L

Linh hồn có hay không?

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Kính quý hữu Bình Đẳng Giác! Với cách nói như thế liệu có đồng nghĩa với việc Phật không phủ định việc có hay không có linh hồn?

Híx về vấn đề này chắc phải nhờ ngài ViênQuang6 làm sáng tỏ,mình mới zô đạo được hơn 2tháng chẳng giám nói càn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính quý hữu Bình Đẳng Giác!
Không biết quý hữu thì sao chứ latuan việc gì khó quá cho qua. Chủ đề này hẳn đã đến lúc khép lại. Chánh kiến của latuan sẽ được bày ra ở topic chính - Tôi kể chuyện...
Kính!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Vâng tôi nghĩ là nên như thế.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trên thực tế là chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn (tạm gọi là linh hồn bất định) và linh hồn này bị ràng buộc bởi niệm yêu ghét cũng như nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo. Nếu nhập thai người trải qua 9 tháng 10 ngày bị chèn ép trong thai ngục tàng thức bị che mờ. Khi sinh ra đời thì những tánh hạnh tốt xấu ở tiền kiếp chỉ còn đọng lại như những vệt ký ức và tùy duyên mới mà được dần dần hé lộ.
Bảo người chết thức liền diệt là sai lầm cơ bản của người học Phật.
Việc mở ra Kết sanh thức hay Thân trung ấm là sai lầm của người học Phật rơi vào suy lường là việc trên đầu lại gắn thêm đầu, trên mỏ lại gắn thêm mỏ. Lẽ ra cứ hiểu đó là thức, là linh hồn của người chết thì vấn đề đã gọn gàng, sáng rõ hơn.



về vấn đề có hay không có linh hồn chắc phải nhờ ngài ViênQuang6 làm sáng tỏ,mình mới zô đạo được hơn 2tháng chẳng giám nói càn

Lập luận như vầy, thì theo quan điểm của Nam tông không chấp nhận , mà theo Bắc tông cũng chưa đạt !
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Lập luận như vầy, thì theo quan điểm của Nam tông không chấp nhận , mà theo Bắc tông cũng chưa đạt !

Thưa Bạn bình Đẳng Giác. Câu hỏi của Bạn VQ đã nói ở bài trả lời Bạn Nguyên Chiếu


http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?29508-Đề-kinh-Pháp-Hoa&p=99656#post99656

Hì con thấy chỗ thầy trích dẫn đó ko đủ cho vấn đề của bạn latuan đâu nhưng thôi hí hí.giả vờ nguy hiểm tí
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Lập luận như vầy, thì theo quan điểm của Nam tông không chấp nhận , mà theo Bắc tông cũng chưa đạt !

Latuan kính mời ngài vienquang6 bày tỏ chánh kiến.
Kính!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Sao thầy lại trích dẫn nói về vấn đề có linh hồn hay không có linh hồn phải nhờ ngài viênquang6..... Con chỉ bảo có tự ngã thôi nha ko phải linh hồn.thầy bỏ cái chỗ đầu viết đúng cho con đi

(sửa như thế nào ? VQ chưa rõ. Bạn cứ viết câu bạn yêu cầu.)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trên thực tế là chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn (tạm gọi là linh hồn bất định) và linh hồn này bị ràng buộc bởi niệm yêu ghét cũng như nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo. Nếu nhập thai người trải qua 9 tháng 10 ngày bị chèn ép trong thai ngục tàng thức bị che mờ. Khi sinh ra đời thì những tánh hạnh tốt xấu ở tiền kiếp chỉ còn đọng lại như những vệt ký ức và tùy duyên mới mà được dần dần hé lộ.
Bảo người chết thức liền diệt là sai lầm cơ bản của người học Phật.

* Về tư tưởng Nam tông PG. Thì con người là Vô ngã. Bạn nói có Linh hồn bất diệt (chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn .- tạm gọi là linh hồn bất định) như vậy là Hữu ngã rồi. Nên giáo lý Nam tông không thể chấp nhận.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
* Về tư tưởng Nam tông PG. Thì con người là Vô ngã. Bạn nói có Linh hồn bất diệt (chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn .- tạm gọi là linh hồn bất định) như vậy là Hữu ngã rồi. Nên giáo lý Nam tông không thể chấp nhận.

