYẾT là sửa đổi bằng cái miệng.

Lại nữa cứ cho rằng "nhờ chú đó của họ mà nó được giải thoát 1 lên cực lạc, 2 làm lại người (thân người khó có). Kiếp súc sinh vô minh khổ lắm.". Thì giờ Trí Từ cũng khổ lắm nè, bao nhiêu thứ lo toan, chẳng dứt ra được để đi xuất gia... Nhưng xin đừng tìm Trí Từ rồi bắt lại đè xuống kiếm 100 người vây quanh xưng tụng chú Vãng Sanh rồi mỗi người vì "lòng từ bi niềm tin" muốn Trí Từ thoát khổ để rồi mỗi người ép Trí Từ nhận 1 phát chí mạng rồi Trí Từ ngay đơ nhe :eek:nion46:... Hãy cứ suy ngẫm lại những gì ta đã học với các thông tin khác, có nhớ mười điều Tin và Không Tin mà Ngài Viên Quang vừa nhắc chúng ta đó không ?

Nếu niềm tin cho rằng 1 câu chú có thể giúp con vật "1 lên cực lạc, 2 làm lại người (thân người khó có). " thì nghĩ xem đây có phải niềm tin sai lầm không, vì rằng kiếp súc sanh nghiệp chướng nặng nề, kiếp con người như Phật dụ con rùa mù 100 năm ngoi lên 1 lần đưa đầu vào cái bọng cây trôi trên biễn cả. Nếu 1 câu chú thoát kiếp súc sanh lên cực lạc, thành người thì câu chú đó còn Chân Lý hơn cả lời Phật dạy hay sao ?

* Những điều không thể nghĩ bàn về lời Phật dạy không hiểu các bạn hiểu sao chứ riêng Trí Từ thì nghĩ rằng: Đó chính là sự THỰC HÀNH không gì khác để cảm nhận cái vi diệu thực tế rõ ràng nhất không còn chỉ là lý thuyết suông.

Ghi chú nhỏ:
- Hãy tìm hiểu lại giai đoạn khi thái tử Tất Đạt Đa chứng đạo quả, Phật đã bài bác các chú thuật ra sao...
- Hãy nghĩ lại lẻ nào Phật lại đi nói những câu từ ẩn dụ để dạy chúng sanh thoát khổ ? nếu là vậy thì Trí Tuệ ở đâu trong câu từ ẩn dụ.

Chia sẽ với mong muốn các bạn kiểm nghiệm lại những gì đã học, đã biết và ngay cả Trí Từ cũng đã và đang như vậy...
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Cảm ơn đạo hữu Trí Từ đã chia sẻ về tư tưởng của mình đối với tôi.
Hi, 1 và 2 tuy 2 mà là 1, niệm là niệm không cầu không nghĩ gì, đó là vì trong câu niệm đã bao hàm rồi. Vậy khởi lên tâm cầu, khởi lên lời cầu há chẳng phải là thừa ?
Hihi, không ai muốn giết chúng sinh cả, loài kiến, loài cỏ cây đều là chúng sinh. Vì một nghiệp chướng nào đó họ phải làm nghề giết mổ bò gà, trước kia họ chưa biết là tạo nghiệp ác, nay họ biết rồi nhưng khó có thể bỏ vì đó là mưu sinh của gia đình họ, nên họ được Thầy hướng dẫn niệm chú vãng sinh.
Hi, bạn ơi, niệm chú, hay niệm A Di Đà với tâm thái lìa bỏ: Lìa bỏ vô ngã, lìa bỏ các pháp hữu vi, lìa bỏ khổ tập diệt đạo, lìa bỏ từ bi hỷ xả, ... đó khi đó thì sao lại không vui ? Vui ở đây không hẳn là vui vẻ, mà la vui cho kiếp súc sinh của loài đó được chấp dứt được chuyển sang làm người. Há chẳng phải tốt hơn sao ?
Hi, có thể bạn lại cho là buồn cười, hi nếu xét đơn thuần thì tôi cũng giống bạn, rất buồn cười. Nhưng niệm Phật, niệm chú để về cực lạc đều phải có lòng tin. Lòng tin từ chính bản thân, từ trong thâm tâm, chứ chẳng phải rằng lòng tin đó được gây dựng từ kinh điển, từ lời Phật, từ lời nói của bậc cao tăng.
Tin rằng Phật Pháp chính là đạo giải thoát an vui, đạo của Trí-Tuệ, đạo của Từ-Bi, đạo diệt khổ, đạo cứu vớt chúng sanh chẳng chừa một hạng loại nào cả, đạo của Phật Tri Kiến
Tin rằng tất cả các pháp đều do Tâm-thể của mình tạo ra. Từ ba đời mười phương chư Phật nhẫn đến tứ thánh, lục phàm, đều do cái Tâm-thể lưu xuất và biến hiện. Tin rằng cõi Cực-Lạc cũng chỉ do Tâm-thể thanh tịnh của chúng sanh tạo ra, cùng tương ứng với Bổn Nguyện Vĩ Đại của Phật, Bồ-Tát, Thánh-chúng. Và tinh rằng đức A-Di-Đà chỉ là do sự niệm tưởng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phát khởi lên.
Lòng tin là mẹ của các Pháp đạo hữu ạ.
Đúng là lên là Tu hành, chỉ đọc chú không, Thân Tâm, khẩu, ý không hành thì đúng là Tu Khẩu hihi.
Chú là thuộc pháp Mật tông, đôi khi không thể nghĩ bàn, tôi và bạn đều chưa kinh qua, ngay cả diễn đàn này đều không dám đụng tới là vì sao ? Không phải bởi các vị đó không có năng lực. Chỉ là vì chú Mật tông rất rộng, và bí mật tạng mà đây là diễn đàn Phật Pháp phổ biến cho đại chúng.
Tôi có chia sẻ vậy, không nhằm mục đích phản bác bài bác bài của đạo hữu chỉ là chia sẻ để chúng ta hiểu hơn hihi
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Trí Từ xin được bàn thêm chỉ vì hiểu được ít nhiều hungmq...
Hi, bạn ơi, niệm chú, hay niệm A Di Đà với tâm thái lìa bỏ: Lìa bỏ vô ngã, lìa bỏ các pháp hữu vi, lìa bỏ khổ tập diệt đạo, lìa bỏ từ bi hỷ xả, ... đó khi đó thì sao lại không vui ? Vui ở đây không hẳn là vui vẻ, mà la vui cho kiếp súc sinh của loài đó được chấp dứt được chuyển sang làm người. Há chẳng phải tốt hơn sao ?

- Đọc đoạn này thấy lạ lạ sao ấy, sao thấy không liên quan đến cái chuyện Niệm Câu Chú Giúp Vật Vãng Sanh. Cái này Hungmq đang nói về cái Tâm khi niệm chú hay là sự linh ứng của chú khi niệm ? Trí Từ thấy đang nói về Tâm đó, mà niệm với Tâm lìa bỏ tấc cả như thế, lìa bỏ cả sự từ bi hỷ xả thì Trí Từ chỉ dám nói Thánh niệm chứ phàm phu không niệm nỗi... Trí Từ xin không nói tiếp về cái này vì nó đang đi xa cái chính là Chú Vãng Sanh giúp Vật Tái Sanh Tốt Hơn...
- Nhân đây xin hỏi hungmq: niềm tin hình thành từ đâu để tin chắc chắn Giết Con Vật Giúp Nó Hóa Kiếp Con Người ?(Trí Từ hỏi vì đang sợ giùm hungmq đang có nhận thức rất lạ, lạ đến đáng sợ...) Nếu thật có thì phải phải chăng các người đồ tể phước đức vô lượng vô biên rồi sao ?


