Lời trưởng bối Nguyên Chiếu!
Câu này Nguyên chiếu nghĩ đạo hữu tự nghĩ ra và đạo hữu lấy gì đảm bảo lời nói này là chính xác. Trong khi đức Phật dạy chúng ta Chớ Vội Tin và hãy phương châm: Văn - Tư -Tu để học Phật Pháp.
...
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Trưởng bối xét lại xem có bao giờ latuan nói mọi người hãy tin lời latuan một cách mù quáng không? Không chỉ vậy latuan vẫn thường cảnh tỉnh rằng đừng vội tin lời latuan nói.
Lời trưởng bối Nguyên Chiếu!
Nguyên Chiếu nghĩ không lấy văn tự làm sao mà biết đến Phật Pháp. Nếu không chấp văn tự thì cũng phải có lộ trình, từng bước chứ không thể nhày vọt được, ngoại trừ những vị Độc giác. Cũng giống như chúng ta còn nhỏ thì bò, lớn lên chút xíu thì đi chập chững, lớn lên tí nữa thì chạy.....hãy từng bước, từng bước kẻo té rồi sanh bại liệt.
...
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Nếu cứ tự ràng buộc mình ở tri kiến này thì biết bao giờ mới ngộ nhập Phật tri kiến đây. Trưởng bối đã không còn là đứa trẻ con chưa biết tạo tác. Tuổi của trưởng bối e rằng muốn bò lại như trẻ thơ phải đành hẹn kiếp sau.
Đành rằng phải nương văn tự mới biết đến sự giải thoát nhưng không thể để tướng văn tự ràng buộc.
Ví như Phật thuyết Vô ngã thì phải rõ đó là hàm ý không có Ngã cố định trong mọi sự vật hiện tượng vì tự tánh vô thường của vạn pháp. Biết rồi liền thôi chứ không thể lấy cái tri kiến lập tri đó ràng buộc mình, cột trói người.
Cụ thể là khi thấy con chó không thể nói là không có con chó vì con chó vô ngã, Phật thuyết vậy. Nói không có con chó là lối chấp Đoạn mà lẽ ra người học Phật phải thoát ra tà kiến đó. Đúng như lời Phật thuyết theo duyên sinh con chó chẳng thật có, con chó rồi sẽ chết ngũ uẩn trả về tứ đại, thức uẩn lại tiếp tục trôi lăn trong Tam giới. Nhưng đương khi thì con chó thật có, nói không có con chó là bệnh. Ngược lại cũng không thể nói con chó luôn có vì đó là lối chấp Thường.
Người học Phật phải tường tận việc chấp Đoạn, chấp Thường mới mong rời khỏi việc chấp Pháp, chấp văn tự.
Lời trưởng bối Nguyên Chiếu!
Câu này đạo hữu nói đúng, nhưng đúng với ai đã hiểu Lý Bất Nhị, Giáo lý Bát Nhã. Còn những người Vô Minh, còn tham sân si thì còn phải Chấp, nếu không Chấp thì làm sao biết Phật Pháp mà tu học.
...
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Biết và Chấp là hai việc khác nhau. Biết là khéo nhận diện mà không có sự ràng buộc. Còn chấp là bảo thủ, cố chấp cái biết định kiến của mình.
Ví dụ như thấy con mèo rượt bắt con chuột liền xua đuổi con mèo và nói con mèo ác, ta cứu con chuột là từ bi tâm, là đền ơn Phật thì đây đích thị là chấp pháp rồi.
Còn người học Phật thông đạt sẽ không làm việc đền ơn Phật theo lối như thế.
...
Lời trưởng bối Nguyên Chiếu!
Trước đây khi thảo luận với đạo hữu thì Nguyên Chiếu thấy có cái hay, cái để học hỏi. Nhưng về sau này Nguyên chiếu thấy đạo hữu chẳng có thêm điểm nổi bậc nào hết ngoài những lời nói chủ quan ( tư kiến ) thiên về nhận định một chiều mà chẳng có đối chiếu từ nhiều hướng khác nhau. Nguyên Chiếu thấy đạo hữu hay mượn từ Chấp, lý Bất Nhị để phủ nhận lời ai đó, trong khi đạo hữu và người đối đáp lấy trí tuệ lập tri để thảo luận với nhau, khi bí lời thì lại lấy Chấp đoạn, chấp kiến, rồi Bất nhị, đến Bát Nhã ra mà luận . Nguyên Chiếu thấy mắc cười quá...hihi
...
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu!
Nghe rồi lời nhận định của trưởng bối bất chợt khiến latuan nhận ra bấy lâu đã lao nhọc vô ích. Thật sự cảm thấy có chút hối tiếc và hổ thẹn! Hóa ra latuan thật hẹp hòi, vô dụng, chẳng ra gì.
Thôi vậy. Nếu đã thế thì đâu cần làm luống uổng thời gian nhau thêm nữa.
Nếu mọi người đã an tâm, đã rõ mọi lối đi trên đường chánh đạo và tin rằng mình đang đi đúng hướng và tiến những bước vững chắc thì hãy cứ đi đi. Latuan sẽ không chộn rộn, làm vướng chân mọi người nữa. Những chủ đề latuan mở ra giờ đồng khép lại.
Latuan trọn mong mọi người chóng viên thành Phật quả.