Mời ngài vienquang6 bày tỏ về chỗ chưa đạt với Bắc Tông luôn thể.
Kính!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Mời ngài vienquang6 bày tỏ về chỗ chưa đạt với Bắc Tông luôn thể.
Kính!

* Về giáo lý Bắc tông. Lấy giáo lý : Các pháp duyên sanh, như huyễn, tánh không, Trung đạo để nghiệm xét.

* Các pháp duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân nhiều duyên hòa hợp mà sanh ra. Nay Thức sanh là do căn và trần duyên hợp mà nảy sanh ra Thức. Nếu căn trần diệt thì Thức diệt. Đó là " Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không". Nên kinh nói ngủ uẩn giai không. Mà bạn lại nói: "Trên thực tế là chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn (tạm gọi là linh hồn bất định) và linh hồn này bị ràng buộc bởi niệm yêu ghét cũng như nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo. " Như vậy là chưa đạt theo giáo lý Các pháp duyên sanh.

* Ngủ uẩn giai không, nghĩa là 5 uẩn không có tự tánh, chỉ là giả hợp, là bóng dáng của Chơn như.

QP23TLj.jpg


Vì là bóng dáng của Chơn như nên khi đang có vẫn là huyễn (không thật có. đương thể tức không), huống chi khi đã diệt (trở về tánh không). Mà bạn lại nói: "Trên thực tế là chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn (tạm gọi là linh hồn bất định) và linh hồn này bị ràng buộc bởi niệm yêu ghét cũng như nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo. " Như vậy là chưa đạt theo giáo lý Như huyễn Tánh không.

* Vả lại Giáo lý Bát Bất Trung Đạo của Bắc tông là: các pháp thật tế Bất sanh, bất diệt, v.v... Mà bạn lại nói: "Trên thực tế là chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn (tạm gọi là linh hồn bất định) và linh hồn này bị ràng buộc bởi niệm yêu ghét cũng như nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo". Như vậy là hữu sanh mà bất diệt. Nên chưa đạt.

kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Phản biện về chỗ không chấp nhận của tư tưởng Nam Tông dựa trên tri kiến ngài vienquang6!

* Về tư tưởng Nam tông PG. Thì con người là Vô ngã. Bạn nói có Linh hồn bất diệt (chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn .- tạm gọi là linh hồn bất định) như vậy là Hữu ngã rồi. Nên giáo lý Nam tông không thể chấp nhận.
Kính ngài vienquang6 cùng đại chúng! Cái thấy chúng sinh vô ngã là cái thấy của Phật Thích Ca, của người chứng ngộ chứ không phải là cái thực thấy của hệ tư tưởng Phật học Nam Tông, do vậy cái thấy đó là tri kiến lập tri chứ không phải là tri kiến vô tri bất khả tư nghị. Vậy nên lấy chỗ tri kiến lập tri của hệ phái Nam Tông xét việc biện giải của latuan e rằng sẽ có điều lầm lỗi.
Thêm nữa, latuan rất rạch ròi khi trình bày latuan thừa nhận có linh hồn bất định chứ không thừa nhận có linh hồn bất tử. Linh hồn bất định là thức của mỗi chúng sinh, đã là bất định thì đương nhiên biến dịch theo lý vô thường vậy nên không thể cáo buộc lập luận linh hồn bất định là hữu ngã được. Linh hồn bất định vốn vô ngã nên không thường tại và sẽ hoàn toàn diệt mất khi chúng sinh đó chứng ngộ sự giải thoát.
Kính trình ngài vienquang6 và đại chúng được rõ nngõ hầu không xảy ra sự hiểu lầm đáng tiếc.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Phản biện về chỗ không đạt đối với lý Bắc Tông dựa trên chánh kiến ngài vienquang6!

* Về giáo lý Bắc tông. Lấy giáo lý : Các pháp duyên sanh, như huyễn, tánh không, Trung đạo để nghiệm xét.

* Các pháp duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân nhiều duyên hòa hợp mà sanh ra. Nay Thức sanh là do căn và trần duyên hợp mà nảy sanh ra Thức. Nếu căn trần diệt thì Thức diệt. Đó là " Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không". Nên kinh nói ngủ uẩn giai không. Mà bạn lại nói: "Trên thực tế là chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn (tạm gọi là linh hồn bất định) và linh hồn này bị ràng buộc bởi niệm yêu ghét cũng như nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo. " Như vậy là chưa đạt theo giáo lý Các pháp duyên sanh.