Hi, có thể bạn lại cho là buồn cười, hi nếu xét đơn thuần thì tôi cũng giống bạn, rất buồn cười. Nhưng niệm Phật, niệm chú để về cực lạc đều phải có lòng tin. Lòng tin từ chính bản thân, từ trong thâm tâm, chứ chẳng phải rằng lòng tin đó được gây dựng từ kinh điển, từ lời Phật, từ lời nói của bậc cao tăng.
Chổ này Trí Từ bắt đầu thấy rối rối rồi... Niềm tin chính từ bản thân, từ trong thâm tâm phát khởi ra thì là đúng nhưng Hungmq nên quán xét lại câu sau vì Trí Từ thấy nó khá nghiêm trọng trong nhận thức về niềm tin chân chính là gì, câu này đây: "chứ chẳng phải rằng lòng tin đó được gây dựng từ kinh điển, từ lời Phật, từ lời nói của bậc cao tăng." Vì rằng lòng tin muốn được gây dựng là do nhận thức của tâm (tâm làm chủ), vậy tâm khống chế niềm tin, mà tâm thế nào là do 6 căn tiếp xúc với 6 trần sinh ra 6 thức. Nay niềm tin lại được xây dựng từ trong tâm nhưng lại bỏ đi các thức lành tâm nhận được từ: "kinh điển, từ lời Phật, từ lời nói của bậc cao tăng." thì có vẻ niềm tin này trống rỗng vì nó chẳng được tạo dựng từ cái gì hoặc nếu có thì niềm tin này là tà tín, vì đã bỏ các sự thiện lành.

Tin rằng Phật Pháp chính là đạo giải thoát an vui, đạo của Trí-Tuệ, đạo của Từ-Bi, đạo diệt khổ, đạo cứu vớt chúng sanh chẳng chừa một hạng loại nào cả, đạo của Phật Tri Kiến
Tin rằng tất cả các pháp đều do Tâm-thể của mình tạo ra. Từ ba đời mười phương chư Phật nhẫn đến tứ thánh, lục phàm, đều do cái Tâm-thể lưu xuất và biến hiện. Tin rằng cõi Cực-Lạc cũng chỉ do Tâm-thể thanh tịnh của chúng sanh tạo ra, cùng tương ứng với Bổn Nguyện Vĩ Đại của Phật, Bồ-Tát, Thánh-chúng. Và tinh rằng đức A-Di-Đà chỉ là do sự niệm tưởng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phát khởi lên.
Lòng tin là mẹ của các Pháp đạo hữu ạ.
Hình như có mâu thuẩn trong cách trình bày ở đây. Trên thì hungmq nói rằng:
"Lòng tin từ chính bản thân, từ trong thâm tâm, chứ chẳng phải rằng lòng tin đó được gây dựng từ kinh điển, từ lời Phật, từ lời nói của bậc cao tăng."
Sau lại kể hàng loạt lòng tin từ nơi thiện lành sinh ra (kinh điển, Phật dạy, Cao Tăng chi bảo)...Nhức đầu quá à !!!
- "Lòng tin là mẹ của các Pháp đạo hữu ạ." Để nói đúng hơn phải là: Lòng tin chân chánh là mẹ của các Pháp đạo hữu ạ. Vì lòng tin vẫn có mức độ là lòng tin sai lầm. Đặt lòng tin nhầm chổ mà không hay...

Chú là thuộc pháp Mật tông, đôi khi không thể nghĩ bàn, tôi và bạn đều chưa kinh qua, ngay cả diễn đàn này đều không dám đụng tới là vì sao ? Không phải bởi các vị đó không có năng lực. Chỉ là vì chú Mật tông rất rộng, và bí mật tạng mà đây là diễn đàn Phật Pháp phổ biến cho đại chúng.
Tôi có chia sẻ vậy, không nhằm mục đích phản bác bài bác bài của đạo hữu chỉ là chia sẻ để chúng ta hiểu hơn hihi
- Cứ chia sẽ trong ôn hòa thì Trí Từ xin đáp lại rất chân thành, cho nên không phải lo Trí Từ hiểu sai ý.
- Những cái tô đỏ trên thì Trí Từ cũng không biết nói sao hơn nhưng Trí Từ dám chắc 1 điều hungmq chưa tìm hiểu về Mật Tông cũng như sự liên đới giữa Bà La Môn và Mật Tông; liên đới giữa việc Phật thành đạo đã bài bác chú thuật của Bà La Môn giáo ra sao.
- Và cũng như hungmq chưa tin lắm về lời Phật dạy là rõ ràng, là chân thật không chút mập mờ giấu giếm. Còn tin vào sự huyền bí cao siêu nào đó. Điều này Trí Từ cảm thấy Hungmq chưa biết về Bát Chánh Đạo là gì... Hãy tìm hiểu lại các điều được cho là căn bản Phật giáo hay mọi người hay gọi là Tiểu thừa ấy.
- Nhắc nhỏ: Khi đưa ra các phương tiện phản biện thì nên lấy cái tự thân hiểu được để nói sẽ tốt hơn, không nên dùng theo cách hiểu số đông để nói vì rằng Trí Từ và hungmq đang giao tiếp với nhau chứ không phải hungmq đại diện cho ý nghĩ của số đông để nói nha.

Mong hungmq so lại những gì đã biết với những gì Trí Từ chia sẽ ! Vì Trí Từ đã coi hungmq là bạn đồng tu !
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hi, Kính đạo hữu Trí Từ
- Đọc đoạn này thấy lạ lạ sao ấy, sao thấy không liên quan đến cái chuyện Niệm Câu Chú Giúp Vật Vãng Sanh. Cái này Hungmq đang nói về cái Tâm khi niệm chú hay là sự linh ứng của chú khi niệm ? Trí Từ thấy đang nói về Tâm đó, mà niệm với Tâm lìa bỏ tấc cả như thế, lìa bỏ cả sự từ bi hỷ xả thì Trí Từ chỉ dám nói Thánh niệm chứ phàm phu không niệm nỗi... Trí Từ xin không nói tiếp về cái này vì nó đang đi xa cái chính là Chú Vãng Sanh giúp Vật Tái Sanh Tốt Hơn...
. Đạo hữu nói quá đúng, có lẽ hơi đi xa, sẽ lùi lại tới chủ đề.