Kính!
Câu này Nguyên chiếu nghĩ đạo hữu tự nghĩ ra và đạo hữu lấy gì đảm bảo lời nói này là chính xác. Trong khi đức Phật dạy chúng ta Chớ Vội Tin và hãy phương châm: Văn - Tư -Tu để học Phật Pháp.
...
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Trưởng bối xét lại xem có bao giờ latuan nói mọi người hãy tin lời latuan một cách mù quáng không? Không chỉ vậy latuan vẫn thường cảnh tỉnh rằng đừng vội tin lời latuan nói.
Lời trưởng bối Nguyên Chiếu!
Nguyên Chiếu nghĩ không lấy văn tự làm sao mà biết đến Phật Pháp. Nếu không chấp văn tự thì cũng phải có lộ trình, từng bước chứ không thể nhày vọt được, ngoại trừ những vị Độc giác. Cũng giống như chúng ta còn nhỏ thì bò, lớn lên chút xíu thì đi chập chững, lớn lên tí nữa thì chạy.....hãy từng bước, từng bước kẻo té rồi sanh bại liệt.
...
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Nếu cứ tự ràng buộc mình ở tri kiến này thì biết bao giờ mới ngộ nhập Phật tri kiến đây. Trưởng bối đã không còn là đứa trẻ con chưa biết tạo tác. Tuổi của trưởng bối e rằng muốn bò lại như trẻ thơ phải đành hẹn kiếp sau.
Đành rằng phải nương văn tự mới biết đến sự giải thoát nhưng không thể để tướng văn tự ràng buộc.
Ví như Phật thuyết Vô ngã thì phải rõ đó là hàm ý không có Ngã cố định trong mọi sự vật hiện tượng vì tự tánh vô thường của vạn pháp. Biết rồi liền thôi chứ không thể lấy cái tri kiến lập tri đó ràng buộc mình, cột trói người.
Cụ thể là khi thấy con chó không thể nói là không có con chó vì con chó vô ngã, Phật thuyết vậy. Nói không có con chó là lối chấp Đoạn mà lẽ ra người học Phật phải thoát ra tà kiến đó. Đúng như lời Phật thuyết theo duyên sinh con chó chẳng thật có, con chó rồi sẽ chết ngũ uẩn trả về tứ đại, thức uẩn lại tiếp tục trôi lăn trong Tam giới. Nhưng đương khi thì con chó thật có, nói không có con chó là bệnh. Ngược lại cũng không thể nói con chó luôn có vì đó là lối chấp Thường.
Người học Phật phải tường tận việc chấp Đoạn, chấp Thường mới mong rời khỏi việc chấp Pháp, chấp văn tự.
Lời trưởng bối Nguyên Chiếu!
Câu này đạo hữu nói đúng, nhưng đúng với ai đã hiểu Lý Bất Nhị, Giáo lý Bát Nhã. Còn những người Vô Minh, còn tham sân si thì còn phải Chấp, nếu không Chấp thì làm sao biết Phật Pháp mà tu học.
...
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Biết và Chấp là hai việc khác nhau. Biết là khéo nhận diện mà không có sự ràng buộc. Còn chấp là bảo thủ, cố chấp cái biết định kiến của mình.
Ví dụ như thấy con mèo rượt bắt con chuột liền xua đuổi con mèo và nói con mèo ác, ta cứu con chuột là từ bi tâm, là đền ơn Phật thì đây đích thị là chấp pháp rồi.
Còn người học Phật thông đạt sẽ không làm việc đền ơn Phật theo lối như thế.
...
Lời trưởng bối Nguyên Chiếu!
Trước đây khi thảo luận với đạo hữu thì Nguyên Chiếu thấy có cái hay, cái để học hỏi. Nhưng về sau này Nguyên chiếu thấy đạo hữu chẳng có thêm điểm nổi bậc nào hết ngoài những lời nói chủ quan ( tư kiến ) thiên về nhận định một chiều mà chẳng có đối chiếu từ nhiều hướng khác nhau. Nguyên Chiếu thấy đạo hữu hay mượn từ Chấp, lý Bất Nhị để phủ nhận lời ai đó, trong khi đạo hữu và người đối đáp lấy trí tuệ lập tri để thảo luận với nhau, khi bí lời thì lại lấy Chấp đoạn, chấp kiến, rồi Bất nhị, đến Bát Nhã ra mà luận . Nguyên Chiếu thấy mắc cười quá...hihi
...
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu!
Nghe rồi lời nhận định của trưởng bối bất chợt khiến latuan nhận ra bấy lâu đã lao nhọc vô ích. Thật sự cảm thấy có chút hối tiếc và hổ thẹn! Hóa ra latuan thật hẹp hòi, vô dụng, chẳng ra gì.
Thôi vậy. Nếu đã thế thì đâu cần làm luống uổng thời gian nhau thêm nữa.
Nếu mọi người đã an tâm, đã rõ mọi lối đi trên đường chánh đạo và tin rằng mình đang đi đúng hướng và tiến những bước vững chắc thì hãy cứ đi đi. Latuan sẽ không chộn rộn, làm vướng chân mọi người nữa. Những chủ đề latuan mở ra giờ đồng khép lại.
Latuan trọn mong mọi người chóng viên thành Phật quả.
Kính!