* Ngủ uẩn giai không, nghĩa là 5 uẩn không có tự tánh, chỉ là giả hợp, là bóng dáng của Chơn như.

QP23TLj.jpg


Vì là bóng dáng của Chơn như nên khi đang có vẫn là huyễn (không thật có. đương thể tức không), huống chi khi đã diệt (trở về tánh không). Mà bạn lại nói: "Trên thực tế là chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn (tạm gọi là linh hồn bất định) và linh hồn này bị ràng buộc bởi niệm yêu ghét cũng như nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo. " Như vậy là chưa đạt theo giáo lý Như huyễn Tánh không.

* Vả lại Giáo lý Bát Bất Trung Đạo của Bắc tông là: các pháp thật tế Bất sanh, bất diệt, v.v... Mà bạn lại nói: "Trên thực tế là chúng sinh chết đi thì thức vẫn còn (tạm gọi là linh hồn bất định) và linh hồn này bị ràng buộc bởi niệm yêu ghét cũng như nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo". Như vậy là hữu sanh mà bất diệt. Nên chưa đạt.

kính.

Kính trình ngài vienquang6!
Nếu nói các pháp do duyên sanh, duyên diệt thì ngỡ như có sự sanh diệt nhưng đâu thật sự sanh diệt.
Cũng theo lời ngài trình bày nương theo ngũ uẩn giai không thì là ngũ uẩn không thật có chứ không phải là hoàn toàn không có.
Lại nữa, theo giáo lý Bát bất trung đạo với bất sinh bất diệt thì cũng không có sự sinh diệt.
Kết hợp với lý trung đạo thì rõ thật là các pháp vốn không sinh không diệt ngũ uẩn vốn không diệt mà chỉ trả về cho tứ đại. Ngũ uẩn đã không diệt hẳn, trả về tứ đại thì đâu có lý bảo rằng thức diệt hoàn toàn vì chỗ thức không diệt hoàn toàn nên thức bị nghiệp ràng buộc theo duyên tái sinh. Đó là chân nghĩa của các pháp do duyên sanh, do duyên mà diệt. Cái này có vì cái kia có... Kỳ thực chẳng có cái gì thực sự diệt tận cả.
Do trình bày chỗ luân hồi tái sinh tương tục cho mọi người nhận diện nên latuan mới nói có sinh có diệt chứ kỳ thực vạn pháp vốn không sinh diệt. Vạn pháp không sinh diệt vốn là lời Phật nói, là chỗ thấy của người chứng ngộ. Còn giáo lý của Nam Tông - Bắc Tông đâu thể chạm đến chỗ cùng tột đó.
Chỗ y cứ của Nam Tông - Bắc Tông thì với người triệt ngộ đó chỉ là chỗ lầm nhận của ngoại đạo mà thôi.
...
Phật thâm nhập vạn pháp thấy chúng sinh khổ não vì chấp Ngã mà trôi lăn trong Tam giới Phật Thích Ca mới gượng nói pháp vô ngã để đối trị bệnh vô minh chấp Ngã ở người học Phật. Trải qua vài trăm năm người học Phật chấp chỗ vô Ngã mặc tình tạo tác, gây nghiệp nhân quả tác tệ thế là vị Giác giả gượng nói có Ngã quay về khiến người học Phật nghiêm mật hành trì nhằm thoát khỏi luân hồi quẩn quanh.
Ngã - vô Ngã chỉ là pháp đối trị cho người còn trong lưới vô minh. Người học Phật không rõ chân ngụy chánh pháp lại cứ chấp Đoạn chấp Thường.
Kính!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Khi chưa được vô sanh pháp nhẫn ý thì có 1dòng danh sắc tương tục không gián đoạn bị tri phối bởi sắc,thọ,tưởng,hành,thức hay còn gọi là nghiệp dẫn (còn dòng danh sắc tương tục như thế nào sau khi chết nó diễn biến ra làm sao thì ở đây ko ai chả lời được phải chết mới biết,mà chết chưa chắc đã biết) nên vô minh là tri phần đầu tiên trong thập nhị nhân duyên và xuyên suốt 11tri phần còn lại. Còn về vấn đề chỗ latuan nói Phật chỉ bày phương tiện pháp đối trị đó cũng cùng quan điểm với tôi.Phật chỉ dùng phương tiện để nhằm đưa chúng sanh về với chánh kiến nhưng những người học Phật sau này chấp vào phương tiện mà không thấy mặt chăng (chánh kiến).
Dẫn đến phân chia các bộ phái suốt ngày cãi nhau .thầy tình cảnh Phật Pháp bì đát quá.bồ tát long thọ mới dùng cái gì trung quán luận đó để chỉ ra cái sai của các bộ phái này(hì chắc là vậy).hơn nữa chánh kiến hay trung đạo nó còn có chiều sâu ko phải chỉ là phần nổi của tảng băng mà nó còn chìm xuống dưới nữa.