- Nhân đây xin hỏi hungmq: niềm tin hình thành từ đâu để tin chắc chắn Giết Con Vật Giúp Nó Hóa Kiếp Con Người ?(Trí Từ hỏi vì đang sợ giùm hungmq đang có nhận thức rất lạ, lạ đến đáng sợ...) Nếu thật có thì phải phải chăng các người đồ tể phước đức vô lượng vô biên rồi sao ?
Hihi niềm tin đó hình thành từ sự Tín tâm đạo hữu ạ,
Có thể là cho là mù quáng, nhưng niềm tin đó kết hợp theo lẽ nhân quả, lại trước khi chết con vật đó được nghe 1 câu danh hiệu Phật, pháp Phật mà chuyển hoá lên kiếp cõi lành. niềm tin đó đặt trọn nơi giáo Pháp Như Lai, Tin rằng Phật Pháp chính là đạo giải thoát an vui, đạo của Trí-Tuệ, đạo của Từ-Bi, đạo diệt khổ, đạo cứu vớt chúng sanh chẳng chừa một hạng loại nào cả, đạo của Phật Tri Kiến, có đủ phương thuốc nhiệm mầu trừ diệt tất cả các thứ bịnh tật của chúng sanh. Tin rằng Tam-Bảo là chỗ về nương của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sanh qua thấu bờ bên kia.( Đây là suy nghĩ của mình nhé, có kết hợp với câu kinh hi)
Người đồ tể nếu nói công đức vô biên thì cũng không hẳn hi , nhưng cũng không thể nói là không có.
Chổ này Trí Từ bắt đầu thấy rối rối rồi... Niềm tin chính từ bản thân, từ trong thâm tâm phát khởi ra thì là đúng nhưng Hungmq nên quán xét lại câu sau vì Trí Từ thấy nó khá nghiêm trọng trong nhận thức về niềm tin chân chính là gì, câu này đây: "chứ chẳng phải rằng lòng tin đó được gây dựng từ kinh điển, từ lời Phật, từ lời nói của bậc cao tăng." Vì rằng lòng tin muốn được gây dựng là do nhận thức của tâm (tâm làm chủ), vậy tâm khống chế niềm tin, mà tâm thế nào là do 6 căn tiếp xúc với 6 trần sinh ra 6 thức. Nay niềm tin lại được xây dựng từ trong tâm nhưng lại bỏ đi các thức lành tâm nhận được từ: "kinh điển, từ lời Phật, từ lời nói của bậc cao tăng." thì có vẻ niềm tin này trống rỗng vì nó chẳng được tạo dựng từ cái gì hoặc nếu có thì niềm tin này là tà tín, vì đã bỏ các sự thiện lành.
Niềm tin từ trong thâm tâm mới quyết định chính, chứ niềm tin từ kinh điển chỉ là bổ trợ, ta sẽ coi cái nào quan trọng trước hết hi, có vậy mới có sự sàng lọc chính đáng. Nếu niềm tin tin theo kinh điển, lời nói cao tăng thì có lẽ Đức Phật sẽ không đưa ra những thuyết tin hay không tin.
"Lòng tin là mẹ của các Pháp đạo hữu ạ." Để nói đúng hơn phải là: Lòng tin chân chánh là mẹ của các Pháp đạo hữu ạ. Vì lòng tin vẫn có mức độ là lòng tin sai lầm. Đặt lòng tin nhầm chổ mà không hay...
Hihi đạo hữu chỉ rất phải, thật thiếu sót. Thành thật tán thán đạo hữu. Đúng là long tin cũng có khi đặt nhầm chỗ, thế cho nên ta phải biết buông. Kể cả những điều từ trước tới giờ ta cho là đúng, nếu phát hiện sai ta phải buông.
Những cái tô đỏ trên thì Trí Từ cũng không biết nói sao hơn nhưng Trí Từ dám chắc 1 điều hungmq chưa tìm hiểu về Mật Tông cũng như sự liên đới giữa Bà La Môn và Mật Tông; liên đới giữa việc Phật thành đạo đã bài bác chú thuật của Bà La Môn giáo ra sao.
Đúng rùi không giấu dốt, vì thế cho nên không dám bàn luận nhiều
- Và cũng như hungmq chưa tin lắm về lời Phật dạy là rõ ràng, là chân thật không chút mập mờ giấu giếm. Còn tin vào sự huyền bí cao siêu nào đó. Điều này Trí Từ cảm thấy Hungmq chưa biết về Bát Chánh Đạo là gì... Hãy tìm hiểu lại các điều được cho là căn bản Phật giáo hay mọi người hay gọi là Tiểu thừa ấy.
Hungmq không bao giờ tin vào chú trọng vào thần thông, vì rằng ma vương ba tuần chỉ chờ có thế mà phá người tu. Hi Bát Chánh Đạo trước đọc rồi, nay mong bài viết nào dó đạo hữu giảng lại cho mình nghe. Mình vô cùng tán thán và mong muốn lắng nghe, mà giảng theo ý hiểu của đạo hữu nhé.

- Nhắc nhỏ: Khi đưa ra các phương tiện phản biện thì nên lấy cái tự thân hiểu được để nói sẽ tốt hơn, không nên dùng theo cách hiểu số đông để nói vì rằng Trí Từ và hungmq đang giao tiếp với nhau chứ không phải hungmq đại diện cho ý nghĩ của số đông để nói nha.
Thực sự là mình không đại diện cho số đông nghĩ gì viết vậy, chia sẻ vậy hi.
Trân trọng
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Có vài ý sau Trí Từ muốn chia sẽ tiếp nè,
Hihi niềm tin đó hình thành từ sự Tín tâm đạo hữu ạ,
Có thể là cho là mù quáng, nhưng niềm tin đó kết hợp theo lẽ nhân quả, lại trước khi chết con vật đó được nghe 1 câu danh hiệu Phật, pháp Phật mà chuyển hoá lên kiếp cõi lành. niềm tin đó đặt trọn nơi giáo Pháp Như Lai, Tin rằng Phật Pháp chính là đạo giải thoát an vui, đạo của Trí-Tuệ, đạo của Từ-Bi, đạo diệt khổ, đạo cứu vớt chúng sanh chẳng chừa một hạng loại nào cả, đạo của Phật Tri Kiến, có đủ phương thuốc nhiệm mầu trừ diệt tất cả các thứ bịnh tật của chúng sanh. Tin rằng Tam-Bảo là chỗ về nương của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sanh qua thấu bờ bên kia.( Đây là suy nghĩ của mình nhé, có kết hợp với câu kinh hi)
Người đồ tể nếu nói công đức vô biên thì cũng không hẳn hi , nhưng cũng không thể nói là không có.
- Nếu hungmp định nghĩa niềm tin hình thành từ sự Tín tâm thì xin hungmq định nghĩa giùm Tín Tâm, hungmq hiểu như thế nào nha ? Vì Trí Từ bắt đầu không hiểu Tín tâm là gì rồi.
- Và hungmq hãy nói rõ hơn đoạn này giùm Trí Từ nha:
+ " trước khi chết con vật đó được nghe 1 câu danh hiệu Phật, pháp Phật mà chuyển hoá lên kiếp cõi lành." Vì nếu như vậy thì theo Trí Từ là trái với nhân quả rồi. Như Trí Từ ngày nào cũng nghe 1 câu danh hiệu Phật, nói Pháp Phật nhưng thực hành chưa nhiều thì liệu Trí Từ thân hoại mạng chung có được về cõi lành không ?
+ Vì Trí Từ thấy con người ưu ái hơn con vật ở chổ có sự suy nghĩ hiểu biết và hơn con vật ở một điểm có quyền quyết định cho riêng mình. Tiếp nữa là căn cứ vào đâu ta cho rằng con vật hiểu tiếng con người và làm sao con vật hiểu được cái âm thanh ta đang phát ra cho nó nghe thì nó biết đó là câu niệm Phật (chú vãng sanh) rồi lại dựa vào gì cho rằng nó sẽ hiểu sự linh ứng gì đó trong câu niệm Phật hay chú vãng sanh ?
+ Và có phải chỉ cần hiểu thôi là có thể vãng sanh không? mà không cần thực hành chuyển hóa...
+ Những niềm tin trên hungmq liệt kê Trí Từ đồng ý cả. Nhưng niềm tin xét ra cũng chỉ ở mặt lý thuyết như: Phật dạy giữ 5 giới cơ bản, đọc hiểu hết nhưng chưa làm được, vậy khi chết đi nhờ vào cái hiểu và niềm tin chắc chắn Phật dạy vậy là đúng nhưng chưa thực hành thì có được vãng sanh không ?