Kính
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Xin tiếp tục.

Giáo Nghĩa Của Độc Tử Bộ
1. Pháp-tạng-y-cứ: Từ Nhất-Thiết-Hữu-bộ, trước tiên phát sanh ra Độc-Tử-Hữu-bộ. Nhưng đặc biệt, giáo nghĩa của bộ nầy lại không thuộc vào Đại-Chúng-bộ và Thượng-Tọa-bộ, mà tự nó có một hệ thống giáo nghĩa riêng.
Nguyên lúc Ðức Như-Lai còn tại thế, có một người ngoại-đạo tên là Độc-Tử, xuất-gia trong Phật-pháp, quy-y với Tôn-giả La-Hầu-La, rồi từ đó đời nầy đến đời khác thầy trò truyền thọ cho nhau. Sau Ðức Thế-Tôn diệt độ 200 năm, những học đồ thuộc hệ thống của ngài Độc-Tử mới biệt lập thành một phái lấy tên là Độc-Tử-bộ. Luận-tạng y cứ của phái nầy là bộ Pháp-Tướng-A-Tỳ-Đàm. Bộ luận nầy nguyên là Cửu-Phần-Tỳ-Đàm của Phật nói, Tôn-giả Xá-Lợi-Phất căn cứ theo đó mà giải thích rộng thêm, rồi truyền lại cho ngài La-Hầu-La. Tôn-giả La-Hầu-La lúc đương thời hoằng dương thuyết nầy, và truyền lại cho ngài Độc-Tử.
2. Thuyết Bổ-Đặc-Già-Là (Pudgala): Giáo nghĩa đặc thù của Độc-Tử-bộ là Thuyết Bổ-Đặc-Già-La. Danh từ nầy, Trung-Hoa dịch là “Ngã”; nhưng Ngã của Độc-Tử-bộ không đồng với Ngã của ngoại-đạo, cũng không thuộc về Ngã của ngũ uẩn. Ngã của ngoại-đạo là nguyên chất của vạn hữu sinh hoạt gọi là Linh-hồn hay Thần-ngã; Phật-giáo cho đó là lối chấp thường của Nhất-thần-giáo. Ngã của ngũ uẩn là vọng nghiệp của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, biến hóa sanh diệt vô thường. Ngã của Độc-Tử-bộ thì khác; phái nầy cho rằng Bổ-Đặc-Già-La không phải đương thể của ngũ uẩn, cũng không phải lìa ngũ uẩn mà có. Như con người khi tạo nghiệp nhân lành dữ, sẽ phải cảm thọ quả báo về sau, Bổ-Đặc-Già-La là mối liên quan từ đời nầy cho đến nhiều đời khác. Nếu không có nó duy trì, thì ngũ uẩn cũng tiêu diệt không còn sự chuyển sanh ở kiếp sau. Chẳng hạn như Phật là bậc Nhất-thiết-trí biết tất cả mọi pháp, nếu không có Bổ-Đặc-Già-La thì cái biết thuộc về tâm, tâm sở sanh diệt. Nếu là tâm, tâm sở sanh diệt thì khi biết tâm không biết sắc, khi biết sắc không biết tâm. Nhưng vì có Ngã thường trụ bất biến, nên Ðức Thế-Tôn biết khắp cả sắc và tâm một cách tự tại. Cho nên từ địa vị phàm-phu cho đến khi thành Phật, Bổ-Đặc-Già-La là một thật thể tồn tại quán thông ba đời, duy trì nghiệp nhân lành dữ, và biết khắp tất cả.....

Kết luận lại, giáo nghĩa của Độc-Tử-bộ rất giản ước, thâu gồm muôn pháp trong ba tụ. Về đường lối tu hành, thì bộ nầy chủ trương phá sự chấp trước trên hữu vi, vô vi, mà xu hướng về Phi-nhị-tụ, làm hiển lộ Bất-khả-thuyết-tạng, tức Bổ-Đặc-Già-La. Riêng về thuyết Bổ-Đặc-Già-La, có thể gọi là giáo nghĩa đặc thù của phái Độc-Tử, và làm cơ sở cho lập thuyết Như-Lai tạng của Đại-thừa Phật-giáo về sau.


niemphat.net


Kính thưa Bạn Latuan và các Bạn kính mến.

Phật giáo có một Tông phái, tên là Độc tử Bộ, do ngài Xá lợi Phất truyền cho La Hầu La thưở xưa. (thượng dẫn)

Có lẽ ngài Latuan chịu ảnh hưởng của phái này.

Tư tưởng Độc Tử Bộ cũng là một tư tưởng của chi phái PG.

Như vậy ngài Latuan vẫn là Tông Đồ nhà Phật.

Nhưng để tránh bị phản cảm với danh từ "Linh Hồn" dễ lẫn lộn với tư tưởng ngoại đạo. - Nếu có thể, thì xin Bạn nên dùng nguyên ngữ là " Bổ-Đặc-Già-La" sẽ dễ tiếp thu hơn.

Kính thỉnh ngài tiếp tục chủ đề ạ.

Xin trân trọng cảm ơn ngài.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Kính trưởng bối Trừng Hải! Vậy nếu linh hồn được giới hạn ở khái niệm thần thức hay thức của con người thì trưởng bối sẽ nhìn nhận là có hay không? Rất mong được sự chia sẻ của trưởng bối cùng mọi người về vấn đề này.
Latuan chỉ thảo luận vấn đề này ở tầm mức chia sẻ, thảo luận khách quan, tùy chỗ hiểu mỗi người chứ không nhìn nhận ở vấn đề học thuật.
Kính!

Kính trí giả latuan

Bây giờ trừng hải mới hiểu phần nào chủ đề mà đạo hữu muốn thảo luận (Ôi, ngôn ngữ văn tự mi là ai mà nhỏ bé nông cạn, thiển cận mơ hồ che mờ trí nhãn của người tầm cầu đạo lộ đến bờ kia; có phải chăng vì ngỡ rằng nơi tận cùng chấm phẩy vốn là chỗ ngôn ngữ rụng hai lần???); Về vấn đề có hay không "cái gì đó" đi về đâu khi thân xác đình chỉ sinh hoạt tức chết hay từ đâu đến khi ra đời mà đạo hữu gọi là "linh hồn bất định".

Vậy thì Trừng Hải xin đạo hữu xác quyết một trong hai
_ Là không hề có cái NGÃ nào mà duy chỉ có Ngũ Uẩn đồng sinh hoạt trong đời sống hiện tại ở mỗi chúng sanh theo giáo pháp Vô Ngã của Phật giáo Nguyên thủy.
_ Hay thuyết Ngã thể- Bổ đặc già la (Pudagala) của Độc tử bộ- Vatsiputriya như Thầy Viên quang nhận định.

Trước khi thảo luận tiếp.

Kính, trừng hải



 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83

Kính thưa Bạn Latuan và các Bạn kính mến.

Phật giáo có một Tông phái, tên là Độc tử Bộ, do ngài Xá lợi Phất truyền cho La Hầu La thưở xưa. (thượng dẫn)

Có lẽ ngài Latuan chịu ảnh hưởng của phái này.

Tư tưởng Độc Tử Bộ cũng là một tư tưởng của chi phái PG.

Như vậy ngài Latuan vẫn là Tông Đồ nhà Phật.

Nhưng để tránh bị phản cảm với danh từ "Linh Hồn" dễ lẫn lộn với tư tưởng ngoại đạo. - Nếu có thể, thì xin Bạn nên dùng nguyên ngữ là " Bổ-Đặc-Già-La" sẽ dễ tiếp thu hơn.

Kính thỉnh ngài tiếp tục chủ đề ạ.