Hungmq không bao giờ tin vào chú trọng vào thần thông, vì rằng ma vương ba tuần chỉ chờ có thế mà phá người tu. Hi Bát Chánh Đạo trước đọc rồi, nay mong bài viết nào dó đạo hữu giảng lại cho mình nghe. Mình vô cùng tán thán và mong muốn lắng nghe, mà giảng theo ý hiểu của đạo hữu nhé.
- Hầu như tất cả những gì Trí Từ viết lên diễn đàn này là Trí Từ nhớ lại, trải qua, hiểu được mới dám viết ra cho nên hungmq có thể thấy mấy chủ đề thiêng về việc nói thần thánh, cao siêu Trí Từ không dám tham gia vì thấy toàn lý thuyết cao siêu, câu từ có nhiều ẩn dụ, mà mấy cái cơ bản đã bỏ qua quá nhiều. Cho nên những gì Trí Từ nói, nếu có chổ không rõ ràng thì xin hỏi lại để Trí Từ có cơ hội một lần nữa ôn lại những gì đã học đã làm đã biết.
- Để nói về Bát Chánh Đạo thì Trí Từ cảm thấy chưa đến lúc. Khi có dịp thì Trí Từ cũng tùy nghi theo cái hiểu của mình mà chia sẽ cùng bạn hungmq !
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Kính đạo hữu Trí Từ,
Tín tâm định nghĩa thế nào cho đúng đây nhỉ? Tín tức là lòng tin, Tâm tức là điều chân thật nơi Tâm mình. Sự Tín Tâm gọi là chân thật khi và chỉ khi nó kết hợp giữa giáo lý của Phật, và sự hành trì của bản thân, đó là điều vì sao mà khi tôi tìm hiểu đến đạo Phật tôi không muốn tìm hiểu câu chữ trong kinh điển quá nhiều (có tìm hiểu nhưng không đi sâu) mà tôi sẽ kết hợp lời Phật dạy vào đời sống và tìm và chỉ trực thẳng vào chân tâm, sửa đổi bản tính nơi tâm mình. Nói thế thì cũng rất khó hình dùng phải không, bản thân tôi cũng khó có hình dung thế nào cho hợp lý, chỉ nghĩ rằng "Linh tại ngã, bất linh tại ngã" chỉ biết rằng từ khi có sự tín tâm trong câu niệm Phật mà tôi không thường cáu gắt, gắt gỏng biết quan tâm tới người hơn, biết suy nghĩ cho gia đình hơn v.v điều đó làm tôi có sự tín tâm, có thể thế chăng?
Tín tâm xuất phát từ lòng tin với CHư Phật, Bồ Tát từ sự đại hạnh nguyện của các Ngài, tin rằng lời ngài nói là chân thật, nếu có ngờ vực thì phải xem lại cách hành trì của mình. Bạn ơi, nếu tin quá mà chỉ tin, tin từ nhiều đại chúng nói, từ những điều huyễn hoặc thì dẫn đến sai lầm trong lòng tin, và sinh ra chấp thủ.
Lòng tin kết hợp với hành trì, với tim trực thẳng về chân tâm, dùng Phật pháp thay đổi bản tính, sẽ tạo lên sự tín tâm.
Hi, Danh hiệu Phật là chứa đựng những điều không thể nghĩ bàn, khó có thể mang kiến giải suy nghĩ ra để giải thích với đạo hữu.
Nghe được danh hiệu Phật là vô cùng to lớn.
Theo lý nhân quả, làm ác gánh ác, làm thiện được thiện. Đạo Phật cũng không rời xa nhân quả, khi hành giả niệm danh Phật với tâm có thể là tâm sám hối, có thể là tâm vô cấu nhiễm thì đều mang Bồ Đề Tâm, vì danh hiệu Phật là Bồ Đề Tâm, khi niệm lên khởi phát tới những con vật bị giết, bằng sự chân thành sám hối của người bị ép buộc phải giết thịt thì con vật đó sẽ cảm ứng hiểu được, và được thoát.
Tất nhiên chỉ khi nào làm vậy thì may ra, được hay không tùy thuộc năng lực người niệm. Nhưng danh hiệu Phật mà con vật đó sẽ không mất đi.
Trí Từ ngày nào cũng nghe danh Phật, nói Pháp Phật vì tất cả chúng sinh, vì lợi lạc chúng sinh thì khi mạng chung chắc chắn về cõi lành, miễn là đừng khởi tạo tác nghiệp ác.
Âm thanh danh hiệu Phật là không thể nghĩ bàn, mong rằng đã có ai đắc Pháp niệm Phật có thể giải nghĩa thêm. Ở đây mình chỉ có lòng tin chân thật về câu niệm Phật mà thôi.
Niềm tin chỉ nói xuông không, không thực hành thì khó có bền vững. Niệm Phật, nhưng thực hành chưa tới nơi tới chốn thì vãng sinh hay không chưa rõ vì phụ thuộc rất nhiều vào duyên của hành giả, hay phụ thuộc vào sự buông bỏ và thời điểm niệm Phật, theo 48 đại nguyện của A Di Đà, nhưng chắc chắn không vào 3 đường ác.
- Hầu như tất cả những gì Trí Từ viết lên diễn đàn này là Trí Từ nhớ lại, trải qua, hiểu được mới dám viết ra cho nên hungmq có thể thấy mấy chủ đề thiêng về việc nói thần thánh, cao siêu Trí Từ không dám tham gia vì thấy toàn lý thuyết cao siêu, câu từ có nhiều ẩn dụ, mà mấy cái cơ bản đã bỏ qua quá nhiều. Cho nên những gì Trí Từ nói, nếu có chổ không rõ ràng thì xin hỏi lại để Trí Từ có cơ hội một lần nữa ôn lại những gì đã học đã làm đã biết.
Cái này mình công nhận, mình có đọc nhưng sẽ không đi sâu quá, vì như vậy chẳng giúp ích gì cho học tập Phật Pháp.
Học Phật tìm hiểu giáo lý cao siêu, suy ngẫm suy nghĩ chỉ có thể làm tăng Trí Tuệ. Học Phật thì nên dùng giáo lý của Phật, lời dạy của Người để tìm về chân tâm, sửa đổi bản tính nơi mình. Vì Tim chính là Chính điện.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Theo lý nhân quả, làm ác gánh ác, làm thiện được thiện. Đạo Phật cũng không rời xa nhân quả, khi hành giả niệm danh Phật với tâm có thể là tâm sám hối, có thể là tâm vô cấu nhiễm thì đều mang Bồ Đề Tâm, vì danh hiệu Phật là Bồ Đề Tâm,
Hiểu nhân quả là do chính mình nhưng phải chăng đang dùng cái Nhân Lành Của Mình truyền Sang Cho Chúng Sanh Khác đó không ? Nhân Quả Lạ .