Xin trân trọng cảm ơn ngài.
Kính trình ngài vienquang6!
Tông phái Độc Tử Bộ với latuan nghe chừng quá ư xa lạ nên ắt hẳn latuan chẳng chịu ảnh hưởng của Tông phái này.
Với cụm từ linh hồn bất định quả thật là latuan cũng không ưa dùng nhưng vì do có sở chấp linh hồn không có nên latuan mới mượn cụm từ linh hồn bất định tạm dùng, việc làm đó tạm xem như là một pháp đối trị. Nay ngài vienquang6 có nhã ý muốn latuan gượng dùng cụm từ Bổ Đặc Già La khiến latuan có phần khó nghĩ.
Quả thật là với Bổ Đặc Già La sẽ đẩy người tham cứu Phật học rơi vào khu rừng thâm u của khái niệm từ vựng Phật học. Và ngay chính latuan còn không tường tận rõ khái niệm Bổ Đắc Già La thì đâu thể lạm dùng.
Hơn nữa, cụm từ Bổ Đặc Già La có thỏa mãn được yêu cầu Vô Ngã của giáo lý Nam Tông hay yếu tố Trung Đạo của giáo lý Bắc Tông không?
Theo latuan thì nếu xét Hữu Ngã - Vô Ngã với lối Hữu Tướng Tông thì đã không được vì một cụm từ được lập nên do tâm phân biệt của người học Phật thì nó đã trở thành hữu ngã rồi. Điều này không đạt theo giáo lý Nam Tông. Lại nữa, cụm từ Bổ Đặc Già La do tâm phân biệt của người đời sau lập nên để né tránh sự khiếm khuyết ở việc phủ định linh hồn không có nên theo lý đã là mất tánh trung đạo. Do vậy cụm từ Bổ Đặc Già La cũng không thỏa được yêu cầu của giáo lý Bắc Tông.
Nếu khách quan xét lại việc dùng cụm từ Bổ Đặc Già La thì ngài vienquang6 sẽ nhận thấy cụm từ đó sẽ gây khó cho người tham cứu và cũng gây cản trở việc trình bày của latuan.
Thông thường latuan không dùng từ linh hồn mà là dùng cụm từ thức để trình bày cái còn lại sau khi chúng sinh chết đi. Trong loạt bài viết này vì là phá chỗ chấp Đoạn - Linh hồn không có nên chỉ là mượn cụm từ linh hồn bất định tạm dùng với chánh pháp quả thật là không có điều chống trái.
Mong ngài vienquang6 cùng đại chúng nghiệm xét.
Thêm nữa, nếu cáo buộc Ngã là Hữu Ngã liền trái với Vô Ngã của giáo lý hệ phái Nam Tông. Theo đó liền cho rằng đó là lời ngoại đạo thì giáo lý Bắc Tông hẳn đã không thể định hình.
Kính ngài vienquang6 cùng đại chúng được rõ nhằm tránh bị văn tự, tư kiến của các hệ phái Phật học ràng buộc. Nếu tâm thông muôn pháp liền thông, tướng của văn tự là giải thoát. Nếu tâm còn chưa minh thì tướng văn tự lại là sợi dây tri kiến trói cột, bức bách học nhân.
Kính!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính trí giả latuan

Bây giờ trừng hải mới hiểu phần nào chủ đề mà đạo hữu muốn thảo luận (Ôi, ngôn ngữ văn tự mi là ai mà nhỏ bé nông cạn, thiển cận mơ hồ che mờ trí nhãn của người tầm cầu đạo lộ đến bờ kia; có phải chăng vì ngỡ rằng nơi tận cùng chấm phẩy vốn là chỗ ngôn ngữ rụng hai lần???); Về vấn đề có hay không "cái gì đó" đi về đâu khi thân xác đình chỉ sinh hoạt tức chết hay từ đâu đến khi ra đời mà đạo hữu gọi là "linh hồn bất định".

Vậy thì Trừng Hải xin đạo hữu xác quyết một trong hai
_ Là không hề có cái NGÃ nào mà duy chỉ có Ngũ Uẩn đồng sinh hoạt trong đời sống hiện tại ở mỗi chúng sanh theo giáo pháp Vô Ngã của Phật giáo Nguyên thủy.
_ Hay thuyết Ngã thể- Bổ đặc già la (Pudagala) của Độc tử bộ- Vatsiputriya như Thầy Viên quang nhận định.

Trước khi thảo luận tiếp.

Kính, trừng hải




Kính trưởng bối Trừng Hải được rõ.
Nếu latuan y lời trưởng bối xác quyết thì lại rơi vào việc chấp Đoạn, chấp Thường.
Vì sao?
Vì nếu chọn lựa tri kiến không hề có cái NGÃ hiện tồn khiến chúng sinh 3 cõi trôi lăn trong sinh tử thì đã rơi vào chấp Đoạn. Mọi việc đều rơi vào Đoạn Diệt thì đâu còn lời để nói đến sự giải thoát luân hồi.
Còn bằng thừa nhận Ngã Thể - Bổ đặc già la là thường tại thì thành ra chấp Thường. Rơi vào chấp Thường thì lại trái với ý kinh, trái với chánh pháp Phật Thích Ca trao truyền.
Với chiếc lưới do trưởng bối đặt ra latuan chỉ còn cách hỏi trưởng bối làm sao để không bị rơi vào lưới rộng?
Kính!
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Kính trưởng bối Trừng Hải được rõ.
Nếu latuan y lời trưởng bối xác quyết thì lại rơi vào việc chấp Đoạn, chấp Thường.
Vì sao?
Vì nếu chọn lựa tri kiến không hề có cái NGÃ hiện tồn khiến chúng sinh 3 cõi trôi lăn trong sinh tử thì đã rơi vào chấp Đoạn. Mọi việc đều rơi vào Đoạn Diệt thì đâu còn lời để nói đến sự giải thoát luân hồi.
Còn bằng thừa nhận Ngã Thể - Bổ đặc già la là thường tại thì thành ra chấp Thường. Rơi vào chấp Thường thì lại trái với ý kinh, trái với chánh pháp Phật Thích Ca trao truyền.
Với chiếc lưới do trưởng bối đặt ra latuan chỉ còn cách hỏi trưởng bối làm sao để không bị rơi vào lưới rộng?
Kính!

Kính trí giả latuan

_ Đó không hề là lưới bởi Trừng Hải chưa từng khởi dụng tâm đưa ai vào bãy. Lời cũng không hề kiến chấp bởi chỉ y pháp hiện hành mà khách quan thuật lại. Pháp có đoạn-thường là do bởi tâm lìa trung đạo chớ không phải ở nơi hiện tướng của ngôn từ có không, không có.

_ Đạo hữu đặt vấn đề nhưng nội dung không hề chặc chẽ, văn tự sử dụng mơ hồ lại không nương một pháp NHƯ THỊ NGÃ VĂN nào thì Trừng Hải này lấy gì mà thảo luận???

Xin dừng lại ở đây vậy.

Kính, Trừng Hải
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính trí giả latuan

_ Đó không hề là lưới bởi Trừng Hải chưa từng khởi dụng tâm đưa ai vào bãy. Lời cũng không hề kiến chấp bởi chỉ y pháp hiện hành mà khách quan thuật lại. Pháp có đoạn-thường là do bởi tâm lìa trung đạo chớ không phải ở nơi hiện tướng của ngôn từ có không, không có.

_ Đạo hữu đặt vấn đề nhưng nội dung không hề chặc chẽ, văn tự sử dụng mơ hồ lại không nương một pháp NHƯ THỊ NGÃ VĂN nào thì Trừng Hải này lấy gì mà thảo luận???

Xin dừng lại ở đây vậy.

Kính, Trừng Hải

Kính trưởng bối Trừng Hải!
Latuan vốn biết trưởng bối không hề có ý giăng lưới nhưng quả thật là nếu latuan theo lời trưởng bối chọn một trong hai liền rơi vào việc chấp Đoạn, chấp Thường.
Kính trình trưởng bối! Vấn đề latuan trình bày đã hiển ý rõ ở topic chính - Một góc nhìn về Giáo lý Nam Tông-Bắc Tông và sự phát triển của Phật giáo qua các thời kỳ.
Khi xưa Phật Thích Ca trao truyền chánh pháp có nương theo văn tự Như Thị Ngã Văn nào không?
Vì muốn người nương ngón tay chỉ mặt trăng mà thoát ra khỏi rừng tà kiến vô minh nên giáo lý Nguyên Thủy mộc mạc mới được lập. Sau vì chấp Pháp người học Phật không dễ thoát khỏi vô minh nên Giác giả nhập thế kiến tạo kinh điển đại thừa thậm thâm bất khả tư nghị. Rồi thì người học Phật chấp Pháp văn tự thượng thừa rơi vào điên đảo khiến Lục Tổ Huệ Năng phải một phen hiển bày đại thừa đốn giáo. Xưa nay chánh pháp, việc giải thoát hoàn toàn không hạn cuộc nơi pháp cố định. Thật ra không có một pháp Như Thị Ngã Văn nào giúp người giải thoát nếu học nhân tự mình trói buộc vào tướng văn tự.
Vì vậy mà Phật Thích Ca gượng nói 49 năm ta chưa từng nói một lời. Và các bậc cổ đức, tiền hiền cũng cảnh tỉnh "Y kinh giải nghĩa Tam thế Phật oan".
Quả thật đã hiện tướng thì khó thể nói là trung đạo. Điều này đành chỉ riêng lòng biết.
Kính!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83
Chào đạo hữu Latuan,