khi niệm lên khởi phát tới những con vật bị giết, bằng sự chân thành sám hối của người bị ép buộc phải giết thịt thì con vật đó sẽ cảm ứng hiểu được, và được thoát.
- Nếu khởi tâm từ kiểu thực tế là tha cho nó con đường sống thì hiệu quả là tuyệt đối.
- Con vật đó sẽ cảm ứng được và cảm ứng này chỉ là nói một phía là từ niềm tin của chính chúng ta mà ra chứ không phải do con vật đó nói ra mà biết. Đây là gọi là niềm tin trống rỗng, ép buộc con vật phải cảm ứng được.
- Nghĩ thêm thế này: Bản thân ta còn chưa chắc hiểu ta, sao dám đi hiểu của chúng sanh khác loài.? Niềm tin này khác nào là vu khống không ?
Ví dụ : Tôi xin lỗi bạn rất nhiều vì tôi sắp phải giết bạn, thông cảm tha lỗi cho tôi nhé, tôi không muốn làm đâu nhưng vì người khác tôi yêu thương hơn, tôi từ bi với họ hơn bạn nên bạn chết đi nhé. Chúc bạn được vãng sanh cực lạc. Bẹp bẹp :chuot08::071: Nếu Trí Từ là con vật đó, chẳng biết Phật pháp thì Trí Từ xuống địa ngục ngay và luôn vì Trí Từ chết trong tâm thái điên cuồng, sợ hãi, hoảng loạn phẩn nộ.
- Sao phải vì chúng sanh khác tạo nghiệp cho mình? Không có thịt cá ăn thì còn những thứ khác kia mà, có chết đâu... hãy quán điều này sâu hơn nữa để từ đó dẫn dắt tâm từ bi hiện ra rõ nét hơn.
- Nhắc cái nữa (trích đoạn Sám Hối Tam Nghiệp):
Tội thứ nhứt : Sát sinh thực nhục,
Thuở bé thơ đến lúc trưởng thành,
Vì con cha mẹ cam đành,
Giết loài muông thú nuôi sanh mạng nầy.
Con cũng có tự gây lấy nghiệp,
Cùng bao người gián tiếp trợ duyên,

Thức ăn bán ở thị thiền,
Sát sanh tội bởi đồng tiền trao tay.
Thân con lỡ tạo vay nghiệp ác,
Muôn vạn loài oan thác vì con,
Ví như thây ướp hằng còn,
Từ xưa chất để nên hòn núi cao.
Tính một kiếp dồn bao nhiêu kiếp,
Thân con đây tội nghiệp dẫy đầy,
Xét ra thì thịt xương này,
Lại là xương thịt muôn thây tạo thành.

Cũng có lúc lòng lành bất nhẫn,
Nghe tiếng kêu hối hận giựt mình,
Máu me ràn rụa thân hình,
Mắt trông cảnh thảm động tình xót xa.
Con nguyện hứa thứ tha tất cả,
Lòng dặn lòng cải hóa tự thân,
Học đòi theo bậc Triết nhân,
Tạm dùng rau trái nuôi thân qua ngày.


Tất nhiên chỉ khi nào làm vậy thì may ra, được hay không tùy thuộc năng lực người niệm. Nhưng danh hiệu Phật mà con vật đó sẽ không mất đi.
Không hiểu , chắc viết thiếu câu từ nào đó...

Âm thanh danh hiệu Phật là không thể nghĩ bàn, mong rằng đã có ai đắc Pháp niệm Phật có thể giải nghĩa thêm. Ở đây mình chỉ có lòng tin chân thật về câu niệm Phật mà thôi.
Cái việc "không thể nghĩ bàn" này phải cẩn thận nhe bạn tôi. Coi chừng lại đang nương tựa vào thần thông nào đó mà không hay đó vì không thể nghĩ bàn mà.

Chưa bao giờ Trí Từ phản bác kịch liệt niệm Phật, chỉ đưa ra cách nhìn ở một góc độ. Nhưng có lẻ chúng ta lại đi xa cái chính là chính là nói về Chú Vãng Sanh, chưa bàn đến Niệm Phật, 2 phương diện khác rồi.

Mà nè, đang nói ý chính là " lòng từ bi phát khởi qua chú vãng sanh cho một con vật sắp bị ta giết " Chứ không bàn đến niệm Phật gì đâu nhe. Lạc đề là nguyên nhân của tranh cải đó
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Kính đạo hữu Trí Từ
Hiểu nhân quả là do chính mình nhưng phải chăng đang dùng cái Nhân Lành Của Mình truyền Sang Cho Chúng Sanh Khác đó không ? Nhân Quả Lạ .
Phải chăng có lẽ bạn đang hiểu ai ăn người ấy no, ai tu người đó chứng? Nếu xét theo vậy thì bạn đúng rồi. Nhưng bạn ơi, ở đây là những người niệm chú, nương nhờ theo bổn nguyện của Phật (tha lực) mà thành cơ mà. Những người đó được những vị Tăng giáo huấn rằng niệm chú vãng sinh trước khi phải làm thịt 1 con vật, âu các vị ấy cũng hiểu những người kia tôi chướng sâu dầy, khó mà dứt bỏ 1 sớm 1 chiều, nên các vị ấy mới đưa chú Vãng sinh cho những người đó, bằng việc rằng có lẽ không thể ngăn được việc sát, thì cũng cố gắng khởi Tâm thiện lành, tâm sám hối cho kẻ kia, rồi từ đó về sau ngừng hẳn các việc đó lại.
Thực ra việc làm đồ tể giết thịt, hay con vật bi giết thịt âu cũng là lý nhân quả ở đời, quy luật của tạo hóa.

- Nếu khởi tâm từ kiểu thực tế là tha cho nó con đường sống thì hiệu quả là tuyệt đối.
Được cái này thì tuyệt vời nhưng đời không phải cái gì cũng như mầu hồng là hồng, xanh là xanh đâu bạn, với những người làm nghề giết thịt từ trước khi biết tới Phật Pháp, lý Nhân quả thì bi giờ biết rồi, đâu phải bảo người ta bỏ ngay được là bỏ đâu. Nên mới phải hằng thuận là vậy.

- Con vật đó sẽ cảm ứng được và cảm ứng này chỉ là nói một phía là từ niềm tin của chính chúng ta mà ra chứ không phải do con vật đó nói ra mà biết. Đây là gọi là niềm tin trống rỗng, ép buộc con vật phải cảm ứng được.
Hihi cái này cũng có thể là đúng con vật bị ép buộc. Nhưng người niệm chú Vãng Sinh khởi tâm sám hối mà niệm, làm khởi phát nhân Bồ Đề Tâm, dẫn đến việc ngưng tạo các việc ác, nhờ đó theo Nhân quả mà các con vật đó được thoát khỏi 3 đường ác, chúng bị đọa thế nay nghe bởi câu kinh, câu danh hiệu Phật, câu Chú thì chúng cũng được vô tình tạo căn lành đó chứ.

Ví dụ : Tôi xin lỗi bạn rất nhiều vì tôi sắp phải giết bạn, thông cảm tha lỗi cho tôi nhé, tôi không muốn làm đâu nhưng vì người khác tôi yêu thương hơn, tôi từ bi với họ hơn bạn nên bạn chết đi nhé. Chúc bạn được vãng sanh cực lạc. Bẹp bẹp Nếu Trí Từ là con vật đó, chẳng biết Phật pháp thì Trí Từ xuống địa ngục ngay và luôn vì Trí Từ chết trong tâm thái điên cuồng, sợ hãi, hoảng loạn phẩn nộ.
Haha, nếu theo cách nghĩ này thì tụng, niệm, trì 1 triệu chú Vãng Sinh cũng không xong. Nhưng nghiêp họ phải chịu biết làm sao đây, chỉ biết thương họ mà thôi, ngay cả Đức Phật cũng còn phải đứng nhìn không thể ngừng việc của họ được, huống chi là ta, khởi cho họ Tâm Sám hối là tốt rồi, ngay cả câu của bạn vi dụ trên cũng đã thể hiện sự sám hối rồi

Tội thứ nhứt : Sát sinh thực nhục,
Thuở bé thơ đến lúc trưởng thành,
Vì con cha mẹ cam đành,
Giết loài muông thú nuôi sanh mạng nầy.
Con cũng có tự gây lấy nghiệp,
Cùng bao người gián tiếp trợ duyên,
Thức ăn bán ở thị thiền,
Sát sanh tội bởi đồng tiền trao tay.
Thân con lỡ tạo vay nghiệp ác,
Muôn vạn loài oan thác vì con,
Ví như thây ướp hằng còn,
Từ xưa chất để nên hòn núi cao.
Tính một kiếp dồn bao nhiêu kiếp,
Thân con đây tội nghiệp dẫy đầy,
Xét ra thì thịt xương này,
Lại là xương thịt muôn thây tạo thành.
Cũng có lúc lòng lành bất nhẫn,
Nghe tiếng kêu hối hận giựt mình,
Máu me ràn rụa thân hình,
Mắt trông cảnh thảm động tình xót xa.
Con nguyện hứa thứ tha tất cả,
Lòng dặn lòng cải hóa tự thân,
Học đòi theo bậc Triết nhân,
Tạm dùng rau trái nuôi thân qua ngày.
Bài này hay quá, tán thán tán thán

Không hiểu , chắc viết thiếu câu từ nào đó...
Ừm ý rằng con vật nghe được danh hiệu Phật, hay chú Vãng sinh sẽ không mất đi mà làm tạo nhân lành cho đời sau của chúng.

Cái việc "không thể nghĩ bàn" này phải cẩn thận nhe bạn tôi. Coi chừng lại đang nương tựa vào thần thông nào đó mà không hay đó vì không thể nghĩ bàn mà.
Mình cũng tin có Phật lực, nhưng mình phản đối bám chấp vào thân thồng quá, vì rằng sự quá tin vào thần thông chỉ làm cho Thiên Ma Ba Tuần chúng nó phá mà thôi, suốt ngày đắm chìm theo thân thông thì bao giờ ngộ Phật nhập tri kiến đây ? bạn nhỉ ? Không thể nghĩ bàn là vì, cái này Phật Pháp vi diệu (Phật pháp cao sâu rất nhiệm mầu, ngàn muôn ức kiếp khó tìm cầu), không thể dùng duy vật biên chứng, hay tư duy luận giải thông thường mà nói được. Ở đây nói trên rằng điều nay chỉ giúp hành giả khởi tâm sám hối, và an định, làm nhân bồ đề cho việc học Phật về sau, mà thôi.

Chưa bao giờ Trí Từ phản bác kịch liệt niệm Phật, chỉ đưa ra cách nhìn ở một góc độ. Nhưng có lẻ chúng ta lại đi xa cái chính là chính là nói về Chú Vãng Sanh, chưa bàn đến Niệm Phật, 2 phương diện khác rồi.

Mà nè, đang nói ý chính là " lòng từ bi phát khởi qua chú vãng sanh cho một con vật sắp bị ta giết " Chứ không bàn đến niệm Phật gì đâu nhe. Lạc đề là nguyên nhân của tranh cải đó
Ok, cảm ơn đã lôi kéo tôi về, vậy hãy thay niệm Phật bằng niệm Chú vãng sinh là được.
Ừm lòng từ bi khởi phát qua chú Vãng sinh chính là tâm sám hối, và nương nhờ tha lực và bổn nguyện của chư Phật Bồ Tát, quan trọng nhất là Tâm sám hối.

Trân trọng
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào hai bạn Trí Từ và hungmq,

Minh định đọc bài của hai bạn mà sao minh định thấy lý lẽ của bạn nào cũng đúng,bạn nào cũng có chỗ đúng...Biết nghe ai bây giờ ?Thôi thì gom lý lẽ của hai bạn vào cùng một chỗ thì minh định lại được lợi rất nhiều :

Từ Bạn Trí Từ :

--Từ Bi là không hại mạng,tuyệt đối không sát sanh,ngay hiện tại và lúc này-->khởi lòng Từ Bi

--Không tin vào "phép màu,phép lạ.thần thông",tức "Tự đốt đuốc lên mà đi",triệt để tin Nhân-Quả,dùng Nhân-Quả để giải quyết Nghiệp(trước hết là nghiệp ác)-->khởi lòng Từ Bi

Từ bạn hungmq :

--Biết khởi tâm Sám Hối khi tạo nghiệp ác--->khởi lòng Từ Bi

--Biết cảm thông với những chúng sinh khác khi họ tạo hoặc gặp ác nghiệp--->khởi lòng Từ Bi

--Tin vào việc niệm Phật A-Di-Đà,hay có thể nói tin vào Bản Tâm Thanh Tịnh của mình sẽ giúp mình khởi lòng Từ Bi


Tóm lại,hai bạn đều nói về chữ Từ Bi.Mà Từ Bi chính là cái hồn của Đạo Phật,thường có câu : Đạo Phật lấy Từ Bi làm gốc.Tu theo Đạo Phật mà không khởi lên Tâm Từ thì cũng chỉ là tà tu mà thôi.Cho nên trong các thời kinh,người ta thường có phần Sám Hối,cốt để nhắc nhở chúng ta về lòng Từ Bi chứ không phải chỉ để dùng làm phương tiện "diệt nghiệp ác,thanh lọc Tâm" không thôi.

Thân.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Cố thêm chút nữa nè hungmq,
Nhưng bạn ơi, ở đây là những người niệm chú, nương nhờ theo bổn nguyện của Phật (tha lực) mà thành cơ mà. Những người đó được những vị Tăng giáo huấn rằng niệm chú vãng sinh trước khi phải làm thịt 1 con vật, âu các vị ấy cũng hiểu những người kia tôi chướng sâu dầy, khó mà dứt bỏ 1 sớm 1 chiều, nên các vị ấy mới đưa chú Vãng sinh cho những người đó, bằng việc rằng có lẽ không thể ngăn được việc sát, thì cũng cố gắng khởi Tâm thiện lành, tâm sám hối cho kẻ kia, rồi từ đó về sau ngừng hẳn các việc đó lại.
Thật là để chúng ta hiểu nhau hơn thì nên lấy mình làm ví dụ vì rằng chẳng ai giống ai, không ai đại diện được cho ai cả. Cho nên việc ai đó còn nương nhờ tha lực không tự lực thì là chuyện của họ vậy, Trí Từ không giao tiếp với họ nên chẳng rõ sự tình. Giờ chỉ là cùng hungmq xét lại những gì đã học mà thôi.
Thực ra việc làm đồ tể giết thịt, hay con vật bi giết thịt âu cũng là lý nhân quả ở đời, quy luật của tạo hóa.
Không cần biết suy nghĩ này đúng hay sai nhưng Trí Từ xin nhắc nhỏ ở đây là:
- Chỉ nên áp dụng nhân quả khi đã quá khả năng của ta, còn trong khả năng ta kiểm soát mà vẫn cứ nương theo thói quen, cái tính tình của mình thì không được đổ thừa cho nhân quả.
- Ví dụ này: như một người đau bụng mà lại nghe rằng niệm Phật được linh nghiệm cho nên lên chánh điện chỉ chuyên niệm Phật, lát nữa ôm bụng đi cấp cứu thì lại bảo Phật không linh là cho chép phạt kinh bây giờ :khi14:

Được cái này thì tuyệt vời nhưng đời không phải cái gì cũng như mầu hồng là hồng, xanh là xanh đâu bạn, với những người làm nghề giết thịt từ trước khi biết tới Phật Pháp, lý Nhân quả thì bi giờ biết rồi, đâu phải bảo người ta bỏ ngay được là bỏ đâu. Nên mới phải hằng thuận là vậy.
Hungmq nghe qua Phật pháp nhiệm màu kỳ 31 của chú Nhật Trung chưa. Giờ chú vẫn còn sống đó, và chú cũng chuyển tâm rồi đó. Cho nên muốn bỏ hay không là do mình, còn do nghiệp thì khoan hãy đồ thừa đã.

Hihi cái này cũng có thể là đúng con vật bị ép buộc. Nhưng người niệm chú Vãng Sinh khởi tâm sám hối mà niệm, làm khởi phát nhân Bồ Đề Tâm, dẫn đến việc ngưng tạo các việc ác, nhờ đó theo Nhân quả mà các con vật đó được thoát khỏi 3 đường ác, chúng bị đọa thế nay nghe bởi câu kinh, câu danh hiệu Phật, câu Chú thì chúng cũng được vô tình tạo căn lành đó chứ.
- Theo chủ đề này thì họ vẫn phát bồ đề tâm gì đó nhưng đâu có ngưng đâu, 1 phát là con vật ngay đơ rồi.
- Câu này hungmq đã cho rằng "Hungmq ăn mà Trí Từ no" nè: "nhờ đó theo Nhân quả mà các con vật đó được thoát khỏi 3 đường ác,".
=> Hungmq tha cho Trí Từ đi nhe, bữa nào gặp mặt thì đừng có khởi Bồ đề tâm này với Trí Từ nhe, Trí Từ không biết có thoát 3 đường ác gì không chứ chết là cái chắc với Bồ đề tâm tàn tạ này rồi.
chúng bị đọa thế nay nghe bởi câu kinh, câu danh hiệu Phật, câu Chú thì chúng cũng được vô tình tạo căn lành đó chứ.
Nếu quả thật thế thì mai sắm vài con dao và 1 cuốn kinh chú vãng sanh, 1000 danh hiệu Phật đi kiếm phước mới được. :eek:nion40:. Hungmq vô tình tạo căn lành không nào, muốn thoát 3 đường ác không, Trí Từ đang mài dao nè, tâm từ bi khởi lên dử dội nè :I love you1:
=> Hungmq này, niềm tin của hungmq vào câu niệm Phật thì Trí Từ cũng rất tán thán chứ chẳng chê bai gì đâu, đi một hồi từ chú vãng sanh cũng về niệm Phật. Hungmq vô tình gán ghép 2 cái này lại với nhau rồi...
- Và hungmq có thật nếu cái hiểu biết hiện tại là không đủ đúng thì có mạnh dạn bỏ tối theo sáng không ? Nếu có thể thì Trí Từ xin có 1 câu này để hungmq suy ngẫm:
Bản thân mình niệm Phật, tâm còn chưa tỉnh, chưa thể chứng được quả nào, chưa thể hiểu thấu giáo lý nào của Phật thì sao dám bảo chúng sanh khác nghe mình niệm thì sẽ được vãng sanh, sẽ được thoát 3 đường ác.

Có thể hungmq biết niệm Phật là đúng nhưng cách trình bày chưa hiểu rõ nên vô tình là cho pháp môn niệm Phật bị sai lệch vì hiện này Trí Từ thấy rất nhiều giảng sư cũng đã không đồng tình cách tuyên truyền niệm Phật thôi là vãng sanh ngoài "ông sư tin chuyện lên đồng nhập cốt" là ông "trùm" về thế giới siêu hình, câu cửa miệng là Niệm Phật nhất tâm chắc chắn vãng sanh.

Ừm ý rằng con vật nghe được danh hiệu Phật, hay chú Vãng sinh sẽ không mất đi mà làm tạo nhân lành cho đời sau của chúng.

Chỉ là chúng ta nghĩ vậy thôi, có lấy gì làm chắc chắn đâu...

Bữa giờ là tâm sự và khuyên can cũng như đưa ra 1 cái nhìn về Chú vãng sanh, về niệm Phật để hungmq tham khảo. Nếu để tin chắc cái hungmq đeo bám là đúng hướng thì thiết nghĩ những câu hỏi tựa chấp vấn trên thì hungmq phải biết câu trả lời thỏa đáng. Vì Trí Từ học Phật là vậy, mình cho rằng cái mình học đúng thì khi người khác chấp vấn mình, mình sẽ biết khả năng hiểu biết cái mình cho rằng đúng đó đến đâu.

Chúc vui nhe bạn tôi !!!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Chào hai bạn Trí Từ và hungmq,

Minh định đọc bài của hai bạn mà sao minh định thấy lý lẽ của bạn nào cũng đúng,bạn nào cũng có chỗ đúng...Biết nghe ai bây giờ ?Thôi thì gom lý lẽ của hai bạn vào cùng một chỗ thì minh định lại được lợi rất nhiều :

Từ Bạn Trí Từ :

--Từ Bi là không hại mạng,tuyệt đối không sát sanh,ngay hiện tại và lúc này-->khởi lòng Từ Bi

--Không tin vào "phép màu,phép lạ.thần thông",tức "Tự đốt đuốc lên mà đi",triệt để tin Nhân-Quả,dùng Nhân-Quả để giải quyết Nghiệp(trước hết là nghiệp ác)-->khởi lòng Từ Bi

Từ bạn hungmq :

--Biết khởi tâm Sám Hối khi tạo nghiệp ác--->khởi lòng Từ Bi

--Biết cảm thông với những chúng sinh khác khi họ tạo hoặc gặp ác nghiệp--->khởi lòng Từ Bi

--Tin vào việc niệm Phật A-Di-Đà,hay có thể nói tin vào Bản Tâm Thanh Tịnh của mình sẽ giúp mình khởi lòng Từ Bi


Tóm lại,hai bạn đều nói về chữ Từ Bi.Mà Từ Bi chính là cái hồn của Đạo Phật,thường có câu : Đạo Phật lấy Từ Bi làm gốc.Tu theo Đạo Phật mà không khởi lên Tâm Từ thì cũng chỉ là tà tu mà thôi.Cho nên trong các thời kinh,người ta thường có phần Sám Hối,cốt để nhắc nhở chúng ta về lòng Từ Bi chứ không phải chỉ để dùng làm phương tiện "diệt nghiệp ác,thanh lọc Tâm" không thôi.

Thân.