Trước đây khi thảo luận với đạo hữu thì Nguyên Chiếu thấy có cái hay, cái để học hỏi. Nhưng về sau này Nguyên chiếu thấy đạo hữu chẳng có thêm điểm nổi bậc nào hết ngoài những lời nói chủ quan ( tư kiến ) thiên về nhận định một chiều mà chẳng có đối chiếu từ nhiều hướng khác nhau. Chẳng hạn như:


Latuan vốn biết trưởng bối không hề có ý giăng lưới nhưng quả thật là nếu latuan theo lời trưởng bối chọn một trong hai liền rơi vào việc chấp Đoạn, chấp Thường..

Nguyên Chiếu thấy đạo hữu hay mượn từ Chấp, lý Bất Nhị để phủ nhận lời ai đó, trong khi đạo hữu và người đối đáp lấy trí tuệ lập tri để thảo luận với nhau, khi bí lời thì lại lấy Chấp đoạn, chấp kiến, rồi Bất nhị, đến Bát Nhã ra mà luận . Nguyên Chiếu thấy mắc cười quá...hihi

Vì muốn người nương ngón tay chỉ mặt trăng mà thoát ra khỏi rừng tà kiến vô minh nên giáo lý Nguyên Thủy mộc mạc mới được lập. Sau vì chấp Pháp người học Phật không dễ thoát khỏi vô minh nên Giác giả nhập thế kiến tạo kinh điển đại thừa thậm thâm bất khả tư nghị. !

Câu này Nguyên chiếu nghĩ đạo hữu tự nghĩ ra và đạo hữu lấy gì đảm bảo lời nói này là chính xác. Trong khi đức Phật dạy chúng ta Chớ Vội Tin và hãy phương châm: Văn - Tư -Tu để học Phật Pháp.

Rồi thì người học Phật chấp Pháp văn tự thượng thừa rơi vào điên đảo khiến Lục Tổ Huệ Năng phải một phen hiển bày đại thừa đốn giáo. Xưa nay chánh pháp, việc giải thoát hoàn toàn không hạn cuộc nơi pháp cố định. Thật ra không có một pháp Như Thị Ngã Văn nào giúp người giải thoát nếu học nhân tự mình trói buộc vào tướng văn tự.!

Nguyên Chiếu nghĩ không lấy văn tự làm sao mà biết đến Phật Pháp. Nếu không chấp văn tự thì cũng phải có lộ trình, từng bước chứ không thể nhày vọt được, ngoại trừ những vị Độc giác. Cũng giống như chúng ta còn nhỏ thì bò, lớn lên chút xíu thì đi chập chững, lớn lên tí nữa thì chạy.....hãy từng bước, từng bước kẻo té rồi sanh bại liệt.

Vì vậy mà Phật Thích Ca gượng nói 49 năm ta chưa từng nói một lời. Và các bậc cổ đức, tiền hiền cũng cảnh tỉnh "Y kinh giải nghĩa Tam thế Phật oan".
Quả thật đã hiện tướng thì khó thể nói là trung đạo. Điều này đành chỉ riêng lòng biết.

Câu này đạo hữu nói đúng, nhưng đúng với ai đã hiểu Lý Bất Nhị, Giáo lý Bát Nhã. Còn những ngừoi Vô Minh, còn tham sân si thì còn phải Chấp, nếu không Chấp thì làm sao biết Phật Pháp mà tu học.

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top