Kính đạo hữu Mình Định,
Phải nói rằng trao đổi với đạo hữu Trí Từ rất thú vị, nhiều khi đạo hữu đó hỏi và đặt nhiều câu hỏi có lẽ sẽ khiến có người khó chịu và cho là chấp v.v nhưng néu buông xuống, và hiểu rằng hai tư tưởng khác nhau khi trao đổi vẫn có thể hợp nhất lại với nhau tạo thành điều quý báu. Chỉ có điều đừng cho mình lý lẽ đúng nhất và lý lẽ người khác sai là được
Học Phật có lẽ cũng nên "Hội nhập và phát triển" như xu thế mới bi giờ. Hihi
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hihi, Kính đạo hữu Trí Từ
Thật là để chúng ta hiểu nhau hơn thì nên lấy mình làm ví dụ vì rằng chẳng ai giống ai, không ai đại diện được cho ai cả. Cho nên việc ai đó còn nương nhờ tha lực không tự lực thì là chuyện của họ vậy, Trí Từ không giao tiếp với họ nên chẳng rõ sự tình. Giờ chỉ là cùng hungmq xét lại những gì đã học mà thôi.
HIhi đúng rồi, tại vì đạo hữu đưa ra ví dụ bàn luận về họ, và mình thì nhìn vào đó và nói lên suy nghĩ trong tâm mình chứ không đại diện cho ai để trả lời.

Không cần biết suy nghĩ này đúng hay sai nhưng Trí Từ xin nhắc nhỏ ở đây là:
- Chỉ nên áp dụng nhân quả khi đã quá khả năng của ta, còn trong khả năng ta kiểm soát mà vẫn cứ nương theo thói quen, cái tính tình của mình thì không được đổ thừa cho nhân quả.
Câu này lại đúng nhưng ở đây là tôi nói tới việc vị sư kia, vì thương chúng sinh mê muội, không từ bỏ được việc sát, nên hướng dẫn mọi người vậy, và mình nói lên suy nghĩ và hiểu rằng đó là quy luật nhân quả. Chứ không phải bảo rằng đó là quy luật nhân quả rồi buông bỏ mặc kệ.

Hungmq nghe qua Phật pháp nhiệm màu kỳ 31 của chú Nhật Trung chưa. Giờ chú vẫn còn sống đó, và chú cũng chuyển tâm rồi đó. Cho nên muốn bỏ hay không là do mình, còn do nghiệp thì khoan hãy đồ thừa đã.
À có xem rồi, ông đó quả là có căn lành lớn, mấy ai được như ông ý. Tất nhiên bỏ hay không do mình, nghiệp thì đổ thừa do họ không đủ định lực, mà thường những gì không làm được thì hay đổ cho hoàn cảnh.

- Theo chủ đề này thì họ vẫn phát bồ đề tâm gì đó nhưng đâu có ngưng đâu, 1 phát là con vật ngay đơ rồi.
- Câu này hungmq đã cho rằng "Hungmq ăn mà Trí Từ no" nè: "nhờ đó theo Nhân quả mà các con vật đó được thoát khỏi 3 đường ác,".
=> Hungmq tha cho Trí Từ đi nhe, bữa nào gặp mặt thì đừng có khởi Bồ đề tâm này với Trí Từ nhe, Trí Từ không biết có thoát 3 đường ác gì không chứ chết là cái chắc với Bồ đề tâm tàn tạ này rồi.
chúng bị đọa thế nay nghe bởi câu kinh, câu danh hiệu Phật, câu Chú thì chúng cũng được vô tình tạo căn lành đó chứ.
Nếu quả thật thế thì mai sắm vài con dao và 1 cuốn kinh chú vãng sanh, 1000 danh hiệu Phật đi kiếm phước mới được. . Hungmq vô tình tạo căn lành không nào, muốn thoát 3 đường ác không,

Tịnh Độ thường cho rằng, sống chết là lẽ thường tình, là lẽ vô thường, nên khi họ niệm chú Vãng Sinh thì họ tin rằng nhờ oai lực của Phật mà họ tin rằng sẽ giải quyết được vấn đề sinh tử . Đó là theo cách hiểu khách quan là vậy, nếu theo chủ quan của chính nhữn người đó thì có lẽ " Tôi niệm chú rồi, tôi sẽ thoát tội không sao đâu" haizzzzz
Bạn có mùa 100000 quyẻn kinh, thì cũng không thay đổi hihi. Mình sẽ có suy nghĩ khác việc làm niệm chú vãng sinh trên, mình cũng thấy không hợp lý, và nên dừng lại các việc sát đó càng sớm càng tốt. Nhưng hiện nay thì mình đang đứng trên lập trường suy nghĩ của họ mà phân tích dù rằng phân tích đó có thể không đúng hoàn toàn. Chính vì lẽ đó mf ông sư kìa mới khuyên họ vậy, để trước hêt cho họ khởi tâm biết việc này là sai rồi dần dần từ bỏ có thể bỏ trong đời này không được thì đời sau.

- Và hungmq có thật nếu cái hiểu biết hiện tại là không đủ đúng thì có mạnh dạn bỏ tối theo sáng không ? Nếu có thể thì Trí Từ xin có 1 câu này để hungmq suy ngẫm:
Bản thân mình niệm Phật, tâm còn chưa tỉnh, chưa thể chứng được quả nào, chưa thể hiểu thấu giáo lý nào của Phật thì sao dám bảo chúng sanh khác nghe mình niệm thì sẽ được vãng sanh, sẽ được thoát 3 đường ác.
ừm có chứ, tư tưởng của tôi luôn lưu động không cố định một chỗ, nếu tư tưởng của đạo hữu tôi cảm nhận tốt hơn tôi sẽ buông bỏ tư tưởng của tôi và đón tư tưởng của đạo hữu khác vào. Tư tưởng phải luôn để luân chuyển, so sánh và quán xét mới tìm ra điều đúng đắn nhất và đặc biệt sẽ phải luôn giữ tâm mình không bị sáo trộn giữa các tư tưởng nếu không sẽ không thể có được định lực vững vàng
Lời khuyên của bạn rất đúng, "tâm chưa tỉnh" thì niệm Phật vãng sinh ai ?

Ừm ý rằng con vật nghe được danh hiệu Phật, hay chú Vãng sinh sẽ không mất đi mà làm tạo nhân lành cho đời sau của chúng.

Chỉ là chúng ta nghĩ vậy thôi, có lấy gì làm chắc chắn đâu...

Bữa giờ là tâm sự và khuyên can cũng như đưa ra 1 cái nhìn về Chú vãng sanh, về niệm Phật để hungmq tham khảo. Nếu để tin chắc cái hungmq đeo bám là đúng hướng thì thiết nghĩ những câu hỏi tựa chấp vấn trên thì hungmq phải biết câu trả lời thỏa đáng. Vì Trí Từ học Phật là vậy, mình cho rằng cái mình học đúng thì khi người khác chấp vấn mình, mình sẽ biết khả năng hiểu biết cái mình cho rằng đúng đó đến đâu.
Ừm theo như lời Phật dạy về tin hay không tin thì không có gì đảm bảo chắc chắn về điều đó cả. Thật hay không phụ thuộc vào lòng tin nguyện hạnh sâu của mỗi người.
Và tôi cũng đồng quan điểm với đạo hữu rằng "Thật nực cười, cầm dao giết con vật, rồi niệm chú để mà nó vãng sinh trong khi tâm con chưa tịnh"
Và tất cả điều trên là tôi đang tập cố gắng đứng trên việc làm hành động của họ, và có thể cả suy nghĩ của ông sư kia và dùng tâm mình để nói chuyện với bạn. Chứ theo chủ quan tôi thì tôi sẽ không tin giống như bạn nói. Dù tôi cũng là người tu theo pháp môn Tịnh Độ
Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên